You are on page 1of 13

PHÂN XƯỞNG 110KV YÊN BÁI TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

CHƯƠNG I – MẠCH ĐIỆN ÁP TRONG TRẠM BIẾN ÁP

I. Vai trò, nhiệm vụ, chức năng:


1, Mạch điện áp đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống bảo vệ và đo lường
hệ thống điện, trong mạch nhị thứ tại các trạm biến áp không thể thiếu mạch điện áp.
Nó cung cấp nguồn áp cho các đồng hồ dòng điện, các rơle bảo vệ dòng và các thiết
bị tác động theo điện áp.
Do điện áp trong mạch điện nhất thứ là rất lớn rất khó có thể chế tạo các thiết
bị đo lường và bảo vệ làm việc với cấp điện áp và dòng điện này, vì vậy cần có thiết
bị để phản ánh điện áp trong mạch điện nhất thứ trong nhị thứ, để các thiết bị bảo vệ
và đo lường có thể làm việc chính xác với điện áp nhất thứ nhưng cách điện và kích
thước của các phần tử trong mạch nhị thứ không quá lớn nên điện áp trong mạch nhất
thứ (sơ cấp) được phản ánh trong mạch dòng nhị thứ (thứ cấp) thông qua các máy
biến điện áp (ký hiệu là TU, BU hoặc VT: Voltage Tranformer). Vì vậy dòng điện
trong mạch nhị thứ là dòng điện đã được biến đổi qua máy biến dòng điện.
Các lợi ích khi sử dụng TU.
+ Dụng cụ đo lường và các rơle điện áp không cần nối trực tiếp với mạch điện
cần đo, nhờ đó mạch nhị thứ có thể nối thành bất kỳ sơ đồ nào theo yêu cầu, điều này
rất cần thiết trong quá trình thiết lập mạch. Ngoài ra có thể đem mạch thứ cấp nối đất
để an toàn cho người vận hành và thiết bị
+ Có thể dùng đồng hồ, cuộn điện áp, rơle điện áp thấp đo và lấy tín hiệu dòng
điện của mạch điện ở điện áp cao, nhờ thế việc chế tạo đồng hồ và rơle được gọn
nhẹ, kinh tế, dễ thi công, lắp đặt, giảm chi phí về cách điện của các dụng cụ đo và
rơle bảo vệ …
+ Có thể dùng đồng hồ, rơle tiêu chuẩn (100V, 100. 3 V) để đo lường và lấy
tín hiệu điện áp của bất kỳ mạch điện nào, việc thiết kế, chế tạo các đồng hồ đo dòng
điện và các rơle điện áp được tiêu chuẩn hóa và tiện dụng.
+ Có thể chỉ cần dùng dây dẫn có tiết diện bé, cấp cách điện nhỏ để nối mạch
dòng đo lường và bảo vệ, từ đó thể tích của bảng điện phân phối được đơn giản gọn
nhẹ, có thể đưa các đồng hồ đo lường và bảo vệ rơle cách xa mạch điện cần đo, cần
bảo vệ.
BIÊN SOẠN: ĐẶNG THÁI HÂU [1]
PHÂN XƯỞNG 110KV YÊN BÁI TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

