You are on page 1of 2

Khách mời:

Ngọc Nguyễn: CEO EComEasy (launch 2017)

Đỗ Văn Giang: Đồng sáng lập Onshop

Ung Như Bình: Giám đốc chiến lược Teko Ventures

Phạm Chí Nhu: Sáng lập Coolmate – start up phát triển mua sắm online

---------------------

Theo ông Bình (Teko Ventures), xu hướng chuyển dịch qua lại giữa Online và Offline đã xuất hiện từ 10
năm nay. Tuy nhiên trong đại dịch này, khi mọi người có xu hướng chuyển sang bán hàng online nhiều
hơn nhưng khả năng cung cấp hàng qua kênh Online của doanh nghiệp bị hạn chế, do:

 Chưa quen với các khâu supply để đáp ứng nhu cầu đơn hàng (Logistic, Warehouse)
 Nguồn cung hàng hóa từ Trung Quốc bị hạn chế

Theo google intermindset đánh giá, tốc độ tăng trưởng E-commerce ở Việt Nam sẽ tăng 49% mỗi năm.
Theo ông Giang đánh giá tốc độ tăng có thể nhanh hơn, tăng 5 lần từ 2019-2020. Riêng Onshop có tốc
độ tăng trưởng 3 tháng gần đây tốt (trung bình 50%).

Hiện E-commerce đóng góp 5 tỷ đô vào GDP Việt Nam, tầm 2-3% nên sẽ ảnh hưởng lớn đến các doanh
nghiệp khi nhu cầu mua sắm giảm. Ông Giang nhận xét qua đợt dịch thu nhập người dân bị ảnh hưởng,
nên để tăng sales, Onshop tập trung vào các nhu yếu phẩm là chủ yếu, bao gồm:

 Thời trang & Mỹ phẩm: Chủ lực


 Gia dụng & Mẹ và bé: Tăng trưởng 20% mỗi tháng
 Phụ kiện
 Nội thất

Onshop tập trung vào SMEs và hộ kinh doanh cá thể, cá nhân bán hàng online.

Theo ông Nhu (Coolmate), người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm những sản phẩm không cần thiết,
chuyển từ “thích thì sẽ mua” sang “chỉ mua vật cần thiết” nên Coolmate đã tạm dừng chiến lược phát
triển sản phẩm xu hướng mass mà chỉ hướng trọng tâm vào sản phẩm cơ bản của nam giới và bán chủ
yếu online. Trong đợt dịch, doanh số tăng 20% mỗi tháng.

Khảo sát iBright cho thấy Quý 1/2020, lượng truy cập website E-commerce đã giảm (trừ Shoppee), điều
này theo ông Bình là do:

 Ngoài công việc, mọi người bị phân tán thời gian nhiều bởi thông tin dịch bệnh, số lượng bệnh
nhân, thời gian mua sắm, giải trí giảm.
 Mọi người có xu hướng tích lũy nên sẽ mua 1 lần nhiều những món hàng có giá trị thấp và sẽ ưu
tiên mua offline trước, nên lượng truy cập các trang điện tử giảm.

Theo bà Ngọc (EComEasy), dù là bán ít hơn nhưng nhu cầu doanh nghiệp nhận thấy cần chuyển dịch
online tăng lên. Do đó các 3rd Party E-commerce trong dịch đã chuyển sang ưu tiên làm việc với các
doanh nghiệp. Kết quả là sau dịch thì số lượng SKUs tăng gấp đôi
Theo bà Ngọc, để thích ứng với thay đổi hậu Covid, doanh nghiệp nên quan tâm đến việc bán Online và
có thể tận dụng các sàn E-commerce với lượng traffic cao, campaign nhiều, hệ sinh thái đa dạng, hậu
cần, dịch vụ tốt (shoppee, lazada, sen đỏ) để đẩy lượt bán hàng.

Onshop hiện có giá trị trung bình VNĐ 200k-300k/đơn hàng và đang muốn nâng lên VNĐ 400k-500k/đơn
hàng, tuy nhiên theo ông khá gian nan do:

 Lượng cầu từ khách hàng giảm


 Các doanh nghiệp cũng đang ngấm đòn sau dịch và không muốn đầu tư nhiều
 Nguồn cung nguyên liệu của Việt Nam vẫn đang bị lệ thuộc Trung Quốc.

Theo ông Bình, trên kênh E-commerce, không phải cứ tăng gian hàng trên các trang TMĐT và tăng số
lượng hàng hóa thì sale tăng vì so với Offline, để nhắm được đúng khách hàng mục tiêu qua kênh Online
là khó và sẽ không đảm bảo được dịch vụ cung cấp đến tay khách hàng (do phải qua nhiều khâu tương
tác, vận chuyển để đến với tay khách hàng). Vì vậy việc liên kết giữa các nhà cung cấp là quan trọng.

Theo bà Ngọc với những thách thức như hiện nay, sẽ phù hợp hơn cho Start-up nếu chọn những thị
trường nhỏ, thị trường ngách để hướng đến, để không burn tiền quá nhiều trong thị trường mass để
nhằm mục tiêu sống sót và thu hút được nhà đầu tư. Vì chưa biết thời gian đến sẽ như nào nên chi tiêu
hợp lý là cần thiết.

Theo ông Giang, hệ sinh thái online ở Việt Nam đã khá hoàn chỉnh (sàn online, payment, logistic) việc
Start-up cần lưu ý hiện nay là kết nối các bên để đảm bảo được hàng hóa, dịch vụ đến tay khách hàng
theo đúng chất lượng và cần có dòng tiền dương sớm sau 1,2 năm. Với các doanh nghiệp nói chung thì
cần quan tâm chuyển đổi online và tối đa chi phí.

Theo ông Nhu, Start-up cần xác định làm như nào để tự sống sót trước, không đợi chờ nhà đầu tư và
nên chú trọng kênh quảng cáo trực tiếp tạo doanh thu (video KOL youtube và đo số traffic từ video sang
website), chứ không chỉ đơn thuần là quảng cáo brand. Tham khảo 1-2 nhà cung cấp (packaging, logistic)
để tối ưu chi phí.

Theo bà Ngọc, xu hướng sắp tới là các doanh nghiệp lớn sẽ tìm đến E-commerce nhiều đẩy TMĐT phát
triển. Theo ông Giang đây là cơ hội để tăng quy mô, tăng nhân sự để đi nhanh và chiếm marketshare
trước. Theo ông Bình, nếu start-up giải quyết được các vấn đề của doanh nghiệp lớn trong chuyển đổi
online thì sẽ đi được lâu và bền hơn.

You might also like