You are on page 1of 12

Chương 5: HIĐRO – NƯỚC

Bài 31: TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA HIDRO


Câu 1: Tính chất nào sau đây không có ở Hidro
A. Nặng hơn không khí B. Nhẹ nhất trong các chất khí
C. Không màu D. Tan rất ít trong nước
Câu 2: Ứng dụng của Hidro
A. Oxi hóa kim loại
B. Làm nguyên liệu sản xuất NH3, HCl, chất hữu cơ
C. Tạo hiệu ứng nhà kinh
D. Tạo mưa axit
Câu 3: Khí nhẹ nhất trong các khí sau:
A. H2 B. H2O C. O2 D. CO2
Câu 4: Công thức hóa học của hidro:
A. H2O B. H C. H2 D. H3
Câu 5: Cho 8g CuO tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy có m (g) chất rắn. Tính m,
chất rắn đó là chất nào?
A. Cu, m = 0,64g B. Cu, m = 6,4g C. CuO dư, m = 4g D. Không xác định được
Câu 6: Trong những oxit sau: CuO, MgO, Fe2O3, CaO, Na2O. oxit nào không bị Hidro khử:
A. CuO, MgO B. Fe2O3, Na2O C. Fe2O3, CaO D. CaO, Na2O, MgO
Câu 7: Tỉ lệ mol của Hidro và Oxi sẽ gây nổ mạnh là:
A. 2:1 B. 1:3 C. 1:1 D. 1:2
Câu 8: Trong những oxit sau: CuO, MgO, Al2O3, AgO, Na2O, PbO. Có bao nhiêu oxit phản ứng
với Hidro ở nhiệt độ cao:
A. 4 B. 5 C. 3 D. 1
Câu 9: Sau phản ứng của CuO và H2 thì có hiện tượng gì:
A. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành xanh lam
B. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ
C. Có chất khí bay lên
D. Không có hiện tượng
Câu 10: Sản phẩm thu được sau khi nung Chì (II) oxit trong Hidro
A. Pb B. H2 C. PbO D. Không phản ứng
……………………………………………………………………………………..
Bài 32: PHẢN ỨNG OXY HÓA – KHỬ
Câu 1: Tên gọi khác của chất khử là:
A. Chất oxi hóa B. Chất bị khử C. Chất bị oxi hóa D. Chất lấy Oxi
Câu 2: Chọn đáp án đúng
A. Sự tách Oxi khỏi hợp chất được gọi là sự oxi hóa
B. Sự tác dụng của oxi với một chất gọi là sự khử
C. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác
D. Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác
Câu 3: Cho phản ứng sau, xác định chất khử
0
Fe2O3 + 3H2  t 2Fe + 3H2O
A. Fe2O3 B. H2 C. Fe D. H2O
Câu 4: Oxit nào bị khử bởi Hidro:
A. Na2O B. CaO C. Fe3O4 D. BaO
Câu 5: Cho phản ứng: 3Fe + 2O2 −to→ Fe3O4 . Chất nào là chất khử?
A. Fe B. O2 C. Fe3O4 D.Cả A & B
Câu 6: Phản ứng nào không phải phản ứng oxi hóa – khử:
A. 4Na + O2 −to→ 2Na2O B. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2
C. NH3 + HCl → NH4Cl D. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
Câu 7: Phát biểu nào không đúng:
A. Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử
B. Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của 1 số nguyên tố
C. Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của tất cả nguyên tố
D. Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó có sự trao đổi e giữa các nguyên tử
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 4,8g bột than trog không khí. Thể tích khí thu được sau phản ứng là
A. 8,96 (l) B. 8,96 (ml) C. 0,896 (l) D. 0,48l
Câu 9: Cho các phản ứng sau, những phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử
1. S + O2 −to→ SO2            2. CaCO3 −to→ CaO + CO2          
3. CH4 + 3O2 −to→ CO2 + 2H2O           4. NH3 + HCl → NH4Cl          
A.(1) & (2) B.(2) & (3) C.(1) & (3) D.(3) & (4)
Câu 10: Chọn đáp án sai:
A. Sự khử và oxi hóa là 2 quá trình giống nhau
B. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác
C. Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác
D. Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử
…………………………………………………………………………………………
Bài 33: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIDRO – PHẢN ỨNG THẾ
Câu 1: Để nhận biết hidro ta dùng:
A. Que đóm đang cháy B. Oxi C. Fe D. Quỳ tím
Câu 2: Cho Al tác dụng tác dụng với H2SO4 loãng tạo ra mấy sản phẩm