II. Sơ lược về máy điện áp (VT, TU).


Máy biến điện áp dùng để biến đổi điện áp cao xuống điện áp thấp tiêu chuẩn,
an toàn, dùng cho đo lường và bảo vệ rơle, trị số điện áp tiêu chuẩn thường là 100V
hoặc 100/ 3 V và được cách ly về điện với mạch điện nhất thứ. Về nguyên lý làm
việc và các quan hệ cơ bản về điện - từ thì TU không khác gì máy biến áp điện lực.
1. Cấu tạo của máy biến điện áp: TU chủ yếu gồm 3 bộ phận chính
+ Lõi thép khép kín.
+ Cuộn dây sơ cấp: Làm việc với điện áp của mạng điện nhất thứ, vì vậy số
vòng dây phía sơ cấp rất nhiều.
+ Cuộn dây thứ cấp chính: làm việc với cấp điện áp tiêu chuẩn là 100V hoặc
100 3 V, cấp điện áp cho mạch đo lường và điều khiển.
+ Cuộn dây thứ cấp phụ: 3 pha đấu nối tiếp nhau tạo thành cuộn tam giác hở,
dùng để giám sát tình trạng cách điện đối với đất của các pha trên lưới điện.
2. Các thông số cơ bản của máy biến điện áp:
+ Công suất định mức: là công suất định mức của từng cuộn thứ cấp trong TU.
Khi đấu tải của mạch áp phải quan tâm đến thông số này, công suất của các phụ tải
đấu song song vào mạch áp phải nhỏ hơn công suất định mức.
+ Điện áp định mức: Là điện áp dây định mức của mạng điện nhất thứ mà TU
đấu vào, khi chọn TU phải chú ý đến thông số này.
+ Hệ số biến áp định mức là tỷ số giữa điện áp sơ cấp và điện áp thứ cấp định
mức.
+ Công suất định mức là công suất lớn nhất (khi Cos = 0,8) mà sai số của nó
chưa vượt quá phạm vi cho phép.
+ Tải thứ cấp định mức: dòng điện bên phía thứ cấp là dòng điện phụ tải của
TU được xác định bởi phụ tải. Mạch điện áp làm việc ở chế độ hở mạch nên tổng trở
của phụ tải càng lớn thì sai số càng giảm.
3. Sai số và Cấp chính xác của TI.
a) Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sai số của TI

BIÊN SOẠN: ĐẶNG THÁI HÂU [2]


PHÂN XƯỞNG 110KV YÊN BÁI TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

+ Dòng điện không tải I0 của TU.


Dòng điện không tải I0 càng lớn thì sai số của TU càng lớn.
Để giảm sai số cho TU, phải giảm nhỏ dòng điện không tải I 0. Muốn thế lõi
thép của TU phải dùng các lá thép có chất lượng tốt, từ trở nhỏ.
+ Phụ tải của TU:
Phụ tải của TU tức là điện trở R và điện kháng X của các đồng hồ và cuộn dây
rơle đấu vào thứ cấp của TU. Tổng trở ngoài càng lớn, phụ tải càng bé thì sai số của
TU càng bé.
Ở mỗi cấp chính xác, TU có một dung lượng tiêu chuẩn nhất định, nếu phụ tải
của TU không vượt quá dung lượng tiêu chuẩn đó thì sai số của TU không vượt quá
sai số cho phép.
Phụ tải có điện kháng X càng lớn thì sẽ tiêu thụ công suất vô công lớn, làm hệ
số công suất Cos2 phía thứ cấp lớn làm cho góc lệch pha giữa các véc tơ điện áp sơ
cấp và thứ cấp của từng pha tương ứng lớn  TU có sai số lớn. Để đảm bảo độ chính
xác cho TU quy định hệ số Cos2 = 0,8. Vì vậy khi thiết kế người ta phải tính toán
tải sao cho điều kiện này được đảm bảo.
+ Sự giao động của điện áp lưới điện.
Để TU là việc chính xác, điện áp nguồn chỉ cho phép giao động trong phạm vi
 10%.
b) Cấp chính xác của TU.
Sai số cho phép lớn nhất của TU được biểu thị qua cấp chính xác tiêu chuẩn.
Cấp chính xác Sai số điện áp lớn nhất (%) Sai số góc pha lớn nhất (Phút)
0,2  0,2  10
0,5  0,5  20
1,0  1,0  40
3,0  3,0 Không quy định
Cấp chính xác 0,2: dùng để đo lường trong phòng thí nghiệm.

BIÊN SOẠN: ĐẶNG THÁI HÂU [3]


PHÂN XƯỞNG 110KV YÊN BÁI TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Cấp chính xác 0,5: dùng để đo điện năng (công tơ điện).


