You are on page 1of 6

Các hãng bay 'sinh tồn' bằng

cách chở hàng


Cuối tháng trước, chuyến VS251 của Virgin Atlantic
hạ cánh xuống sân bay Heathrow (Anh) với 256 ghế
kín chỗ nhưng không vi phạm giãn cách xã hội.
Những chiếc ghế, cùng với khoang hành lý, được
chất đầy vật tư y tế. Đó là một trong 9 chuyến bay mà
Virgin sử dụng máy bay chở khách để vận chuyển
máy thở, khẩu trang, găng tay và các nhu yếu phẩm y
tế khác giữa Thượng Hải và London. Dĩ nhiên,
chuyến bay không có hành khách nào.
Đó là một trong những ví dụ sinh động về cách đại
dịch thay đổi triệt để hoạt động của ngành hàng
không. Các hãng bay từ lâu đã vận chuyển hàng hóa
kèm với hành khách nhưng chưa bao giờ có định
dùng máy bay chở khách để chỉ chở hàng.
Nhưng điều đó đã thay đổi vào tháng 3/2020, khi
hàng nghìn chuyến bay bị hủy vì Covid-19. Trong khi
đó, nhu cầu và giá gửi hàng hóa bằng máy bay lại
tăng vọt, tạo điều kiện cho việc tái sử dụng các máy
bay chở khách đang nhàn rỗi.
"Vận tải hàng hóa giúp các máy bay cất cánh và
mang lại hy vọng vượt qua khó khăn cho chúng
tôi, thay vì phải xếp xó trên mặt đất", Dominic
Kennedy - Trưởng bộ phận vận hành vận tải hàng
hóa của Virgin, cho biết.
Hàng hóa được chất đầy trên cabin chở khách trong một chiếc máy
bay. Ảnh: NYT
Trước đó, Virgin chưa bao giờ sử dụng máy bay chở
khách để thực hiện các chuyến bay hoàn toàn chở
hàng. Nhưng giờ, họ khai thác 90 chuyến mỗi tuần,
ngay cả khi đã cắt giảm sâu hoạt động kinh doanh.
Và Virgin không phải là công ty duy nhất chọn cách
xoay xở này khi tương lai ngành hàng không còn bất
ổn.
Tại Mỹ, một trong ba hãng hàng không lớn nhất bắt
đầu thực hiện các chuyến bay chỉ chở hàng vào
tháng 3/2020. American Airlines đã không làm như
vậy trong hơn 3 thập kỷ. Nhưng giờ, họ bay 40
chuyến một tuần.
Ngay cả Lufthansa (Đức) từ lâu đã tách riêng hoạt
động chuyên chở hàng hóa với hành khách thì giờ
cũng tận dụng cơ hội bằng cách chuyển đổi các máy
bay chở khách Airbus A330 sang chở hàng hóa.
Tháng trước, hãng đã bổ sung một số chuyến chở
hàng bằng máy bay chở khách để đưa hàng hóa y tế
từ Trung Quốc đến Frankfurt.
Hàng hóa mà mọi người và doanh nghiệp vận chuyển
bằng đường hàng không thay đổi theo mùa, nhưng
chúng thường đắt tiền, dễ hỏng, cần thiết khẩn cấp
hoặc một số gồm tất cả các yếu tố trên. Chúng bao
gồm các mặt hàng như điện thoại thông minh, phụ
tùng ôtô, hải sản, dược phẩm, thư, quần áo thời
trang. Nhưng một loại hàng hóa mới đã xuất hiện
trong những tháng gần đây: vật tư y tế.
Khẩu trang, găng tay, máy thở và các thứ tương tự
"tạo ra nhu cầu cao nhất với khối lượng hàng hóa
lớn, nhưng cũng không thể nói rằng những sản phẩm
và hàng hóa khác không còn nhu cầu vận
chuyển", Harald Gloy - Trưởng bộ phận vận tải hàng
hóa của Lufthansa Cargo nhận định.
Thông thường, khoảng một nửa lượng hàng hóa
chuyên chở bằng hàng không được điều hành bởi
các công ty như UPS, FedEx và DHL. Nửa còn lại
thường được chở trong khoang hành lý bên dưới ghế
ngồi của hàng khách. Nhưng hiện tại không phải là
thời điểm bình thường.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
