You are on page 1of 9

Lũy thừa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lũy thừa là một phép toán hai ngôi của toán học thực hiện trên hai số a và b, kết quả của phép toán lũy
thừa là tích số của phép nhân có b thừa số a nhân với nhau. Lũy thừa ký hiệu là , đọc là lũy thừa bậc b
của a hay a mũ b, số a gọi là cơ số, số b gọi là số mũ.

Phép toán ngược với phép tính lũy thừa là phép khai căn. Lũy thừa (từ Hán-Việt: 累乘) có nghĩa là "nhân
chồng chất lên".

Đặc biệt

a² còn gọi là "a bình phương";


a³ còn gọi là "a lập phương".

Mục lục
Lũy thừa với số mũ nguyên
Lũy thừa của 0 và 1
Lũy thừa với số mũ nguyên dương
Lũy thừa với số mũ 0
Lũy thừa với số mũ nguyên âm
Lũy thừa của số thực dương với số mũ hữu tỷ
Căn bậc n của một số thực dương
Lũy thừa với số mũ hữu tỷ của số thực dương
Lũy thừa với số mũ thực
Lũy thừa của số e
Lũy thừa với số mũ thực
Lũy thừa với số mũ phức
Lũy thừa số mũ phức của số e
Lũy thừa số mũ phức của số thực dương
Tính chất Lũy Thừa
Tính chất cơ bản
Tính chất thường găp
Hàm số lũy thừa
Tập xác định
Đạo hàm
Chiều biến thiên của hàm số lũy thừa với biến số dương
Đồ thị
Đồ thị hàm số lũy thừa với số mũ thực và biến số dương
Đồ thị hàm số lũy thừa với số mũ nguyên
Hàm số mũ
Đạo hàm
Chiều biến thiên
Đồ thị
Tìm chữ số tận cùng
Tìm chữ số tận cùng của lũy thừa
Tìm số các số 0 tận cùng của một tích
Xem thêm

Lũy thừa với số mũ nguyên

Lũy thừa của 0 và 1

.(n > 0)
.

Lũy thừa với số mũ nguyên dương

Trong trường hợp b = n là số nguyên dương, lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi
thừa số bằng a:

Các tính chất quan trong nhất của lũy thừa với số mũ nguyên dương m, n là

với mọi a ≠ 0

Đặc biệt, ta có:

Trong khi các phép cộng và phép nhân có tính chất giao hoán, phép tính lũy thừa không có tính giao hoán.

Tương tự các phép cộng và nhân có tính kết hợp, còn phép tính lũy thừa thì không.. Khi không có dấu
ngoặc, thứ tự tính của các lũy thừa là từ trên xuống, chứ không phải là từ dưới lên:

Lũy thừa bậc chẵn của một số âm là số dương.


Lũy thừa bậc lẻ của một số âm là số âm.

Lũy thừa với số mũ 0

Lũy thừa với số mũ 0 của số a khác không được quy ước bằng 1.

Chứng minh:

Lũy thừa với số mũ nguyên âm

Lũy thừa của a với số mũ nguyên âm m, trong đó ( ) a khác 0 và n là số nguyên dương là:

Ví dụ

Cách suy luận ra "lũy thừa với số mũ nguyên âm" từ "lũy thừa với số mũ không":

Trường hợp đặc biệt: lũy thừa của số khác không a với số mũ −1 là số nghịch đảo của nó.

Lũy thừa của số thực dương với số mũ hữu tỷ

Căn bậc n của một số thực dương

Một căn bậc n của số a là một số x sao cho xn = a.

Nếu a là số thực dương, n là số nguyên dương thì có đúng một số thực dương x sao cho xn = a.

Số x này được gọi là căn số học bậc n của a. Nó được ký hiệu là n√a, trong đó √ là ký hiệu căn.

Lũy thừa với số mũ hữu tỷ của số thực dương

Lũy thừa với số mũ hữu tỷ tối giản m/n (m, n là số nguyên, trong đó n dương), của số thực dương a
được định nghĩa là
định nghĩa này có thể mở rộng cho các số thực âm mỗi khi căn thức là có nghĩa.

Lũy thừa với số mũ thực

Lũy thừa của số e

Số e là hằng số toán học quan trọng, xấp xỉ 2.718 và là cơ số của logarit tự nhiên. Số e được định nghĩa
qua giới hạn sau:

Hàm e mũ, được định nghĩa bởi

ở đây x được viết như số mũ vì nó thỏa mãn đẳng thức cơ bản của lũy thừa

Hàm e mũ xác định với tất cả các giá trị nguyên, hữu tỷ, thực và cả giá trị phức của x.

Có thể chứng minh ngắn gọn rằng hàm e mũ với x là số nguyên dương k chính là ek như sau:

Chứng minh này cũng chứng tỏ rằng ex+y thỏa mãn đẳng thức lũy thừa khi x và y là các số nguyên
dương. Kết quả này cũng có thể mở rộng cho tất cả các số không phải là số nguyên dương.

Lũy thừa với số mũ thực

Vì mỗi số thực có thể được tiệm cận bởi các số hữu tỷ nên lũy thừa của với số mũ thực x có thể định
nghĩa nhờ giới hạn

trong đó r tiến tới x chỉ trên các giá trị hữu tỷ của r.

Chẳng hạn, nếu

thì
Lũy thừa với số mũ thực cũng thường được định nghĩa bằng cách sử dụng logarit thay cho sử dụng giới
hạn của các số hữu tỷ.

