You are on page 1of 4

Lương Lê Minh

21 giờ · 
HONGKONG – MỘT GÓC NHÌN
Alert: Wall of text (gần 4.000 chữ)
Disclaimer: Trong bài này có thể có một vài thông tin chưa được dẫn nguồn đầy đủ, số liệu có thể chưa được
chính xác, vì mình cũng không đầu tư quá nhiều thời gian để viết. Tuy nhiên, mình tin rằng những sai sót nhỏ
trong số liệu không làm thay đổi góc nhìn về sự việc.
1 - Nguyên nhân trực tiếp
Thực ra, mâu thuẫn giữa chính quyền Bắc Kinh và người dân Hongkong đã âm ỉ từ lâu, ngay từ năm 1997.
Chuyện này chắc không khó hiểu.
Nhưng nguyên nhân trực tiếp thì là Pháp lệnh truy nã tội phạm được chính quyền Anh ép Leg Co (Hội đồng
lập pháp Hongkong) thông qua ngay trước khi chuyển giao Hongkong cho Trung Quốc. Pháp lệnh này ghi rõ
là việc dẫn độ không áp dụng với chính quyền các cấp của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Đó là một sự xúc phạm rất lớn mà Bắc Kinh đã phải nuốt hận suốt 22 năm qua. Người Anh khi từ bỏ các thuộc
địa của mình, luôn biết cách cài cắm lại những mầm mống xung đột: Các nước vùng vịnh, hay quan hệ Ấn Độ
- Pakistan – Bangladesh hiện nay đều cho thấy điều ấy.
Trung Hoa năm 2019 khác với Trung Hoa năm 1997, và họ cũng đã tính đến chuyện thay đổi Pháp lệnh truy
nã tội phạm. Họ đã chọn một tình huống khá có lợi về dư luận: Một sát nhân giết bạn gái rất dã man, phi tang
xác và trốn sang Hongkong. Với tội ác tày trời như vậy, nhưng hắn chỉ bị tư pháp Hongkong xử lý về tội rửa
tiền. Các nghị sĩ Hongkong vận động cho việc sửa đổi pháp luật dẫn độ, để trả hắn về lại Đài Loan sau khi mãn
hạn tù về tội rửa tiền.
Trên giấy tờ thì đạo luật này nhắm đến những tên tội phạm xuyên quốc gia. Trong những bộ óc của Trung
Nam Hải, thì đây là mối nhục mà người Anh để lại – họ cương quyết gột rửa. Còn với nhiều người dân
Hongkong, đây là cách để Bắc Kinh gia tăng quyền lực của họ ở Hongkong. Họ cho rằng với đạo luật này,
người dân Hongkong có thể bị bắt giữ và xét xử vô cớ ở đại lục, cũng như thẩm quyền tư pháp của Hongkong
sẽ bị ảnh hưởng.
Và thế là biểu tình nổ ra, cuốn hút hàng chục vạn người tham gia …
Vấn đề là đạo luật đó đã bị đình chỉ ngay từ 15/06, và sau đó chính thức rút hoàn toàn vào ngày 23/10. Nhưng
biểu tình vẫn tiếp diễn, với yêu sách mới gồm 5 điểm. Trên thực tế, cuộc biểu tình đã vuột ra ngoài tầm kiểm
soát của những người khởi xướng nó. Không còn là một dự luật, mà là xanh chín đến cùng, còn bát gạo nào
cũng phải nấu.
2 - Mục tiêu và hành động của người biểu tình
Mình không muốn nói về mục tiêu của Bắc Kinh, nhất là khi nó đã rõ ràng. Về phía người biểu tình, khi đẩy
nó lên thành một cuộc bạo loạn, cướp phá, có lẽ câu chuyện không còn là 5 điểm yêu sách nữa.
Mình nhìn nhận các sinh viên ở Hongkong cũng như những thanh niên Bình Thuận cầm đá ném cảnh sát cơ
động, như những anh chàng “cao bồi thôn” bảo vệ gái làng thề đổ máu. Đơn giản là cuộc sống của họ bế tắc,
và họ muốn phá tung điều đó.