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Điều chế Hidro trong công nghiệp, người ta dùng:
A. Cho Zn + HCl B. Fe + H2SO4 C. Điện phân nước D. Khí dầu hỏa
Câu 4: Sau phản ứng Zn và HCl trong phòng thí nghiệm, đưa que đóm đang cháy vào ống dẫn
khí , khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu gì?
A. Đỏ B. Xanh nhạt C. Cam D. Tím
Câu 5: Chọn đáp án sai:
A. Kim loại dùng trong phòng thí nghiệm phản ứng với HCl hoặc H2SO4 loãng là Na
B. Hidro ít tan trong nước
C. Fe
D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Câu 6: Cho 6,5g Zn phản ứng với axit clohidric thấy có khí bay lên với thể tích là
A. 22,4 (l) B. 0,224 (l) C. 2,24 (l) D. 4,8 (l)
Câu 7: Chọn đáp án đúng:
A. Phản ứng giữa Fe và HCl là phản ứng Oxi hóa – Khử
B. Phản ứng thế là phản ứng giữa hợp chất và hợp chất
C. CaCO3 t→° CaO + CO2 là phản ứng khử
D. Khí H2 nặng hơn không khí
Câu 8: Cho một thanh sắt nặng 5,53g vào bình đựng dung dịch axit clohidric loãng thu được dung
dịch A và khí bay lên. Cô cạn dung dịch A được m (g) chất rắn. Hỏi dung dịch A là gì và tìm m
A. FeCl2 và m = 113,9825g B. FeCl2 và m = 12,54125g
C. FeCl3 và m = 55,3g D. Không xác định được
Câu 9: Tính khối lượng ban đầu của Al khi cho phản ứng với axit sunfuric thấy có 1,68(l) khí
thoát ra.
A. 2,025g B. 5,24g C. 6,075g D. 1,35g
Câu 10: Dung dịch axit được dùng để điều chế hidro trong phòng thí nghiệm là:
A. H2SO4 đặc B. HCl đặc C. H2SO4 loãng D. A và B đều đúng
…………………………………………………………………………….
Bài 34: BÀI LUYỆN TẬP 6
Câu 1: Hidro thể hiện tính:
A. Tính OXH B. Tính khử C. Tác dụng với kim loại D. Tác dụng với oxi
Câu 2: Các cách phổ biến để điều chế hidro trong công nghiệp:
A. Từ khí than B. Từ khí thiên nhiên, dầu mỏ
C. Điện phân nước D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Trong các loại phản ứng dưới đây, phản ứng nào chắc chắn là phản ứng oxi hóa – khử
A. Phản ứng hóa hợp B. Phản ứng thế
C. Phản ứng thủy phân D. Phản ứng phân hủy
Câu 4: Tính m (g) H2O khi cho 2,4 (l) H2 tác dụng với 7,6 (l) O2 (đktc)
A. 1,92g B. 1,93g C. 4,32g D. 0,964g
Câu 5: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử:
A. 2Fe(OH)3 −to→ Fe2O3 + 3H2O B. NH3 + HCl → NH4Cl
to
C. CaCO3 − → CaO + CO2 D. NaOH+ Cl2 → NaCl + NaClO + H2O
Câu 6: Cho thanh Al ngâm vào dung dịch axit clohidric thấy có khí bay lên. Xác định khí đó
A. Cl2 B. H2O C. H2 D. NH3
Câu 7: Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãng
A. Cu B. Zn C. Al D. Fe
Câu 8: phát biểu nào sau đây là đúng nhất:
A. Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thế chỗ nguyên tử của
nguyên tố khác trong hợp chất
B. Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó có sự tham gia của hợp chất và các chất
C. Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó có sự tham gia của hợp chất và đơn chất tạo thành
chất mới
D. Phản ứng thế là quá trình tạo thành nhiều chất mới từ 2 hay nhiều chất ban đầu
Câu 9: Cho các phản ứng sau, phản ứng nào không phải phản ứng thế
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 B. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
C. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + HCl D. Al + CuO → Cu + Al2O3
Câu 10: Cho thanh đồng ngâm vào 400ml dung dịch axit sunfuric loãng 2M thấy trong dung dịch
có khí và V bằng bao nhiêu?
A. 1,75 l B. 12,34 l C. 4,47 l D. 17,92 l
……………………………………………………………………………………..
Bài 36: NƯỚC
Câu 1: Nước được cấu tạo như thế nào?
A. Từ 1 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi B. Từ 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi
C. Từ 1 nguyên tử hidro và 2 nguyên tử oxi D. Từ 2 nguyên tử hidro và 2 nguyên tử oxi
