You are on page 1of 194

CHU VĂN TUẤN

GIÁO TRÌNH
LÝ THUYẾT THỐNG KÊ VÀ PHÂN
TÍCH DỰ BÁO

NXB TÀI CHÍNH


M ồi n ố i đ ầ u

Là công cụ không thể thiếu trong hoạt động


nghiên cứu và công tác thực tiễn, Lý thuyết Thống kê đã
trở thành một môn học cơ sở của sinh viên tất cả các
* »

chuyên ngành khôi kinh tế. Môn học đã được xuất bản
thành giáo trình nhiều lần. Lần này “G iá o trìn h Lý
thu yết T h ôn g k ê và P h â n tích d ự b á o ” được biên
soạn trên cơ sỏ tiếp thu những nội dung và kinh nghiệm
giảng dạy môn Lý thuyết Thống kê trong nhiều năm
qua và yêu cầu ứng dụng trong quản lý kinh tế theo xu
thê hội nhập.

Giáo trình biên soạn lần này có nhiều thay đổi,


nhằm phục vụ giảng dạy, học tập của giáo viên và sinh
viên trong tất cả các chuyên ngành của Học viện Tài
chính, đồng thời là tài liệu tham khảo cho tất cả những
người quan tâm đến lĩnh vực thống kê.

Giáo trình do TS. Chu Văn Tuấn và TS. Phạm


Thị Kim Vân đồng chủ biên, cùng tham gia biên soạn là
tập thể giảng viên Bộ môn Thông kè và phân tích dự
báo- Học viện Tài chính bao gồm:
- TS. Chu Văn Tuấn, biên soạn chương 1, 2;
- TS. Phạm Thị Kim Vân biên soạn chương 6, 9;
- Ths. Đinh H ải Phong biên soạn chương 3;
- Ths. Vũ Thị Mận ưà Ths. Nguyễn Lan Phương
biên soạn chương 8;
- Ths. H oàng Thị H oa và Ths. Trần Thị H oa
Thơm biên soạn chương 5;
- Ths. P hạm Tiểu Thanh và Ths. Trần Thị H òa
biên soạn chương 4;
- CN. Nguyễn Văn Thông và Ths. Nguyễn Mạnh
Thắng biên soạn chương 7.
Mặc dù tập thể tác giả đã có rất nhiều cô" gắng
trong quá trình biên soạn, song không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết. Tập thể tác giả rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc để
lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn.

Học viện Tài chính và tập thể tác giả chân thành
cảm ơn các nhà khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi;
PGS.TS. Tăng Văn Khiên; PGS.TS. Trần Thị Kim Thu;
PGS.TS. Nguyễn Văn Dần; PGS.TS. Trần Xuân Hải;
TS. Lý Minh Khải; TS. Phạm Thị Thắng đã có nhiều ý
kiến đóng góp quý báu trong quá trình biên soạn,
nghiệm thu và hoàn chỉnh góp phần nâng cao chất
lượng khoa học của giáo trình này.

H à Nội, thán g 8 năm 2008

BAN QUẢN LÝ KHOA HỌC

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

4
Chương 1

TỔNG QUAN VỂ THÔNG KÊ HỌC

1. Sơ Lư ơ c Sư RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIÊN CỦA


KHOA HỌC THONG KE
Thông kê học là một môn khoa học xã hội, ra đời
và phát triển do nhu cầu hoạt động thực tiễn xã hội.
Trước khi trở thành một môn khoa học độc lập, thổng kê
học đã có một nguồn gốic lịch sử phát triển khá lâu. Đó
là cả một quá trình tích luỹ kinh nghiệm từ giản đơn
đên phức tạp, được đúc rút dần thành lý luận khoa học
ngày càng hoàn chỉnh.

Thông kê và hạch toán đã xuất hiện trong thời


tiến cổ đại, cách kỷ nguyên chúng ta hàng nghìn năm về
trước. Từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, các chủ nô đã tìm
cách ghi chép, tính toán đế nắm được tài sản của mình
(sô nô lệ, sô' súc vật và các tài sản khác), ở Trung quốc,
Cổ Hy Lạp, La Mã, Ai Cập... người ta đã tìm thấy một
số di tích cổ’ đại chứng tỏ ngay từ thời kỳ này người ta
đã biêt ghi chép sô" liệu. Nhưng công việc ghi chép còn
giản đơn, tiến hành trong phạm vi nhỏ hẹp, chưa mang
tính thông kê rõ rệt.
Dưới chế độ phong kiến, công tác thông kê đã
phát triển ở hầu hết các quốic gia châu Á, châu Âu đều
đã có tổ chức nhiều việc đăng ký và kê khai với phạm vi
rộng, nội dung phong phú có tính chất thống kê rõ rệt,
như; đăng ký nhân khẩu, kê khai ruộng đất và các tài
sản khác... Việc đăng ký kê khai này phục vụ cho việc
thu thuế và bắt lính của giai cấp thống trị. Thống kê tuy
đã có tiến bộ nhưng chưa được đúc kết thành lý luận và
chưa trở thành một môn khoa học độc lập.

Cuối th ế kỷ XVII, lực lượng sản xuất phát triển


mạnh làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
ra đòi. Kinh tê hàng hoá phát triển dẫn đến các ngành
sản xuất riêng biệt tăng thêm, phần công lao động xã
hội ngày càng phát triển. Tính chất xã hội của xản xuất
ngày càng cao, thị trường được mở rộng không chỉ phạm
vi một nước mà mở rộng ra trên phạm vi toàn thế giới.
Hoạt động kinh tế, xã hội ngày càng phức tạp, các giai
cấp xã hội phân hoá nhanh và đấu tranh giai cấp trở
nên gay gắt. Để phục vụ cho các mục đích kinh tế, chính
trị và quân sự, nhà nước tư bản và các chủ tư bản cần
rất nhiều thông tin thường xuyên về thị trường, giá cả,
sản xuất, nguyên nhiên vật liệu, lao động, dân sô"... Do
đó công tác thông kê phát triển nhanh chóng. Sự cố
gắng tìm hiểu các hiện tượng và quá trình kinh tê xã hội
thông qua các biểu hiện về lượng đòi hỏi những người
làm công tác khoa học, những người làm công tác quản

6
lý nhà nước, quản lý kinh doanh đi vào nghiên cứu lý
luận và phương pháp thu thập tính toán số liệu thống
kê. Các tài liệu sách báo về thống kê bắt đầu được xuất
bản. ở một sô' trường học đã bắt đầu giảng dạy thông
kê. Năm 1660, nhà kinh tê học người Đức Công - rinh
(H.conhring, 1606 - 1681) đã giảng phương pháp nghiên
cứu hiện tượng xã hội dựa vào số liệu điều tra cụ thể tại
trường dại học Helmstet. Sau đó ít lâu, một số tác phẩm
có tính chất phân tích thống kê đầu tiên ra đòi, như
cuốn “sô" học chính trị” xuất bản năm 1682 của Uy-li-
am Pet- ty (Uy-li-am Pet-ty 1623 - 1687) một nhà kinh
tê học người Anh. Trong cuốn sách này tác giả đã dùng
phương pháp độc đáo để nghiên cứu các hiện tượng xã
hội qua các con sô" tổng hợp và so sánh. Các Mác đã
mệnh danh cho Uy- li- am Pet-ty là người sáng lập ra
môn thống kê học. Giữa thê kỷ XVIII (năm 1759) một
giáo sư đại học người Đức, A-Khen-Van (G.achenwall
1719 - 1772) lần đầu tiên dùng danh từ “Statistik” (một
thuật ngữ gốc La-tinh “Status”, có nghĩa là nhà nước
hoặc trạng thái của hiện tượng) - sau này người ta dịch
là “thống kê” - để chỉ phương pháp nghiên cứu nói trên.

Mác, Ăng-ghen, Lênin đã tiếp tục nghiên cứu, phát


triển và có sự đóng góp vô giá vào sự phát triển lý luận
thống kê, phương pháp luận nghiên cứu thống kê và sự
vận dụng thông kê vào việc phân tích kinh tế - xã hội.
Những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin
nhiều lần nhấn mạnh ý nghĩa khoa học và thực tiễn to
lớn của thông kê. Trong các tác phẩm của Mác, Ang-
ghen, Lênin thống kê được diễn tả như một môn khoa
học xã hội độc lập, là công cụ của nhận thức xã hội và
cải tạo xã hội.
• *

Vào nửa cuối thế kỷ XIX, thống kê đã phát triển


rất nhanh. Từ những năm 60 của thế kỷ thứ XIX, Đại
hội thông kê quốc tế đã mở ra để thảo luận các vấn đề lý
luận và thực tế của thông kê. Cuối thế kỷ XIX, viện
thống kê đã được thành lập và tồn tại như một chỉnh
thể. Ngày nay, chức năng thống kê quốc tế được tổ chức
Liên hợp quốc tiến hành.

Từ đó đến nay, thông kê càng ngày càng phát


triển mạnh mẽ và hoàn thiện hơn về phương pháp luận,
nó thực sự trở thành công cụ để nhân thức xã hội và cải
tạo xã hội.
♦ ♦

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u CỦA THỐNG KẺ


HỌC
«

2.1. Khái niệm thống kê học


Trong công tác thực tê cũng như trong đời sống
hàng ngày chúng ta thưồng gặp thuật ngữ “Thống kê”.
Thuật ngữ này có thế hiểu theo nhiều cách khác nhau:

Thứ nhất: Thống kê là các sô liệu được thu thập


để phản ánh các hiện tượng kinh tê - xã hội và ảnh
hưởng tự nhiên, kỹ thuật. Chẳng hạn như: sản lượng
các loại sản phẩm chủ yếu được sản xuất ra trong nền
kinh tê trong một năm nào đó, mực nước cao nhất và
thấp nhất của một dòng sông tại một địa điểm nào đó
trong năm, hoặc dân số của một quốc gia vào thời điểm
nào đó...

Thứ hai: Thống kê là hệ thông các phướng pháp


được sử dụng đế nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã
hội, và ảnh hưởng của yếu tô' tự nhiên, kỹ thuật tới hiện
tượng kinh tê xã hội.
Hoặc, thông kê là việc: Thu thập xử lý sô" liệu,
nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng, phân tích
và dự báo các mức độ của hiện tượng trong tương lai và
ra quyết định trong điều hành sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp.
Theo khoản 1, điều 3, chương 1- Luật thống kê
chỉ ra: Hoạt động thống kê là điều tra, báo cáo, tổng
hợp, phân tích và cồng bố các thông tin phản ánh bản
chất và tính quy luật của các hiện tượng kinh tế xã hội
trong điều kiện thời gian không gian cụ thể do tổ chức
thống kê nhà nước tiến hành.

Từ các quan điểm trên, ta cỏ thể đưa ra khái


niệm về thông kê một cách tổng quát như sau: “Thông
kê là hệ thông các phương pháp dùng để thu thập, xử lý
và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện
tượng sô" lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn
9
có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và
không gian cụ thể”.

T h ôn g k ê h oc, là k h o a h o c n g h iên cứu vê m ặ t


lư ợn g tro n g m ố i q u a n h ệ m â t th iế t với m ặ t c h ấ t
c ủ a h iện tư ơn g k ỉn h t ế - x ã h ộ i sô lớn, tro n g đ iều
k iệ n thời g ia n và đ ịa đ iể m cụ thể.

Mọi sự vật, hiện tượng đều có hai mặt chất và


lượng không tách rời nhau, khi chúng ta nghiên cứu
hiện tượng, điều chúng ta muôn biết đó là bản chất của
hiện tượng, nhưng mặt chất còn ẩn bên trong, còn mặt
lượng biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng các đại lượng
ngẫu nhiên. Do đó phải thông qua các phương pháp xử
lý thích hợp trên mặt lượng của số lớn đơn vị cấu thành
hiện tượng, tác động của các yếu tô" ngẫu nhiên mới được
bù trừ và triệt tiêu, bản chất của hiện tượng mới bộc lộ
ra và qua đó ta có thể nhận thức đúng đắn bản chất,
quy luật vận động của nó.

Thông kê được chia thành hai lĩnh vực:

+ ThôVig kê mô tả: Bao gồm các phương pháp thu


thập sô" liệu, mô tả và trình bày sô" liệu, tính toán các
đặc trưng đo lưòng. Phần thống kê mô tả được trình bày
trong các chương 2, 3, 4, 5.

+ Thống kê suy diễn: Bao gồm các phương pháp


như: phân tích mốì liên hệ, dự báo... trên cơ sở tác
10
thông tin thu thập từ mẫu. Phần thông kê suy diễn được
trình bày trong các chương còn lại.

2.2. Đôi tương nghiên cứu của thống kê học


Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển
của thống kê học, có thể thấy: Thống kê học là một môn
khoa học xã hội, ra đòi và phát triển do nhu cầu của các
hoạt động thực tiễn xã hội. Các hiện tượng mà thống kê
học nghiên cứu là các hiện tượng và quá trình kinh tế -
xã hội chủ yếu, bao gồm:
- Các hiện tượng về quá trình sản xuất và tái sản
xuất mỏ rộng của cải vật chất xã hội và sự phân phối
theo hình thức sở hữu tài nguyên và sản phẩm xã hội.
- Các hiện tượng về dân số như: số nhân khẩu,
cấu thành của nhân khẩu (giai cấp, giới tính, tuổi tác,
nghề nghiệp, dân tộc...), tình hình biến động của nhân
khẩu, tình hình phân bổ" dân cư theo lãnh thổ.

- Các hiện tượng về đòi sông vật chất và văn hoá


của nhân dân như: mức sông vật chất, trình độ văn hoá,
sức khoẻ...
- Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị - xã hội
như: cơ cấu các cơ quan Nhà nước, đoàn thể, sô" người
tham gia tuyển cử, mít tinh...
Thông kê học nghiên cứu các hiện tượng kinh tế -
xã hội, không nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và kỹ
thuật. Song, do các hiện tượng kinh tế - xã hội và hiện
tượng tự nhiên kỹ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, cho nên trong khi nghiên cứu hiện tượng kinh tế -
xã hội, thông kê không thể không xét tới ảnh hưởng của
các yếu tô" tự nhiên (thời tiết, khí hậu, địa lý) và các yếu
tố kỹ thuật (phát minh sáng kiến, cải tiến công cụ, áp
dụng kỹ thuật mới) đối vối sự phát triển của sản xuất và
điều kiện sinh hoạt xã hội. Các hiện tượng kinh tê - xã
hội là một bộ phận cấu thành của thê giới vật chất, chịu
sự tác động của nhiều nhân tô", trong đó có yếu tô" tự
nhiên và kỹ thuật. Thu thập và phân tích các số liệu
phản ánh ảnh hưởng của tự nhiên và kỹ thuật đôi với
sản xuất, thống kê xuâ't phát từ nhận thức coi kỹ thuật,
công cụ lao động là yếu tố quan trọng của lực lượng sản
xuất và sự phát triển của sản xuất luôn bắt đầu từ
những biến đổi của lực lượng sản xuất, mà trước hết là
những biến đổi về công cụ lao động. Mặt khác, sản xuất
xã hội cũng có ảnh hưởng nhất định tới điều kiện tự
nhiên mà xã hội tồn tại. Khi nghiên cứu mặt lượng của
sản xuất xã hội, thông kê cũng nghiên cứu sự thay đổi
điều kiện tự nhiên mà sản xuất mang lại.

Như vậy, đôi tượng nghiên cứu của thông kê rất


rộng, bao gồm cả những hiện tượng xã hội thuộc lực
lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, cả những hiộn
tượng xã hội thuộc hạ tầng cơ sở lẫn kiến trúc thượng
tầng. Nhưng, khác với các môn khoa học xã hội khác,
thống kê học không trực tiếp nghiên cứu bản chất và
quy luật của hiện tượng xã hội. Thông kê học nghión
cứu nặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất
của hện tượng xã hội, nghiên cứu biểu hiện bằng số
lượngcủa các mặt thuộc về bản chất và quy luật của
hiện ượng. Như vậy, có nghĩa là thống kê học cần nêu
lên b:ng con số về qui mô, kết cấu, quan hệ tỷ lệ, tốc độ
phát riển... (tức là sô" lượng và quan hệ sô" lượng) của
hiện ượng nghiên cứu. Sô" lượng và quan hệ số lượng
này kiông phải là trừu tượng, mà bao giò cũng bao hàm
một rội dung kinh tế - chính trị nhất định, chúng giúp
ta nhìn thức được cụ thể bản chất và tính qui luật của
hiện tfỢng nghiên cứu.

Các con sô" thông kê có thể phản ánh được mặt


chất :ủa hiện tượng, vì chất và lượng là hai mặt không
thể tích ròi nhau của sự vật hay hiện tượng, giữa chúng
có mii liên hệ biện chứng với nhau. Mỗi lượng cụ thể
đều {ắn với một chất nhất định; sự biến đổi về lượng
dẫn (ến sự thay đổi về chất. Chính vì vậy, nghiên cứu
mặt ứợng của hiện tượng có ý nghĩa to lớn đốì với việc
nhận thức bản chất của hiện tượng.

Hiện tượng kinh tế - xã hội mà thông kê học


nghiín cứu thường là hiện tượng sô" lớn, tức là một tổng
thể bio gồm nhiều hiện tượng cá biệt. Thống kê học coi
tổng ;hể các hiện tượng cá biệt như một thể hoàn chỉnh
và lố/ đó làm đối tượng nghiên cứu. Sự cần thiết phải
nghim cứu hiện tượng số lớn là do đặc điểm của hiện
tượn;' xã hội và nhiệm vụ nghiên cứu của thống kê học
quyết định. Mặt lượng của hiện tượng cá biệt thường
chịu sự tác động của nhiều nhân tô", trong đó có nhân tô"
tất nhiên (bản chất) và cả nhân tô" ngẫu nhiên (không
bản chất). Mức độ và phương hướng tác động của các
nhân tô" này lên từng hiện tượng cá biệt rất khác nhau.
Nếu chỉ căn cứ vào mặt lượng của hiện tượng cá biệt thì
không thể rút ra được kết luận về bản chất chung của
hiện tượng. Vì vậy, chỉ có thông qua việc nghiên cứu sô"
lớn hiện tượng, tác động của các nhân tô" ngẫu nhiên
được bù trừ và triệt tiêu, bản chất và tính quy luật của
hiện tượng mới có khả năng thể hiện rõ rệt.

Nói thông kê học phải nghiên cứu hiện tượng sô"


lớn, không có nghĩa là tuyệt đối không nghiên cứu hiện
tượng cá biệt. Giữa hiện tượng sô" lớn và hiện tượng cá
biệt tồn tại mối liên hệ biện chứng. Hơn nữa, trong quá
trình phát triển của hiện tượng xã hội thường nảy sinh
một vài hiện tượng cá biệt mới tiên tiến. Cho nên nghiên
cứu hiện tượng số lớn kết hợp với nghiên cứu hiện tượng
cá biệt là điều cần thiết. Nó giúp cho việc nhận thức
hiện tượng xã hội được toàn diện, phong phú và sâu sắc.
Đặc biệt đôi với cồng tác quản lý và phát triển kinh tê
quốc dân, việc nghiên cứu đơn vị và cá nhân điển hình
tiên tiến có ý nghĩa to lớn và không thể thiếu được.

Hiện tượng kinh tế - xã hội bao giờ cũng tồn tại


trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
Trong những điều kiện lịch sử khác nhau, hiện tượng xã
hội có đặc điểm về chất và biểu hiện về lượng khác
nhau. Chính vì vậy, tính cụ thể, tính chính xác của sô'
liệu thống kê có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Từ những điều đã phân tích trên, có thể kết luận:


đối tượng nghiên cứu của thông kê học là mặt lượng
trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng
và quá trình kinh tế - xã hội sô' lớn, trong điều kiện thời
gian và địa điểm cụ thể.

3. Cơ S ơ LÝ LUẬN VÀ Cơ s ở PHƯƠNG PHÁP


LUẬN CỦA THỐNG KÊ HỌC
• «

3.1. Cơ sở lý luận
Muôn dùng thổng kê để nhiên cứu mặt lượng
trong mốì liên hệ với mặt chất của hiện tượng và quá
trinh kinh tế - xã hội, trước hết phải dựa trên cơ sở
nhận thức đầy đủ bản chất và quy luật phát triển của
hiện tượng và quá trình đó. Ví dụ: khi nghiên cứu thống
kô tình hình nhân khẩu của một nước, phải dựa trên cơ
sở nhận thức đầy đủ lý luận về dân tộc, về các quy luật
nhân khẩu... muôn thông kê tổng sản phẩm quốc dân
(GDP) ta cần hiểu tổng sản phẩm quốc dân là gì? tổng
sản phẩm quốíc dân tính bằng bao nhiêu phương pháp
và do bao nhiêu nhân tố tạo thành...? Như vậy, có nghĩa
là thông kê học phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh
tế học làm cơ sở lý luận.
Chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, kinh tê chính
trị học và chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng, nghiên
cứu bản chất và những quy luật chung nhất, cơ bản
nhất về sự phát triển của xã hội. Đó là những môn khoa
học có khả năng giải thích rõ ràng và đầy đủ nhất các
khái niệm, các phạm trù kinh tê - xã hội, vạch rõ các
mối liên hệ ràng buộc và tác động qua lại giữa các hiện
tượng. Do đó, khi nghiên cứu bất kỳ hiện tượng kinh tê -
xã hội nào cũng phải dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủ
bản chất và quy luật phát triển của hiện tượng, tức là
phải vận dụng lý luận về các khái niệm, các phạm trù,
các quy luật do chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế học
đã vạch ra. Đây là nguyên lý có tầm quan trọng bậc
nhâ't, quyết định tính chất khoa học và chính xác của
thông kê học. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường
hiện nay đã xuất hiện nhiều chỉ tiêu kinh tế khá mới mẻ
mà lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin chưa đề cập tói, như:
Tổng sản phẩm quốc gia, tổng sản phẩm quốic dân, giá
trị gia tăng... do vậy nếu chỉ dựa vào lý luận chủ nghĩa
Mác - Lênin thôi chưa đủ mà thông kê học còn phải dựa
vào kinh tế học thị trường như kinh tế vi mô, kinh tế vĩ
mô làm nền tảng khoa học cho mình.
Trong hàng loạt tác phẩm của mình, mỗi lần
dùng các phương pháp và số liệu thống kê để nghiên cứu
các hiện tượng kinh tế - xã hội ở Anh, Đức, Nga. Mác,
Ăng-ghen, Lênin đều tiến hành phân tích lý luận trên
giác độ kinh tế, chính trị một cách sâu sắc, coi đó là tiền
đề, là cơ sỏ cho việc phân tích thông kê. Mác đã chỉ rõ:
16
“chỉ SiU khi hiếu rõ những điểu kiện tạo ra tỷ suất lợi
nhuậi, thì mới có thể nhờ vào thông kê mà thực sự
phân ích được tỷ suất tiền công ở các thời kỳ khác nhau
và trrtig những nưốc khác nhau". Lênin cũng khẳng
định: Thông kê phải làm nổi bật được những quan hệ
kinh ế - xã hội do sự phân tích toàn diện xác lập ra, chứ
không nên thông kê để mà thông kê”.
Đôi tượng của thông kê học bao giờ cũng gắn liền
với thíi gian và địa điểm cụ thể. Điều đó đòi hỏi khi
nghiêi cứu thống kê tình hình kinh tế - xã hội nước ta,
không thể chỉ dựa vào lý luận chung của chủ nghĩa duy
vật lịh sử và kinh tê học, mà còn phải dựa vào các
đườn£ lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vì đó là
sản piẩm của việc kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác-
Lôninvào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nếu không,
nhữnị kết luận rút ra được sẽ không có ý nghĩa thực
tiễn đ)i với nước ta.

