You are on page 1of 4

BÀI 39: QUỐC TẾ THỨ HAI

A. Kiểm tra bài cũ

Câu 1. Quốc tế thứ nhất được thành lập trong hoàn cảnh nào?

A. Cuộc đấu tranh của công nhân trong tình trạng phân tán về tổ chức, thiếu thống nhất về tư
tưởng

B. Phong trào công nhân thu được nhiều thắng lợi quan trọng

C. Công nhân và nông dân đã đoàn kết trong một mặt trận

D. Giới chủ đã có những thỏa hiệp đối với công nhân

Câu 2. Ý nào không phải là mục đích hoạt động của Quốc tế thứ nhất?

A. Truyền bá học thuyết Marx trong giai cấp công nhân

B. Chống những tư tưởng lệnh lạc trong nội bộ

C. Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng

D. Chỉ đạo việc thành lập các chính đảng của công nhân các nước

Câu 3. Sự kiện nào xảy ra vào ngày 4 – 9 – 1870 ở Paris?

A. Nhân dân Paris khởi nghĩa lật đổ Đế chế II

B. Toàn bộ quân Pháp bị bắt tù binh

C. Công xã Paris được thành lập

D. Nền cộng hòa II được thiết lập

Câu 4. Tình hình xã hội nổi bật ở nước Pháp những năm 70 của thế kỉ XIX như thế nào?

A. Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng

B. Đội ngũ công nhân đông đảo

C. Tư sản tăng cường bóc lột công nhân

D. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt

B. Nội dung bài học

I. Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX.


a. Nguyên nhân:
+ Đội ngũ công nhân tăng về số lượng và chất lượng, sống tập trung.
+ Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản, chính sách chạy đua vũ trang làm đời sống công nhân
cực khổ dẫn đến cuộc đấu tranh của công nhân.
b. Phong trào công nhân
+ Phong trào công nhân đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân chủ ngày càng lan rộng, đặc
biệt ở các nước tư bản tiên tiến như Anh, Pháp, Đức, Mĩ.
+ Tiêu biểu gần 40 vạn công nhân Chicago ngày 1-5-1886 đòi lao động 8 giờ đã buộc giới chủ
phải nhượng bộ. Ngày đó đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động.
+ Nhiều Đảng công nhân, Đảng xã hội, nhóm công nhân tiến bộ được thành lập: Đảng công nhân
xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng công nhân xã hội Mĩ (1876), Đảng công nhân Pháp (1879),
nhóm giải phóng lao động Nga (1883).
+ Karl Marx qua đời (1883) sứ mệnh lãnh đạo phong trào công nhân Quốc tế thuộc về F. Engels.
→ Yêu cầu thành lập một tổ chức Quốc tế mới để đoàn kết lực lượng công nhân các nước càng
trở lên cấp thiết.

Cuộc biểu tình của công nhân New York năm 1862

II. Quốc tế thứ Hai (đọc thêm).


a. Hoàn cảnh ra đời:
+ Chủ nghĩa tư bản phát triển ở giai đoạn cao, giai cấp tư sản tăng cường bốc lột nhân dân lao
động.
+ Chính sách chạy đua vũ trang chuẩn bị phân chia lại thế giới dẫn đến đời sống nhân dân cực
khổ.
+ Nhiều Đảng và tổ chức công nhân tiến bộ ra đời
→ Ngày 14-7-1889 Quốc tế thứ 2 thành lập ở Paris.
+ Hoạt động của Quốc tế thứ hai: thông qua các Đại hội và nghị quyết: sự cần thiết thành lập
chính Đảng của giai cấp vô sản, đề cao đấu tranh chính trị.

Friedrich Engels, 1820 - 1895

C. Củng cố

Câu 1. Đỉnh cao của phong trào công nhân Mĩ là cuộc đấu tranh của công nhân:

A. Boston

B. Chicago

C. Philadelphia

D. New York

Câu 2. Cuối thế kỉ XIX, đời sống công nhân ngày càng khó khăn là do

A. Khủng hoảng kinh tế


B. Sự bóc lột nặng nề của giới chủ

C. Chính sách chạy đua vũ trang, hiếu chiến của chính phủ các nước tư bản

D. Chủ nghĩa đế quốc gắn liền với việc tăng cường bóc lột công nhân, đẩy mạnh chiến tranh xâm
lược thuộc địa và giành giật thị trường

Câu 3. Cuối thế kỉ XIX, trước sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế đã đặt ra yêu cấu
thành lập

A. Quốc tế Cộng sản

B. Tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân

C. Cơ quan lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế

D. Tổ chức thống nhất hành động của công nhân quốc tế

Câu 4. Quốc tế thứ hai tồn tại trong khoảng thời gian

A. Từ năm 1889 đến năm 1914

B. Từ năm 1889 đến năm 1895

C. Từ năm 1889 đến năm 1918

D. Từ năm 1889 đến năm 1919

You might also like