You are on page 1of 9

Ralph Lauren: Nhân viên bán

cà vạt thành huyền thoại thiết


kế
Khi còn là cậu bé gốc Do Thái nhập cư Mỹ, Ralph
Lauren thích thú trước vẻ sành điệu của những đứa
trẻ giàu có New York.
Ralph Lauren gây chú ý gần đây, sau khi HBO ra mắt
bộ phim tài liệu kỷ niệm hơn 50 năm sự nghiệp của
ông. Phim tái hiện hình ảnh một thanh niên thế hệ hai
thuộc gia đình nhập cư Do Thái, trở thành huyền
thoại thời trang thế giới như một hiện thân của giấc
mơ Mỹ thành hiện thực.
Sinh ra ở bang Bronx (New York), khi còn bé Ralph
thường bị bạn bè trêu chọc bởi họ Lifshitz khó đọc
của mình. Năm 16 tuổi, ông và anh trai đổi sang họ
Lauren để tránh những trò đùa ác ý ở trường.
Ralph mê đắm thời trang từ khi còn nhỏ, ông thích
thú tìm hiểu và sáng tạo vải vóc, trang phục, những
cách phối đồ khác nhau. Đầu những năm 1960,
Ralph Lauren làm việc cho thương hiệu Brooks
Brothers một thời gian và sau đó là nhân viên bán
hàng của công ty cà vạt Beau Brummell. Chàng thanh
niên hơn 20 tuổi, chưa học qua bất kỳ lớp học nào về
thiết kế, thường xuyên đề nghị ông chủ làm những
chiếc cà vạt rộng hơn bình thường nhưng "thế giới
chưa sẵn sàng cho Ralph Lauren", người chủ cửa
hàng nói (theo Haarets).
Nhà thiết kế Ralph Lauren. Ảnh: Elle.
Năm 1967, Ralph rời đi và thành lập công ty của riêng
mình - Polo Ralph Lauren, cái tên nổi tiếng khắp
nước Mỹ chỉ sau vài năm nữa. Polo là một môn thể
thao cưỡi ngựa dành cho quý tộc có nguồn gốc từ
Trung Á, Ralph yêu thích môn thể thao này, với ông
polo mang hàm nghĩa là cả một lối sống. "Kiểu người
nào sẽ chơi polo? Giàu có, hào hoa và sang trọng.
Từ tên gọi, tôi muốn tạo ra một định hướng", Ralph
chia sẻ trên tạp chí Hello.
Những chiếc cà vạt đầu tiên được thiết kế rộng tới 4
inch ( khoảng 10 cm) thay vì 2,5 inch ( khoảng 6,3
cm) như bình thường. Ngay sau đó, ông nhận được
đơn đặt hàng 100 chiếc từ chuỗi cửa hàng bách hóa
xa xỉ Neiman Marcus, tiếp đến là chuỗi cửa hàng
Bloomingdale. Bloomingdale từng yêu cầu Ralph hạ
độ rộng cà vạt xuống 1/4inch (gần 0,6 cm) và thay thế
nhãn Polo thành tên cửa hàng, Ralph từ chối. Nửa
năm sau, Bloomingdale quay lại và đồng ý giữ
nguyên tất cả.
Cuối những năm 1960, Ralph bắt đầu cho ra mắt
những bộ sưu tập (BST) vest, áo phông phù hợp với
cà vạt. The Guardian trích dẫn một cuộc phỏng vấn
của ông năm 2014: "Khoảng thời gian đó, những
công ty áo phông chỉ sản xuất áo, tương tự những
công ty sản xuất vest và cà vạt. Nhưng tôi làm tất cả.
Đó là một bước tiến".
Năm 1971, nhà thiết kế - khi đó 32 tuổi - lần đầu ra
mắt BST dành riêng cho phụ nữ. Một năm sau, ông
giới thiệu mẫu áo cotton, ngắn tay và có cổ với 24
màu khác nhau tạo nên bước đột phá cho thương
hiệu Polo Ralph Lauren cũng như lịch sử thời trang
thế giới. Ralph học tập mẫu áo này từ huyền thoại
quần vợt Pháp Jean Rene Lacoste và làm nó trở nên
phổ biến trong tủ đồ của hàng triệu người trên thế
giới, trở thành biểu tượng của sự thanh lịch, quyền
lực và khát vọng. Ngày nay, polo đã vượt ra khỏi
phạm vi một xu hướng thời trang và trở thành món đồ
đại chúng.
Những năm tiếp theo, thành công liên tục kéo đến.
Năm 1974, thiết kế của Ralph xuất hiện trong bộ phim
The great Gatsby – phim giành giải Oscar "Thiết kế
phục trang xuất sắc". Bốn năm sau, Ralph tiếp tục
thiết kế cho bộ phim Oscar nổi tiếng Annie Hall. Năm
1999, nữ diễn viên Gwyneth Paltrow mặc chiếc váy
hồng do nhà thiết kế tặng riêng cô để nhận giải Oscar
"Nữ diễn viên xuất sắc" trong phim Shakespeare in
Love (1998).
Nữ diễn viên Gwyneth Paltrow trong chiếc váy hồng của Ralph
Lauren nhận giải Oscar. Ảnh: AFP.
Hiện tại, Ralph Lauren đã trở thành cái tên huyền
thoại trong làng mốt thế giới. Từ một người bán cà
vạt, trải qua hơn 50 năm, nhờ óc sáng tạo và đam mê
thời trang, Ralph Lauren vươn lên thành tỷ phú giàu
thứ 100 của Mỹ năm nay (theo Forbes).
Phong cách thời trang kết hợp giữa sang trọng và đại
chúng
Trong bộ phim tài liệu đầu tiên và mới nhất về mình,
Ralph nói ông không lùng sục hay chạy theo những
xu hướng mới, thay đổi BST qua mỗi mùa hay tạo
nên những mốt gây sốc trong thời đại (như Dior,
Chanel, Jean Paul Gautier...). Ông tạo nên những
thiết kế sang trọng, đẳng cấp, nhưng phổ thông – đó
chính là cách khiến thương hiệu Lauren trường tồn.
Dấu ấn Mỹ trở đi trở lại trong những thiết kế của
Ralph, thành nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho
ông: "Tôi khám phá ra một nước Mỹ vượt thời gian,
tự do và tự nhiên như Trái đất. Những vẻ đẹp đó
chạm tới tâm hồn tôi, trở thành một phần những gì tôi
sáng tạo". Từ năm 1978 – 1981, nhà mốt cho ra đời
hai BST: Polo Western và Santa Fe, với nguồn cảm
hứng trải dài từ váy bò, thắt lưng da, áo vest viền gấu
của những người chăn bò Bắc Mỹ tới họa tiết đậm
màu sắc thổ dân da đỏ vùng Tây Nam Mỹ. Việc đi
sâu vào văn hóa làm những mẫu thiết kế của nhà mốt
tiếp cận gần hơn với người dân Mỹ, phổ biến khắp
đất nước và cả thế giới.
Cảm hứng Mỹ kết hợp thời trang cao cấp tạo nên dấu
ấn của Ralph Lauren, như chính ông mô tả về những
bộ vest, sơ mi và áo polo của mình: "Kiểu dáng Mỹ
gốc Anh với đường cắt may kiểu Pháp". Hứng thú
của Lauren trong môn thể thao dành cho giới quý tộc,
vẻ sành điệu của đứa trẻ nhà giàu ở New York hay
thời trang trong những bộ phim Hollywood ông xem
hồi bé thể hiện trên trang phục, như bộ vest hồng
dành riêng nam diễn viên Robert Redford (phim The
great Gastby), bộ váy ở Oscar 1999 và những chiếc áo
polo giá 70 bảng (khoảng 2 triệu đồng).