Câu 2: Phân tử nước chứa những nguyên tố nào?
A. Nitơ và Hidro B. Hidro và Oxi C. Lưu huỳnh và Oxi D. Nitơ và Oxi
Câu 3: %mH trong 1 phân tử nước:
A. 11,1% B. 88,97% C. 90% D. 10%
Câu 4: Chọn câu đúng:
A. Kim loại tác dụng với nước tạo ra bazo tương ứng
B. Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị
C. Nước làm đổi màu quỳ tím
D. Na tác dụng với H2O không sinh ra H2
Câu 5: Cho quỳ tím vào nước vôi trong, hiện tượng xảy ra là
A. Quỳ tím chuyển màu đỏ B. Quỳ tím không đổi màu
C. Quỳ tím chuyển màu xanh D. Không có hiện tượng
Câu 6: Cho mẩu Na vào nước thấy có 4,48(l) khí bay lên. Tính khối lượng Na
A. 9,2g B. 4,6g C. 2g D. 9,6g
Câu 7: Oxit nào sau đây không tác dụng với nước
A. P2O5 B. CO C. CO2 D. SO3
Câu 8: Oxi bazơ không tác dụng với nước là:
A. BaO B. Na2O C. CaO D. MgO
Câu 9: Cho chất oxit A được nước hóa hợp tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108(g/mol),
trong A có 2 nguyên tử Nitơ
A. NO2 B. N2O3 C. N2O D. N2O5
Câu 10: Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì:
A. Đỏ B. Xanh C. Tím D. Không màu
…………………………………………………………………………………..
Bài 37: AXIT – BAZƠ – MUỐI
Câu 1: Để nhận biết HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng:
A. Quỳ tím B. Phenolphtalein C. Kim loại D. Phi kim
Câu 2: Tên gọi của NaOH:
A. Natri oxit B. Natri hidroxit C. Natri (II) hidroxit D. Natri hidrua
Câu 3: Gốc axit của axit HNO3 hóa trị mấy?
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 4: Bazơ không tan trong nước là:
A. Cu(OH)2 B. NaOH C. KOH D. Ca(OH)2
Câu 5: Công thức của bạc clorua là:
A. AgCl2 B. Ag2Cl C. Ag2Cl3 D. AgCl
Câu 6: Muối nào trong đó có kim loại hóa trị II trong các muối sau: Al2(SO4)3; Na2SO4; K2SO4;
BaCl2; CuSO4
A. K2SO4; BaCl2 B. Al2(SO4)3 C. BaCl2; CuSO4 D. Na2SO4
Câu 7: Chất không tồn tại là:
A. NaCl B. CuSO4 C. BaCO3 D. HgCO3
Câu 8: Chọn câu đúng:
A. Các hợp chất muối của Na và K hầu như không tan B. Ag2SO4 là chất ít tan
C. H3PO4 là axit mạnh D. CuSO4 là muối không tan
Câu 9: Chọn câu sai:
A. Axit luôn chứa nguyên tử H B. Tên gọi của H2S là axit sunfuhidric
C. BaCO3 là muối tan D. NaOH bazo tan
Câu 10: Tên gọi của H2SO3
A. Hidro sunfua B. Axit sunfuric C. Axit sunfuhiđric D. Axit sunfurơ
………………………………………………………………………………….
Bài 38: BÀI LUYỆN TẬP 7
Câu 1: Dung dịch làm phenolphtalein đổi màu
A. Muối B. Axit C. Bazơ D. Nước
Câu 2: Tên muối KMnO4 là:
A. Kali clorat B. Kali pemanganat C. Kali sunfat D. Kali manganoxit
Câu 3: Cho CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O. Biết mCaO = 0,56g. Tính mCaSO4
A. 13,6 g B. 0,136 g C. 1,36 g D. 2,45 g
Câu 4: Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
A. Na B. Ca C. Ba D. Fe
Câu 5: Cho NaOH, CuSO4, KOH, BaSO4, NaHCO3, Fe(OH)2. Chất nào có kim loại hóa trị I
A. NaOH, Fe(OH)2 B. NaHCO3, KOH C. CuSO4, KOH D. BaSO4, NaHCO3
Câu 6: Chọn đáp án đúng
A. Cu + H2SO4 đ → CuSO4 + H2 B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
t °
C. CaCO2  → Ca + CO2 D. NaOH t→° Na + H2O
Câu 7: Khử 1,5 g sắt (III) oxit bằng khí H2. Thể tích khí hidro (đktc ) cần dùng là
A. 2,34 lít B. 1,2 lít C. 0,63 lít D. 0,21 lít
Câu 8: Cho kim loại A, hóa trị II tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. Biết rằng sau phản ứng thu
được 3,36 l khí thoát ra ở đktc và khối lượng của bazo thu được là 11,1 gam. Tìm A
A. Ba B. Ca C. Na D. Cu
Câu 9: Tên gọi của Ba(OH)2:
A. Bari hiđroxit B. Bari đihidroxit C. Bari hidrat D. Bari oxit
Câu 10: Công thức hóa học của muối ăn:
A. NaCl B. NaI C. KCl D. KI
…………………………………………………………………………………….
ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT

