You are on page 1of 89

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG


-----------------------------

Đặng Việt Minh

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP


TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC LƯU CHẤT
(COMPUTATIONAL FLUID DYNAMICS)
TRONG CÁC BÀI TOÁN KỸ THUẬT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÓNG TÀU

NHA TRANG - 06/2012


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KỸ THUẬT GIAO THÔNG
-----------------------------

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP


TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC LƯU CHẤT
(COMPUTATIONAL FLUID DYNAMICS)
TRONG CÁC BÀI TOÁN KỸ THUẬT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH: ĐÓNG TÀU

Cán bộ hướng dẫn : PGS.TS. TRẦN GIA THÁI

NHA TRANG - 06/2012


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên : Đặng Việt Minh Lớp: 50DT1


Ngành : Đóng Tàu Thủy Mã ngành :
Tên đề tài : Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tính toán động lực học lưu chất
(Computational Fluid Dynamics – CFD) trong các bài toán kỹ thuật.
Số trang : Số chương : 4 Số tài liệu tham khảo :
Hiện vật toàn bộ đề tài bao gồm : bộ thuyết minh và bộ đĩa CD.

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..............................................
KẾT LUẬN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.................................................................................................................
Nha Trang, ngày….,tháng…. năm….
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐATN
Họ và tên sinh viên : Đặng Việt Minh Lớp: 50DT1
Ngành : Đóng Tàu Thủy Mã ngành :
Tên đề tài : Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tính toán động lực học lưu chất
(Computational Fluid Dynamics – CFD) trong các bài toán kỹ thuật.
.
Số trang : Số chương : 4 Số tài liệu tham khảo :
Hiện vật toàn bộ đề tài bao gồm : bộ thuyết minh và bộ đĩa CD.
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..............................................
Điểm phản biện ...........................................................................................
Nha Trang, ngày….,tháng…. năm….
CÁN BỘ PHẢN BIỆN

______________________________________________________________
Nha Trang, ngày….,tháng…. năm….
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
ĐIỂM CHUNG (ký và ghi rõ họ tên)
Bằng số Bằng chữ
LỜI CẢM ƠN

Sau 4 năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Nha Trang, được
sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô trong trường nói chung và quý thầy trong khoa
Kỹ Thuật Giao Thông nói riêng. Cuối cùng kết quả đạt được là em đã hoàn thành
chương trình môn học và được nhà trường giao cho thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Hơn ba tháng nghiên cứu đề tài cùng với sự giúp đỡ của quý thầy cô trong
khoa và các bạn sinh viên đến nay em đã hoàn thành nội dung của đồ án tốt nghiệp.
Tuy nhiên do thời gian có hạn cộng thêm sự hạn chế về hiểu biết chuyên môn nên
trong quá trình làm đồ án em có gặp một số khó khăn.
Được sự động viên của gia đình và dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy
PGS.TS Trần Gia Thái, đến nay em đã hoàn thành đồ án với nội dung: Nghiên cứu
ứng dụng phương pháp tính toán động lực học lưu chất (Computational Fluid
Dynamics – CFD) trong các bài toán kỹ thuật.
Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy PGS.TS Trần Gia Thái,
cùng quý thầy cô trong khoa Kỹ Thuật Giao Thông.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, tháng 6 năm 2012


Sinh viên

Đặng Việt Minh


MỤC LỤC
QUYẾT ĐỊNH
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐATN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………………………...1
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU……………………………………. 2
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CFD TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC……………... 3
1.3 PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………….. 3
1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 4
3. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 4
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỘNG
LỰC HỌC LƯU CHẤT – CFD
2.1. CFD LÀ GÌ? ................................................................................................. 5
2.2 VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA CFD TRONG GIẢI CÁC BÀI TOÁN KỸ
THUẬT NÓI CHUNG VÀ KỸ THUẬT TÀU THỦY NÓI RIÊNG .................... 5
1. Vai trò của CFD ........................................................................................... 5
2. Ứng dụng của CFD trong giải các bài toán kỹ thuật nói chung và kỹ thuật
tàu thủy nói riêng. ............................................................................................ 6
2.3. NHỮNG PHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐẠO CỦA CFD 10
1. Giới thiệu ....................................................................................................... 10
2. Mô hình hóa dòng .......................................................................................... 10
a. Thể tích kiểm soát hữu hạn ....................................................................... 11
b. Phần tử chất lỏng vô cùng bé .................................................................... 12
3. Đạo hàm thực ............................................................................................... 13
4. Ý nghĩa vật lý của đại lượng . .................................................................. 16
5. Phương trình liên tục .................................................................................... 18
6. Phương trình bảo toàn động lượng ................................................................ 22
7. phương trình bảo toàn năng lượng ................................................................. 27
8.Tóm lược những phương trình chủ đạo ........................................................... 33
a. Phương trình đối với dòng nhớt................................................................ 33
b. Phương trình đối với dòng không nhớt...................................................... 33
9. Điều kiện biên ................................................................................................ 35
10 . Các dạng phương trình chủ đạo đặc biệt phù hợp với CFD. Thảo luận ....... 36
2.4 TRÌNH TỰ GIẢI BÀI TOÁN CFD 41
1. Bước 1: Tiền xử lý – phân tích vấn đề ......................................................... 42
2. Bước 2: Tạo mô hình và chia lưới ............................................................... 42
3. Bước 3: Đặt tải và điều kiện biên………………………………………………..40
4. Bước 4: Giải ............................................................................................... 43
5. Hậu xử lý .................................................................................................... 44
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 LỰA CHỌN PHẦN MỀM ANSYS FLOTRAN VÀ ANSYS FLUENT MINH
HỌA CÁC VÍ DỤ CFD TRONG ĐỀ TÀI 45
3.2 LÝ DO CHỌN BÀI TOÁN 46
3.3. MÔ PHỎNG VÍ DỤ MINH HỌA VỀ CFD BẰNG ANSYS 47
3.3.1. bài toán dòng khí bao ngoài vật thể.......................................................... 47
3.3.2. bài toán mô hình hóa dòng khí trong ống ................................................. 55
Chương 4 : KẾT LUẬN KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. KẾT LUẬN KẾT QUẢ…………………………………………………….. 80
4.2 KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………. 82
1

LỜI NÓI ĐẦU

Như chúng ta đã biết, ngành cơ khí nói chung và ngành đóng tàu nói riêng là
một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nuớc ta. Với sự phát triển của
ngành công nghiệp đóng tàu hiện nay, nó đòi hỏi người kĩ sư phải có trình độ
chuyên môn vững chắc về ngành tàu, kết hợp tốt giữa lý thuyết và thực hành.
Trong xu thế phát triển gần đây, ứng dụng công nghệ thông tin để tính toán,
thiết kế tàu thuỷ đã và đang phát triển nhanh chóng và trở thành một nhu cầu tất
yếu. Và tính toán động lực học lưu chất (CFD) là một trong những ứng dụng đó.
CFD ra đời đã trở thành một trong những công cụ phổ biến trong phân tích kỹ thuật
nói chung, ngành đóng tàu nói riêng, hỗ trợ và bổ sung cả thực nghiệm thuần túy và
lý thuyết thuần túy.
Được sự phân công của nhà trường em đã được giao đồ án: “Nghiên cứu ứng
dụng phương pháp tính toán động lực học lưu chất (Computational Fluid
Dynamics – CFD) trong các bài toán kỹ thuật”. Nội dung gồm 4 chương sau:
Chương 1: Đặt vấn đề.
Chương 2 : Một số vấn đề cơ bản về phương pháp tính toán động lực học lưu chất
CFD.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu (nghiên cứu ứng dụng CFD trong giải quyết một
số bài toán kỹ thuật chọn lựa) .
Chương 4: Thảo luận kết quả và kiến nghị.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do kiến thức còn hẹp nên không thể tránh
khỏi những sai sót. Vì vậy kính mong quý thầy cô xem xét và giúp đỡ.
Xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS TRẦN GIA THÁI, và các thầy cô của
khoa KỸ THUẬT GIAO THÔNG, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG đã giúp đỡ
cho em hoàn thành đề tài này.
2

Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


Đối với các bài toán kỹ thuật trong thực tế thì việc nghiên cứu trường phân
bố dòng chảy (áp suất, vận tốc,…) của chất lỏng hay khí bao xung quanh hay bên
trong vật thể là rất quan trọng và cần thiết. Bởi vì sự hiểu biết được về sự chuyển
động của chất lỏng hay khí như thế nào và những hiệu ứng mà nó gây ra sẽ giúp ích
cho chúng ta rất nhiều. Để làm được điều này, trước đây chúng ta chỉ có thể áp dụng
một trong hai phương pháp cổ điển để nghiên cứu nó, đó là lý thuyết thuần túy và
thực nghiệm thuần túy. Nếu áp dụng hai phương pháp này, một là nếu dùng phương
pháp lý thuyết thuần túy sẽ có tính chính xác cao nhưng khó có thể ứng dụng thực
tế, vì khả năng tính toán sẽ bị giới hạn; hai là nếu sử dụng phương pháp thực
nghiệm thuần túy cũng sẽ có tính chính xác cao nhưng tốn rất nhiều chi phí. Ngày
nay, những nhược điểm đó đã được giải quyết nhờ sự ra đời của CFD, được xem là
“phương pháp thứ ba” trong động lực học lưu chất (phương pháp kết hợp giữa lý
thuyết thuần túy và thực nghiệm thuần túy). Cùng với sự phát triển mạnh của máy
tính số tốc độ cao, CFD đã giải quyết nhanh chóng, chính xác, và tiết kiệm được
nhiều chi phí cho hầu hết các bài toán gặp phải trong thực tế.

Với tầm quan trọng và những ứng dụng thực tế mà CFD mang lại (cụ thể là
như thế nào sẽ được thảo luận trong chương 2), nên trong đề tài này, chúng em
nghiên cứu về những khía cạnh cơ bản về phương pháp CFD. Từ đó vận dụng nó
vào giải các bài toán thực tế để làm nổi bật được lý thuyết của CFD và vai trò quan
trọng của nó.
3

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CFD TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Ở nước ngoài, CFD đã được đẩy mạnh nghiên cứu từ rất lâu, đặc biệt Mỹ đã
đưa CFD vào hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật, nhất là ngành hàng không vũ trụ từ rất
sớm (những năm 50 của thế kỷ 20). Vì vậy mà tại sao ngày nay chúng ta thấy Mỹ
lại có một sự phát triển mạnh như vậy trong ngành hàng không vũ trụ nói riêng và
các ngành kỹ thuật nói chung. Đó là vì CFD đã đóng góp một phần to lớn trong thứ
hạng số một thế giới của quốc gia này.

Chúng ta biết rằng, CFD đi liền với sự phát triển của máy tính số. Quả thật
nếu không có máy tính số thì CFD không làm được gì cả. Ngược lại CFD cũng trực
tiếp là động lực thúc đẩy cho sự phát triển mạnh mẽ của máy tính số ngày nay. Và
cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó, CFD ngày nay đã vươn xa ra rất nhiều quốc gia
như Đức, Nga, Pháp, Anh,... và thu được rất nhiều thành công.
Ở nước ta, nhìn chung CFD còn khá mới mẽ, đang trong giai đoạn làm quen
từng bước. Nhưng đã có nhiều nhóm nghiên cứu sinh, nhiều Viện, trường đại học
đã mạnh dạng nghiên cứu về lĩnh vực mới này, họ không chỉ tự mình tích cực tìm
kiếm tài liệu mà trực tiếp ra nước ngoài như Nga, Mỹ,… để học tập, nghiên cứu,
theo đuổi ước mơ CFD. Những con người này sẽ là những hạt mầm cho sự phát
triển của CFD ở Việt Nam trong tương lai.

1.3 PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp nghiên cứu


Như đã nói ở trên, CFD được xem là “phương pháp thứ ba” trong động lực
học lưu chất. Thực chất, đó là sự kết hợp giữa lý thuyết thuần túy và thực nghiệm
thuần túy. Vì vậy, phương pháp nghiên cứu của đề tài cũng đi theo “phương pháp
thứ ba” này. Trước tiên nghiên cứu về lý thuyết của CFD, đó là những phương trình
chủ đạo; sau đó, vận dụng lý thuyết này vào giải quyết các bài toán thực tế mà cụ
thể là sử dụng các phần mềm mô phỏng bằng máy tính (Ansys Flotran, Ansys
Fluent), để minh họa cho tầm quan trọng của CFD.
4

2. Nội dung nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu những phương trình chủ đạo được xem là “trọng tâm” của
CFD, mà dựa vào nó các nhà lập trình đã viết thành các phần mềm tính toán mô
phỏng như: phần mềm Ansys nói chung và mô đun Ansys Flotran, Ansys Fluent nói
riêng để giải quyết các bài toán kỹ thuật một cách tiện lợi. Sau khi nghiên cứu kỹ về
phần lý thuyết này, bước tiếp theo trong đề tài là vận dụng Ansys vào giải quyết các
bài toán thực tế: bài toán dòng bao ngoài vật thể, và bài toán dòng bên trong ống.
Từ kết quả đó, đưa ra những nhận xét và suy đoán, so sánh với thực tế.

3. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu ứng dụng của phương pháp động lực
học lưu chất trong các bài toán kỹ thuật. Từ đó giúp nắm bắt được phần cơ bản của
CFD, tạo tiền đề mở rộng tư duy về các lĩnh vực ứng dụng cao hơn mà CFD có thể
mang lại.
Cụ thể hơn, mục tiêu của đề tài là tìm hiểu và phân tích được các phương
trình chủ đạo của chất lưu dưới dạng bảo toàn và không bảo toàn, sự khác nhau và
mối tương quan giữa hai dạng bảo toàn và không bảo toàn của các phương trình chủ
đạo. Từ các điều kiện biên, dẫn ra được các phương trình chủ đạo của dòng nhớt và
dòng không nhớt ở hai dạng này. Sau đó, từ lý thuyết cơ bản của CFD lựa chọn bài
toán cụ thể và ứng dụng CFD để giải bài toán kỹ thuật thực tế.
5

Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH


TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC LƯU CHẤT - CFD

2.1. CFD LÀ GÌ?


Mọi khía cạnh vật lý của bất kỳ dòng chảy nào đều được kiểm soát bởi ba
nguyên lý cơ bản sau: (1) Bảo toàn khối lượng; (2) F=ma (định luật 2 Newton); và
(3) Bảo toàn năng lượng. Những nguyên lý cơ bản này có thể biểu thị dưới dạng
các số hạng của phương trình toán học, mà dạng tổng quát nhất của chúng là những
phương trình đạo hàm riêng theo thông lệ.
CFD là một lĩnh vực khoa học sử dụng các phương pháp số kết hợp với công
nghệ mô phỏng trên máy tính để giải quyết các bài toán liên quan đến quá trình
chuyển động của môi trường, đặc tính lý hóa của các quá trình trong môi trường
đang xét, đặc tính sức bền của môi trường, đặc tính nhiệt động, đặc tính động học,
hay đặc tính khí động lực học… Phụ thuộc vào từng đối tượng và phạm vi cụ thể
của từng vấn đề, từng lĩnh vực khoa học mà CFD có thể ứng dụng được. Như vậy
CFD không chỉ đơn thuần là tính toán động lực học lưu chất.