(IATA), việc hầu hết chuyến bay trên toàn thế giới bị
cắt giảm vào tháng 3 đã làm giảm 23% lượng hàng
hóa vận chuyển hàng không. Trong khi đó, nhu cầu
chuyển hàng bằng máy bay giảm ít hơn, chỉ 15%.
Chênh lệch giữa cung và cầu, cùng với giá nhiên liệu
máy bay giảm đã thu hút sự chú ý của các giám đốc
hãng hàng không. "Đây là điểm sáng của ngành, vì
nó là mảng duy nhất đang hoạt động và tạo ra doanh
thu ở bất kỳ quy mô nào", ôlexand Alexandre de
Juniac - Người đứng đầu Hiệp hội Vận tải Hàng
không Quốc tế, cho biết.
Trên toàn thế giới, giá trung bình để vận chuyển một
kg hàng hóa bằng đường hàng không là 3,63
USD tháng trước, tăng 65% so với tháng 3/2020, theo
WorldACD, nhà cung cấp dữ liệu tổng hợp dữ liệu
vận chuyển từ 70 hãng thành viên. Đây là mức tăng
cao nhất được ghi nhận và mức tăng hàng tháng lớn
nhất kể từ khi WorldACD bắt đầu thu thập dữ
liệu tháng 1/2008.
Giá vận chuyển hàng hóa từ châu Á tăng vọt, do nhu
cầu về vật tư y tế được sản xuất trong các nhà máy ở
đó, theo WorldACD. Nhưng khi nền kinh tế toàn cầu
đang đi xuống, nhu cầu về hàng hóa cùng cước vận
chuyển có thể giảm nhanh.
Dù vậy, cho đến lúc đó, các hãng bay chở khách vẫn
sẽ tiếp tục cung cấp các chuyến bay chở hàng và
IATA đang kêu gọi các chính phủ trên toàn cầu giúp
đỡ nhiều hơn. Đặc biệt, hiệp hội kêu gọi các  chính
phủ nhanh chóng phê duyệt các chuyến bay chở
hàng, miễn cách ly cho các phi hành đoàn và giúp
các hãng hàng không tìm chỗ xử lý hàng hóa và nghỉ
ngơi cho phi hành đoàn.
Tại Mỹ, các hãng hàng không như Lufthansa đang
chậm sử dụng cabin chở người để vận chuyển hàng
hóa, vì họ đang chờ phê duyệt từ Cục Hàng không
Liên bang. Tháng trước, cơ quan này đã phác thảo
các bước mà hãng bay nên thực hiện để sử dụng
không gian đó một cách an toàn.
Hàng hóa được vẩn chuyển ra khỏi cabin chở khách của máy
bay Lufthansa. Ảnh: NYT
Tại Lufthansa, mỗi chuyến bay chở hàng đều có ba
tiếp viên trên máy bay, so với 15 người trên chuyến
bay chở hành khách. Họ ở đó để đảm bảo hàng hóa
không bị dịch chuyển trong chuyến bay hoặc bốc
cháy. "Tầng dưới có một hệ thống phát hiện cháy
trong khoang, không giống với khoang hành khách vì
thường hành khách sẽ tự quan sát bất
thường", Harald Gloy nói.
Tuy nhiên, chuyển đổi máy bay chở khách để vận
chuyển hàng hóa không phải là điều dễ dàng. Nhiều
thập kỷ trước, Lufthansa đã thử nghiệm sử dụng máy
bay Boeing 737 để vận chuyển hành khách ban ngày
và hàng hóa vào ban đêm. Họ tiến hành bằng cách
tháo lắp ghế ngồi mỗi ngày. Cuối cùng, họ thấy rằng
việc này quá phiền phức quá cao và không đáng làm.
"Rõ ràng, điều này không chỉ thiếu bền vững về mặt
kinh tế mà còn về mặt kỹ thuật và vận hành", Harald
Gloy nhận xét. Tuy nhiên, những ngày này, sử dụng
máy bay chở khách để vận chuyển hàng hóa là biện
pháp khả dĩ, mang lại chút hy vọng cho các hãng.
"Thiếu công suất là vấn đề tạm thời. Khủng hoảng sẽ
tác động đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường
hàng không với mức độ không kém các ngành khác",
ông Alexand Alexandre de Juniac, cho biết.

You might also like