Thông kê học khẳng định rằng: cơ sở lý luận của


thống kê học chỉ có thế là chủ nghĩa Mác - Lênin, chứ
khônị thế là định luật sô lớn của lý thuyết xác suất.
Mặc cù định luật sô lớn rất được coi trọng và được vận
dụng )hổ biến trong nghiên cứu thông kê, nhưng không
thể cc đó là cơ sỏ lý luận được, bỏi vì bản thân định luật
này ch’ có khả năng nói lên hình thức biểu hiện của quy
luật nà không thể vạch rõ nội dung và bản chất của quy
luật. )ịnh luật sô lớn không thê giải đáp được câu hỏi:
bán ciất của quy luật ấy là gì? Vì sao có quy luật ấy?
Những điều kiện tồn tại và phát triển của quy luật (tó?
Rõ ràng là đối với các hiện tượng kinh tế - xã hội, chỉ có
chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tê học mới đưa ra
được những câu hỏi đúng đắn.
3.2. Cơ sở phương pháp luận của thông kê học
Quá trình nghiên cứu thông kê hoàn chỉnh
thường trải qua ba giai đoạn: Điều tra thống kê, tổng
hợp thông kê và phân tích thông kê. Ba giai đoạn này có
liên hệ mật thiết với nhau, vì giai đoạn trưóc sẽ tạo cơ sở
cần thiết cho giai đoạn sau. Nếu một giai đoạn nào đó
tiến hành không tốt thì cũng có ảnh hưởng đến toàn bộ
quá trình nghiên cứu thống kê. Căn cứ vào đặc điểm của
hiện tượng nghiên cứu và nhiệm vụ cụ thể của một giai
đoạn, thống kê học sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khác nhau.
Giai đoạn điều tra thổng kê: Giải quyết nhiệm vụ
thu thập các tài liệu ban đầu về hiện tương nghiên cứu
để dùng làm căn cứ cho việc tổng hợp và phân tích
thông kê. Trong giai đoạn này, thống kê học vận dụng
nhiều hình thức tổ chức, nhiều loại và nhiều phương
pháp điều tra khác nhau, nhằm thu thập các tài liệu
ban đầu một cách chính xác, kịp thòi và đầy đủ. Do tính
chất phức tạp của hiện tượng nghiên cứu, cho nên việc
thu thập tài liệu ban đầu phải được tiến hành trên sô"
lớn các đơn vị, mới giúp cho việc phân tích và rút ra kết
luận đúng đắn.
Giai đoạn tổng hợp thống kê: Có nhiệm vụ chỉnh
lý và hệ thông hoá các tài liệu ban đầu thu thập được
trong điều tra thống kê, nhằm bước đầu nêu lên một sô"
đặc trưng cơ bản của hiện tượng nghiên cứu và tạo cơ sở
cho việc phân tích sau này. Cũng do hiện tượng nghiên
cứu phức tạp, thường bao gồm nhiều đơn vị thuộc các
loại hình khác nhau; cho nên người ta thường không
tổng hợp chung toàn bộ hiện tượng, mà phải tổng hợp
đến từng tổ, từng bộ phận đại diện cho các loại hình
khác nhau. Có nghĩa là muôn tổng hợp thổng kê, người
ta thường dùng phương pháp phân tổ, nhằm phân chia
một tổng thể hiện tượng thành các tổ, các tiểu tổ có sự
khác nhau về tính chất.
Giai đoạn phân tích thông kê: Vạch rõ nội dung
cơ bản của các tài liệu đã được chỉnh lý trong tổng hợp
thông kê, nhằm giải đáp các yêu cầu nghiên cứu đề ra.
Phàn tích thống kê phải xác định được các mức độ của
hiện tượng nghiên cứu, trình độ và xu hướng biến động
cua hiện tượng, tính chất và trình độ chặt chẽ các mối
liên hệ giữa các hiện tượng; dự báo ở mức độ tương lai
của hiện tượng. Trong giai đoạn này, thông kê học phải
vận dụng nhiều phương pháp như: phương pháp tính
các chỉ tiêu tương đổi, tuyệt đôi và bình quân; phương
pháp dãy số biến động; phương pháp chỉ số; phương
pháp bảng cân đối... Thống kê học cũng vận dụng cả
một số phương pháp của toán học như: phương pháp
tương quan, hồi quy, phân tích phương sai, ngoại suy...
Chủ nghĩa duy vật biện chứng xem xét các sự vật
và hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong xã hội đều
có mốỉ liên hệ hữu cơ với nhau, không một sự vật và
hiện tượng nào lại tồn tại một cách cô lập. Mối liên hệ
của sự vật và hiện tượng luôn luôn diễn ra rất phong
phú và nhiều hình, nhiều vẻ. Do đó, thông kê học cũng
đã xây dựng được một hệ thống nhiều phương pháp
phân tích mối liên hệ như: phương pháp phân tổ,
phương pháp so sánh các dãy sô" song hành, phương
pháp cân đối, phương pháp chỉ sô'...
Mọi sự vật và hiện tượng trên thế giới chẳng
những có liên hệ hữu cơ với nhau, mà còn luôn luôn ở
trong trạng thái vận động và biến đổi. Liên hệ và vận
động không tách rời nhau: trong liên hệ đã bao hàm sự
vận động, cũng như trong vận động đã bao hàm sự liên
hệ. Sự vận động và biến đổi của thế giới khách quan
diễn ra theo khuynh hướng tiến lên, đó chính là sự phát
triển. Phép biện chứng duy vật không những khẳng
định sự phát triển của thê giới mà còn đi sâu giải thích
cách thức, nguồn gốc, động lực và khuynh hướng của sự
phát triển. Cách thức của sự phát triển là sự tích luỹ
dần về lượng đến một trình độ nhất định thì dẫn tới
những biến đổi về chất. Động lực và nguồn gốc của sự
phát triển là sự đấu tranh của các mặt đôi lập nằm
chính ngay trong bản thân sự vật. Khuynh hướng của
sự phát triển là sự vật cũ mất đi. sự vật mới ra đời; cái
mới thay thế cái cũ. Thông kê học củng xây dựng các
phươrg pháp nghiên cứu sự biến động, đồng thời đi sâu
phân tích cách thức, nguồn gốc, động lực và khuynh
hướng của sự phát triển. Đó là các phương pháp: dãy số
biến cộng, chỉ số...

Thông kê học cũng căn cứ vào các cặp phạm trù


của piép biện chứng duy vật như: cái chung và cái
riêng; nguyên nhân và kết quả; tất nhiên và ngẫu
nhiên., để xây dựng nhiều phương pháp phân tích
khác. Các phương pháp này không những phân tích
được iâu sắc và toàn diện bản chất và quy luật phát
triển ĩủa hiện tượng, mà còn được dùng để dự báo sự
phát triển tương lai của hiện tượng.

Tóm lại, chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở


phươrg pháp luận của thống kê học. Vì vậy, phương
pháp ;ô lập từng hiện tượng ra để nghiên cứu, chỉ xét
hiện tượng trong trạng thái tĩnh, chỉ xét mặt lượng đơn
thuần mà không chú ý tới mặt chất của hiện tượng đều
là trá: với quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG


THỐNG KÊ
4.1. Tông thê thông kê
Tông th ê th ố n g k ê : Là tập hợp các đơn vị (hay
phần tử) thuộc hiện tượng nghiên cứu, cần quan sát,
thu thập và phân tích mặt lượng của chúng theo một
hoặc nột sô tiêu thức nào đó.
Các đơn vị (hay phần tử) cấu thành tổng thể
thông kê gọi là đ ơ n vi tổ n g th ể. Ví dụ: muốn tính thu
nhập trung bình của một công nhân viên của doanh
nghiệp (A) thì tổng thể sẽ là tổng số cán bộ công nhân
viên của doanh nghiệp đó, muốn tính chiều cao trung
bình của sinh viên nam lớp X thì tổng thể sẽ là toàn bộ
nam sinh viên của lớp X.

Như vậy, thực chất của việc xác định tổng thể
thống kê là xác định các đơn vị tổng thể. Đơn vị tổng thể
là xuất phát điểm của quá trình nghiên cứu thông kê, vì
nó chứa đựng những thông tin ban đầu cần cho quá
trình nghiên cứu.

Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phần


tử) mà ta có thể trực tiếp quan sát hoặc nhận biết được
gọi là tổng th ể bộc lộ. (Ví dụ: Tổng thể sinh viên của một
trường, Tổng thể các doanh nghiệp trên một địa bàn...).

Khi xác định tổng thể có thể gặp trường hợp các
đơn vị tổng thể không trực tiếp quan sát hoặc nhận biết
được, ta gọi đó là tổng th ể tiềm ẩn. Khi nghiên cứu các
hiện tượng xã hội ta thường gặp các tổng thể này (Ví dụ:
Tổng thể những người đồng ý (ủng hộ) một vấn đê nào
đó, tổng thể những người ưa thích nghệ thuật cải
lương...).

Tổng thể trong đó bao gồm các đơn vị (hay phần


tử) giông nhau ở một hay một sô đặc điểm chủ yêu có
liên qian trực tiếp đến mục đích nghiên cứu được gọi là
tông h ể đồng chất. Ngược lại, nếu tổng thể trong đó bao
gồm ác đơn vị (hay phần tử) không giống nhau ở những
đặc đểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu
được ÍỌĨ là tổng th ể không đồng chất. Ví dụ, mục đích
nghiêi cứu là tìm hiểu về hiệu quả sử dụng vốn của các
doanl nghiệp dệt trên một địa bàn thì tổng thể các
doanl nghiệp dệt trên địa bàn là tổng thể đồng chất,
nhưní tổng thể tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn là
tổng hể không đồng chất. Việc xác định một tổng thể là
đổng chất hay không đồng chất là tuỳ thuộc vào mục
đích Ìghiên cứu cụ thể. Các kết luận rút ra từ nghiên
cứu tiống kê chỉ có ý nghĩa khi nghiên cứu trên tổng
thể đing chất.

Tổng thể thông kê có thể là hữu hạn, cũng có thể


được :oi là vô hạn (không thể hoặc khó xác định được sô"
đơn \ị tổng thể như tổng thể trẻ sơ sinh, tổng thể sản
phẩn do một loại máy sản xuất ra...). Cho nên khi xác
định tổng thể thông kê không những phải giới hạn về
thực hể (tổng thể là tổng thể gì), mà còn phải giới hạn
về thii gian và không gian (tổng thể tồn tại ở thời gian
nào, ihông gian nào).

4.2. Tổng thể mẩu


Tổng thể mẫu là tổng thể bao gồm một sô' đơn vị
đượcchọn ra từ tổng thể chung theo một phương pháp
lấy nẫu nào đó.
4.3. Quan sát
Quan sát là cơ sở để thu thập sô" liệu và thông tin
cần nghiên cứu. Chẳng hạn trong điều tra chọn mẫu,
mỗi đơn vị mẫu sẽ được tiến hành ghi chép, thu thập
thông tin và được gọi là một quan sát.
4.4. Tiêu thức thông kê
Tiêu thức thống kê ỉà khái niệm dùng để chỉ các
đặc điểm của đơn vị tông thể.
Ví dụ: Khi nghiên cứu nhân khẩu, mỗi nhân khẩu
có những tiêu thức như: giới tính, độ tuổi, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo... Khi nghiên cứu
các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có các tiêu thức
như: số lượng công nhân, vốn cô" định, vốn lưu động, giá
trị sản xuất...
Tiêu thức thống kê được chia thành hai loại:
• Tiêu thức thuộc tính: là tiêu phản ánh
th ứ c

tính chất hay loại hình của đơn vị tổng thể, không có
biểu hiện trực tiếp bằng các con sô. Ví dụ các tiêu thức
như: giới tính, nghê nghiệp, tình trạng hôn nhân, dân
tộc, tôn giáo... là các tiêu thức thuộc tính.

• Tiêu thức sô” lượng: là tiêu thức có biểu hiện


trực tiếp bằng con số. Ví dụ: tuổi, chiều cao, trọng lượng
của con người, năng suất làm việc của công nhân...
Các trị sô" cụ thể khác nhau của tiêu thức sô lươner
gọi là lượng biến. Ví dụ: tuổi là tiêu thức số lượner. tuổi
24
không phải là lượng biến. Lượng biến là: 18 tuổi, 20
tuổi, 3) tuổi.
Lượng biến có thể phân thành hai loại.

» Lượng biến rồi rạc: là lượng biến mà các giá trị


có thể:ủa nó là hữu hạn hay vô hạn và có thể đếm được.

» Lượng biến liên tục: là lượng biến mà các giá trị


có thể có của nó có thể lấp kín cả một khoảng trên trục
sô". Ví dụ: trọng lượng, chiều cao của sinh viên; năng
suất cia một loại cây trồng.

Các tiêu thức thuộc tính hoặc tiêu thức sô" lượng
chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị
tổng thể, được gọi là tiêu thức thay phiên. Ví dụ, tiêu
thức fiới tính là tiêu thức thay phiên vì chỉ có hai biểu
hiện li nam và nữ. Đối với tiêu thức có nhiều biểu hiện
ta có hể chuyển thành tiêu thức thay phiên bằng cách
rút gcn thành hai biểu hiện. Ví dụ: thành phần kinh tế
chia thành quốc doanh và ngoài quốc doanh; sô" công
nhân :ủa các doanh nghiệp chia thành nhỏ hơn 500 và
lớn hm hoặc bằng 500.

4.5. Chỉ tiêu thống kê

Chỉ tiêu thống kê là phạm trù biểu hiện đặc điểm


về rrựt lượng trong sự thông nhất với mặt chất của tổng
thể hện tượng nghiên cứu trong điểu kiện thời gian và
khônf gian cụ thế.
Hoặc, chỉ tiêu thống kê là những con số chỉ mặt
lượng gắn với mặt chất của hiện tượng số lớn trong điều
kiện thòi gian, địa điểm cụ thể.

Theo khoản 3 Điều 3 Chương 1 Luật Thống kê


nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định:
“Chỉ tiêu thống kê là chỉ tiêu mà biểu hiện bằng sô" của
nó phản ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ
tỉ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong không gian và
thời gian cụ thể”.

Căn cứ theo tính chất và và nội dung biểu hiện


chỉ tiêu thống kê có thể phân biệt thành hai loại:

• Chỉ tiêu số lượng: là các chỉ tiêu biểu hiện qui


mô, khối lượng của tổng thể. Ví dụ: sô" nhân khẩu, sô
doanh nghiệp, vốn cô" định, vốn lưu động của một doanh
nghiệp, tổng sản phẩm quốc nội, diện tích gieo trồng, số
sinh viên đại học...

• Chỉ tiêu chất lượng: là các chỉ tiêu biểu hiện


tính chất, trình độ phổ biến, quan hệ so sánh trong tổng
thể. Ví dụ: giá thành đơn vị sản phẩm là một chỉ tiêu
chất lượng, nó biểu hiện quan hệ so sánh giữa tổng giá
thành và số lượng sản phẩm sản xuất ra, đồng thời nó
phản ánh tính chất phổ biến về mức chi phí cho một đơn
vị sản phẩm cho một đơn vị đã được sản xuất ra. Tương
tự, các chỉ tiêu năng suất lao động, năng suất cây trồng,
tiền lương... là các chỉ tiêu chất lượng.
Zắc chỉ tiêu chất lượng mang ý nghĩa phân tích,
trị số lủa nó được xác định chủ yếu từ việc so sánh giữa
các ch tiêu khôi lượng.
f Hệ thống chỉ tiêu thông kê là tập hợp những chỉ
tiêu tìống kê do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban
hành.
+- Hệ thông chỉ t i ê u thông kê quốc gia là tập hợp
nhữnị chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình kinh tế - xã
hội clủ yếu của đất nước. Theo khoản 4, 5 Điều 3
Chươig 1 Luật Thông kê nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩaViệt Nam.

27
Chương 2

KHÁI QUÁT CÁC GIAI ĐOẠN


CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN c ứ u
THỐNG KÊ

1. ĐIỂU TRA THỐNG KÊ

1.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ của điều tra thống kê


Hiện tượng mà thông kê nghiên cứu là hiện tượng
kinh tế - xã hội sô' lớn, phức tạp, thường xuyên biến
động. Do vậy, khi nghiên cứu thông kê một hiện tượng
kinh tế xã hội bất kỳ nào đó cần phải có thông tin về
lượng trên các đơn vị tổng thể.
Ví dụ, khi cần nghiên cứu dân sô" cả nước với các
độc điểm về giới tính, độ tuổi, dân tộc, nghề nghiệp...
thông kê phải tổ chức thu thập tài liệu trên từng người
dán về họ và tên; tuổi; nam hay nữ; trình độ văn hóa-
chuyên môn; dân tộc, hay khi cần nghiên cứu tình hình
sản xuất của các doanh nghiệp, thông kê phải tổ chức
thu thập nguồn tài liệu ban đầu phát sinh ra trong từng
doanh nghiệp như: Sô' công nhân đi làm hàng ngày; sô'
giờ máy hoạt động; số nguyên vật liệu dùng vào sản
xuất... Việc tổ chức ghi chép tài liệu ban đầu như vậy là
điều tra thống kê.
Mặt khác, các hiện tượng kinh tế - xã hội mà
thống kê học nghiên cứu thường là những hiện tượng sô"
lớn, phức tạp và thường xuyên biến động. Việc thu thập
dữ liệu đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và chi phí. Cho
nên công tác thu thập dữ liệu cần phải được tiến hành
một cách có hệ thông theo một kế hoạch thống nhất để
thu thập được dữ liệu đáp ứng mục tiêu và khả năng
nhân lực, kinh phí trong giới hạn thời gian cho phép.
Như vậy, điều tra thông kê là tổ chức một cách
khoa học, theo một kê hoạch thống nhất việc thu thập,
ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về các hiện tượng và
quá trình kinh tế - xã hội.
Tài liệu điều tra đúng đắn qua tổng hợp, phân
tích, dự báo là căn cứ tin cậy để đánh giá tình hình thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; để
nắm được các nguồn tài nguyên phong phú của đất nước
và mọi khả năng tiềm tàng có thể khai thác được. Tài
liệu do điều tra thống kê cung cấp có hệ thống là căn cứ
thực tế vững chắc để Đảng và Nhà nước đề ra các đường
lối chính sách, các kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân
và quản lý kinh tê - xã hội một cách sát thực.
1.2. Các yêu cầu cơ bản của điều tra thông kê
Nhiệm vụ của điều tra thống kê là thu thập tài
liệu về các đơn vị tổng thể cần thiết cho các khâu tiếp
30
theo của quá trình nghiên cứu thông kê. Do đó, điều tra
thông kê cần đảm bảo được các yêu cầu cơ bản của hoạt
đ ộ n g t h ô n g k ê n ó i c h u n g : “ Trung thực, kh ách quan,

chính xác, đầy đủ, kịp thời trong hoạt động thống k ể ’ -
khoản 1, điều 4, chương 1- Luật thông kê.
Trung thực, được đặt ra cho cả cán bộ điều tra và
đối tượng điều tra. Yêu cầu này đòi hỏi người thu thập
thông tin (cán bộ điều tra) phải tuyệt đối trung thực, ghi
chép đúng như những điều đã được nghe, được thấy.
Ngay cả việc đặt câu hỏi cũng phải hết sức khách quan,
không áp đặt ý định chủ quan, thậm chí không được đưa
ra các gợi ý có thể gây ảnh hưởng đối với người trả lòi...
nhằm giúp thu được những thông tin trung thực. Đối với
đôi tượng điều tra (ngưòi cung cấp thông tin), yêu cầu
này đòi hỏi họ phải cung cấp những thông tin xác thực,
không được che dấu và khai man thông tin.

Chính xác - khách quan, nghĩa là tài liệu điều tra


phải phản ánh đúng trạng thái của các đơn vị tổng thể,
vì vậy phải ghi chép trung thực, có trình độ chuyên môn
và có tinh thần trách nhiệm.
Kịp thời, cung cấp tài liệu đúng lúc cần thiết để
phát huy hết tác dụng của tài liệu đó. Yêu cầu kịp thời
được khẳng định bởi thời gian kết thúc việc thu thập ghi
trong tài liệu điều tra.
Đầy đủ, có nghĩa là tài liệu điều tra phải được thu
thập theo đúng nội dung và sô đơn vị tổng thể đã quy
định trong văn kiện điều tra. Tài liệu điều tra đầy đủ
mới đáp ứng được mục đích nghiên cứu, đảm bảo tổng
hợp, phân tích và dự báo được chính xác.

1.3. Các hình thức tổ chức điều tra thống kê


Theo luật thông kê hiện hành, điều tra thu thập
tài liệu thông kê về hiện tượng kinh tế - xã hội được
thực hiện theo hai hình thức chủ yếu: báo cáo thống kê
định kỳ và điều tra thông kê (điều tra chuyên môn) -
(Khoản 3, điều 3, chương 1- Luật thông kê).

1.3.1. B á o c á o th ô n g k ê đ ịn h kỳ: Là hình thức


tổ chức điều tra thông kê thu thập tài liệu về hiện tượng
kinh tế - xã hội một cách thường xuyên có định kỳ theo
nội dung, phương pháp và mẫu biểu báo cáo thống kê do
cơ quan có thẩm quyền quy định thông nhất trong chế
độ báo cáo thông kê định kỳ do Nhà nước ban hành.

Theo định kỳ hàng tháng (quí, năm), các doanh


nghiệp quốc doanh, các cơ quan thuộc quyền quản lý của
Nhà nước phải lập và gửi báo cáo theo biểu mẫu thống
nhất lên cơ quan cấp trên.

Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức tố chức


điều tra theo con đường hành chính bắt buộc, đáy là
pháp lệnh của Nhà nước để quản lý hoạt động của các
đơn vị kinh tế nhà nước.

Báo cáo thông kê định kỳ được áp dụng chủ yếu


đôi với các doanh nghiệp quốc doanh và cơ quan Nhà
32
nưóc.ĐỐì với khu vực kinh tê tập thể, tư nhân, cá thể,
liên d>anh nước ngoài được áp dụng hạn chế.

Báo cáo thống kê là những biểu mẫu báo cáo phù


hợp CIO t ừ n g chỉ t i ê u y ê u cầu báo c á o , c ó nội d u n g b a o
gồm: ’hần tên gọi của báo cáo, cơ quan ban hành, đơn vị
b á o CIO, t h ờ i g i a n đ ị n h k ỳ l ậ p v à g ử i b á o c á o , c ơ q u a n

chủ q-iản nhận báo cáo, chữ ký của ngưòi lập báo cáo,
của tìủ truỏng đơn vị báo cáo... Và phần trình bày chỉ
tiêu, iêu thức và sô" liệu tổng hợp, tính toán theo yêu
cầu cia báo cáo. Ví dụ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả
sản xiất kinh doanh, báo cáo tổng mức bán lẻ...
1.3.2. Đ iều tra th ô n g k ê (điều tra chuyên môn):
Là hìih thức điều tra thu thập tài liệu thống kê về hiện
tượng kinh tế - xã hội một cách không thường xuyên,
khôrự liên tục theo một kế hoạch, một phương án và
phươig pháp điều tra quy định riêng phù hợp với mỗi
cuộc liều tra cụ thể.
Ví dụ: Các cuộc điều tra nhu cầu nhà ở và hàng
tiêu cùng.
Điều tra chuyên môn là hình thức phổ biến trong
nền Hnh tế thị trường, chiếm tỉ trọng lốn trong tổng sô"
cạc CIỘC điều tra hàng năm.

Đôl tượng chủ yếu của điều tra chuyên môn là


nhữnỊ hiện tượng nghiên cứu không có yêu cầu theo dõi
thườrg xuyên, liên tục hoặc không có khả năng hoặc
quá ốn kém khi thực hiện thu thập tài liệu thường
xuyên liên tục. Những hiện tượng mà báo cáo thống kê
định kỳ không thể thường xuyên phản ánh được. Ví dụ
điều tra dân sô, điều tra nhu cầu nhà ở, điều tra giá cả
thị trường, điều tra dư luận xã hội về một vấn dề nào
đó... hoặc là những hiện tượng tuy có biến đổi nhưng
chậm và không lớn lắm; hoặc những hiện tượng xảy ra
bất thường như: thiên tai, tai nạn lao động... Ngoài ra,
điều tra chuyên môn còn được tổ chức khi cần kiểm tra
chất lượng của báo cáo thông kê định kỳ. Tài liệu điều
tra chuyên môn thu thập đuỢc rất phong phú vè phản
ánh thực trạng của hiện tượng nghiên cứu tại thòi điểm
điều tra.
Tuy nhiên, với mỗi cuộc điều tra khác nhau lại có
các yêu cầu, kế hoạch và phương pháp điều tra khác
nhau do vậy để tạo thuận lợi trong các cuộc điều tra
chuyên môn người ta cần phải xây dựng một phương án
điều tra. Một phương án điều tra gồm: Xác định mục đích
điều tra, yêu cầu, phạm vi, đối tượng, đơn vị, nội dung,
phương pháp, thời điểm, thời kỳ, cơ quan tiến hàr.h, lực
lượng, công bcí kết quả, kinh phí điều tra... (khoản 1, 2, 3,
điều 13, mục 11, chương 3 - Luật thống kê).

* Xây dựng kê hoạch điểu tra thống kê


(phương án điều tra)
T hứ n h ấ t: X ác d in h m ụ c đ íc h đ iêu tr a
Vấn đề quan trọng đầu tiên của kế hoạch điều tra
là phải xác định rõ được mục đích của cuộc điều tra, tức

34
là x e n cu ộ c đ iều t r a n h ằ m tìm h iểu v ấ n đ ề gì p h ụ c v ụ

c h o y:u c ầ u n g h i ê n c ứ u n à o .