Video Player is loading.

Dừng
Hiện tại 
0:07
/
Thời lượng 
1:04
Đã tải: 0%

0:07
Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng

Toàn màn hình

BST mùa Giáng sinh 2019 của Polo Ralph Lauren

×
BST mùa Giáng sinh 2019 của Polo Ralph Lauren vẫn giữ nguyên
đặc trưng: thể thao, sang trọng, thân thiện. Nguồn: Youtube Ralph
Lauren.
Thương hiệu Ralph Lauren sang trọng nhưng không
xa lạ, như nhà phê bình thời trang Colin McDowell
nhận xét trên The Guardian: "Lauren giúp những
người nghèo khổ và bất hạnh cảm thấy họ có thể
bước vào và là một phần của những điều kỳ diệu".
Biên tập viên của tạp chí Vanity Fair, Paul Goldberger,
nhận xét về thành công của Ralph trong bài American
dreamer: "Tôi thường tự hỏi tại sao khu quần áo nam
của Armani, Zegna và Canali ở đại lộ Saks Fifth đều
sắc nét với nội thất hiện đại, trong khi khu vực của
thương hiệu Polo Ralph Lauren thì giống một câu lạc
bộ tiếng Anh. Có lẽ bởi những sản phẩm của Lauren
mang đến nhiều hứa hẹn hơn là niềm vui sở hữu một
món đồ sang trọng. Cho dù là căn hộ mùa hè cạnh
bãi biển, khu trượt tuyết mùa đông, trang trại phía Tây
hay trên phòng áp mái, mọi khoảnh khắc trong cuộc
sống đều có sự góp mặt những sản phẩm của
Lauren. Mọi người yêu thích chúng".
MC Oprah Winfrey từng nhận xét trong một bài phỏng
vấn với nhà mốt 80 tuổi: "Ralph Lauren bán không chỉ
thời trang. Ông ấy bán cuộc sống mà bạn khát khao
chạm tới. Sở hữu thiết kế của Ralph cũng đồng nghĩa
bạn đang cùng tận hưởng hương vị của giấc mơ Mỹ".
Nhà thiết kế chia sẻ trong lễ kỷ niệm 50 năm sự
nghiệp của mình: "50 năm trước, tôi bắt đầu với một ý
tưởng và một giấc mơ. Đối với tôi, giấc mơ đó chưa
bao giờ là về thời trang, nó sẽ nói về một phong cách
vĩnh cửu và những điều thân thuộc, thân yêu".
Ralph Lauren sinh năm 1939 tại quận Bronx (New
York). Bên cạnh lĩnh vực thời trang, ông còn là một
doanh nhân giàu có và một nhà từ thiện hào phóng.
Lauren đứng ở vị trí 100 trong 400 người giàu nhất
nước Mỹ do Forbes bình chọn với khối tài sản ròng là
6,3 tỷ USD. Đồng thời, Ralph là một nhà từ thiện
chống căn bệnh ung thư vú với nhiều hoạt động tích
cực.
Bảo Thư

You might also like