You are on page 1of 6

HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN 3 KĨ NĂNG QUYẾT ĐỊNH HƠN THUA

THÀNH BẠI VỚI SINH VIÊN KHI VÀO ĐỜI.


Nhiều người nghĩ rằng chuyên môn giỏi là điều quan trọng nhất khi ra trường. Nhưng thực chất những
người có chuyên môn giỏi chỉ được xếp vào nhóm hạng B. Bạn muốn trở thành nhóm hạng A trong xã
hội thì ngoài chuyên môn giỏi là điều tất yếu ra bạn cần thêm một trợ thủ cực kì đắc lực để khuyếch
đại chuyên môn bạn có lên 99 lần.
Trợ thủ đó là gì? Tôi sẽ hướng dẫn cho bạn tỉ mỉ trong bài viết này, nó đủ dài để gạt bỏ những kẻ lười
biếng không thực sự thiết tha với tương lai. Còn nếu bạn sẵn sàng mở não tiếp thu thì vào đề luôn.
Trợ thủ đắc lực mà các bạn cần đó chính là KHẢ NĂNG TRUYỀN ĐẠT. Thật là ngây thơ nếu bạn
nghĩ rằng bạn có chuyên môn giỏi và cứ lầm lũi thực hiện công việc 1 mình như một ngôi sao sáng thì
sẽ khiến bạn thành công.
Sai lầm. Nguyên lý của thành công là năng lực tạo ra giá trị cho xã hội, nếu với chuyên môn giỏi mà
bạn có thì dù bạn nỗ lực đến đâu đi chăng nữa thì 1 ngày bạn cũng chỉ có 24h để sống và làm việc tạo
ra sản phẩm, còn với một người có năng lực TRUYỀN ĐẠT thì họ có thể giúp cho 100 người có thể
làm được điều giống như bạn. Vậy bằng cách sử dụng 24h của mình biến 24h của 100 người làm sản
phẩm thì bạn sẽ tạo ra 100 sản phẩm cho xã hội. Và thay vì bạn tạo ra 1 sản phẩm thì bạn sẽ tạo ra 100
sản phẩm cho xã hội.
Và khi bạn tạo ra 100-1=99 vượt trội hơn so với năng lực tự mình làm thì xã hội ghi nhận năng lực
của bạn gấp 100 lần vì đơn giản cái thứ xã hội nhận được đã tăng lên 100 lần.
Cuộc sống là vậy, kết quả nói nên tất cả. Xã hội phản hồi bạn bằng kết quả bạn tạo ra chứ không phải
bởi việc bạn chứng minh bạn giỏi, cực kì giỏi nhưng bạn chỉ tạo ra 1 sản phẩm chỉ vì bạn tự làm 1
mình.
Vậy làm sao để giỏi KĨ NĂNG TRUYỀN ĐẠT?
Đây chính là nút thắt, điểm sáng của cuộc đời bạn nếu bạn thực sự NGHIÊM TÚC với nó. Nếu bạn
không tin thì té luôn đi khỏi đọc tiếp cho mệt.
———
LỢI ÍCH
Tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách để bắt đầu từ con số 0 một cách hiệu quả và dễ dàng nhất.
Đầu tiên bạn cần xác định với TRUYỀN ĐẠT thì có 2 con đường, con đường thứ nhất là truyền đạt
bằng viết ra, con đường thứ 2 là truyền đạt bằng cách nói ra.
Bạn đọc đến đây nếu như ngồi mường tượng thôi bạn sẽ chợt nhận ra một điều đó là có những người
viết rất hay, cùng một vấn đề thôi thì họ viết rất thu hút nhưng có những người khác thì không thể viết
được hoặc có viết thì cũng rất tệ, đọc khó hiểu, đọc khó hình dung đúng không?
Có những người viết bài quảng cáo khiến bạn đọc vô cùng ấn tượng, hào hứng và thích thú và có
những người thì họ post những thứ chán òm khi giới thiệu sản phẩm của họ.
Tất cả những điều đó là sự khác nhau giữa một người có thể truyền đạt được và người không thể
truyền đạt được.
Nếu nói đi sâu về quảng cáo thì sau này khi bước ra công việc các bạn sẽ được học thêm về xây dựng
chân dung khách hàng và căn cứ vào đó các bạn có thể tạo ra các nội dung rất hay, nhưng bây giờ khi
còn là một sinh viên thì cái thứ mà bạn cần luyện tập được ngay đó chính là cái KHẢ NĂNG VIẾT
RA ĐƯỢC THỨ TRONG ĐẦU MÌNH ĐANG HÌNH DUNG.