Bất kỳ một hiện tượng nào cũng có thể được quan


sát, rghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Nhưng với
m ỗ i C1ỘC đ i ề u t r a t a k h ô n g t h ể và cũ n g k h ô n g cầ n th iết

phải tiều tra tất cả các khía cạnh của hiện tượng mà chỉ
cần dều tra những khía cạnh phục vụ yêu cầu nghiên
cứu cx thể.

Việc xác định mục đích điều tra có tác dụng định
hướní cho toàn bộ quá trình điều tra. Nó liên quan đến
xác đnh đối tượng, đơn vị và nội dung điều tra. Muôn
xác ậnh mục đích điều tra phải căn cứ vào yêu cầu
quản lý và chỉ đạo thường xuyên về kinh tế - xã hội của
Đảngvà Nhà nước.

Thứ h a i: X ác đ in h đ ố i tượng đ iê u tr a và đ ơ n
vị đ ỉa i tra

Đối tượng điều tra là tổng thể các đơn vị của hiện
tượnị nghiên cứu cần thu thập tài liệu.

Xác định đôi tượng điều tra có nghĩa là qui định


rõ phim vi của hiện tượng nghiên cứu, vạch rõ ranh giới
của hện tượng nghiên cứu với hiện tượng khác, giúp ta
xác đnh đúng đắn sô" đơn vị cần điều tra thực tế. Xác
định :hính xác đôi tượng điều tra giúp ta tránh được
nhần lẫn khi thu thập dữ liệu, làm cho dữ liệu thu thập
và tổig hợp phản ánh đúng hiện tượng cần nghiên cứu.
35
Muôn xác định đúng đắn đốì tượng điều tra, một
mặt phải dựa vào sự phân tích lý luận kinh tế - xã hội.
Mặt khác phải căn cứ vào mục đích điều tra (để nêu lèn
những tiêu chuẩn phân biệt giữa hiện tượng nghiên cứu
vối các hiện tượng khác có liên quan).
Ví dụ: Trong cuộc tổng điều tra dân sô", đôi tượng
điều tra được xác định là “Nhân khẩu thường trú trên
lãnh thổ Việt Nam”. Để phân biệt “nhân khẩu thường
trú” với “nhân khẩu tạm trú” và “nhân khẩu có mặt”,
tránh đăng ký trùng lặp hoặc bỏ sót. K ế hoạch điều tra
đã nêu ra những tiêu chuẩn cụ thể để xác định thế nào
là nhân khẩu thường trú.
Đơn vị điều tra: Là đơn vị thuộc đối tượng điều
tra và được thu thập tài liệu. Trong điều tra toàn bộ,
đơn vị điều tra chính là số”đơn vị thuộc đối tượng điều
tra. Trong điều tra không toàn bộ, đơn vị thuộc đối
tượng điều tra chỉ là đơn vị điều tra khi nó được chọn để
tiến hành thu thập tài liệu.
Xác định đơn vị điều tra chính là xác định nơi sẽ
• • *

cung cấp những dữ liệu cần thiết cho quá trình nghiên
cứu. Đồng thòi đơn vị điều tra là căn cứ để tiến hành
t ổ n g hợp, p h â n t í c h v à d ự b á o t h ố n g k ê .

Khi xác định đơn vị điều tra phải căn cứ vào mục
đích điều tra và đối tượng điều tra. Đơn vị điều tra có thể
là từng doanh nghiệp, từng cửa hàng, từng trường học...
nhưng cũng có thể là từng công nhân, từng học sinh...
Cũng có khi trong một cuộc điều tra có thể có
nhiều loại đơn vị điều tra để đáp ứng những yêu cầu
nghiên cứu khác nhau. Ví dụ trong tống điều tra dân số
thường dùng 2 loại đơn vị điều tra là từng ngưòi dân và
từng hộ gia đình.

Thứ b a : N ội d u n g đ iê u tra

Nội dung điều tra là mục lục các tiêu thức cần
thu thập tài liệu trên các đơn vị điều tra.

Phải xác định rõ nội dung điều tra, vì ta không


thể thu thập tài liệu về tất cả mọi tiêu thức, mà chỉ thu
thập tài liệu về một số tiêu thức có liên quan đến mục
đích nghiên cứu. Vì vậy trong kê hoạch điều tra phải
xác định thống nhất mục lục các tiêu thức cần thu thập
dữ liệu.

Xac định nội dung điều tra phải căn cứ vào mục
đích điều tra, đồng thời phải tính đến khả năng về nhân
lực, thòi gian, chi phí... Tuy nhiên, để phù hợp với nhu
cầu thực tê và khả năng cho phép nội dung điều tra chỉ
nên bao gồm những tiêu thức quan trọng nhất, có quan
bệ với nhau, bổ sung cho nhau và có liên quan trực tiếp
đên mục đích điều tra.

Mỗi tiêu thức trong nội dung điều tra phải được
diễn đạt thành câu hỏi ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng để cả
người điều tra và người được điều tra đều hiểu thông
nhất.
37
Thứ tư: X á c đ ịn h th ờ i đ iểm , th ờ i kỳ đ iề u tra
Thời điểm điều tra: Là mổc thời gian được quy
định để ghi chép thống nhất tài liệu của tất cả các đơn
vị điều tra. Xác định thời điểm điều tra là xác định cụ
thể mốc thời gian để thống nhất đăng ký dữ liệu trên
các đơn vị tổng thể.
Khi xác định thời điểm điều tra phải căn cứ vào
tính chất mỗi loại hiện tượng, đồng thồi phải đảm bảo
thuận tiện cho việc đăng ký dữ liệu và tính các chỉ tiêu
từ dữ liệu điều tra. Ví dụ điều tra thị trường áo mưa
không thể tiến hành trong mùa khô vì lúc đó cả ngưòi
bán và người mua đều không quan tâm để tham gia
cung cấp thông tin tốt được.
Thời kỳ điều tra: Là khoảng thòi gian được xác
định để thông nhất đăng ký dữ liệu của các đơn vị điều
tra trong suốt khoảng thời gian đó (ngày, tuần, 10 ngày,
3 tháng hay 1 năm...). Ví dụ: điều tra sô" lượng sản phẩm
làm ra của 1 kỳ nào đó, mức lương bình quân trong 1
tháng, sô" lần scí người đi siêu thị trong vòng 1 tuần
qua...
Thời kỳ điều tra có thể dài hay ngắn phụ thuộc
vào mục đích nghiên cứu.

- Thời hạn điều tra: Là thòi gian d à n h cho viộc


đăng ký ghi chép tất cả các dữ liệu điều tra, được tính từ
khi bắt đầu cho đến khi kết thúc toàn bộ việc thu nhập
dữ liệu.
Ví dụ: Tổng điều tra dân số; Thòi hạn điều tra là
trong vìng 10 ngày đầu tháng 4, mổic thòi gian quy định
để đăng ký thông nhất sô' liệu là Oh ngày 1/4 năm điều
tra.

Thời hạn điều tra dài hay ngắn tùy thuộc vào qui
mồ, tính chất phức tạp của hiện tượng, vào nội dung
nghiên cứu, lực lượng tham gia điều tra. Nhưng thòi
hạn điều tra không nên quá dài vì sẽ không đảm bảo
được yêu cầu kịp thời của tài liệu điều tra.

Thứ n ăm : B iể u đ iê u tra và b ả n g i ả i th íc h
c á c h g h i b iểu

Biểu điều tra (còn gọi là phiếu điều tra, bản câu
hỏi) là loại bản in sẵn theo mẫu quy định trong kế
hoạch điều tra, được sử dụng thông nhất để ghi dữ liệu
của đơn vị điều tra.

Biểu điều tra phải chứa đựng toàn bộ nội dung


cẩn điều tra, đồng thòi phải thuận tiện cho việc ghi chép
và kiểm tra dữ liệu, thuận tiện cho tổng hợp. Biểu điều
tra có thể dùng riêng cho từng đơn vị điều tra, hoặc là
biểu dùng chung cho nhiều đơn vị điều tra (nếu các đơn
vị này có cùng chung một sô" điều kiện nào đó). Mỗi loại
biểu thường có ưu, nhược điểm riêng.
Bản giải thích cách ghi biểu:

Kèm theo biêu điều tra là bản giải thích và hướng


dẫn cụ thể cách xác định và ghi dữ liệu vào biểu điều
tra. Nó giúp cho nhân viên điều tra và đơn vị điều tra
nhận thức thông nhất các câu hỏi trong biểu điều tra.
Nội dung, ý nghĩa của câu hỏi phải được giải thích một
cách khoa học và chính xác, những câu hỏi phức tạp có
nhiều khả năng trả lời cần có ví dụ cụ thể.

Ngoài những nội dung chủ yếu trên, trong kê


hoạch điều tra còn cần đề cập và giải thích một sô" vấn
đề thuộc về phương pháp, tổ chức và tiến hành điều tra
như:

+ Cách thức chọn mẫu.

+ Phương pháp thu thập dữ liệu và ghi chép ban


đầu.

+ Các bước và tiến độ tiến hành điều tra.


*

+ TỔ chức và quy định nhiệm vụ của bộ phận


tham gia điều tra.

+ Bô" trí lực lượng điều tra và phân chia khu vực
điều tra.

+ TỔ chức cuộc họp chuẩn bị và huấn luyện nhân


viên điều tra.

+ Tiến hành điều tra thử để rút kinh nghiệm.

+ Tổ chức tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của


cuộc điều tra

+ Dự toán về kinh phí điều tra...


40
1.4. Các loai
* điều tra
Căn cứ vào những tiêu thức khác nhau có thể
phân :hia điều tra thông kê thành các loại khác nhau:
a. Nếu xét theo tính chất liên tục hay không liên
tục CUI công việc g h i chép có th ể chia điều tra thàn h 2
loại: Diều tra thường xuyên và điều tra không thường
xuyêr,
- Điều tra thường xuyên là tiến hành thu thập,
ghi clép tài liệu ban đầu của hiện tượng một cách liên
tục, tieo sát với quá trình phát sinh, phát triển của
hiện ượng. Loại điều tra này thường dùng đối với các
hiện ượng cần được theo dõi liên tục do nhu cầu quản
lý. V: dụ: Biến động nhân khẩu của một địa phương
(sinh, tử, đi, đến...) thu, chi trong gia đình, số sản phẩm
sản Xiất, tiêu thụ, sô" công nhân có mặt nơi làm việc,
vốn líu động... Dữ liệu của điều tra thường xuyên là cơ
sở để ập báo cáo thống kê định kỳ.
- Điểu tra không thường xuyên: Là tổ chức điều
tra tlu thập tài liệu ban đầu một cách không thường
xuyêi không liên tục, không gắn với quá trình phát
sinh, ohát triển của hiện tượng nghiên cứu.

Loại điều tra này thường được tiến hành đối với
hiện ^ượng không cần điếu tra thường xuyên (ít biến
động, biến động chậm), các hiện tượng cần theo dõi
thườig xuyên nhưng có chi phí điều tra lớn (điều tra
dân ố, điều tra nông nghiệp, tài sản cô"định...) hoặc các
41
hiện tượng không xảy ra thường xuyên (điều tra dữ
kiện).
Tài liệu điều tra chỉ phản ánh trạng thái của hiện
tượng tại một thời điểm điều tra. Các cuộc điều tra
không thường xuyên có thể được tiến hành theo một
định kỳ nhất định (3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 5
năm...) hoặc không theo định kỳ khi nào cần thì tiến
hành điều tra.

b. Xét theo p h ạm vi của đối tượng được điều tra,


điều tra có th ể p h ân thành: Điều tra toàn bộ và điều tra
không toàn bộ.
■ Điều tra t o à n bộ (còn gọi là tổng điều tra): Là
tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu ban đầu trên toàn
thể các đơn vị thuộc đốì tượng điều tra không bỏ sót bất
kỳ đơn vị nào. Ví dụ: tổng điều tra dân sô", tổng điều tra
tồn kho vật tư hàng hoá, tổng điều tra vốn sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp...

Điều tra toàn bộ cung cấp tài liệu đầy đủ nhất


cho nghiên cứu thông kê, nhất là trong nghiên cứu kinh
tế và thị trường. Nó giúp ta tính được các chỉ tiêu quy
mô, khôi lượng một cách chính xác. Cho phép nghiên
cứu cơ cấu, tình hình biến động, đánh giá thực trạng
hiện tượng, dự báo xu hướng biến động của hiện tượng...
Nhưng điều tra toàn bộ đòi hỏi chi phí rất lốn về nhân
lực, thòi gian, chi phí, vì vậy không thể áp dụng cho tất
cả các trường hợp nghiên cứu.
- Điều tra k h ô n g toàn bộ: Là tiến hành thu thập
tài liệu trên một hoặc một sô đơn vị được chọn ra từ các
đơn vị thuộc tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Do khổì
lượng điều tra ít nên chi phí tương đôi thấp, có thể làm
nhiều hơn điều tra toàn bộ, với nội dung điều tra rộng
hơn, thời gian điều tra ngắn hơn. Tùy theo yêu cầu
nghiên cứu ta có các loại điều tra không toàn bộ khác
nhau: Điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra
chuyên đề.

+ Điều tra chọn m ẫu: Là tiến hành điều tra trên


một s ố đơn vị tổng thể được chọn ra từ tổng thể chung.
Điều tra chọn mẫu được dùng nhiều nhất trong nghiên
cứu vì tiết kiệm thời gian, chi phí và dữ liệu đáng tin
cậy. Kết quả của điều tra chọn mẫu được suy rộng cho
tổng thể chung.

+ Điều tra trọng điểm : Là tiến hành điều tra trên


bộ phận chủ yếu nhất, tập trung nhất trong toàn bộ
tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Kết quả thu được từ
điều tra trọng điểm giúp ta nhận biết nhanh tình hình
cơ bản của hiện tượng nghiên cứu không dùng để suy
rộng cho tống thể.

Ví dụ: Khi cần nắm bắt nhanh tình hình tiêu thụ
xe máy ta chỉ cần khảo sát và thu thập dữ liệu tại vài
đ ịa đ iể m t r u n g t â m m u a b án xe m áy chủ yếu.

+ Điều tra chuyên đề: Là tiến hành điều tra trên


một số rất ít các đơn vị tống thể, nhưng lại đi sâu
nghiên cứu chi tiết mọi khía cạnh khác nhau của đơn vị
đó. Mục đích là để khám phá, tìm hiểu các yếu tô ảnh
hưởng đến hiện tượng nghiên cứu. Tài liệu của điều tra
chuyên đề không dùng để suy rộng, không dùng để tìm
hiểu tình hình cơ bản của hiện tượng mà chỉ rút ra kết
luận về bản thân các đơn vị được điều tra (tốt, xấu) để
phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, rút ra các kinh
nghiệm. Kết quả điều tra chuyên đê có thể được sử dụng
làm cơ sở để thiết kê cho một cuộc điều tra qui mô lớn
hơn.
1.5. Các phương pháp thu thập tài liệu điều
tra
Điều tra thu thập tài liệu thông kê thực hiện theo
hai phương pháp chủ yếu: Phương pháp trực tiếp và
phương pháp gián tiếp.
1.5.1. Thu th â p trự c tiếp
Là phương pháp điều tra thu thập tài liệu điều
tra trong đó điều tra viên phải trực tiếp quan sát, tiếp
xúc với đôi tượng điều tra để trực tiếp thực hiện các
công việc điều tra, ghi chép kết quả điều tra hoặc trực
tiếp giám sát, theo dõi kiểm tra, đôn đốc những người
được huy động tham gia thực hiện tốt các công việc
trong cuộc điều tra.
Ví dụ: Ngưòi điều tra có thể quan sát scí lượng và
thái độ của các khách đến thăm gian hàng của công ty
tại một hội chợ hay một cuộc triển lãm hoặc có thể đến
phỏng vấn trực tiếp đối tượng được điều tra và tự ghi
chép tài liệu vào phiếu điều tra, điều tra dân sô", điều
tra tồn kho hàng hóa...
Tài liệu điều tra theo phương pháp trực tiếp
thường có độ chính xác cao, tuy nhiên phương pháp thu
thập này phạm vi ứng dụng bị hạn chê vì có nhiều hiện
tượng không cho phép quan sát trực tiếp mặt khác tôn
kém về thời gian, công sức, tiền của.

1.5.2. T hu th ậ p g iá n tiếp

Là phương pháp điều tra thu thập tài liệu điều


tra trong đó người điều tra không trực tiếp tiếp xúc với
đối tượng điều tra, không trực tiếp làm công việc điều
tra.

Phương pháp này chủ yếu thu thập tài liệu qua
bản viết của đơn vị điều tra, qua điện thoại, qua chứng
từ sổ sách văn bản sẵn có.

Thu thập gián tiếp ít tôn kém hơn thu thập trực
tiếp, nhưng kết quả thu thập chậm, chất lượng tài liệu
thưòng không cao, khó phát hiện sai sót, khó sửa chữa
bổ sung sai sót.

1.6. Sai sô trong điều tra thông kê


Các cuộc điều tra thông kê dù được thập dữ liệu
bằng phương pháp nào đều phải đảm bảo yêu cầu chính
xác với mức độ nhất định. Tuy nhiên, trong thực tế điều
tra tài liệu thu thập được thường có sai số’.
Sai sô" trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa
trị số thu thập được trong điểu tra với trị sô thực tế của
h i ệ n tượng n g h i ê n c ứ u .

Sai số trong điều tra làm giảm tính chính xác,


đúng đắn, trung thực của kết quả điều tra, giảm chất
lượng của tài liệu điều tra thu thập được. Từ đó ảnh
hưởng đến chất lượng, tính đúng đắn, chính xác trung
thực của kết quả tổng hợp, phân tích thống kê trong giai
đoạn kế tiếp.
Sai sô" trong điều tra thống kê thường do hai
nguyên nhân tạo ra:
- S ai sô do ghi chép:
+ Do vạch kê hoạch điều tra sai hoặc không
khoa học, không sát với thực tế của hiện tượng.
+ Do trình độ của nhân viên điều tra.
+ Do đơn vị điều tra không hiểu câu hỏi.
+ Do ý thức, tinh thần trách nhiệm của nhân
viên điều tra và đơn vị điều tra.
+ Do dụng cụ đo lường không chính xác.
+ Do công tác tuyên truyền, vận động không tót.
+ Do lỗi in ấn...
- S ai s ố d o tính chất đ ạ i biểu: Là loại sai số chỉ
xảy ra trong điều tra không toàn bộ nhât là sai số chọn
mẫu.
Nguyên nhân của loại sai sô này là do việc lựa
chọn đơn vị điều tra thực tê không có tính đại biểu cao.
Trong điều tra chọn mẫu, ta chỉ thu thập dữ liệu từ một
sô ít đơn vị thuộc đôi tượng điều tra rồi căn cứ kết quả
điều tra thực tế mà suy rộng thành các đặc trưng của
tổng thể. Như vậy tổng thể các đơn vị được chọn nếu
khác về kết cấu theo tiêu thức điều tra với tổng thể
chung sẽ phát sinh sai số do tính chất đại biểu.
Để hạn chê sai sô", cần huấn luyện kỹ nội dung
điều tra, tuyển chọn điều tra viên theo tiêu chuẩn
nghiêm ngặt, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đo lường (nếu
cuộc điều tra cần) và thường xuyên kiểm tra khi cuộc
điều tra được tiến hành.
Tài liệu thu thập được cũng cần kiểm tra logic
xem xét độ hợp lý của tài liệu phát hiện các bất thường
đế thẩm tra lại, kiểm tra tính chất đại biểu của đơn vị
điều tra (trong điều tra chọn mẫu) và kiểm tra về mặt
tính toán (cộng hàng và cột, đơn vị tính, biểu này và
biểu trước) làm tốt khâu này cũng hạn chế được nhiều
sai sót và cũng không mất nhiều thời gian.
Kiểm tra một cách có hệ thông toàn bộ cuộc điều
tra nhằm phát hiện những sai lệch trong quá trình điều
tra. Làm tốt công tác tuyên truyền đối với những đối
tượng được điều tra để kết quả điều tra thu được là
trung thực, khách quan, tránh trường hợp đổi tượng
được điều tra cung cấp những thông tin có tính chất
cảm tính, thiếu trung thực.
2. TỔNG HƠP t h ố n g k ê

2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ của tổng hợp


thống kê
Sau khi tiến hành điều tra thông kê, cơ quan
thông kê đã thu thập được những tài liệu về tiêu thức
điều tra trên mỗi đơn vị tổng thể. Các tài liệu này mới
chỉ phản ánh các đặc điểm riêng của từng đơn vị. Để có
thể nêu lên một sô" đặc trưng của tổng thể, cần phải tiến
hành tổng hợp các tài liệu điều tra.
Tổng hợp thống kê có nhiệm vụ chỉnh lý và hệ
thông hoá các tài liệu ban đầu thu thập được trong điều
tra thống kê, nhằm bước đầu nêu lên một sô" đặc trưng
cơ bản của hiện tượng nghiên cứu và tạo cơ sở cho việc
phân tích sau này. Cũng do hiện tượng nghiên cứu phức
tạp, thường bao gồm nhiều đơn vị thuộc các loại hình
khác nhau; cho nên người ta thường không tổng hợp
chung toàn bộ hiện tượng, mà phải tổng hợp đến từng
tổ, từng bộ phận đại diện cho các loại hình khác nhau.
Có nghĩa là muôn tổng hợp thông kê, người ta thường
dùng phương pháp phân tổ, nhằm phân chia một tổng
thể hiện tượng thành các tổ, các tiểu tổ có sự khác nhau
về tính chất.
2.2. Những vân đề chủ yếu của tổng hợp
thống kê
- Mục đ ích của tổng hợp thống kê: Trong phân
tích và dự báo thông kê phải dựa vào những tài liệu
48
biểu hiện hình ảnh thực tê của hiện tượng nghiên cứu.
Kết quả của tổng hợp thông kê là căn cứ để phân tích và
dự báo thống kê. Cho nên, mục đích của tổng hợp thống
kê là khái quát hoá những đặc trưng chung, những cơ
cấu tồn tại khách quan theo các mặt của tổng thể
nghiên cứu bằng các chỉ tiêu thống kê. Khi xác định
mục đích của tổng hợp thôìng kê, phải căn cứ vào yêu
cầu tìm hiểu và phân tích những mặt cần thiết nào đó
của hiện tượng nghiên cứu để nêu khái quát những chỉ
tiêu cần đạt được trong tổng hợp.
- Nội dung của tổng hợp thông kê.

Nội dung của tổng hợp thống kê là danh mục các


biểu hiện của những tiêu thức mà chúng được xác định
trong nội dung điều tra. Tuy nhiên, không phải tất cả
các biểu hiện của tiêu thức điều tra đều dựa vào nội
• • •

dung tổng hợp, mà phải chọn lọc để nội dung tổng hợp
vừa đáp ứng mục đích nhiên cứu.

- Tổ chức và kỹ thuật tổng hợp th ô n g kê.

Có hai hình thức tổ chức tổng hợp thống kê chủ


yếu: tổng hợp từng cấp và tổng hợp tập trung.

Tổng hợp từng cấp là tổ chức tổng hợp các tài liệu
điều tra theo từng bước, từng cấp từ dưới lên theo một
k ế h o ạ c h đã v ạ ch sẵ n .

Tổng hợp tập trung là toàn bộ tài liệu ban đầu


được tập trung về một cơ quan để tiến hành chỉnh lý và
hệ thông hoá từ đầu đến cuối. Cách tổng hợp này
thường được tiến hành bằng các phương tiện cơ giới.

Tổng hợp từng cấp thường được áp dụng trong chế


độ báo cáo thông kê định kỳ và một sô" cuộc điều tra
chuyên môn (là hình thức tổ chức tổng hợp chủ yếu).
Tổng hợp tập trung chỉ áp dụng đối với một sô" cuộc điều
tra chuyên môn lớn.

Kỹ thuật tổng hợp giữ một vai trò quan trọng


trong công tác tổng hợp thống kê. Có thể phân biệt hai
loại kỹ thuật tổng hợp: tổng hợp thủ công và tổng hợp
bằng máy. Tổng hợp bằng máy là biện pháp quan trọng
để nâng cao năng suất lao động và đảm báo tính chính
xác của các số liệu được chỉnh lý, hệ thổng hoá.

- Chuẩn bị tài liệu và kiểm tra tài liệu dùng vào


tổng hợp.

