You are on page 1of 34

BÀI 3: PHÂN TÍCH TOA THUỐC 7 – 8 – 9

I) TOA THUỐC SỐ 7
1. THÔNG TIN THUỐC
- Toa thuốc

-
HOẠT CƠ CHẾ CHỈ ĐỊNH TÁC DỤNG CHỐNG LIỀU LƯỢNG CÁCH
CHẤT TÁC PHỤ CHỈ ĐỊNH DÙNG
DỤNG

Lansop thuốc ức GERD Thường gặp Quá mẫn Theo dược thư Theo BNF
razole chế bơm như ỉa chảy, GERD: Liều 2019 và
loét dạ dày -
proton. đau bụng, người lớn drugs.com:
tá tràng cấp.
bệnh có đau Có thai thường dùng 15-
Cơ chế: Dạng dung
hội chứng đầu, chóng trong 3 30 mg,
ức chế dịch uống:
Zollinger- mặt. tháng đầu. 1lần/ngày ,
pump: lắc đều
Ellison, u đa trong 4 tuần. Có
H+/K+AT trước khi
tuyến nội thể dùng thêm 4
Pase. uống
tiết, tăng Ít gặp: Mệt tuần nữa, nếu
dưỡng bào mỏi, Tăng chưa khỏi. Dạng viên
hệ thống. mức gastrin nang
Loét dạ dày: 15
huyết thanh, không
tới 30 mg, 1
enzym gan, được
lần/ngày, dùng
hematocrit, nghiền bẻ
trong 4 - 8 tuần.
hemoglobin, nhai.
acid uric và
Uống 1 lần
protein niệu.
(ít nước)
vào buổi
sáng trước
khi ăn 30
phút.

Itopride Cơ chế: viêm dạ dày Thường gặp : Mẫn cảm 50 mg/ ngày, Uống trước
làm Làm mạn (cảm ngày 3 lần bữa ăn.
Tiêu chảy,
tăng tăng giác đầy
đau đầu, đau
nhu động chướng
bụng,giảm
dạ dày bụng, đau
bạch cầu, tăng
ruột do bụng trên,
tác dụng chán ăn, ợ prolactin,..
đối kháng nóng, buỗn
_ Hiếm gặp :
với thụ nôn và nôn)
thể D2 .Sốc và phản
dopamin, ứng quá mẫn
và ức chế
.Rối loạn
acetylchol
chức năng
in
gan và vàng
esterase.
đa (tỉ lệ mắc
chưa được
biết)

Sulpirid Chống rối Tâm thần -Thường gặp: Mẫn cảm Chống trầm cảm: Uống
loạn thần phân liệt cấp trên thần 50-150mg/ngày
thế hệ và mãn tính. kinh: mất ngủ
Tâm thần phân
mới hoặc buồn U tuỷ
Giải lo âu liệt 800-1000mg/
ngủ. Trên nội thượng thận.
Cơ chế: ngày
tiết: tăng
phong bế
prolactin
chọn lọc
máu, tăng tiết Rối loạn
thụ thể Điều trị triệu
sữa, rối loạn chuyển hóa
dopamin chứng ngắn lo âu
kinh nguyệt porphyrin
D2 ở não. ở người lớn đã
hoặc vô kinh. cấp.
thất bại với các
-Ít gặp: trên điều trị thông
thần kinh: thường: 50-
Trạng thái
kích thích quá 150mg/ngày tối
thần kinh
mức, hội đa 4 tuần
trung ương
chứng ngoại
bị ức chế,
tháp, hội
hôn mê, ngộ
chứng
độc rượu và
Parkinson.
thuốc ức chế
Trên tim: kéo
thần kinh.
dải khoảng
QT. se

-Hiếm gặp:
trên nội tiết:
chứng vú to ở
đàn ông. Trên
thần kinh:
loạn vận động
muộn, hội
chứng sốt cao
ác tính do
thuốc an thần
kinh. Trên
huyết áp: hạ
huyết áp thế
đứng, chậm
nhịp tim hoặc
loạn nhịp. Hạ
thân nhiệt,
nhạy cảm với
ánh sáng,
vàng da do ứ
mật.

2) PHÂN TÍCH TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG TOA


a. Tương tác thuốc thuốc: Không phát hiện (Dựa trên Drugs.com và Medscape.com)
- Tuy nhiên

● Itopride hydroclorid là chất ức chế enzym acetylcholinesterase, làm tăng nồng độ


acetylcholin trong máu → không dùng kết hợp với các thuốc kháng cholinnergic
● Lansoprazol được chuyển hóa bởi hệ enzym cytochorm P450 nên tương tác với các thuốc
cũng được chuyển hóa qua hệ này → không nên dùng chung với các thuốc được chuyển hóa
bởi CYP 450 như diazepam...

b. Tương tác thuốc thức – ăn:


