You are on page 1of 14

1.

Ngân hàng phát triển Trung Quốc (China Development Bank)


a. Các hành động của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc
- Khoảng thời gian gần đây khi nhắc tới cái tên “Vũ Hán” thì ai cũng cảm thấy
quen, chính vì đây là nơi bắt nguồn của dịch bênh Covid 19. Thành phố này
nằm tại tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Chính vì thế, Ngân hàng Phát triển
Trung Quốc vào ngày 24/1 đã cấp khoản vay khẩn cấp 2 tỷ nhân dân tệ cho
Thành phố Vũ Hán trong việc phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh do virut
corona gây ra. Khoản vay này được sử dụng để hỗ trợ y tế, mua sắm thiết bị y
tế và các mục đích liên quan đến trị bệnh và phòng chống dịch bệnh. Khởi đầu
cho việc cung cấp hỗ trợ tài chính của CDB trong công tác phòng chống dịch
bệnh quốc gia.
- 27/1: Ngân hàng phát triển Trung Quốc đã quyên tặng 20 triệu NDT cho Liên
đoàn từ thiện tỉnh Hồ Bắc. 3 ngày sau, CDB Finance, công ty con CDB
Finance, CDB Securities và CDB Lending quyên tăng lần lượt 6 triệu, 3 triệu,
3 triệu, 8 Triệu NDT.
- 28/1: tổ chức cuộc họp đưa ra các biện pháp ứng phó dịch bệnh trong đó đưa ra
các chính sách cung cấp mức lãi suất cho vay tốt nhất, thiết lập lại thời gian
cho vay, những khoản vay không kịp thời trả do tình hình dịch bệnh sẽ không
bị phạt lãi suất và đăng kí hồ sơ tín dụng xấu
- 19/1: Ngân hàng Phát triển Trung Quốc thực hiện việc mua sắm từ kênh
thương mại quốc tế. Cho đến nay CDB đã triển khi được 4 triệu các vật liệu
chống dịch từ thị trường nước ngoài bao gồm mặt nạ N95 y tế, quần áo bảo hộ,
kính bảo hộ, áo choàng cách ly, mặt nạ phẫu thuật dùng 1 lần và các vật liệu
chống dịch khác đã chuyển đến khu vực dịch bệnh Hồ Bắc
- 6/2: Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã phát hành “trái phiếu chủ đề chiến
tranh với dịch bệnh” 13 năm với lãi suất 1,65%. Các khoản tiền gây quỹ sẽ chủ
yếu được sử dụng để tài trợ khẩn cấp do CDB cung cấp để phòng ngừa dịch
bệnh
- Ngân hàng Phát triển Trung Quốc thiết lập khoản vay 130 tỷ NDT và khoản
vay ngoại tệ 5 tỷ USD để hỗ trợ dịch bệnh. Tính đến ngày 23/2 khoản vay đặc
biệt đạt 101.9 tỷ NDT
- Tính đến 6/3 khoản vay vốn lưu động lãi suất ưu đãi đặc biệt của Ngân hàng
Phát triển Trung Quốc để phục hồi và sản xuất đã đạt được hơn 148.1 tỷ NDT