2.2 VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA CFD TRONG GIẢI CÁC BÀI TOÁN KỸ
THUẬT NÓI CHUNG VÀ KỸ THUẬT TÀU THỦY NÓI RIÊNG
1. Vai trò của CFD
Vai trò của CFD trong dự báo kĩ thuật công nghiệp đã trở nên mạnh mẽ đến
mức ngày nay nó được nhìn nhận như “phương pháp thứ ba” trong động lực học
lưu chất, cùng với hai phương pháp cổ điển khác là lý thuyết thuần túy và thực
nghiệm thuần túy. Từ năm 1687 với sự công bố nguyên lý cơ bản của Newton cho
tới giữa những năm 1960, những tiến bộ về cơ học chất lỏng được thực hiện bằng
cách kết hợp với thực nghiệm tiên phong và phân tích lý thuyết cơ bản – những
phân tích mà hầu như luôn yêu cầu sử dụng những mô hình dòng đơn giản để nhận
6

được lời giải dạng khép kín của các phương trình chủ đạo. Những lời giải dạng
khép kín có lợi thế nổi bậc là đồng nhất ngay lập tức một vài tham số cơ bản của bài
toán đã cho, và thể hiện rõ câu trả lời cho những bài toán bị ảnh hưởng bởi sự thay
đổi các tham số như thế nào. Tuy nhiên, chúng có bất lợi là không đưa ra được mọi
quá trình vật lý cần thiết của dòng. Với khả năng kiểm soát các phương trình chủ
đạo ở dạng chính xác cùng với việc xem xét các hiện tượng vật lý chi tiết như phản
ứng hóa học ở mức độ hạn chế, CFD trở thành một công cụ phổ biến trong phân
tích kỹ thuật. Ngày nay, CFD hỗ trợ và bổ sung cả thực nghiệm thuần túy lẫn lý
thuyết thuần túy, trong quan điểm của các nhà nghiên cứu, CFD vẫn được xem là
phương pháp thứ ba trong động lực học lưu chất, có dáng vóc và tầm quan trọng
như nhau đối với thực nghiệm và lý thuyết. Nó có một vị trí cố định trong tất cả các
khía cạnh của động lực học lưu chất, từ nghiên cứu cơ bản đến thiết kế kỹ thuật.

2. Ứng dụng của CFD trong giải các bài toán kỹ thuật nói chung và kỹ thuật tàu
thủy nói riêng.
CFD được phát triển, ứng dụng và mang lại hiệu quả cao trong các lĩnh vực
cơ học môi trường chất lưu (khí, lỏng, plasma,…) và môi trường biến dạng, đàn
hồi,…Trên thực tế, CFD được ứng dụng rộng rãi vào các ngành khoa học tiên tiến
và công nghệ cao cũng như các ngành khoa học phục vụ dân sinh. Chẳng hạn, CFD
được ứng dụng mô phỏng chuyển động của tàu vũ trụ với vận tốc siêu thanh và
dòng chảy bao quanh cũng như các yếu tố khí động tác dụng lên các vật thể bay nói
chung. CFD được ứng dụng vào ngành đại dương học để mô phỏng tìm các quy luật
của dòng biển nóng, lạnh và tác động của chúng lên khí hậu toàn cầu,... CFD được
ứng dụng trong y tế để mô phỏng quá trình hoàn lưu máu ở hai vòng tuần hoàn, ảnh
hưởng của các yếu tố bên trong, bên ngoài lên nhịp đập cũng như sức khỏe của nội
tạng nói riêng, toàn bộ cơ thể nói chung… Thật khó có thể kết luận hết phạm vi ứng
dụng của CFD, dưới đây có thể liệt kê những lĩnh vực mà CFD đóng vai trò như
một công cụ hữu hiệu không thể thiếu để nghiên cứu, ứng dụng, cũng như phát
triển, mang lại thành tựu cao. Đó là:
7

 Cơ học dòng chảy và thủy khí động lực học


 Vật liệu học và sức bền vật liệu
 Công nghiệp chế tạo máy, đóng tàu
 Năng lượng nguyên tử
 Công nghiệp ô tô, máy bay
 Công nghệ composite
 Xây dựng
 Công nghiệp dầu khí
 Va chạm và phá hủy
 Y học
 Sinh học
 Khí tượng thủy văn
 ……
Nói đến lĩnh vực tàu thủy, với những ứng dụng to lớn và hiệu quả kinh tế mà
CFD mang lại, ngày nay các công ty đóng tàu lớn trên thế giới đã đưa CFD vào
trong chương trình nghiên cứu và ứng dụng để mô phỏng, tính toán trường dòng
chất lỏng bao quanh tàu để nâng cao chất lượng tính toán thiết kế cho tàu, từ đó
có thể tối ưu hóa đường hình. Mặc khác CFD cũng là một bể thử ảo cho ngành
tàu nhưng kết quả thử khá chính xác và hoàn toàn chấp nhận được trong điều
kiện thực tế yêu cầu. Chúng ta hãy tưởng tượng rằng, khi chúng ta muốn kiểm tra
một con tàu về sức cản, muốn kiểm tra xem thiết kế của chúng ta đã tối ưu chưa
bằng cách tạo ra các mô hình thử thật, rồi đưa chúng vào các bể thử thật, từ đó
nhận được các số liệu đầu ra, nếu không thỏa mãn yêu cầu thì lại quay ngược lại
thiết kế và tạo mô hình mới, rồi lại thử,… và cứ thế cho đến khi nào đạt được
được yêu cầu mong muốn. Không cần nói ra nhưng chúng ta hiểu được nó tốn
kém nhiều như thế nào. Xét về khía cạnh này, CFD giúp chúng ta tiết kiệm được
một khoảng tiền rất lớn, vì những điều mà ta tiến hành với thực nghiệm hoàn
toàn thao tác dễ dàng với những nhấp chuột trên môi trường thí nghiệm ảo của
8

CFD, kết quả thì hoàn toàn chấp nhận được mà không cần phải tốn nhiều thời
gian và tiền bạc.
Một số lĩnh vực ứng dụng CFD thu được nhiều thành tựu lớn ngày nay:
- Mô phỏng trên máy tính dòng chảy bên trong các phần tử kết cấu (tua bin,
máy nén, máy bơm,…).
- Xác định các đặc tính khí – thủy động lực học của của cánh quạt, máy bơm
và máy nén.
- Mô phỏng trên máy tính các dòng chảy bao quanh vật thể bay ở chế độ dưới
âm thanh, lân cận âm thanh, siêu âm và siêu thanh.
- Xác định khí động lực học của ô tô, máy bay và các kết cấu xây dựng.
- Mô tả trên máy tính các quá trình chảy đa pha hoặc môi trường đa cấu tử.
- Lời giải số về các bài toán liên hợp về truyền nhiệt, truyền vật chất.

Công nghiệp hàng không vũ trụ


 Mô phỏng dòng chảy bao các phương
tiện bay, biên dạng cánh trong dòng chảy
dưới âm thanh, lân cận âm thanh, siêu
âm và siêu thanh.
 Xác định các đặc tính khí động lực học

Ngành công nghiệp chế tạo ô tô


 Mô phỏng trên máy tính dòng chảy bao
ngoài vỏ ô tô.
 Xác định hệ số ma sát mặt sườn.
 Mô phỏng trên máy tính quá trình làm
việc của hệ thống thải khí và làm lạnh.
9

Ngành công nghiệp dầu khí


 Mô phỏng chuyển động của dầu và khí
trong các ống dẫn.
 Mô phỏng hoạt động của các trạm bơm.
 Xác định các đặc tính thủy lực.
 Dòng chảy với tạp chất.

Xây dựng
 Tính toán phụ tải gió lên nhà cửa và các phần
tử kết cấu.
 Mô phỏng hoạt động của đê kè và các công
trình che chắn.
 Thông gió và điều hòa trong các công trình.

 Dòng chảy trong các ống dẫn.

Năng lượng nguyên tử


 Đảm bảo độ tin cậy và an toàn sử dụng các
trang thiết bị cơ nhiệt điện khi tăng công suất các cụm
phát điện của nhà máy điện hạt nhân.

Ngành đóng tàu


 Nghiên cứu phân bố ứng suất, vận tốc trên
cánh, củ chân vịt.
 Dự đoán hiệu suất chân vịt và vùng xâm
thực ở diện tích và cấp độ bất kỳ.
 Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi
phí rất nhiều trong thiết kế và chế tạo chân vịt.
10

2.3. NHỮNG PHƯƠNG TRÌNH CHỦ ĐẠO CỦA CFD

1. Giới thiệu
Nền tảng của CFD là những phương trình chủ đạo cơ bản của động lực học
dòng chảy – phương trình liên tục, phương trình động lượng, phương trình năng
lượng. Những phương trình này nói đến quá trình vật lý. Chúng là những phát biểu
toán học của ba nguyên lý vật lý cơ bản mà toàn bộ động lực học lưu chất đặt trên
cơ sở đó:
1. Bảo toàn khối lượng
2. F = ma (định luật 2 Newton)
3. Bảo toàn năng lượng
Mục đích của chúng ta là dẫn xuất và thảo luận về những phương trình này.

2. Mô hình hóa dòng


Để nhận được những phương trình cơ bản của chuyển động lưu chất, nguyên lý
sau luôn được tuân thủ:
1) Chọn những nguyên lý vật lý cơ bản thích hợp từ những định luật vật lý:
a) Bảo toàn khối lượng
b) F=ma (định luật 2 Newton)
c) Bảo toàn năng lượng
2) Áp dụng những nguyên lý vật lý này cho một mô hình dòng thích hợp.
3) Từ áp dụng này, rút ra những phương trình toán học gồm những nguyên lý
vật lý như vậy.

Mục này đề cập đến việc xác định một mô hình thích hợp của dòng. Đây
không phải là một xem xét tầm thường. Một vật thể rắn khá dễ nhìn và xác định;
mặt khác, một chất lỏng “quánh” thì khó mà nắm bắt được. Nếu một vật rắn trong
chuyển động tịnh tiến, thì vận tốc của mỗi phần của vật thể là như nhau; mặt khác,
nếu một lưu chất chuyển động thì vận tốc có thể khác nhau tại mỗi vị trí trong lưu
chất. Làm thế nào chúng ta thể hiện lưu chất chuyển động để áp dụng với những
11

nguyên lý vật lý cơ bản? Với một lưu chất liên tục câu trả lời là xây dựng một trong
số hai mô hình sau:

a. Thể tích kiểm soát hữu hạn

a b
Hình 2.1 Thể tích kiểm soát hữu hạn
Xét một trường dòng tổng quát như được thể hiện bởi những đường dòng
trong hình 2.1. Ta hãy tưởng tượng một thể tích khép kín vẽ trong một khu vực hữu
hạn của dòng. Thể tích này xác định một thể tích kiểm soát V và một bề mặt kiểm
soát S, xác định bề mặt khép kín bao quanh thể tích. Thể tích kiểm soát này có thể
cố định trong không gian với lưu chất chuyển động vòng qua nó, như hình 2.1a.
Tương tự, thể tích kiểm soát có thể chuyển động cùng với lưu chất, sao cho những
hạt lưu chất cùng nhau luôn ở trong nó, như hình 2.1b.
Trong mọi trường hợp, thể tích kiểm soát là một vùng đủ lớn, hữu hạn của
dòng. Những nguyên lý vật lý cơ bản được áp dụng cho lưu chất nằm trong thể tích
kiểm soát, và với lưu chất cắt qua bề mặt kiểm soát (nếu thể tích kiểm soát cố định
trong không gian). Bởi vậy, thay vì xem xét toàn bộ trường dòng một lúc, với mô
hình thể tích kiểm soát chúng ta giới hạn sự chú ý chỉ với lưu chất trong vùng hữu
hạn của chính thể tích đó. Những phương trình dòng lưuchất mà chúng ta nhận
được trực tiếp do việc áp dụng những nguyên lý vật lý cơ bản cho một thể tích kiểm
soát hữu hạn có dạng tích phân. Những dạng tích phân này của những phương trình
chủ đạo có thể thao tác gián tiếp để nhận được những phương trình đạo hàm riêng.
Những phương trình như vậy nhận được từ thể tích kiểm soát hữu hạn cố định trong
không gian ở dạn tích phân hoặc dạng đạo hàm riêng, được gọi là dạng bảo toàn của
12

những phương trình chủ đạo. Những phương trình nhận được từ thể tích kiểm soát
hữu hạn chuyển động cùng với lưu chất ở dạng tích phân hoặc đạo hàm riêng, được
gọi là dạng không bảo toàn của những phương trình chủ đạo.

b. Phần tử chất lỏng vô cùng bé

a b

Hình 2.2 : Phần tử chất lỏng vô cùng bé


Xét một trường dòng tổng quát như được thể hiện bởi những đường dòng
trong hình 2.2. Ta hãy tưởng tượng một phần tử lưu chất vô cùng bé trong dòng, với
một thể tích vi phân dV. Phần tử lưu chất là vô cùng bé theo khái niệm phép tính vi
phân; tuy nhiên là đủ lớn để chứa một số khổng lồ những phần tử để có thể nhìn
nhận như một môi trường liên tục. Phần tử lưu chất có thể cố định trong không gian
với lưu chất chuyển động vòng qua nó, như hình 2.2a. Tương tự, nó có thể chuyển
động dọc theo dòng chảy với vận tốc vec tơ thể tích ⃗ bằng vận tốc dòng tại mỗi
điểm như hình 2.2b.
Thay vì xét toàn dòng tại một lúc, những nguyên lý vật lý cơ bản chỉ ứng
dụng cho chính phần tử lưu chất. Ứng dụng này trực tiếp dẫn tới những phương
trình cơ bản ở dạng phương trình đạo hàm riêng. Hơn nữa, những phương trình vi
phân đạo hàm riêng đặc biệt nhận được trực tiếp từ phần tử lưu chất cố định trong
không gian là dạng bảo toàn của các phương trình chủ đạo. Những phương trình
nhận được trực tiếp từ phần tử chất lỏng chuyển động là dạng không bảo toàn của
các phương trình chủ đạo.
13

3. Đạo hàm thực


Theo mô hình hóa dòng, xét sự chuyển động của phần tử lưu chất vô cùng bé
chuyển động cùng với dòng theo hình 2.3.

Hình 2.3: Phần tử chất lỏng chuyển động trong trường dòng.
Ở đây phần tử lưu chất chuyển động trong không gian Descartes. Những vec tơ đơn
vị dọc theo trục x, y, và z là ⃗, ⃗, và ⃗ tương ứng. Trường vec tơ vận tốc trong không
gian Descartes này bằng:
⃗ = ⃗+ ⃗+ ⃗
trong đó những thành phần x, y và z của vận tốc đã cho tương ứng với
= ( , , , )
= ( , , , )
= ( , , , )
chú ý rằng về tổng quát chúng ta đang xét một dòng không ổn định, trong đó u, v, w
là những hàm của cả không gian lẫn thời gian t. Ngoài ra, trường mật độ vô hướng
cho bằng:
= ( , , , )
Tại thời gian t1, phần tử chất lỏng được định vị tại điểm 1 trong hình 2.3. Tại điểm
này và thời gian này, mật độ của phần tử lưu chất là:
= ( , , , )
vào thời gian t2 về sau, phần tử lưu chất đó đã di chuyển đến điểm 2 trong hình 2.3.
Mật độ của phần tử lưu chất này là:
= ( , , , )
14

Khai triển theo chuỗi Taylor hàm = ( , , , ) quanh điểm 1:

= + ( − )+ ( − ) + ( − )

+ ( − )+. ..

dấu 3 chấm ở đây là các phần tử bậc cao hơn.


Chia cho (t2-t1) và bỏ đi các số hạng bậc cao chúng ta nhận được:
− − − −
= + + + (2.1)
− − − −
Khảo sát vế trái của phương trình (2.1). Về mặt vật lý đây là suất biến đổi mật
độ trung bình theo thời gian của phần tử lưu chất khi nó di chuyển từ điểm 1 tới
điểm 2. Trong giới hạn, khi t2 tiến đến t1 số hạng này trở thành:

lim =
→ −
Dρ /Dt là ký hiệu suất biến đổi mật độ của phần tử lưu chất ở thời gian tức thời
khi nó di chuyển qua điểm 1. Vậy ký hiệu này được gọi là đạo hàm thực D/Dt. Khác
với (Dρ /Dt), ( / ) là suất biến đổi theo thời gian của mật độ của chất lỏng tại
điểm cố định 1. Như vậy, (Dρ /Dt) và ( / ) là những đại lượng khác nhau về mặt
vật lý và số.
Trong phương trình (2.1) ta thấy rằng:

lim =
→ −

lim =
→ −

lim =
→ −
Như vậy lấy giới hạn của phương trình (2.1) khi t2 tiến đến t1 được

= + + + (2.2)

Khảo sát phương trình (2.2) chúng ta có thể nhận được biểu thức cho đạo hàm thực
trong tọa độ Descartes:
15

= + + + (2.3)

Trong tọa độ Descartes toán tử vector được định nghĩa là:

∇= ⃗ +⃗ + ⃗ (2.4)

Do đó phương trình (2.3) có thể viết lại như sau:

= + ⃗ ∇ (2.5)

Trong đó:

: Đạo hàm thực - là suất biến đổi theo thời gian của một phần tử lưu chất

chuyển động.

