You are on page 1of 2

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.

HCM
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ-BỘ MÔN VIỄN THÔNG
KIỂM TRA GIỮA KỲ- XỬ LÝ SỐ TÍN HIỆU
Ngày thi: 20/03/2018. Thời gian: 65 phút
Sinh viên KHÔNG được sử dụng tài liệu

Câu 1 (3 điểm)
Xét một hệ thống xử lý số tín hiệu như hình vẽ

y(t) Lấy mẫu y(nT) ya(t)


x(t) Tiền lọc Khôi phục
lý tưởng lý tưởng
H(f)
fs

Cho tín hiệu 𝐱(𝐭) = 𝟏 + 𝟐𝐜𝐨𝐬(𝟐𝛑𝐭) − 𝐜𝐨𝐬(𝟏𝟒𝛑𝐭) với t (ms), được lấy mẫu ở tần số fs=8 kHz.
Xác định tín hiệu sau khi qua bộ tiền lọc y(t) và tín hiệu khôi phục ya(t) trong các trường hợp sau:

a) Không có bộ tiền lọc, nghĩa là H(f)=1 cho tất cả giá trị của f?
b) H(f) là bộ lọc thông thấp lý tưởng có tần số cắt tại fs/2=4 kHz?
c) H(f) là bộ lọc thông thấp thực tế có tần số cắt tại 4 kHz, có độ lợi bằng 0 dB trong băng
thông, và suy hao 24 dB/Octave ngoài băng thông?
Chú ý bỏ qua ảnh hưởng đáp ứng pha của bộ lọc.

Câu 2 (4 điểm)
Cho bộ biến đổi tín hiệu tương tự sang số lưỡng cực sử dụng mã offset có B = 7 bit và khoảng
lượng tử Q = 0,07 V.
a) Xác định giá trị lượng tử của từ mã 0001110.
b) Xác định giá trị lượng tử của mẫu x = –2,75 V dùng nguyên tắc lượng tử rút bớt (làm tròn
xuống).
c) Sử dụng giải thuật xấp xỉ liên tiếp (lập bảng) xác định từ mã của mẫu x = 3,75 V dùng
nguyên tắc lượng tử làm tròn gần nhất.
d) Giả sử tín hiệu và sai số lượng tử có phân bố đều, tính tỉ số công suất tín hiệu trên sai số
lượng tử theo dB. Trong trường hợp muốn công suất sai số lượng tử giảm 5 lần thì phải
dùng bộ lượng tử bao nhiêu bit?
Câu 3 (3 điểm)
Cho hệ thống rời rạc có phương trình vào ra y(n) = x(2n) + 2x(n – 1). Liệt kê tất cả giá trị của tín
hiệu ngõ ra y(n) trong các trường hợp tín hiệu ngõ vào x(n) có dạng như sau:
a) x1(n) = {1 ; 0 ; 0 ; 1 ; 2; –2 ; 0.5 ; 4}
b) x2(n) = x1(n – 2)
c) x3(n) = x1(n) + x2(n)

-------------------------------------------------------------------Hết---------------------------------------------------------------
Bộ môn duyệt Cán bộ tổng hơp đề

You might also like