b. Các hành động của các chi nhánh của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc
- 2/2, Chi nhánh Thượng Hải đã đi đầu trong việc sử dụng khoản vay lại đặc biệt
của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc để cấp khoản tín dụng 100 triệu Nhân
dân tệ cho công ty TNHH Công nghệ Thượng Hải Kaimi. Ngày 5/2, đã kí hợp
đồng cho vay 100 triệu NDT với công ty TNHH ô tô SAIC Chase trong dự án
cho vay khẩn cấp SAIC Chase 2020, nó được sử dụng đặc biệt để sản xuất xe
cứu thương hỗ trợ Vũ Hán chống lại dịch bệnh
- 6/2 Chi nhánh CDB Tứ Xuyên đã kí hợp đồng cấp khoản vay 30 triệu NDT
cho Chengdu Huarong Chemical-nhà sản xuất sản phẩm khử trùng natri
hypochlorite duy nhất tại Thành Đô. Ngoài ra, tại chi nhánh Tứ Xuyên đã thu
xếp khoản vay dài hạn 1,5 tỷ NDT để hỗ trợ xây dựng Thành Đô Metro Lines
6,8,10,11 giúp cải thiện hệ thông giao thông Thành Đô
- Chi nhánh CDB Phúc Kiến đã phối hợp với Văn phòng thông tin và Kinh tế
thành phố và và Ngân hàng eo biển Phúc Kiến cho công ty TNHH Phúc Châu
Chuihui vay 5 triệu NDT để đảm bảo xây dựng cơ sở sản xuất quần áo bảo hộ
y tế.
- Chi nhánh CDB Thâm Quyến cũng được nhắc đến trong việc cho Công ty
TNHH Phát triển Đông Dương vay tiền, các nhân viên tại ngân hàng đã phải
tăng ca để hoàn thành toàn bộ quá trình xem xét dự án và phê duyệt tín dụng để
công ty có thể mua nguyên liệu sản xuất thuốc chống lại dịch bệnh.
- Chi nhánh CDB Thiên Tân hỗ trợ vay vốn cho Công ty TNHH Vật liệu sạch
Thiên Tân, nhà sản xuất mặt nạ chiếm 1/3 thị phần quốc gia
- Chi nhánh CDB Hạ Môn là ngân hàng cho vay trong việc tái sản xuất của
công ty TNHH công nghiệp ô tô Hạ Môn Jinlong United với số tiền 400 triệu
NDT
- Chi nhánh CDB Chiết Giang ngày 19/2 cung cấp khoản vay đặc biệt 150 triệu
USD và 500 triệu NDT cho dự án của công ty hóa dầu Chiết Giang, một dự án
có ý nghĩa lớn đối với việc chuyển đổi và nâng cấp ngành công nghiệp hóa dầu
của Chiết Giang, nhờ đó đã nối lại sản xuất dự án lớn này
- Chi nhánh CDB An Huy , đã hoàn tất việc xem xét đợt đầu tiên 5,6 tỷ đồng
cho vay đặc biệt và ngày 17/2 họ đã phát hành 4,8 tỷ NDT cho 3 doanh nghiệp
chủ chốt ở Hợp Phì, bao gồm 1,8 ỷ NDT cho BOE và Các doanh nghiệp liên
kết của nó, 1,5 tỷ NDT cấp cho Ruili Integration Circuit, và 1,5 tỷ NDT cho
Tập đoàn vận tải đường sắt Hefei.
- Chi nhánh CDB Trùng Khánh đã cho Công ty TNHH Yufu Railway vay 55
triệu NDT để tiếp tục xây dựng dự án xây dựng quan trọng và cũng là một dự
án xóa đói giảm nghèos
- Chi nhánh CDB Hà Bắc vào ngày 27/2 đã cấp khoản vay đặc biệt đầu tiên trị
giá 30 triệu NDT cho công ty Gas Xinao, nơi bảo đảm việc sản xuất và cung
cấp khí đốt cho cư dân trong dịch bệnh
- Chi nhánh CDB Tân Cương cấp khoản vay 120 triệu NDT cho tập đoàn
Xinliang , chi nhánh CDB Giang Tây cấp khoản vay 20 triệu NDT cho công ty
TNHH Jinjia Cereals để đảm bảo cung cấp nguyên liệu sống cơ bản như ngũ
cốc và các nhu yếu phẩm hàng ngày cho mùa dịch
- Chi nhánh CDB Sơn Đông cho tập đoàn Inspur vay 100 triệu đôla để khẩn
trương mua nguyên liệu thô cần thiết từ các nhà cung cấp nước ngoài
- Chi nhánh CDB Thiểm Tây ký hợp đồng khoản vay đặc biệt 300 triệu NDT
giúp tập đoàn Shaanxi Blower vượt qua khó khăn
- Chi nhánh CDB Giang Tô ký hợp đồng cho vay với công ty TNHH Bảo vệ và
Phát triển lịch sử ga Nam Kinh Pukou trị giá 2 tỷ NDT
2. Ngân hàng phát triển Việt Nam ( Vietnam Development Bank)
- Việt Nam là một trong những nước đối phó với dịch bệnh hiệu quả nhất hiện
nay trên thế giới, đặc biệt là cả về kinh tế. Nhưng có một sự thật là Ngân hàng
Phát triển Việt Nam hiện nay hầu như chưa có những hành động tham gia vào
công tác chống dịch này.