Đôi khi bạn cứ nghĩ là bạn hiểu vấn đề rồi nhưng thực chất ra khi cho bạn diễn đạt nó thì nó lại thật là
lủng củng và chẳng ai có thể hiểu được nó. Vậy thì rõ ràng các cơ hội để các đối tác, cấp trên hoặc là
chính nhân viên của bạn sau này cũng sẽ chẳng hiểu được chính xác ý của bạn. Và tất nhiên lúc đó sẽ
là tuột mất những cơ hội trong cuộc sống cho dù năng lực thực thi của bạn là hoàn toàn có.
Vậy nên NGAY BÂY GIỜ, khi mà thời gian của bạn đang có điều khôn ngoan nhất của một sinh
viên đó là hãy trang bị cho mình năng lực này, nó sẽ giúp cho cuộc sống của bạn trở nên vô cùng dễ
dàng và người khác sẽ thật ngưỡng mộ bạn vì sao bạn lại có năng lực truyền đạt tốt đến thế.
Thực tế ra, kiến thức có thể đọc sách để biết chứ riêng KỸ NĂNG thì chỉ có LÀM NHIỀU, LÀM ĐI
LÀM LẠI, VIẾT NHIỀU, NÓI NHIỀU mới GIỎI được thôi.
Tôi bắt đầu viết cũng không hề sớm, tận khi tôi bắt đầu ra trường tôi mới viết, và hiện tại tôi đã viết
được 6 năm. Khi tôi 23 tuổi tôi bắt đầu viết ra những cảm xúc, những tâm sự và cách nhìn cuộc sống
của mình thay vì tôi cứ giữ nó trong đầu.
Tôi nhận ra là càng viết ra thì tôi lại càng hiểu vấn đề rõ ràng hơn, và điều đặc biệt tôi muốn chia sẻ
với bạn ở đây đó là bằng việc thường xuyên viết ra những điều mình suy nghĩ, những điều mình hiểu,
cố gắng diễn đạt nó theo phong cách của mình, văn phong của mình và đến ngày nay tôi trở thành một
tác giả sách.
Sách của tôi được bán tại hầu hết các trang thương mại điện tử và trên kệ sách của các nhà sách toàn
quốc, bỗng dưng từ việc rèn luyện một kĩ năng truyền đạt mà bây giờ mỗi tháng tôi lại có nguồn thu
nhập từ sách mà chẳng phải động tay gì đến cuốn sách đó.
Tôi không viết một lèo ra một cuốn sách mà mỗi lần có cảm xúc hoặc ngẫm ra một điều gì đó hay thì
tôi lại viết nó ra. Cứ thế tích luỹ tích luỹ đến khi tôi viết bài này chia sẻ cho các bạn thì tôi sắp cho ra
mắt cuốn sách thứ 2 rồi.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành một tác giả sách cả, tất cả là sự tích tiểu thành đại các bài viết
mà thôi. Và nếu bạn để ý thì các cuốn sách khác của tác giả như Tony buổi sáng cũng là tuyển tập từ
các bài viết tích luỹ lâu ngày.
Bạn sẽ hỏi vậy em chưa có gì để viết thì em làm sao viết? Yên tâm đi tôi sẽ hướng dẫn cho bạn luyện
từ KỸ NĂNG TRƯỚC - NỘI DUNG GIÁ TRỊ SAU.
———
ĐỘNG LỰC
Đọc đến đây, tôi có thể hình dung ra bạn đang rụt rè nghĩ rằng em cũng muốn viết hay hay một chút
nhưng em không muốn làm nghề viết sách hoặc đại loại là không nghĩ rằng mình sẽ làm ra những thứ
kiểu kiếm tiền từ viết lách.
Ok, có thể đó là tâm lý chung của mọi người khi đứng trước những thứ mới mẻ mình chưa quen và
mục tiêu lớn thường khiến con tim mình sợ hãi, sự sợ hãi sẽ kéo bạn lùi lại và đưa cho mình những
suy nghĩ an toàn hơn. Yên tâm đi không cần căng thẳng gì đâu, bạn chỉ cần hiểu một điều rằng
LUYỆN VIẾT CHO QUEN trước, sau đó VIẾT CHO HAY còn lại việc thành sách hay tiền kiếm
được từ đó nó là PHẢN HỒI CỦA XÃ HỘI chứ không phải là thứ mà mình phải lo.