- Có thương tác giữa Sulpirid với rượu.
o Cơ chế: Làm tăng tác dụng gây ngủ của thuốc
o Cách khắc phục: Không dùng chung với thức uống có cồn
c. Tương tác thuốc - bệnh
- Tương tác giữa Lansoprazole với C.diff
o Mức độ: Major
o Hậu quả: Các nghiên cứu cho thấy sử dụng PPI liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu
chảy liên quan đến Clostridium difficile, đặc biệt ở bệnh nhân nhập viện
o Khắc phục: Nên sử dụng liều thấp nhất và thời gian điều trị PPI ngắn nhất phù hợp với
tình trạng điều trị. Theo dõi chặt chẽ ở những bệnh nhân bị tiêu chảy và ở người dùng
thuốc kháng sinh vì C.diff
- Tương tác giữa Lansoprazole với Bệnh gan
o Mức độ: Moderate
o Cơ chế: Lansoprazole được chuyển hóa chủ yếu ở gan
o Hậu quả: làm trầm trọng thêm tình trạng suy gan
o Khắc phục: điều chỉnh liều phù hợp với mức độ suy gan và nên xem xét giữa nguy cơ –
lợi ích ở bệnh nhân suy gan nặng
- Tương tác giữa Lansopazol với gãy xương
o Mức độ: Moderate
o Hậu quả: Các nghiên cứu khác nhau đã báo cáo rằng liệu pháp PPI có thể liên quan đến
việc tăng nguy cơ gãy xương liên quan đến loãng xương ở hông, cổ tay hoặc cột sống.
Nguy cơ tăng lên ở bệnh nhân dùng liều cao và điều trị lâu dài (1 năm hoặc lâu hơn)
o Khắc phục: sử dụng liều thấp nhất và thời gian điều trị PPI ngắn nhất phù hợp với tình
trạng đang điều trị. Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có nguy cơ gãy xương liên quan
đến loãng xương
- Tương tác giữa Lansoprazol với hạ kali huyết
o Mức độ: Moderate
o Hậu quả: Hạ kali huyết có triệu chứng và không triệu chứng được báo cáo hiếm khi xảy ở
bệnh nhân được điều trị bằng PPI trong ít nhất 3 tháng, trong hầu hết trường hợp sau một
năm điều trị. Các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm tetany, co giật và rối loạn nhịp tim
o Khắc phục: Thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân dễ bị mất cân bằng Mg, Giám sát thường
xuyên
3) PHÂN TÍCH SỰ HỢP LÝ CỦA TOA THUỐC
- Phù hợp về chỉ định:
 Lansoprazole: Điều trị trào ngược dạ dày thực quản → hợp lí
 Itopride: Trị các triệu chứng của dạ dày, ruột do bệnh. Itopride được chỉ định để làm tăng
sự chuyển động, co bóp của dạ dày giúp cho thức ăn được tiêu hóa nhanh chóng hơn
 Sulpirid: Để trị triệu chứng, giảm lo âu vì thần kinh, stress là một trong những yếu tố tăng
nguy cơ loét dạ dày tá tràng → hợp lí
- Phù hợp về liều:
 Lansoprazole: Liều 15-30mg/lần/ngày hợp lí (Martindale)
 Itopride: 50mg/lần và 3 lần mỗi ngày/ hợp lí (Martindale)
 Sulpirid: 50mg/lần, ngày 2 lần → hợp lí (Pubmed)
- Phù hợp về cách dùng
 Lansoprazole: Dùng trước bữa ăn sáng 15-30 phút, dạng viên nang => hợp lí
 Itopride: Đường uống, nên dùng trước bữa ăn→ chưa hợp lý, vì không đề cập thời điểm
dùng thuôc
 Sulpirid: Dùng đường uống → hợp lí
4) BỆNH HỌC
a. Gerd là gì?
 GERD là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây ra vỡ niêm mạc thực quản, hoặc các
tình huống khó chịu hoặc gây ra cả hai. Nó được phân loại thành GERD ăn mòn (có sự tổn
thương dẫn đến phá vỡ niêm mạc thực quản) và GERD không ăn mòn (chỉ có triệu chứng
đơn thuần.

b. Cơ chế bệnh sinh?


 Đối với GERD ăn mòn: gây ra bởi tình trạng tiếp xúc với acid dịch vị quá mức (nguyên nhân
chính là do việc giãn cơ vòng thực quản dưới LES), nhu động dạ dày giảm cũng là một trong
những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản.
 Đối với GERD không ăn mòn: có sự mẫn cảm với pH ở thực quản ở người bệnh GERD
không ăn mòn
c. Thuốc điều trị? Thay đổi lối sống?

● Thuốc được sử dụng để điều trị: PPI (thường được sử dụng), có thể sử dụng H2RA hoặc
nhóm thuốc Prokinetic (thuốc tăng co bóp thực quản: metoclopramid, domperidon,...) và các
thuốc điều trị triệu chứng như antacid hoặc sulcrafat.

● Thay đổi lối sống:

○ Hạn chế sử dụng thuốc lá, chocolate, đồ uống có gas, rượu, thực phẩm béo...

○ Nằm nghiêng bên phải.

○ Giảm trọng lượng cơ thể và nâng cao đầu giường làm giảm tình trạng bệnh.

5) Lựa chọn thay thế trong điều trị gerd?


- Các thuốc nhóm PPI khác:
 Esomeprazole
 Omeprazole
 Rebaprazole
 Dexlanprazole
 Omeprazole với Sodium bicarbonate
- Thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin: Cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin (ức chế cạnh
tranh với histamin ở các thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày, làm giảm lượng acid dạ dày tiết
ra cả ngày và đêm trong điều kiện cơ bản và cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn,
insulin, acid amin, histamin hoặc pentagastrin)
6) thuốc mới trong GERD là:
a) Can thiệp ngoại khoa:
- Đặt vòng Titan thực quản
- Tạo nếp để S tiếp xúc giữa acid và dạ dày giảm đi

b) Can thiệp nội khoa


- potassium – competitive acid blocker
II) TOA 8
1) THÔNG TIN THUỐC

HOẠT CƠ CHẾ CHỈ ĐỊNH TÁC DỤNG CHỐNG LIỀU LƯỢNG CÁCH
CHẤT TÁC DỤNG PHỤ CHỈ ĐỊNH DÙNG

Itracona -Thuốc -Nhiễm nấm -Rối loạn tiêu -Rối loạn -100mg/lần/ngày PO
zole kháng nấm nhạy cảm ở hóa: buồn nôn chuyển hóa trong 15 ngày
bệnh nhân có hệ porphorin
-Cơ chế: Ức -Nhức đầu -Nếu bị sừng
thống miễn dịch cấp tính,
chế các bị tổn thương chóng mặt mẫn cảm với hóa cao điều trị
enzym phụ gồm bệnh nấm azol kéo dài thêm 15
-Dị ứng ban
thuộc Blastomyces và ngày với liều
đỏ -Dùng đồng
CYP450 của bệnh nấm 100mg/ngày
thời với
nấm, làm ức Histoplasma, -Ức chế men
nhóm thuốc
chế sinh tổng -Bệnh nhân gan
chống loạn
hợp không dung nạp
-Kháng nhịp, thuốc
ergosterol hoặc kháng với
androgen: hạ lipid máu
trong màng amphotericin B
nam vú to, nữ
tế bào nấm. gồm bệnh nấm -Bệnh nấm
rối loạn kinh
Aspergillus móng cho
nguyệt, chảy
phụ nữ có
-Nấm móng, sữa
thai và dự
nấm
định có thai
Candida,nhiễm
nấm toàn thân -Suy gan,
nghiện rượu

Deslorat Kháng thụ -Viêm mũi dị -Đau đầu -Mẫn cảm 5 mg/lần/ngày -PO
adine thể H1 thế hệ ứng.
-Mệt mỏi, ngủ -Thận trọng:
mới
-Mày đay mạn gà, chóng Trẻ dưới 2
tính vô căn mặt. Đau tuổi, PNCT-
bụng kinh. CB
Khô miệng,
-Suy gan,
buồn nôn, khó
suy thận
tiêu. Đau cơ.
Viêm vùng
hầu họng.
Vitamin Vitamin tan -Phòng và điều Hiếm gặp tác -Thừa Nữ lớn hơn hoặc PO
A trong dầu trị bệnh do thiếu dụng phụ nếu vitamin A bằng 19 tuổi:
Ngoài ra
vitamin A như dùng đúng
-Mẫn cảm 2333 IU/ngày còn có
bệnh khô mắt, liều
với vitamin (tối đa tiêm bắp
quáng gà, xơ
Do quá liều: A 10000IU/ngày)
gan nguyên
phát do mật hay -Niêm mạc
gan ứ mật mạn khô, tróc vảy,
tính; mỗi nứt nẻ

-Phòng biến -Lông tóc khô


chứng trong giòn
bệnh sởi; một
-Tăng áp suất
số bệnh về da
họp sọ
(loét trợt, trứng
cá, vẩy nến).

