You are on page 1of 6

Nhật đánh bại Covid-19 đầy

bất ngờ
Ghi nhận hơn 800 người chết và số ca nhiễm mới
giảm mạnh, Nhật Bản đang làm phẳng đường cong
Covid-19 dù không phong tỏa hay xét nghiệm rộng.
Nhật Bản không ban bố hạn chế đi lại, trong khi
doanh nghiệp, nhà hàng hay tiệm cắt tóc vẫn mở
cửa. Tokyo cũng không triển khai bất kỳ ứng dụng
công nghệ cao nào để giám sát người dân. Quốc gia
Đông Á này cũng không có trung tâm kiểm soát dịch
bệnh. Trong khi nhiều quốc gia khác coi xét nghiệm là
chìa khóa kiểm soát dịch, Nhật Bản chỉ xét nghiệm
0,2% dân số, trở thành một trong những quốc gia
phát triển có tỷ lệ xét nghiệm thấp nhất.
Tuy nhiên, đường cong dịch vẫn được làm phẳng khi
số tử vong dưới 1.000, thấp hơn rất nhiều so với
nhóm 7 nước phát triển (G7). Dù nguy cơ về đợt
bùng phát dịch lớn vẫn còn hiện hữu, Nhật Bản ngày
25/5 thông báo dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại Tokyo,
các khu vực lân cận và đảo Hokkaido, sớm hơn một
tuần so với kế hoạch ban đầu. Tổng số ca nhiễm
trong 7 ngày qua là 50, thấp hơn mức tiêu chuẩn 70
ca mà chính phủ đặt ra để gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp.
Tại sao Nhật Bản có thể kiểm soát virus dù không tuân
theo các hình mẫu chống dịch thành công trên thế giới
đã trở thành một cuộc tranh luận quốc gia. 
"Nếu chỉ nhìn vào số ca tử vong, bạn có thể nói Nhật
Bản đã thành công. Nhưng ngay cả các chuyên gia
cũng không biết lý do thành công là gì", Mikihito
Tanaka, giáo sư về truyền thông khoa học tại Đại học
Waseda và là thành viên nhóm cố vấn cộng đồng về
Covid-19, cho hay. 
Trên các phương tiện truyền thông, danh sách tổng
hợp 43 lý do có thể giải thích về thành công của Nhật
Bản được chia sẻ rộng rãi, từ văn hóa đeo khẩu
trang, tỷ lệ béo phì thấp cho tới quyết định đóng cửa
trường học tương đối sớm. Thậm chí một đề xuất còn
cho rằng khi nói tiếng Nhật, khả năng bắn ra các
giọt mang virus sẽ ít hơn khi nói các ngôn ngữ khác.

