You are on page 1of 7

MẪU TRANG BÌA VÀ TRANG MỤC LỤC TIỂU LUẬN Khổ 140 x 200mm

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO (chữ in hoa, cỡ 18)


KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO (chữ in hoa, cỡ 14)

Logo Học viện Ngoại giao

TIỂU LUẬN (chữ in hoa, cỡ 36)


MÔN LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI
(chữ in hoa, cỡ 16)

(TÊN ĐỀ TÀI – chữ in hoa, cỡ 16)

Giảng viên: TS. Đỗ Thị Thanh Bình


Sinh viên thực hiện: (nếu do nhóm thực hiện
thì ghi tên các thành viên nhóm ở trang bìa 2)
Lớp: KT43
(chữ in đậm, cỡ 14)

Hà Nội – 2017
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT (nếu có)


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Kết cấu của Tiểu luận
1. TIÊU ĐỀ PHẦN 1
1.1. Tên mục 1.1
1.1.1. Tên tiểu mục 1.1.1
1.1.1.1. Tên tiểu mục 1.1.1.1
1.2. Tên mục 1.2
1.2.1. Tên tiểu mục 1.2.1
1.2.2. Tên tiểu mục 1.2.2
2. TIÊU ĐỀ PHẦN 2
2.1. Tên mục 2.1
2.1.1. Tên tiểu mục 2.1.1
2.2. Tên mục 2.2
2.2.1. Tên tiểu mục 2.2.1

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC (nếu có)

1
HƯỚNG DẪN VỀ CÁCH TRÌNH BÀY TIỂU LUẬN
(Môn LSQHQTHĐ)
1. Về trình bày
Tiểu luận được đóng bìa mềm màu xanh nước biển, không cần bóng kính, trình bày
theo mẫu bìa Tiểu luận của Khoa chính trị Quốc tế và Ngoại giao, Học viện Ngoại
giao, in chữ đủ dấu tiếng Việt. Tiểu luận được in trên một mặt giấy A4. Số trang
của Tiểu luận tối thiểu là 10 trang, tối đa là 20 trang, tính từ Phần mở đầu cho đến
hết trang Kết luận.

2. Soạn thảo văn bản


Tiểu luận sử dụng phông chữ thuộc mã Unicode, cỡ chữ 13 hoặc 14 của loại chữ
Times New Roman, của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương, mật độ chữ bình
thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ. Dãn dòng ở chế
độ 1,5 lines. Khi xuống dòng, chữ đầu dòng phải lùi vào từ 1cm đến 1,27cm. Lề
trên 3,5 cm; lề dưới 3,0 cm; lề trái 3,5 cm và lề phải 2,0 cm. Số trang được đánh
chính giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy.

3. Chia phần, mục, tiểu mục trong Tiểu luận


Nội dung chính của Tiểu luận trừ Mở đầu và Kết luận được chia thành các phần
chính (tùy theo nội dung, Tiểu luận có thể có 2 hoặc nhiều phần).
Các phần của Tiểu luận được chia thành các mục và tiểu mục, được trình bày và
đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số phần
(ví dụ: 3.1.2.1. chỉ tiểu mục 1, nhóm tiểu mục 2, mục 1, phần 3).

4. Viết tắt
Không lạm dụng việc viết tắt trong Tiểu luận. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc
thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong Tiểu luận. Không viết tắt những cụm từ dài,
những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong Tiểu luận. Nếu Tiểu
luận có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ
tự ABC) ở phần đầu của Tiểu luận.

2
5. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo
Việc trích dẫn các tài liệu để làm luận cứ, luận chứng cho đề tài đòi hỏi phải chính
xác, ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ của tài liệu. Nghiêm cấm việc đạo văn. Nguồn được
trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục tài liệu tham khảo.
Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết.
Trong Tiểu luận sinh viên trình bày chú thích theo kiểu footnote cuối mỗi trang
(vào Insert/reference/footnote... sử dụng chế độ bottom of page để chú dẫn theo
trang).
Các thông tin trong footnote được ghi theo hướng dẫn tại mục Hướng dẫn xếp tài
liệu tham khảo phía dưới.

6. Phụ lục của Tiểu luận


Phụ lục bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa, bổ trợ cho nội dung của
đề tài như số liệu, tranh ảnh... Phụ lục không được dày hơn phần chính  của đề tài.

7. Cấu trúc của Tiểu luận


Tiểu luận được cấu trúc 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần mở đầu gồm có các nội dung chính theo thứ tự như sau: Lý do chọn đề tài;
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi nghiên cứu; Kết cấu của
Tiểu luận (cần nêu ngoài Mở đầu và Kết luận, Tiểu luận gồm mấy phần chính).
(CHƯA YÊU CẦU: Lịch sử nghiên cứu vấn đề, Phương pháp nghiên cứu do sinh
viên chưa học môn PPNCKH)
Phần nội dung bao gồm các phần chính của Tiểu luận (Tiêu đề các phần in hoa, tiêu
đề các mục, tiểu mục in thường, đậm).
Phần kết luận thâu tóm các luận điểm chính được phân tích, chứng minh trong Tiểu
luận.

3
HƯỚNG DẪN XẾP TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh,
Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật...). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ
nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả bằng tiếng Trung Quốc, Nhật... (đối
với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt
đi kèm theo mỗi tài liệu).
2. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả luận án theo
thông lệ của từng nước:
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ
tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban
hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo
dục và Đào tạo xếp vần B, v.v...
3. Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông
tin sau:
- Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- (Năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
- Nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
- Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách... ghi đầy đủ
các thông tin sau:
- Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)
- (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- “Tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Tập (không có dấu ngăn cách)
- (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

4
- Các số trang (gạch ngang giữa trang đầu và trang cuối, dấu chấm kết thúc)
4. Tài liệu tham khảo là trang web:
- Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)
- (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- Tên bài, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Đường link chi tiết

Ví dụ cách xếp danh mục tài liệu tham khảo

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt
1. Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển của lúa lai”, Di truyền học
ứng dụng,  98 (1), tr. 10-16.
2. Bộ Ngoại giao, Thư mừng kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam - Xlô-vê-ni-a, http://www.mofa.gov.vn/vi/nr140319210702/ns140606113126.
3. Lê Hải Bình (2000), Tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến an ninh châu Á –
Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh,  Luận án Tiến sĩ chuyên ngành QHQT, Học
viện Ngoại giao, mã số thư viện: LA-TS (V.0007)
4. Lê Khương Thùy (2003), Chính sách của  Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau
chiến tranh lạnh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội
5. Thông tấn xã Việt Nam (2001), “Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á –
Thái Bình Dương”, Tài liệu tham khảo, số 9+10/2001

Tiếng Anh
6. Anderson J.E. (1985), “The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case”,
American Economic Review, 75(1), pp. 178-90.
7. The White House (11/2009), U.S.-China Joint Statement,
https://www.whitehouse.gov/the-press-office/us-china-joint-statement

5
Tạp chí điện tử
8. The Russian Federation, The Foreign Policy Concept of the Russian Federation,
http://www.fas.org/nuke/guide/russia/doctrine/econcept.htm truy cập ngày
21/12/2008.
9. Dr. Randall Newnham, Russia’s Energy Resources as a Foreign Policy Tool,
http://www.allacademic.com//meta/p_mla_apa_research_citation/2/5/0/9/2/pages25
0924/p250924-1.php truy cập ngày 25/03/2009.

You might also like