Vitamin Vitamin tan -Thiếu -Thiếu máu -Liều cao Chỉ định tăng PO
C trong nước vitamin C tán huyết nếu cho người bị sức đề kháng: ít
bệnh nhân thiếu G6PD nhất 250 mg
-Phòng và
thiếu G6PD (nguy cơ chia làm nhiều
trị bệnh
thiếu máu lần uống, tối đa
scorbut -Sỏi thận
tan huyết) 1g/ ngày
-Cảm lạnh, -RLTH, loét
-BN sỏi thận
giúp vết dạ dày
thương mau
lành

Ketocon Ức chế hoạt Điều trị Da: Mẫn cảm -Nấm Candida ở Bôi da
azole tính của nấm ở da và Ngứa,ngoại với thuốc và da, lang ben, hoặc
(ngoài cytochrom niêm mạc ban bất kỳ thành nấm da thân uống
da) P450 là hệ (do nấm da phần nào hoặc nấm da đùi:
enzym cần toàn thân, trong công Bôi 1 lần/ngày
thiết cho quá nấm da đùi, thức trong 2 tuần.
trình khử nấm loang . -Viêm da bã
methyl các Candida ở nhờn:
14 alpha- miệng,
Bôi 2 lần/ngày
methyl-sterol viêm da bã
trong 4 tuần
thành nhờn).
hoặc cho đến khi
ergosterol là
khỏi bệnh.
sterol chính
của màng tế -Nấm da chân:
bào nấm,
lượng
ergosterol bị Bôi 1 lần/ngày
giảm sẽ làm trong 2 tuần.
thay đổi tính
thấm và chức
năng của
màng tế bào.

2) PHÂN TÍCH TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG TOA

a. Tương tác giữa thuốc – thuốc: Không tìm thấy


 Tương tác giữa Itraconazol và Vitamin C
o Cơ chế: Itraconazole dạng viên nang tan tốt trong môi trường acid và vitamin C là một
dạng acid
o Hậu quả: tăng sinh khả dụng của Itraconazole
o Khắc phục: Nên tránh sử dụng đồng thời hoặc dùng cách xa ra

b. Tương tác giữa thuốc – thức ăn


- Theo Drugs.com
 Tương tác giữa Itraconazole với thức ăn
o Mức độ Moderate
o Cơ chế: Thức ăn làm tăng sự hấp thu của Itraconazole dạng viên nang nhưng làm giảm
sự hấp thu của dung dịch uống. Đồ uống Cola có thể làm tăng sinh khả dụng của viên
nang Itraconazole.(Viên nang Itraconazole đòi hỏi pH dạ dày có tính acid để hòa tan và
hấp thu. Đồ uống Cola làm giảm pH dạ dày và cải thiện sự hấp hu)
o Hậu quả: làm tăng sinh khả dụng của Itraconazole dạng viên, giảm sinh khả dụng của
Itraconazole dạng dung dịch uống
o Khắc phục: Dùng thuốc viên nang ngay sau bữa ăn và dung dịch uống khi bụng đói
 Tương tác giữa Itraconazole với nước bưởi ép
o Mức độ Moderate
o Cơ chế: Nước ép bưởi có thể làm giảm sự hấp thu của biên nang Itraconazole
o Hậu quả: làm giảm khả tác dụng kháng nấm
o Khắc phục: Không dùng nước bưởi ép khi đang dùng thuốc
c. Tương tác giữa thuốc và bệnh
- Theo Drugs.com
 Tương tác giữa Itraconazole với CHF
o Mức độ: Major
o Cơ chế: Itraconazole có thể gây hiệu ứng inotropic âm tính liên quan đến liều
o Hậu quả: Gây nặng thêm tình trạng Suy tim sung huyết, phù ngoại biên và phù phổi (đã
được báo cáo trong quá sử dụng)
o Khắc phục: Không nên dùng Itraconazole cho bệnh nhân có bằng chứng rối loạn chức
năng tâm thất như CHF hoặc tiền sử CHF. Nếu thực sự cần phải dùng thì nên dùng
thận trọng ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ mắc CHF bao gồm bệnh tim như thiếu máu
tim cục bộ và bệnh van tim bệnh phổi như COPD và bệnh nhân rối loạn phù nề khác,
những bệnh nhân này cần thông báo và theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng CHF
 Tương tác giữa Itraconazole với nhiễm độc gan
o Mức độ: Major
o Cơ chế: Itraconazol chuyển hóa ở gan
o Hậu quả: Viêm gan siêu vi có hồi phục và tử vong (đã được báo cáo) và làm trầm trọng
hơn tình trạng bệnh gan ở bệnh nhân mắc bệnh gan nghiêm trọng và đồng thời do dùng
nhiều thuốc
o Khắc phục: Các xét nghiệm chức năng gan cần được thực hiện định kỳ ở bệnh nhân bất
thường về gan từ trước khi điều trị bằng Itraconazole. Nên cân nhắc giữa lợi ích và
nguy cơ trước khi sử dụng. Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận nếu bắt buộc phải
điều trị bàng Itraconazol. Điều chỉnh liều hoặc ngừng thuốc nếu cần thiết
 Tương tác giữa Itraconazol và chứng loạn nhịp tim (Kéo dài QT)
o Mức độ: Moderate
o Hậu quả: Kéo dài khoảng QT (đã được báo cáo) và các điểm xoắn thường liên quan
đến bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như bệnh về cấu trúc tim, bất thường điện giải và
dùng nhiều thuốc đồng thời
o Khắc phục: Nên thận trọng khi sử dụng thuốc có bệnh nhân có khả năng mắc chứng
loạn nhịp tim. Nên tránh dùng đồng thời với các thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ
nhiễm độc tim
 Tương tác giữa Itraconazole với Achlohydria (dạ dày không sản xuất đủ enzyme)
o Mức độ: Moderate
o Cơ chế: Sự hấp thu của Itraconazole từ công thức viên nang giảm dần khi hiamr độ
acid dạ dày
o Hậu quả: Làm giảm khả năng hấp thu Itraconazole
o Khắc phục: Bệnh nhân bị achlorhydia được khuyên dùng viên nang Itraconazole với
8oz đồ uống Cola (đã được chứng minh giúp tăng cường sự hấp thụ ở bệnh nhân AIDS
bị Achlorhydria tương đối hoặc tuyệt đối
 Tương tác giữa Itraconazole với rối loạn chức năng thận
o Mức độ: Moderate
o Hậu quả: Dữ liệu có sẵn còn hạn chế
o Khắc phục: Cần thận trọng khi sử dụng Itraconazole ở những bệnh nhân suy thận.
Giảm liều có thể khi cần thiết
3) PHÂN TÍCH SỰ HỢP LÝ CỦA TOA THUỐC
a) Phù hợp với chỉ định
- Itraconazole: trị nấm da
- Desloratadine: giảm các triệu chứng mề đay, dị ứng do nhiễm nấm gây ra
- Vitamin A: giảm các triệu chứng mề đay, mụn trứng cá do nhiễm nấm
- Vitamin C: tăng cường sức đề kháng
- Ketoconazol bôi : tránh tổn thương lan rộng đồng thời làm tăng hiệu quả điều trị
b) Phù hợp với liều, cách dùng, đường dùng
- Itraconazole: toa (100mg/1 ngày/1 lần), uống sau ăn → phù hợp
- Desloratadine: toa (5mg/1 ngày/2 lần) → không hợp lí vì theo khuyến cáo 5mg/1 ngày/1 lần
- Vitamin A: toa (5000IU/1 ngày/1 lần) → phù hợp
- Vitamin C: toa (500mg/1 ngày/2 lần) → phù hợp vì liều cho tác dụng dược lý là từ 250mg-
1000mg/ ngày
- Ketoconazol: toa (bôi ngày 2 lần vào sáng tối) → phù hợp
4) BỆNH HỌC
a) Nấm da là gì?
- Nấm da là tình trạng do các loại nấm khác nhau gây ra. Triệu chứng thường gặp là xuất hiện
những đốm da tròn, đổi màu và rất ngứa. Khi bệnh không được điều trị đúng sẽ dễ dàng bị bội
nhiễm vi khuẩn, dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ cũng như
chất lượng cuộc sống. Đặc biệt bệnh dễ tái phát vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời
đủ thời gian sẽ có thể điều trị khỏi hoàn toàn và không tái phát trở lại.
b) Nguyên nhân?
- Do một số loại nấm nhỏ chỉ nhìn được dưới kính hiển vi có tên gọi chung là dermatophytes.
Các loại nấm phổ biến gây nên :
 Epidermophyton ( 2 loài )
 Trichophyton ( 23 loài )
 Microporum ( 18 loài )
- Nấm gây ra chứng bệnh nấm da thường rất nhỏ và có khả năng phát triển trong môi trường
nóng ấm và ẩm ướt. Những người có da dầu hoặc có thay đổi về hormone trong cơ thể làm cho
hệ miễn dịch yếu đi cũng dễ bị nấm da hơn bình thường.
c) Điều trị như thế nào? Điều trị không dùng thuốc?
- Nguyên tắc điều trị:
 Phát hiện sớm,điều trị kịp thời để tránh lây lan
 Điều trị phải bôi thuốc đúng phác đồ,đủ thời gian ,liên tục
 Điều trị nấm da từ 3-4 tuần
 Bôi thuốc đúng nồng độ thích hơp
 Điều trị bôi cồn BSI 1-3%, hoặc cồn ASA 1-3% kết hợp với mỡ benzosali
 Điều trị toàn thân: có thể dùng các loại thuốc sau: Ketoconazol, Itraconazol, Griseofulvin,
Terbinafin
- Điều trị không dùng thuốc: Thay đổi thói quen sinh hoạt và phong cách sống như:

● Thoa thuốc theo đúng như chỉ định.


● Cần giữ vệ sinh sạch sẽ. Tắm gội hằng ngày.

● Giữ cho vùng da bị nhiễm nấm được sạch sẽ và khô ráo.

● Không gãi hoặc cọ xát ở những vùng bị nhiễm bệnh.

● Không dùng chung các vật dụng cá nhân của người khác.

● Mặc đồ lót thoải mái (để ngăn ngừa bệnh nấm da đùi).

● Mang vớ cotton và giày đế mềm có các lỗ nhỏ thông hơi tốt để giữ chân khô ráo (để ngăn
ngừa bệnh nấm da chân).

● Mặc quần áo sạch sẽ và khô ráo. Tránh mặc vải ni-lông. Nên mặc đồ cotton hoặc quần áo có
các chất liệu thấm hút mồ hôi nhanh.

5) Các nhóm thuốc điều trị nấm da đường toàn thân

● Kháng nấm nhóm Imidazole, triazole (Itraconazol)

● Terbinafine - thuốc chống nấm tổng hợp allylamin

● Griseofulvin - kháng sinh kìm nấm (rất độc gan, trừ khi các thuốc khác không còn đáp ứng)

● Nhóm biazole: ketaconazol, minonazol, clotrimazol

● Kháng nấm nhóm polyene: Amphotericin B, Nystatin

III) TOA THUỐC SỐ 9


1. THÔNG TIN THUỐC
- Toa thuốc
HOẠT CƠ CHẾ TÁC CHỈ TÁC DỤNG CHỐNG LIỀU LƯỢNG CÁCH
CHẤT DỤNG ĐỊNH PHỤ CHỈ ĐỊNH DÙNG

Rosuva Chất ức chế Rối loạn Tiêu hóa: Ỉa Mẫn cảm Liều khởi đầu: PO vào
statin HMG - CoA lipid huyết chảy, táo bón, 5mg nếu dung buổi tối
Bệnh gan
reductase do tăng đầy hơi, đau nạp thì tăng lên
hoạt động
LDL, bụng và buồn
Ức chế cạnh hoặc Liều duy trì: tối
tranh với triglycerid nôn transaminase đa 40mg
HMG-CoA huyết thanh
Dự phòng Thần kinh
reductase, là tăng dai dẳng
tai biến tim trung ương:
enzym xúc tác mà không giải
mạch ở Đau đầu,
chuyển đổi thích được.
người bệnh chóng mặt,
HMG-CoA
đái tháo nhìn Thời kỳ mang
thành acid đường thai hoặc cho
mờ, mất ngủ,
mevalonic, một con bú.
suy nhược.
tiền thân sớm
của cholesterol Thần kinh -
cơ và xương:
Đau cơ, đau
khớp.

Gan: chức
năng gan tăng
hơn 3 lần giới

hạn trên của


bình thường.