Tập luyện thể hình thì CƠ BẮP nó sẽ là KẾT QUẢ chứ đương nhiên chứ sao phải lo lắng rằng em tập
thì CƠ EM CŨNG KHÔNG CẦN TO. Cứ làm hết khả năng đi, đúng không nào?
Tôi viết ra những điều này vì tôi biết cực kì nhiều bạn rất là nhát, các bạn ngại ngùng khi viết ra một
cái gì đó có vẻ như sâu sắc. Bạn sợ mọi người cười, bạn sợ mọi người nghĩ bạn có vấn đề,… đại khái
là cuộc sống cũ của bạn, cuộc sống khép kín của bạn mọi thứ đang trong vùng an toàn, bạn lo lắng về
việc bước ra khỏi vùng an toàn đó và bắt đầu với một kĩ năng mới mà cái ông nào đó trên mạng xúi
mình học.
Yên tâm cái ông xúi bạn học không xui dại bạn đâu, gõ tên ông ấy vào tìm kiếm đi rồi sẽ thấy, ông ấy
không rảnh để làm việc đó nhé.
Mong là bạn đọc đến đây thì sẽ tự tin hơn một chút và sẵn sàng thử thách bản thân mình với kĩ năng
quan trọng này.
———
HÀNH ĐỘNG
ĐẦU TIÊN TÔI SẼ HƯỚNG DẪN CÁC BẠN VIẾT.
Trước hết để làm quen thì các bạn học cách để viết được đã, còn viết hay và viết cái gì thì càng viết
nhiều, sau những bài viết bạn lại đúc kết cho mình thêm kinh nghiệm nhé.
Bật mí với bạn là không phải bài viết nào tôi cũng viết hay, tôi có vài trăm bài viết nhưng thực tế tôi
đã xoá kha khá những bài viết tôi cảm thấy nó thật sự là tệ. Còn bài nào hay thì giữ lại. Vậy nên đừng
mong rằng bạn sẽ không đánh rơi chiếc đĩa nào mà vẫn trở thành một nhà diễn xiếc tài ba nhé.
Quy tắc số 1: Đầu tiên cái căn bản nhất là bạn cần học về dấu câu, đó là cách đánh dấu “chấm”, dấu
“phẩy” cho đúng quy tắc. Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế đa phần mọi người đều đánh sai, đánh
lung tung. Bạn có thể nghĩ rằng, ôi zào cái đó quan trọng gì, chỉ là mấy cái dấu. Nhưng nếu sau này
bạn đi làm ăn bạn có muốn làm ăn với một người mà đến cái dấu chấm câu họ cũng dùng lung tung
không?
Những thứ nhỏ mà họ chú ý thì những thứ lớn họ cũng sẽ cẩn thận, người biết dùng dấu chấm phẩy
chính xác chẳng có gì đáng khen cả vì thực chất ra nó rất căn bản, khi bạn làm đúng điều đó thì bạn sẽ
được điểm 0, còn nếu bạn không biết cách làm điều đó thì bạn được điểm âm.
Dấu chấm phẩy thì rất đơn giản.
Viết như sau sẽ là sai:
Hôm nay , ông Ngọc thừa thời gian viết dài thế .Thôi kệ ông ấy.Mình làm việc của mình .
Viết như sau sẽ là đúng:
Hôm nay, ông Ngọc đẹp trai thế. Ông ấy vốn là tiêu chuẩn hình mẫu của đàn ông đẹp Việt Nam mà.
Mình nên phẫu thuật cho giống ông ấy.
Ok dấu chấm và dấu phẩy cách đánh rất đơn giản, mong các bạn hãy làm đúng nhé.
Quy tắc số 2: Chính tả.
Thực ra thì tôi là một người rất tệ về chính tả, tôi thường xuyên dùng sai “x” “s” hoặc “tr” “ch” và
kinh nghiệm của tôi là mỗi khi gõ từ nào mà tôi cảm thấy không chắc chắn thì tôi hỏi vợ tôi nếu vợ tôi
ngồi đó hoặc tôi sẽ gõ vào Google để xem từ đúng là gì.
Tất nhiên đôi khi tôi vẫn quên và dẫn đến một số nỗi chính tả ví dụ như thế này.
Quy tắc số 3: Chỉ viết về thứ mình hiểu, thứ mình hình dung rõ ràng trong đầu.
