You are on page 1of 8

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỚC YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG

BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HÓA VÀ CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

PGS.TS.GVCC. HÀ THẾ TRUYỀN – 2020

3 câu hỏi nghiên cứu

1. Yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa và chủ động hội nhập quốc tế

Bối cảnh toàn cầu hóa và chủ động hội nhập quốc tế

- toàn cầu hóa

- nền KTTT

- cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0

Thuật ngữ Công nghiệp 4.0

Tiếng đức: Industri 4.0

Thuật ngữ đã được nhắc lại vào năm 2011 tại hội chợ Hannover

Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm

- Công nghệ sinh học

- Kỹ thuật số

- Vật lý

(Klaus Schwab)

GS. Klaus Schwab, người sáng lập – Chủ tịch diễn đàn kinh tế thế giới (WEF –

Thủ tướng NX Phúc tiếp GS.

Lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghiệp

- 1st động cơ đốt trong

- 2nd động cơ điện

- 3rd máy tính và tự động hóa


- cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là một
khái niệm bắt nguồn từ nước Đức (nơi xuất hiện thuật ngữ đầu tiên được biết
đến là “Industrie 4.0”) và thường được dùng để mô tả các “nhà máy thông minh”
kết nối mạng, được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo và dựa trên phân tích dữ
liệu, chúng được coi là những dấu hiệu của cuộc CMCN 4.0.  Sự dịch chuyển
các quy trình sản xuất và công nghệ đã được dự báo dựa trên các nguyên tắc
cơ bản sau:
 Mạng lưới kết nối rộng khắp về con người, máy móc và “vạn vật” về mặt thực tế
vật lý và mô phỏng (kết nối vạn vật)
 Xử lý các dữ liệu thông qua các công cụ và hệ thống giúp tăng giá trị của thông
tin nhằm nâng cao năng suất và tính linh hoạt (chuyển đổi số)
 Tăng chất lượng và cải thiện tốc độ đưa ra thị trường của sản phẩm nhờ các
thử nghiệm ảo trước khi tiến hành sản xuất thực tế
 Kế hoạch hóa, sản xuất, lắp ráp và bảo dưỡng dựa trên phân tích dữ liệu với sự
hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo
Chưa có một định nghĩa nào về CMCN 4.0 được công nhận rộng rãi, nhưng
thuật ngữ này luôn gắn với các khái niệm như mạng lưới vạn vật kết nối Internet
(IoT), sản xuất bồi đắp, số hóa và sự tích hợp của dữ liệu và quy trình, giám sát
từ xa, kỹ thuật đa ngành, tự động hóa điểu khiển thông qua học máy và phân
tích dự báo.

Phát triển trên 3 trụ cột chính: Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học, vậy lý

(Trí tuệ nhân tạo (AI),

Internet of things (IOT),

robot,

3D,

Big Data

Trên lĩnh vực công nghệ sinh học

Cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong:

1. Nông nghiệp

2. Y Dược

3. Bảo vệ môi trường

4. Hóa học

5. Thủy sản

6. Chế biến thực phẩm

7.

8.

Những yếu tố cốt lói của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là:

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Vạn vật kết nói (IoT)

Dữ liệu lớn (BD)


Lĩnh vực Vật lý

- Robot thế hệ mới

- Máy in 3D

- Xe tự lái

- Các vật liệu mới (graphene, skyrmions, …

- Công nghệ nano

Các nhà khoa học tại Đại học Tel Aviv, Israel hôm 15/4/2019 công bố phát triển thành công trái tim in 3D
đầu tiên trên thế giới bằng cách sử dụng tế bào và vật liệu sinh học của con người

Khoảng hơn 10 bệnh nhân đã sử dụng van ống thở in 3D tại Italy, sau khi bệnh viện hết van thở.