: Đạo hàm riêng là suất biến đổi theo thời gian của lưu chất tại một thời điểm cố

định.
⃗ ∇: Đạo hàm đối lưu là suất biến đổi theo thời gian do chuyển động của phần tử lưu
chất từ vị trí này sang vị trí khác trong trường dòng.
Đạo hàm thực áp dụng cho bất kỳ biến trường dòng nào, ví dụ Dp/Dt, DT/Dt,
Du/Dt,… trong đó p và T là áp suất thủy tĩnh và nhiệt độ tương ứng. Ví dụ:
∂T ∂T ∂T ∂T
= + ⃗ ∇ ; T = + +v + w (2.6)
∂t ∂x ∂y ∂z
Về mặt vật lý phương trình 2.6 phát biểu rằng nhiệt độ của phần tử lưu chất
thay đổi khi phần tử lưu chất đi qua một điểm trong dòng vì tại điểm đó chính nhiệt
độ trường dòng có thể dao động theo thời gian (đạo hàm riêng) và vì phần tử lưu
chất đơn giản đi trên đường của nó tới điểm khác trong trường dòng, tại đó nhiệt độ
khác (đạo hàm đối lưu).
Đạo hàm thực - thực chất cũng như phép tính đạo hàm toàn phần. Vậy nếu:
= ( , , , )
Thì quy tắc dây chuyền từ phép tính vi phân cho ta:

= + + + (2.7)
16

Từ phương trình 2.7 chúng ta có:

= + + + (2.8)

Vì dx/dt = u, dy/dt= v và dz/dt= w, phương trình 2.8 trở thành:

= + + + (2.9)

So sánh phương trình 2.2 và 2.9 chúng ta thấy rằng Dρ/Dt và dρ/dt là như
nhau. Bởi vậy, đạo hàm thực không khác gì đạo hàm toàn phần theo thời gian. Tuy
nhiên, việc dẫn xuất phương trình 2.2 làm sáng tỏ nhiều ý nghĩa vật lý của đạo hàm
thực, trong khi xuất xứ của phương trình 2.9 thiên về hình thức toán học hơn.

4. Ý nghĩa vật lý của đại lượng . ⃗


Xét một thể tích kiểm soát chuyển động với lưu chất như hình 2.1b. Thể tích
kiểm soát này luôn luôn được tạo ra do cùng các hạt lưu chất đều di chuyển cùng
với dòng, do đó khối lượng của nó cố định, bất biến với thời gian. Tuy nhiên thể
tích kiểm soát V và bề mặt kiểm soát S của nó đang thay đổi với thời gian trong khi
nó di chuyển những vùng khác nhau của dòng, trong đó những giá trị khác nhau của
ρ tồn tại. Như vậy, thể tích kiểm soát đang chuyển động có khối lượng không đổi
này thường xuyên tăng hoặc giảm thể tích của nó và thay đổi hình dạng của nó, phụ
thuộc vào những đặc trưng của dòng. Xét thể tích kiểm soát này tại một thời điểm
nào đó. Xét một phần tử vô cùng bé có bề mặt dS chuyển động với vận tốc ⃗ như
hình 2.4.

Hình 2.4 Thể tích kiểm soát chuyển động với dòng chảy.
Sự thay đổi thể tích ΔV của thể tích kiểm soát chỉ do chuyển động của dS qua một
diện tích đáy dS và độ cao ( ⃗ Δt). ⃗ , trong đó ⃗ là vector đơn vị thẳng góc với bề
mặt tại dS :
ΔV = V⃗∆t . n⃗ dS = V⃗∆t . dS⃗ (2.10)
17

trong đó vector ⃗ được định nghĩa đơn giản là ⃗= . . Sau bước thời gian Δt,
thay đổi tổng cộng về thể tích của toàn bộ thể tích kiểm soát là tổng của phương
trình (2.10) trên toàn bộ diện tích kiểm soát. Trong giới hạn, khi dS dần đến 0:

⃗∆ .

Chia tích phân này cho Δt:



1
= ⃗∆ . ⃗= ⃗ . ⃗ (2.11)

Kết quả nhận được là suất biến đổi theo thời gian của thể tích kiểm soát V. Áp dụng
định lý phân kỳ từ phép tính vec tơ cho vế phải phương trình (2.11) ta nhận được
phương trình:

= ( . ⃗) (2.12)

Xét thể tích kiểm soát chuyển động trong hình 2.4 đang co lại tới một thể tích rất
nhỏ δV, tương đương với phần tử lưu chất vô cùng bé chuyển động như hình 2.2b.
Vậy phương trình (2.12) có thể viết lại như sau
( )
= ∇. ⃗ (2.13)

Giả thiết rằng δV đủ nhỏ sao cho ∇. ⃗ về thực chất có cùng giá trị đó khắp δV. Như
vậy, tích phân trong phương trình (2.13) có thể xấp xỉ như ∇. ⃗ . Thay vào
phương trình (2.13) ta được:
( )
= ∇. ⃗
Hoặc
1 ( )
∇. ⃗ = (2.14)

Kết luận: ∇. ⃗ có ý nghĩa vật lý là suất biến đổi theo thời gian của thể tích một
phần tử lưu chất chuyển động trên một thể tích đơn vị.
18

5. Phương trình liên tục


Để làm sáng tỏ sự khác nhau giữa 2 dạng bảo toàn và không bảo toàn của các
phương trình chủ đạo ta xét cả hai mô hình đó là thể tích kiểm soát hữu hạn cố định
trong không gian như hình 2.1a và phần tử lưu chất vô cùng bé chuyển động với
dòng như hình 2.2b.
Đầu tiên, xét mô hình của một phần tử lưu chất vô cùng bé chuyển động với
dòng. Khối lượng phần tử này cố định và bằng δm. Biểu thị thể tích của phần tử này
bởi δS như trong mục 2.4:
= (2.15)
Theo nguyên lý bảo toàn khối lượng, chúng ta có thể phát biểu rằng suất biến
đổi của khối lượng của phần tử lưu chất theo thời gian bằng 0 khi phần tử này
chuyển động cùng với dòng. Như vậy, chúng ta có:
( )
= 0 (2.16)

Kết hợp phương trình (2.15) và phương trình (2.16), chúng ta được:
( ) ( )
= + = 0

Hay
1 ( )
+ = 0 (2.17)

Số hạng trong dấu [ ] có ý nghĩa vật lý như của ∇. ⃗ . Vậy kết hợp hai phương trình
(2.14) và (2.17) chúng ta được:

+ ∇. ⃗ = 0 (2.18)

Phương trình (2.18) là dạng phương trình liên tục trong dạng không bảo toàn.
Kết luận:
 Bằng việc áp dụng mô hình phần tử lưu chất vô cùng bé, chúng ta
nhận được phương trình (2.18) trực tiếp trong dạng đạo hàm riêng.
 Bằng việc chọn mô hình chuyển động cùng với dòng, chúng ta nhận
được dạng không bảo toàn của phương trình liên tục.
19

Tiếp theo, xét mô hình thể tích kiểm soát hữu hạn cố định trong không gian
so với dòng. Tại một điểm trên bề mặt kiểm soát, vận tốc dòng là ⃗ và diện tích bề
mặt của phần tử vec tơ là ⃗. Gọi dV là thể tích phần tử trong thể tích kiểm soát hữu
hạn. Áp dụng nguyên lý bảo toàn khối lượng:
Khối lượng dòng chảy ra khỏi thể tích kiểm soát qua bề mặt S
= Suất giảm khối lượng trong thể tích kiểm soát theo thời gian (2.19)
Xét vế trái của phương trình (2.19). Dòng khối lượng của chất lỏng chuyển động
qua bất kỳ bề mặt cố định nào bằng tích của mật độ nhân với thành phần vận tốc
thẳng góc với bề mặt. Do đó dòng khối lượng phần tử qua vùng dS là:
= ⃗ . ⃗ (2.20)

Khảo sát hình 2.5, theo quy ước ⃗ luôn hướng ra khỏi thể tích kiểm soát. Do

đó, khi ⃗ cũng hướng ra khỏi thể tích kiểm soát, như vậy ⃗ . ⃗ là số dương. Khi ⃗
hướng ra khỏi thể tích kiểm soát, dòng khối lượng về mặt vật lý là rời khỏi thể tích
kiểm soát, tức là một sự chảy ra, do đó ⃗ . ⃗ dương biểu thị sự chảy ra, ngược lại

khi ⃗ hướng vào thể tích kiểm soát thì ⃗ . ⃗ âm, tức là biểu thị sự chảy vào.

Hình 2.5: Thể tích kiểm soát hữu hạn cố định trong không gian.
Dòng khối lượng vòng ra khỏi toàn bộ thể tích kiểm soát qua bề mặt kiểm
soát S là tổng trên S của những dòng khối lượng phần tử trong phương trình (2.20).
Trong giới hạn, nó trở thành một tích phân mặt:

= ⃗ . ⃗ (2.21)
20

Xét vế phải của phương trình (2.19). Khối lượng chứa trong thể tích phần tử dV là
dV. Toàn bộ khối lượng trong thể tích kiểm soát là một tích phân thể tích:


Suất tăng khối lượng theo thời gian trong V là:

= ∰ (2.22)

Lần lượt, suất giảm khối lượng theo thời gian trong V là âm của nó:

=− ∰ ) (2.23)

Thay phương trình (2.22) và (2.23) vào phương trình (2.19) chúng ta có:

⃗. ⃗ = −

Hoặc

∰ +∯ ⃗. ⃗ = 0 (2.24)

Phương trình (2.24) là dạng tích phân của phương trình liên tục trong dạng bảo
toàn.
Đưa phương trình (2.24) về dạng phương trình vi phân. Vì thể tích kiểm soát cố
định trong không gian, những giới hạn tích phân trong phương trình (2.24) không

thay đổi và do đó đạo hàm thời gian có thể đặt trong tích phân.

∰ dV + ∯ ρV⃗. dS⃗ = 0 (2.25)

Áp dụng định lý phân kỳ từ phép tính vec tơ, tích phân mặt trong phương trình
(2.25) có thể biểu thị như một tích phân thể tích:

∯ ⃗ . ⃗ = ∰ ∇. ⃗ (2.26)
Thay phương trình (2.26) vào phương trình (2.25) chúng ta được:

∰ + ∰ ∇. ⃗ = 0 (2.27)

Hoặc

∰[ + ∇. ⃗ ] =0 (2.28)
21

Để tích phân trong phương trình (2.28) bằng 0 là cho biểu thức dưới dấu tích phân
bằng 0, do đó:

+ ∇. ⃗ =0 (2.29)

Phương trình (2.29) là phương trình liên tục dạng bảo toàn.
Kết luận:
 Bằng việc áp dụng mô hình thể tích kiểm soát hữu hạn, chúng ta
nhận được phương trình (2.29) trực tiếp ở dạng tích phân.
 Chỉ sau dùng các phép biến đổi tích phân chúng ta gián tiếp
nhận được phương trình đạo hàm riêng, phương trình (2.29).
 Bằng việc chọn mô hình cố định trong không gian, chúng ta
nhận được dạng bảo toàn của phương trình liên tục.

Chúng ta cũng có thể đưa phương trình liên tục ở dạng bảo toàn về dạng không
bảo toàn và ngược lại bằng cách xét đồng nhất vec tơ bao gồm sự phân kỳ của tích
vô hướng vec tơ theo thời gian:
∇. ⃗ = ∇. ⃗ + ⃗ . ∇ (2.30)
Thay phương trình (2.30) vào phương trình liên tục dạng bảo toàn (phương trình
(2.29)):

+ ⃗. ∇ + ∇. ⃗ = 0 (2.31)

Biểu thức trong ngoặc là đạo hàm thực của mật độ. Do đó, phương trình (2.31) trở
thành:

+ ∇. ⃗ = 0 (2.32)

Đây chính là dạng không bảo toàn của phương trình liên tục.
Kết luận: Việc sử dụng dạng bảo toàn hoặc không bảo toàn của những phương
trình chủ đạo tạo nên sự khác biệt nhỏ trong hầu hết lý thuyết động lực học. Ngược
lại, sử dụng bất cứ dạng nào cũng đều có thể tạo sự khác nhau trong những ứng
dụng CFD.
22

6. Phương trình bảo toàn động lượng


Trong mục này, chúng ta áp dụng nguyên lý vật lý cơ bản khác cho mô hình
dòng, tức là:
Nguyên lý vậy lý: F = ma (định luật thứ 2 của Newton) (2.43)
Chúng ta sẽ sử dụng mô hình phần tử lưu chất chuyển động được thể hiện ở
phía bên phải của hình 2.2b. Mô hình phần tử lưu chất chuyển động được phác họa
chi tiết hơn trong hình 2.8.
Định luật thứ 2 của Newton biểu thị ở trên, khi ứng dụng cho phần tử lưu
chất chuyển động trong hình 2.8, nói rằng lực ròng tác động lên phần tử cân bằng
với khối lượng của nó nhân với gia tốc của phần tử. Đây là một quan hệ vectơ, và
do đó có thể chia ra ba quan hệ vô hướng dọc theo các trục x, y, z. Chúng ta hãy chỉ
xét thành phần x của định luật thứ 2 Newton:
Fx = max (2.44)
trong đó Fx và ax là thành phần vô hướng của lực và gia tốc tương ứng.

Hình 2.8. phần tử chất lỏng chuyển động vô cùng bé, chỉ giới hạn minh họa trong
hướng x. Mô hình được dùng để dẫn ra thành phần x của phương trình động lượng.

Trước hết hãy xét vế trái của phương trình (2.44). Chúng ta nói rằng phần tử
lưu chất chịu một lực trong hướng x. Cái gì là nguồn của lực này? Có hai nguồn:
23

(1) Lực khối, tác động trực tiếp lên khối lượng thể tích của phần tử. Những lực
này là trọng lực, lực điện từ.
(2) Lực mặt, tác động trực tiếp lên bề mặt phần tử. Chúng chỉ do hai nguồn: (a)
phân bố áp suất tác động lên bề mặt, ép bởi lưu chất bên ngoài bao vây phần
tử lưu chất, và (b) những phân bố ứng suất tiếp tuyến và pháp tuyến tác động
lên trên bề mặt, cũng bị ép bởi lưu chất bên ngoài ‘kéo’ hoặc ‘đẩy’ trên bề
mặt bởi ma sát.

Hình 2.9. Minh họa ứng suất tiếp tuyến và pháp tuyến
Chúng ta hãy biểu thị lực khối trên đơn vị khối lượng ⃑ tác động lên phần tử
bằng fx với thành phần hướng x. Thể tích của phần tử là (dxdydz), do đó:
Lực khối tác động lên phần tử lưu chất theo hướng x = fx(dxdydz) (2.45)
Ứng suất tiếp biểu thị bằng yx trong hình 2.9a, liên quan tới suất biến đổi
theo thời gian gian của biến dạng trượt của phần tử, trong khi ứng suất pháp tuyến
biểu thị bởi xx trong hình 2.9b, liên quan tới suất biến đổi theo theo thời gian của
thể tích của phần tử. Trong đa số các dòng nhớt, ứng suất pháp tuyến ( xx) nhỏ hơn
nhiều so với ứng suất tiếp tuyến và nhiều lần được bỏ qua. Lực mặt trong hướng x
tác động lên phần tử được phác họa trong hình 2.8. Quy ước sử dụng ở đây là ij

biểu thị ứng suất trong hướng j tác động thẳng góc lên mặt phẳng thẳng góc với trục
i. Trên mặt abcd, lực duy nhất trong hướng x là do ứng suất tiếp tuyến yxdxdz Mặt
efgh cách mặt abcd một khoảng dy, do đó lực ứng suất trong hướng x trên mặt efgh
là:
[ yx +( yx/ ) ] dxdz
Tương tự và chú ý hướng của lực ứng suất trên các mặt còn lại, đối với phần
tử lưu chất chuyển động chúng ta có thể viết:
24

Lực mặt tổng hợp trong hướng x =

[ −( + )]dydz + [( + dx)- ]dydz

+ [( + dy)- ]dxdz + [( + dz)- ]dxdy (2.46)

Lực tổng hợp Fx trong hướng x, bằng tổng Phương trình(2.45) và (2.46).
Cộng và giản ước các số hạng chúng ta nhận được:

= − + + + + (2.47)

Phương trình(2.47) biểu thị vế trái của phương trình(2.44).