Cấp chính xác 0,5I1: dùng để đo lường trong nhà máy điện và trạm biến áp
Cấp chính xác 3: chỉ dùng cho cuộn dây của cơ cấu truyền động cắt bằng tay
hoặc tự động của máy cắt.
4. Một số TU và sơ đồ đấu TU cơ bản thường gặp.
a) Tổ 3 TU 1 pha đấu Y0/Y0:

Tổ 3 TU 1 pha được tổ hợp từ 03 TU 1 pha.


Thường ở các trạm Biến áp ngoài trời thường sử dụng tổ hợp 3 TU như hình
vẽ trên.
Ưu điểm: Dễ chế tạo, lắp đặt, kiểm tra.
Nhược điểm: Độ chính xác không cao do tính đồng nhất của từng TU không
cao khi lắp thành tổ hợp 3 pha, xuất hiện dòng không cân bằng giữa các TU.
Vì cuộn sơ cấp của TU 1 pha đều được chế tạo theo điện áp dây Ud. Ở mạng
điện có trung tính cách điện với đất, do sơ đồ đấu hình Y nên điện áp đặt vào cuộn sơ
cấp là điện áp pha, ở chế độ làm việc bình thường điện áp làm việc thường nhỏ hơn
điện áp định mức 3 lần nên TU làm việc với sai số lớn. Tuy nhiên trong thực tế
người ta vẫn sử dụng loại TU này để sử dụng cho mạch đo đếm hoặc bảo vệ phía
trung áp cách điện với đất vì ưu điểm của nó.

b) Biến điện áp 3 pha 3 trụ.

BIÊN SOẠN: ĐẶNG THÁI HÂU [4]


PHÂN XƯỞNG 110KV YÊN BÁI TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Nhược điểm: Không rút được điểm trung tính phía cao áp ra (nếu lấy điểm
trung tính phía cao áp để nối đất sẽ tồn tại dòng điện thứ tự không, chúng sẽ sinh ra 3
thành phần từ thông A0, B0, C0 đồng pha với nhau, chúng sẽ tương tác với nhau và
đẩy nhau ra khỏi lõi thép và khép mạch qua dầu và không khí là vật liệu có từ trở rất
lớn. Vì dầu và không khí có từ trở lớn lên vì vậy dòng điện I 0 để sinh ra các từ thông
A0, B0, C0 cũng phải lớn. Hậu quả là để khép vòng được qua không khí và dầu thì
các thành phần từ thông A0, B0, C0 làm tăng các thành phần I0 tương ứng sinh ra
chúng vì vậy có thể làm hư hỏng các cuộn dây vì TU bị quá tải bởi các thành phần
I0).
Chỉ đấu được theo sơ đồ Y/Y0
Không thể dùng để theo dõi và giám sát tình trạng cách điện đối với đất của
các pha trên lưới điện.
c) Máy biến điện áp 3 pha 5 trụ.

BIÊN SOẠN: ĐẶNG THÁI HÂU [5]


PHÂN XƯỞNG 110KV YÊN BÁI TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

TU 3 pha 5 trụ thường được chế tạo loại 3 pha 3 cuộn dây.
- Cuộn sơ cấp đấu hình Y0, điểm trung tính dẫn ra và được nối đất (cũng như
phân tích ở TU 3 pha 3 trụ, nhưng ở TU 3 pha 5 trụ thì các thành phần từ
thông A0, B0, C0 không phải khép mạch qua dầu và không khí vì chúng
được khép mạch qua 2 trụ phía ngoài không có dây quấn, các trụ này được
chế tạo từ thép kỹ thuật điện nên có từ trở nhỏ, vì vậy các thành phần I 0
dùng để sinh ra các thành phần A0, B0, C0 nhỏ, không gây quá tải nội bộ
máy biến điện áp).
- Cuộn thứ cấp chính: đấu hình Y0 cung cấp cho các đồng hồ và rơle điện áp.
- Cuộn thứ cấp phụ: 3 pha được đấu nối tiếp tạo thành hình tam giác hở, một
cực ra phải được nối đất, dùng để giám sát và theo dõi tình trạng cách điện
đối với đất của các pha lưới điện.
-
Ưu điểm.
BIÊN SOẠN: ĐẶNG THÁI HÂU [6]
PHÂN XƯỞNG 110KV YÊN BÁI TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Làm việc chính xác, tin cậy.


