You are on page 1of 3

ĐỀ LUYỆN TẬP NGỮ VĂN LỚP 10

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM


Khoanh vào câu trả lời chính xác nhất

Câu 1: Chữ cáo trong nhan đề tác phẩm “Cáo bình Ngô” có ý nghĩa gì
A. Tố cáo tội ác trời không dung, đất không tha của quân xâm lược.
B. Công bố rộng rãi về một việc gì đó cho mọi người cùng biết.
C. Lời khuyến cáo, sai bảo của vua đối với các quan.
D. Lời tấu trình lên vua của quan lại dưới quyền.

Câu 2: Mục đích sáng tác Đại cáo bình Ngô là


A. Ca ngợi Lê Lợi, chủ soái của khởi nghĩa Lam Sơn.
B. Tố cáo tội ác của quân xâm lược
C. Tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến chống quân Minh
D. Biểu dương sức mạnh, công trạng của nghĩa quân Lam Sơn

Câu 3: Bình Ngô đại cáo được sáng tác theo thể văn nào ?
A. Văn vần     C. Văn biền ngẫu
B. Văn xuôi     D. Cả A, B , C đều sai

Câu 4: Dòng nào sau đây nói đúng nhất chức năng của thể cáo ?
A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.
B. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một việc làm lớn để mọi người cùng
biết.
C. Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.
D. Dùng để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi.

Câu 5: Dòng nào dịch sát nghĩa nhất nhan đề Bình Ngô đại cáo ?
A. Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.
B. Thông báo về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.
C. Công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc ngoại xâm.
D. Báo cáo tình hình bình định giặc Ngô.

Câu 6: Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam từ
xưa đến nay.
A. Đúng     B. Sai

Câu 7: Tác phẩm nào được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên?
A. Bình Ngô đại cáo B. Sông núi nước Nam
C. Tuyên ngôn độc lập D. Chiếu dời đô

Câu 8: Bình Ngô đại cáo được công bố vào năm nào ?
A. 1426      C. 1430
B. 1429      D. 1428

Câu 9: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác của Bình Ngô đại cáo ?
A. Khi nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh.
B. Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh xâm lược.
C. Trước khi quân ta phản công quân Minh xâm lược.
D. Khi giặc Minh đang đô hộ nước ta.

Câu 10: Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong Bình Ngô đại cáo ?
A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.
B. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.
C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.
D. Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.

Câu 11: Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập
của dân tộc ?
A. Cương vực, lãnh thổ, nền văn minh, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục.
B. Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền.
C. Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục.
D. Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ.

Câu 12: Tác phẩm nào sau đây là văn chính luận của Nguyễn Trãi?
A. Ức Trai thi tập B. Dư địa chí
C. Quân Trung từ mệnh tập D. Quốc âm thi tập

Câu 13: Trong đoạn đầu của bài Cáo, Nguyễn Trãi chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
A. Nghị luận     C. Thuyết minh
B. Tự sự      D. Miêu tả

Câu 14: Dòng nào chỉ ra đúng nhất các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn : '' Từ
Triệu, Đinh, Lí, Trần, bao đời xây nền độc lập… Song hào kiệt thời nào cũng có. ''
A. So sánh      C. Điệp từ
B. Liệt kê      D. Gồm A và B

Câu 15: . Dòng nào nói đúng nhất yếu tố được nêu ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc
trong đoạn đầu của bài Cáo của Nguyễn Trãi?
A. Nền văn hiến      C. Chủ quyền
B. Cương vực lãnh thổ      D. Gồm ý B và C

Câu 16: Câu nào giải thích chính xác nhất nghĩa của từ “hào kiệt” ?
A. Người có tài năng, chí khí hơn hẳn người thường.
B. Người có tinh thần cao thượng, hết lòng vì người khác.
C. Người có ý chí mạnh mẽ, không tính toán thiệt hơn.
D. Người có công trạng lớn lao đối với nhân dân, đất nước.

Câu 17: Câu văn nào cho thấy lí tưởng, hoài bão lớn của Lê Lợi?
A. Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh
B. Căm giặc nước thề không cùng sống.
C. Tấm lòng cứu nước vẫn đăm đăm muốn tiến về đông.
D. Cổ xe cầu hiền thường chăm chắm còn dành phía tả

Câu 18: Liễu Thăng thất thế ở trận nào, ngày nào?
A. Trận Chi Lăng, ngày 18. B. Trận Trà Lân, ngày 25.
C. Trận Mã Yên, ngày 20. D. Trận Tốt Động, ngày 28

Câu 19: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất mối quan hệ giữa việc nhân nghĩa và yên dân được
tác giả phát biệu trong câu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
A. Yên dân là mục đích của việc nhân nghĩa B. Yên dân là thước đo của việc nhân nghĩa
C. Yên dân là cốt lõi của việc nhân nghĩa D. Yên dân là cái gốc của việc nhân nghĩa

Câu 20: Câu văn nào mang ý nghĩa khái quát nhất về tội ác trời không dung đất không tha của
quân Minh?
A. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời – Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
B. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ - Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
C. Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội – Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rữa sạch
mùi.
D. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn – Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

PHẦN 2: TỰ LUẬN
Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) cảm nhận niềm tự hào về nền độc lập dân tộc mà
Nguyễn Trãi thể hiện trong đoạn mở đầu bài “Cáo bình Ngô”.

You might also like