Xét vế phải của Phương trình(2.44). khối lượng của phần tử lưu chất cố định
và bằng :
m = dxdydz (2.48)
Cũng như vậy, gọi gia tốc của phần tử là suất biến đổi theo thời gian của vận
tốc của nó. Do đó thành phần gia tốc trong hướng x biểu thi bằng ax, đơn giản là
suất biến đổi theo thời gian của u, vì chúng ta theo phần tử lưu chất chuyển động,
suất biến đổi theo thời gian này là đạo hàm thực. Như vậy,

ax= (2.49)

Kết hợp Phương trình(2.44), (2.47), và (2.49), chúng ta nhận được:

=− + + + + (2.50a)

Là thành phần x của phương trình động lượng cho một dòng nhớt. Tương tự,
những thành phần y và z có thể nhận được như sau:

=− + + + + (2.50b)

=− + + + + (2.50c)

Phương trình(2.50a-c) là các thành phần tương ứng x, y và z của phương


trình động lượng. Chú ý rằng chúng là dạng không bảo toàn. Chúng là những
phương trình vô hướng, và được gọi là phương trình Navier-Stokes.
25

Phương trình Navier-Stokes có thể nhận được trong dạng bảo toàn như sau.
Viết vế trái của Phương trình(2.50a) đối với số hạng theo định nghĩa của đạo hàm
thực :

= + ⃗. ∇ (2.51)

Cũng như vậy, khai triển đạo hàm sau :


( )
= +
Và sắp xếp lại, chúng ta có :
( )
= − (2.52)

Đồng nhất vec tơ đối với phân kỳ tích vô hướng của vec tơ, chúng ta có :
∇. ⃗ = ∇. ⃗ + ( ⃗ ). ∇

Hoặc
( ⃗ ). ∇ = ∇. ⃗ − ∇. ⃗ (2.53)
Thay phương trình(2.52) và (2.353 vào phương trình(2.51),
( )
= − − ∇. ⃗ + ∇. ⃗

Hoặc
( )
= − [ + ∇. ⃗ ]+ ∇. ⃗ (2.54)

Số hạng trong dấu móc trong phương trình(2.54) đơn giản là vế trái của
phương trình liên tục như phương trình (2.25), do đó số hạng trong dấu móc bằng 0.
Như vậy là phương trình(2.54) đơn giản thành:
( )
= + ∇. ⃗ (2.55)

Thay phương trình(2.55) vào phương trình(2.50a)


( )
+ ∇. ⃗ =− + + + + (2.56a)

Tương tự, phương trình(2.50b và c) có thể biểu thị như (2.56b và c)


( )
+ ∇. ⃗ =− + + + + (2.56b)
26

Và :
( )
+ ∇. ⃗ =− + + + + (2.56c)

Phương trình (2.56a-c) là phương trình Navier-Stokes trong dạng bảo toàn.
Vào năm 1845 Stokes tìm ra quan hệ:

= ∇. ⃗ + 2 (2.57a)

= ∇. ⃗ + 2 (2.57b)

= ∇. ⃗ + 2 (2.57c)

= = ( + ) (2.57d)

= = ( + ) (2.57e)

= = ( + ) (2.57f)

Trong đó µ là hệ số nhớt phân tử, λ hệ số nhớt tổng hợp. Stokes đưa ra giả thuyết :
λ=−

Thay phương trình (2.57) vào phương trình (2.56), chúng ta nhận được
phương trình Navier-Stokes đầy đủ trong dạng bảo toàn:

( ) ( ) ( ) ( )
+ + + =− + ∇. ⃗ + 2

+ + + [ ( + )] + (2.58a)

( ) ( ) ( ) ( )
+ + + =− + +

+ ∇. ⃗ + 2 + [ ( + )] + (2.58b)

( ) ( ) ( ) ( )
+ + + =− + +

+ + + ∇. ⃗ + 2 + (2.58c)
27

7. Phương trình bảo toàn năng lượng


Trong mục này, chúng ta áp dụng nguyên lý vật lý thứ ba như đã được liệt kê
tại bắt đầu của phần 2.1, nghĩa là
Nguyên lý vật lý: Năng lượng được bảo toàn
Tiếp tục của sự dẫn xuất phương trình Navier-Stokes (nghĩa là phương trình động
lượng) như ở trên, chúng ta sẽ sử dụng lại mô hình dòng của phần tử lưu chất vô
cùng bé chuyển động với dòng (thể hiện trên hình 2.2b). Phát biểu của những
nguyên lý này là định luật thứ nhất của nhiệt động lực, mà khi ứng dụng cho phần
tử lưu chất chuyển động với dòng, định luật thứ nhất phát biểu rằng:
Suất biến đổi năng lượng trong phần tử lưu chất = dòng tịnh của nhiệt đi
vào phần tử + suất của công thực hiện trên phần tử do lực khối và lực mặt
Hoặc
A= B+C (2.59)
Trong đó A, B, và C biểu thị những số hạng tương ứng ở trên.
Trước hết đánh giá C, tức là nhận được biểu thức cho suất của công thực
hiện trên phần tử lưu chất chuyển động do lực mặt. Có thể thấy rằng suất của công
thực hiện bởi một lực tác động trên phần chuyển động bằng tích của lực và thành
phần vận tốc trong hướng của lực. Do đó suất của công thực hiện bởi lực khối tác
động lên phần tử lưu chất chuyển động với vận tốc là ⃗ là :
⃗ ⃗( )
Với lưu ý tới những lực mặt, chỉ xét những lực trong hướng x trong hình 2.8.
Suất của công thực hiện trên phần tử lưu chất chuyển động bởi áp suất và lực ứng
suất theo hướng x trong hình 2.8, đơn giản là thành phần vận tốc u nhân với lực, ví
dụ trên mặt abcd suất của công thực hiện bởi yxdxdz là u yxdxdz, có những biểu
thức tương tự với những mặt khác. Để nhấn mạnh những xem xét năng lượng này,
phần tử lưu chất chuyển động được vẽ lại trong hình 2.10, trong đó suất của công
thực hiện trên mỗi mặt bằng lực mặt theo hướng x được chỉ rõ. Để nhận được suất
ròng của công thực hiện trên phần tử bởi lực mặt, chú ý rằng những lực đó trong
hướng x dương thực hiện công dương và những lực đó trong hướng x âm thực hiện
28

công âm. Dó đó so sánh lực áp suất trên mặt adhe và bcgf trong hình 2.10, suất ròng
của công thực hiện bởi áp suất trong hướng x là:
( ) ( )
[ −( + )]dydz= − dxdydz
Tương tự suất ròng của công thực hiện bởi ứng suất tiếp theo hướng x trên
những mặt abcd và efgh là :
( )
[( + )− ]dxdz= − dxdydz

Xét tất cả các lực mặt đưa vào hình 2.7, suất ròng của công thực hiện trên
phần tử lưu chất chuyển động do những lực này đơn giản là:
( )
[− + + + ]dxdydz

Biểu thức trên xét duy nhất lực mặt theo hướng x. Khi xét lực mặt trong
những hướng y và z, cũng nhận được những biểu thức thương tự.

Hình 2.10. những dòng năng lượng liên quan đến phần tử lưu chất vô cùng bé
chuyển động. Để đơn giản, chỉ xét những dòng trong hướng x.
Tổng quát, suất tịnh của công thực hiện trên phần tử lưu chất chuyển động là
tổng của những đóng góp lực mặt trong hướng x, y và z, cũng như đóng góp lực
khối. Điều này được biểu thị bởi C trong phương trình (2.59), và cho bằng:
29

( ) ( ) ( ) ( ) ( )
= − + + + + + + +

( ) ( )
+ + + + + ⃗. ⃗ (2.60)

Chú ý rằng trong phương trình (2.60) ba số hạng đầu tiên bên vế phải đơn giản là
∇. ( )⃗.
Tiếp theo xét B trong Phương trình (2.59), tức là thông lượng tịnh của nhiệt
đi vào trong phần tử. Thông lượng nhiệt này do: (1) đốt nóng thể tích như hấp thụ
hoặc phát xạ của bức xạ, và (2) truyền nhiệt qua bề mặt do gradient nhiệt độ, tức là
dẫn nhiệt. cho ̇ như suất bổ sung nhiệt thể tích trên đơn vị khối lượng.
Khối lượng nhiệt của phần tử = ̇ dxdydz (2.61)
Trong hình 2.10, nhiệt do truyền nhiệt vào trong phần tử lưu chất chuyển
động qua mặt adhe là ̇ xdydz , trong đó ̇ x là nhiệt truyền theo hướng x trên đơn vị
thời gian trên đơn vị diện tích bởi sự dẫn nhiệt. Nhiệt truyền ra khỏi phần tử qua
mặt bcgf là [ ̇ x + ( ̇ x/ ) ]dydz. Như vậy, nhiệt tịnh chuyển theo hướng x vào
trong phần tử bởi dẫn nhiệt là:
̇ ̇
[ ̇ − ( ̇x + )] =−
Xét sự truyền nhiệt trong các hướng y và z qua những mặt khác trong hình
2.10, chúng ta nhận được:
Nhiệt của phần tử lưu chất do dẫn nhiệt
̇ ̇ ̇
= −( + + ) (2.62)

Số hạng B trong phương trình (2.59) là tổng của phương trình (2.61) và
(2.62).
̇ ̇ ̇
=[ ̇− + + ] (2.63)

Sự truyền nhiệt bởi dẫn nhiệt tỷ lệ với gradient nhiệt độ địa phương:

̇x = − ; ̇y = − ; ̇z = −

trong đó k là độ dẫn nhiệt. Do đó phương trình (2.63) có thể viết :


30

= ̇+ + + (2.64)

Cuối cùng A trong phương trình (2.59) biểu thị suất biến đổi theo thời gian
của năng lượng phần tử lưu chất. Năng lượng toàn phần của một lưu chất chuyển
động trên khối lượng đơn vị là tổng nội năng của nó trên đơn vị khối lượng e, và
động năng của nó trên khối lượng đơn vị V2/2. Do đó năng lượng toàn phần là (e +
V2/2). Chúng ta có :

= + (2.65)

Dạng cuối cùng của phương trình năng lượng nhận được bởi thay phương
trình(2.60), (2.64) và (2.65) vào phương trình(2.59), nhận được:

+ = ̇+ + +
2
( ) ( ) ( ) ( ) ( )
− + + + + + + +
( ) ( )
+ + + + + ⃗. ⃗ (2.66)

Đây là dạng không bảo toàn của phương trình năng lượng, cũng chú ý rằng
đó là đối với năng lượng toàn phần (e + V2/2). Thông thường phương trình năng
lượng được viết ở dạng chỉ có nội năng e. Cách dẫn xuất như sau. Nhân phương
trình (2.50a-c) với u, v và w tương ứng:
( )
=− + + + + (2.67)

( )
=− + + + + (2.68)

( )
=− + + + + (2.69)

Cộng phương trình (2.53a-c) và chú ý là u2+v2+w2 = V2, chúng ta nhận được:

= − − − + + + + +

+ + + + + ( + + ) (2.70)
31

Trừ phương trình (2.70) từ phương trình (2.66), chú ý rằng:

⃗ . ⃗ = ( + + )
Chúng ta có :

= ̇+ + + − + +

+ + + + + +

+ + + (2.71)

Phương trình (2.71) là phương trình năng lượng dưới dạng nội năng e, vẫn
trong dạng không bảo toàn.
Phương trình (2.66) và (2.71) có thể được biểu thị tổng thể dưới dạng những
biến trường dòng bằng việc thay thế những số hạng ứng suất nhớt xy, xz,vv.., bằng
những biểu thức tương đương của chúng từ phương trình (2.57a-f). Ví dụ, từ
phương trình (2.71), chú ý rằng xy = yx , xz = zx , yz = zy , ta có:

= ̇+ + + − + + +

+ + + ( + )+ ( + )+ ( + ) (2.72)

Thay phương trình (2.57a-f) vào phương trình (2.72), chúng ta có:

= ̇+ + + − + +

+ + + + [2 +2 +2

+ + +( + ) +( + ) ] (2.73)

Phương trình năng lượng trong dạng bảo toàn có thể nhận được như sau. Xét
vế trái của phương trình (2.73). Từ định nghĩa của đạo hàm thực:

= + ⃗. ∇ (2.74)
32

( )
Tuy nhiên = +
( )
Hoặc = − (2.75)

Theo đồng nhất vectơ, phân kỳ tích vô hướng của vectơ,


∇. ⃗ = ∇. ⃗ + ⃗. ∇

Hoặc ⃗ . ∇ = ∇. ⃗ − ∇. ⃗ (2.76)
Thay phương trình (2.75) và (2.76) vào phương trình(2.74)
( )
= − + ∇. ⃗ + ∇. ⃗ (2.77)

Số hạng trong dấu móc [ ] trong Phương trình (2.77) bằng 0, từ phương trình
liên tục.
Như vậy, phương trình (2.77) trở thành:
( )
= + ∇. ⃗ (2.78)

Thay phương trình (2.78) vào (2.73), chúng ta có:


( )
+ ∇. ⃗ = ̇+ + + − + +

+ + + + [2 +2 +2

+ + +( + ) +( + ) ] (2.79)

Lặp lại những bước từ phương trình (2.74) tới (2.78), thay vì chỉ là nội năng
e, chúng ta thao tác với năng lượng toàn phần (e + V2/2), nhận được:

( )
= [ ( + )] + ∇[ + ⃗] (2.80)

Thay phương trình( 2.80) vào vế trái của phương trình (2.66), chúng ta nhận
được:

+ +∇ + ⃗ = ̇+ + +
2 2
33

( ) ( ) ( ) ( ) ( )
− + + + + + +

( ) ( )
+ + + + + ⃗. ⃗ (2.81)

Phương trình (2.81) là dạng bảo toàn của phương trình năng lượng, viết dưới
dạng năng lượng toàn phần (e + V2/2)..