Có thể nối đất điểm trung tính phía sơ cấp ngay cả ở lưới điện có trung tính
cách điện với đất, vì vậy có thể kiểm tra được cả điện áp pha và điện áp dây của lưới
điện, an toàn cho con người và thiết bị trong vận hành.
Nhược điểm:
Độ chính xác không cao do ảnh hưởng bởi từ thông của các pha trong mạch từ,
và từ thông phản hổi, gây ra hiện tượng từ thông không Sin,
Tốn kém, kích thước lớn,
d) Máy biến điện áp phân tầng.
Kích thước của máy biến điện áp tỷ lệ thuận với điện áp sơ cấp của nó. Vì vậy
ở lưới điện cao áp và siêu cao áp, máy biến điện áp được chế tạo theo kiểu phân tầng
để giảm cách điện, kích thước và lượng dây quấn.

Ở sơ đồ trên là sơ đồ nguyên lý máy biến dòng điện kiểu phân tầng. Bộ phân
áp là hai bộ tụ C1 và C2 (có thể lắp thêm bộ phận tải ba để truyền tín hiệu trong lưới
điện). Để cung cấp đủ công suất cho đầu ra, ta dùng một biến áp có cuộn sơ cấp A1X
được mắc nối tiếp qua cuộn kháng P. Cuộn kháng P này được tính toán cộng hưởng
với trị số của các bộ tụ C1 + C2 và cuộn lọc cao tần L. Đầu ra có hai cuộn dây a-x và
a’-x’. Cuộn dây đầu ra a-x được dùng cho mạch đo lường và bảo vệ. Cuộn dây đầu ra
a’-x’ dùng để cản dịu chống cộng hưởng sắt từ và ảnh hưởng của quá trình quá độ.
Ưu điểm:
Có thể chế tạo với cấp điện áp cao.

BIÊN SOẠN: ĐẶNG THÁI HÂU [7]


PHÂN XƯỞNG 110KV YÊN BÁI TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Kích thước nhỏ gọn so với máy biến điện áp cùng cấp điện áp được chế tạo
theo kiểu kinh điển.
Giá thành hạ.
Nhược điểm:
Do được phân áp bằng tụ điện lên có khả năng sinh ra quá điện áp cao khi có
hiện tượng cộng hưởng sắt từ. Vì cuộn kháng phi tuyến kết hợp với tụ điện nên có
khả năng xảy ra cộng hưởng không chỉ với những sóng cơ bản mà còn với cả các
sóng hài, vì vậy sẽ gây ra nguy hiểm với cách điện.
5. Bảo vệ cho máy biến điện áp.
+ Với máy biến điện áp người ta thường đặt bảo vệ bằng cầu chì cho các phía
của máy biến điện áp với mục đích là bảo vệ bản thân và lưới điện cao áp mà TU đấu
vào khi trong TU có hư hỏng, ngắn mạch (nhưng cần lưu ý khi chọn cầu chì bảo vệ
cho TU thì phải chọn theo điều kiện độ bền cơ học không chọn theo tải của TU). Ở
TU có điện áp  110kV phía cao áp không đặt cầu chì vì dập hồ quang sinh ra trong
quá trình tác động của cầu chì là rất phức tạp và xác suất xảy ra sự cố là thấp.
+ Với TU cung cấp nguồn áp cho bảo vệ khoảng cách người ta không dùng cầu
chì để bảo vệ mà TU được bảo vệ bằng Aptomat,
+ Ngoài bảo vệ bằng cầu chì, ở những TU được lắp đặt ở ngoài trời người ta
thường lắp đặt chống sét van để bảo vệ quá điện áp cho TU.
Các thiết bị trong mạch điện áp thường gặp.
- Đồng hồ đo điện áp…
- Rơle điện áp, so lệch, tổng trở, Rơ le có hướng …
- Woat mét, Var mét, Công tơ …
- Cos mét…
Các thiết bị trong mạch dòng phải là các thiết bị có điện trở trong rất lớn.

