You are on page 1of 6

Hệ sinh thái tạo bứt phá cho ví

điện tử
"Hệ sinh thái là nhân tố giúp tăng tiện ích, tăng hấp
dẫn cho ví điện tử" là đánh giá của Tiến sĩ Cấn Văn
Lực - Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV.
Theo chuyên gia kinh tế, sở hữu hệ sinh thái rộng là
cách các ví hòa vào dòng chuyển dịch số của người
dùng, nhất là giới trẻ có xu hướng yêu thích công
nghệ. Bởi bản chất của ví điện tử là sự tiện lợi, nhanh
chóng, an toàn trong thanh toán đối với các hoạt
động thường ngày, giảm bớt đi rủi ro liên quan đến
chi tiêu và quản lý tiền mặt.
Dẫn chứng một nghiên cứu gần đây của Viện Đào tạo
và Nghiên cứu BIDV, ông Lực đánh giá ví điện tử là
dịch vụ tương đối mới tại Việt Nam, tuy nhiên có
nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai
xét về cả phía cung và cầu.
Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Cấn Văn Lực.
Về phía cung, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ
người dùng internet cao (70,3%) tương ứng 68,5 triệu
người dùng Internet năm 2019. Với 43,7 triệu người
dùng smartphones (chiếm 45% dân số năm 2019),
Việt Nam đang ở mức trung bình khu vực, cao hơn so
với Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Nhiều
công nghệ tiên tiến đang được áp dụng như xác thực
sinh trắc như vân tay, khuôn mặt; mã phản hồi nhanh
(QR Code); mã hóa thông tin thẻ (Tokenization).
Về phía cầu, còn rất nhiều dư địa để phát triển thanh
toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Theo số liệu
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tháng 11/2019, hiện
nay mới có khoảng 63% người trên 15 tuổi có tài
khoản ngân hàng. Cùng với đó, tỷ trọng tiền mặt trên
tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam năm 2019
còn khá cao và cao hơn nhiều so với các nước trong
khu vực.
Theo ông Lực, để tận dụng được bối cảnh cung - cầu
này thì ví điện tử phải đặt phát triển hệ sinh thái vào
nhóm những nhiệm vụ quan trọng và thực hiện song
song với đẩy mạnh tiếp thị quảng bá và xây dựng hạ
tầng thanh toán.
"Bắt tay với các nền tảng số, tổ chức tài chính,
fintech, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ di động... là
cách để tăng trưởng hệ sinh thái", ông Lực khẳng
định.
Nhận định của chuyên gia không khác biệt so với
thực tế. Hiện MoMo, Moca và ZaloPay - ba ví điện tử
được sử dụng phổ biến nhất tại TP.HCM và Hà Nội,
chiếm đến 90% thị phần theo nghiên cứu gần đây của
Cimigo đều có hệ sinh thái liên kết rộng lớn nhằm giải
quyết nhiều nhu cầu thanh toán của khách hàng.
Báo cáo của Cimigo chỉ ra, MoMo và ZaloPay được
dùng nhiều để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và
thanh toán hóa đơn. Còn Moca được dùng chủ yếu
cho nhu cầu thanh toán xe công nghệ, nạp tiền điện
thoại, chuyển tiền và giao đồ ăn.
Điều này đến từ cách tiếp cận và phát triển hệ sinh
thái của mỗi ví là khác nhau. Trong khi MoMo,
ZaloPay tạo hệ sinh thái tự thân thì Moca giải quyết
bài toán này bằng hợp tác chiến lược với Grab - nền
tảng cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho hàng triệu
người dùng mỗi ngày. Chiến lược "đứng trên vai
người khổng lồ" của Moca giúp ví này dẫn đầu về tần
suất người dùng sử dụng, mỗi ngày trung bình 2,2
giao dịch so với 2 giao dịch của MoMo và 1,6 giao
dịch của ZaloPay. Ví này cũng chỉ mất một năm kể từ
công bố hợp tác với Grab để vào nhóm dẫn đầu về thị
phần.
Tuy nhiên, TS Cấn Văn Lực cho rằng, chỉ những đơn
vị cung ứng có quy mô lớn, có tiềm lực về con người
và năng lực công nghệ thì mới triển khai tốt tầm nhìn
này.
Trong số các ví điện tử phổ biến trên thị trường,
Moca cũng là ví dụ cho thấy ví điện tử có thể bứt tốc
nếu tổng hoà được các yếu tố này. Mô hình hợp tác
với Grab cho phép ứng dụng tạo lập mối quan hệ với
khách hàng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Ở chiều rộng, ví Moca hiện là giải pháp thanh toán
không tiền mặt cho hàng loạt dịch vụ được tích hợp
trên nền tảng Grab, từ đặt xe, giao thức ăn, giao
hàng, hay mới đây nhất là đi siêu thị hộ và mua hộ
hàng hóa... Đây là các dịch vụ gắn liền với những nhu
cầu thường nhật, tần suất diễn ra cao mỗi ngày, khác
với xem phim, thanh toán điện nước... diễn ra số ít
lần trong tuần hoặc trong tháng. Trong đó, nhiều lĩnh
vực Grab thuộc top nắm giữ thị phần cao như đặt xe,
giao thức ăn.
Người dùng có thể dùng Moca thanh toán cho các hoạt động thường
ngày như di chuyển, gọi món trên ứng dụng Grab.
Còn ở chiều sâu, Moca cũng đang tăng độ gắn bó với
khách hàng nhờ vào những ưu đãi, khuyến mãi đánh
vào nhu cầu thực tế, thay vì chỉ "đốt tiền" hút khách.
Mặt khác, ngay khi không có khuyến mãi thì Moca
vẫn đang chiếm ưu thế khi theo nghiên cứu của
Cimigo, 95% khách hàng sử dụng Moca nói rằng họ
vẫn tiếp tục sử dụng ví này cho dù không có khuyến
mãi.
Bà Lê Xuân Phương - Phó giám đốc nghiên cứu
Cimigo nhận định: "Khi người dùng đã lựa chọn một
thương hiệu ví điện tử và nói rằng vẫn sẽ tiếp tục sử
dụng dù không còn khuyến mãi, thì đó là một tín hiệu
tốt, cho thấy thương hiệu được sử dụng vì có khả
năng đáp ứng một hoặc nhiều nhu cầu thực sự về dài
hạn".
Bảo An

You might also like