You are on page 1of 5

Làm gì để được bồi thường bảo

hiểm xe máy bắt buộc


Chủ xe cần báo công an, doanh nghiệp bảo hiểm khi
gặp tai nạn nhưng không có trách nhiệm thu thập
biên bản giám định hiện trường từ công an.
Theo Thông tư 22 (Bộ Tài chính) về bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe
nên nắm rõ những thông tin sau để đảm bảo làm
đúng quy định khi đòi bồi thường.
Bảo hiểm xe máy bắt buộc bồi thường cho ai?
Khác với bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe máy (bảo hiểm xe máy bắt
buộc) không chi trả thiệt hại về người và phương tiện
cho người mua bảo hiểm hay được hiểu là chủ xe.
Đây là loại bảo hiểm mà công ty bảo hiểm sẽ thay
chủ xe để bồi thường cho quyền lợi của nạn nhân
(bên thứ ba) nếu chủ xe không may gây tai nạn, với
số tiền bồi thường tối đa là 100 triệu đồng một vụ về
người, tối đa 50 triệu một vụ cho tài sản. 
Thủ tục đòi bồi thường khi xảy ra tai nạn?
Khi có tai nạn, chủ xe cần gọi ngay đến số hotline của
doanh nghiệp bảo hiểm thông báo về vụ tai nạn.
Đồng thời, chủ xe giữ hiện trường tai nạn và báo
công an hoặc chính quyền địa phương gần nhất.
Chủ xe không di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa xe
khi chưa được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận,
trừ khi nhằm để hạn chế thiệt hại về người, tài sản
hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Kể từ khi xảy ra tai nạn, trừ nguyên nhân khách quan
và bất khả kháng, người mua bảo hiểm cần gửi yêu
cầu bồi thường trong thời hạn 1 năm.
Từ lúc nhận hồ sơ bồi thường, doanh nghiệp phải chi
trả cho nạn nhân trong 15 ngày và không quá 30
ngày nếu phải xác minh hồ sơ. Nếu từ chối bồi
thường, doanh nghiệp phải gửi văn bản cho chủ xe,
nêu lý do từ chối trong 30 ngày từ khi nhận hồ sơ.
Nếu không có giám định hiện trường của công an hoặc
chính quyền địa phương?
Tài liệu quan trọng nhất mà nhiều người kêu khó khi
đòi bồi thường là tài liệu chứng minh về vụ tai nạn.
Theo đó, hồ sơ đòi bồi thường cần có biên bản khám
nghiệm hiện trường vụ án, phương tiện liên quan đến
tai nạn của công an hoặc chính quyền địa phương
gần nhất. Chủ xe chỉ cần gọi công an, chính quyền
địa phương và doanh nghiệp bảo hiểm để họ biết và
có mặt, không có trách nhiệm phải thu thập tài liệu
chứng minh vụ tai nạn từ phía công an. Thông tư 22
ghi rõ đây là tài liệu do doanh nghiệp thu thập và
không phải trách nhiệm của chủ xe.
Trong trường hợp công an hoặc cơ quan địa phương
không có mặt, chủ xe cần đảm bảo giám định viên
của doanh nghiệp bảo hiểm lập biên bản xác minh vụ
tai nạn, nguyên nhân, mức độ thiệt hại.
Một giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe
máy. Ảnh: Quỳnh Trang.
Bên cạnh đó, chủ xe cần có giấy tờ chứng minh thiệt
hại về người, tài sản (giấy chứng tử nếu nạn nhân tử
vong, hồ sơ bệnh án...) tài liệu liên quan đến xe, lái
xe (giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc, giấy phép lái
xe, giấy đăng ký xe).
Như vậy, hồ sơ đòi bồi thường không nhất thiết phải
có giám định hiện trường của công an hoặc chính
quyền địa phương nơi gần nhất. Trong trường hợp
đại diện hai cơ quan trên không có mặt do vụ tai nạn
không quá nghiêm trọng, doanh nghiệp bảo hiểm phải
lập hiện trường vụ án.
Nếu không gọi được công an hoặc giám định viên bảo
hiểm?
Trên thực tế, có nhiều ý kiến phản ánh khi gặp tai
nạn, họ gọi nhưng công an không tới và cũng không
thể gọi đến tổng đài doanh nghiệp khi máy liên tục
bận; hoặc có gọi nhưng giám định viên không tới
hoặc không đến kịp.
Trong trường hợp này, theo ông Nguyễn Khắc Xuân,
Giám đốc công ty Dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm Infair, chủ
xe cần chứng minh rằng đã làm đầy đủ nghĩa vụ
thông báo cho doanh nghiệp và công an hoặc chính
quyền địa phương.
Theo đó, chủ xe lưu lại bằng chứng đã liên hệ với
công an bằng cách chụp màn hình cuộc gọi hay ghi
âm cuộc gọi và nếu có thể, hãy xin biên bản xác nhận
của công an rằng chủ xe đã liên hệ. Tương tự, chủ xe
cần chứng minh đã gọi nhiều lần nhưng không liên
lạc được với doanh nghiệp bảo hiểm bằng cách chụp
màn hình hoặc ghi âm cuộc gọi nói chuyện với tổng
đài viên (phòng khi doanh nghiệp không tự động ghi
âm cuộc nói chuyện). 
Bên cạnh đó, khi không có sự xuất hiện kịp thời của
công an và giám định viên, chủ xe nên chụp hình lại
hiện trường và nhờ người đi đường làm chứng (xin
số điện thoại để liên hệ). 
Ông cũng nhấn mạnh quy định với tất cả loại hình
bảo hiểm, "người mua có trách nhiệm chứng minh
thiệt hại, còn doanh nghiệp là bên thu thập tài liệu về
nguyên nhân". Kể cả khi công an và giám định viên
không có mặt lúc tai nạn xảy ra, trách nhiệm thu thập
tài liệu chứng minh đã xảy ra vụ tai nạn là của doanh
nghiệp. Người dân chỉ cần chứng minh mình đã làm
đầy đủ nghĩa vụ. 
Trước ý kiến phản ánh của người dân khó đòi bảo
hiểm, chuyên gia Trần Nguyên Đán, Viện trưởng Học
viện bảo hiểm và quản lý rủi ro cho rằng một phần là
do doanh nghiệp bảo hiểm không chủ động hỗ trợ
người mua, nhiều vụ đòi bồi thường nhưng hồ sơ bị
ngâm cả năm trời. Doanh nghiệp cũng đang chi trả
hoa hồng cho đại lý cao ngất ngưởng, triển khai việc
bán bảo hiểm hiểm qua loa dễ dãi nhưng không chú
trọng tới quyền lợi của người mua.
Các trường hợp bảo hiểm không bồi thường
Doanh nghiệp sẽ không bồi thường cho thiệt hại của
vụ tai nạn nếu chủ xe, lái xe hoặc người bị thiệt hại cố
ý để gây ra tai nạn hoặc lái xe gây tai nạn cố ý bỏ
chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe,
lái xe cơ giới.
Người không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép
không phù hợp với loại xe buộc phải có cũng không
được bồi thường. Tương tự, nếu lái xe bị tước quyền
sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không thời
hạn thì được coi là không có giấy phép lái xe.
Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong
tai nạn hoặc trong bối cảnh chiến tranh, khủng bố,
động đất không được công nhận. 
Ngoài ra, thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm:
vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền,
đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt cũng bị loại
trừ quyền lợi...

You might also like