Với những sinh viên Hongkong, tương lai của họ không lấy gì làm sáng sủa, giữa một thành phố đắt đỏ và sự
cạnh tranh khủng khiếp của Đại lục: Hongkong bị cạnh tranh quyết liệt bởi Thâm Quyến và Thượng Hải, và
từng sinh viên Hongkong cũng bị cạnh tranh bởi sinh viên đại lục, vốn lừng lẫy về học hành.
Họ biện bác cho mình bằng cách nói rằng: Việc phá hoại kinh tế, cơ sở vật chất của Hongkong là để gây áp lực
cho Bắc Kinh, buộc Trung ương phải xuống nước thương lượng. (Không dưới một lần các sinh viên đã phát
biểu quan điểm này ở nơi công cộng).
Rõ ràng, quan điểm này là viển vông. Thậm chí, xa hơn nữa, thì họ đã sập bẫy Bắc Kinh, và Bắc Kinh sẽ đạt
được thứ mình muốn sớm hơn, nhờ có những biến loạn này.
Trên fanpage Luật khoa tạp chí, mình chỉ comment một câu ngắn gọn: Tự đá đổ nồi cơm. Chả biết anh Long
bên Ban biên tập nghĩ gì, mà ngay sau đó Luật khoa tương ngay một bài rút tittle: “Chân dung những người
đạp đổ nồi cơm”. Xem ra tiếng nói của mình cũng có trọng lượng phết   Cũng cần ghi nhận Luật khoa phản
:D

hồi tốt với độc giả   Lúc đó mới đầu tháng 9/2019.
:D

Sau đó, rất nhanh chóng, đa số những người được lôi cuốn vào phong trào của sinh viên đã rút lui. Một mặt, họ
không chủ trương đấu tranh vũ lực với đại lục (điều mà họ không bao giờ đủ sức). Mặt khác, họ thấy sự viển
vông của ý tưởng đấu tranh bằng cách gây đình đốn giao thông, ngăn chặn sản xuất, kinh doanh v.v… Ngoại
trừ các sinh viên ra, ai cũng có một gia đình để chăm lo, ở một thành phố đắt đỏ. Doanh thu dịch vụ của
Hongkong đã giảm chỉ còn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Trong hoàn cảnh đó, chẳng mấy ai còn đồng
tình được với các sinh viên, bất biết mục đích của họ như thế nào.
Chưa kể đến việc, phong trào từ chỗ biểu tình chuyển sang bạo loạn, từ đập phá tiến sang cướp bóc. Chẳng có
gì biện minh được cho việc cướp bóc như thổ phỉ cả. Cầm cung tên bắn cảnh sát, cầm dao đâm cảnh sát thì còn
bảo là do cảnh sát bắn tôi trước. Thế mấy cái cửa hàng nó đâm chém bắn giết gì anh, mà anh cướp phá tan
hoang không còn gì?
Khó có thể chỉ ra mục đích chung của người biểu tình, đơn giản vì họ thiếu tổ chức, mạnh ai nấy làm, không
có mục tiêu chung, vậy thôi. Còn chưa nói đến những tệ nạn trong hàng ngũ biểu tình.
Rất nhanh chóng, từ chỗ có hàng chục vạn người ủng hộ, sau vài tuần chỉ còn vài trăm người bị vây trong
khuôn viên Đại học Bách khoa Hongkong. Một cách rất tài tình, Bắc Kinh đã xì hơi được quả bom bạo loạn
theo cách đó.
3 – Đêm 17/11/2019
Nhiều bạn tò mò không biết điều gì đã diễn ra vào đêm hôm qua 17/11. 10h đêm là hạn chót cho những sinh
viên cố thủ ở ĐHBK Hongkong, sau nhiều ngày cố thủ và ngăn chặn tuyến đường huyết mạch đi qua trường.