1 sự kiện được biết đến gần đây là vào 31/3, Công đoàn Ngân hàng Phát triển Việt
Nam đã tổ chức phát động đợt quyên góp ủng hộ phòng chống dịch Covid-19 tới toàn thể
cán bộ đoàn viên công đoàn trong hệ thống.Công đoàn NHPT vận động đến toàn thể cán
bộ đoàn viên công đoàn trong hệ thống tham gia quyên góp, ủng hộ với mức tối thiểu là
200.000đ/người; kêu gọi các cán bộ đoàn viên giữ cương vị Lãnh đạo đơn vị thể hiện tinh
thần gương mẫu ủng hộ với mức đóng góp cao hơn.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB):

1. Bối cảnh:
Giải quyết khủng hoảng không đúng cách có thể dẫn đến sự suy giảm quy
mô lớn trong chi tiêu phát triển và quay trở lại đáng kể trong lợi ích giáo dục và y
tế. Đồng thời, khả năng suy thoái nghiêm trọng ở nhiều nền kinh tế đang gia tăng.
Đại dịch này đe dọa kéo lùi nghiêm trọng những thành tựu về kinh tế, xã hội và
phát triển ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, đảo ngược những tiến bộ về
giảm nghèo, và đẩy các nền kinh tế vào suy thoái. Điều này sẽ ảnh hưởng đến
người nghèo và người dễ bị tổn thương. Ảnh hưởng tiêu cực từ việc xuất khẩu
chậm và nhu cầu trong nước giảm đã được phản ánh trong thị trường lao động, tạo
ra nhu cầu chi tiêu bổ sung cho mạng lưới an toàn xã hội. Duy trì chi tiêu công đặc
biệt quan trọng trong thời kỳ suy thoái kinh tế, không chỉ là một khoản đầu tư dài
hạn nhưng cũng để kích thích tổng cầu và tạo việc làm. Hậu quả kinh tế và tài
chính của đại dịch COVID-19 tác động đến lĩnh vực tư nhân khá phổ biến và
mạnh mẽ.
2. Các gói hỗ trợ:
- Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hỗ trợ các nước thành viên đang phát triển
(DMCs) ứng phó với đại dịch và cuộc khủng hoảng liên quan thông qua tài chính,
kiến thức và quan hệ đối tác. ADB đang tiếp cận ba hướng:
(i) hỗ trợ nhu cầu tức thì của các quốc gia để ứng phó với đại dịch cũng
như các ảnh hưởng thứ cấp
(ii) tăng cường sự chuẩn bị đại dịch đối với toàn ngành, ổn định nền kinh tế,
và tăng cường hệ thống y tế
(iii) giải quyết các hạn chế hệ thống về cách ứng phó hiệu quả, làm việc với
khu vực tư nhân và các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc.
Gói cứu trợ 6,5 tỉ USD (18/3) – 20 tỉ USD (13/4):
- Vào ngày 18/3, ADB triển khai gói cứu trợ 6,5 tỉ USD này để đáp ứng nhu cầu cấp
thiết của các thành viên" - chủ tịch ADB nhấn mạnh. Trong gói hỗ trợ ban đầu, theo
ADB, sẽ có xấp xỉ 3,6 tỉ USD hỗ trợ cho một loạt các biện pháp ứng phó trước
những hậu quả về kinh tế và y tế của đại dịch, được tài trợ bởi OCR thường xuyên,
OCR cho vay ưu đãi (COL) và tài trợ ADF. Tính đến tháng 3 năm 2020, ADB đã
có đã lên kế hoạch lập trình lại khoảng 20% chương trình năm 2020: 2,7 tỷ đô la
OCR thường xuyên, 800 triệu đô la bằng COL và 130 triệu đô la tài trợ cho ADF.
Ngoài số tiền này, ADB cũng sẽ huy động khoảng 1 tỉ USD nguồn vốn ưu đãi thông
qua tái phân bổ từ các dự án đang triển khai và đánh giá khả năng cần thiết sử dụng
các nguồn dự phòng. ADB đang cung cấp khoảng 166 triệu đô la tài trợ cho ADF
và 115 triệu đô la trong COL nguồn lực từ các dự án hiện có để hỗ trợ đáp ứng
COVID-19 trong nhóm A và nhóm B. Ngoài ra, 100 triệu đô la tài trợ ADF còn lại
và 604 triệu đô la trong COL từ Cơ sở ứng phó thảm họa (DRF) theo ADF 12 sẽ