Logarit tự nhiên là hàm ngược của hàm e-mũ ex. Theo đó là số b sao cho x = e b .

Nếu a là số thực dương, x là số thực bất kỳ ta có a = e ln a

nên nếu ax được định nghĩa nhờ hàm logarit tự nhiên thì ta cần phải có

Điều này dẫn tới định nghĩa

với mọi số thực x và số thực dương a.

Định nghĩa này của lũy thừa số mũ thực phù hợp với định nghĩa lũy thừa thực nhờ giới hạn ở trên và với
cả lũy thừa với số mũ phức dưới đây.

Lũy thừa với số mũ phức

Lũy thừa số mũ phức của số e

Dựa vào biểu diễn lượng giác của các số phức, người ta định nghĩa lũy thừa số mũ phức của số e như
sau. Trước hết, lũy thừa với số mũ thuần ảo của e định nghĩa theo công thức Euler:

Sau đó với số phức , ta có

Lũy thừa số mũ phức của số thực dương

Nếu a là một số thực dương và z là số phức thì lũy thừa az được định nghĩa là

trong đó x = ln(a) là nghiệm duy nhất của phương trình ex = a.

Nếu , ta có
Tính chất Lũy Thừa

Tính chất cơ bản

1) an = a a a ... a

(n thừa số a)

2)

3) 0n = 0 (n > 0)

4) 1n = 1

5) a0 = 1 ( )

6) a1 = a

7)

Tính chất thường găp

1) am + n = am an

2) với mọi a ≠ 0

3)

4)

5)

6)

7)

8)

9)

Hàm số lũy thừa


Hàm số lũy thừa là hàm số có dạng với

Tập xác định


Tập xác định của hàm số trên phụ thuộc vào số mũ

nếu là số nguyên dương thì tập xác định là


nếu hoặc là số nguyên âm thì tập xác định là
nếu không phải là số nguyên thì tập xác định là

Đạo hàm

Hàm số có đạo hàm tại mọi x > 0 và là đạo hàm cấp 1 của f(x)

Chiều biến thiên của hàm số lũy thừa với biến số dương

Xét hàm số trên x>0:

Với , hàm số đồng biến trên


Với , hàm số nghịch biến trên

Đồ thị

Đồ thị hàm số lũy thừa với số mũ thực và biến số dương

Đồ thị hàm số trên x>0 có tính chất sau:

Luôn đi qua điểm I(1;1)


Nếu , đồ thị nhận trục Ox là tiệm cận ngang và trục
Oy là tiệm cận đứng
Có đường biểu diễn phụ thuộc vào số mũ
Đồ thị hàm số trên x>0
Đồ thị hàm số lũy thừa với số mũ nguyên

Đồ thị hàm số với có tính chất tương tự như trên với x>0. Ngoài ra, phần đồ thị
với x<0 có tính đối xứng với phần đồ thị x>0 phụ thuộc vào n:

Nếu n là số chẵn, đồ thị đối xứng qua trục Oy do f(x) là hàm số chẵn
Nếu n là số lẻ, đồ thị đối xứng qua gốc tọa độ O do f(x) là hàm số lẻ

Hàm số mũ
Hàm số với a là số thực dương khác 1 được gọi là hàm số mũ với cơ số a.

Đạo hàm

Hàm số với a là số thực dương khác 1 thì có đạo hàm tại mọi x và là đạo
hàm cấp 1 của
Đặc biệt hàm số có đạo hàm cấp 1 là

Chiều biến thiên

Hàm số đồng biến trên R nếu a>1 và nghịch biến trên R nếu 0<a<1.

Đồ thị

Đồ thị hàm số có những tính chất sau:

Luôn đi qua điểm I(0;1) và điểm J(1;a)


Đồ thị nằm phía trên trục Ox và nhận trục Ox làm tiệm
Đồ thị hàm số
cận ngang

Tìm chữ số tận cùng

Tìm chữ số tận cùng của lũy thừa

Để tìm chữ số tận cùng, ta có thể lập bảng để biết chữ số tận cùng được thay đổi như thế nào.

Ví dụ: Tìm chữ số tận cùng của 72004?

Phân tích:

Lũy thừa 71 72 73 74 75 76 77 78 …

Chữ số tận cùng 7 9 3 1 7 9 3 1 …

Giải:

Chữ số tận cùng được lặp lại theo dãy: 7, 9, 3, 1, 7,...

2004: 4 = 501 dư 0

Vậy chữ số tận cùng của 72004 là 1.

Tìm số các số 0 tận cùng của một tích

Vì 2 x 5 = 10 nên muốn tìm số các số 0 tận cùng ta có thể tìm số cặp 2,5 là ra luôn số các số 0 tận cùng.

Xem thêm
Phép cộng
Phép trừ
Phép nhân
Phép chia
Phép khai căn
Phép logarit
Vi phân
Giới hạn
Tích phân
Túc thừa

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lũy_thừa&oldid=59117783”

Trang này được sửa đổi lần cuối vào ngày 2 tháng 3 năm 2020 lúc 04:04.

Văn bản được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự; có thể áp dụng điều khoản bổ
sung. Với việc sử dụng trang web này, bạn chấp nhận Điều khoản Sử dụng và Quy định quyền riêng tư.
Wikipedia® là thương hiệu đã đăng ký của Wikimedia Foundation, Inc., một tổ chức phi lợi nhuận.

You might also like