You are on page 1of 2

Bài 37 MÁC VÀ ĂNG-GHEN

SỰ RA ĐỜI CỦA
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
1. Buổi đầu hoạt động cách mạng của C.Mác
và Ph.Ăng-ghen
( giảm tải)
2. Tổ chức Đồng minh những người Cộng sản
và Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
· Trong những năm sống tại Anh, Mác và
Ăng-ghen đã liên hệ với tổ chức Đồng minh
những người chính nghĩa(đã thành lập từ năm
1836 ở Paris). Tổ chức này bao gồm các người
thuộc giai cấp vô sản Đức lánh nạn. Dần dà, tổ
chức lan rộng sang Anh, Đức, Thụy Sĩ, Nga,
Tiệp Khắc, Hà Lan,....
· Tháng 6-1847, tại đại hội của Đồng minh
những người chính nghĩa họp ở London, tổ
chức này đổi tên thành Đồng minh những
người Cộng sản dưới sự đề nghị của Ăng-
ghen. Mục tiêu được xác lập là :” ... lật đổ giai
cấp tư sản, thiết lập sự thống trị của vô sản,
thủ tiêu xã hội tư sản cũ”.
· Tại đại hội họp lần thứ hai của Đồng minh
những người Cộng sản (năm 1847), có sự
tham dự của Mác và Ăng-ghen, đại hội thông
qua điều lệ của Đồng minh.
· Tháng 2 năm 1848, Cương lĩnh của Đồng
minh được công bố tại London, được biết rộng
rãi dưới tên gọi Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản. Nó mang
tính chất của một văn kiện lịch sử, là cương
lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học,
đánh dấu bước đầu kết hợp giữa lí thuyết xã
hội học và phong trào công nhân hiện thời.
· Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là tiền đề
cho lí luận cách mạng của Lenin, chủ nghĩa
Trosky, chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao,....
Tóm lại dưới sự hợp tác và ủy quyền giữa tổ
chức Đồng minh những người chính nghĩa và
Mác với Ăng-ghen, họ tạo ra tiền đề lí thuyết
xen lẫn thực tiễn cho cách mạng giai cấp vô
sản.

You might also like