Sau 10 giờ 30 phút đêm, bắt đầu cắt sóng điện thoại và internet cục bộ. Lúc đó, mình hiểu rằng mọi chuyện sẽ
chỉ được diễn ra trong một đêm, và sáng hôm sau thị trường chứng khoán phải tiếp tục giao dịch như bình
thường. Nếu không thì Hongkong sẽ bị xóa sổ với tư cách là một trung tâm tài chính thế giới.
Lúc đó, mình còn hơi ngạc nhiên: Tại sao không triển khai việc giải tỏa ĐHBK Hongkong vào đêm thứ sáu?
Như thế, thì sẽ có vài chục giờ đồng hồ để “dự trữ” nếu có sự cố xảy ra?
Nhưng sau khi quan sát sự việc, thì mình hiểu: Khác với các sĩ quan ở hiện trường, mình đã đánh giá quá cao
các sinh viên cố thủ trong trường. Nhìn kĩ lại những “vũ khí” của sinh viên như máy bắn đá, cung tên, bom
bình ga … thì mới thấy: trình độ tổ chức, trình độ kĩ thuật - chiến thuật của các sinh viên Hongkong kém xa
những thanh niên Hà Nội mùa đông năm 1946. Đa số họ đã đánh Pháp bằng mã tấu, vôi bột, chai xăng crep, và
đánh một mất một còn với lê dương mũ đỏ, chứ không chỉ đánh nhau với cảnh sát chống bạo động. Sẽ có
người bảo Hà Nội năm 1946 có Bộ Quốc phòng chỉ huy, nhưng thực ra trong vòng mấy ngày đầu tiên thì mạnh
ai nấy đánh, chứ Bộ Quốc phòng với Mặt trận Hà Nội lấy đâu ra máy vô tuyến với điện thoại di động mà kiểm
soát các đơn vị.
Nhìn cái “máy bắn đá” tệ hại, mình tin rằng trong số này không có sinh viên nào học ngành kĩ thuật, hoặc nếu
có cũng là lũ mọt sách nhai chữ. Chết cười là họ làm bom bình ga bằng bình ga máy lạnh. Thực ra, làm bom
bình ga không khó, nhưng có những nguyên tắc phải tuân thủ, nếu không có cái kíp bom đủ mạnh, thì ga nó
phụt ra đằng van, chỉ cháy chứ không nổ mạnh. Năm thì mười họa có nổ, thì cũng chỉ vỡ làm đôi làm ba mảnh
vỏ bình, chứ không nổ phá như lựu đạn được. Theo đánh giá của mình, vũ khí lợi hại nhất của sinh viên là chai
xăng và cung tên: Chai xăng thì dễ làm, và cung tên thì sẵn có, không phải độ chế gì. Hongkong vốn sẵn vũ
khí, và sinh viên dù không sẵn tiền, nhưng cũng có chu cấp của gia đình.
Diễn biến đêm qua ở ĐHBK Hongkong thực ra nhạt nhẽo: Mình đánh giá quá cao cả về trình độ kĩ thuật, trình
độ tổ chức chiến thuật, lẫn ý chí chiến đấu của sinh viên cố thủ.
Cảnh sát đưa một xe bọc thép Unimog vào, xe ăn bom xăng cháy rừng rực, lùi ra. Cảnh xe bị ném bom xăng
được quay nét căng, chủ yếu là để làm bằng chứng cho thấy người biểu tình đã phản ứng bằng bạo lực.
Sau đó, thì cảnh sát chừa một đường rút cho người biểu tình, và liên tiếp bắn hơi cay vào. Giờ thì mình hiểu vì
sao họ lại chọn đêm chủ nhật: Thực ra, việc kéo dài thời gian gây ra áp lực cho cả hai phía. Nhưng cảnh sát
Hongkong là lực lượng chuyên nghiệp hơn, và họ đã quen với việc cường độ áp lực cao.