ĐỀ 1
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Chất nào dưới đây có thể dùng để điều chế được hiđro khi cho tác dụng với dung dịch HC1?
A. Cu                              B. Ag                          C. H2O                              D. Zn
Câu 2. Phản ứng nào dưới đây không phải là phán ứng oxi hoá khử ?

A. 2CO + O2  2CO2 B. CO2 + C  2CO2

C. CaO + H2O  Ca(OH)2 D. 4H2 + Fe3O4  4H2O + 3Fe

Câu 3. Khi cho khí hiđro đi qua bột CuO nóng, chất rắn từ màu đen chuyển sang màu đỏ vì:

A. Bột CuO bị phân hủy giải phóng Cu.

B. Bột CuO cháy với oxi.

C. Khí H2 tác dụng với bột CuO tạo thành một hợp chất mới.
D. Khí H2 chiếm oxi của bột CuO giải phóng Cu.
Câu 4. Để điểu chế được 12 (gam) đồng bằng cách dùng hiđro khử đồng(II) oxit

a) Khối lượng CuO bị khử là

A. 15gam.              B. 2,5 gam.                      C. 4 gam.              D. 2,4 gam.

b) Thể tích khí H2 (đktc) đã dùng là


A. 5,6 lít.                         B. 0,56 lít               C. 4,2 lít                D. 2,24 lít.

Câu 5. Khí X có tỉ khối với H2 là 8,5 gam. X là khí nào cho dưới đây?
A.SO2.                            B. NH3.                C.O2.                    D. Cl2.
II. Phần tự luận 
Câu 1. Lập phương trình của các phản ứng hoá học sau. Xác định loại phản ứng:
a) Sắt + axit clohiđric  ⋯ > ?   +   ?
b) Hiđro + sắt (III) oxit  ⋯ > ?   +     ?
c) Hiđro + nitơ ⋯ > amoniac (NH3)
d) Cacbon oxit + đồng(II)    ⋯ >  oxit cacbonic +      ?
Câu 2. Có các khí sau: H2S, SO2, CH4, và co nặng hơn khí H2 bao nhiêu lần?
Câu 3. Cho một luồng khí H2 đi qua bột CuO nóng màu đen thu được hỗn hợp gồm hai chất rắn,
trong đó có 3,2 gam chất rắn màu đỏ. Tiếp tục cho 2,24 lít khí H 2 (đktc) đi qua, thì thu được một
chất rắn duy nhất có màu đỏ.
a) Thể tích khí H2 (đktc) đã tham gia khử CuO lần thứ nhất là bao nhiêu lít?
b) Tính khối lượng CuO ban đầu.

………………………………………………………………………………………….

