You are on page 1of 4

Bài 40: LENIN VÀ PHONG TRÀO

CÔNG NHÂN NGA


ĐẦU THẾ KỈ XX
I. Hoạt động bước đầu của V.I. Lenin trong
phong trào công nhân Nga.
 Vài nét về Lenin
Vladimir Ylych Ulyanov (bí danh Lenin) sinh
ngày 22_4_1870 trong một gia đình nhà giáo
tiến bộ.
Giác ngộ lí tưởng cách mạng sớm và tham gia
hoạt động một cách sôi nổi khi còn ở trường
trung học.
Năm 1893, Lenin tới Sankt Peterburg và trở
thành người đứng đầu nhóm Marxist ở đây
 Hoạt động trong phong trào công nhân
Mùa thu năm 1895, Lenin thống nhất các
nhóm Marxist ở Sankt Peterburg thành một tổ
chức chính trị, lấy tên là Liên hiệp đấu tranh
giải phóng giai cấp công nhân.
Năm 1898, Đảng Công nhân xã hội dân chủ
Nga tuyên bố thành lập nhưng ngay sau đó các
thành viên đều bị bắt và tổ chức ngưng hoạt
động
Năm 1900, sau khi hết hạn đày do tội chống lại
Sa hoàng, Lenin cùng một số đồng chí tín cậy cho
xuất bản báo Tia lửa nhằm truyền bá chủ nghĩa
Marx.
Năm 1903, Đại hội Đảng Công nhân xã hội dân
chủ Nga được triệu tập tại London dưới sự chủ trì
của Lenin, thông qua cương lĩnh và điều lệ Đảng.
Mâu thuẫn sinh ra tại Đại hội khi Đảng bắt đầu
chia thành hai phe đối lập ( bolshevik và
menshevik) do bất đồng quan điểm từ cuốn sách
Điều cần làm của Lenin.
II. Cách mạng 1905-1907 ở Nga
Đây là thời điểm được ghi nhận như cuộc cách
mạng dân chủ đầu tiên tại Nga.
 Tình hình nước Nga trước cách mạng
Từ đầu thế kỉ XX, nước Nga chưa tiến hành cách
mạng tư sản nhưng đã chuyển sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa. Kinh tế công thương nghiệp phát
triển cùng với quy mô dần ảnh hưởng của các công
ty độc quyền => các nông dân nghèo chuyển sang
bị áp bức bởi các chủ xí nghiệp.
Về chính trị, Sa hoàng duy trì bộ máy quân chủ
chuyên chế, bóp nghẹt quyền tự do của tất cả các
giai cấp nên họ rất căm phẫn. Riêng giai cấp vô
sản và nửa vô sản phải chịu bóc lột từ chế độ
phong kiến và từ giai cấp tư sản.
Thêm vào đó là sự thất bại của Nga trong chiến
tranh Nga- Nhật, tăng thêm gánh nặng lên đời
sống người dân.
 Cách mạng bùng nổ
Từ cuối năm 1904, các cuộc bãi công biểu tình đã
diễn ra.
Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Sankt Peterburg
cùng gia đình tiến đến Cung điện mùa đông để đưa
yêu sách cho Sa hoàng nhằm cải thiện đời sống.
Bất chấp những người biểu tình vô tội chỉ mang
tượng thánh và ảnh của Sa hoàng. Sa hoàng đã cho
lệnh các sĩ quan cảnh sát nổ súng, giết và làm bị
thương hàng nghìn người.
Niềm tin về một đấng minh vương bị sụp đổ, nhân
dân tự tay xây đắp chiến lũy khắp thủ đô, người
dân bãi công và tin tức lan rộng ra các vùng lân
cận. Số người biểu tình lên đến 44 vạn.
Tới tháng 12 năm 1905, cuộc tổng bãi công bắt
đầu tại Moscow rồi biến thành khởi nghĩa vũ
trang. Suốt hai tuần lễ sau đó giai cấp vô sản chiến
đấu anh dũng. Song do thiếu tổ chức quản lí chặt
chẽ, cuộc cách mạng chấm dứt vào cuối năm 1907.
 Ý nghĩa
Cách mạng 1905 – 1907 là cuộc cách mạng đầu
tiên do nhân dân tự chỉ huy, tuy thất bại nhưng nó
được đánh giá là cuộc diễn tập cho Cách mạng
tháng 10 vĩ đại. Đồng thời chính cuộc cách mạng
1905- 1907 đã làm lung lay chế độ Nga hoàng.

You might also like