Thiếu tổ chức, nhóm cố thủ không chuẩn bị đủ lương thực, nước uống, trông cậy vào tiếp tế bên ngoài. Tất cả
các ngả đường bị chặn. Quân tiếp viện bị đạn hơi cay dạt hết ra ngoài. Bài vở cuối cùng là giả danh nhà báo và
nhân viên y tế để tuồn đồ tiếp tế vào. Cảnh sát túm ngay được chừng chục người là “nhân viên y tế”, nhưng
không có bất cứ chứng chỉ hành nghề hay lịch sử công tác nào. Nhóm này bị còng tay ngồi xếp lớp trên đường
phố.
Để tránh tổn thất, cảnh sát không xung phong mà chỉ bắn hơi cay. Khói lửa mù mịt, xe vòi rồng được điều vào
phá rào chắn. Sau đó, cảnh sát chống bạo động xông vào đột kích, tóm được chừng 20 người lôi ra ngoài.
Trong đêm, phía sinh viên nhiều lần tổ chức phá vây không thành. Ở vòng ngoài thì có nhiều đoàn xe gây tắc
đường các khu vực xung quanh ĐHBK để chia lửa cho nhóm cố thủ, phân tán lực lượng cảnh sát. Thực ra,
người ủng hộ biểu tình không còn nhiều, nhưng trong đoàn xe có nhiều vị phụ huynh đến trường để gây áp lực
với cảnh sát, không cho họ bắn giết con mình. Dĩ nhiên, nỗ lực của họ chỉ là muỗi đốt inox.
Phía cảnh sát vẫn chừa một đường thoát cho sinh viên, nhưng ra bằng lối đó là có Tốc Long đứng chờ còng
đầu ngay. Thực ra, lúc này các sinh viên cố thủ cũng quắn lắm rồi, nhưng ra bằng lối kia là đầu hàng, nên vẫn
phải cố. Phía cố thủ tiếp tục tổ chức phá vây, và lần phá vây bất thành cuối cùng là 8 giờ sáng. Đến 9 giờ, ước
tính có chừng vài trăm người ra hàng. Chiến cục coi như ngã ngũ.
Đến trưa thì các báo bắt đầu có được tin tức.
Cuối cùng: Không có cố thủ, không có người chết, không có đổ máu nghiêm trọng. Ra hàng gần hết chỉ sau
một đêm bao vây.
4 – Nỗ lực của cảnh sát Hongkong
Mỗi bên đều có lí lẽ của mình, nhưng từ trận đánh đêm qua ở ĐHBK Hongkong, cũng như từ toàn bộ quá trình
162 ngày đêm vừa qua, thì mình thấy rằng nên có đánh giá công bằng cho phía cảnh sát Hongkong (Hongkong
Police Force – HKPF).
Sẽ có bạn nói rằng cảnh sát Hongkong là tay sai Bắc Kinh, là dã man bắn mù mắt sinh viên, v.v… Mình sẽ chỉ
trả lời ngắn gọn như thế này:
(i) Bạn mong chờ cảnh sát chống bạo động vuốt ve, vỗ về, khuyên nhủ sinh viên về nhà tập trung học hành,
hay là phải bế sinh viên về? Nói thẳng là đập như thế còn nhẹ.
(ii) Với qui mô của xung đột, thì việc tin rằng sẽ không có tổn thất về con người là ngây thơ, hoặc có vấn đề về
tư duy logic. Tổn thất đó có thể là cố ý hoặc vô ý, và cần được đặt vào hoàn cảnh. Việc này mình sẽ nói kĩ ở
mục 5 – Fake news
Về góc nhìn của mình, thì mình quan tâm ba khía cạnh:
(i) Các cảnh sát Hongkong đã chịu áp lực rất lớn về tâm lí và thể chất trong suốt gần 06 tháng qua. Tất cả các
cảnh khu đều là tiền tuyến, tất cả cảnh sát phải tăng ca. Các cảnh sát thiếu ăn ngủ, tính mạng của bản thân và
gia đình bị đe dọa.
Có rất nhiều vụ chọc dao vào cổ cảnh sát: Từ trong đám đông, một tên bất ngờ lao ra, chọc dao vào chổ hiểm ở
cổ, không có giáp che.