ĐỀ 2

I. Trắc nghiệm
Câu 1. Khí nhẹ nhất trong các chất khí là:

A. Khí oxi B. Khí nito C. Khí hidro D. Khí cacbonic

Câu 2. Cho PTHH sau:

2CO + O2 t→° 2CO2; FeO + H2 t→° Fe + H2O

Chất khử là:

A. CO, H2 B. CO, Fe C. O2, FeO D. O2, H2

Câu 3. Phản ứng nào sau đây là pjanr ứng oxi hóa khử:

A. 2KClO3 t→° 2KCl + 3O2 B. Fe3O4 +4H2 t→° 3Fe + 4H2O

C. Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 D. SO3 + H2O  H2SO4

Câu 4. Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế hidro trong phòng thí nghiệm:

A. Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2 B. 2H2O điện→phân 2H2 + O2

C. 2H2 + O2 t→° 2H2O D. CaCO3 t→° CaO + CO2

Câu 5. Trong các chất sau chất nào là axit:

A. SO2 B. P2O5 C. H2SO4 D. CO2

Câu 6. Một chất có thành phần phần trăm các nguyên tố là: 11,1% H và 88,9% O. Chất đó sẽ có
công thức hóa học là:

A. H2O2 B. HO2 C. H2O3 D. H2O

II. Tự luận

Câu 1. Hoàn thành các PTHH sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào? Nếu là phản ứng oxi
hóa – khử hãy xác định chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử?

a. Fe + H2SO4 ⋯> ? + H2

b. Fe2O3 + ? ⋯> Fe + H2O

c. Al + O2 ⋯> ?

Câu 2. Dùng 5,6 lít khí hidro (đktc) để khử đồng (II) oxit.

a. Viết PTHH của phản ứng trên.

b. Tính khối lượng đồng thu được sau phản ứng?

c. Cần dùng bao nhiêu gam nước để điều chế được lượng hidro trên?

……………………………………………………………………………………
ĐỀ 3

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Cho 70 kg vôi sống chứa 80% CaO tác dụng hết với nước, khối lượng vôi tôi thu được là
A. 92,5 kg.                          B. 74 kg.   C. 70 kg.                             D. 80 kg.

Câu 2. Ghép công thức ớ cột A với công thức ớ cột B để có cặp axit, hoặc bazơ tương ứng với oxit:
STT A B Trả lời
1 MgO a) KOH 1 và....
2 SO2 b) Ca(OH)2  
3 N2O5 c) NaOH  
4 Fe2O3 d) Mg(OH)2  
5 K2O e) H2SO3  
    g) HNO3  
    h) Al(OH)3  
    i) Fe( OH)3  
Câu 3. Cho luồng khí hiđro đi qua ống sứ chịu nhiệt có chứa 20 gam bột CuO ớ nhiệt độ cao, sau
phán ứng thu được 14,8 gam một chất rắn màu đỏ. Hiệu suất của phản ứng là
A. 92%                      B. 92,5%.                          C. 95%.                          D. 90%.

Câu 4. Dựa vào thành phần phân tử, người ta phân loại axit thành
A. axit yếu và axit mạnh.

B. axit chứa nhiều nguyên tử H và axit chứa ít nguyên tử H.

C. axit không có O và axit có O.

D .axit chứa nhiều nguyên tử và axit chứa ít nguyên tử O.

Câu 5. A là một oxit của nitơ có 36,8% về khối lượng là N. A là oxit nào cho dưới đây?
A. N2O.                       B. NO.                             C. N2O3                  D. N2O5.
Câu 6. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hoá - khử?
A. 2Fe(OH)3  Fe2O3 + H2O
B. P2O5 + 3H2O  → 2H3PO4
C. NaCl + AgNO3 → AgCl +NaNO3
D. 2CO + O2 → 2CO2
II. Phần tự luận
Câu 1. Cho 4,8 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HC1. Cần phân hủy bao nhiêu gam KCIO3 để
tạo đủ lượng oxi phản ứng với lượng H2 sinh ra trong phản ứng trên?
Câu 2. Điền công thức hoá học đúng và hệ số thích hợp để hoàn thành các phương trình hoá học
sau:
1. H2 + ......... ⋯ > .........+...........
2. BaO +........  ⋯ >  Ba( OH)2
3. H2O +............ ⋯ >  KOH +    .......................
4. ..............+ .............. ⋯ >   H2SO3.
5. Al    +    HC1  .......   ⋯ >   +..............
………………………………………………………………………………..
ĐỀ 4
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Hoà tan hoàn toàn 1,1 gam hỗn hợp hai kim loại (có hoá trị x, y trong hợp chất) trong dung
dịch HC1 dư thấy tạo ra 0,896 lít khí hiđro (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam
muối khan, m có giá trị là
A. 3,94.                           B. 2,52.                      C. 3,52.                 D. 4,52.