Metfor Nhóm biguanid Đái tháo RLTH gây Quá mẫn Liều khởi đầu là Uống
min 3 cơ chế: đường type tiêu chảy, 500 mg hoặc
Trạng thái dị sau ăn
2 Và hỗ trợ buồn nôn, 850 mg 1 lần
Giảm sản xuất hóa cấp tính,
ĐTĐ type nôn, đầy hơi, vào bữa ăn sáng
glucose tại gan nhiễm khuẩn
1 khó tiêu
(chính) Liều tối đa là
Bệnh thận và
Tăng mẫn 2500 mg/ngày
Tăng sử dụng suy giảm
cảm ánh sáng
glucose ở ngoại chức năng Khi phải uống
vi Phản ứng dị thận liều tới 2 000
ứng mg/ngày thì chia
Tăng nhạy cảm Bệnh gan
làm 2 lần (vào
insulin ở ngoại Nhiễm acid nặng
bữa sáng và bữa
biên lactic: Hiếm
Bệnh gan tối); liều 2 500
gặp nhưng để
lại hậu quả nặng, bệnh mg/ngày chia
nặng nề dẫn tim mạch làm 3 lần (vào
đến tử vong nặng bữa sáng, trưa và
tối). Hoặc dùng
Rối loạn nghiện rượu,
viên 850 mg,
huyết học suy dinh
mỗi lần uống
dưỡng
cách nhau 12
- Chiếu chụp giờ, uống ngay
X- quang có sau khi ăn
sử dụng chất
cản quang
iod, phẫu
thuật

- Nhiễm acid
máu

- Phụ nữ có
thai

Losarta Đối kháng thụ Điều trị -Tim mạch: -Quá mẫn -Điều trị tăng Uống khi
n thể thụ thể AT1 tăng huyết Hạ huyết áp, huyết áp: Liều đói hoặc
-Mang thai
của áp: dùng đau ngực, dùng tùy thuộc no
Angiotensin II đơn độc block A-V độ -Suy gan từng người bệnh
hoặc phối II, trống ngực, nặng, suy và phải điều
hợp với nhịp chậm thận chỉnh
thuốc xoang, nhịp
+Liều khởi đầu
chống tăng tim nhanh,
cho người lớn
huyết áp phù mặt, đỏ
50mg
khác mặt
+Liều duy trì
Điều trị Nội tiết: tăng
25-100mg
suy tim K+ hạ
glucose máu +Trẻ em trên 6
Điều trị
tuổi: Liều khởi
bệnh thận -TKTU: Mất
do đái tháo ngủ, choáng đầu
đường váng, mệt mỏi 0,7mg/lần/lần/ng
ày
Tốt cho -Tiêu hóa: Ỉa
suy tim chảy, khó tiêu Liều tối đa:
50mg/lần/ngày
-Huyết học:
Hạ nhẹ -Điều trị suy
Hemoglobin tim:
và hematocrit
+Bệnh nhân trên
-Thần kinh cơ 60 tuổi: Liều
- xương: Đau khởi đầu
lưng, đau 12,5mg/lần/ngày
chân, đau cơ nếu chưa đáp
ứng thì tăng gấp
-Thận: Hạ
đôi liều sau mỗi
uric máu,
tuần đến liều
nhiễm trùng
duy trì
niệu
50mg/lần/ngày
-Hô hấp: Ho
-Điều trị bệnh
thận do đái tháo
đường:

50mg/lần/ngày
có thể trăng đến
100mg/lần/ngày

Nevibo chẹn chọn lọc -Điều trị -TKTU: đau -Mẫn cảm -Tăng huyết áp: Uống bất
lol Beta 1 tăng huyết đầu, chóng kỳ lúc
-Chậm nhịp +Người lớn
áp mặt, trầm nào. Lưu
nghiêm trọng 5mg/ngày
cảm, ảo giác, dùng
-Điều trị
lú lẫn, rối -Block nhĩ +Người cao tuổi: đúng giờ
suy tim
loạn giấc ngủ thất độ 2,3 khởi trị mỗi ngày
2,5mg/ngày tăng
-Tiêu hóa: -Suy tim mất
buồn nôn, bù lên đến
nôn, tiêu 5mg/ngày nếu
-Suy gan
chảy, táo bón, cần
nặng
đau bụng
-Suy tim
-Hội chứng
-Mệt mỏi, đau
bệnh xoang +Người trên 70
khớp, đau cơ,
tuổi:
-Bị sock tim
-Giảm tuần
khởi trị
hoàn ngoại vi,
1,25mg/ngày
tăng đường
trong 1-2 tuần
huyết
tăng lên nếu
dung nạp
2,5mg/ngày 1-2
tuần, tăng lên
nếu dung nạp
5mg/ ngày 1-2
tuần, nếu dung
nạp tăng lên
10mg/ngày

Glimep Sulfonylure thế điều trị đái hạ glucose Mẫn cảm Liều khởi đầu là Uống
iride hệ 3 tháo đường huyết 1 mg/ngày. Sau trước ăn
đái tháo
type 2 ở đó, cứ mỗi 1 - 2
Glimepiride Thần kinh: đường type 1.
người lớn, tuần,
liên kết với thụ Hoa mắt,
khi Nhiễm toan
thể ơ màng tế chóng mặt, nếu chưa kiểm
ceton.
bào beta, làm không nhức đầu. soát được
đóng các kênh kiểm soát Nhiễm khuẩn glucose huyết thì
Tiêu hóa:
kali phụ thuộc được nặng, chấn tăng thêm 1
Buồn nôn,
ATP; gây khử glucose thương nặng, mg/ngày cho
nôn, cảm giác
cực màng, làm huyết bằng phẫu thuật đến khi kiểm
đầy tức ơ
mơ kênh calci chế độ ăn, lớn. soát được
vùng thượng
khiến ion calci luyện tập glucose huyết.
vị, đau bụng, Hôn mê do
tăng gia nhập thể lực và
vào trong tế giảm cân ỉa chảy. đái tháo Liều tối đa là
bào. Sự tăng đường.
Mắt: Khi bắt 6 mg/ngày
nồng độ calci
đầu dùng Suy thận hoặc
nội bào kích
thuốc thường suy gan nặng
thích giải
có rối loạn thị
phóng insulin
giác tạm thời,
ra khỏi tế bào
do sự thay đôi
về mức
glucose
huyết.

Da: Phản ứng


dị ứng hoặc
giả dị ứng,
mẩn đỏ, mày
đay ngứa.

Gan: Tăng
enzym gan,
vàng da, suy
giảm chức
năng gan.

Máu: Giảm
tiểu cầu nhẹ
hoặc nặng,
thiếu máu tan
huyết, giảm
hồng cầu,
giảm bạch
cầu, mất bạch
cầu hạt.