được định vị lại để hỗ trợ phản hồi COVID-19 ở các nước nhóm A. Gói ban đầu
này bao gồm khoảng 40 triệu USD hỗ trợ kỹ thuật và giải ngân nhanh. ADB tiếp
tục tìm kiếm sự nhượng bộ nguồn lực thông qua việc dọn dẹp mùa xuân trên mạng
của các dự án đang diễn ra. Số tiền ban đầu cũng bao gồm khoảng 1,8 tỷ đô la
trong các hoạt động không có chủ quyền thông qua
(i) gia tăng các chương trình hiện có, như Chương trình Tài chính Thương mại
(TFP) và Tài chính vi mô, Chương trình bảo đảm và tham gia rủi ro (MFP);
(ii) phân bổ lại trong các chương trình hiện có, như vậynhư Chương trình Tài
chính Chuỗi Cung ứng (SCFP)
(ii) các dự án và tài chính phù hợpcác khoản vay trung gian giải quyết và giảm
thiểu tác động của COVID-19, bao gồm các hoạt độngcải thiện khả năng
tiếp cận với chăm sóc sức khỏe và cứu trợ, đồng thời khôi phục các hoạt
động tạo thu nhập.
- 13/4 Gói bổ sung: Chủ tịch ADB nhận định: “Gói hỗ trợ mở rộng và toàn diện của
chúng tôi, được đưa ra với sự ủng hộ mạnh mẽ của Ban Giám đốc Điều hành, sẽ
được cung cấp nhanh hơn, linh hoạt hơn và mạnh mẽ hơn cho các chính phủ và
khu vực tư nhân ở những quốc gia thành viên đang phát triển nhằm giúp họ khắc
phục những thách thức khẩn cấp trong việc ứng phó đại dịch và suy thoái kinh tế.”
Gói hỗ trợ mới bao gồm việc thành lập một Quỹ Ứng phó đại dịch COVID-
19 trong khuôn khổ Quỹ Hỗ trợ chống khủng hoảng theo chu kỳ của ADB. Quỹ
mới này sẽ cung cấp tới 13 tỷ USD để giúp chính phủ của các quốc gia thành viên
đang phát triển thực hiện những chương trình chi tiêu khắc phục khủng hoảng theo
chu kỳ nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, với trọng tâm cụ thể
dành cho người nghèo và người dễ tổn thương. Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại
sẽ tiếp tục được triển khai nhanh chóng để cung cấp trang thiết bị phòng dịch cá
nhân và vật tư y tế từ các nguồn mua sắm được mở rộng. Khoảng 2 tỷ USD từ gói
hỗ trợ 20 tỷ USD sẽ được cung cấp cho khu vực tư nhân. Những khoản vay và bảo
lãnh sẽ được cung cấp cho các định chế tài chính để kích thích thương mại và các
chuỗi cung ứng. Các khoản vay tín dụng vi mô và hỗ trợ bảo lãnh được tăng
cường, cùng với một quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ - gồm cả doanh
nghiệp do phụ nữ làm chủ - bị thiếu hụt thanh khoản, sẽ được triển khai đồng thời
với khoản tài trợ trực tiếp cho các công ty bị ảnh hưởng bởi COVID-19 hoặc để
ứng phó với đại dịch.Gói hỗ trợ ứng phó bao gồm một số điều chỉnh về chính sách
và quy trình xét duyệt, cho phép ADB ứng phó với cuộc khủng hoảng nhanh
chóng và linh hoạt hơn. Các điều chỉnh này bao gồm những biện pháp để tinh giản
các quy trình xét duyệt nội bộ, mở rộng tiêu chuẩn và phạm vi của các quỹ hỗ trợ,
và khiến các điều khoản và điều kiện cho vay trở nên phù hợp hơn với từng đối
tượng cụ thể. Việc cung cấp hỗ trợ trong gói ứng phó mở rộng này sẽ được thực
hiện với sự phối hợp chặt chẽ cùng các tổ chức quốc tế, bao gồm Quỹ Tiền tệ quốc
tế; Nhóm Ngân hàng thế giới; Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
và các cơ quan khác của Liên hợp quốc; cùng với cộng đồng toàn cầu rộng hơn.
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB):