Mỗi cơ quan hay cá nhân thực hiện tổng hợp đều


phải tập trung đầy đủ sô" lượng phiếu điều tra, hoặc tài
liệu khác để có thể đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ
được đảm nhiệm. Tài liệu tập trung không đầy đủ từ
đầu mà tiến hành tổng hợp, sau đó phải tiến hành tổng
hợp bổ sung, sẽ làm cho khôi lượng công việc tổng hợp
tăng lên rất nhiều.

Kiểm tra tài liệu dùng vào tổng hợp là một việc
làm không thể bỏ qua được. Chất lượng và kết quả tổng
hợp phụ thuộc vào chất lượng các tài liệu dùng vào tổng
50
hợp. Kiểm tra tài liệu trước khi tiến hành chỉnh lý - hệ
thống hoá nhằm mục đích đảm bảo tính chính xác của
tài liệu điều tra ban đầu, phục vụ cho việc tính toán
đúng các chỉ tiêu phân tích sau này.

3. PHÂN TÍCH VÀ Dự BÁO THốNG KÊ


3.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của
phân tích và dự báo thông kê
Phân tích thống kê nhằm vạch rõ nội dung cơ bản
của các tài liệu đã được chỉnh lý trong tổng hợp thống
kê, giải đáp các yêu cầu nghiên cứu đề ra. Phân tích
thống kê phải xác định được các mức độ của hiện tượng
nghiên cứu, trình độ và xu hưống biến động của hiện
tượng, tính chất và trình độ chặt chẽ các mối liên hệ
giữa các hiện tượng; dự báo ở mức độ tương lai của hiện
tượng.
Phân tích và dự báo thông kê là khâu cuối cùng
của quá trình nghiên cứu thống kê, biểu hiện tập trung
kết quả của toàn bộ quá trình nghiên cứu thông kê. Tài
liệu điều tra và tổng hợp chỉ có trải qua một quá trình
phân tích sâu sắc và toàn diện mới có thể nêu lên được
biểuí hiện về mặt bản chất và tính quy luật của hiện
tương nghiên cứu.
Phân tích và dự báo thông kê không những chỉ có
ý nghĩa về mặt nhận thức xã hội, mà trên một giác độ
nhất định còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải tạo
xã hiội.
Nhiệm vụ của phân tích và dự báo thống kê là:
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, nhằm
phục vụ kịp thời cho công tác quản lý kinh tế của các
ngành, các cấp.
- Phân tích tính quy luật của các hiện tượng và
q u á trìn h k in h t ế - x ã hội cầ n n g h iê n cứu.

Để đảm bảo kết quả đúng đắn, khách quan, phân


tích và dự báo thông kê phải tuân thủ các nguyên tắc
(yêu cầu) sau đây:
a/ Phân tích và dự báo thông kê phải tiến hàmh
t r ê n cơ sở p h â n t íc h lý lu ậ n k i n h t ế - x ã h ộ i.

Phân tích lý luận giúp ta hiểu rõ tính chất và xu


hướng chung của hiện tượng, trên cơ sở đó dùng các sô"
liệu và phương pháp phân tích để khẳng định tính chất
cụ thể của nó.
b/ Phân tích và dự báo thông kê phải căn cứ vào
toàn bộ sự kiện và đặt chúng trong mối liên hệ ràmg
buộc lẫn nhau. Phân tích và dự báo thông kê phải sử
dụng rất nhiều tài liệu, mỗi tài liệu phản ánh chỉ rmột
khía cạnh của hiện tượng (một sự kiện). Nếu đặt cô Hập
tài liệu này với tài liệu khác sẽ không thấy hết được
thực chất của hiện tượng.
c/ Phân tích và dự báo thống kè đối với các hiiện
tượng có tính chất và hình thức phát triển khác nhau
phải áp dụng các phương pháp khác r.hau. Mỗi phươing
pháp thông kê chỉ có ý nghĩa và tác dụng đối với một
loại hiện tượng. Do đó, không thể sử dụng một phương
p h á p để phân tích và dự báo cho mọi hiện tượng.

3.2. Những vấn để chủ yếu của phân tích và


dự báo thống kê
Trước khi tiến hành phân tích và dự báo thống
kê, ngưòi ta cần phải xây dựng một phương án gồm các
vấn đê chủ yếu như sau:

+ Mục đích cụ thể của phân tích và dự báo thống


kê. Mục đích của phân tích dự báo thống kê cũng là mục
đích của nghiên cứu thống kê. Xác định mục đích của
phân tích và dự báo thống kê cụ thể tức là nêu lên những
vấn đề cần giải quyết trong một phạm vi nhất định.

Mục đích phân tích và dự báo thông kê cụ thể ảnh


hưởng đến việc sử dụng nguồn tài liệu nào? Tính toán
những chỉ tiêu gì? Dùng phương pháp phân tích cụ thể
nào?...

Căn cứ để xác định mục đích phân tích và dự báo


cụ thể là căn cứ yêu cầu nhằm giải quyết những nhiệm
vụ kinh tê - chính trị - xã hội đặt ra cho các đơn vị hoặc
cơ quan - doanh nghiệp.

+ Lựa chọn, đánh giá tài liệu dùng để phân tích


v à dự báo th ô n g k ê.

Phân tích và dự báo thường dùng một khối lượng


lớn tài liệu từ các nguồn khác nhau. Phần lớn các tài
liệu thu thập được và tổng hợp qua các báo cáo thống kê
định kỳ và điều tra chuyên môn do hệ thông kế toán và
thống kê chuyên trách đảm nhiệm thường có độ chính
xác cao. Những tài liệu này phục vụ không chỉ cho một
mà cho nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau, nhất là
nguồn tài liệu của các cuộc tổng điêu tra. Ngoài ta, khi
phân tích cần phải sử dụng nguồn tài liệu của các
ngành khác, hoặc cơ quan khác... Những tài liệu này có
nội dung, phương pháp tính toán, phương pháp thu thập
và tổng hợp có thể khác nhau. Do vậy khi tiến hành
phân tích và dự báo phải có sự lựa chọn, đánh giá tài
liệu trước khi dùng vào phân tích.
Căn cứ vào mục đích phân tích và dự báo mà lựa
chọn những tài liệu thật cần thiết, gồm các tài liệu
chính và những tài liệu có liên quan, nếu thiếu các tài
liệu cần thiết thì phải tiến hành thu thập thêm hoặc có
thể dựa vào nguồn tài liệu sẵn có mà tính toán.

Chất lượng các tài liệu ảnh hưởng đến chất lượng
của phân tích và dự báo. Do đó, khi lựa chọn các tài liệu
cần thiết phải tiến hành đánh giá chúng trên các mặt
sau:

- Tài liệu thu thập được có đảm bảo các yêu cầu
chính xác, kịp thòi và đầy đủ hay không? Phương pháp
thu thập tài liệu có khoa học hay không? Trong điều tra
chọn mẫu cần đánh giá tính chất đại biểu của số mẫu
được chọn để điều tra thực tế v.v...
54
- Các tài liệu có được phân tổ, chỉnh lý và hệ
thống hoá khoa học hay không? Có đáp ứng yêu cầu và
mục đích của phân tích hay không?
- Các chỉ tiêu được tính t o á n theo phương p h á p
nào? có nhất trí với phương pháp của thông kê hay
không? Các tài liệu có đảm bảo tích chất so sánh được
với nhau hay không? v.v.
Khi đánh giá tài liệu phải kết hợp chặt chẽ giữa
lý luận và thực tiễn; phải so sánh - đôi chiếu các chỉ tiêu
với nhau và phải liên hệ với tình hình thực thế.
+ Xác định các phương pháp, các chỉ tiêu phân
tích và dự báo.
Thống kê học sử dụng nhiều phương pháp để
phân tích và dự báo như: phương pháp tính các chỉ tiêu
tương đối, tuyệt đối và bình quân; phương pháp dãy số
biến động; phương pháp chỉ số;... Thống kê học cũng
vận dụng cả một sô" phương pháp của toán học như:
phương pháp tương quan, hồi quy, phân tích phương
sai, ngoại suy... Mỗi phương pháp đều có đặc điểm ý
nghĩa và tác dụng khác nhau. Do đó, lựa chọn các
phương pháp phân tích và dự báo cho từng trường hợp
cụ thể, cần phải chú ý các điểm sau:

- Phải xuất phát từ mục đích cụ thể của phân tích


thống kê, cũng như xuất phát từ đặc điểm, tính chất sự
biến động, mốì liên hệ của các hiện tượng được nghiên
cứu và nguồn sô" liệu để chọn phương pháp phù hợp.

55
- Phải h i ể u rõ ưu, nhược đ i ể m và điều kiện vận
' • • •

dụng của từng phương pháp để áp dụng một cách linh


hoạt vào từng trưòng hợp cụ thể.

- Phải biết khéo léo kết hợp nhiều phương pháp


nhằm phát huy tác dụng tổng hợp của chúng, để làm
cho việc phân tích và dự báo được sâu sắc và toàn diện
hơn.

Khi phân tích và dự báo, phải xác định được các


chỉ tiêu cần thiết, phù hợp với mục đích nghiên cứu. Để
xác định các chỉ tiêu cần chú ý:
- Phải lựa chọn những chỉ tiêu quan trọng nhất,
phản ánh đúng đắn nhất đặc điểm và bản chất của hiện
tượng nghiên cứu.
- Các chỉ tiêu phân tích phải có sự liên hệ với
nhau, bổ sung cho nhau để tiện cho việc đối chiếu, so
sánh.

+ So sánh đối chiếu các chỉ tiêu.

Mỗi chỉ tiêu phản ánh một mặt của hiện tượng
nghiên cứu. So sánh, đối chiếu chỉ tiêu với nhau sẽ thấy
được đặc điểm, bản chất, xu hướng phát triển và tính
quy luật của hiện tượng được nghiên cứu. So sánh, đối
chiếu chỉ tiêu được quán triệt trong các phương pháp
phân tích và dự báo thông kê.
Khi so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu cần chú ý đảm
bảo tính chất có thể so sánh được. Nếu tính chất này bị
56
vi phạn thì phải tiến hành chỉnh lý, tính toán nhằm
làm cho chúng trở thành so sánh được.

+ Dự báo mức độ tương lai của hiện tượng.

Dự báo thông kê là căn cứ vào tài liệu thống kê và


hiện tưcng nghiên cứu trong thời gian đã qua; sử dụng
các phirtng pháp thích hợp để tính toán các mức độ
tương lai của hiện tượng.

Kết quả dự báo thông kê là một trong những căn


cứ tin cạy giúp cho việc xây dựng kê hoạch, xây dựng
phát triển kinh tế - xã hội một cách chính xác.

Tiỳ theo tính chất của hiện tượng nghiên cứu và


mục đích dự báo cụ thể; thống kê có thể tiến hành dự
báo với :ác thời hạn khác nhau: dài hạn, trung hạn và
ngắn hạn. Các đơn vị cơ sở thường làm dự báo ngắn hạn
nhằm phục vụ thiết thực cho việc chỉ đạo thực hiện
nhiệm vụ thường xuyên.

57
Chương 3

PHÂN TỔ THỐNG KẺ

1. NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP


PHÂN Tổ THỐNG KÊ
1.1. Khái niệm về phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số)
tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia hiện tượng
nghiên cứu thành các tổ (hoặc các tiểu tổ) có tính chất
khác nhau.
Ví dụ: Khi nghiên cứu tình hình nhân khẩu, căn
cứ vào tiêu thức “giới tính” để chia tổng scí nhân khẩu
thành hai tổ: nam và nữ; căn cứ vào tiêu thức “tuổi” để
chia số nhân khẩu này thành nhiều tổ có độ tuổi khác
nhau. Hay khi nghiên cứu tình hình sản xuất của các
doanh nghiệp, có thể chia tổng sô" doanh nghiệp thành
các nhóm theo các tiêu thức: thành phần kinh tế; sô"
lượng công nhân; giá trị sản xuất; v.v...

Khi phân tổ thông kê, các đơn vị tổng thể được


tập hợp lại thành một số tổ (và tiểu tổ), giữa các tổ có
sự khác nhau rõ về tính chất, còn trong phạm vi mỗi
tổ, các đơn vị đều có sự giông nhau (hoặc gần giông
59
nhau) về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ
để phân tổ.

1.2. Ý nghĩa của phân tổ thống kê


Phân tổ thống kê có ý nghĩa nhiều m ặt trong
nghiên cứu thống kê.
Trong một sô" trường hợp, khi tiến hành điều tra
thông kê, người ta đã dùng đến phương pháp phân tổ. Ví
dụ khi điều tra doanh thu của những người buôn bán,
trước hết phải chia sô" ngưòi buôn bán theo ngành hàng,
nhóm hàng kinh doanh, sau đó chọn ra một sôT người
nhất định trong mỗi ngành hàng, nhóm hàng đó để thu
thập sô" liệu. Tương tự như vậy, để tiến hành điều tra,
thăm dò ý kiến của các nhà khoa học vê một vấn đề nào
đó, ngưòi ta thường phải chia sô" cán bộ khoa học - kỹ
thuật được hỏi ý kiến theo các ngành khoa học khác
nhau, v.v...
Phần tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến
hành tổng hợp thông kê. Phân tổ thống kê giúp ta hệ
thông hoá một cách khoa học các tài liệu thu thập được
trong điều tra, giúp ta phân chia tổng thể phức tạp
thành các tổ khác nhau theo những chỉ tiêu cần tổng
hợp. Thông qua tài liệu đã được phân tổ có thể nhận xét
đặc điểm riêng của từng tổ và đặc trưng chung của hiện
tượng nghiên cứu.
Phân tổ thông kê là một trong các phương pháp
quan trọng của phân tích thống kê; đồng thòi là cơ sở để
vận dụng các phương pháp phân tích thông kê khác.
Các phương pháp tính số tương đôl, sô" bình quân, chỉ sô,
hồi qui và tương quan,... thường dựa trên các kết quả
phân tổ thông kê. Chỉ sau khi đã phân chia tổng thể
nghiên cứu thành các tổ có qui mô và đặc điểm khác
nhau, việc tính các chỉ tiêu phản ánh mức độ, tình hình
biến động, môi quan hệ giữa các hiện tượng mới có ý
nghĩa đúng đắn.

Phân tổ thống kê thực hiện việc nghiên cứu cái


chung và cái riêng một cách kết hợp. Các đặc trưng sô"
lượng của từng tổ giúp ta thấy được đặc trưng cả tổng
thể, nhận thức được bản chất và qui luật của hiện
tượng. Tổng thể hiện tượng được chia thành các tổ có
qui mô, đặc điểm khác nhau, mặt sô’ lượng và quan hệ
s ố lượng của các tổ phản ánh mức độ, kết cấu của hiện
tượng và mối liên hệ giữa các tiêu thức.

Phương pháp phân tổ được vận dụng phổ biến


nhất trong việc nghiên cứu các hiện tượng kinh tê - xã
hội. Lý luận phân tổ là một trong những trung tâm lý
luận của thông kê học nước ta hiện nay. Vai trò của
phương pháp phân tố được quyết định chủ yếu bởi nội
dung lý luận phong phú và hiệu quả to lớn của nó trong
toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê hoàn chỉnh.

1.3. N hiệm vụ củ a phân tổ th ôn g kê

Phân tổ thống kê g iải quyết các nhiệm vụ cơ bản


dưới đây:
61
- Phân chia các loại hình kinh tế - xã hội của hiện
• • *

tượng nghiên cứu.

Các loại hình của hiện tượng kinh tê - xã hội tồn


tại khách quan. Sự vận động và phát triển của toàn bộ
hiện tượng là kết quả đấu tranh giữa các loại hình đôi
lập tồn tại ngay trong bản thân hiện tượng. Do vậy,
phương pháp nghiên cứu khoa học là phải nêu lên các
đặc trưng riêng biệt của từng loại hình và mối quan hệ
của các loại hình đó. Muốn vậy, trước hết phải dựa vào
lý luận kinh tê - chính trị - xã hội để phân biệt các bộ
phận khác nhau về tính chất và tồn tại khách quan
trong nội bộ hiện tượng. Chẳng hạn, trong các loại hình
kinh tê - xã hội, cần chú trọng đến các thành phần kinh
tế và thành phần giai cấp, vì sự thay đổi các loại hình
này phản ánh sự biến đổi của kết cấu xã hội và quan hệ
sản xuất. Loại phân tổ để giải quyết nhiệm vụ cơ bản
này gọi là phân tổ phân loại.

- Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu.

Mỗi một loại hình hay hiện tượng kinh tê - xã hội


thường do nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính
chất khác nhau hợp thành. Các bộ phận (hay các nhóm)
này chiếm những tỷ trọng khác nhau trong tổng thể và
nói lên tầm quan trọng của mình trong tổng thể đó. Mặt
khác, tỷ trọng của các bộ phận còn nói lên kết cấu của
tổng thể theo một tiêu thức nào đó. Muôn nghiên cứu
được kết cấu của tổng thể, phải dựa trên cơ sở phân tổ
62
thống kê. Trong công tác nghiên cứu thống kê, các bảng
phân tổ kết cấu được sử dụng rất phổ biến. Kết cấu của
tổng thể phản ánh một trong các đặc trưng cơ bản của
tổng thể trong điều kiện thòi gian và không gian cụ thể.
Sự thay đổi kết cấu của tổng thể qua thời gian giúp ta
thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên
cứu. Phương pháp phân tổ thống kê để giải quyết nhiệm
vụ này gọi là phân tổ kết cấu.

- Biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức.

Hiện tượng kinh tê - xã hội phát sinh và biến


động không phải một cách ngẫu nhiên, tách rời các hiện
tượng xung quanh, mà ngược lại, chúng liên hệ và phụ
thuộc với nhau theo những quy luật nhất định. Giữa các
tiêu thức mà thống kê nghiên cứu cũng thưòng có mốỉ
liên hệ với nhau. Sự thay đổi của tiêu thức này sẽ dẫn
đến sự thay đổi của tiêu thức kia theo một quy luật
nhất định.

Tìm hiểu tính chất và mức độ liên hệ giữa các


hiện tượng nói chung và giữa các tiêu thức nói riêng là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu
thông kê.

Khi tiến hành phân tổ, các tiêu thức có liên quan
với nhau được chia thành hai loại: Tiêu thức nguyên
nhân (là tiêu thức gây ảnh hưởng) và tiêu thức kết quả
(là tiêu thức bị ảnh hưởng, phụ thuộc vào tiêu thức
nguyên nhân).
Phương pháp phân tổ thống kê để giải quyết
nhiệm vụ này gọi là phân tô liên hệ. Phần này sẽ được
trình bày ở mục 4.

2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH PHÂN T ổ THỐNG KỀ


2.1. Lựa chọn tiêu thức phân tô
Tiêu thức phân tổ là tiêu thức được lựa chọn làm
căn cứ để tiến hành phân tổ thông kê. Lựa chọn tiêu
thức phân tổ là vấn đề mang tính cốt lõi của phân tổ
thông kê nên cần phải được giải quyết chính xác. Tuy
các đơn vị tổng thể có rất nhiều tiêu thức khác nhau,
nhưng ta không được chọn bất kỳ tiêu thức nào làm căn
cứ phân tổ. Tiêu thức phân tổ khác nhau sẽ nói lên
những mặt khác nhau của hiện tượng. Có tiêu thức
phân tổ nói rõ được bản chất của hiện tượng, nhưng
cũng có những tiêu thức, nếu được chọn làm căn cứ
phân tổ, sẽ không đáp ứng mục đích nghiên cứu, thậm
chí còn làm sai lệch bản chất của hiện tượng. Lênin đã
nhận xét: “Cũng những tài liệu như nhau mà cách sắp
xếp khác nhau lại đưa đến những kết luận trái ngược
hẳn với nhau”. Câu nói của Lênin nhằm nêu lên tầm
quan trọng của việc lựa chọn chính xác tiêu thức phân
tổ, vì tiêu thức phân tổ khác nhau có thể đưa đến những
kết luận trái ngược hẳn nhau, tuy rằng vẫn cùng một
nguồn tài liệu. Trong tác phẩm “Những tài liệu mới về
quy luật phát triển của chủ n g h ĩ a tư bản trong n ô n g
nghiệp”, Lênin đă phân tích việc phân chia các ấp trại
nông nghiệp nước Mỹ theo hai tiêu thức khác nhau:
theo “diện tích” và theo “giá trị sản phẩm”. Lênin vạch
rõ rằng, thống kê tư bản đã tiến hành sắp xếp các ấp
trại theo “diện tích” là hoàn toàn sai lầm, không nói lên
được thực chất phát triển thâm canh của nông nghiệp tư
bản chủ nghĩa nước Mỹ. Theo quan điểm của ông, muôn
nói lên chính xác con đường phát triển chủ yếu của nông
nghiệp tư bản chủ nghĩa nước Mỹ, phải tiến hành phân
tổ các ấp trại theo tiêu thức “giá trị sản phẩm”.

Từ những phân tích trên đây chứng tỏ rằng việc


phân tổ chính xác, khoa học trưốc hết phụ thuộc vào
việc lựa chọn tiêu thức phân tổ. Để đảm bảo lựa chọn
tiêu thức phân tổ được chính xác, phản ánh đúng bản
chất của hiện tượng, có thể căn cứ vào các nguyên tắc
sau đây:

- Phải dựa trên cơ sở phân tích lý luận một cách


sâu sắc, nắm vững bản chất và tính quy luật của hiện
tượng nghiên cứu để chọn ra tiêu thức bản chất nhất,
phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Tiêu thức bản chất là tiêu thức nói lên được bản
chất của hiện tượng nghiên cứu, phản ánh đặc trưng cơ
bản của hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa
điểm cụ thể.
Bản chất của mỗi hiện tượng cụ thể được phản
ánh qua nhiều tiêu thức khác nhau, do vậy phải tuỳ
theo mục đích nghiên cứu mà dùng lý luận để chọn ra
các tiêu thức bản chất nhất. Ví dụ, khi phân tổ các
doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất công nghiệp nào đó,
để nghiên cứu đơn vị tiên tiến và lạc hậu, thì các tiêu
thức: giá thành, năng suất lao động, lợi nhuận là những
tiêu thức bản chất, còn các tiêu thức: sô" lượng công
nhân, giá trị sản xuất, giá trị thiết bị không phải là tiêu
thức bản chất. Ngược lại, để nghiên cứu quy mô của
doanh nghiệp thì tiêu thức bản chất có thể là: sô" lượng
công nhân, giá trị sản xuất, giá trị thiết bị và tài sản cô"
định v.v...

- Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện


tượng nghiên cứu để chọn ra các tiêu thức phân tổ thích
hợp.

Cùng một loại hiện tượng nghiên cứu nhưng phát


sinh trong điều kiện thòi gian và địa điểm khác nhau,
thì bản chất có thay đổi khác nhau. Vì vậy, tiêu thức
phân tổ cũng mang ý nghĩa khác nhau. Nếu chỉ dùng
một tiêu thức phân tổ chung cho mọi trường hợp thì tiêu
thức phân tổ đó trong điều kiện này có thể giúp ta
nghiên cứu chính xác, nhưng trong điều kiện khác lại
không có tác dụng gì cả.

Ví dụ: Khi nghiên cứu tình hình đời sống nông


dân ở nước ta, trước kia có thể phân tổ nông hộ theo
thành phần giai cấp, theo số ruộng đất chiếm hữu...,
nhưng đến nay quan hệ sản xuất ở nông thôn đã thay
đổi, tiêu thức “sô" ruộng đất chiếm hữu” và “thành phần
66
giai cấp” không còn phù hợp khi nghiên cứu đến mức
sổng của nông dân, nên phải chọn các tiêu thức thích
hợp khác như: số lao động, sô" diện tích nhận khoán... là
những tiêu thức phản ánh khả năng thu nhập và ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân.

- Phải tuỳ theo mục đích nghiên cứu và điều kiện


tài liệu thực tê mà quyết định phân tổ hiện tượng theo
một hay theo nhiều tiêu thức.

Phân tổ theo một tiêu thức gọi là phân tổ giản


đơn, còn phân tổ theo nhiều tiêu thức gọi là phân tổ kết
hợp. Nhìn chung, hiện tượng kinh tế - xã hội được
nghiên cứu thường rất phức tạp, cho nên việc phân tổ
theo một tiêu thức, dù là tiêu thức căn bản nhất, cũng
chỉ phản ánh được một mặt nào đó của hiện tượng...
Nếu phân tổ kết hợp theo nhiều tiêu thức, sẽ phản ánh
được nhiều mặt khác nhau của hiện tượng, các mặt này
có thể bổ sung cho nhau và giúp cho việc nghiên cứu
thêm sâu sắc, toàn diện.