Bạn đừng mơ là sẽ viết ra một thứ gì đó kì diệu vượt ngoài tầm nghĩ của bạn, vì đơn giản bạn chỉ có
thể viết ra những thứ đang có trong đầu bạn, đã có trong quá khứ, những thứ đã diễn ra. Còn nếu bạn
bịa ra một câu chuyện không đầu không cuối vừa bịa vừa viết thì nó sẽ vô cùng lủng củng.
Vậy nên sẽ có 3 giai đoạn để bạn học viết:
Giai đoạn 1: Viết như một bức thư những lời chưa nói gửi gắm đến mẹ, bố, người yêu, viết kể về
những kỉ niệm đã trải qua trong cuộc sống, tốt nhất là những thứ vừa trải qua trong ngày hôm nay tại
trường, cùng lũ bạn, một pha cà khịa nào đó, hãy học cách miêu tả lại những điều ra diễn ra.
Đây là một kho nội dung rất chân thực sống động mà bạn đã có trong đầu, nên viết ra sẽ rất có hồn và
có nhiều cảm xúc.
Giai đoạn 2: Viết về những thứ bạn tưởng tượng ra trong đầu. Giai đoạn này viết sẽ khó hơn giai đoạn
1 vì những thứ bạn tưởng tượng ra nó chưa diễn ra khiến cho khung cảnh, thời gian, cảm xúc, các yếu
tố xung quanh câu chuyện sẽ khó hơn, level này là một trình cao hơn để bước lên trở thành một người
viết ra những kịch bản cho một bộ phim, kiểu như vậy.
Bật mí với bạn giai đoạn này Tôi thì đã hình dung ra cả cuộc đời mình, tự viết cho mình những thăng
trầm, những sóng gió và tôi cảm nhận được mọi thứ sẽ diễn ra theo kịch bản đó rồi thôi sống như thể
đó chính là lộ trình con đường của mình vậy.
Bằng cách viết ra cả cuộc đời mình như một bộ phim thì tôi có được định hướng cuộc sống rất rõ ràng
và cảm thấy luôn làm chủ được lộ trình cuộc đời mình.
Giai đoạn 3: Giai đoạn này là giai đoạn bạn viết theo yêu cầu của người khác. Khi người ta cần truyền
đạt một nội dung nào đó thì bạn sẽ hình dung ra một câu chuyện để có thể phản ánh được thứ mà
KHÁCH HÀNG của bạn mong muốn. Level này thì kiếm cơm quá ngon rồi.
Tôi cũng hi vọng viết đâu tôi truyền cảm hứng cho bạn qua bài viết này thì sau này một trong số các
bạn đang đọc bài viết này của tôi sẽ trở thành một chuyên gia về nội dung truyền thông thì sao cơ chứ.
Như vậy ở cấp độ đầu tiên thì bạn cứ tập trung viết về những thứ tôi đã nêu ở Giai đoạn 1 ở trên cho
thành thạo nhé.
Đôi khi chừng đó thôi bạn viết 50-100 bài có thể tích góp lại thành một cuốn tự sự hoặc một cuốn
ngôn tình rồi. Đem đi xuất bản có khi lại nổi tiếng.
Mà tôi chia sẻ điều này, dù bạn sau này có làm nghề gì đi chăng nữa mà bạn là tác giả của một cuốn
sách trong ngành đó thì bạn sẽ vô cùng lợi thế trước mắt khách hàng đấy. Cố mà tận dụng cơ hội này.
Quy tắc số 4: Đó là khi viết thì các bài viết dài sẽ khiến người đọc rất ngại đọc vậy nên để làm cho đỡ
cảm giác đó thì bạn nên ngắt đoạn, ngắt ý ra giống như tôi đã làm ở chính cái bài viết hướng dẫn cho
bạn đây. Nhiều bạn viết “dày di dày dít” lại với nhau thì mọi người sẽ rất là hoa mắt.
Hãy nhớ là ngắt đoạn luôn chứ không phải là chỉ xuống dòng nhé, ngắt hẳn cách hẳn đoạn nhau ra cho
thoáng.
Quy tắc số 5: Hãy kí tên mình ở cuối bài. Đó là biểu hiện của bản quyền, biểu hiện có trách nhiệm với
những gì mình viết.
Ok khởi động KỸ NĂNG TRUYỀN ĐẠT BẰNG BÀI VIẾT thì bạn hãy bắt đầu đơn giản như vậy.