Trong hoàn cảnh đó, nói ngắn gọn là nếu sau 06 tháng họ không hóa dại hoặc phát điên, thì điều đó cho thấy
họ là lực lượng được huấn luyện bài bản và hành xử chuyên nghiệp.
(ii) Áp lực lên lực lượng cảnh sát Hongkong, xuất phát từ việc họ là lực lượng gần như duy nhất đối phó với
xung đột.
Trung Quốc là nước có thực lực quân sự hùng mạnh. Nhưng trong suốt nhiều tháng qua, Quân giải phóng nhân
dân Trung Hoa án binh bất động trong doanh trại đồn trú. 17 vạn cảnh sát vũ trang Quảng Châu tập trận rầm
rộ, nhưng chỉ để đề phòng diễn biến bạo loạn lan rộng.
Trong hoàn cảnh đó, HKPF đã phải căng sức ra để chống đỡ. Họ đã phải đôn các đơn vị văn phòng, đưa cả
cảnh sát trại giam ra làm nhiệm vụ cảnh sát cơ động (PTU) chống bạo động. Thậm chí, có cả kế hoạch trưng
dụng nhiều công chức vào cảnh sát. Dân tay ngang sang làm PTU, được như thế đã là quá xuất sắc.
(iii) Khoan bàn đến từng vụ việc cụ thể, thì hãy so sánh bằng những tiền lệ có sẵn:
Cảnh sát chống bạo động có hai mục tiêu chính: (i) chấm dứt bạo động, và (ii) kiểm soát xung đột, hạn chế
thiệt hại. Với toan tính của các bên, thì nguồn lực của HKPF không đủ để chấm dứt bạo động. Nên họ đã làm
hết sức mình để kiểm soát thiệt hại nhân mạng cho các bên.
Với thời gian tương đương, qui mô tương đương, vào năm 1967 cảnh sát Hoàng gia Hongkong đã phải trả giá
cho cuộc bạo loạn cánh tả Hongkong bằng 51 người chết và khoảng 800 người bị thương. Vậy thì việc kiềm
chế được đến giờ này, và giữ được số thương vong ở mức tối thiểu, được xem như thành công của cảnh sát
Hongkong, cho thấy sự chuyên nghiệp của họ.
Uy tín về sự chuyên nghiệp của HKPF quả thực danh bất hư truyền.
5 – Fake news
Quan sát những tranh luận, quan điểm của các bên có liên quan về diễn biến Hongkong, mình thấy nhiều thông
tin giả, nhiều hình ảnh được chế biến, cắt gọt phục vụ cho quan điểm của các bên.
Ở đây mình chỉ liệt kê ra vài vụ theo trí nhớ của mình:
Việc thứ nhất là có 1 tài khoản FB Việt Nam (Annie Vu) kêu gọi quyên góp ủng hộ cho sinh viên biểu tình
Hongkong. Khoan bàn về việc quyên góp kia, mình chỉ đề cập đến việc tài khoản này đưa ra con số 6.000
người bị bắt.
Thực ra, theo thống kê thì có chừng 4.500 lượt người bị bắt, chứ không phải 6.000. Và nhấn mạnh là LƯỢT
người, bởi vì đa số người bị bắt ngay sau đó được bảo lãnh tại ngoại, và tiếp tục quay lại tham gia bạo loạn.
Thực ra, số phần tử xung kích bạo loạn ước tính từ 1.500-2.000 người, mà cảnh sát đã bắt đến 6.000, thì bạo
loạn tan lâu rồi  :D

Việc thứ hai, là một thông tin cho rằng trong quý III năm 2019 đã có hơn 2.500 xác chết vô thừa nhận. Từ đó
dựng nên một thuyết âm mưu cho rằng cảnh sát Hongkong đã sát hại người biểu tình để phi tang xác chết.
Nhưng thực ra, cùng kỳ năm ngoái, không có biểu tình thì cũng có đến 2.200 xác chết vô thừa nhận. Trong
điều kiện biểu tình của năm nay, cảnh sát bị phân tán nguồn lực, thì đương nhiên tội phạm hoạt động mạnh
hơn. Khi đứng độc lập, thì con số 2.500 có vẻ to tát, nhưng phải đặt nó trong so sánh tương quan với cùng thời
điểm.