AIIB đã công bố ‘Phục hồi vật chất khủng hoảng COVID-19’ mới để phản
ứng hiệu quả với tình hình phát triển nhanh, phản ứng linh hoạt và hiệu quả với
nhu cầu của khách hàng. AIIB nhanh nhẹn trong việc xử lý các cú sốc bên ngoài
và đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng.

- Nhu cầu của thành viên AIIB: Đến nay, AIIB đã nhận được yêu cầu tài trợ để đáp
ứng với COVID-19 bằng một số của các thành viên và đã tham gia vào cuộc trò
chuyện với nhiều người khác. Nói chung, nhu cầu phần lớn có thể được nhóm
thành ba loại:
(i) Tài chính y tế công cộng khẩn cấp: Giảm sức ép với cơ sở hạ tầng y tế và
sự chuẩn bị cho đại dịch
(ii) Hỗ trợ tài chính và ngân sách ngay lập tức để đáp ứng khoảng cách tài
chính: hỗ trợ tài chính và ngân sách ngay lập tức, hợp tác với các ngân hàng
phát triển đa phương khác, để chính phủ có thể tập trung vào giải quyết vấn
đề con người và tác động tài chính của COVID-19
(iii) Tài trợ ngắn đến trung hạn cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng và sản xuất: hỗ
trợ thanh khoản thông qua các cơ sở cho vay và hạn mức tín dụng thông
qua các tổ chức tài chính để giải quyết vấn đề thiếu vốn và thanh khoản
- ‘Phục hồi vật chất’ đã được đưa ra đáp ứng cả hai mục đích của AIIB, nhằm:
(i) Thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, làm giàu và cải thiện kết nối cơ sở hạ
tầng ở châu Á bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng vàcác lĩnh vực sản xuất
khác; và
(ii) Thúc đẩy hợp tác và hợp tác khu vực trong vấn đề giải quyết các thách thức
phát triển bằng sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức phát triển đa phương và
song phương.
- 03/04/2020: AIIB thành lập cơ chế tái thiết trong khủng hoảng COVID-19
Như một phần của phản ứng phối hợp quốc tế để ứng phó dịch COVID-19,
cơ chế trên sẽ cung cấp khoản tài chính ban đầu trị giá 5 tỷ USD cho cả các thực
thể ở khu vực công và tư nhân đang phải đối mặt với các tác động tiêu cực của
dịch COVID-19.
Cơ chế trên - được thiết kế linh hoạt và thích ứng với các nhu cầu mới - sẽ
cung cấp nguồn tài chính trong 18 tháng tới cho các dự án đủ điều kiện ở các
thành viên của AIIB. Quy mô của cơ chế này có thể tăng tùy theo nhu cầu của
khách hàng.
AIIB cũng đang nghiên cứu cách thức có thể sử dụng Quỹ đặc biệt chuẩn bị
dự án của cơ quan này nhằm giúp các quốc gia thành viên, đặc biệt là các nước có
thu nhập thấp và có nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch
COVID-19.
Chủ tịch AIIB Jin Liqun cho rằng, “một cơ quan phát triển mạnh mẽ và
được điều hành tốt phải đủ năng lực ứng phó với các cú sốc bên ngoài và thích
ứng nhanh với nhu cầu đang thay đổi của khách hàng, đồng thời thực hiện hiệu
quả nhiệm vụ góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế và xã hội ở châu Á".
Với lưu ý rằng cộng đồng quốc tế cần tập hợp các nguồn lực để hỗ trợ kinh