Lấy giấy bút ra gạch sẵn các bước tôi đã hướng dẫn ra nhé. Đừng có mà lười biếng copy lưu bài này
lại rồi chờ tương lai sẽ dùng. Xin lỗi người đi, chứ người như thế thì người chẳng bao giờ viết nổi 1
bài đâu. Ngày mai người lại quên tất cả như chưa từng có cuộc chi ly.
Gạch ra giấy những thứ mình cần làm rồi chuẩn bị mà thực hành, nếu bản thân kỉ luật mà không tốt
thì đọc đến cuối bài tôi sẽ chỉ cho cách tham gia cộng đồng có sẵn các công cụ, những người cùng rèn
luyện cho có động lực, có đồng đội.
Còn bây giờ là kĩ năng thứ 2. Mệt chưa?
Đứa nào kêu mệt thì thực sự là chắc chẳng làm nên cơm cháo gì đâu. Dẹp luôn đi cho sớm chợ.
Tương tự kĩ năng viết thì:
KỸ NĂNG QUAN TRỌNG THỨ 2 CHÍNH LÀ KĨ NĂNG NÓI.
Bạn hiểu biết đến đâu nhưng nói mà người ta không hiểu, nói mà người ta không muốn tiếp thu thì đó
là kĩ năng nói chưa có. Còn chưa kể nhiều người còn KHÔNG DÁM NÓI.
Bạn KHÔNG DÁM NÓI vì đơn giản là bạn KHÔNG HIỂU RÕ - KHÔNG CHẮC CHẮN thế nên
bạn KHÔNG TỰ TIN để nói.
Không sao cả, sinh viên thì thường hiểu biết thực tế không nhiều, chuyện KHÔNG TỰ TIN với
những chủ đề về cuộc sống là chuyện hoàn toàn bình thường. Nó cũng giống như tôi là một nhà đào
tạo khởi nghiệp với hàng trăm dự án khác nhau nhưng bây giờ ông nào đó mời tôi về trao đổi với bà
con chủ đề kế hoạch hoá gia đình thì tôi cũng ạ. Vì mình có hiểu sâu về cái đó đâu mà nói.
Nói thì có 2 cái cần luyện là NÓI TRỰC TIẾP và NÓI QUA VIDEO. Cả 2 đều quan trọng nhưng
cách rèn luyện cũng khá là khác nhau.
Cách đây vài năm thì NÓI TRỰC TIẾP quan trọng hơn nhưng càng về sau thì NÓI QUA VIDEO lại
hiệu quả hơn.
Nói trực tiếp thì bạn nói 1 người nghe, còn nếu bạn nói được qua video thì bạn nói sẽ có hàng chục,
hàng trăm và nếu bạn nói hay sẽ có hàng ngàn người nghe. Giá trị bạn lan toả cao hơn.
Tôi sẽ hướng dẫn bạn nói qua VIDEO nhé, còn nói Trực Tiếp thì khi nào cái cốt đại bàng trong người
bạn nó càng cứng thì nói trực tiếp sẽ càng ngon, bạn càng giàu nói càng húng.
Vậy SINH VIÊN HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO?
Kiếm ngay cây gậy tự sướng kẹp điện thoại, thời đại này là thời đại khác hẳn thời xưa gần như ai cũng
có điện thoại xịn xò hết rồi, nên chúng ta phải học theo kiểu công nghệ mới chứ không phải học như
quá khứ là ăn cám.
Học nói thì nó cũng nhiều cấp độ rèn luyện, tôi cũng đưa cho bạn các cấp độ như học viết như sau:
Cấp độ 1: Cầm gậy tự sướng quay video review giới thiệu về cuộc sống, quang cảnh quê hương,
những món ăn địa phương, các chuyến đi chơi, đi du lịch,… vừa quay vừa nói giới thiệu, thi thoảng
đưa mặt bạn vào nhé. Cái này thì nếu quay xong không ưng thì quay lại.
Cấp độ 2: Nói qua livestream, đây là nói giao lưu với mọi người có tương tác, ở cấp độ này bạn sẽ rèn
luyện được khả năng phản xạ nói tức thời. Cái này ở level cao hơn vì cần sự tự tin ngay lúc đó.
Cấp độ 3: Nói với cái ống kính máy quay về một chủ đề mà bạn đang tưởng tượng trong đầu theo
phương pháp nhập vai. Cái này thì nó thành diễn, diễn trong từ diễn viên ý. Lúc này thì bạn lại kiếm
xiền ngon rồi.
