You are on page 1of 4

TÓM TẮT CHƯƠNG 18

1. Dòng hàng hóa, nhập khẩu, xuất khẩu, xuất khẩu ròng
- XK là những HH & DV sản xuất trong nước được bán ra nước ngoài
- NK là những HH & DV sản xuất ở nước ngoài và được bán trong nước
- XK ròng của bất kỳ QG nào là chệnh lệch giữa GTXK và GTNK của QG đó
- XK ròng còn được gọi là cán cân thương mại
- Nếu NX > 0 => Thặng dư thương mại
Nếu NX < 0 => Thâm hụt thương mại
Nếu NX = 0 => Thương mại cân bằng
- Các yếu tố ảnh hương XK, NK, XK ròng:
 Sở thích NTD về hàng nội địa vs ngoại nhập
 Giá HH trong nước và nước ngoài
 Tỷ giá: người dân dùng nội tệ mua ngoại tệ
 Thu nhập NTD trong nước và nươc ngoài
 Chi phí vận chuyển HH từ nước này -> nước khác
 Các chính sách của CP với TMQT

2. Nguồn lực tài chính, Dòng vốn ra ròng:


- Dòng vốn ra ròng luôn bằng XK ròng: NCO = NX
- Dòng vốn ra ròng = Mua tài sản nc ngoài của cư dân trong nước – Mua tài sản trg nc của cư dân
nc ngoài
- Dòng vốn ra ròng (Đầu tư nước ngoài ròng): Có thể âm hoặc dương
- Nếu NCO > 0 => Cư dân nội địa mua tài sản nc ngoài nhiều hơn Người nc ngoài mua tài sản nội
địa => Vốn đang đi khỏi QG
- Nếu NCO < 0 => Cư dân nội địa mua tài sản nc ngoài ít hơn Người nc ngoài mua tài sản nội địa
=> Vốn đang đi vào QG
- Các biến số ảnh hưởng NCO:
 Lãi suất thực được trả cho tài sản nước ngoài
 Lãi suất thực được trả cho tài sản trong nước
 Rủi ro kinh tế và chính trị khi nắm giữ tài sản nước ngoài
 Ảnh hưởng của các chính sách của CP đến quyền sở hữu nước ngoài về tài sản trong
nước

3. Mối quan hệ NX và NCO:


- NX: đo lường sư mất cân bằng giữa XK và NK của QG
- NCO: đo lường sự mất cân bằng giữa SL tài sản nước ngoài do người trong nước mua và SL tài
sản trong nước do người nước ngoài mua
- NCO = NX
- Khi NX > 0 => Thặng dư thương mại => QG bán HH & DV cho nước ngoài nhiều hơn là mua từ
nước ngoài. Khi đó:
 QG nhận nhiều ngoại tệ hơn
 QG dùng ngoại tệ mua tài sản nước ngoài nhiều hơn => Vốn ra khỏi QG nhiều hơn =>
NCO > 0
- Khi NX < 0 => Thâm hụt thương mại => QG mua HH & DV từ nc ngoài nhiều hơn là bán cho
nc ngoài. Khi đó
 QG thu ít ngoại tệ hơn
 QG bán tài sản ra ngươc ngoài nhiều hơn => NCO < 0

4. Tiết kiệm và đầu tư


- Nền kinh tế mở: Y = C + I + G + NX (1)
- Tiết kiệm quốc gia: Y – C – G = I + NX
 S = I + NX (2)
- Mà NX = NCO
 S = I + NCO (Tiết kiệm = Đầu tư trong nước + Dòng vốn ra ròng) (3)

- Trong điều kiện Thặng dư thương mại (NX > 0)


(1) => Y > C + I + G
(2) => S > I
(3) => NCO > 0

- Trong điều kiện Thâm hụt thương mại (NX < 0)


(1) => Y < C + I + G
(2) => S < I
(3) => NCO < 0

- Trong điều kiện Thương mại cân bằng (NX = 0)


(1) => Y = C + I + G
(2) => S = I
(3) => NCO = 0

- Bảng thể hiện : Dòng vốn ra ròng (NCO) sụt giảm nhiều hơn Đầu tư nội địa (I)

5. Tỷ giá danh nghĩa và Tỷ giá thực


- Tỷ giá danh nghĩa: Là mức giá mà tại đó một người có thể đổi đồng tiền của một nước lấy đồng
tiền của nước khác
- Hai cách thể hiện
 Số lượng ngoại tệ đổi 1 đồng nội tệ (VD: e = 0.00004761 $/VND)
 Số lượng nội tệ đổi 1 đồng ngoại tệ (VD: e = 21.000 VND/$)