8.Tóm lược những phương trình chủ đạo


Trong các thảo luận ở trên, chúng ta thấy một số lượng lớn phương trình và
dường như chúng hoàn toàn giống nhau đối với chúng ta. Những phương trình
chính chúng có thể gây chán ngắt. Tuy nhiên, tất cả tính toán động lực học lưu chất
đều dựa vào những phương trình này.

a. Phương trình đối với dòng nhớt


Những phương trình đã dẫn xuất trong những mục trên đây áp dụng cho
dòng nhớt, tức là dòng xét đến hiện tượng vận chuyển, tiêu tán của nhớt và truyền
nhiệt. Do đó những phương trình chủ đạo với dòng nhớt, chịu nén, không ổn định
ba chiều là:
Phương trình liên tục
- Dạng không bảo toàn: phương trình(2.29)
- Dạng bảo toàn: phương trình(2.30)
Những phương trình động lượng
- Dạng không bảo toàn: phương trình(2.50a-c)
- Dạng bảo toàn : phương trình(2.56a-c)
Phương trình năng lượng
- Dạng không bảo toàn: phương trình(2.66)
- Dạng bảo toàn : phương trình(2.81)

b. Phương trình đối với dòng không nhớt


Dòng không nhớt, theo định nghĩa là một dòng trong đó hiện tượng vận
chuyển, tiêu tán nhớt, khuếch tán khối lượng và dẫn nhiệt được bỏ qua. Những
34

phương trình chủ đạo cho dòng chảy không ổn định, không nhớt ba chiều, chịu nén
nhận được bằng việc bỏ đi những số hạng nhớt trong những phương trình trên.
Phương trình liên tục
- Dạng không bảo toàn

+ ∇. ⃗ = 0 (2.82a)

- Dạng bảo toàn

+ ∇. ⃗ =0 (2.82b)

Những phương trình động lượng


- Dạng không bảo toàn
Thành phần x

=− + (2.83a)

Thành phần y

=− + (2.83b)

Thành phần z

=− + (2.83c)

- Dạng bảo toàn


Thành phần x
( )
+ ∇. ⃗ =− + (2.84a)

Thành phần y
( )
+ ∇. ⃗ =− + (2.84b)

Thành phần z
( )
+ ∇. ⃗ =− + (22.84c)

Phương trình năng lượng


- Dạng không bảo toàn
35

( ) ( ) ( )
+ = ̇− + + + ⃗. ⃗ (2.85)

- Dạng bảo toàn


( ) ( ) ( )
+ +∇ + ⃗ = ̇− + + + ⃗. ⃗ (2.8)

9. Điều kiện biên


Những phương trình cho ở trên kiểm soát dòng của một lưu chất. Những điều
kiện biên, và đôi khi là điều kiện ban đầu, cho phép nhận được những lời giải đặc
biệt từ những phương trình chủ đạo. Đối với một lưu chất nhớt, điều kiện biên trên
một bề mặt giả thiết không có vận tốc tương đối giữa bề mặt và lưu chất ngay bề
mặt. Điều này được gọi là điều kiện không trượt. Nếu bề mặt là tĩnh và dòng di
chuyển qua nó, thì u = v = w = 0 tại bề mặt (cho một dòng nhớt) (2.87)
Hơn nữa, có một điều kiện không trượt tương tự kết hợp với nhiệt độ tại bề
mặt. Nếu nhiệt độ bề mặt vật liệu được biểu thị bằng Tw (nhiệt độ vách), khi đó
nhiệt độ ngay tại lớp lưu chất tiếp xúc với bề mặt cũng là Tw. Nếu trong bài toàn
được đề cập, biết được nhiệt độ vách, thì điều kiện biên thích hợp của nhiệt độ khí T
là:
T = Tw (tại vách) (2.88)
Mặt khác, nếu không biết nhiệt độ vách, thí dụ, nếu nó đang thay đổi như
một hàm của thời gian do truyền nhiệt khí động lực học tới hoặc ra khỏi bề mặt, khi
đó định luật fourier về dẫn nhiệt cung cấp điều kiện biên tại bề mặt. Nếu chúng ta
biểu thị ̇ w là thông lượng nhiệt tức thời tại vách, khi đó từ định luật fourier:

̇ w = - (k )w (tại vách) (2.89)

Trong đó, n biểu thị hướng pháp tuyến với vách. Ở đây, vật liệu bề mặt đang
phản ứng lại sự truyền nhiệt đến vách, ̇ w , do đó đang thay đổi Tw, quay ngược lại
ảnh hưởng đến ̇ w. bài toán truyền nhiệt không ổn định phải được giải bằng việc xử
lý dòng nhớt và sự tác động nhiệt trở lại của vật liệu vách cùng lúc. Kiểu điều kiện
biên này, là điều kiện biên gradient nhiệt độ tại vách, trái với quy định về chính bản
thân nhiệt độ vách là điều kiện biên. Nghĩa là, từ phương trình (2.89):
36

( )w= - ̇ w/k (tại vách) (2.90)

Cuối cùng khi nhiệt độ vách trở thành như vậy sẽ không có sự truyền nhiệt
trên bề mặt, nhiệt độ vách này, theo định nghĩa, được gọi là nhiệt độ vách đoạn
nhiệt (adiabatic wall temperature) Taw. Điều kiện biên thích hợp cho trường hợp
vách đoạn nhiệt đến từ phương trình (2.90) với ̇ w = 0, bởi định nghĩa. Do đó, với
vách đoạn nhiệt, điều kiện biên là:

( )w= 0 (tại vách) (2.91)

Với lưu chất không nhớt, dòng trượt qua bề mặt (không có ma sát để đẩy
‘sức dính’ của nó tới bề mặt), do đó tại bề mặt dòng phải tiếp xúc với bề mặt:
⃗. ⃗ = 0 (tại bề mặt) (2.92)
trong đó ⃗ là vectơ đơn vị thẳng góc với bề mặt.
Những điều kiện biên khác trong dòng phụ thuộc vào kiểu bài toán được xét,
và thường gắn liền với biên chảy vào và chảy ra tại một khoảng cách hữu hạn từ bề
mặt, hoặc một điều kiện biên ‘vô hạn’ xa vô tận kể từ bề mặt.

10 . Các dạng phương trình chủ đạo đặc biệt phù hợp với CFD. Thảo luận
Thấy rằng dạng bảo toàn của những phương trình nhận được trực tiếp từ một
thể tích kiểm soát cố định trong không gian, thay vì chuyển động theo lưu chất. Khi
thể tích cố định trong không gian, chúng ta đề cập đến dòng khối lượng, động
lượng, và năng lượng vào và ra khỏi thể tích. Trong trường hợp này, chính những
dòng trở thành những biến phụ thuộc quan trọng trong những phương trình, thay vì
chỉ là những biến tích phân nguyên thủy như p, , ⃗ ,…Chúng ta hãy theo đuổi ý
tưởng này. Khảo sát dạng bảo toàn của tất cả các phương trình chủ đạo. Chú ý rằng
chúng có cùng dạng tổng quát, bằng:

+ + + = (2.93)

Phương trình (2.93) có thể biểu thị toàn bộ hệ thống những phương trình chủ
đạo trong dạng bảo toàn nếu U, F, H, và J được giải thích như những vectơ cột, cho
bằng:
37

⎧ ⎫
⎪ ⎪
= (2.94)
⎨ ⎬
⎪ ⎪
⎩ ( + /2⎭

⎧ + − ⎫
⎪ ⎪

= (2.95)
⎨ − ⎬
⎪ ⎪
⎩ + + − − − − ⎭

⎧ − ⎫
⎪ ⎪
+ −
= (2.96)
⎨ − ⎬
⎪ ⎪
⎩ + + − − − − ⎭

⎧ − ⎫
⎪ − ⎪
= (2.97)
⎨ + − ⎬
⎪ ⎪
⎩ + + − − − − ⎭
0
⎧ ⎫
⎪ ⎪
= (2.98)
⎨ ⎬
⎪ ⎪
⎩ + + + ̇⎭
Trong phương trình (2.93), những vectơ cột F, G, và H được gọi là những số
hạng dòng (hoặc những vectơ dòng), và J thể hiện ‘số hạng nguồn’ (bằng 0 nếu lực
khối và nhiệt thể tích không đáng kể). Với bài toán không ổn định, U được gọi là
vectơ nghiệm, vì những phần tử trong U ( , u, v,..) là những biến phụ thuộc,
thường được giải bằng số theo các bước thời gian. Đối với những lời giải số tiến
triển theo thời gian, chúng ta tách ra / bằng việc sắp xếp lại phương trình
(2.93):

= − − − (2.99)
38

Xin nhớ rằng trong hình thức này, những phần tử của U nhận được bằng tính
toán, tức là những số nhận được bằng tích , u, v, w và (e+V2/2).Tất nhiên khi
những số được biết với những biến phụ thuộc này (bao gồm cả ), việc nhận được
những biến nguyên thủy rất đơn giản:
= (2.100)

= (2.101)

= (2.102)

= (2.103)

( )
= - (2.104)

Với dòng không nhớt, Phương trình (2.93) và (2.99) duy trì như vậy, trừ
những phần tử của vectơ cột được đơn giản hóa. Bằng việc khảo sát dạng bảo toàn
của những phương trình không nhớt tóm tắt trong mục 2.8.2, chúng ta thấy rằng:

⎧ ⎫
⎪ ⎪
= (2.105)
⎨ ⎬
⎪ ⎪
⎩ ( + /2⎭

⎧ + ⎫
⎪ ⎪
= (2.106)
⎨ ⎬
⎪ ⎪
⎩ + + ⎭

⎧ ⎫
⎪ ⎪
+
= (2.107)
⎨ ⎬
⎪ ⎪
⎩ + + ⎭
39

⎧ ⎫
⎪ ⎪
= (2.108)
⎨ + ⎬
⎪ ⎪
⎩ + + ⎭
0
⎧ ⎫
⎪ ⎪
= (2.109)
⎨ ⎬
⎪ ⎪
⎩ + + + ̇⎭
Đối với lời giải số của dòng không ổn định không nhớt, một lần nữa vectơ
lời giải U và những biến phụ thuộc đối với những số trực tiếp nhận được là , u,

v, w và (e+V2/2)… Với dòng không nhớt ổn định, = 0. Thông thường, lời

giải số cho những bài toán như vậy lấy dạng ‘kỹ thuật tiến triển’, ví dụ, nếu lời giải
nhận được bằng việc tiến triển trong hướng x, thì phương trình (2.93) có thể viết
như sau:

= − + (2.110)

Ở đây, F trở thành vectơ nghiệm, và những biến phụ thuộc với những số
nhận được là u, v, w và (e+V2/2)... Từ những biến phụ thuộc này có thể nhận
được những biến nguyên thủy, mặc dù tính toán phức tạp hơn trong trường hợp
chúng ta bàn luận trước đó:
= (2.111a)
+ = (2.111b)
= (2.111c)
= (2.111d)

( + )+ = (2.111e)

Lời giải số của phương trình (2.110) nhận được các số c1,c2, c3, c4 và c5 tại
các điểm đặc biệt trên toàn dòng. Xem xét chỉ một trong các điểm đó. Lời giải số sẽ
nhận được các số cho phía phải của phương trình (2.111a-e) tại điểm đó. Lần lượt,
40

phương trình (2.11a-e) có thể giải đồng thời cho các biến nguyên thủy , u, v, w,
p,và e tại điểm đó. Chú ý rằng, chúng ta có 6 ẩn số. Phải đưa quan hệ trạng thái
nhiệt động vào phương trình (2.111a-e); đối với hệ cân bằng nhiệt động, quan hệ
này có thể là dạng tổng quát:
= ( , ) (2.112a)
Đối với khí lí tưởng, e = cvT, với cv = R/( − 1), trong đó R là hằng số khí lí
tưởng. Cũng đề cập tới phương trình trạng thái của khí lí tưởng = , chúng ta
có:

= cvT = =

Hay = (2.112b)

Các phương trình (2.111a-e) và (2.112b) tạo nên 6 phương trình mà từ nó 6


biến nguyên thủy chưa biết có thể nhận được.
Dạng của những phương trình chủ đạo cho bởi phương trình (2.93) là phổ
biến trong CFD, ta hãy giải thích tại sao? Trong những dòng xét đến sóng xung,
chúng liên tục thay đổi rõ nét trong những biến trường dòng nguyên thủy p, ,u,T…
ngang qua những xung. Nhiều tính toán dòng với những xung được thiết kế để có
những sóng xung xuất hiện tự nhiên trong không gian tính toán như một kết quả
trực tiếp của lời giải trường dòng toàn bộ. Những cách tiếp cận như vậy được gọi là
phương pháp bắt xung. Điều này ngược lại với cách tiếp cận của phương pháp
khớp xung. Hai cách tiếp cận khác nhau này được minh họa trong những hình 2.11
và 2.12.
41

Hình 2.11. mắt lưới tiếp cận bắt xung Hình 2.1.2 mắt lưới tiếp cận khớp xung

Có những lợi thế và bất lợi thế của cả hai phương pháp này. Một sự kết hợp
hai phương pháp này là có thể, ở chổ cách tiếp cận bắt xung trong thời gian giải
được sử dụng để dự báo sự hình thành và vị trí xấp xỉ của xung, và sau đó xung này
được khớp với những gián đoạn ở giữa chừng lời giải.
Sự kết hợp khác là khớp những xung một cách tường minh trong những phần
của trường dòng, trong đó bạn biết trước rằng chúng xuất hiện và sử dụng phương
pháp bắt xung cho phần còn lại của trường dòng để phát sinh xung mà bạn không
thể dự báo trước đó.

2.4 TRÌNH TỰ GIẢI BÀI TOÁN CFD


Trình tự giải một bài toán CFD bao gồm các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Tiền xử lý - Phân tích vấn đề.
- Bước 2: Tạo mô hình và chia lưới.
- Bước 3: Đặt tải và điều kiện biên.
- Bước 4: Giải.
- Bước 5: Hậu xử lý.
42

1. Bước 1: Tiền xử lý – phân tích vấn đề


- Xác định loại bài toán: bài toán dòng chất khí (hay lỏng) bao ngoài, hay bao
trong, hay bài toán nhiệt,…
- Chọn mô hình tính toán 2D hay 3D.
- Loại phần tử sẽ áp dụng: Tùy vào hình dạng của mô hình tính mà chọn kiểu
phần tử thích hợp. Như trong Ansys Flotran có loại phần tử FLUID 141 (2D,
4 nút, tứ diện dòng chảy), FLUID 142 (3D, 8 nút, khối hộp),…

2. Bước 2: Tạo mô hình và chia lưới


Đây là bước quan trọng vì kết quả tính toán phụ thộc nhiều việc tạo mô hình
và chia lưới.
- Tạo mô hình: dùng các phần mềm chuyên dụng để tạo mô hình tính như:
Auto Cad, Ansys,… Cần phân tích để chọn mô hình 2D hay 3D.
- Chia lưới:
+ Chia lưới tự động hay thủ công: Chia lưới tự động có ưu điểm là nhanh
nhưng đôi khi không chính xác ở những chỗ có biên dạng thay đổi đột ngột.
Ngược lại chia lưới thủ công sẽ tốn rất nhiều thời gian, nhưng có kết quả chính
xác. Vì vậy cần kết hợp chúng lại để tạo ra một lưới mong muốn.
+ Chọn lưới khớp biên, hay lưới bắt xung (như trình bày ở trên).
+ Chọn các kiểu lưới sẽ áp dụng cho mô hình tính. Trong CFD có viết về 3
kiểu lưới, đó là: kiểu C, kiểu O, và kiểu H (để hiểu rõ hơn về lý thuyết chia lưới
hãy xem chương 5 – Lưới và phép biến đổi thích hợp, Tài liệu tham khảo 1).

Lưới kiểu C lưới kiểu O


43

Lưới kiểu H
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ việc chia lưới giúp
chúng ta tạo ra những lưới trơn mịn và chính xác như Gridgen, Gambit, Hyper
Mesh, Ansys CFX, ICEM…
Một điều quan trọng là tạo ra mô hình và chia lưới đảm bảo máy tính có thể
chạy được. Lưới càng dày sẽ cho kết quả càng chính xác, nhưng ngược lại sẽ tốn
nhiều thời gian để giải và đòi hỏi máy tính phải có cấu hình cao. Nên tìm cách để
càng đơn giản mô hình càng tốt (ví dụ với mô hình đối xứng, thay vì vẽ tất cả thì ta
chỉ cần khảo sát một phần mà kết quả thu được là như nhau).
3. Bước 3: Đặt tải và điều kiện biên
- Xác định tải trọng đầu vào ảnh hưởng đến quá trình tính toán: trọng lực, áp
suất, nhiệt độ, vận tốc,… Chỉ xét đến những thành phần tải ảnh hưởng tới bài
toán.
- Kết hợp các điều kiện biên được thảo luận ở mục 2.3 – 9, đó là điều kiện
không trượt (vận tốc tại bề mặt = 0) , biên ở xa vô hạn so với bề mặt, điều
kiện tiếp xúc…

4. Bước 4: Giải
Sau khi thực hiện hết 3 bước trên, ta tiến hành giải bài toán:
- Thiết lập thuộc tính dòng chảy: mật độ, độ nhớt, độ dẫn nhiệt,…
- Thiết lập bước lặp cho lời giải: Theo dõi lời giải hội tụ và giảm sai số trong
khoảng cho phép.
- Chọn chế độ phân tích là chảy tầng hay chảy rối.
- Chạy chương trình để giải bài toán (ví dụ ứng dụng Mô đun Ansys Flotran,
Ansys Fluent là những phần mềm mạnh giúp giải bài toán CFD).
44

Bước này tốn rất nhiều thời gian, nên trong quá trình giải cần kiên nhẫn theo dõi
tiến trình của nó để nếu có sai sót thì có thể hiệu chỉnh lại ngay.