Trong nhiêu trường hợp, phân tổ kết hợp giúp ta


nghiên cứu môi liên hệ giữa các tiêu thức. Tuy nhiên,
cũng không nên kết hợp quá nhiều tiêu thức dễ làm cho
việc phân tố trở nên phức tạp, có thê dẫn đến những sai
sót làm giảm mức độ chính xác của tài liệu. Trong thực
tê, thông kê thường phân tổ kết hợp theo hai hay ba tiêu
thức.
67
2.2. X ác định số tổ cần thiết và khoảng
cách tổ
Sau khi chọn tiêu thức phân tổ thích hợp, vấn đề
tiếp theo là xét xem cần phải chia hiện tượng nghiên
cứu thành bao nhiêu tổ và căn cứ vào đâu để xác định sô"
tổ cần thiết đó. Sô" lượng tổ phụ thuộc vào lượng thông
tin và phạm vi biến động của tiêu thức nghiên cứu.
Lượng thông tin càng nhiều, phạm vi biến động càng lớn
thì càng phải phân làm nhiều tổ. Sô' tổ cần thiết còn
được xác định tuỳ thuộc vào tính chất của tiêu thức
phân tổ. Có thể phân biệt hai loại tiêu thức: tiêu thức
thuộc tính và tiêu thức sô" lượng.
2.2.1. P h ả n tổ theo tiêu thức thuôc tính

Tiêu thức thuộc tính phản ánh các tính chất của
đơn vị tổng thể, không biểu hiện trực tiếp bằng các con
sô", ví dụ như: giói tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân,
nghề nghiệp, nơi cư trú v.v...

Trong phân tổ này, các tổ được hình thành là do


sự khác nhau giữa các loại hình, các loại hình đó có thể
được hình thành sẵn từ trưốc và tồn tại một cách khách
• • •

quan trong tự nhiên, xã hội. Nếu các loại hình tương đối
ít, ta có thể coi mỗi loại hình là một tổ. Vì vậy có bao
nhiêu loại hình sẽ phân làm bấy nhiêu tổ. Chẳng hạn
phân tổ nhân khẩu theo giới tính, ta sẽ được hai tổ: nam
và nữ, hoặc phân tổ cơ cấu lao động nông thôn theo
trình độ học vấn theo tài liệu sau:
Bảng 3.1: Cơ câu lao động nông thôn theo
trìn h độ học vấn, giai đoạn 1996 - 2005
(Đơn vị %)
Thời gian 1996 2000 2005
T rình đ ộ học van'
Chưa biết chữ 6,57 4,79 4,95
Chưa TN tiểu hoc •
22,63 18,48 15,15
Tốt nghiệp tiểu học 28,87 30,95 31,59
Tốt nghiệp THCS 32,74 34,59 34,61
Tốt nghiệp THPT 9,19 11,18 13,71
Chung 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Tổng cục Thông kê; Bộ L ao động Thương
binh và xã hội)
Trường hợp sô' loại hình thực tế có nhiều, có khi
tói hàng trăm hàng nghìn, nếu cứ coi mỗi loại hình là
một tổ thì sô" tổ sẽ quá nhiều, không khái quát chung
được. Mặt khác, giữa các loại hình chưa chắc đã có sự
khác nhau rõ rệt về chất. Do đó, phải giải quyết bằng
cách ghép các loại hình nhỏ vào cùng một tổ, theo
nguyên tắc: các loại hình đó phải giống nhau (hoặc gần
giống nhau) về tính chất, giá trị sử dụng hay ý nghĩa
kinh tế.

Trong thực tế, thống kê thường tiến hành sắp xếp


tài liệu theo những văn bản gọi là bảng phân loại hay
bảng danh mục do Nhà nước quy định thống nhất và cô"
định trong thời gian tương đối dài. Muôn lập được các
bảng danh mục chính xác, đòi hỏi phải có sự phân tích
lý luận sâu sắc và phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu
cụ thể. Ví dụ, ta có bảng phân tổ sau:

Bảng 3.2: Năng simt lao động của các ngành,


tính bằng GDP/ lao động
(Đơn vị: triệu đồng)

Ngành 1996 2000 2005

Nông nghiệp, lâm nghiệp 1,99 2,35 2,86

Thuỷsản 8,81 9,16 7,47

Công nghiệp khai thác mỏ 106,62 96,04 56,03

Công nghiệp chế biến 11,71 14,56 17,75

Sản xuất và phân phối điện, khí 66,86 82,17 76,41


đốt và nước

Xây dựng 25,44 21,37 15,73

Thương nghiệp, sửa chữa xe, đồ 11,14 10,85 12,75


dùng gia đình

Khách sạn, nhà hàng 17,50 17,51 19,20

Vận tải, kho bãi, thông tin liên 11,00 9,53 10,98
lạc

Tài chính, tín dụng 40,50 53,62 46,21

70
Hoạt động khoa học và công nghệ 71,38 83,16 117,28
Các hoạt động kinh doanh tài 171,42 139,70 62,99
sản và dich vu tư vấn
♦ *

Quản lý nhà nước, ANQP, đảm 19,44 13,49 14,42


bảo xã hôi bắt buôc
• •

Giáo duc và đào tao


• •
11,36 9,98 10,65
Y tế và hoạt động cứu trơ xã hôi 13,83 14,69 15,69
Hoạt động văn hoá và thể thao 13,73 14,88 16,31
Hoạt động Đảng, đoàn thể và 2,09 2,46 2,55
hiệp hội
Hoạt đông phục vụ cá nhân và 7,64 11,70 11,65
cộng đồng
Làm thuê công việc gia đình 3,57 6,17 3,47
trong các hộ
Chung 6,04 7,13 9,04

(Nguồn: Tổng cục Thống kê; Bộ L ao động Thương


binh và xã hội)
2.2.2. P hân tổ theo tiêu thức sô lượng

Tiêu thức sô" lượng là loại tiêu thức mà biểu hiện


cụ thể là những con sô", ví dụ như tiêu thức tuổi, mức
lương, sô"người trong một hộ gia đình v.v...

Trong phân tổ này, phải căn cứ vào các lượng biến


khác nhau của tiêu thức mà sắp xếp các đơn vị vào các
tổ có tính chất khác nhau. Tuỳ theo lượng biến của tiêu
thức phân tổ thay đổi nhiều hay ít mà phân tổ được giải
quyết khác nhau.
Trường hợp lượng biến của tiêu thức thay đổi ít,
tức là sự biến thiên về lượng giữa các đơn vị không
chênh lệch nhau nhiều, ví dụ như: sô" người trong một
hộ gia đình, sô" máy do một công nhân phụ trách, v.v...
Trường hợp này, lượng biến chỉ thay đổi trong một
phạm vi hẹp nên số tổ chỉ có một giới hạn nhất định và
tương ứng với một trị s ố của tiêu thức đã có tính chất
khác nhau, do đó có thể coi mỗi lượng biến là cơ sở để
hình thành một tổ.
Ví dụ, phân tổ công nhân trong một doanh nghiệp
dệt theo sô" máy mỗi người phụ trách, ta có bảng sau:

Bảng 3.3: Phân tổ công nhân Doanh nghiệp


N (tháng 8/2007)
Sô" máy dệt do một công SỐ công nhân (người)
nhân phụ trách (máy)
11 3
12 7
13 20
14 50
15 35
16 15
Cộng 130

72
Việc phân tổ trên rất đơn giản, vì lượng biến của
tiêu thức phân tổ (sô" máy dệt) chỉ thay đổi trong phạm
vi hẹp (từ 11 đến 16 máy). Khi người công nhân đứng
thêm được một máy biểu hiện chất lượng công tác của
họ đã thay đổi. Vì vậy có thể căn cứ vào mỗi lượng biến
để thành lập một tổ.
Trường hợp lượng biến của tiêu thức biến thiên
lớn, nếu căn cứ vào mỗi lượng biến để hình thành một tổ
thì sô" tổ sẽ quá nhiều, đồng thời không nói rõ sự khác
nhau về chất giữa các tổ. Trong trường hợp này cần chú
ý tới mối liên hệ giữa lượng và chất trong phân tổ, nghĩa
là phải xem sự thay đổi về lượng đến mức độ nào thì
chất của hiện tượng sẽ thay đổi và làm nảy sinh ra một
tổ khác. Như vậy, mỗi tổ sẽ bao gồm một phạm vi lượng
biến, có hai giới hạn: giới hạn dưới và giới hạn trên. Giới
hạn dưới là lượng biến nhỏ nhất của tổ để làm cho tổ đó
được hình thành. Giới hạn trên là lượng biến lớn nhất
của tổ, nếu vượt quá giới hạn này thì chất lượng thay
đổi và chuyển sang tổ khác. Trị số chênh lệch giữa hai
giới hạn này gọi là trị số khoảng cách tổ.

Trong đó: d- trị sô" khoảng cách tổ


Rmax* giới hạn trên của tổ (lượng biến
lớn nhất của tổ)
Rmjn - giới hạn dưới của tổ (lượng biến
nhỏ nhất của tổ)

73
Việc phân tổ như vậy gọi là phân t ổ có khoảng
cách tổ. Ta có ví dụ sau đây:

Bảng 3.4: Phân bô dân số theo nhóm tuổi


(Đơn vị tính: %)
Nhóm tuổi Tỷ lệ dân số Giới tính
Nam Nữ
0 -4 7,64 3,90 3,74
5 -9 11,55 5,80 5,76
10-14 13,06 6,84 6,22
15-19 11,91 5,91 6,00
20-24 7,94 4,06 3,88
25-29 6,49 3,19 3,30
30-34 6,90 3,16 3,74
35-39 7,26 3,45 3,80
40-44 6,16 2,89 3,27
45-49 4,60 2,11 2,49
50-54 3,17 1,45 1,72
55-59 3,22 1,44 1,78
60-64 2,97 1,34 1,63
Trên 65 7,14 2,90 4,24
Cả nước 100,00 48,43 51,57
(Nguồn: Tài liệu Điều tra mức sống dân cư 1997 - 1998)
74
Để xác định ranh giới giữa các tổ, có hai trứờng
hợp:

- Thứ nhất, là trị sô" của tiêu thức phân tổ biến


thiên không liên tục: Giới hạn dưới của một tổ nào đó là
trị sô" sát với giới hạn trên của tổ trước và giới hạn trên
của tổ đó là trị s ố sát vối giới hạn dưới của tổ sau. Ví dụ:
như bảng phân bô" dân sô" theo nhóm tuổi vừa nêu trên.

- Thứ hai, là trị sô" của tiêu thức phân tổ biến


thiên liên tục, thì giới hạn dưới của một tổ nào đó là trị
sô" trùng với giới hạn trên của tổ trước và giới hạn trên
của tổ đó là trị s ố trùng với giới hạn dưối của tổ sau.
Theo quy ước nếu đơn vị nào đó có trị sô" tiêu thức trùng
với giới hạn trên của một tổ thì đơn vị đó được xếp vào
tổ kế tiếp.

Trong phân tổ, việc xác định khoảng cách tổ đều


nhau hay không đều nhau tuỳ theo tính chất, đặc điểm
của hiện tượng nghiên cứu hay tuỳ theo mục đích so
sánh và phân tích của người nghiên cứu. Trên thực tế,
sự biến đổi về lượng của các hiện tượng kinh tế - xã hội
thường diễn ra không đều đặn, do đó trong rất nhiều
trường hợp nghiên cứu phải phân tổ với khoảng cách tổ
không đều nhau. Đôi với các hiện tượng tương đối đồng
nhất về loại hình kinh tế - xã hội và lượng biến của các
đơn vị phân tán đều thì có thể phân tổ với khoảng cách
tổ đều nhau. Khi đó, trị sô"của khoảng cách tổ được tính
theo công thức:
_ max_______ min

n
Trong đó:
h - Trị sô" khoảng cách tổ.

Xmax - Lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tổ.

Xmin - Lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức phân tổ.

n - Sô" tổ dự định chia.

Phân tổ mở là phân tổ mà tổ đầu tiên không có


giới hạn dưới và tổ cuôíi cùng không có giói hạn trên, các
tổ còn lại có thể có khoảng cách tổ đều hoặc không đều.
Việc thành lập các tổ mở trong thống kê rất cần thiết vì
nó có tác dụng thu nạp đầy đủ các đơn vị có trị s ố lượng
biến nhỏ bất thường và lớn bất thường, tránh việc hình
thành quá nhiều tổ. Khi tính toán đối với tài liệu phân
tổ mở, ngưòi ta quy ước lấy khoảng cách tổ của tổ mở
bằng với khoảng cách tổ của tổ nào đứng gần nó nhất.

2.3. Dãy sô phân phôi


Sau khi đã lựa chọn được tiêu thức phân tổ, xác
định sô" tổ cần thiết và khoảng cách tổ, ta thực hiện việc
sắp xếp các đơn vị vào từng tổ bằng cách lập bảng tần số
phân bô" hay còn gọi là dãy sô" phân phôi. Dãy sô" phân
phối biểu hiện sô" lượng các đơn vị trong tổng thể được
phân chia vào từng tổ theo các tiêu thức nhất định. Nếu
tiêu thức phân tổ là tiêu thức chất lượng thì ta có dãy sô"
thuộc tính, còn tiêu thức phân tổ là tiêu thức số lượng
thì ta có dãy số lượng biến.

Dãy sô" lượng biến thường bao gồm hai thành


phần: lượng biến (Xj) và tần sô" (fj). Lượng biến là biểu
hiện cụ thể của tiêu thức số lượng. Tần sô" là số đơn vị
được phân phôi vào trong mỗi tổ, tần số của mỗi tổ có
thể biểu hiện bằng sô tuyệt đối (nghĩa là sô quan sát có
cùng một biểu hiện) hoặc bằng sô" tương đốỉ (nghĩa là so
với tổng sô" quan sát, sô" đơn vị có cùng biểu hiện này
chiếm bao nhiêu phần trăm). Tần số biểu hiện bằng sô"
tương đốì gọi là tần suất. Ví dụ về dãy s ố phân phối ta
có thể xem bảng 3.3 và bảng 3.4 ở trên.

Dãy số lượng biến thường có dạng:

Lượng biến (Xj) Tần sô" (fị)

X,
x2 f2
x3 f3
• • • • • •

xn fn

77
Sô" lượng các đơn vị hay tần sô của mỗi tổ được
xác định bằng cách đếm s ố đơn vị (sô" quan sát) rơi vào
giới hạn của tổ đó. Trường hợp số quan sát ít, ta có thể
đếm bằng cách sử dụng ký hiệu gạch, mỗi một gạch
tượng trưng cho một quan sát. Nếu như sô quan sát lớn
chúng ta thường không thể đếm bằng tay mà phải sử
dụng các chương trình máy tính phổ biến như Excel hay
chương trình thông kê chuyên dụng như SP SS for
Windows để tiến hành phân tổ và xác định tần số của
mỗi tổ sau khi ta đã nhập đầy đủ các sô" liệu vào máy.

2.4. Chỉ tiêu giải thích

Trong phân tổ thống kê ta còn phải xác định các


chỉ tiêu giải thích. Mỗi chỉ tiêu giải thích có một ý nghĩa
riêng, nó giúp ta thấy rõ đặc trưng của các tổ cũng như
toàn bộ tổng thể. Các chỉ tiêu giải thích được dùng làm
căn cứ để so sánh các tổ với nhau và để tính ra một scí
chỉ tiêu phân tích khác.

Muôn xác định chỉ tiêu giải thích cần căn cứ vào
mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của phân tổ để chọn
ra các chỉ tiêu có liên hệ với nhau và bố sung cho nhau.
Mặt khác, cần chú ý tới môi liên hệ nhất định giữa tiêu
thức phân tổ với chỉ tiêu giải thích. Các chỉ tiêu giải
thích có ý nghĩa trong việc so sánh với nhau cần được bố
trí gần nhau. Ví dụ, ta có bảng sau:

78
Bảng 3.5: Kết quả diều tra các doanh nghiệp
ngành dệt may trong khu vực A năm 2007
Loại SỐ Sô' công Giá tri Năng suất

doanh nghiệp doanh nhân sản xuất lao động bình


nghiệp (người) (triệu quân (triệu
đồng) đồng/ngưòi)
A 1 2 3 4 = 3 :2
Doanh nghiệp tư 12 312 63648 204
nhân
Công ty TNHH 8 520 99840 192
Công ty cổ phần 3 849 193620 228
Tổng 23 1681 357108 212,44

Trên bảng 3.5, các doanh nghiệp được phần tổ


theo hình thức sở hữu nên tiêu thức phân tổ chính là
“loại doanh nghiệp”, còn các chỉ tiêu giải thích là: “sô"
doanh nghiệp”; “sô" công nhân”; “giá trị sản xuất” và
“năng suất lao động bình quân”.

3. TRÌNH BÌY KẾT QUẢ PHÂN Tổ


Toàn b( kết quả phân tổ thống kê được trình bày
lên một bảng gọi là bảng thông kê, hoặc được biểu diễn
dưới dạng đồ ihị thông kê.

3.1. Bảig thống kê


Bảng tlống kê là một hình thức trình bày các tài
liệu một cách có hệ thông, hợp lý và rõ ràng. Nó phản
79
ánh đặc trưng tổng hợp của từng tổ và của cả tổng thể.
Bảng thông kê có nhiều tác dụng quan trọng trong mọi
công tác nghiên cứu kinh tế - xã hội. Nếu biết trình bày
và sử dụng tốt các bảng thống kê thì việc phân tích mọi
vấn đề sẽ trở nên rất sinh động, có sức thuyết phục
mạnh mẽ.

3.1.1. Cấu thành của bả n g thông kê

a ị Về hỉnh thức

Bảng thông kê bao gồm các hàng ngang và cột


dọc, các tiêu đề và các sô" liệu. Các hàng ngang và cột
dọc phản ánh quy mô của bảng. Sô" hàng ngang và cột
dọc càng nhiều thì bảng thống kê càng lớn và phức tạp.
Các hàng ngang và cột dọc cắt nhau tạo thành các ô
dùng để điền các sô" liệu thống kê vào đó. Các hàng
ngang, cột dọc thường được đánh số thứ tự để tiện cho
việc sử dụng và trình bày vấn đề.

Tiêu đề của bảng phản ánh nội dung của bảng và


của từng chi tiết trong bảng. Trước hết có tiêu đề chung,
là tên gọi chung của bảng, thường viết ngắn gọn, dễ
hiểu và được đặt ở phía trên đầu của bảng. Các tiêu đề
nhỏ, còn gọi là tiêu mục, là tên riêng của mỗi hàng và
cột phản ánh rõ nội dung của các hàng và cột đó.

Các sô" liệu được ghi vào các ô của bảng, mỗi con
sô" phản ánh một đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng
nghiên cứu.
80
b ị Vê nội dung
Bảng thông kê gồm hai phần: Phần chủ đề và
phần giải thích.
Phần chủ đề, còn gọi là phần chủ từ, nêu lên tổng
thể hiện tượng được trình bày trong bảng thống kê.
Tổng thể này được phân thành các bộ phận, nó giải
thích đốì tượng nghiên cứu là những đơn vị nào, những
loại hình gì. Có khi phần chủ đề là các địa phương hoặc
thời gian nghiên cứu khác nhau của hiện tượng nào đó.
Phần giải thích, còn gọi là phần tân từ, gồm các
chỉ tiêu giải thích các đặc điểm của đối tượng nghiên
cứu, nghĩa là giải thích phần chủ đề của bảng.
Phần chủ đề thường được đặt ở vị trí bên trái của
bảng, còn phần giải thích ở phía trên của bảng. Cũng có
trường hợp người ta thay đổi vị trí của hai phần cho nhau.
Cấu thành của bảng thông kê có thể khái quát
như sau:
B ả n g ...: T ê n b ả n g th ô n g kê (tiêu đê chung)
Đơn vị tính:...

giải thích
Các chỉ tiêu giải thích (tên cột)
Phần chủ đe
A 1 2 3 • • •
n
Tên chủ đề (tên hàng)

Tổng sô"

81
3.1.2. Các loai bảng thông kê

Căn cứ vào kết cấu của phần chủ đề, có thể chia
làm ba loại bảng thông kê: giản đdn, phân tổ và kết hợp.

a / B ảng giản đơn


Bảng giản đơn là loại bảng mà phần chủ đề không
phân tổ, chỉ sắp xếp các đơn vị tổng thể theo tên gọi,
theo địa phương hoặc theo thòi gian nghiên cứu. Ví dụ
có bảng đơn giản sau:
Bảng 3.6: Dân sô nông thôn thời kỳ 1990-2005
Năm Cả nước Nông thôn Tỷ lệ dân sô"
(1000 người) (1000 người) nông thôn/ cả
nước (%)

1990 66016,7 53136,4 80,49

1995 71995,5 57057,4 79,25

2000 77635,4 58863,5 75,82

2005 83119,9 60701,4 73,03

(Nguồn: Tổng cục Thống kê; Bộ L ao động Thương


binh và xã hội)
b / B ảng phân tổ
Bảng phân tổ là loại bảng trong đó đối tượng
nghiên cứu ghi trong phần chủ đê được phân chia thành
các tổ theo một tiêu thức nào đó. Ví dụ về bảng phần tổ:
ta có thể xem các bảng 3.1; 3.2; 3.3; 3.4; 3.5.
82
c/ Bảng kết hợp
Bảng kết hợp là loại bảng thống kê trong đó đối
tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề được phân tổ theo
hai, ba tiêu thức kết hợp với nhau. Nó dùng để biểu diễn
kết quẩ của việc phân tổ theo nhiều tiêu thức.

3.1.3. N h ữ n g yêu cầu đối với việc xây d ự n g


b ả n g thông kê

Muon cho bảng thống kê phát huy tác dụng tốt


thì khi thành lập bảng phải tôn trọng các yêu cầu sau
đây:

- Quy mô của bảng thông kê không nên quá lớn


(quá nhiều tổ và quá nhiều chỉ tiêu).

- Các tiêu đề và tiêu mục trong bảng thông kê cần


được ghi chính xác, đầy đủ, gọn và dễ hiểu.

- Các hàng và cột thường được ký hiệu bằng chữ


hoặc sô để tiện trình bày và theo dõi.

- Các chỉ tiêu giải thích trong bảng thống kê cần


được sắp xếp theo thứ tự hợp lý, phù hợp với mục đích
nghiên cứu, các chỉ tiêu có liên hệ với nhau nên sắp xếp
gần nhau.

Cách ghi các ký hiệu vào bảng thống kê: theo


nguyên tắc, các ô trong bảng thống kê dùng để ghi sô"
liệu, song nếu không có sô" liệu thì dùng các ký hiệu quy
ước sau đây:
83
+ Ký hiệu (-) biểu hiện hiện tượng không có sô'
liệu đó.
+ Ký hiệu (...) biểu hiện sô" liệu còn thiếu để bổ
sung sau.

+ Ký hiệu (x) nói lên rằng hiện tượng không có


liên quan đến' điều đó, nếu viết số liệu vầo ô đó sẽ vô
nghĩa.

- Phần ghi chú ở cuổì bảng thông kê được dùng để


giải thích rõ nội dung của một sô" chỉ tiêu trong bảng, để
nói rõ các nguồn tài liệu đã sử dụng trong bảng hoặc các
chi tiết cần thiết khác.

- Trong bảng thống kê bao giờ cũng phải có đơn vị


tính cụ thể cho từng chỉ tiêu.

3.2. Đồ thị thông kê


3.2.1. Tác d ụ n g củ a đồ thị thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét


hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài
liệu thông kê. Khác với bảng thông kê chỉ dùng con sô'
và cung cấp những thông tin chi tiết, đồ thị thống kê sử
dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu
sắc để tóm tắt và trình bày các đặc trưng chủ yếu của
hiện tượng, phản ánh một cách khái quát các đặc điểm
về kết cấu, xu hướng biến động, sự so sánh, mốì liên
hệ... của hiện tượng nghiên cứu. Chính vì vậy, đồ thị
thống kê thu hút được sự chú ý của người đọc, giúp ta
nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng
một cách nhanh chóng, dễ dàng.