Theo Liên minh Viễn thông quốc tế (International Telecommunication Union) định nghĩ năm 2012: “Internet
of Things là một cơ sở hạ tầng toàn cầu đối với xã hội thông tin làm cho các dịch vụ tiên tiến có sẵn
bằng cách liên kết đối tượng (vật lý hay ảo) thông qua các thông tin và truyền thông công nghệ
tương thích hiện có hoặc phát triển).

Năm 2019, khi đăng ký theo học ngành CNTT tại Đại học FPT, sinh viên có cơ hội được học chuyên ngành
IoT

Vấn đề nghiên cứu thứ 2

Kinh nghiệm nghiên cứu của nước ngoài

- đảm bảo số lượng đội ngũ GVC

- phát triển chất lượng đội ngũ GVC

- Cân đối việc cơ cấu đội ngũ (giới tính, độ tuổi, học hàm, học vị)

Lập pháp (Quốc hội) – Luật GD ĐH sửa đổi (01/07/2019) điều 32

Tự chủ đại học (ĐH SPKT TP. HCM)

- Tự chủ chuyên môn học thuật

- Tổ chức bộ máy và nhân sự

- Tài chính và cơ sở vật chất

“Điều 32. Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học

1. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học.

2. Điều kiện thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:

a) Đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học; đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi
tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;

b) Đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, quy định quản
lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định;

c) Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học;
d) Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác
theo quy định của pháp luật.

3. Quyền tự chủ trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn bao gồm ban hành, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, chính
sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù
hợp với quy định của pháp luật.

4. Quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về cơ cấu tổ chức,
cơ cấu lao động, danh mục, tiêu chuẩn, chế độ của từng vị trí việc làm; tuyển dụng, sử dụng và cho thôi việc đối với
giảng viên, viên chức và người lao động khác, quyết định nhân sự quản trị, quản lý trong cơ sở giáo dục đại học phù
hợp với quy định của pháp luật.

5. Quyền tự chủ trong tài chính và tài sản bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về nguồn thu, quản lý
và sử dụng nguồn tài chính, tài sản; thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển; chính sách học phí, học bổng cho sinh viên và
chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật.

6. Trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học đối với chủ sở hữu, người học, xã hội, cơ quan quản lý có thẩm
quyền và các bên liên quan được quy định như sau:

a) Giải trình về việc thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, về việc quy định, thực hiện quy định của cơ sở giáo
dục đại học; chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện quy định, cam kết bảo đảm chất lượng hoạt động;

b) Công khai báo cáo hằng năm về các chỉ số kết quả hoạt động trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học;
thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với chủ sở hữu và cơ quan quản lý có thẩm quyền;

c) Giải trình về mức lương, thưởng và quyền lợi khác của chức danh lãnh đạo, quản lý của cơ sở giáo dục đại học tại
hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động; thực hiện kiểm toán đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán hằng
năm, kiểm toán đầu tư và mua sắm; giải trình về hoạt động của cơ sở giáo dục đại học trước chủ sở hữu, cơ quan quản
lý có thẩm quyền;

d) Thực hiện công khai trung thực báo cáo tài chính hằng năm và nội dung khác trên trang thông tin điện tử của cơ sở
giáo dục đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

đ) Thực hiện nội dung, hình thức giải trình khác theo quy định của pháp luật
7. Chính phủ quy định chi tiết về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học.”.
Kinh nghiệm nghiên cứu của nước ngoài về bồi dưỡng nâng cao cho giảng viên đại học