5. Hậu xử lý
Sau khi giải bài toán, chúng ta tiến hành đọc kết quả.
- Tùy vào mục đích bài toán mà ta chọn và đọc các kết quả đầu ra tương ứng,
ví dụ như: trường phân bố áp suất, trường phân bố vận tốc, trường phân bố
nhiệt, hoạt hình, …
- Tiến hành phân tích, đánh giá kết quả.
- Sử dụng kết quả thu được vào các tính toán mới như tính sức cản sau khi có
kết quả phân bố áp suất và vận tốc, dự đoán trạng thái ứng xử,…
45

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 LỰA CHỌN PHẦN MỀM ANSYS FLOTRAN VÀ ANSYS FLUENT


MINH HỌA CÁC VÍ DỤ CFD TRONG ĐỀ TÀI
Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của các công cụ toán cùng với sự phát
triển của máy tính điện tử, đã thiết lập và dần dần hoàn thiện các phần mềm công
nghiệp, sử dụng để giải các bài toán cơ học vật rắn, cơ học thuỷ khí, các bài toán
động, bài toán tường minh và không tường minh, các bài toán tuyến tính và phi
tuyến, các bài toán về trường điện từ, bài toán tương tác đa trường vật lý. ANSYS là
một phần mềm mạnh được phát triển và ứng dụng rộng rãi trên thế giới, có thể đáp
ứng các yêu cầu nói trên của cơ học. Trong tính toán thiết kế cơ khí, phần mềm
ANSYS có thể liên kết với các phần mềm thiết kế mô hình hình học 2D và 3D để
phân tích trường ứng suất, biến dạng, trường nhiệt độ, tốc độ dòng chảy, có thể xác
định được độ mòn, mỏi và phá huỷ của chi tiết. Nhờ việc xác định đó, có thể tìm
các thông số tối ưu cho công nghệ chế tạo. ANSYS còn cung cấp phương pháp giải
các bài toán cơ với nhiều dạng mô hình vật liệu khác nhau: đàn hồi tuyến tính, đàn
hồi phi tuyến, đàn dẻo, đàn nhớt, dẻo, dẻo nhớt, chảy dẻo, vật liệu siêu đàn hồi, siêu
dẻo, các chất lỏng và chất khí …
ANSYS là một gói phần mềm phân tích phần tử hữu hạn (Finite Element
Analysis, FEA) hoàn chỉnh dùng để mô phỏng, tính toán thiết kế công nghiệp, đã và
đang được sử dụng trên thế giới trong hầu hết các lĩnh vực kỹ thuật: kết cấu, nhiệt,
dòng chảy, điện, điện từ, tương tác giữa các môi trường, giữa các hệ số vật lý.
Trong hệ thống tính toán đa năng của ANSYS, bài toán cơ kỹ thuật được giải quyết
bằng phương pháp Phần tử hữu hạn lấy chuyển vị làm gốc.
Cấu trúc cơ bản một bài tính trong ANSYS. Tổng quát cấu trúc cơ bản của
một bài tính trong ANSYS, gồm 3 phần chính: tạo mô hình tính (preprocessor), tính
toán (solution) và xử lý kết quả (postprocessor). Ngoài 3 bước chính trên, quá trình
phân tích bài toán trong ANSYS còn phải kể đến quá trình chuẩn bị (preferences)
46

chính là quá trình định hướng cho bài tính. Trong quá trình này ta cần định hướng
xem bài toán ta sắp giải dùng kiểu phân tích nào (kết cấu, nhiệt hay điện từ...), mô
hình hoá như thế nào (đối xứng trục hay đối xứng quay, hay mô hình 3 chiều đầy
đủ...), dùng kiểu phần tử nào (Beam, Shell, plate,..). Hiểu được các bước phân tích
này trong ANSYS sẽ giúp ta dễ dàng hơn trong việc giải bài toán của mình.
Các dòng sản phẩm của Ansys Công ty Ansys đã thiết lập nên một chuẩn
mực trong mô phỏng kỹ thuật. Công ty ANSYS xây dựng, phát triển, cung cấp phần
mềm và hỗ trợ toàn cầu cho các giải pháp mô phỏng kỹ thuật nhằm dự đoán các ứng
xử của sản phẩm ở trong môi trường sản xuất và sử dụng thực tế. Công ty ANSYS
là công ty hàng đầu trong việc phát triển cả công cụ và công nghệ CAE (Computer-
Aided Engineering).Các giải pháp Ansys giúp doanh nghiệp không chỉ biết được
các tính năng hoạt động của sản phẩm mà cả chất lượng thiết kế của nó.
Phần mềm ANSYS Multiphysics cung cấp một công cụ phân tích đắc lực kết
hợp các mô đun: tính toán kết cấu, nhiệt, động lực học dòng chảy (CFD), âm học,
và điện từ trong một sản phẩm tích hợp duy nhất. Với gói phần mềm ANSYS
Multiphysics, người sử dụng sẽ cảm thấy thực sự thoải mái và có được một chuỗi
khả năng mô phỏng tuyệt vời của ANSYS.
Với khả năng ứng dụng vào thực tế tuyệt với của Ansys như vậy, trong đề tài
đã chọn hai trong những mô đun của Ansys, đó là Ansys Flotran và Ansys Fluent để
minh họa cho các ví dụ về CFD dưới đây.

3.2 LÝ DO CHỌN BÀI TOÁN


Việc nghiên cứu trường dòng chảy của chất lỏng hay khí bên trong cũng như
bên ngoài một vật thể là rất phổ biến trong thực tế. Các trường dòng chảy bao ngoài
như: xung quanh cánh máy bay, tàu thủy,… và trường dòng chảy bên trong như:
bên trong ống dẫn dầu khí, kênh, rạch, trong y tế (huyết học)… Vì vậy trong đề tài
chọn 2 ví dụ điển hình để minh họa cho 2 lĩnh lực này, đó là:
- Bài toán mô hình dòng khí bao ngoài vật thể.
- Bài toán mô hình hóa dòng khí trong ống.
47

3.3. MÔ PHỎNG VÍ DỤ MINH HỌA VỀ CFD BẰNG ANSYS

3.3.1. bài toán dòng khí bao ngoài vật thể


1. Bài toán mô hình đối xứng
Mô tả bài toán: Mô hình hóa dòng khí xung quanh vật thể có biên dạng như
trên hình 2.1.1. Ở đây, bán kính cong là 0.125 cm, cạnh bên dài 4 cm, dày 2 cm.
Vận tốc dòng khí vào là 1.3 x 10-2 m/s (~0.5 inch/s) theo phương pháp tuyến với
mặt trước của vật thể.

Sử dụng Ansys Flotran minh họa trường phân bố áp suất và vận tốc dòng khí
xung quanh vật thể. Nhận xét đánh giá kết quả.
Ý nghĩa của bài toán: đây là một ví dụ minh họa đơn giản, nhưng từ đó ta
có thể mở rộng tư duy để áp dụng vào nghiên cứu trường dòng chất lỏng xung
quanh tàu, cánh máy bay, (trong đề tài mở rộng nghiên cứu cánh máy bay)…Từ
những kết quả thu được của trường dòng, tiến tới dự đoán trạnh thái sẽ xảy ra, từ đó
tiến tới tối ưu hóa về mặt thiết kế: như có thể tiến hành tối ưu hóa cho đường hình
tàu, cánh máy bay…
Trình tự giải quyết như sau:

Bước 1: Tiền xử lý – phân tích vấn đề


- Đây là bài toán miêu tả trường dòng chảy của chất khí bao quanh một vật.
- Với hình dạng vật thể, ta có thể vẽ mô hình 2D để tính toán.
- Áp dụng kiểu phần tử 2D, tứ diện, 4 nút để tăng độ chính xác cho phép tính,
mà cụ thể trong phần mềm Ansys Flotran là phần tử FLUID 141.

Bước 2: Tạo mô hình và chia lưới


Tiến hành vẽ mô hình 2D và chia lưới. kết quả như sau:
48

Hình 3.1. lưới bao xung quanh vật


Trong quá trình này, chúng ta áp dụng thủ thuật chia lưới được viết trong lý
thuyết CFD. Đó là, ta kết hợp lưới kiểu C và kiểu H trong trường hợp bài toán này.
Phần mũi chúng ta áp dụng lưới kiểu C, vì nó có biên dạng là 1 cung tròn. Nếu ta áp
dụng lưới kiểu C ở đây tạo ra được một lưới trơn, đẹp và cho kết quả tính toán
chính xác hơn. Ngược lại, vùng phía hạ lưu chúng ta dùng lưới kiểu H, vì chúng có
dạng các hình chữ nhật, nên lưới kiểu H áp dụng ở đây là thích hợp nhất. Việc áp
dụng 2 kiểu lưới này sẽ tạo ra một mô hình lưới trơn, đẹp và không có sự thay đổi
đột ngột (điều đặc biệt cần tránh trong kỹ thuật chia lưới). Quá trình chia lưới như
trên dễ dàng thực hiện trên mô đun Ansys Flotran (sẽ được thấy rõ trong ví dụ 2 về
sau).

Bước 3: Đặt tải và điều kiện biên


Sau khi chia lưới, chúng ta sẽ đặt các điều kiện biên cho bài toán.
Chúng ta sẽ đặt tại cạnh cong bên trái hình 3.1 vận tốc vào 0.5 inch/s như đề
bài. Vận dụng điều kiện biên trong phần lý thuyết CFD, đó là điều kiện không trượt.
Chúng ta sẽ đặt vận tốc tại các vách là 0, và đặt áp suất ra tại cạnh bên phải hình 3.1
bằng 0.
49

Hình 2.2 Thiết lập các điều kiện biên

Bước 4: Giải

- Thiết lập thuộc tính dòng chảy


Thuộc tính dòng chảy được thiết lập theo thứ nguyên hệ Anh inches-lbf-second.
Chúng ta tiến hành như sau :
1. Main menu > Solution > FLOTRAN Set Up > Fluid Properties
2. Chọn AIR – IN cho mật độ và độ nhớt
3. OK - OK
50

- Đặt kiểm tra thực hiện – bước lặp.


Thực hiện các bước sau :
Chọn kiểm tra thực hiện từ FLOTRAN Set Up Menu.
1. Main Menu > Solution > FLOTRAN Set Up > Execution Ctrl
2. Nhập 100 cho bước giải chung để bài toán hội tụ Global Iterations. Đây chỉ
là giá trị ước chừng cho khả năng hội tụ của bài toán. Bài toán có thể hội tụ
dưới hoặc trên 100 bước lặp. do đó giá trị nhập này chỉ mang tính tạm thời,
có thể chỉnh lại sau.
3. OK để áp dụng và Close.

- Thực hiện lời giải Flotran

Main Menu > Solution > Run FLOTRAN


Khi chạy FLOTRAN, ANSYS sẽ vẽ đồ thị “ Nomalized rate of change” theo dõi
lời giải hội tụ.

Đóng cửa sổ thông tin khi lời giải xong.


51

Bước 5: Hậu xử lý

- Đọc kết quả:

Main Menu > General Postproc > Plot Results > Last Set

- Xuất biểu đồ vận tốc và áp suất:


+ Mục tiêu xuất 2 biểu đồ này để xem xét sự phân bố vận tốc và áp suất của dòng
khí xung quanh vật. Từ đó dùng nó làm dữ liệu cho các tính toán mà ta mong muốn,
như tính sức cản chẳng hạn.
+ Quá trình thực hiện:
 Xuất biểu đồ vận tốc:
1. Main Menu > General Postproc > Plot
Results > Vector Plot – Predefined
2. Chọn lời giải DOF solution
3. Chọn Velocity V
4. OK
52

 Xuất biểu đồ áp suất :


1. Main Menu > General
Postproc > Plot Results > -
Contour Plot – Nodal Solu
2. Other quantities
3. Chọn Total Pressure
4. OK

- Hoạt hình tốc độ dòng chảy.


+ Mục tiêu : tạo ra hình ảnh động của dòng chảy xung quanh vật.
+ Quá trình thực hiện :
1. Main Menu > General Postproc > Plot Results > Defi Trace Pts
2. Kích vài điểm trong vùng vào và vài điểm trong vùng xoáy (phía sau vật thể)
3. OK
53

4. Utility Menu > PlotCtrls >


Animate > Praticle Flow
5. chọn DOF Solution
6. Chọn Velocity VX
7. OK
54

 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNHGIÁ KẾT QUẢ


Ở khu vực trước và sau vật, do tiết diện
ngang các dòng chảy tăng nên tốc độ dòng
chảy giảm và áp suất dòng chảy tăng. Tại phần
giữa, các dòng chất khí bị ép lên nhau do giảm
tiết diện ngang nên tốc độ dòng chảy lại tăng
và áp suất dòng chảy giảm xuống. Ứng dụng lý
thuyết ở đây là: nguyên lý bảo toàn khối lượng.