tế thế giới vượt qua giai đoạn khói khăn hiện nay, Chủ tịch AIIB Jin Liqun cho
rằng, cơ chế mới này sẽ giúp các thành viên của AIIB vượt qua sức ép tài chính
ngay lập tức và duy trì các khoản đầu tư dài hạn quan trọng.
- 17/04/2020 Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) tăng gấp đôi số tiền
hỗ trợ trong gói ‘Phục hồi cơ sở vật chất’ khủng hoảng COVID-19 lên tới10 tỷ
USD do nhu cầu khách hàng cao. Trước đó, theo thông báo, AIIB đã cung cấp 5 tỷ
USD để giúp các khách hàng khu vực công và tư nhân quản lý đối với đại dịch
COVID-19.
Yêu cầu tài trợ đã vượt quá 5 tỷ USD ban đầu được phân bổ cho cứu trợ
khẩn cấp. AIIB đang hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tài chính quốc tế khác để tạo
ra một mạng lưới các lựa chọn hỗ trợ, đặc biệt là cho các nền kinh tế dễ bị tổn
thương nhất. Để hỗ trợ ứng phó nhanh chóng và linh hoạt với khủng hoảng, Hội
đồng quản trị Bank Bank cũng đã phê duyệt một loạt các biện pháp nhằm giúp
AIIB dễ dàng hợp tác với các ngân hàng phát triển khác. Chủ tịch Jin cho biết,
cách tiếp cận đa phương thích ứng sẽ là cần thiết để giúp các nước trên thế giới
điều hướng thành công các chi phí y tế và kinh tế để phục hồi.
AIIB đang hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tài chính quốc tế khác để tạo ra
một mạng lưới hỗ trợ, đặc biệt là cho các nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất. Để hỗ
trợ ứng phó nhanh chóng và linh hoạt với khủng hoảng, Hội đồng quản trị cũng đã
phê duyệt một loạt các biện pháp nhằm giúp AIIB dễ dàng hợp tác với các ngân
hàng phát triển khác.
AIIB hiện đang xem xét các dự án từ một số nước thành viên của mình,
nhiều người hợp tác với các ngân hàng phát triển đa phương khác. Ví dụ bao gồm
một dự án trị giá 500 triệu USD ở Ấn Độ để mua thiết bị và năng lực phát hiện và
tăng cường hệ thống y tế quốc gia. Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi yêu cầu về khoản tín dụng
500 triệu USD cho hai ngân hàng phát triển của mình để giúp giảm bớt tình trạng
thiếu vốn lưu động và hạn chế thanh khoản do đại dịch. Indonesia đang yêu cầu
250 triệu USD để tăng cường sẵn sàng cho bệnh viện, tăng cường chuẩn bị đại
dịch và tăng cường xét nghiệm. Dự án y tế khẩn cấp trị giá 55 triệu USD cho
Trung Quốc đã được phê duyệt bởi Hội đồng quản trị AIIB, vào ngày 3 tháng 4
năm 2020.

Ngân hàng Thế giới (World Bank)

Do thiệt hại kinh tế mà dịch COVID-19 gây ra ngày càng gia tăng, Chính phủ các
nước đã công bố các gói biện pháp chính sách mới nhằm giảm thiểu những tác động tiêu
cực của dịch bệnh. WB với kinh nghiệm hỗ trợ các nước ứng phó với dịch cúm gia cầm
năm 2004 và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đã nhanh chóng hợp tác với
Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế và đưa ra những gói hỗ trợ cấp, phân tích
chính sách và những hỗ trợ thiết yếu khác trong lĩnh vực y tế.