KHUNG NĂNG LỰC

1. Năng lực nghiệp vụ sư phạm

2. Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục

3. Năng lực quản lý đào tạo (năng lực tự quản lý quá trình thực hiện đào tạo)

I. Năng lực Nghiệp vụ Sư phạm

1. Phát triển chương trình môn học/ học phần, chương trình ngành và chuyên ngành

2. Lập KH bài học, đề án kế hoạch phát triển chuyên ngành, ngành

3. Tổ chức, quản lý dạy học, đề án, kế hoạch

4. Sử dụng phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học

5. Đánh giá trong Dạy học

6. Giáo dục nghề nghiệp cho SV

7. Hướng dẫn thực hành, thực tập nghề

8. Kiềm chế/ Điều chỉnh cảm xúc

9. Tìm hiểu và hiểu SV

10. Giao tiếp sư phạm

11. Biên soạn Giáo trình, tài liệu giảng dạy chuyên ngành, môn học

II. Năng lực nghiệp vụ sư phạm

1. Kiến thức nền về Khoa học Giáo dục đại học, chuyên ngành đào tạo

2. Kiến thức nền về PP NCKH giáo dục, khoa học chuyên ngành

3. Kỹ năng NCKH giáo dục, khoa học chuyên ngành

4. Kinh nghiệm thực tiễn về nghiên cứu khoa học

5. Kĩ năng phổ biến, ứng dụng kết quả NCKH vào giảng dạy và thực tiễn

III. Năng lực quản lý đào tạo

1. Tổ chức, quản lí khóa học

2. Tổ chức, quản lí hoạt động học tập của SV

3. Tổ chức, quản lý các nguồn lực phục vụ đào tạo

4. Lập KH học tập/ Bồi dưỡng/ Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa
học, thể lực bản thân

Giải pháp phát triển đội ngũ GV trong các cơ sở giáo dục đại học
1. Giải pháp phát triển đội ngũ

2. Giải pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV


CHUYÊN ĐỀ 9 – QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.

2. Về phía nhà nước, Luật khoa học công nghệ, quản lý những gì?

3.

1// Luật Khoa học công nghệ:

Về khoa học công nghệ

Những vấn đề chung:

Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện, … dùng để biến
đổi các nguồn lực thành sản phẩm.

Khoa học và công nghệ (KH&CN) KH&CN là hệ thống tri thức của con người về các hiện tượng, sự vật, quy
luật của tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm tạo ra các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công
cụ phương tiện … biến đổi các nguồn lực tự nhiên và xã hội thành các sản phẩm đem áp dụng …

Hoạt động KH&CN

Hoạt động KH&CN bao gồm các hoạt động NCKH, nghiên cứu và phát triển công nghệ, hoạt động phát huy
sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa SX và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công
nghệ đến một trình độ cao hơn

Một số đặc điểm của NCKH

- Tính mới: phát hiện mới (dự báo mới, mô tả mới …); sáng tạo mới (giải pháp, công nghệ, vật liệu …)

- Tính rủi ro (Không phải là thất bại)

- Tính sở hữu (tính cá nhân)

- Tính kế thừa (

2// Quản lý nhà nước về KH&CN


Chương VI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Điều 49. Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ;
3. Tổ chức bộ máy quản lý khoa học và công nghệ;
4. Tổ chức, hướng dẫn đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
5. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
6. Quy định việc đánh giá, nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chức
vụ khoa học; giải thưởng khoa học và công nghệ và các hình thức ghi nhận công lao về khoa học và công nghệ của tổ
chức, cá nhân;
7. Tổ chức, quản lý công tác thẩm định khoa học và công nghệ;
8. Tổ chức, chỉ đạo công tác thống kê, thông tin khoa học và công nghệ;
9. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ;
10. Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ;
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoa học và công nghệ; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
trong hoạt động khoa học và công nghệ; xử lý các vi phạm pháp luật về khoa học và công nghệ.
3// Quản lý nhà nước đối với hoạt động KH&CN
Điều 50. Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
Hằng năm, Chính phủ báo cáo với Quốc hội về việc thực hiện các chính sách, biện pháp để phát triển khoa học và công
nghệ; việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; kết quả hoạt động khoa học và công
nghệ.
2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về
khoa học và công nghệ.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
theo sự phân công của Chính phủ.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở địa phương theo quy định của
pháp luật.

You might also like