You are on page 1of 2

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh- Trường Phổ Thông Năng Khiếu.

Lớp: 10Anh- Cơ sở 1.
Họ và tên: Lưu Nguyễn Minh An.
KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KỲ 2
MÔN: GDCD
ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN

Đề bài: Em hãy cho hai ví dụ về các hành vi vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật. So sánh
điểm khác nhau trong việc điều chỉnh hành vi cá nhân. Liên hệ bản thân.
Bài làm.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái với pháp luật , có lỗi của chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được luật pháp chung của
nhà nước bảo vệ .

Một ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật là hành vi mại dâm trái phép- dựa
theo bởi Bộ luật hình sự năm 2015 Khoản 1 Điều 328. Tội phạm mại dâm đã
đem lại những hậu quả khôn lường cho xã hội và mỗi cá nhân. Đối với mỗi cá
nhân, hành vi mại dâm làm tăng khả năng mắc bệnh truyền nhiễm như
HIV/AIDS. Hành vi mại dâm còn làm tan vỡ hạnh phúc gia đình của một số gia
đình. Còn đối với xã hội, tệ nạn mại dâm chính là một trong những nguyên
nhân dẫn tới các loại tội phạm khác như tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy,
tội phạm xâm hại trẻ em, hiếp dâm, cưỡng dâm người chưa thành niên, đặc biệt
là tội phạm mua bán người. Nó còn vi phạm thuần phong mỹ tục trong sáng lâu
đời của người Việt. Theo Bộ luật hình sự, những hành vi mại dâm phải chịu
mức phạt từ 05-20 năm tù với mức tiền phạt dao động từ 50 triệu đồng tới 200
triệu đồng cho các hành vi có tổ chức , tùy vào mức độ tổn thương tâm lý và
tinh thần của những người bị hại.

Vi phạm đạo đức là vi phạm các quy tắc xử sự chung , chuẩn mực của xã hội
được xem như là nền tảng để xây dựng nên một lý tưởng sống, thái độ sống
tích cực. Những quy tắc sử xự này bao gồm các phẩm chất điển hình như chí
công vô tư, hiếu thảo, sống chan hòa với mọi người, không kiêu ngạo, nhân
ái,...... .
Một ví dụ về hành vi vi phạm đạo đức là một học sinh A vô lễ với thầy cô trên
lớp . Hành vi này đã vi phạm phẩm chất “ tôn sư trọng đạo”- một phẩm chất đã đi
sâu vào tiềm thức của biết bao nhiêu thế hệ học trò Việt Nam. Hành vi “ vô lễ”
này sẽ dẫn đến việc học sinh này trở thành tâm điểm chỉ trích của mọi người làm
ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của học sinh , thầy cô và nhà trường đang dạy
dỗ học sinh đó. Học sinh “ vô lễ” thường cứng đầu , không biết tiếp thu ý kiến
của người khác để sửa chữa và khó có thể đạt được thành công trong cuộc sống
tương lai. Nếu như không sửa chữa kịp thời, sau này , học sinh A ấy sẽ khó có thể
hòa nhập với cộng đồng vì thái độ “ trịch thượng”, không biết “ kính trên nhường
dưới”.

Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện , tự nhận thức và
thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với một con người văn hóa . Mỗi
người sẽ có một chuẩn mực đạo đức riêng cho bản thân mình, điều này thể hiện
rõ thái độ sống cũng như quan niệm sống của họ. Trong khi đó, sự điều chỉnh
hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là
sự điều chỉnh thông qua những quy định bằng văn bản của nhà nước, buộc các cá
nhân và tổ chức phải tuần theo để đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội. Mọi
người hầu như đều có chung một chuẩn mực về pháp luật - đó là điều kiện cơ bản
cho sự tồn tại của một xã hội ổn định.

Năm em học lớp năm, ba mẹ đã cho phép em được phép chạy xe đạp đi học.
Nhưng vì lần nào cũng “ nước tới chân mới nhảy” nên lúc đợi đèn đỏ chỉ còn 2
hoặc 3 giây , em vượt lên trước để có thể đến lớp đúng giờ.Vào một hôm, chứng
kiến một tai nạn kinh hoàng xảy ra do một anh thanh niên cố gắng vượt đèn đỏ để
tiến lên trước, xém chút xíu là bị tai nạn và bị công an giao thông thổi lại và phạt
tiền. Từ đó, em nhận thức được rằng “ vượt đèn đỏ” vô cùng nguy hiểm và đã vi
phạm luật. Em đã chấm dứt ngay lập tức hành vi nguy hiểm thế này và kể cho bạn
em nghe để mọi người cùng tránh. Lúc lên cấp hai , em bắt đầu tìm hiểu sâu hơn
về An toàn giao thông thông qua tham gia cuộc thi “ Vẽ tranh sáng tạo : Vạch kẻ
đường ” và tìm hiểu pháp luật qua Internet “ An toàn giao thông Quốc gia” để
nắm bắt luật lệ và đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông . Ngoài
chuẩn mực pháp luật, câu chuyện trên cũng giúp em rút ra một bài học đạo đức
quan trọng : phải biết quản lý quỹ thời gian hiệu quả và chuẩn bị chu đáo, tránh
hấp tấp khi quỹ thời gian cạn kiệt .Rút được bài học kinh nghiệm quý giá cho bản
thân, mỗi tuần em điều lên kế hoạch trước cho những hoạt động tuần tới để không
bị ngỡ ngàng và hoàn thành công việc theo đúng tiến độ.

You might also like