Ai ở cấp độ 3 rồi thì kẹp bô chuyên môn vào bạn có thể tạo ra 1000 hoặc 100.000 người biết làm sản
phẩm như bạn. Vậy giá trị bạn cao như vậy thì tiền bạn nhiều là đương nhiên. Có gì lạ đâu đúng
không?
—————
KỸ NĂNG SỐ 3 ĐÂY CHÍNH LÀ CON ÁT CHỦ BÀI.
Có một điều mà cực kì ít người biết, họ nghĩ rằng họ có chuyên môn, họ có khả năng nói, khả năng
viết là sẽ THÀNH CÔNG VƯỢT TRỘI ngay.
Thực ra thì không phải. Chừng đó là chưa đủ.
Bạn đã từng nghe câu: “thằng giàu nói cái đếk gì cũng đúng” chưa?
Chữ giàu ở đây ngoài ám chỉ tiền ra thì nó sẽ ám chỉ một cách khái quát hơn đó là NHỮNG NGƯỜI
ĐÃ LÀM RA KẾT QUẢ.
Và chữ Giàu ở đây tôi cắt nghĩa cho bạn hiểu đơn giản nhất đó là: HỌ ĐÃ XÂY DỰNG ĐƯỢC
QUYỀN NÓI.
Khi bạn chưa có QUYỀN NÓI thì bạn nói hay bằng trời cũng không ai quan tâm bạn đâu, hãy nhớ
điều đó.
Vậy nên KỸ NĂNG SỐ 3 - LỢI THẾ TUYỆT ĐỈNH của người THÀNH CÔNG lại càng THÀNH
CÔNG chính là:
“KỸ NĂNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN”.
Người ta chỉ nghe từ người có THƯƠNG HIỆU - Khắc cốt vào đầu điều đó.
Vậy nên bạn cần học cách xây dựng thương hiệu cá nhân cho mình.
THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN LÀ GÌ?
Đơn giản là:
1- Nhiều người biết đến bạn.
2- Bạn có giá trị với họ.
3- Bạn là 1 trong những người làm tốt nhất chuyên môn đó.
Một chiếc bánh ngon nếu như khách hàng chưa nếm sao biết nó ngon.
Một chiếc xe hay nếu như khách hàng chưa chạy sao biết nó tốt.
Bạn cũng thế thôi, nếu như bạn chưa từng cho khách hàng cảm nhận về bạn, về sản phẩm chất lượng
dịch vụ của bạn thì làm sao người ta nhớ bạn được.
Bây giờ là bài toán thật nhiều người biết, thật nhiều người thích, thật nhiều người cần bạn.
MỌI CÁI THẬT NHIỀU đều bắt đầu từ 1.
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU là quá trình xây dựng từng bước giá trị của bản thân với từng người.
Nếu thực sự chưa có ai ấn tượng gì với mình rõ rệt thì bạn chưa có giá trị LÕI cho thương hiệu.
Bạn là người thợ điện giỏi nhất?
Bạn là người thái thịt đẹp nhất?
Bạn là người sửa xe vui tính nhất?
Khi rất nhiều người ĐƯỢC NHẬN GIÁ TRỊ ĐÓ TỪ BẠN và họ bắt đầu THỐNG NHẤT DẦN với
nhau rằng BẠN LÀ MỘT NGƯỜI NHƯ VẬY thì kể từ đó bạn có THƯƠNG HIỆU.
Bạn là người thợ điện giỏi nhất thì bạn nói những thợ điện khác sẽ nghe bạn.
ĐÚNG CHƯA NÀO?
OK. Vậy thì ngay từ bây giờ hãy cởi mở bản thân GIÚP ĐỠ MỌI NGƯỜI BẰNG NĂNG LỰC HIỆN
CÓ để nhiều người yêu quý bạn hơn, và rồi một ngày nào đó bạn sẽ thấy được một thứ bạn làm
VƯỢT TRỘI hơn so với những thứ khác. Ví dụ như tôi: Chém Gió ai cũng muốn nghe.
Thì khi đó bạn sẽ đào sâu và PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU ĐÓ LÊN NHÉ.
Rồi ok, giờ đã là 04:25 sáng rồi chắc tôi sẽ không kịp soát lại vì ngồi hơi mỏi lưng , thức cả đêm viết
cho các bạn bài này.
Lời cuối cùng, tôi chúc bạn đạt được LỢI THẾ NÀY khi bước chân ra cuộc sống. Và tôi tin rằng nếu
bạn có nó CHẮC CHẮN bạn sẽ nằm trong top 1% dẫn đầu.
Nguyễn Minh Ngọc ™

You might also like