Câu 2. Dãy chất nào sau đây gồm các bazơ tan trong nước?
A.Cu(OH)2, FeCl3, NaOH, Ca( OH)2. B.KOH, NaOH, Ca( OH)2, Ba(OH)2.
C .K2O, N2O5, HCl, NaOH. D. Ba(OH)2, NaHCO3, Fe(OH)3, KCl.
3 3
Câu 3. Một hỗn hợp gồm 10 cm  H2 và 10 cm  O2 (các khí ở cùng nhiệt độ và áp suất). Đốt hỗn
hợp, sau phản ứng thu được:
A. 5 cm3 khí hiđro.  B. 5 cm3 khí oxi.
C. Chỉ có 10 cm3 hơi nước. D. 5 cm3 khí hiđro, và 5 cm3 hơi nước.
Câu 4. Phản ứng nào cho sau đây là phản ứng thế?
A. Fe + O2  →→ Fe3O4.                                 B. Fe2O3 + HC1 →→  FeCl3 + H2O.
C. Fe + CuSO4 →→ Fe SO4+ Cu.                     D. Al(OH) →→ A12O3 + H2O.
Câu 5. Dãy nào cho dưới đây gồm các axit có oxi?
A. MgCl2, H2S, HNO3. B. HNO3, H2S, H2SO4.
C. H3PO4, HC1, HNO3 D .H3PO4, H2SO4, HNO3
Câu 6. Có các khí sau: Khí hiđro clorua HCI, khí amoniac NH3, khí sunfuro SO2 ,khí hiđro sunfua
H2S. Chất khí nào sau đây nặng hơn khí hiđro 17 lần?
A.HCl.                          B.NH3.                    C. SO2.                         D. H2S.
II. Phần tự luận
Hoàn thành bảng sau, biết hỗn hợp lấy ban đầu đúng tỉ lệ các chất theo phương trình hoá học:

Các thời điểm Các chất phản ứng Các chất sản phẩm
Fe3O4 (gam) H2 (lít) Fe (mol) H2O (ml, lỏng)
Thời điểm ban đầu t0   8,96 lít    
Thời điểm t1 17,4 gam      
Thời điểm t2     0,12  
Thời điểm t3       3,6
Thời điểm kết thúc t4 0 0    
………………………………………………………………………………………………………..
ĐỀ 5
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1. Phản ứng của oxi và hiđro tỏa nhiệt lớn nhất khi:
A. Tỉ lệ và khối lượng của oxi và hiđro là 2: 1 B. Tỉ lệ về số nguyên tử của hiđro và oxi là 4: 1
C. Tỉ lệ về số mol của hiđro và oxi là 1: 2 D. Tỉ lệ vẻ thể tích của hiđro và oxi là 2: 1

Câu 2. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hoá - khử?
A. Mg + CO2 → MgO + CO. B  Na2O + H2O → 2NaOH
C. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O. D. CaO + CO2 → CaCO3.
Câu 3. Trường hợp nào sau đây chứa khối lượng hiđro ít nhất?
A. 3.1023 phân tử H2. B. 1,8 gam H20. C. 3,2 gam CH4. D. 0,1 mol NH3.
Câu 4. Để điều chế khí H2 trong phòng thí nghiệm có thể dùng cập chất nào sau đây?
A. Cu và dung dịch HC1.                    B. Zn và dung dịch HC1.

C. Fe và dung dịch NaOH.                  D. Cu và dung dịch H2SO4 loãng.


Câu 5. Khi cho 0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch có chứa 49 gam H 2SO4. Thể tích khí H2 (đktc)
thoát ra là
A. 3,36 (lít).                         B. 11,2 (lít). C 22,4 (lít).                          D. 2,24 (lít).

Câu 6. Hỗn hợp khí A có 0,1 mol N2 và 0,4 mol NH3. Tỉ khối của hỗn hợp A với H2 là
A. 9,2.                              B. 9,6. C. 9.                                  D. 9,5.