Việc thứ ba, đó là việc tố cáo cảnh sát “xả súng”, bắn mù mắt người biểu tình. Thực ra, mình không thể có
điều kiện đối chiếu đầy đủ từng vụ một, nhưng như đã nói ở trên, tổn thất nhân mạng đã được giới hạn ở mức
rất thấp.
Còn nếu có thể dẫn chứng ra vài vụ việc, thì mình có thể kể ra một số tình huống: Như cảnh sát bị người biểu
tình phục kích bằng số đông, buộc phải nổ súng tự vệ, súng bị cướp cò v.v… Có cả một đoạn clip cho thấy
viên cảnh sát trước khi nổ súng đã bị đám đông áp sát, tước súng, nhưng nhiều kênh truyền hình quốc tế đã cắt
bỏ đi đoạn này, chế lại clip để “tố giác” cảnh sát Hongkong.
Cái chính là nên nhìn sự việc nhiều chiều: Người biểu tình phá hoại công việc làm ăn của người khác, làm đình
đốn giao thông, nhưng khi bị những người dân bức xúc phản ứng, hành hung, thì lại gọi điện báo cảnh sát tội
xâm phạm thân thể?
Cảnh sát không đến giải quyết án thì cho rằng người biểu tình bị bỏ mặc. Nhưng cảnh sát thì lại sợ bị đặt bẫy,
và đã có nhiều nhóm cảnh sát bị bẫy, bị phục kích khi đi làm nhiệm vụ v.v…
Nói chung, mỗi bên đều đưa ra lí lẽ của mình. Nhưng mình không nuốt trôi được lí lẽ của sinh viên bạo loạn:
Ừ thì anh có thể nói là anh bắn trả cảnh sát vì cảnh sát đàn áp anh, nhưng tại sao anh lại đập phá, cướp bóc các
cửa hàng? Khi cướp bóc, khi bắn tên vào cảnh sát, họ mong đợi điều gì? Và lí lẽ là gì cho việc tấn công những
người bất đồng chính kiến với mình? Lí lẽ gì cho việc đấm đá, thậm chí châm lửa đốt những người phản đối
hành động của sinh viên? Những người đó có bắn súng mù mắt sinh viên không, có làm cảnh sát đàn áp sinh
viên không? Nữ phóng viên Trung Quốc bị sinh viên bắt trói ở sân bay do làm gián điệp của đại lục, vậy thì
các nhân viên y tế giả danh tiếp tế cho nhóm cố thủ bị bắt còng tay là đúng hay sai?
https://hk-protest.com/…
6 – Vĩ thanh
Sự việc chỉ có một, nhưng được quan sát bởi nhiều chiều, được kể lại bằng nhiều cách, và được ánh xạ theo
góc nhìn của mỗi cá nhân. Mình không dám chắc tất cả những góc nhìn của mình là đúng, và không thể kết
luận từng vụ việc là ai đúng ai sai. Ví dụ, có bạn sẽ bảo những cảnh cướp bóc đánh giết đấy là do gián điệp
Trung Cộng cài vào phá hoại, cãi nhau như thế đến mùa quýt sang năm, và mình không muốn sa đà vào đó.
Nhưng khi đánh giá những con số tổng thể, thì mình có thể rút ra kết luận:
(i) Bắc Kinh đã đạt được mục đích của mình, và đạt được sớm hơn dự định, nhờ có sự giúp sức của các sinh
viên bạo loạn;
(ii) Các cảnh sát Hongkong đã hành xử chuyên nghiệp, và bằng lòng dũng cảm của mình hạn chế tối đa thiệt
hại, tiết kiệm cho cả người dân và chính quyền nhiều xương máu;
(iii) Suy cho cùng mọi cuộc chiến tranh, phe nào thắng thì nhân dân đều bại – Những ngày sắp tới, xem ra khó
khăn với người dân Hongkong.

You might also like