Kết quả sự phân bố lại áp suất và tốc độ


trong dòng chất khí xung quanh vật là nguyên
nhân gây ra sức cản áp suất (trong ngành tàu ta
có sức cản hình dạng và sức cản sinh sóng).
Lớp chất khí sát bề mặt vật, do có tính
nhớt nên có sự ma sát, và không có hiện tượng
trượt tại đây, nên vận tốc tại đó bằng 0, ngược
lại áp suất tại đó tăng lên. Ở đây ứng dụng lý
thuyết điều kiện biên không trượt tại bề mặt của CFD.
Ngoài việc khắc phục sự tăng của áp suất còn phải thắng được lực ma sát nên
năng lượng tại đây bị giảm rất nhanh. Dưới tác động của sự tăng áp suất làm xuất
hiện một dòng chất khí chảy ngược sát bề mặt vật. Dòng chất khí ngược ép và tách
lớp biên ra khỏi bề mặt vật, tạo ra vùng xoáy phía sau vật, làm áp suất phía sau
giảm.
55

Nhìn vào kết quả được thể hiện rõ khi ta phóng to tại bề mặt vật, tại đây hình
thành vùng lớp biên và vùng ngoài lớp biên với giá trị vận tốc thay đổi tăng dần
hướng ra xa bề mặt. Vùng xoáy phía sau vật khi phóng to chính là vùng sau lớp
biên. Như vậy kết quả phản ánh đúng lý thuyết cơ chất lỏng.
Tóm lại, kết quả bài toán đã giải quyết được mục đích đề ra. Hình dạng và
giá trị của trường phân bố áp suất và vận tốc là khá chính xác và phản ánh được
thực tế. Thông qua thang màu, mà tương ứng mỗi màu là 1 giá trị. Kết quả thu được
thể hiện khá sinh động và dễ nhìn thông qua màu tại mỗi vị trí mà ta muốn xem xét.
Và đặc biệt giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của áp suất và vận tốc được thông báo trực
tiếp trên hình. Từ đó đưa ra những nhận xét, dự đoán, tiến đến thiết kế tối ưu.
Trong phần hoạt hình, đã minh họa được một cách sinh động và chính xác
trường vận tốc của dòng khí bao xung quanh vật thể.
Đây là bài toán nghiên cứu trường dòng chảy bao quanh các vật có hình
dạng đối xứng. bây giờ chúng ta sẽ mở rộng nghiên cứu của chúng ta đối với những
vật có hình dạng khí động lực học (không đối xứng): đó là cánh máy bay.
2. Bài toán mô hình khí động lực học
Mô tả bài toán: Bài toán xem xét dòng xung quanh cánh máy bay với góc
tấn (attack) = 4 và số Mach là 0.8 ( = 0.8). Dòng là cận âm, và có một xung
khá mạnh ở gần giữa cung (chord) mặt trên. Chiều dài chord là 1 m. Hình dạng
cánh máy bay được miêu tả như hình sau:

Phân tích trường phân bố áp suất, phân bố số Mach và phân bố vận tốc bao
quanh cánh máy bay. Từ đó hãy nhận xét và giải thích kết quả. Dựa vào kết quả,
giải thích nguyên tắc hoạt động của máy bay.
56

Chúng ta sẽ sử dụng Mô đun Ansys Fluent của phần mềm Ansys để mô


phỏng và giải quyết bài toán này. Trình tự cụ thể giải bài toán hãy xem chương 5,
Tài liệu tham khảo 8. Sau đây, chúng ta chỉ đi đánh giá và nhận xét kết quả bài toán.
Trước tiên, chúng ta khái quát một phần lý thuyết về nguyên tắc hoặc động
của cánh máy bay:

Lực nâng khí động lực học:

Mô hình lực nâng khí động lực học: Thrust: lực đẩy (tạo bởi động cơ); Drag: lực
cản của không khí; Weight: trọng lực; Lift: lực nâng khí động lực học (Joukowski).
Tuân theo định lý Bernoulli (Théorème de Bernoulli) :
Máy bay thắng được trọng lực và bay lên được là nhờ lực nâng khí động lực
học hay còn gọi là lực nâng Joukowski. Là kết quả của sự chênh lệch áp suất không
khí tại mặt trên và mặt dưới của vật thể (cánh máy bay) khi dòng khí chuyển động
chảy bao vật thể. Để có lực nâng khí động lực học thì thiết diện vật thể (cánh) phải
không đối xứng qua trục chính và đường biên của mặt trên phải lớn hơn của mặt
dưới, những vật thể có hình dạng thiết diện như vậy được gọi là có hình dạng khí
động lực học. Khi không khí chảy bao quanh hình khí động sẽ có lực nâng khí động
lực học và đồng thời xuất hiện lực cản. Hình khí động nào cho hiệu ứng lực nâng
càng cao mà lực cản càng ít thì được coi là có hiệu suất khí động học càng tốt. Đối
với chất lỏng hiệu ứng cũng tương tự (thuỷ động học).

Khi không khí chảy qua hình khí động là cánh, tại mặt dưới sẽ có áp suất cao
hơn so với mặt trên và hệ quả là sẽ xuất hiện một lực tác động từ dưới lên vuông
góc với cánh. Lực nâng có độ lớn bằng diện tích cánh nhân với chênh lệch áp suất
hai mặt. Độ chênh lệch áp suất phụ thuộc vào hình dạng thiết diện cánh tức là phụ
thuộc vào hiệu suất khí động học của cánh, góc tấn (góc chảy của không khí tương
đối với vật khí động) và vận tốc dòng chảy. Như vậy khi vận tốc dòng chảy đạt đến
độ lớn nào đó thì chênh lệch áp suất (đồng nghĩa với lực nâng) sẽ đủ để thắng trọng
lực và vật thể có thể bay lên được. Muốn có lực nâng đủ thì vận tốc và diện tích
57

cánh phải đủ: cánh càng rộng thì máy bay có thể cất cánh với vận tốc nhỏ hơn,
ngược lại cánh càng nhỏ thì đòi hỏi vận tốc càng lớn để cất cánh.

Chúng ta hãy quay trở lại phân tích kết quả thu được từ lời giải:

a. Phân tích kết quả biểu đồ phân bố vận tốc và áp suất:

Biểu đồ phân bố vận tốc

Biểu đồ phân bố áp suất


58

Nhìn vào hai biểu đồ ta thấy có sự trái ngược nhau, ở những vị trí có vận tốc
cao thì áp suất sẽ thấp và ngược lại. Điều này phản ánh đúng lý thuyết cơ chất lỏng
về quan hệ giữa vận tốc và áp suất.

Ở biểu đồ vận tốc, thì giá trị lớn nhất tại mặt trên của cánh (vị trí xuất hiện
xung mạnh – vị trí có màu đỏ), nguyên nhân là tiết diện mặt cắt ngang của dòng
chảy chất khí tại đây nhỏ nhất. Ngược lại áp suất tại đây là nhỏ nhất.

Khi chất khí chảy đi vào cánh máy bay thì tiết diện ngang giảm dần, các lớp
chất khí bị ép lên nhau, làm cho vận tốc tăng dần lên và áp suất giảm dần, kết quả
này chúng ta nhìn thấy rõ trên biểu đồ. Ngược lại khi chất khí chảy ra ngoài cánh
cánh máy bay, thì tiết diện ngang tăng dần, làm vận tốc cũng giảm dần theo và áp
suất tăng dần lên. Ở đây chúng ta lưu ý một vùng xoáy hình thành phía sau cánh,
nguyên nhân là do chống lại sự tăng đột ngột của áp suất, sẽ hình thành nên những
lớp chất khí chảy ngược (từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp), được thể
hiện rõ như hình dưới đây:

Các vec tơ vận tốc hạ lưu của xung: Dòng ngược được nhìn thấy rõ ràng trên hình.

Như vậy, từ kết quả bài toán, thấy được nguyên nhân tạo ra lực nâng khí
động lực học (nguyên tắc nâng của máy bay) là do sự chênh lệch của áp suất ở mặt
dưới (áp suất cao) và mặt trên (áp suất thấp). Kết quả phản ánh đúng lý thuyết được
viết ở trên về nguyên tắc hoạt động của máy bay.
59

b. Phân tích kết quả biểu đồ phân bố số Mach:

Như chúng ta đã biết, Số Mach (Ma) là một đại lượng vật lí biểu hiện tỉ số
giữa vận tốc chuyển động của vật thể trong một môi trường nhất định (hoặc vận tốc
tương đối của dòng vật chất) đối với vận tốc âm thanh trong môi trường đó. Trong
khí động lực học, số Mach đặc trưng cho mức độ chịu nén của dòng chất khí chuyển
động:

trong đó v là vận tốc chuyển động của vật thể (hoặc của môi trường vật chất), c là
vận tốc âm thanh trong cùng môi trường.

Vì vậy kết quả phân bố của số Mach là tương tự với kết quả phân bố vận tốc
của dòng chất khí xung quanh cánh máy bay, thể hiện như hình dưới đây:
60

3.3.2. bài toán mô hình hóa dòng khí trong ống


Mô tả bài toán: bài toán này minh họa dòng khí trong ống. Đầu tiên định nghĩa 1
tốc độ đầu vào để mô tả dòng chảy tầng với số Reynolds bằng 90. Sau khi nhận
được kết quả và kiểm tra sẽ tăng tốc độ đầu vào để nghiên cứu hiệu ứng tốc độ đến
profil dòng chảy và được kết quả mới. sau đó ở phần thứ 3 tăng chiều dài ống cho
phép dòng chảy mở rộng để được lời giải toàn tiết diện. Cuối cùng sau khi tính toán
với số Reynolds lớn hơn 4000, sẽ thành mô hình chảy rối.

Minh họa trường dòng khí bên trong ống: nghiên cứu sự ảnh hưởng của vận tốc đầu
vào đến trường áp suất, trường vận tốc, vec tơ vận tốc bên trong ống; sự ảnh hưởng
của số Reynold đến profil trường dòng. Nhận xét đánh giá kết quả như thế nào.

Ý nghĩa của bài toán: đây là một ví dụ minh họa đơn giản, nhưng từ đó ta có thể
kiểm chứng lại lý thuyết cơ chất lỏng mà ta đã được học về số Reynold. Từ đó mở
rộng tư duy để áp dụng vào nghiên cứu trường dòng lưu chất trong các hệ thống ống
dẫn phức tạp, hệ thống thủy lợi, dầu khí, lĩnh vực y học…Từ những kết quả thu
được của trường dòng, tiến tới dự đoán trạng thái sẽ xảy ra, từ đó tiến tới tối ưu hóa
về mặt thiết kế.

Điều kiện ban đầu :


61

Chúng ta sẽ sử dụng Ansys Flotran để giải quyết bài toán này : tạo mô hình, chia
lưới, đặt tải và điều kiện biên, giải, xử lý kết quả.
Bước 1 : tiền xử lý – phân tích vấn đề
Tương tự như bài toán 1,thực hiện phân tích 2D, sử dụng Ansys Flotran , với phần
tử 2D, 4 nút, tứ diện Fluid141. Bài toán được chia làm 4 phần :
- Phân tích dòng chảy tầng của không khí với số Reynolds = 90.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của vận tốc vào đến trạng thái dòng chảy khi vận
tốc tăng lên sử dụng mô hình dòng chảy tầng.
- Phân tích dòng chảy tầng của không khí khi tăng chiều dài ống, để theo dõi
một cách đầy đủ hơn sự phát triển hiện trạng dòng.
- Phân tích dòng chảy rối của không khí với số Reynolds 4600
Đối với tất cả các lời giải, áp dụng cùng một vận tốc đầu vào. Điều này bao
gồm cả việc xác định tốc độ bằng 0 tại đầu vào theo hướng vuông gốc với dòng
chảy vào. Áp dụng các điều kiện vận tốc bằng 0 tại các thành ống. Chất lỏng được
62

xem như không nén được. Do đó, chỉ có giá trị trung bình của áp suất là quan trọng,
và giá trị áp suất bằng 0 được áp dụng tại đầu ra của ống.
Đối với quá trình phân tích ban đầu, dòng chảy ở chế độ chảy tầng (hệ số
Reynold < 3000). Để tính hệ số Reynold cho các dòng chảy bên trong ống, áp dụng
phương trình :

Tăng vận tốc vào từ 1 in/s lên 50 in/s cho lần phân tích thứ 2. Khi đó, profil
dòng chảy sẽ phát triển không đầy đủ. Vì thế, bước logic tiếp theo ta phải tăng chiều
dài ống lên 30 inch để cho profil phát triển đầy đủ hơn.
Đối với dòng chảy kín, chuyển sang chảy rối khi số Reynold trong phạm vi
2000-3000. Do đó đối với quá trình giải sau, dòng không khí trong ống là chảy rối
(số Reynold ~ 4600).
Ta sẽ tiến hành giải bài toán theo trình tự sau :
- Thiết lập các ưu tiên
Thiết lập các ưu tiên để kết nối các mục liên quan đến lĩnh vực khoa học
động học lưu chất.
1. Vào Menu > Preferences
2. Bật FLOTRAN CFD
3. OK

- Định nghĩa phần tử


1. Main Menu > Preprocessor > Element Type > Add/Edit/Delete
2. Click Add thêm phần tử mới
3. Chọn FLOTRAN CFD
63

4. Chọn phần tử 2D FLOTRAN (FLUID141)


5. OK
6. Close
Bước 2 : Tạo mô hình và chia lưới
 Tạo mô hình:
- Tạo hình chữ nhật đầu vào:
1. Main menu > Preprocessor > -Modeling – Create > -Area- Rectangle > By
Dimensions
2. Nhập các số sau:
X1 = 0; X2 = 4
3. Nhập các số sau:
Y1 = 0; Y2 = 1
4. Apply để tạo hình chữ nhật thứ nhất và hiện hộp thoại tạo hình chữ nhật thứ
hai.
- Tạo hình chữ nhật đầu ra:
1. Nhập các số :
X1 = 6; X2 = 10
2. Nhập các số:
Y1 = 0; Y2 = 2.5
3. OK.

4. Thanh công cụ : SAVE_DB


- Tạo vùng quá độ giữa các hình chữ nhật.
Vùng chuyển tiếp, nơi mà dòng chảy mở rộng, được tiếp giáp với phần lớn
nhất bằng đường tiếp tuyến trơn đến một đường trên của cả 2 hình chữ nhật. Đường
thẳng này được tạo ra bằng chọn “ tangent to 2 lines”. Diện tích được tạo là một
mặt tùy ý qua 4 điểm.
64

1. Main Menu > Preprocessor > Modeling – Create > - Lines –Lines > tan to 2
lines
2. Kích vào đường thứ nhất (đường nằm trên của hình chữ nhật bên trái)
3. OK
4. Kích vào cuối của đường tiếp tuyến của đường thứ nhất (góc trên phải)
5. OK
6. Kích đường thứ hai (đường trên hình chữ nhật lớn)
7. OK
8. Kích vào điểm cuối của đường tiếp tuyến thứ hai
9. OK

Kết quả là một đường cong mềm giữa 2 diện tích.


Tạo diện tích thứ 3 như một diện tích bất kỳ qua các điểm:
10. Main Menu > Preprocessor > Modeling –Create > Area- Arbitrary >
Through KPs
11. Kích 4 điểm
12. OK
13. Thanh công cụ: SAVE_DB

 Chia lưới:
Để tạo mô hình lưới, thiết lập cở kích thước dọc theo các đường thẳng. Việc
thiết thập lưới phần tử hữu hạn rất quan trọng trong CFD.
65

Phương pháp phần tử hữu hạn cho nhiều phần tử hơn trong các miền với lời
giải gredients bậc cao áp dụng ở đây. Mật độ lưới sẽ đủ để chương trình nắm bắt
được các hiện tượng các tự nhiên. Ví dụ một vùng tuần hoàn nhỏ mở rộng sau vùng
lớn. Một số lượng lớn hơn của các phần tử được áp dụng bao hàm một mức cao các
chi tiết của dòng sao cho thông tin được nắm bắt.
Sử dụng bảng số liệu sau đây để chia lưới:

1. Utility Menu > plot > Lines


2. Main Menu > Preprocessor > Mesh Tool
3. Chọn Lines Set
4. Kích vào đường trên và dưới hình chữ nhật bên trái (cửa vào)
5. Apply

6. Nhập 15 vào No. of element divisions


7. Nhập -2 vào spacing ratio (thủ thuật cho phần tử nhỏ ở gần 2 đầu)
8. Apply
66

Chọn tỷ lệ nhỏ hơn gần ống vào, nơi dòng chảy bắt đầu mở rộng, và vùng
đường kính lớn, vùng này có số phần tử sẽ được tính bằng các phương trình
gradients bậc cao. Vùng này là vùng chuyển tiếp dòng chảy.
Ta sẽ lặp lại quá trình kích bằng kích chọn các đường thẳng và nhập số các
khoảng chia và tỷ lệ, sử dụng tham số phân chia lưới ở trên, chú ý tỷ lệ chia lưới
được áp dụng theo chiều của các đường, các phần tử lớn hơn sẽ nằm ở phần cuối
các đường thẳng.
Vùng quá độ:
9. Kích đường trên và phía dưới của của diện tích giữa:

10. Apply
11. Nhập 12 vào No. of element Divisions
12. Nhập 1 vào Spacing Ratio
13. Apply
Vùng ra:
14. Kích vào đường trên và đường dưới vùng ra
15. Apply
16. Nhập 15 vào No. of Element Divisions
17. Nhập 3 vào Spacing ratio (hướng ra đầu ra)
18. Ok
67

Chú ý đường nằm trên cao không nghiêng về phía ống ra, nên phải được lật
“Flipped”.
19. Chọn Flip trong Mesh tool.
20. Kích vào đường nằm trên.
21. OK
22. Chọn Lines Set
23. Kích vào 4 đường cắt đứng
24. OK
25. Nhập 10 vào No. of Element divisions
26. Nhập -2 vào Spacing ratio (thủ thuật này sẽ làm lưới dày hơn về 2 đầu)
27. OK
28. SAVE_DB
Bước 7: Chia lưới
1. Chọn Mapped
Mesher
2. Chọn Mesh
3. Pick All
4. Đóng Close trong Mesh tool
Bước 3: Đặt tải và điều kiện biên
Đặt vận tốc 1in/s theo hướng tọa độ X (VX) tại đầu vào của ống, và vận tốc
0 theo chiều ngang của ống vào (VY trong tọa độ Y). Các vận tốc 0 được đặt theo
thành ống và áp suất không được đặt vào đầu ra của ống như thảo luận ở phần giả
thiết. Tất cả các điều kiện này bây giờ được áp dụng cho tất cả các đường.
Áp dụng điều kiện biên ống vào:
1. Main Menu > Preprocessor > Loads> - Loads – Apply > - Fluid/CFD –
Velocity > On Lines
2. Kích đường vào Inlet line
3. OK
4. Nhập 1 cho VX
68

5. Nhập 0 cho VY
6. OK

Áp dụng các điều kiện biên cho thành ống:


Chọn các đường tạo nên các thành ống và sau đó đặt vận tốc 0 theo tọa độ X
và Y (VX = VY = 0)
7. Main Menu > Preprocessor >
Loads> - Loads – Apply > -
Fluid/CFD – Velocity > On Lines
8. Kích vào 6 đường nằm trên và
đáy mô hình
9. OK
10. Nhập 0 cho VX và VY
11. OK để đặt điều kiện
Đặt điều kiện đầu ra:
12. Main Menu > Preprocessor > Loads> - Loads – Apply > - Fluid/CFD –
Pressure > On Lines
13. Kích đường biên đầu ra (đường thẳng đứng bên phải)
14. OK
15. Nhập 0 cho giá trị áp lực
Pressure Value
16. Đặt Set Endpoints vào Yes
17. OK
18. SAVE_DB
Đến đây mô hình phần tử hữu hạn được hoàn thành và các Menu Flotran
được truy cập để xác định các tính chất của chất khí theo chiều dài với mọi điều
khiển Flotran yêu cầu.