Mạch: Viêm
mạch máu dị
ứng.

Da: Mẫn cảm


với ánh sáng

2. PHÂN TÍCH TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG TOA


a) Tương tác thuốc – thuốc
- Theo Drugs.com
 Tương tác giữa Metformin và Glimepiride
o Mức độ: vừa phải.
o Cơ chế: Dùng đồng thời metformin với một thuốc kích thích tiết insulin (glimepiride)
có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết
o Hậu quả: Mặc dù metformin không gây hạ đường huyết khi sử dụng bình thường
nhưng nếu phối hợp thêm với một thuốc trị đái tháo đường khác có thể dẫn đến hạ
đường huyết quá mức. Nguy cơ sẽ tăng thêm nếu thiếu calo hoặc tập thể dục gắng sức
o Khắc phục: Điều chỉnh liều của glimepiride, theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu.
Tư vấn cho bệnh nhân các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết: nhức đầu,
chóng mặt, buồn ngủ, hồi hộp, run, đói, yếu, ra mồ hôi, trống ngực, tim nhanh.
 Tương tác giữa Glimepiride và Nebivolol
o Mức độ: vừa phải.
o Hậu quả: Thuốc chẹn beta nebivolol có thể che lấp dấu hiệu hạ đường huyết của
glimepiride như run, tim nhanh, trống ngực khiến bệnh nhân khó nhận ra. Ngoài ra
nhiều tác dụng lên việc chuyển hóa glucose đã được báo cáo, cụ thể, thuốc chẹn beta
có thể gây ức chế glycogenolysis qua trung gian catecholamine và làm giảm đường
huyết do insulin do Glimepiride ở bệnh nhân tiểu đường, làm chậm quá trình phục hồi
mức đường huyết bình thường dẫn đến việc hạ đường huyết kéo dài và nghiêm trọng.
Tăng huyết áp và nhịp tim chậm đáng kể cũng có thể xảy ra trong quá trình hạ đường
huyết ở bệnh nhân tiểu đường được điều trị bằng insulin và thuốc chẹn beta do sự đối
kháng của epinephrine đối với các thụ thể adrenergic beta-2, dẫn đến tác dụng alpha-
adrenergic.
o Cách khắc phục: Theo dõi đường huyết thường xuyên và lưu ý rằng một số triệu chứng
hạ đường huyết như run và nhịp tim nhanh có thể bị che lấp. Tuy nhiên, các triệu
chứng khác như nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, nhầm lẫn, buồn nôn, đói, yếu và ra
mồ hôi có thể không bị ảnh hưởng.
- Theo Medscape
 Tương tác giữa Nebivolol với Losartan
o Mức độ: cần kiểm soát chặt chẽ
o Cơ chế: Hiệp đồng dược lực, ngoài ra cả 2 thuốc đều có nguy cơ tăng kali huyết
b) Tương tác thuốc – thức ăn
- Theo Drugs.com
 Tương tác giữa Losartan với thức ăn
o Với thục phẩm chứa Kali
o Mức độ: Vừa phải
o Cơ chế: ARB (như Losartan) là thuốc có tác dụng phụ tăng kali huyết nên khi kết
hợp với thực phẩm chứa lượng kali từ trung bình đến cao, đặc biệt là các chất
thay thế muối, sẽ làm gia tăng nguy cơ tăng kali máu
o Hậu quả: gây yếu cơ, nhịp tim không đều, nhầm lẫn, ngứa ở tứ chi hoặc cảm giác
nặng nề ở chân.
o Khắc phục: Tư vấn bệnh nhân chế độ ăn uống hợp lí, không nên sử dụng các chất
thay thế muối có chứa kali hoặc bổ sung kali không kê đơn mà không hỏi ý kiến
bác sĩ. Nếu phải sử dụng đồng thời thì cần thường xuyên theo dõi nồng độ kali
máu.
o Với nước bưởi chùm
o Mức độ: Vừa phải
o Cơ chế: Losartan có một phần chuyển hóa qua gan thành chất có hoạt tính mạnh
hơn ban đầu. Nước bưởi chùm lại là chất ức chế chuyển hóa qua trung gian
CYP450 3A4
o Hậu quả: một phần của losartan không được chuyển hóa nên thuốc sẽ bị giảm một
phần hoạt tính.
o Cách khắc phục: tránh dùng nước bưởi chùm khi điều trị bằng Losartan
3. PHÂN TÍCH SỰ HỢP LÝ CỦA TOA THUỐC

● Sự phù hợp về chỉ định trong toa:

- Metformin kết hợp với glimepiride là phù hợp cho chỉ định đái tháo đường type 2.
- Phối hợp này làm tăng tác dụng điều trị. Xu thế hiện nay trong điều trị là kết hợp
thuốc để tránh đề kháng

- Rosuvastatin chỉ định để kiểm soát rối loạn lipid huyết cụ thể là LDL

- Losartan, Nebivolol là phù hợp cho chỉ định Tăng huyết áp.

● Sự phù hợp về liều lượng:

- FPG (chỉ số glucose huyết tĩnh mạch lúc đói) 8.26 mmol > 6.9 mmol(Bình thường).
- Liều trong đơn:

● Metformin 850mg 60 viên ngày uống 2 lần, lần 1 viên (Sáng chiều sau ăn)

Theo BNF 76: Ban đầu 500 mg mỗi ngày một lần, sau đó tăng lên nếu cần thiết lên đến 2 g mỗi
ngày, tăng liều Dần dần, cứ sau 10 ngày 15, liều dùng bữa ăn tối, thay thế tăng lên 1 g hai lần mỗi
ngày. Liều dùng trong bữa ăn, chỉ dùng liều thay thế sử dụng nếu không đạt được sự kiểm soát với
liều dùng một lần mỗi ngày.

=> Sử dụng liều metformin 850mg trong trường hợp này là đúng nhưng cần nhắc bệnh nhân uống
trong bữa ăn để tránh các triệu chứng khó chịu khi dùng thuốc. Thời gian dùng 30 viên mỗi ngày 2
viên là 15 ngày là hợp lý.

● Glimepiride 2mg 30 viên ngày uống 1 lần, lần 1 viên (Trước ăn 30 phút)

Theo BNF 76: Ban đầu 1 mg mỗi ngày, điều chỉnh theo đáp ứng, sau đó tăng dần theo từng bước 1
mg 1 tuần - 2 tuần, tăng lên 4 mg mỗi ngày, liều dùng ngay trước hoặc với bữa ăn chính đầu tiên,
liều hàng ngày có thể được tăng thêm, tùy hoàn cảnh; tối đa 6 mg mỗi ngày.