- Sự lên giá:
 Là sự gia tăng giá trị của một đồng tiền
 Được đo bằng số lượng ngoại tệ mà đồng tiền đó mua được (có thể mua được nhiều ngoại
tệ hơn)
 Làm cho đồng tiền mạnh hơn
 VD: 1$ mua được nhiều VND hơn => Sự lên giá của $

- Sự xuống giá
 Là sự giảm sút giá trị của một đồng tiền
 Được đo bằng số lượng ngoại tệ mà đồng tiền đó có thể mua được (có thể mua đc ít ngoại
tệ hơn)
 Làm cho đồng tiền yếu đi
 VD: 1$ mua được ít VND hơn => Sự xuống giá của $

- Tỷ giá thực (hay tỷ giá hối đoái)


 Là mức giá một người có thể đổi HH và DV của 1 QG lấy HH và DV của 1 QG khác

 Tỷ giá thực = Giá HH nội địa/ Giá HH nước ngoài x Tỷ giá DN ($/VND)
 Tỷ giá thực = Giá HH nước ngoài/ Giá HH nội địa x Tỷ giá DN (VND/$)
Xét trên Chỉ số giá:
 Tỷ giá thực = Chỉ số giá rổ HH nội địa/ Chỉ số giá rổ HH nc ngoài x Tỷ giá ($/VND)
 Tỷ giá thực = Chỉ số giá rổ HH nc ngoài/ Chỉ số giá rổ HH nội địa x Tỷ giá (VND/ $)
Ví dụ:
 Khi tỷ giá thực của VN tăng => HH VN đắt hơn HH nước ngoài => NTD mua HH nước
ngoài nhiều hơn => XK giảm, NK tăng => NX giảm
 Khi tỷ giá thực của VN giảm => HH VN rẻ hơn HH nước ngoài => NTD mua HH trong
nước nhiều hơn => XK tăng, NK giảm => NX tăng

6. Giá ngang bằng sức mua (PPP)


- Là lý thuyết về tỷ giá theo đó một đơn vị của bất kỳ đồng tiền nào cho trước đều có thể mua
được cùng một số lượng HH ở tất cả các QG
- Logic của NBSM: Dựa trên “quy luật 1 giá”: Một HH phải được bán ở cùng mức giá ở tất cả các
địa điểm
- Kinh doanh chênh lệch giá: Tận dụng lợi thế về chênh lệch giá cho cùng món hàng bán trên các
thị trường khác nhau
- Ngang bằng: Bằng nhau

- Sức mua: Giá trị của đồng tiền thể hiện qua số lượng HH mả đồng tiền đó có thể mua được
 Nếu sức mua của đồng tiền không đổi ở trong nc cũng như nc ngoài => Tỷ giá thực ko
đổi
- Lý thuyết ngang băng sức mua:
 Cho biết tỷ giá DN giữa các đồng tiền của 2 QG
 Phải phản ánh được mức giá của các QG này
- Công thức:
 P: mức giá trong nước P*: mức giá nc ngoài
 Sức mua của 1 đồng nội tệ trong nước: 1/P
 1 đồng nội tệ đổi được e đồng ngoại tệ
 Sức mua 1 đồng nội tệ ở nc ngoài: e/P*
 Theo lý thuyết ngang bằng sức mua: 1/P = e/P* => e = P*/P
- Những hàm ý của PPP
 Nếu sức mua của đồng ngoại tệ ở nước ngoài và trong nước là giống nhau => Tỷ giá thực
– mức giá tương đối của HH nội địa và ngoại nhập – không thể thay đổi
 Tỷ giá DN giữa các đồng tiền của 2 QG phản ánh được mức giá của 2 QG này
 Khi NHTW in SL tiền quá lớn => Tiền mất giá trị: HH mua được ít hơn, SL ngoại tệ mua
đc ít hơn
- Hạn chế của PPP: Không phải lúc nào cũng đúng vì
 Nhiều HH không dễ dàng trao đổi = ngoại thương
 Khi có thể trao đổi, HH không phải luôn thay thế hoàn hảo:
 Chúng đc SX ở những QG khác nhau
 Không có cơ hội KD chênh lệch giá để tạo lợi nhuận
 Không phải là lý thuyết hoàn hảo để xác định tỷ giá
 Tỷ giá thực biến động theo thời gian
 Những biến động lớn và dai dẳng của tỷ giá DN
 Phản ánh đặc thù những sự thay đổi của mức giá trong nước và nước ngoài

You might also like