Bước 4: giải – phân tích dòng chảy tầng laminar analysis


- Thiết lập thuộc tính dòng chảy:
69

Thuộc tính dòng chảy được thiết lập theo thứ nguyên hệ Anh Inches-ldf-seconds.
1. Main Menu > Solution > FLOTRAN Set Up > Fluid Properties
2. Chọn AIR-IN cho mật độ và nhớt
3. OK
4. OK

- Đặt kiểm tra thực hiện:


Chọn kiểm tra thực hiện từ FLOTRAN Set Up Menu
1. Main Menu > Solution > FLOTRAN Set Up > Execution Ctrl
2. Nhập 40 cho bước giải chung để bài toán hội tụ Global Iterations (chú ý 40
global iterations có tính chất bất kỳ không hẳn đã đảm bảo hội tụ)
3. OK để áp dụng và Close

- Thực hiện lời giải FLOTRAN


1. Main Menu > Solution > Run FLOTRAN
70

Khi chạy FLOTRAN, ANSYS sẽ vẽ đồ thị “ Nomalized rate of change” theo dõi
lời giải hội tụ.

Đóng cửa sổ thông tin khi lời giải xong.

Bước 5: hậu xử lý – phân tích dòng chảy tầng


- Đọc kết quả:
Nhập hậu xử lý chung và đọc kết quả lần cuối.
Main Menu > General Postproc > Read Results – last set
- Xuất biểu đồ vec tơ vận tốc:
1. Main Menu > General Postproc
> Plot Results > - Vector Plot –
Predefined
2. Chọn lời giải DOF Solution.
3. Chọn Velocity V -> OK
4. OK

Hình vẽ vec tơ tốc độ thể hiện vùng xoáy chiếm phần trên của ống.
71

- xuất biểu đồ áp suất:


1. Main Menu > General Postproc
>Plot Results > Contour Plot >
Nodal Solu
2. Other Quantities
3. Chọn Total Pressure
4. OK

- Hoạt hình vết các hạt:


1. Main Menu > General Postproc > Plot Results > Flow Trace – Defi Trace Pt
Kích vài điểm ở đầu vào và tại vùng xoáy của ống.
2. Utility Menu > Plot ctrls > Animate > Particle Flow
3. Chọn DOF Solution
4. Chọn OK
72

Để nghiên cứu tiếp, tăng tốc độ đầu vào lên 50 in/s.

Bước 6: Giải – Phân tích dòng chảy tầng với việc tăng tốc độ đầu vào
- Tăng tốc độ đầu vào:
Vận tốc đầu vào ảnh hưởng tới biên dạng dòng chảy. Tăng vận tốc đầu vào
sẽ làm tăng hệ số Reynolds. Trở lại để đặt các hàm tải trọng và thay đổi vận tốc cửa
vào, và sau đó thực hiện lời giải từ một tên file khác.
- Chạy phân tích:
Lặp lại thứ tự các bước hậu xử lý để xem hiệu quả của việc tăng tốc độ cửa vào.
Các kết quả thể hiện sự thay đổi đáng kể, được thể hiện như sau đây:

a. ứng với vận tốc vào = 50 in/s b. ứng với vận tốc vào = 1 in/s

a. ứng với vận tốc vào = 50 in/s b. ứng với vận tốc vào = 1 in/s
Hình ảnh phân bố vận tốc bên trong ống thay đổi phụ thuộc vận tốc đầu vào.
73

a. ứng với vận tốc vào = 50 in/s b. ứng với vận tốc vào = 1 in/s
Hình ảnh phân bố áp suất bên trong ống thay đổi phụ thuộc vận tốc đầu vào.
Từ đây, chúng ta thấy rằng, khi tăng tốc độ dòng vào, dòng chảy đã phát
triển không đầy đủ. Vì vậy, bước tiếp theo, nếu chiều dài ống ra được tăng lên, dòng
chảy có thể đạt được profil phát triển đầy đủ. Ta sẽ tăng chiều dài ống ra lên 30 in.

Bước 7: tiền xử lý – phân tích dòng chảy tầng với tăng chiều dài ống
- Xóa các điều kiện biên áp lực:
Các kết quả với trường hợp độ nhớt thấp hơn chỉ ra rằng, vùng tuần hoàn đã
mở rộng phù hợp với kích thước của ống. Để cho phép dòng chảy phát triền hoàn
toàn theo thời gian cần tìm chỗ thoát, do vậy cần có đủ khoảng rộng cho dòng phát
triển.
1. Main Menu > preprocessor > Loads > Loads- Delete > Fluid/ CFD-pressure
DOF > On Lines
2. Pick All để xóa hết điều kiện biên áp suất
- Thiết kế thêm vùng ra:
Bằng các thao tác tương tự ở trên, chúng ta có thể tạo được mô hình và chia
lưới (đảm bảo các kích thước đầu bài cho) như sau:
74

- Đặt biên áp lực đầu ra:


Tương tự ta sẽ đặt biên áp lực đầu ra mới là 0.

Bước 8: giải – phân tích dòng chảy tầng với chiều dài ống mới
Tiến hành thay đổi tên file và thực hiện các bước giải và xử lý kết quả, chúng
ta thu được kết quả như sau:
75

Phân bố vận tốc sau khi thay đổi chiều dài ống ra

Phân bố áp suất sau khi thay đổi chiều dài ống ra


76

- Tính hệ số Reynolds:
Tính toán hệ số Reynolds để xác định nếu quá trình phân tích nằm trong
vùng chảy rối (Re > 3000).
Hệ số Reynolds được xác định theo công thức sau:

: Density (mật độ) = 1.21e-7


V: velocity (vận tốc) = 50in/s
Dh = 2* chiều cao ống vào = 2
: Độ nhớt = 2.642e-9
Vì vậy, Re = 4600. Khi đó xảy ra hiện tượng chảy rối.
Bước tiếp theo của quá trình phân tích là sử dụng mô hình chảy rối

Bước 9: giải – phân tích dòng chảy


rối
- Xác định chọn lời giải
FLOTRAN và thực hiện
1. Main Menu > Solution >
FLOTRAN Set Up > Solution
Options
2. Chọn Turbulent Option
3. OK
Với việc dòng chảy rối tăng do độ nhớt thấp, các hiệu ứng phi tuyến trong
bài toán này càng rõ rệt hơn và lặp lại tất cả các yêu cầu để đạt được một lời giải tốt
hơn. Chúng ta sẽ tăng con số này trong hộp thoại Execution Ctrl lên 80.
- Bắt đầu lại quá trình phân tích.
Chú ý: Đây là khởi động lại quá trình phân tích, phạm vi của bài toán là
không thay đổi. Do chỉ có thay đổi mô hình (từ chảy tầng sang chảy rối), và thay
đổi số các bước lặp, bắt đầu lại quá trình phân tích là chấp nhận được.
77

Tương tự, ta tiến hành giải FLOTRAN, và hậu xử lý. Các kết quả nhận được
như sau:

Phân bố vận tốc ứng với mô hình rối

Phân bố áp suất ứng với mô hình rối


78

Hoạt hình dòng chảy ứng với mô hình rối

 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ


Kết quả thu được đã giải quyết được mục đích bài toán, thấy rõ được sự ảnh
hưởng của vận tốc đầu vào đến profil dòng bên trong ống cũng như hình dạng ống
cần được thay đổi để cho dòng bên trong ống phát triển đầy đủ. Với các giá trị khác
nhau của vận tốc đầu vào thì vận tốc cũng như áp suất tại các vị trí bên trong ống
cũng thay đổi theo. Từ giá trị nhỏ của vận tốc đầu vào đến giá trị lớn hơn (làm thay
đổi số Reynold) sẽ tạo nên sự thay đổi của thuộc tính dòng từ chảy tầng sang chảy
rối khi số Reynold ~ 4600 (tương ứng với dữ liệu đầu vào của bài toán).
Kết quả bài toán đúng với lý thuyết nguyên lý bảo toàn khối lượng. Tại đầu vào,
do tiết diện ống nhỏ, các lớp chất khí bị ép lên nhau, làm cho vận tốc tăng lên, áp
suất giảm. Ngược lại ở đầu ra, tiết diện ống tăng lên nên vận tốc giảm, áp suất tăng
lên. Khi dòng khí đi qua vùng quá độ, áp suất tăng đột ngột. Để chống lại sự tăng áp
suất đột ngột này, tại đây xuất hiện những dòng khí chảy ngược, tạo ra một vùng
chuyển động xoáy.
79

Sự phát triển của vùng này đầy đủ hay không tùy thuộc vào vận tốc đầu vào
cũng như hình dạng của ống (chiều dài ống ra). Tại thành ống, vận tốc bằng 0 là do
điều kiện không trượt, và vận tốc tăng dần, đạt lớn nhất tại giữa ống.

Cũng tương tự như ví dụ trước, kết quả được minh họa sinh động qua thang
màu, tương ứng mỗi màu là một giá trị khác nhau. Từ đó ta dễ dàng nhận được giá
trị mà ta mong muốn tại bất ký giá trị nào, và các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất được
thông báo trực tiếp trên biểu đồ.
80

Chương 4 : KẾT LUẬN KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN KẾT QUẢ


Sau thời gian nghiên cứu tính toán, với sự hướng dẫn tận tình của thầy
PGS.TS. Trần Gia Thái, em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp với nội dung:
“Nghiên cứu ứng dụng phương pháp tính toán động lực học lưu chất
(Computational Fluid Dynamics – CFD) trong các bài toán kỹ thuật”. Bản thân
em không những cũng cố được những kiến thức mà em đã tiếp thu được trong thời
gian học tập, mà hơn thế nữa em còn rèn luyện được các kỹ năng như sử dụng và
hiểu được tổng quát phần ứng dụng Ansys, khả năng đọc tài liệu bằng tiếng anh,
hiểu được cơ bản về lý thuyết CFD…và thu được thêm rất nhiều kiến thức bổ ích
trong lĩnh vực chuyên môn. Qua đây em xin đưa ra một số ý kiến thảo luận sau:
Như ta đã biết CFD là lĩnh vực rất hay và được cả thế giới ứng dụng vào hầu
hết các lĩnh vực trong thực tế ngày nay. Tuy nhiên CFD khá mới mẽ so với Việt
Nam. Vì vậy, trong đồ án của mình, em đã viết về một phần khá cơ bản nhưng là
nguồn gốc then chốt của CFD, đó là các phương trình cơ bản của CFD. Cùng với sự
phát triển của máy tính số, thông qua lý thuyết toán về phần tử hữu hạn, các phương
trình này được “chế biến” để áp dụng vào CFD. Từ đó các nhà lập trình viết ra
những phần mềm tiện dụng mà khả năng tính toán có độ chính xác cao (như
ANSYS nói chung và ANSYS FLOTRAN, ANSYS FLUENT nói riêng) có thể ứng
dụng vào thực tế, biến nó thành những thư viện thử và kiểm tra mô hình ảo, góp
phần tiết kiệm được một khoảng chi phí rất lớn thay vì đầu tư kiểm tra và thử trong
các điều kiện mô hình thực tế (các hầm gió,…).
bằng việc sử dụng ANSYS FLOTRAN, ANSYS FLUENT và vận dụng lý
thuyết CFD trong quá trình thiết lập lời giải, em đã giải quyết cho hai vấn đề đặt ra.
Về cơ bản, phần mềm đã minh họa khá thực tế hai vấn đề này. Tuy không hoàn hảo
chính xác 100% nhưng góp phần hữu ích cho chúng ta dự đoán những gì xảy ra với
nó, từ đó có thể tiến tới thiết kế tối ưu mô hình cũng như khả năng hoạt động của
81

chúng. Và từ hai ví dụ trên, chúng ta có thể mở rộng tư duy của chúng ta trong việc
giải quyết các vấn đề mà ta gặp trong cuộc sống thực tế. Chẳng hạn, trong bài toán
1, thay vì chúng ta nghiên cứu dòng khí bao quanh vật 2D thì chúng ta có thể mở
rộng ra nghiên cứu môi trường dòng chảy xung quanh tàu. Điều này thực sự rất cần
cho chuyên ngành của chúng ta.

4.2 KIẾN NGHỊ


Việc tìm hiểu về một lĩnh vực còn khá mới mẽ như CFD là rất khó, đòi hỏi
mỗi chúng ta cần phải có nhiều kinh nghiệm và cái nhìn bao quát về lĩnh vực này:
những gì mà nó có thể làm, khả năng ứng dụng của nó…Trong quá trình hoàn thành
đồ án em gặp một số khó khăn nên có một số ý kiến đề xuất sau:
- Tích cực đẩy mạnh phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học, giúp
sinh viên tự ý thức trong việc tự tìm hiểu về các lĩnh vực mới, từ đó có thể
sáng tạo và áp dụng vào thực tế.
- Đẩy mạnh khả năng học ngoại ngữ cho sinh viên, nhất là tiếng anh. Từ
đó có thể tiếp thu được nguồn tài liệu dồi dào mà thế giới đang có về lĩnh
vực quan tâm, vì hầu hết chúng được viết bằng ngôn ngữ này.
- Để nâng cao hiệu quả công việc, tiến xa hơn một bước nữa trong công
tác thiết kế cần mở thêm các khóa đào tạo một số phần mềm chuyên ngành
ANSYS, GRIDGEN,…
82

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Anderson, John D., Jr.: Introduction to Flight, 3d ed, McGraw-Hill, New York,
1989
[2]. Anderson, John D Jr ( 1989), Hypersonic and hight temperature Gas Dynamics,
McGraw-Hill, New York.
[3]. Computational Fluid Dynamics, Von Karman Insitute , Germany
[4]. Đinh Bá Trụ - Hoàng Văn Lợi, Hướng dẫn sử dụng Ansys – phần 1, Học viện
kỹ thuật quân sự.
[5]. Đinh Bá Trụ - Hoàng Văn Lợi, Hướng dẫn sử dụng Ansys – phần 2, Học viện
kỹ thuật quân sự.
[6] Phạm Ngọc Dũng, Bùi Tá Long , Tính toán mô phỏng lan truyền chất sử dụng
phần mềm Ansys, Viện Môi trường và Tài nguyên.
[7]. PGS.TS Nguyễn Hoài Sơn, Phương pháp phần tử hữu hạn.
[8] Tutorial of Ansys Fluent.

You might also like