=> Liều 2mg của Glimepiride là hợp lý.

● Rosuvastatin 10mg 30 viên ngày uống 1 lần/1 viên (chiều tối sau ăn)

Thuốc điều trị rối loạn lipid huyết làm giảm LDL, cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch.

Huyết áp của bệnh nhân là 120/70 theo Hội tim mạch học Việt Nam là bình thường. chứng tỏ bệnh
nhân đáp ứng với thuốc rất tốt.

Tuy nhiên bệnh nhân nữ 52t và đang bệnh đái tháo đường tuýp 2(nguy cơ) thì cần sử dụng
Rosuvastatin.
Liều ở đây là 10mg là không hợp lý (Theo BNF 76 liều khởi đầu là 5mg).

● Losartan 25 mg 60 viên ngày uống 2 lần, lần 1 viên (sáng chiều)

Theo BNF: Có thể dùng liều khởi đầu thấp hơn (thí dụ 25 mg mỗi ngày) cho người bệnh có khả
năng mất dịch trong lòng mạch.

=> Liều trong trường hợp này là hợp lý.

● Nebivolol 2,5mg 15 viên ngày uống 1 lần, lần 1/2 viên (chiều)

Theo BNF: Liều 5mg đối với người cao huyết áp là hợp lý.

Tuy nhiên căn cứ vào chỉ số huyết áp của bệnh nhân thì việc sử dụng thêm nebivolol là không cần
thiết.

=> Sử dụng nebivolol là không hợp lý.

● Sự phù hợp về nguy cơ lợi ích:

● Lợi ích:

- Metformin kết hợp glimepiride sẽ giúp hạ đường huyết tốt hơn tuy nhiên cần phải tiến
hành kiểm tra đường huyết thường xuyên tránh trường hợp hạ đường huyết quá mức.

- Kết hợp Rosuvastatin và Losartan trong chỉ định cao huyết áp là tốt cho bệnh nhân nữ
52t và đang bệnh đái tháo đường phòng ngừa các biến chứng tim mạch và suy giảm
thể tích nội mạch.

● Nguy cơ:

- Khi phối hợp các thuốc trị đái tháo đường tuýp 2 sẽ dễ dẫn đến tình trạng tụt đường
huyết quá mức, cần kiếm soát đường huyết.

- Khi thêm Nebivolol là một thuốc chẹn beta-2 điều trị cao huyết áp nhưng tác dụng
phụ che lấp dấu hiệu tụt đường huyết (Do chẹn beta-2 sẽ làm chậm nhịp tim, mà dấu
hiệu tụt đường huyết quá mức có tim đập nhanh -> che lấp). Kết hợp với chỉ số huyết
áp 120/70 của bệnh thì không cần sử dụng một thuốc trị tăng huyết áp mạnh như vậy.
-> bỏ Nebivolol.
4. BỆNH HỌC
a) Định nghĩa Tăng huyết áp? Nguyên nhân?
- Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch máu

· Huyết áp = Cung lượng tim x Sức cản ngoại vi

· Cung lượng tim = Tần số tim x thể tích 1 nhát bóp

- Tăng huyết áp xảy ra khi cung lượng tim hoặc sức cản ngoại vi tăng hoặc cả hai
- Theo ESC 2018 tăng huyết áp là khi chỉ số huyết áp cao hơn 140/90mmhg
- Theo ACC 2017 tăng huyết áp là khi chỉ số huyết áp cao hơn 130/80mmhg
- Tăng huyết áp được chia làm hai loại: THA nguyên phát( khoảng 90%, không biết rõ nguyên
nhân) và THA thứ phát.
- Các nguyên nhân THA thứ phát ở người lớn:

● Hội chứng ngưng thở khi ngủ

● Do thuốc (trị suy giáp, )

● Bệnh thận mạn tính

● Hẹp động mạch thận, bệnh nhu mô thận

● Hẹp eo động mạch chủ

● Cường Aldosteron nguyên phát

● Dùng steroid kéo dài và hội chứng Cushing

● U tủy tuyến thượng thận

● Bệnh tuyến giáp hoặc tuyến cận giáp

● THA liên quan đến thai kỳ

b) Thuốc điều trị


- ACEi : Benazepril, Captopril, Enalapril, Fosinopril, Lisinopril, Moexipril , Perindopril,
Quinapril , Ramipril ,Trandolapril
- ARBs: Candesartan, Eprosartan, Irbesartan, Losartan , Telmisartan ,Valsartan
- Chẹn kênh Ca2+ : Amlodipine, Bepridil, Diltiazem, Felodipine, Isradipine, Nicardipine,
Nifedipine, Nisoldipine, Verapamil
- Thuốc lợi tiểu:

○ Quai: furosemide

○ Thiazide: Hydrochlorothiazide,

○ Tiết kiệm Kali: spironolacton, triamterene, imdapamid

○ ức chế CA:

○ Amiloride , Bumetanide, Chlorthalidone, Clorothiazide, Furosemide, hoặc HCTZ ,


Indapamid , Metolazone, Spironolacton, Triamterene.

- Beta- blockers:

○ Chọn lọc : nebivolol, bisoprolol, atenolol, esmolol, metoprolol

○ Không chọn lọc

■ Β1- Β2 : timolol, propanolol

■ B – α: carvedilol, labetalol

○ Chọn lọc và chủ vận 1 phần

■ Acebutolol, Atenolol, Betaxolol, Bisoprolol, Carteolol, Metoprolol, Nadolol,


Nebivolol, Penbutolol, Pindolol, Propranolol, Sotalol, Timolol

- Alpha- blockers: Doxazosin, Prazosin, Terazosin.


- Thuốc giãn mạch: Hydralazine, Minoxidil
- Thuốc tác động lên TKTƯ: Clonidine,Guanabenz ,Guanfacine ,Methyldopa
c) Điều trị không dùng thuốc
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày);
- Tập thể dục đều đặn, vừa sức;
- Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn;
- Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc;
- Tránh nhiễm lạnh đột ngột
- Kiểm soát tốt các bệnh liên quan;
- Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đúng theo hướng dẫn của bác sĩ;
- Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo thích hợp.
5. Các nhóm thuốc trị đái tháo đường?
- Nhóm kích thích tiết insulin

● Nhóm Sulfonylurea.