Giao lộ Shibuya ở thủ đô Tokyo vẫn đông người qua lại dù đang
trong tình trạng khẩn cấp hôm 25/4. Ảnh: Bloomberg.
Các chuyên gia của Bloomberg News cũng chỉ
ra các yếu tố góp phần giúp Nhật Bản đạt được kết
quả hiện tại. Đầu tiên, Nhật có hệ thống trung tâm y tế
cộng đồng địa phương giúp phản ứng sớm với đại
dịch. Ngay khi các ca nhiễm đầu tiên được phát hiện
hồi tháng 1, đội ngũ nhân viên tại các trung tâm đã
lập tức được triển khai để theo dõi các ổ dịch bùng
phát. Hơn một nửa trong 50.000 y tá được tuyển
dụng năm 2018 có kinh nghiệm về theo dõi bệnh
truyền nhiễm. Trong thời điểm bình thường, những y
tá sẽ giám sát các bệnh phổ biến hơn như cúm hay
lao.
"Nó không phải hệ thống hoạt động dựa trên ứng
dụng như của Singapore, nhưng vẫn rất hữu
ích", Kazuto Suzuki, giáo sư về chính sách công tại
Đại học Hokkaido, nói.
Trong khi các quốc gia như Anh, Mỹ bắt đầu thuê và
đào tạo đội ngũ nhân viên theo dõi khi họ muốn mở
cửa kinh tế, Nhật Bản đã có sẵn một lực lượng như
vậy ngay từ khi dịch bùng phát. Các chuyên gia địa
phương này tập trung vào các ổ dịch tại các địa điểm
cụ thể để ngăn dịch lây lan, trước khi bị mất kiểm
soát.
"Nhiều người nói rằng Nhật Bản không có trung tâm
kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Nhưng
mỗi trung tâm y tế cộng đồng này chính là một CDC
địa phương", Yoko Tsukamoto, giáo sư về kiểm soát
bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Hokkaido, chia
sẻ. 
Nhật đã phản ứng sớm sau khi ổ dịch trên du thuyền
Diamond Princess bùng phát hồi tháng 2, khiến hơn
700 người nhiễm. Chính phủ Nhật Bản từng bị chỉ
trích về cách phản ứng với ổ dịch này, nhưng nhờ đó
giới chuyên gia có được thông tin quan trọng về cách
lây lan của nCoV, cũng như giúp nâng cao nhận thức
của người dân về dịch.
Hồi tháng 2, nhiều quốc gia vẫn xem Covid-19 là vấn
đề không mấy lo ngại, nhưng với người Nhật "nó
giống như có chiếc xe bốc cháy ngay bên ngoài nhà
của bạn", theo giáo sư Tanaka. 
Trong khi Tokyo bị chỉ trích vì thiếu vai trò lãnh đạo,
các bác sĩ và chuyên gia y tế lại có cơ hội thể hiện vai
trò của họ. "Bạn có thể nói rằng Nhật Bản đã có cách
tiếp cận do giới chuyên gia lãnh đạo, không như các
quốc gia khác", giáo sư Tanaka nói thêm.
Các chuyên gia đã giành được tín nhiệm với thông
điệp dễ hiểu về điều người dân cần tránh, thường được
gọi là "3C", gồm không gian kín, không gian đông
người và tiếp xúc gần (3C là viết tắt của closed
spaces, crowded spaces, close-contact settings).
"Cách biệt cộng đồng có thể hiệu quả, nhưng nó thực
sự không thể giúp duy trì cuộc sống xã hội bình
thường. 3C là cách tiếp cận thực tế hơn nhiều, trong
khi vẫn có hiệu quả tương tự", giáo sư  Suzuki nói. 
Shigeru Omi, phó chủ tịch hội đồng chuyên gia tư vấn
cho chính phủ Nhật Bản và cựu giám đốc văn phòng
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở Tây Thái Bình
Dương, chỉ ra ý thức về sức khỏe của người dân có thể
là yếu tố quan trọng nhất. Người Nhật từ lâu đã nổi
tiếng với thói quen được các chuyên gia đánh giá
giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả như đeo khẩu trang,
rửa tay thường xuyên và chào hỏi bằng cách cúi đầu
thay vì ôm hôn hoặc bắt tay. 
Ngoài các yếu tố trên, nhiều chuyên gia còn cho rằng
Nhật Bản có thể kiểm soát được nCoV dù không
phong tỏa hoàn toàn hay xét nghiệm rộng khắp là do
nCoV đã bị biến đổi và ít nguy hiểm so với ở các nước
khác. 
Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở Mỹ đã phát
hiện ra một chủng của nCoV lây lan ở châu Âu biến
đổi khác biệt so với loại phát hiện ở châu Á, theo báo
cáo được đưa ra hồi đầu tháng 5. Nhưng kết quả này
chưa được kiểm chứng. 
Hai cô gái đeo khẩu trang đứng trước biểu tượng vòng tròn Olympic
tại công viên Odaiba Marine ở thủ đô Tokyo, hôm 27/2. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, tại Nhật Bản, mức độ lây lan thực sự của
dịch vẫn chưa rõ. Hồi tháng 4, một bệnh viện ở Tokyo
đã thực hiện xét nghiệm một nhóm không phải bệnh
nhân Covid-19 và phát hiện khoảng 7% dương tính
với nCoV. Điều này làm dấy lên lo ngại những ca
nhiễm nhẹ hoặc không có triệu chứng có thể trở
thành nguồn lây nhiễm. Trong khi đó, một đợt xét
nghiệm kháng thể trên 500 người ở Tokyo cho thấy
quy mô đại dịch có thể gấp gần 20 lần so với số liệu
được báo cáo. 
Nhiều chuyên gia cũng nhận định cách chống dịch của
Nhật Bản chưa thể coi là hoàn hảo nếu so với nhiều nơi
khác ở châu Á như Đài Loan hay Việt Nam, với số ca
tử vong lần lượt là 7 và 0, theo Norio Sugaya, giáo sư
tại Đại học Keio ở Tokyo và là thành viên của hội
đồng cố vấn của WHO về đại dịch. Nhật Bản ghi nhận
hơn 16.550 ca nhiễm và hơn 830 ca tử vong.
Thậm chí nhiều chuyên gia còn cảnh báo Nhật Bản
phải chuẩn bị cho kịch bản về đợt bùng phát thứ hai
nghiêm trọng hơn. Tokyo nên tận dụng thời gian này
để tăng cường khả năng xét nghiệm và học cách
phản ứng dịch bệnh từ các quốc gia láng giềng. 
"Chúng ta phải giả sử rằng đợt bùng phát thứ hai có
thể nghiêm trọng hơn rất nhiều đợt đầu tiên và chuẩn
bị cho kịch bản đó. Nếu không, hệ thống y tế sẽ sụp
đổ", Yoshihito Niki, giáo sư về bệnh truyền nhiễm
tại Đại học Showa, nhận định.

You might also like