Ngày 3/3/2020, Ban Lãnh đạo WB đã công bố gói hỗ trợ khẩn cấp đầu tiên lên tới
14 tỷ USD, nhằm hỗ trợ các quốc gia đang phát triển ứng phó với các tác động y tế và
kinh tế của dịch bệnh. Gói tài trợ bao gồm 6 tỷ USD của Ngân hàng Thế giới để củng cố
các hệ thống y tế và kiểm soát dịch bệnh và 8 tỷ USD của IFC như là phao cứu sinh cho
các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, là những doanh nghiệp dễ bị tổn thương hơn
trước những cú sốc kinh tế. 

Gói hỗ trợ IFC có 4 hợp phần:

2 tỷ USD cho Gói Hỗ trợ Khủng hoảng Khối Ngành Sản xuất - Hàng hóa, dùng để
hỗ trợ các khách hàng trong lĩnh vực hạ tầng, sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ, là những
ngành dễ bị tổn thương trước đại dịch. IFC sẽ cung cấp khoản vay cho các công ty có nhu
cầu, và nếu cần thiết, thực hiện đầu tư vốn. Công cụ này cũng sẽ giúp các công ty trong
lĩnh vực y tế, là lĩnh vực đang có nhu cầu gia tăng.
2 tỷ USD cho Chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu hiện tại, giúp giảm nhẹ
rủi ro thanh toán của các định chế tài chính để các tổ chức này có thể cung cấp tài trợ
thương mại cho các công ty nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. IFC hy vọng gói hỗ trợ
này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
2 tỷ USD cho Chương trình Giải pháp Vốn Lưu động, sẽ cấp vốn để các ngân
hàng ở các thị trường mới nổi mở rộng cho vay nhằm giúp các doanh nghiệp duy trì vốn
lưu động, nguồn vốn mà các công ty sử dụng để chi trả các khoản đến hạn và trả lương
cho người lao động.

2 tỷ USD cho Chương trình Thanh khoản Thương mại Toàn cầu và Chương trình
Tài trợ Hàng hóa Thiết yếu, cả hai chương trình đều hỗ trợ chia sẻ rủi ro với các ngân
hàng trong nước để các ngân hàng có thể tiếp tục tài trợ cho doanh nghiệp tại các thị
trường mới nổi.

Theo thông báo của Chủ tịch WB tại Hội nghị các nhà Lãnh đạo G20 ngày
26/3/2020, gói hỗ trợ thứ hai với giá trị khoảng 160 tỷ USD sẽ dành để hỗ trợ các nước
trong giai đoạn 15 tháng tiếp theo và gói hỗ trợ thứ 3 muộn nhất vào tháng 6/2023 với giá
trị lên tới 350 tỷ USD. Kỳ vọng của WB sẽ rút ngắn thời gian phục hồi kinh tế của các
nước, hỗ trợ tăng trưởng và phát triển.

Tính tới cuối tháng 3/2020, 25 quốc gia đã đề xuất và được WB phê duyệt gói hỗ
trợ khẩn cấp với tổng trị giá khoảng 1,9 tỷ. Dự kiến đến cuối tháng 4/2020, WB sẽ phê
duyệt gói hỗ trợ cho 38 quốc gia tiếp theo với tổng số vốn là 1,4 tỷ USD.

Sự khác nhau:
NHPT TQ với mục tiêu hỗ trợ người dân sau đại dịch Covid đã chia kế hoạch
ra như sau:
Các hành động của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc thì tập trung chủ yếu hỗ trợ
các dụng cụ y tế và người dân. Còn bên chi nhánh của NHPT TQ thì tập trung vào
hỗ trợ doanh nghiệp

- Ngân hàng phát triển Việt Nam ( Vietnam Development Bank) hiện tại chưa có
động thái gì
- Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) chỉ hỗ trợ các nước thành viên thuộc
Liên hợp quốc ( chính sách gì bên trên bôi vàng ) tập trung chủ yếu về trang
thiết bị thực phẩm
- Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB): Tập trung cải thiện nền kinh
tế các quốc gia thành viên trong liên hợp quốc
- WB bao quát chung toàn bộ. Hỗ trợ toàn thế giới

You might also like