3.2.2. Các loại đồ thị thống kê

Theo nội dung phản ánh có thể phân chiađồ thị


thống kê thành các các loại sau:

- Đồ thị kết cấu

- Đồ thị phát triển

- Đồ thị hoàn thành kế hoạch hoặc định mức


• % 9 9

- ĐỒ thị liên hệ
• »

- Đồ thị so sánh

- Đồ thị phần phối

Theo hình thức biểu hiện có thể phân chia, đồ thị


thống kê thành các loại:

- Biểu đồ hình cột

- Biểu đồ tượng hình

- Biểu đồ diện tích (hình tròn, hình vuông, hình


chữ nhật)

- Đồ thị đưòng gấp khúc

- Bản đồ thống kê

Ta có một scí ví dụ minh hoạ sau đây:


Hình 3.1: Tốc độ tăng GDP từ năm 2000 đến
năm 2007 (%)

2000 2001 2002 2 0 0 3 2 0 0 4 2005 2 0 0 6 2007

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)


Hình 3.2: Cơ câu kinh tế tỉnh Hà Nam năm 2006 (%)

□ Nông, lâm, ngư nghiệp


□ Công nghiệp, xây cựng
□ Dịch vụ

(Nguồn: Tạp ch í Kinh t ế và Dự báo sô 5 / 2008)


86
Hình 3.3: Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở
nông thôn

80,65
80
77,65, - ^
78
76
74,26
74 w w 73.56 .__ : 75,42

72
TÌÍL3
70
68
66

^ ^ ^ / £ Ạ <ệ Ạ ề
(Nguồn: Bộ L ao động - Thương binh và Xã hội)
3.2.3. N h ữ n g yêu cầu ch u n g đối với viềc xây
d ự n g đồ thỉ thống kê

Khi xây dựng một đồ thị thống kê phải chú ý sao


cho người đọc dễ xem, dễ hiểu và đảm bảo chính xác,
ngoài ra còn phải thể hiện tính thẩm mỹ của đồ thị.
Muôn vậy cần chú ý các điểm sau:

- Lựa chọn loại đồ thị cho phù hợp với nội dung,
tính chât các sô" liệu cần diễn đạt. Mỗi loại đồ thị có khả
năng diễn tả nhiều khía cạnh, cho nên cần cân nhắc
87
chọn loại đồ thị diễn tả phù hợp nhất, dễ quan sát nhất.
Ví dụ biểu đồ hình cột và biểu đồ diện tích hình tròn
• • •

đều có thể biểu hiện kết cấu, sự phát triển qua thời gian
của hiện tượng. Song nếu biểu hiện kết cấu thì thường
dùng loại hình tròn hơn vì loại này biểu hiện rõ nhất kết
cấu và biến động kết cấu của hiện tượng. Còn khi cần
biểu hiện sự phát triển của hiện tượng thường dùng
biểu đồ hình cột.

- Xác định quy mô đồ thị cho thích hợp.

Quy mô đồ thị được quyết định bởi chiều dài,


chiều cao và quan hệ tỷ lệ giữa hai chiều đó. Quan hệ
tỷ lệ giữa chiều cao và chiều dài của đồ thị thưòng từ
1:1,33 đến 1:1,5. Quy mô của đồ thị lớn hay nhỏ còn
tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng.

- Các thang đo tỷ lệ và độ rộng của đồ thị phải


thống nhất và chính xác.

Thang đo tỷ lệ xích giúp cho việc tính chuyển các


đại lượng lên đồ thị theo các khoảng cách thích hợp. Ví
dụ khi dùng biểu đồ hình cột thì độ rộng của các cột
phải tỷ lệ với khoảng cách tổ, độ cao tỷ lệ với SD đơn vị
củạ từng tổ.

- Phải ghi các sô" liệu, đơn vị tính, thời giai, không
gian của hiện tượng nghiên cứu sao cho thích hợp với
từng loại đồ thị cụ thể. Đặc biệt phải giải thích rõ ràng
các ký hiệu, màu sắc quy ước được dùng trong đồ :hị.
88
4 . P H Â N TỔ L IÊ N H Ệ

Phân tổ liên hệ là việc dùng phương pháp phân tổ


để biểu hiện mốì liên hệ giữa các tiêu thức.

Trong phân tổ liên hệ, các tiêu thức có liên hệ với


nhau được phân thành hai loại: tiêu thức nguyên nhân
và tiêu thức kết quả. Việc phân biệt này được xác định
căn cứ vào việc phân tích mốì liên hệ cụ thể của các tiêu
thức đang nghiên cứu. Theo đó, tiêu thức nguyên nhân
là tiêu thức gây ảnh hưởng, sự biến động của nó sẽ dẫn
đến sự biến đổi (tăng hoặc giảm) của tiêu thức phụ
thuộc (gọi là tiêu thức kết quả) một cách có hệ thông.
Như vậy, khi phân tổ liên hệ, các đơn vị của tổng thể
trước hết thưòng được phân tổ theo tiêu thức nguyên
nhân, sau đó trong mỗi tổ tính trị sô" bình quân của tiêu
thức kết quả. Quan sát sự biến động của hai tiêu thức
này giúp chúng ta rút ra kết luận về tính chất của mối
liên hệ giữa hai loại tiêu thức đó.

Thông thường thống kê nghiên cứu sự biến động


của một tiêu thức kết quả do ảnh hưỏng bởi một hay
nhiều tiêu thức nguyên nhân. Sau đây, ta sẽ nghiên cứu
một số trường hợp cụ thể nói trên.

4.1. Phân tổ để nghiên cứu môi liên hệ giữa


một tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả
Phân tổ liên hệ trong trường hợp này gọi là phân
tổ đơn giản. Các tài liệu thống kê được phân tổ theo tiêu
thức nguyên nhân và sau đó trong mỗi tổ ’ính trị sô"
bình quân của tiêu thức kết quả. So sánh, theo dõi sự
biến động của hai tiêu thức sẽ thấy rõ mối liên hệ giữa
hai tiêu thức này.
Ví dụ, phân tổ để nghiên cứu mối quan hệ giữa
mức độ cơ giới hoá và năng suất lao động của công nhân
được phản ánh ở bảng sau:
Bảng 3.8: Năng suất lao động của công nhân
doanh nghiệp X năm 2006
Mức đô• Sô" công Giá trị sản Năng suất lao
' cơ giới hoá nhân xuất (triệu động (triệu
(người) đồng) đồng/người)
Dưới 30 30 16300 543,33
30-50 50 34100 682,00
Trên 50 20 14250 712,50
Toàn đơn vi 100 64650 646,50
Phân tổ giản đơn được sử dụng nhiều trong phân
tổ liên hệ vì việc thực hiện gọn, đơn giản. Tuy nhiên nó
không đáp ứng yêu cầu nghiên cứu các trường hợp phức
tạp - có nhiều tiêu thức nguyên nhân ảnh hưởng đến
tiêu thức kết quả.
4.2. Phân tổ để nghiên cứu môi liên hệ giữa
nhiều tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả
Phân tổ theo phương pháp này nhằm đáp ứng
yêu cầu nghiên cứu các mối quan hệ phức tạp, đa dạng
90
của cá : hiện tượng kinh tế xã hội. Cách phân tổ được sử
dụng phổ biến là phân tổ kết hợp. Theo cách này, tổng
thể nghiên cứu trước hết được phân tổ theo tiêu thức
nguyên nhân thứ nhất, sau đó mỗi tổ lại được phân
thành các tiểu tổ dựa vào tiêu thức nguyên nhân thứ
hai, v.v... Cuối cùng tính trị số bình quân của tiêu thức
kết quả cho từng tổ và tiểu tổ.
Lấy ví dụ về phương pháp này như sau: phân tổ
công nhân theo mức độ cơ giới hoá và theo cấp bậc thợ
để nghiên cứu mối liên hệ của chúng đến năng suất lao
động một công nhân

Bảng 3.9: Năng suất lao động của công nhân


Doanh nghiệp X năm 2006
Mức độ Sô" lượng công Giá trị sản xuất (triệuđ) NSLĐ (triệuđ/người)
cơ giới nhân (người)
hoá
Các Chia theo Các tổ Chia theo Các tổ Chia theo
o
tô bậc thợ bậc thợ bậc thợ

2 3 4 2 3 4 2 3 4

<30 30 10 15 5 16.300 5.000 8.250 3.050 543,30 500 550 610

30 - 50 50 10 25 15 34.100 6.000 17.000 11.100 682,00 600 680 740

>50 20 5 10 5 14.250 3.250 7.000 4.000 712,50 650 700 800

Cộng 100 25 50 25 64.650 14.250 32.250 18.150 646,50 570 645 726

Tài liệu ở bảng 3.9 cho ta thấy, phân tổ theo mức


độ cơ giới hoá được thực hiện theo hàng, còn phân tổ theo
cấp bậc thợ được thực hiện theo cột. Nhìn vào ba cột cuối
cùng của bảng ta thấy năng suất lao động (tiêu thức kết
quả) phụ thuộc trước hết vào mức độ cơ giới hoá. Vì đã
loại trừ ảnh hưỏng của cấp bậc thợ nên năng suất lao
động của công nhân ỏ hàng biểu hiện mức độ cơ giói hoá
cao hơn có giá trị cao hơn. Mặt khác năng suất lao động ở
cột biểu hiện cấp bậc thợ cao hơn cũng có giá trị cao hơn
vì ảnh hưỏng của trình độ cơ giới hoá đã được loại trừ.
Như vậy, trình độ cơ giới hoá và cấp bậc thợ đều có ảnh
hưởng (liên hệ thuận) tới năng suất lao động.

Phân tổ kết hợp được tiến hành thuận lợi khi có ít


tiêu thức nguyên nhân. Nếu có nhiều tiêu thức nguyên
nhân, việc phân tổ khá phức tạp. Nó cũng chỉ cho biết
ảnh hưỏng riêng của từng tiêu thức nguyên nhân, mà
chưa cho biết ảnh hưởng tổng hợp của các tiêu thức
nguyên nhân đến tiêu thức kết quả.

5. PHÂN TỔ LẠI

Phân tổ lại (hay phân tổ lần thứ hai) là thành lập


các tổ mới trên cơ sở các tổ cũ đã được phân lần đầu
nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu nào đó. Phân tổ lại
thường được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Các tài liệu trước được phân tổ không thống


nhất với nhau về sô' tổ và khoảng cách tổ nên không so
sánh được với nhau.

- Các tài liệu trưốc được phân thành quá nhiều tổ


nhỏ, các tổ này không biểu hiện rõ sự khác nhau, chưa

92
phân ìbiìt được các loại hình kinh tê - xã hội, chưa hợp
lý, chưa phản ánh đúng tình hình thực tế.

Rii tiến hành phân tổ lại thường vẫn sử dụng


tiêu thíc phân tổ cũ. Trường hợp muốn so sánh một vài
phân t( cũ với nhau mà các phân tổ lần đầu này lại
khác irứau về s ố tổ và khoảng cách tổ thì ta có thể chọn
một troig các phân tổ cũ làm chuẩn để tiến hành phân
tổ lại. Êêu các phân tổ cũ đều không phù hợp với mục
đích ngiiên cứu thì phải phân tổ lại tất cả theo mẫu
thống mất.

Có hai cách phân tổ lại:

- Dách thứ nhất: Lập các tổ mới bằng cách thay


đổi khomg cách tổ của phân tổ cũ.

- Uách thứ hai: Lập các tổ mới theo tỷ trọng của


mỗi tổ ciiếm trong tổng thể.

Eể minh hoạ cho cách thứ nhất, ta lấy ví dụ về tài


liệu phin tổ công nhân của hai công ty may mặc như
sau:

93
Bảng 3.10: Phân tổ công nhân theo tuổi
nghề

Công ty A Công ty B

Phân theo Tỷ lệ % trong Phân theo Tỷ lệ % trong


tuổi nghề tổng sô" tuổi nghề tông sô
(năm) (năm)
Công Tiền Công Tiền
nhân lương nhân lương

Dưới 2 16 10 Dưới 1 6 3

2 - dưới 5 19 15 1 - dưới 2 9 7

5 - dưới 10 28 28 2 - dưới 5 20 16

10 - dưới 15 22 25 5 - dưới 8 22 22

15 - dưối 20 11 15 8 - dưới 10 18 20

Trên 20 4 7 10 - dưới 15 12 14

15 - dưới 20 8 11

Trên 20 5 7

Tổng 100 100 Tổng 100 100

Muôn so sánh kết cấu công nhân theo tuổi nghê


của hai công ty trên cần phải phân tổ lại cho thống
nhất. Ta có thể thay đổi các khoảng cách tổ của hai
phân tổ trên cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Giả sử định phân tổ hai tổng thể công nhân trên
đây thành 5 tổ có khoảng cách tổ đều nhau: dưới 5 năm,
5 đến dưới 10 năm, 10 đến dưới 15 năm, 15 đến dưới 20
năm và 20 năm trở lên. Như vậy, đối với công ty A chỉ
cần kết hợp hai tổ đầu tiên vào với nhau, đối với công ty
B phải kết hợp ba tổ đầu tiên với nhau, tổ thứ tư với tổ
thứ năm. Các chỉ tiêu về tỷ lệ % công nhân và tiền lương
của hai công ty cũng được tính theo cách kết hợp nói
trên. Ta có bảng phân tổ lại như sau:

Bảng 3.11: Phân tổ công nhân theo tuổi nghề


Phân theo Công ty A Công ty B
tuổi nghề
Tỷ lệ % trong tổng số Tỷ lệ % trong tổng sô"
(năm)
Công Tiền lương Công Tiền lương
nhân nhân

Dưới 5 35 25 35 26

5 - dưới 10 28 28 40 42

10 - dưới 15 22 25 12 14

15 - dưới 20 11 15 8 11

Trên 20 4 7 5 7

Tổng 100 100 100 100

Để minh hoạ cho cách thứ hai, ta lấy ví dụ về tài


liệu phân tổ các trường học của một tỉnh theo số học
sinh như sau:
Bảng 3.12: Phân tổ các trường học theo số
học sinh
Phân theo số lượng Tỷ lệ % chiếm trong tổng sô' về
học sinh (h/s) Sô" trường Sô' giáo viên Sô" lớp học
Dưới 500 3 1,4 1,1
501 - 800 7 3,6 3,2
801 - 1 0 0 0 15 10,2 9,4
1001 - 1200 18 16,6 16,1
1201 - 1400 26 26,8 27,0
1401 - 1600 16 17,4 18,9
1601 - 1800 9 12,2 12,4
1801 trở lên 6 11,8 11,9
Tổng 100,0 100,0 100,0

Bây giờ cần phân tổ lại các trường trên thành ba


tổ: trường nhỏ, trường trung bình, trưòng lớn. Theo tỷ lệ
đã được xác định trước của tỉnh này, số trường nhỏ
chiếm 35%, số trường trung bình chiếm 50% và trường
lổn 15%. Ta sẽ tính toán như sau:

Tổ mới thứ nhất gồm 35% tổng số trường sẽ bao


gồm toàn bộ số" trường của ba tổ đầu tiên (3% + 7%
+15% = 25%) và lấy thêm 10% của tổ thứ tư nhập vào.

Vậy, đối với tổ mói thứ nhất:

- Tỷ lệ % của sô" giáo viên sẽ là:


1,4 + 3,6 + 10,2 + (16,6 X 10)/18 = 24,4 (%)
- Tỷ lệ % của sô" lớp sẽ là:

1,1 + 3,2 + 9,4 + (16,1 X 10)/18 = 22,6 (%)


Tổ mới thứ hai gồm 50% tổng sô" trường sẽ bao
gồm 8% sô" trường còn lại của tổ thứ tư cũ cộng với các
trường của tổ 5 và 6 cũ, tức là:

8 + 26 + 16 = 50 (%)

Vậy đốì với tổ mới thứ hai:

- Tỷ lệ % giáo viên sẽ là:

(16,6 X 8)/18 + 26,8 + 17,4 = 51,6 (%)


- Tỷ lệ % số lớp học sẽ là:

(16,1 X 8)/18 + 27,0 + 18,9 = 53,1 (%)


Tổ mới thứ ba gồm 15% tổng sô" trường sẽ tính
thec tỷ lệ % còn lại. Kết quả cuối cùng như sau:

Bảng 3.13: Phân tổ các trường học theo quy mô


Quy mô Tỷ lệ % chiếm trong tổng số về

Scí trường Sô" giáo viên Số”lớp học

Loại nhỏ 35 24,4 22,6

Loại trung bình 50 51,6 53,1

Loại lớn 15 24,0 24,3

Tổng 100 100,0 100,0

97
Việc phân tổ lại trong thống kê, dù theo một
trong hai cách vừa nêu đều không thể cho sô liệu hoàn
toàn chính xác theo thực tế, song phương pháp phân tổ
lại có tác dụng rất lớn trong thống kê, cho nén nó được
áp dụng khá phổ biến, nhất là khi nghiên cứu sử dụng
các tài liệu thông kê cũ.

6. ỨNG DỤNG PHẦN MEM SPSS VÀO PHÂN T ổ


THỐNG KÊ
6.1. Nhập tài liệu
Để thực hiện bất kỳ một sự tính toán nào thì công
việc đầu tiên là nhập tài liệu. Quy trình nhập tài liệu
thường qua hai bước: định nghĩa biến (tiêu thức) và
nhập tài liệu.

a / Định nghĩa biến:


- Chọn Variable View nằm ở góc trái phía dưới
màn hình để làm sáng lên (nếu Variable View đã sáng
rồi thì không cần nhấp chuột nữa).

- Định nghĩa biến thứ nhất (ví dụ: năng suất):


nhấp chuột vào ô thứ nhất của cột thứ nhất (Name) và
đánh chữ ns và nhấp chuột vào ô thứ nhất của cột thứ 2
(Type) thì có chữ Numeric.

- Định nghĩa biến thứ hai (ví dụ: biến giói tính):
nhấp chuột vào ô thứ 2 của cột thứ nhất (Name) ta đánh
gioitinh và nhấp chuột vào ô thứ 2 của cột thứ 2 (Type)
98
thì có ciữ Numeric. Vì giới tính là tiêu thức thuộc tính
nên lại ìhấp chute vào ô vuông có dấu chấm chem, nằm
cạnh clữ Numeric, khi đó hộp thoại hiện ra, ta nhấp
chuột vào String, rồi nhấp chuột vào OK (nếu là tiêu
thức sốlượng (ví dụ: số công nhân) thì ta giữ nguyên ở
chữ Nuneric).

Cứ lần lượt định nghĩa các biến (tiêu thức) cho


đến hết

bl N hập tài liệu:


Sau khi đã định nghĩa xong các biến, nhấp chute
vào Data View (nằm ở phía trái Variable View) thì màn
hình míi hiện lên, trong đó có 2 cột ns và gioitinh. Ta
lần lươỉ nhập tài liệu của từng biến tương ứng với các
cột.

6.2. Sắp xếp tài liệu


Mráp chute vào Analyze, vào Descriptive
Statisti:s, vào Frequencies, hộp thoại sẽ hiện ra:

*1S

A gioitinh

Nhấp chuột vào ns, nhấp chuột vào hình tam giác
(mũi tên) nằm trong hình vuông nhỏ ở giữa, NS sẽ nhảy
sang hình vuông bên phải. Sau đó nhấp chuột vào OK.
đợi một lúc ta sẽ có kết quả (cột 1, Ns được sắp xếp theo
thú tự :ừ thấp đến cao, cột thứ 2 cho biết có bao nhiêu
người đạt mức năng suất tương ứng, cột thứ 3 cho biết %
số ngươi đạt mức NS tương ứng, cột thứ 4 giống cột 3,
cột 5 % tích lũy của sô" người đạt mức ns.

6.3. Phân tổ có khoảng cách tổ


Giả thiết vẫn với tài liệu trên, tiến hành phântổ
năng suất thành 3 tổ (nhóm): từ 10 đến 14,từ 15đến
18, từ 19 đến 21. Thứ tự các bước cần làm như sau:

a. Định nghĩa biến mới là nhomns- nhóm năng


suất. Theo trình tự sau:

- Nhấp chuột vào Variable View, đánh tên biến


(nhomns) vào ô thứ 3 của cột Name
- Chọn ô thứ 3 của cột Type - xuất hiện Numeric

- Chọn ô thứ 3 của cột có chữ Label - đánh tên


biến (nhomns) vào ô này
- Chọn vào vùng có dấu chấm của ô thứ 3 có chữ
Values

- Chọn vào hình chữ nhật trên cùng (sau Value)


và đánh chữ sô" 1
- Chọn Value Label và đánh giới hạn trên và giới
hạn dưới của các tổ (10- 14), khi đó chữ Add sáng lên và
nhấp chuột vào ô hình chữ nhật thứ 3 sẽ xuất hiện 1.00 =
“10-14’70K. Như vậy nhóm thứ nhất đã được xác định.
- Các tổ tiếp theo làm tương tự. Tức là nhấp chuột
vào vùng có dấu chem, của ô thứ 3 có chữ Values, chọn
100
vào hình chữ nhật trên cùng (sau Value) và đánh chữ số
2, sau đó nhấp chuột vào hình chữ nhật ở giữa đánh sô"
15 - 18, nhấp chuột vào Add và khi đó ở ô chữ nhật thứ 3
xuất hiện 2.00 = “15-18”

b. Chọn Transíorm/ Compute/ Target


Variable/Numeric Expression/ đánh chữ sô" 1/ IỬInclude
if case satisíĩes condition/ nhấp chuột và cột tên biến/
mũi tên nằm trên hình vuông/ >= và đánh lượng biến
x min < = X max/ C o n tin u e /O K .

• Chú ý: muốn phân thành bao nhiêu tổ thì phải


thực hiện từng ấy lần

Analyze/ Descriptive Statistics/ Frequencies/ đưa


tên biến vào hình vuông bên phải/OK

6.4. Phân tổ kết hợp


- Analyze/ Descriptive Statistics/Crosstabs

- Nháy chuột vào tên biến (nhomns- ô bên trái


màn hình), vào mũi tên thứ nhất: nhomns nằm vào hình
chữ nhật dưới chữ Row (dòng)

- Nháy chuột vào ô tiếp theo (gioitinh), vào mũi


tên thứ 2: gioitinh sẽ nằm vào hình chữ nhật dưới chữ
Column (cột)

- Chọn Statistics/ Chi-square/ Continue/OK


6.5. Sử dụng chương trình SPSS để vẽ đồ thị
Chương trình SP SS cho phép vẽ nhiều loại đồ thị
101
khác nhau, ở đây chỉ đề cập đến hai loại đồ thị hình cột
và hình tròn.

6.5.1. Vẽ đ ồ th ị h ỉn h cộ t

- Nhập tài liệu (cách nhập đã trình bày ở trên)

- Nhấp chuột vào Graphs, vào Bar, hộp thoại hiện


ra
- Nhấp chuột vào Simple

- Nhấp chuột vào Deíìne


- Nhấp chuột vào ns ở trong hình chữ nhật bên
trái
- Nhấp chuột vào mũi tên trong ô vuông thứ hai,
ns sẽ nhảy vào hình chữ nhật (Category Axis)/OK.

6.5.2. Vẽ đồ thi h ìn h tròn

- Nhấp chuột vào vào Graphs, vào Pie, hộp thoại


hiện ra

- Nhấp chuột vào Deíìne

- Nhấp chuột vào gioitinh, nhấp chuột vào mũi


tên trong ô vuông thứ hai, gioitinh sẽ nhảy vào hình chữ
nhật thứ hai (Deíĩne Slices by)

- Nhấp chuột vào vòng tròn thứ nhất ở góc phải


(% of cases)
- Nhấp chuột vào OK ta có đồ thị.

102
Chương 4

CÁC MỨC ĐỘ CỦA HIỆN TƯỢNG


• « •

KINH TẾ - XÃ HỘI

Các hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại trong


những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Mỗi đặc
điểm cơ bản của hiện tượng thường có biểu hiện bằng
các mức độ khác nhau.

Các mức độ của hiện tượng kinh tê - xã hội trước


hết cho ta một nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng
của hiện tượng trong điều kiện lịch sử nhất định.

Chẳng hạn, muốn nghiên cứu tình hình sản xuất


của một doanh nghiệp trong một thời gian nào đó, trước
hết phải tính được sô lượng công nhân viên, sô máy móc,
số nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, sô" sản phẩm đã
sản xuất ra v.v.

Các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội có thể


phản ánh qua các quan hệ tỉ lệ khác nhau như quan hệ
giữa bộ phận với tổng thể; quan hệ giữa thực tế vói kế
hoạch; quan hệ giữa kỳ này với kỳ trước; quan hệ giữa
các hiện tượng .v.v...
103
Thông qua việc nghiên cứu các mức độ, còn có thể
nêu lên đặc điểm chung nhất, đại diện nhất về từng mặt
của hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.

Ngoài ra các mức độ của hiện tượng nghiên cứu


còn giúp ta đánh giá trình độ đồng đều của tổng thể;
khảo sát độ biến thiên của tiêu thức, khảo sát tình hình
phân phối các đơn vị tổng thể.

Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng


kinh tê - xã hội là một vấn đề thuộc nội dung của phân
tích và dự đoán thông kê, nhằm vạch rõ mặt lượng trong
mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng
nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Mức độ đầu tiên được biểu hiện trong thống kê là


s ố tuyệt đối. Scf tuyệt đối thu trực tiếp sau điều tra và
tổng hợp thống kê. Trên cơ sở tuyệt đốỉ, thống kê tính
các sô" tương đốỉ, sô" bình quân và độ biến thiên của tiêu
thức.

1. SỐ TUYỆT ĐỐI TRONG THỐNG KÊ

1.1. Khái niệm và ý nghĩa sô tuyệt đối


Số" tuyệt đối trong thông kê biểu hiện quy mô,
khối lượng của hiện tượng kinh tê - xã hội trong điều
kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Sô' tuyệt đối có thể biểu hiện số đơn vị của tổng


thể hay bộ phận (Sô" doanh nghiệp, số công nhân, sô"
104
sinh viên đại học...) hoặc các trị số của một số tiêu thức
nào đó (giá trị sản xuất, tổng mức tiền lương; giá trị
hàng hóa sản xuất...).

Ví dụ: Ngày 1/1/2005, sô công nhân viên của nhà


máy cơ khí X là 1250 người; giá trị sản xuất công nghiệp
của nhà máy là 2.889 triệu đồng. Các con sô" thổng kê
này đều là sô" tuyệt đốĩ.

Sô" tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng đốì với mọi


công tác quản lý kinh tế - xã hội. Thông qua các số tuyệt
đối, ta có thể nhận thức được cụ thể về quy mô, khối
lượng thực tê của hiện tượng nghiên cứu. Sô tuyệt đối
chính xác là sự thật khách quan, có sức thuyết phục
không thể phủ nhận được. Nhờ các sô" tuyệt đối có thể
xác định được trữ lượng nguồn tài nguyên của đất nước,
các khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế quốc dân, các
kết quả phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Số tuyệt đốĩ là cơ sở đầu tiên để tiến hành phân


tích thống kê; là căn cứ không thể thiếu được trong việc
xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế và chỉ đạo việc
thực hiện các kế hoạch đó.
• • ♦

1.2. Đơn vị đo lường sô tuyệt đối


- Các sô" tuyệt đối trong thống kê đều có đơn vị tính
cụ thể. Tùy theo tính chất của hiện tượng và mục đích
nghiên cứu, đơn vị tính sô" tuyệt đối có thể đo bằng đơn vị
tự nhiên, đơn vị thòi gian lao động, và đơn vị tiền tệ.
105
- Đơn vị tự nhiên là đơn vị tính toán phù hợp vối
đặc điểm vật lý của hiện tượng. Các hiện tượng này có
thể tính được theo chiều dài (mét, kilômet, hải lý); theo
diện tích (mét vuông, héc ta, kilômét vuông) theo trọng
lượng (tấn, tạ, kilôgam); theo dung tích (mét khối, lít)
v.v... Đơn vị tự nhiên cũng có thể là sô" đơn vị tổng thể
(cái, con, chiếc), sô' người, số sự kiện v.v... Trong nhiều
trường hợp dùng đơn vị kép để tính toán nhu: sản lượng
điện tính bằng kilôoát/giờ (KW/h); khối lượn| hàng hóa
luân chuyển (ngành vận tải) tính bằng tấn - kilômét...
Trong sản xuất có những sản phẩm giông nhau về giá
trị sử dụng nhưng khác nhau về kích thước, trọng 1-
ượng, công suất v.v... phải dùng đơn vị hiện vật tiêu
chuẩn để tính đổi và tiến hành tổng hợp tài liệu. Ví dụ,
lương thực quy ra thóc, máy kéo có công suất tiêu chuẩn
bằng 15 sức ngựa...)-

Đơn vị thòi gian lao động như: giờ - công, ngày -


công... thường được dùng để tính lượng lao ỉộng hao phí
để sản xuất ra những sản phẩm không thể tổng hợp
hoặc so sánh được với nhau bằng các đơn vị tính toán
khác; hoặc những sản phẩm phức tạp do nhiều người
cùng thực hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Đơn vị tiền tệ được sử dụng phổ biếi nhất trong


thống kê để biểu hiện giá trị của sản phẩn. Nó có thể
giúp cho việc tổng hợp và so sánh nhiều loại sản phẩm
có giá trị sử dụng và đơn vị đo lường khác mau.

106
Tuy nhiên, do giá cả hàng hóa luôn luôn thay đổi,
đơn vị tiền tệ trở nên không có tính chất có thể so sánh
được qua thời gian. Để khắc phục nhược điểm này người
ta thường sử dụng giá cô" định ở một thời kỳ nào đó (do
Nhà nước quy định).

1.3. Các loại số tuyệt đôì


Tùy theo tính chất của hiện tượng nghiên cứu, có
thể phân biệt hai loại sô' tuyệt đốỉ sau đây:

- SỔ" tuyệt đốì thời kỳ, phản ánh quy mô, khối
lượng của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu.
Ví dụ: Tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm
2001 là 484.492 tỷ đồng; Sô" lượng sản phẩm do doanh
nghiệp X sản xuất ra trong năm 2002 là 65.000 sản
phẩm v.v...

Các s ố tuyệt đối thòi kỳ của cùng một chỉ tiêu có


thể cộng được với nhau để có trị số của thời kỳ dài hơn.
Thòi kỳ càng dài thì trị sô" của chỉ tiêu càng lớn

- Scf tuyệt đốì thời điểm, phản ánh quy mô, khối
lượng của hiện tượng nghiên cứu vào một thời điểm
nhất định. V í dụ: Dân sô" thành phô" Hà Nội điều tra vào
0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 1999 là 2.672.125 ngưòi, đó là
số tuyệt đối thời điểm. Nhiều chỉ tiêu khác như số đầu
lợn có vào ngày 1-7; sô"nguyên, vật liệu tồn kho vào cuối
tháng v.v... đều được biểu hiện bằng số tuyệt đối thời
điểm.
107
Sô" tuyệt đối thời điểm chỉ phản ánh tình hình của
hiện tượng kinh tế - xã hội vào một thời điểm nhất định
còn trước hoặc sau thời điểm đó, trạng thái của hiện
tượng đã thay đổi khác. Do vậy, muốn có số tuyệt đối
thòi điểm chính xác phải quy định thời điểm hợp lý và tổ
chức điều tra kịp thòi.

1.4. Đặc điểm của sô tuyệt đôi


Mỗi sô' tuyệt đốì trong thống kê đều bao hàm một
nội dung kinh tê - xã hội cụ thể trong điều kiện thời
gian và địa điểm nhất định. Nó khác với các đại lượng
tuyệt đốì trong toán học, vì các đại lượng này thường
mang tính chất trừu tượng, không nhất thiết phải gắn
liền với một hiện tượng cụ thể nào. Để có được con sô"
tuyệt đốì chính xác, phải xác định được một cách cụ thể,
đúng đắn nội dung kinh tế mà chỉ tiêu phản ánh.

Các sô" tuyệt đốì trong thống kê không phải là con


số được lựa chọn tuỳ ý, mà phải qua điều tra thực tế,
tổng hợp một cách khoa học. Trong nhiều trưòng hợp
phải sử dụng các phương pháp tính toán khác nhau mới
có được sô" tuyệt đốì.

2. SỐ TƯƠNG ĐỐI TRONG THỐNG KÊ


2.1. Khái niệm và ý nghĩa sô tương đối trong
thống kê
Sô tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so
sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu.
108
Đó là kết quả so sánh hai chỉ tiêu thống kê cùng
loại nhưng khác nhau về điều kiện thòi gian hay không
gian; hoặc giữa hai chỉ tiêu thông kê khác loại nhưng có
liên quan với nhau...

Ví dụ: Tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam


năm 2000 so vối năm 1999 bằng 111,05%. Năm 2001,
sản lượng của doanh nghiệp A so với doanh nghiệp B
bằng 98,2%. Mật độ dân sô" bình quân của nưốc ta năm
1997 là 231 người /km2; sả n phẩm công nghiệp chủ yếu
tính theo đầu ngưòi: điện 99,5 kw/h/ngưồi, thép 11,1
kg/người, vải 5,3 m/ngưòi...

- Trong phân tích thông kê, các sô" tương đối được
sử dụng rộng rãi để nêu lên kết cấu, quan hệ so sánh,
tốc độ phát triển, trình độ phổ biến... của hiện tượng
nghiên cứu trong điều kiện thòi gian và không gian cụ
thể.

Cũng như các số tuyệt đôi, các sô" tương đối trong
thống kê nói lên mặt lượng trong quan hệ mật thiết vối
mặt chất của hiện tựơng nghiên cứu. Tuy nhiên, trong
khi các số tuyệt đối chỉ mới khái quát được về quy mô,
khối lượng của hiện tượng, thì các sô" tương đối cho phép
phân tích các đặc điểm của hiện tương; nghiên cứu các
hiện tượng đó trong mối quan hệ so sánh với nhau. Ví
dụ: Sản lượng lương thực (quy thóc) của nước ta năm
2002 là: 36.379,7 nghìn tấn. Muôn phân tích xem sản
lượng đó tăng (hay giảm) đã thỏa mãn nhu cầu của
109
nhân dân hay chưa? sả n lượng đó nhiều hay ít?... phải
so sánh với sản lượng của năm trước, với tổng sô" dân
v.v...

Trong công tác lập kế hoạch và kiểm tra tình


hình thực hiện kế hoạch, sô" tương đối cũng giữ vai trò
rất quan trọng. Nhiều chỉ tiêu kê hoạch được đề ra bằng
sô" tương đôi. Khi kiểm tra tình hình thực hiện kê hoạch
ngoài việc tính sô" tuyệt đôi, còn phải đánh giá tình hình
hoàn thành kế hoạch bằng sô" tương đối

Trong trường hợp cần phải giữ bí mật sô" tuyệt đốì
người ta có thể sử dụng số tương đối để biểu hiện tình
hình thực tế của hiện tượng.
2.2. Đặc điểm và hình thức biểu hiện số
tương đối

Các sô" tương đôi trong thống kê không phải là con


số trực tiếp thu thập được qua điều tra, mà là kết quả so
sánh hai sô" đã có. Bởi vậy, mỗi sô" tương đối đều phải có
gốc dùng để so sánh. Để kết quả so sánh có ý nghĩa, các
mức độ đem ra so sánh phải tương đồng về mặt quy mô,
trình độ, các phương pháp tính toán, thu thập có sự
đồng nhất. Tùy theo mục đích nghiên cứu, gốc so sánh
được chọn khác nhau. Để biểu hiện sự phát triển của
hiện tượng theo thòi gian thì gốc là mức độ kỳ trước; để
kiểm tra thực hiện kế hoạch thì gốc là mức kế hoạch; để
biểu hiện mối liên hệ giữa bộ phận và tổng thể thì gốc là
mức độ của tổng thể v.v... Như vậy, do sử dụng gốc so
110
sánh khác nhau, sẽ có nhiều loại sô" tương đốì khác
nhau.

Hình thức biểu hiện (Đơn vị tính) của sô" tương


đối là sô" lần, s ố phần trăm (%) hay số phần nghìn (%o).
Ngoài ra khi dùng số tương đối để nói lên trình độ phổ
biến của hiện tượng nào đó hình thức biểu hiện có thể là
đơn vị kép (người/km2; sản phẩm/ngưòi).

Để kết quả so sánh (sô" tương đốỉ) có ý nghĩa, các


mức độ đem ra so sánh phải có tính chất có thể so sánh
được. Nói cách khác, các mức độ phải đảm bảo giồng
nhau về nội dung kinh tê hoặc những nội dung có quan
hệ nêu được tính đại diện, phổ biến của hiện tượng, về
phương pháp tính toán, phạm vi...

2.3. Các loại sô tương đối


Căn cứ vào nội dung mà sô" tương đốì phản ánh,
có các loại sô" tương đốì sau đây:

2.3.1. Sô tương đối động thái

Số tương đôl động thái biểu hiện sự biến động về


mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian
nào đó. Sô tương đốì này được sử dụng rộng rãi trong
phân tích thống kê vì nó xác định xu hướng biến đổi tốc
độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Số tương đối
động thái là kết quả so sánh hai mức độ của chung một
hiện tượng ở hai thời kỳ (hay thòi điểm khác nhau, được
biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm (%)).
111
Công thức tính

y0
Trong đó:
T: Số tương đối động thái

yx: Mức độ kỳ báo cáo

y0: Mức độ kỳ gốc.


Ví dụ: Vốn đầu tư nguồn NSNN cho vùng đồng
bằng Sông Cửu Long năm 2001 là 4.811 tỷ đồng, năm
2000 là 5.378 tỷ đồng. Nếu đem so sánh vôn đầu tư
nguồn NSNN cho vùng đồng bằng Sông Cửu Long năm
2001 với năm 2000, ta có sô" tương đối động thái sau:

= 4$n = lần 89
5,378

Trong thực tế, loại sô' tương đốì động thái này
được gọi là tốc độ phát triển hay chỉ sô" phát triển.

Tùy theo mục đích nghiên cứu, các số tương đối


động thái có thể được tính theo kỳ gốc khác nhau. Nếu
kỳ gốc tuần tự thay đổi và được chọn kề ngay trước kỳ
nghiên cứu, ta gọi đó là kỳ gốc liên hoàn. Ví dụ: có tài
liệu về giá trị sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp A
từ năm 2000-2003, nếu lấy mức độ năm 2001 so với năm
2000; mức độ năm 2002 so với năm 2001 và mức độ năm
2003 so vối mức độ năm 2002. Việc dùng kỳ gốc liên
112
hoàn có tác dụng biểu hiện sự phát triển của hiện tượng
qua hai thời gian gần nhau. Nếu kỳ gốc không thay đổi
còn kỳ nghiên cứu có thể lấy khác nhau, ta gọi đó là kỳ
gốíc cố định. Ví dụ, các mức độ năm 2001, năm 2002,
năm 2003 đều cùng so sánh với mức độ năm gốc là năm
2000, đó là năm gốc cô" định. Mục đích dùng kỳ gốc cô
định nhằm nghiên cứu sự phát triển của hiện tượng qua
thòi gian tương đốì dài.

Muốn tính sô tương đối động thái chính xác, cần


chú ý bảo đảm tính chất có thể so sánh được giữa các
mức độ kỳ nghiên cứu và kỳ gốc. Nói cách khác, cần
phải bảo đảm giống nhau về nội dung kinh tế, về
phương pháp tính, về đơn vị tính toán, về phạm vi, về độ
dài thời gian mà mức độ phản ánh.

2.3.2. Sô tương đối k ế hoạch

Số tương đối kê hoạch được dùng để lập các kế


hoạch phát triển kinh tế quốc dân và kiểm tra tình hình
thực hiện các kế hoạch. Có hai loại sô" tương đối kế
hoạch:

2.3.2.1. S ố tương đối nhiệm vụ k ế hoạch


Là tỷ lệ so sánh giữa mức độ cần đạt tới của chỉ
tiêu nào đó trong kỳ kế hoạch với mức độ thực tế của chỉ
tiêu ấy ỏ kỳ gốc.

Công thức tính: t nk = —-KH-


Y0
Trong đó:
tnk: Sô" tương đối nhiệm vụ kê hoạch

Ykh: Mức độ kế hoạch

Y0: Mức độ thực tế kỳ gốc so sánh.

Ví dụ: Sản lượng thép cán của một doanh nghiệp


luyện kim đen năm 2002 là 20.500 tấn. Kê hoạch dự
kiến năm 2003 phải đạt tới 21.525 tấn. Sô" tương đối
nhiệm vụ kế hoạch về sản lượng thép sẽ là:

21.525
t . = — — ---- = 1,05 hay 105%
nk 20.500
2.3.2.2. Sô'tương đôi hoàn thành k ế hoạch
Là tỷ lệ so sánh giữa mức thực tế đạt được trong
kỳ nghiên cứu vối mức kê hoạch đặt ra cùng kỳ của một
chỉ tiêu nào đó.

Sô”tương đối hoàn thành kê hoạch xác định mức độ


thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trong thời gian nhất định.
Y
Công thức tính: Thk = ——
y KH

Trong đó: #

Thk: Sô" tương đối hoàn thành kế hoạch

Y,: Mức độ thực tế nghiên cứu

Ykh: Mức độ kế hoạch đặt ra

114
Cũng theo ví dụ trên sản lượng thép thực tê
doanh nghiệp đạt được năm 2003 là 22,386 tấn.

Sô" tương đôi hoàn thành kế hoạch sản lượng thép


sẽ là:

= .-2 — = 1 4(hay 104 %)


nk 21 .525

ĐỐI với những chỉ tiêu mà kế hoạch dự kiến tăng


là chiều hướng tốt, thì sô" tương đối hoàn thành kế hoạch
tính ra > 100% là hoàn thành và hoàn thành vượt mức
kế hoạch; < 100% là không hoàn thành kế hoạch. Ngược
lại, những chỉ tiêu mà kê hoạch dự kiến giảm là chiều
hướng tốt (giá cả, giá thành...) thì sô" tương đốì hoàn
thành kế hoạch tính ra < 100% là vượt mức kế hoạch,
trên 100% là không hoàn thành kế hoạch.

Khi tính các số tương đổi kế hoạch, phải đảm bảo


tính chất so sánh được về nội dung, phương pháp tính,
giữa mức độ thực tế và mức kế hoạch.

2.3.2.3. Mối quan hệ giữa s ố tương đối động thái


và các sô' tương đối k ế hoạch

Số tương đôi động thái bằng tích của sô" tương đốì
nhiệm vụ kế hoạch và sô' tương đôi hoàn thành kế
hoạch.

_YL - Y.
1 kh v Y11
Y10 1Y0 1KYll

115
Sô" tương đối hoàn thành kê hoạch bằng tỷ sô" giữa
sô" tương đốì động thái với sô tương đốì nhiệm vụ kế
hoạch.
Y1 I _ 1YI . 1 Y
KH
Y KH Y
*0 Y
10

SỐ tương đốì nhiệm vụ kê hoạch bằng tỷ sô" giữa


số tương đối động thái với sô" tương đối hoàn thành kế
hoạch.

Y. Y . 11
1 KH _ _J_Ị_ Y
Y1 0 1Y0 Y.
KH

2.3.3. Sô tương đối kết cấu


Sô' tương đốì kết cấu xác định tỷ trọng của mỗi bộ
phận cấu thành trong một tổng thể. Qua chỉ tiêu này có
thể phân tích được đặc điểm cấu thành của hiện tượng.
Nghiên cứu sự thay đổi kết cấu của tổng thể sẽ thấy xu
hướng phát triển của hiện tượng và sự ảnh hưởng của
các điều kiện liên quan. Sô" tương đốì kết câu là kết quả
so sánh trị sô" tuyệt đối của từng bộ phận với trị sô tuyệt
đối của cả tổng thể. Sô" tương đối mang đơn vị tính là sô"
phần trăm (%) hoặc số phần nghìn (%o).

Công thức tính: d= X100


Yt

Trong đó:
d- Sô" tương đôi kết cấu
116
Yb - Trị sô' tuyệt đối từng bộ phận
Y t - Trị sô" tuyệt đôì của tổng thể.

Muốn tính các số tương đổi kết cấu được chính


xác trưốc hết phải phân biệt các bộ phận có tính chất
khác nhau trong tổng thể nghiên cứu, có nghĩa là phải
phân tổ chính xác. Vì vậy, việc tính sô" tương đối kết cấu
có quan hệ thật thiết với phương pháp phân tổ thống kê.

2.3.4. Sô tương đối cường độ

Số tương đối cưòng độ biểu hiện trình độ phổ biến


của hiện tượng trong điều kiện lịch sử nhất định.

Sô" tương đốỉ cường độ là kết quả so sánh mức độ


của hai hiện tượng khác nhau nhưng có quan hệ vói
nhau. Mức độ của hiện tượng mà ta cần nghiên cứu
trình độ phổ biến của nó được đặt ở tử sô", còn mức độ
của hiện tượng có quan hệ được đặt ỏ mẫu số...

Hình thức biểu hiện của số tương đối cường độ là


đơn vị kép (do đơn vị của tử số và mẫu số hợp thành).

Mật độ
_1 A A/

dân số

Sản phẩm Sô sản phẩm đã sản


tính xuất trong năm (Sản
theo đầu
người
Sô" tương đối cường độ được sử dụng rộng rãi để
biểu hiện trình độ phát triển sản xuất; trình độ đảm bảo
về mức sống vật chất và văn hóa của nhân dân một
nước: GDP tính theo đầu người; các loại sản phẩm chủ
yếu tính theo đầu người (lương thực, điện, thép v.v...).
Sô" tương đối cường độ còn được dùng để so sánh trình độ
phát triển sản xuất giữa các nước khác nhau.

2.3.5. Sô tương đối không g ia n

Số tương đối không gian biểu hiện quan hệ so


sánh giữa hai mức độ của hiện tượng cùng loại nhưng
khác nhau về không gian hay giữa các bộ phận trong
một tổng thể.

Chẳng hạn, có thể so sánh tổng s ố nhân khẩu,


diện tích đất đai, thu nhập quốc dân của các nước với
nhau. So sánh giá cả của mặt hàng nào đó giữa hai thị
trường; năng suất lúa thu hoạch giữa hai hợp tác xã; giá
trị sản xuất ra giữa hai doanh nghiệp v.v...

Sô" tương đối không gian còn biểu hiện sự so sánh


giữa các bộ phận trong cùng một tổng thể. Khi so sánh,
người ta lấy một bộ phận nào đó làm gốc, rồi đem các bộ
phận khác. Ví dụ như so sánh số lao động gian tiếp với
số lao động trực tiếp, so sánh sô" kỹ sư với sô công nhân
trực tiếp sản xuất...

Sô" tương đối không gian được dùng để đánh giá,


so sánh các mức độ trong các điều kiện không gian khác
118
nhau. Khi tính sô" tương đối không gian, cũng cần lưu ý
tính chất có thể so sánh được của các chỉ tiêu.

2.4. Điều kiện vận dụng chung sô tương đôi


* A* . Ai 4
và so tuyệt đoi
2.4.1. Phải xét đến đ ặ c điểm củ a hiên tượng
n ghiên cứu

Các hiện tượng kinh tế - xã hội khác nhau về


nhiều mặt; quan hệ sô" lượng của chúng có thể thay đổi
tùy theo điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Có khi
do đặc điểm của hiện tượng luôn luôn thay đổi, cho nên
cùng một biểu hiện về mặt lượng nhưng có thể mang ý
nghĩa khác nhau. Ví dụ, tỷ lệ lao động nữ cao hơn lao
động nam trong ngành giáo dục phổ thông và y tê là hợp
lý, nhưng cũng tỷ lệ đó trong ngành khai thác than hay
ngành vận tải lại là bất hợp lý. Như vậy, khi sử dụng sô"
tươr.g đốì phải xét đến đặc điểm của hiện tượng thì các
kết luận rút ra mới đúng đắn.

2.4.2. Phải vân d u n g một cách kết hợp các sô


tương dối với sô tuyệt đôi

Sô" tương đối thường là kết quả so sánh của hai sô"
tuyết đối. Số tương đối tính ra có thể rất khác nhau tùy
thuộc vào việc lựa chọn gổc so sánh. Có khi sồ" tương đốì
tính ra rất lớn nhưng ý nghĩa của nó không đáng kể, vì
trị số tuyệt đối tương ứng với nó rất nhỏ. Ngược lại, có
khi s ố tương đối tính ra rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa
119
quan trọng, vì trị số tuyệt đối tương ứng của nó có quy
mô đáng kể. Vì vậy, khi nghiên cứu thống kê nếu vận
dụng kết hợp cả sô" tương đối và sô" tuyệt đối thì sẽ nhận
thức được sâu sắc và chính xác đặc điểm của hiện tượng
cả về qui mô và mức độ hơn kém v.v...

3. SỐ BÌNH QUÂN

3.1. Ý nghĩa, đặc điểm sô' bình quân


S ố bình quân trong thống kê biểu hiện mức độ đại
biểu theo tiêu thức sô" lượng trong một tổng thể bao gồm
nhiều đơn vị cùng loại.
Tổng thể thông kê bao gồm nhiều đơn vị cấu
thành, tuy về cơ bản các đơn vị này có thể cùng một tính
chất, nhưng biểu hiện cụ thể về mặt lượng theo các tiêu
thức thường chênh lệch nhau. Những chênh lệch này do
nhiều nguyên nhân. Bên cạnh những nguyên nhân
chung tác động đến xu hướng phát triển cơ bản của hiện
tượng, còn có những nguyên nhân riêng ảnh hưởng đến
mặt lượng của từng đơn vị cá biệt. Khi nghiên cứu thống
kê ta không thể nêu lên tất cả các đặc điểm riêng biệt
của từng đơn vị trong tổng thể mà cần tìm tính chất có
tính đại biểu nhất, có khả năng khái quát hoá đặc điểm
chung của cả tổng thể. Mức độ đó chính là số bình quân.