BIÊN SOẠN: ĐẶNG THÁI HÂU [8]


PHÂN XƯỞNG 110KV YÊN BÁI TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

*) Nguyên lý phát hiện hiện tượng chạm đất trong cuộn tam giác hở ở mạng
điện có trung tính cách điện với đất.

* * * *
Điện áp ở hai đầu cuộn tam giác hở (Uh) luôn bằng Uh = Ua + Ub + Uc

# Trong chế độ làm việc bình thường:


* * *
Các thành phần sức điện động Ua , Ub , Uc đối xứng nhau (bằng nhau về trị số
và lệch nhau một góc là 1200) vì vậy tổng véc tớ của chúng bằng “0”

Tức là Uh = 0  Điện áp ra của cuộn tam giác hở = “0”


# Trong chế độ sự cố (chạm đất trên lưới điện):
Giả sử bị chạm đất pha B:
Do phía cao áp của TU được nối đất nên cuộn dây sơ cấp pha B của TU bị nối
tắt do đó điện áp UB = 0.
Điện áp đặt vào cuộn sơ cấp pha A lúc này bằng:
* * * *
U' A = UA +(- UB ) = UBA
* * * *
Tương tự U 'C = UC +(- UB ) = UBC

Theo nguyên tắc cảm ứng tương ứng ở các pha ta có


* *
U' A U'a

BIÊN SOẠN: ĐẶNG THÁI HÂU [9]


PHÂN XƯỞNG 110KV YÊN BÁI TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ


* *
U'B U'b =0


* *
U'C U'c

Ta thấy điện áp của các pha không đối xứng, trên lưới điện cũng như trong TU
xuất hiện các thành phần điện áp không đối xứng.
3 thành phần điện áp thứ tự thuận, là thành phần đối xứng nên tổng của chúng = 0
3 thành phần điện áp thứ tự nghịch, là thành phần đối xứng nên tổng của chúng = 0
* * *
3 thành phần thứ tự không Ua 0 , Ub0 , Uc 0 . Ba thành phần này bằng nhau và
đồng pha với nhau, ba thành phần này được cộng lại trong cuộn tam giác hở vì 3 pha
đấu nối tiếp nhau.
* * * * * * *
Uh = Ua + Ub + Uc = Uba + Ubc = 3 U 0

(Lưu ý: khi chế tạo người ta phải tính sao cho số vòng dây của mỗi pha thứ cấp
*
đấu tam giác hở sao cho khi có sự cố chạm đất 1 pha thì 3 U 0 = 100V vì các rơle
điện áp đã được quy chuẩn về cấp điện áp này).

III. Một số bản vẽ mạch điện áp thường gặp trong thực tế.

BIÊN SOẠN: ĐẶNG THÁI HÂU [ 10 ]


PHÂN XƯỞNG 110KV YÊN BÁI TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

BIÊN SOẠN: ĐẶNG THÁI HÂU [ 11 ]


PHÂN XƯỞNG 110KV YÊN BÁI TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

BIÊN SOẠN: ĐẶNG THÁI HÂU [ 12 ]


PHÂN XƯỞNG 110KV YÊN BÁI TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Tài liệu tham khảo:


- Bảo vệ rơle
- Máy điện 1&2
- Khí cụ điện.

BIÊN SOẠN: ĐẶNG THÁI HÂU [ 13 ]

You might also like