II. Phần tự luận 


Câu 1. Viết các PTHH thực hiện dãy biến hoá sau:
KClO3  O2 → Fe3O4 → Fe → FeCl2
Câu 2. Cho hỗn hợp gồm Zn và Fe phản ứng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 1,344
lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng của hỗn hợp trên.
…………………………………………………………………………………..
ĐỀ 6
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, ta có thể dùng kim loại nhôm tác dụng với:
A. CuSO4 hoặc HCl loãng B. H2SO4 loãng hoặc HCl loãng
C. Fe2O3 hoặc CuO D. KClO3 hoặc KMnO4
Câu 2. Hiđro được dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa vì:
A. Do tính chất rất nhẹ. B. Khi cháy sinh nhiều nhiệt.
C. Khi cháy không gây ô nhiễm môi trường. D. A, B, C đúng
Câu 3. Trong những phương trình hóa học sau, phương trình nào xảy ra phản ứng thế?

A. O2 + 2H2 ⃗
t0 2H2O B. H2O + CaO ⃗
t0 Ca(OH)2

C. 2KClO3 ⃗0
t 2KCl + 3O2 ↑ D. Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
Câu 4. Câu phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Ta không được đốt dòng khí hiđro đang thoát ra nếu chưa biết chắc là dòng khí đó tinh khiết.
B. Khí hiđro dù cháy trong không khí hay cháy trong oxi đều tạo thành nước.
C. Một hỗn hợp hai thể tích khí hiđro và một thể tích khí oxi sẽ nổ mạnh khi bắt lửa.
D. Muốn biết dòng khí hiđro đang thoát ra có tinh khiết hay không, ta phải thử độ tinh khiết bằng
cách đốt ở đầu ống dẫn khí.
Câu 5. Nhận xét nào sau đây đúng với phương trình hóa học: Fe3O4 + 4H2 ⃗0
t 3Fe + 4H2O
A. Phản ứng phân hủy B. Thể hiện tính khử của hiđro
C. Điều chế khí hiđro D. Phản ứng không xảy ra
Câu 6. Câu nhận xét nào sau đây là đúng với khí hiđro?
A. Là chất khí không màu không mùi dễ tan trong nước
B. Là chất khí không màu không mùi không tan trong nước
C. Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí
D. Là chất khí dùng để bơm vào bong bóng.
Câu 7. Chọn câu đúng
A. Phương trình hóa học: 2Fe + 3Cl2  2FeCl3 thuộc loại phản ứng phân hủy
B. Phương trình hóa học: 2H2O  2H2↑ + O2↑ thuộc loại phản ứng hóa hợp
C. Phương trình hóa học: CuSO4 + Fe  FeSO4 + Cu thuộc loại phản ứng thế
D. Phương trình hóa học: Fe + H2SO4  FeSO4 + H2↑ thuộc loại phản ứng oxi hóa khử
Câu 8. Dùng 4 gam khí hiđro để khử oxit sắt từ thì số gam sắt thu được sau phản ứng là:
A. 56 gam B. 84 gam C. 112 gam D. 168 gam
Câu 9. Thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy nước là do:
A. Hiđro tan trong nước B. Hiđro nặng hơn không khí
C. Hiđro ít tan trong nước D.Hiđro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí
Câu 10. Cho sơ đồ phản ứng Al + H2SO4 ---> Al2(SO4)3 + H2 . Để lập phương trình hóa học các
hệ số lần lượt theo thứ tự là:
A. 2, 6, 2, 6 B. 2, 2, 1, 3 C. 1, 2, 2, 3 D. 2, 3, 1, 3
II. Tự luận
Câu 11: Dùng khí hiđro để khử hoàn toàn 16 gam đồng(II) oxit.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng ?
b) Tính thể tích khí hiđro cần dùng cho phản ứng (ở đktc)?
c) Tính số gam đồng tạo thành sau phản ứng?
Câu 12: Cho 19,5 gam kẽm vào dung dịch axit clohidric có chứa 18,25 gam axit
a) Viết phương trình hóa học phản ứng xảy ra ?
b) Khi phản ứng kết thúc, chất nào còn thừa?
c) Tính thể tích chất khí sinh ra sau phản ứng (ở đktc) ?
d) Sau khi phản ứng kết thúc cho giấy quỳ tím vào hỏi quỳ tím chuyển sang màu gì? Vì sao?
Câu 13: Hãy trình bày cách phân biệt 2 chất rắn màu xám là Na và Na2O, chỉ dùng nước hãy trình