○ Thế hệ 1: Tolbutamid, Chlopropamid, Diabetol…

○ Thế hệ 2: Gliclazide, Glibenclamide, Glipizid, , Glyburide

○ Thế hệ 3: Glimepiride

● Nhóm Meglitinide: Repaglinide và Nateglitinide

- Nhóm tăng sử dụng glucose ở ngoại biên ( tăng nhạy cảm)

● Nhóm Biguanide: Metformin

● Nhóm Thiazolidinedione: Pioglitazon- actos 30mg

- Nhóm ức chế hấp thu glucose

● Nhóm ức chế men α – Glucosidase:Acarbose, Miglitol, Voglibose

- Nhóm làm tăng incretine tuỵ


 Nhóm ức chế men DPP-4 (men phân huỷ GLP-1):Sitagliptin, Vildagliptin,
Saxagliptin,Linagliptin
 Nhóm chủ vận GLP-1: dulaglutide, exenatide,….
- Nhóm giống Amylin
- Pramlintide
- Nhóm làm tăng thải glucose
 Nhóm ức chế SGLT-2: Dapagliflozin
- Thay thế insulin nội sinh
 NPH
 Glargine
- Các thuốc khác
 Colesevelam
 Diazoxid
 Bromocriptine
IV) TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Thuốc đầu tay sử dụng cho bệnh nhân tăng huyết áp vô căn ?
- Theo VNHA: Thuốc đầu tay gồm 4 loại thuốc ACEi/ARB + thuốc lợi tiểu hoặc CCB

- Theo ESC 2019: Lựa chọn hàng đầu là phối hợp 2 thuốc trong các thuốc ACEi/ARB + thuốc
lợi tiểu hoặc CCB
- Theo AHA 2017: Lựa chọn hàng đầu là đơn trị bằng thuốc ACEi/ARB/Lợi tiểu/ CCB sau đó
tùy theo yếu tố nguy cơ bệnh kèm theo mà phối hợp thêm

2. Phối hợp thuốc trong trường hợp toa số 9


- Phối hợp thuốc theo VNHA 2018
3. Cách tính liều Rosuvastatin
- Theo AHA/ACC 2018
-
Vì Rosuvastatin được sử dụng với mục đích phòng ngừa biến cố tim mạch khi có bệnh lý nên là đái
tháo đường và tuổi trong khoảng 40 – 75, nên dùng liều rosuvastatin có cường độ trung bình

- Theo BNF nên khởi đầu bằng liều 5 mg sau đó có thể tăng liều lên nếu dung nạp thuốc trong
trường hợp này có thể liều được tăng từ 5 lên 10 mg
- Cụ thể ở đây liều 5 – 10 mg/ ngày với người Châu Á. Xem xét dáp ứng của thuốc và điều chỉnh
liều đến khi phù hợp
- Nguồn: https://thongtinthuoc.com/tin_tuc/tom-tat-hieu-qua-lam-sang-cua-statin.html?
fbclid=IwAR3bRLSRU_6Wilr7etsxLMkS0ClC4I3M6RSK7SVyQxJ6--BpCS3oH5TfQqs
4. Cách dùng Sulpiride
- Thuốc này được dùng với mục đích chống lo âu cho bệnh nhân GERD do GERD có thể gây ra
bởi Stress làm tăng tiết acid dạ dày và nhu động rượt
- Điều trị triệu chứng ngắn lo âu ở người lớn đã thất bại với các điều trị thông thường: 50-150
mg / ngày trong tối đa 4 tuần
5. Cách dùng Lansoprazole
- Các PPI là dẫn xuất benzimidazol. PPI dược sử dụng dạng tiền dược. Vì PPI không bền trong
môi trường acid và để tránh thuốc bị proton hóa sớm khi còn ở pH acid lòng dạ dày nên được
bào chế dạng viên tan ở ruột hoặc viên phóng thích tức thì có NaHCO3 (Zegerid = omeprazol
NaHCO3 hay Mg(OH)2 ) tác dụng như antacid để ngăn PPI proton hóa sớm.
- Hoạt chất được phóng thích ở ruột vào máu và được vận chuyển đến vi kênh tế bào thành. Tại
vi kênh có pH =5 nên thuốc là base được proton hóa thành dạng có hoạt tính là hoặc
lanzoprazol sulfon và hydroxy lanzoprazol tích tụ đến 1000 lần trong tế bào thành so với huyết
tương. Dạng có hoạt tính gắn với nhóm sulhydryl của H+- K+ ATPase bằng nối cộng hóa trị nên
ức chế không thuận nghịch enzym này. Sự phân phối chọn lọc enzym H+-K+ ATPase trên tế
bào thành và phải ở pH acid thuốc mới có hoạt tính khiến PPI có tính đặc hiệu cao.
- Thuốc này được uống lúc bụng đói vì sinh khả dụng giảm 50% nếu bụng no. Tuy nhiên, khi
bụng đói chỉ có 10% bơm proton hoạt động nên uống thuốc 30 phút trước bữa ăn (ăn sáng
hiệu quả cao hơn ăn tối) để nồng độ đỉnh của thuốc trùng với thời điểm bơm proton bài tiết
acid nhiều nhất (tăng 10 lần khi có thức ăn). Vì lượng H+-K+ ATPase cao nhất sau thời gian
nhịn đói lâu dài nên uống PPI vào bữa ăn đầu tiên trong ngày. Nhìn chung chỉ cần 1 liều PPI đủ
ức chế tiết acid. Đôi khi cần liều thứ 2 nên uống trước buổi ăn tối.
- Tuy t1/2 của PPI ngắn (1,5 giờ) nhưng thời gian tác động đến 24 giờ vì bơm proton bị ức chế
không thuận nghịch nên chờ đến 18 giờ sau để tổng hợp H+-K+ ATPase mới. Không phải tất cả
bơm proton bị ức chế ngay từ liều đầu, cần dùng thuốc mỗi ngày trong 3-4 ngày để đạt sự ức
chế tiết acid đầy đủ. Sau 3-4 ngày ngừng thuốc sự tiết acid mới trở lại bình thường. Vậy PPI
khởi đầu tác dụng chậm hơn thuốc kháng H2 nên không phái là thuốc sử dụng khi cần. Nếu
muốn PPI khỏi phát nhanh thì trong 2 — 3 ngày đầu dùng 2 lần/ngày.
- Trị GERD: PPI hiệu quả nhất nhưng hay gây tái phát nếu không điều trị duy trì. PPI làm giảm
triệu chứng và làm lành viêm thực quản khi uống vào buổi sáng độ 85-90% bệnh nhân so với
50-60% dùng kháng H2. Có độ 10-15% bệnh nhân không đáp ứng với PPI do thuốc này chuyển
hóa qua 2C19 là men đa hình (polymorphism). PPI còn điều trị duy trì và trị các biến chứng do
GERD như hẹp, tắt thanh quản, khó nuốt, khàn giọng, barette, đau thắt ngực không do tim, ho
hen, viêm thanh quản mạn

You might also like