bày cách phân biệt. Viết ptpu minh họa
.......................................................................................................................
ĐỀ 7
Câu 1. Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH khi dẫn khí H2 qua bột CuO nung nóng.
Câu 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng và cho biết thuộc loại phản ứng gì?
a. Na + H2O  ? + ? b. BaO + H2O  ? c. SO3 + H2O  ?
d. H2 + FeO  ? + ? e. P + O2 → ? t ° f. KClO3 t→° ? + ?
Câu 3. Phân loại và đọc tên các chất sau: NaOH, SO2, N2O5, Na2CO3, CaO, Fe2O3, H2S, HF, HNO2,
Mg(OH)2.
Câu 4. Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: HNO3, NaCl, Mg(OH)2
Câu 5. Hòa tan 19,5g kẽm Zn vào dung dịch axit clohidric HCl thu được muối kẽm clorua ZnCl2 và
khí hidro H2.
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b. Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc.
c. Tính khối lượng muối sinh ra.
d. Thể tích không khí (đktc) cần dùng để đốt cháy hết lượng khí hidro ở trên. Biết thể tích oxi chiếm
20% thể tích không khí.
……………………………………………………………………………………………
ĐỀ 8
I. Trắc nghiệm
Câu 1. Ta thu khí hidro được bằng cách đẩy nước do:
A. Khí hidro nhẹ hơn không khí B. Khí hidro tan trong nước
C. Khí hidro nhẹ hơn nước D. Khí hidro không tan nước
Câu 2. Dựa vào tính nhẹ nhất trong các khí ta có thể:
A. Thu khí hidro vào lọ.
B. Thu khí hidro vào lọ bằng cách úp miệng lọ xuống và thu khí hidro.
C. Thu khí hidro vào lọ bằng cách đẩy nước.
D. Thu khí hidro vào lọ bằng cách đặt đứng lọ.
Câu 3. Hidro phản ứng được với chất nào sau đây?
A. CuO, C, H2, NaCl B. Fe2O3, C, O2, CuO
C. Fe2O3, FeO, S, Al, CH4 D. Cả A, B, C
Câu 4. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế hidro từ;
A. Dung dịch HCl và Zn, Al B. Nước
C. Các hợp chất giàu hidro D. Cả A, B, C
Câu 5. Sự khử là:
A. Sự phân hủy hợp chất giàu hidro.
B. Sự tác dụng của hidro với oxit kim loại
C. Sự tác dụng của khí hidro với dung dịch axit
D. Sự tách oxi khỏi hợp chất
Câu 6. Cho các phản ứng sau đây:
1. H2 + CuO t→° Cu + H2O
2. CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O
3. Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
4. 4P + 5O2  2P2O5
A. 4 là phản ứng hóa hợp; 1,3 là phản ứng thế
B. 3 là phản ứng hóa hợp; 1,4 là phản ứng thế
C. 4 là phản ứng hóa hợp; 1, 2, 3 là phản ứng thế
D. 1 là phản ứng hóa hợp; 2,3, 4 là phản ứng thế
Câu 7. Các chất nào dưới đây đều là axit:
A. ZnCl2, HCl, HNO3 B. HCl, H2SO4, HNO3
C. AlCl3, HCl, ZnSO4 D. Cả A, B, C đều sai
Câu 8. Ta có thể sử dụng điều kiện nào sau đây để thử độ tinh khiết của khí hidro khi thu:
A. Khí hidro phản ứng được với oxy.
B. Khí hidro nhẹ hơn không khí.
C. Khí hidro gây ra phản ứng cháy với khí oxy và đồng thời gây ra hiện tượng nổ.
D. Ý khác.
II. Tự luận
Câu 1. Cân bằng phương trình háo học sau:
a. PbO + H2 ⋯> Pb + H2O b. Fe3O4 + H2 ⋯> Fe + H2O
c. H2SO4 + Al ⋯> Al2(SO4)3 + H2 d. HCl + Fe ⋯> FeCl2 + H2
Câu 2. Hoàn thành sơ đồ phản ứng hóa học sau đây:
Fe (1) Fe2O3 (2) Fe (3)FeCl2 ( 4) FeCl3
→ → → →

Câu 3. Dẫn V lít khí hidro (đktc) đi qua 16 gam bột CuO nung nóng, sau phản ứng thu được m
(gam) chất rắn màu gạch và hỗn hợp khí A.
a. Viết PTHH? Tính m?
b. Nếu dùng lượng khí A trên cho tác dụng với khí oxi thì hết 1,12 lít khí oxi ở đktc. Tính V?
…………………………………………………………………………………..

You might also like