Chẳng hạn muôn phân tích tình hình biến động


về tiền lương của doanh nghiệp hoặc muôn so sánh mức
lương của công nhân các doanh nghiệp khác nhau ta
120
không thể lấy mức lương của bất kì một công nhân cá
biệt nào là mức lương đại diện. Bởi vì, mức lương của
từng người chênh lệch do nhiêu nguyên nhân (trình độ
thành thạo, sô" năm công tác, sức khoẻ, điều kiện làm
việc...). Cũng không thể căn cứ vào tổng mức lương
trong tháng của toàn thể công nhân, vì scí tiền này phụ
thuộc vào sô" lượng công nhân.

Muốn gạt bỏ ảnh hưởng của các nhân tô" ngẫu


nhiên - cá biệt ảnh hưởng tới tiền lương 1 công nhân,
cũng như ảnh hưởng của số lượng công nhân, ta phải
tính tiền lương bình quân; bằng cách đem tổng mức tiền
lương trong tháng chia cho sô" công nhân được lĩnh lương
trong tháng đó. Khi tính toán như vậy, ta đã coi như tất
cả các công nhân đều lĩnh một mức lương như nhau. Và
mức lương bình quân này là mức lương đại diện chung
của công nhân toàn doanh nghiệp trong thời gian nhất
định.

Qua đây ta thấy, số bình quân có tính chất tổng


hợp và khái quát cao, chỉ dùng một trị số để nêu lên một
mức độ chung nhất, phổ biến nhất, có tính chất đại biểu
nhất của tiêu thức nghiên cứu, không kể đến chênh lệch
thực tế giữa các đơn vị tống thể. Sô" bình quân không
biểu hiện một mức độ cá biệt, mà là một mức độ tính
chung cho mỗi đơn vị tổng thể.

Do sô" bình quân chỉ biểu hiện đặc điểm chung


của cả tổng thể nghiên cứu cho nên các nét riêng biệt có
121
tính chất ngẫu nhiên của từng đơn vị cá biệt bị loại trừ
đi. Có nghĩa là sô" bình quân có đặc điểm san bằng mọi
chênh lệch giữa các đơn vị về trị sô" của tiêu thức nghiên
cứu, sự san bằng này chỉ có ý nghĩa khi ta tính cho một
sô" khá nhiều đơn vị. Nếu số bình quân tính cho một
tổng thể cùng loại nhưng sô' đơn vị quá ít thì các kết
luận rút ra sẽ kém chính xác.
Sô bình quân có ý nghĩa rất quan trọng trong
công tác lý luận và trong thực tiễn. Nó được dùng trong
công tác nghiên cứu nhằm nêu lên các đặc điểm chung
của hiện tượng kinh tế - xã hội, sô" lớn trong điều kiện
thời gian và địa điểm cụ thể. Ta thường gặp các chỉ tiêu
như: giá thành bình quân, giá cả bình quân, năng suất
lao động bình quân, tốc độ chu chuyển vốn bình quân...
là những chỉ tiêu rất cần thiết trong phân tích hoạt
động kinh tế.
Khi muôn so sánh các hiện tượng không cùng quy
mô, phải sử dụng sô" bình quân để tính. Ví dụ, so sánh
mức năng suất lao động và tiền lương bình quân của
công nhân hai doanh nghiệp, so sánh năng suất thu
hoạch bình quân giữa hai địa phương.
Số bình quân còn được dùng để nghiên cứu các quá
trình biến động qua thời gian, nhất là các quá trình sản
xuất. Sự biến động của sô" bình quân qua thòi gian có thể
cho thấy được xu hướng của phát triển cơ bản của hiện
tượng sô lớn nghĩa là của đại bộ phận các đơn vị, trong
khi từng đơn vị cá biệt không cho ta thấy rõ điều đó.
122
Sô bình quân chiếm một vị trí quan trọng trong
việc vận dụng nhiều phương pháp phân tích thống kê
(điều tra chọn mẫu, dự đoán, phân tích mối liên hệ...).

3.2. Các loại sô bình quân


Trong thống kê có nhiều loại sô" bình quân, việc
sử dụng sô" bình quân phải căn cứ vào mục đích nghiên
cứu và ý nghĩa kinh tê của chỉ tiêu bình quân. Trong
thực tê còn phải tuỳ thuộc vào nguồn tài liệu đã thu
thập được mà chọn công thức tính toán cho thích hợp,
đảrc bảo tính chính xác và nội dung kinh tê của mỗi chỉ
tiêu.

Nghiên cứu thông kê các mức độ hiện tượng kinh


tế - xã hội, thường dùng các loại scí bình quân sau đây:

3.2.1. Sô bình quân cộng

SỐ bình quân cộng được dùng nhiều nhất trong


nghiên cứu thống kê, sô" liệu cần thiết để tính sô" bình
quân cộng thường có sẵn trong các nguồn tài liệu thống
kê hoặc kế toán.

Sô" bình quân cộng được tính bằng cách đem tổng
các ^ượng biến của tiêu thức chia cho tổng số đơn vị tổng
thể 'tổng các tần số). Có các trường hợp tính toán sau:

3.2.1.1. Sô'binh quăn cộng giản đơn


Sô bình quân cộng giản đơn là sô" bình quân được
tính trên cơ sở bình quân hoá các lượng biến trong một
123
tổng thể, trong đó các lượng biến khác nhau chỉ xuất
hiện một lần. Sô' bình quân cộng dùng để tính mức độ
bình quân của các chỉ tiêu khi tài liệu thu thập được
lượng biến và mỗi mức lượng biến xuất hiện một lần
(tần sô" bằng 1) hoặc khi tài liệu không phân tổ.

Công thức tính:

ỷ Xi
x = + +~ + (4-1)
n n
Trong đó:

X : S ố bình quân

Xị. Các lượng biến (i = 1, 2,..., n)

n: Tổng số đơn vị tổng thể

Ví dụ: Tính mức năng suất lao động bình quân


của một tổ công nhân gồm bảy người lần lượt có mức
năng suất lao động là: 50 sản phẩm, 51 sản phẩm, 53
sản phẩm, 55 sản phẩm, 60 sản phẩm, 63 sản phẩm, 67
sản phẩm.

Sử dụng sô" bình quân cũng giản đơn ta tính được


năng suất lao động bình quản của tố công nhân này như
sau:

- 50 + 51 + 53 + 55 + 60 + 63 + 67 „
X = ---------------------- —----------------------- = 5 7sp

124
3.2.1.2. S ố bình quăn cộng gia quyền
Trong trường hợp mỗi lượng biến có thể gặp nhiều
lần, nghĩa là có tần sô' khác nhau. Muốn tính số bình
quân cộng, trước hết phải nhân từng lượng biến (X,) với
tần sô (fj) tương ứng rồi cộng lại và đem chia cho tổng
các tần sô' (tổng sô' đơn vị tổng thể). Lúc này tần số (fị)
còn được gọi là quyền sô" vì nó ảnh hưởng quan trọng
đến trị số của sô" bình quân.

- Công thức tính:


n

(4.2)

i=l
Trong đó:

X : Sô" bình quân

Xị! (i = 1, 2,..., n) lượng biến thứ i

fj: (i = 1 2,..., n) các quyền số (tần số)

Ví dụ: Tính năng suất lao động bình quân của 1


tổ công nhân cùng sản xuất 1 loại sản phẩm theo tài
liệu sau:
ếị

125
Bảng 4.1
N SLĐ (S P ) Sô công nhân S ả n lượng
X, Ft

40 23 120
43 5 215
45 10 450
49 6 294
55 7 385
Cộng 30 1464

Sử dụng sô" bình quân gia quyền ta tính được


năng suất lao động bình quân của tổ công nhân như
sau:

V _= —
X !-464
—— =_ 48,8sp
o
30

- Một s ố trường hợp đặc biệt khi sử dụng sô" bình


quân cộng gia quyền.

+ Khi mọi quyền (f,) bằng nhau thì công thức sô'
bình quân cộng gia quyền trở thành công thức sô" bình
quân cộng giản đơn.
n n

_ ẳ x .f . t x .
^ - 'r - "Lj (Với tất cả í bằng nhau)
V f.
i=l
126
+ Trường hợp tài liệu phân tổ có khoảng cách tổ
thì ta phải lấy trị số giữa của mỗi tổ để làm đại diện cho
lượng biến của tổ đó:

rp „ J _
~
„ . V
X max + X min
lr ị sô giưa: Aj —-------------------

Trong đó: Xmax, X min là giới hạn trên và giới hạn


dưới của từng tổ. Lúc này ta có sô bình quân cộng gia
quyền được tính như sau:

Ix .fi
X = n
(4.3)
p ,
i=1
+ Trường hợp quyền sô" cho dưới dạng tỷ trọng (di)
biểu hiện tỷ trọng của mỗi tổ chiếm trong tổng thể thì
lúc này số bình quân cộng gia quyền có dạng sau:

X = £ x jd j (4.4)
i=1

Trong đó: d| = ~ ~ —

li=l fi
+ Trường hợp tính scí bình quân chung từ các số
bình quân tổ (như tính năng suất lao động bình quân
của doanh nghiệp trên cơ sở năng suất lao động bình
quân của từng loại công nhân, phân xưởng...) thì số"bình
quân cộng chung sẽ là scí bình quân cộng gia quyền của
127
các sô" bình quân tổ, trong đó quyền sô" là sô" đơn vị mỗi
tố.

É x if i
Ta có: X = --------- (4.5)

5i=l f'

Trong đó:

X : sô" bình quân chung

X j: sô' bình quân tổ (vẫn coi như những lượng


biến thông thưòng)

f,: quyền sô"

3.2.2. S ô b in h q u â n đ iề u h o à

Số bình quân điều hoà cũng có nội dung kinh tế


như sô" bình quân cộng, tính được bằng cách đem chia
các lượng biến của tiêu thức cho tổng sô" đơn vị tổng thể.
Tuy nhiên ở đây vì không có sẵn tài liệu về số đơn vị
tổng thể nên phải tính toán gián tiếp.

3.2.2.1. S ố binh quân điều h o à g ia quyền


Sử dụng sô' bình quân điếu hoà để tính mức độ
bình quân khi tài liệu cho biết các lượng biến (Xj) và tích
của lượng biến với tần số (M,)

<M, = X,xQ
Công thức tính:
128
y .M i
V Mị + M 2 +... + M n •_!
x= K Ì 7 7 7 ^ =t K ( 4 ' 6 )

X, x2 x„ ^x,
Trong đó:

X : Scí bình quân


Xị.- lượng biến (i= 1, 2,..., n)
Mị! quyền sô" (tổng lượng tiến tiêu thức từng tổ)
Ví dụ: Có tình hình về doanh số bán hàng của 3
loại gạo tại 1 cửa hàng gạo như sau:
B ả n g 4.2

L oại gạo Đơn giá (l.OOOđ) D oanh thu (l.OOOđ)


Loai 1

8 24.000
Loai 2

6 36.000
Loại 3 4 16.000
Tính giá bình quân lkg gạo mà cửa hàng đã bán?

Áp dụng công thức trên, thay số vào ta có:


24.000 + 3 6 .0 0 0 +16.000 _ c co ;1
“ 24.000 36.000 16.000 ~ , g g
------- -----1--------- ----ỉ - --- --
8 6 4
3.2.2.2. SỐ bình quân điều h o à g iả n đơn
Khi các quyền số (Mi) bằng nhau tức là Mị = M2
=.... Mn thì ta có công thức sô" bình quân điều hoà gia
129
quyền trở thành công thức sô bình quân điều hoà giản
đơn.

ỸM j
X = -ố— = —ĩMi— = _ ! L _ (4.7)
ny n 1 n 1 x 7
ỷ Mi m.y_L Ỳ±' V V
Á—à Y
1=1 i=l A i i—
1A

Công thức:

X = —- — gọi là số bình quân điều hoà giản đơn


ẳt r x—,

Trong đó:

X j : lượng biến (i= 1,2,..., n)

n: số lượng biến

X : số bình quân

Ví dụ: Một nhóm 4 công nhân cùng sản xuất với


thòi gian lao động như nhau. Người thứ nhất sản xuất 1
sản phẩm hết 10 phút, người thứ hai hết 12 phút, người
thứ 3 hết 14 phút, ngưòi thứ tư sản xuất 1 sản phẩm
hết 15 phút. Tính thòi gian hao phí bình quân để sản
xuất ra 1 sản phẩm của nhóm công nhân trên?

Thời gian hao phí bình quân để sản xuất ra 1 sản


phẩm của nhóm công nhân trên được áp dụng công thức
số bình quân điều hòa giản đơn ta có:
130
X = —— j— f = 1 2 ’4 5 phút
----- 1----^----------1----
10 12 14 15

3.2.3. S ố bình quân n hàn

Sô" bình quân nhân là sô" bình quân của những


lượng biến có quan hệ tích sô" với nhau.

Nó thường dùng để tính tốc độ phát triển bình


quân.

3.2.3.1. Sô bình quân nhân giản đơn


- Công thức tính:

X = V X ,x X 2x ...x X n = / n x i (4.8)

Trong đó: X,: (i=l,2 ..., n) các lượng biến


n: số lượng biến

n : Ký hiệu tích

X : sô" bình quân

Ví dụ: Có số liệu vê doanh thu của công ty lương


thực X năm 2000 đến 2005 như bảng (4.3):

Áp dụng công thức sô bình quân nhân giản đơn ta


tíruh được tốc độ phát triển bình quân về doanh thu của
cửa hàng lương thực X như sau:

X = ự l , 0 5 x 1 , 0 2 x 1 , 0 3 x 1 , 0 4 x 1 , 0 6 = 1,04 = 1 0 4 %

131
Bảng 4.3
Năm
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Chỉ t i ê u '-^ - ^
1/ Doanh thu 20.000 21.000 21.500 22.200 23.000 24.400
(triệu)
2/ Tốc độ phát
triển liên hoàn - 1,05 1,02 1,03 1,04 1,06
(lần)
3.2.3.2. S ố bình quân nhân g ia quyền
Khi các lượng biến (Xj) có các tần sô" (f;) khác nhau
ta có công thức sô" bình quân nhân gia quyền.

X = ^ X Í ' x X Í 2x...xX^ = - f^ n x f (4.9)

Trong đó: Xị: (i=l,2,..., n) các lượng biến


fị: (i=l,2,..., n) các tần sô"

X : sô" bình quân


Ví dụ: Trong thời gian 10 năm, tốíc độ phát triển
về chỉ tiêu GTSX của 1 doanh nghiệp như sau: có 5 năm
phát triển với tốc độ mỗi năm là 110%; có 2 năm tốc độ
phát triển mỗi năm là 125%; có 3 năm phát triển với tốc
độ mỗi năm là 115%. Tính tốc độ phát triển bình quân
về GTSX của doanh nghiệp trong thời gian 10 năm?
Trong trường hợp này, để tính tốc độ phát triển
bình quân về GTSX của DN, ta sử dụng công thức sô"
bình quân nhân gia quyền:
132
X = '^1,15X 1,25 2 X 1,15 3 = 1,144 = 114 ,4%

3.2.4. Mốt (Mo)


3.2.4.1. K hái niệm
Mốt là biểu hiện của một tiêu thức được gặp
nhiều nhất trong tổng thể.
Đối với dãy sô" lượng biến, mốt là lượng biến có
tần sô" lớn nhất.
3.2.4.2. Phương p h áp xác định
Tài liệu phân tổ không có khoảng cách tổ: Mốt là
lương biến có tần số lớn nhất.
Ví dụ: Có tài liệu về phân tổ các gia đình trong tổ
dân phô" X như sau:
Bảng 4.4
SỐ n h â n k h ẩ u (người) S ố gia đình (hộ)
1 10
2 25
3 40
4 90
5 20
6 trở lên 10
Ta có thể xác định được Mốt: Mo = 4, vì lượng
biến này có tần sô' f = 90 lớn nhất.
- Tài liệu phân tổ có khoảng cách tổ đều:
133
Trước hết xác định tổ chứa mốt, tức là tổ có tần sô"
lớn nhất. Sau đó xác định trị sô" gần đúng của mốt theo
công thức sau:

M 0 = X 0 + h ----------- fmo ~ fm°-1------------ (4.10)


ơmo
V mo - Lmo - 1l) + ( f mo
' \ mo - f m
moo+1
+l)/
Trong đó:
X0: giới hạn dưới của tổ chứa mốt
h: trị s ố khoảng cách tổ của tổ chứa mốt
fm0: tần số" của tổ chứa mốt
fm0.!: tần sô" của tổ đứng trước tổ chứa mốt
fmo+1: tần sô" của tổ đứng sau tổ chứa mốt
0 Ví dụ: Có tài liệu về năng suất lao động của công
nhan ở một doanh nghiệp sản xuất 1 loại sản phẩm theo
bảng (4.5). Hãy xác định Mốt?
Bảng 4.5
NSLĐ (kg) Sô công nhân (người)
200-250 20
250-300 40
300-350 70
350-400 100
400-450 50
450-500 30
Cộng 310
134
Trước hết ta xác định Mốt ở vào tổ thứ 4 (350-
400), vì tổ này có tần số lớn nhất là 100 công nhân; sau
đó ta xác định Mốt theo công thức (4.10):

M 0 = 350 + 5 0 ---------- 1QQ- 10----------= 368,75 (kg)


(1 0 0 -7 0 )+ (100-50) e

- Tài liệu phân tổ có khoảng cách tổ không đều:

Mốt vẫn được xác định theo công thức trên (4.10)
nhưng việc xác định tổ chức mốt không căn cứ vào tần
số mà căn cứ vào mật độ phân phôi (tỷ sô" giữa tần sô" với
trị sô" khoảng cách tổ tương ứng). Mốt sẽ nằm ở tổ nào có
mật độ phân phối lớn nhất.

Ví dụ: Có tài liệu về năng suất lao động của 1


doanh nghiệp như sau:

Bảng 4.6
NSLĐ (kg) Sô công Khoảng Mât
• đô•
Xi nhân cách tổ phân phôi
(người) fj h, (f,: hi)
200-250 40 50 0,8

250-350 45 100 0,45

350-500 150 150 1,0


500-600 60 100 0,6

600-650 25 50 0,5

135
Xác định Mốt?

Mốt rơi vào tổ thứ 3 là có mật độ phân phốỉ lớn


nhất. Áp dụng công thức (4.10) ta có:

M. = 350 +150 T ĨT ^ T T ^ T T T rT T = 436’8 <ke>


( 1 - 0 ,4 5 ) + (1 -0,6 )

Mốt có tác dụng bổ sung hoặc thay th ế sô" bình


quân cộng trong trường hợp việc tính số bình quân này
gặp khó khăn, không đảm bảo chính xác hoặc không có
ý nghĩa.

Mốt có khả năng nêu lên mức độ phổ biến của


hiện tượng mà không san bằng, bù trừ chênh lệch giữa
các lượng biến. Cho nên, trong nhiều trường hợp để xác
định mức độ phổ biến của hiện tượng ta dùng mốt. Ví dụ
như xác định giá cả của một mặt hàng nào đó trên thị
trường, mức thu nhập phổ biến của công nhân ỏ một
khu công nghiệp, xác định nhu cầu của thị trường về
một loại kích cỡ sản phẩm nào đó như giày, dép, quần
a o ...

3.2.5. S ố tru n g vỉ (Me)

3.2.5.1. K hái niệm

Sô' trung vị là lượng biến của tiêu thức đứng ở vị


trí giữa trong dãy số lượng biến đã được xắp xếp theo
trật tự tăng hoặc giảm dần. Sô" trung vị chia dãy sô" làm
2 phần, mỗi phần có số đơn vị tổng thể bằng nhau.
136
3.2.5.2. Phương p h áp xác định
Dãy sô" phân phối không có khoảng cách tổ:

+ Trường hợp số đơn vị tổng thể là một số lẻ


(n = 2m + 1) thì sô" trung vị là lượng biến đứng ở vị trí
thứ (m + 1) tức là Me = Xm+1

+ Trường hợp sô" đơn vị tổng thể là sô" chẵn


(n=2m) thì sô" trung vị là sô" bình quân cộng giản đơn
của 2 trị sô" lượng biến tiêu thức đứng giữa.

Tức là: Me = —m +- Xpi+' (4.11)

Ví dụ: Có mức NSLĐ của công nhân ở 1 tổ sản


xuất có 6 người như sau: 150sp; 165sp; 170sp; 180sp;
I85sp; 190sp. Lúc này sô" trung vị là:

170 + 180 t _c _
M e = ------ X------= 175 sp
2

- Dãy sô" phân phôi có khoảng cách tổ:

Trước tiên ta xác định tổ chứa số trung vị đó là tổ


có tần sô" tích luỹ bằng hay vượt quá nửa tổng các tần
số. Sau đó xác định trị sô" gần đúng của số trung vị theo
công thức sau:
Trong đó:
X0: Giới hạn dưới của tổ chứa số trung vị

h: Khoảng cách tổ của tổ chứa sô trung vị

SMe.,: Tổng các tần số của các tổ đứng trưóc tổ


chứa sô" trung vị

fMe: Tần sô" của tổ chứa số trung vị

Efj: Tổng các tần số của dãy số.

Ví dụ: Vận dụng sô" liệu bảng (4.5) ở trên, ta có


bảng (4.7) sau:

Bảng 4.7
NSLĐ (kg) Sô cô n g n hân T ầ n số
(Xi) (người)(fị) tíc h lũy

200-250 20 20

250-300 40 60

300-350 70 130

350-400 100 230*

400-450 50 280

450-500 30 310

Cộng 310

Xác định sô" trung vị như sau: Ta thấy tổ chứa sô"


trung vị là tổ thứ 4 vì tổ này có tần số tích lũy 230 là
138
vượt quá nửa tổng tần sô", tức là ngưòi công nhân thứ
155 và 156 ở tổ đó; theo công thức (4.12) ta có:

- - 130
Me = 350 + 50 - 2-------------=
. 362 ,5
100

Cũng như mốt, sô trung vị biểu hiện mức độ đại


biểu của hiện tượng mà không san bằng, bù trừ chênh
lệch giữa các lượng biến. Nó thường dùng để bổ sung
hoặc thay thê sô" bình quân khi không có một cách chính
xác toàn bộ các lượng biến. Chỉ cần đảm bảo được sự
phân phối các đơn vị theo thứ tự lượng biến. Như vậy nó
được sử dụng thích hợp với dãy số lượng biến có khoảng
cách tổ mở và không đều đặn hay với dãy scí có quá ít
đơn vị.
Ịệ

Trong thực tế, sô" trung vị được sử dụng rộng rãi


trong kỹ thuật và phục vụ công cộng như xác định vị trí
xây dựng chợ, cửa hàng, khu vui chơi giải trí, câu lạc bộ
thể thao, trạm đỗ xe buýt...

3.3. Đ iều kiện vận dụng sô bình qu ân

Tuy sô" bình quân có nhiều tác dụng quan trọng


đối với nghiên cứu thống kê nhưng bản thân nó có
những nhược điểm: san bằng mọi chênh lệch thực tế
giữa các đơn vị cá biệt, làm cho tổng thể hết sức phức
tạp trở thành đơn giản. Đây chính là chỗ để bị lợi dụng
trong thống kê. Vì vậy muốn vận dụng sô" bình quân
139
một cách khoa học và chính xác cần chú ý các điều kiện
sau:

- T hứ n h ấ t: Scí bình quân chỉ được tính ra từ


những tổng thể đồng chất. Tổng thể đồng chất là tổng
thể bao gồm các đơn vị, hiện tượng có cùng chung một
tính chất, thuộc cùng một loại hình kinh tê - xã hội xét
theo một
è tiêu thức nhất định,
*
Trong tổng thể đồng chất, sự chênh lệch về lượng
cụ thể giữa các đơn vị không lớn lắm vì bản chất của nó
giống nhau. Có sự chênh lệch chỉ là do các nhân tô' ngẫu
nhiên tác động. Khi tính số bình quân các nhân tô" ngẫu
nhiên sẽ bù trừ. Sô" bình quần sẽ thể hiện đầy đủ ý
nghĩa và mức độ đại biểu cho tất cả các mức độ khác
nhau trong tổng thể.
- T hứ h a i: Sô bình quân chung cần được vận
dụng kết hợp với số bình quân tổ hoặc dãy sô phân phôi.
Khi so sánh, phân tích hiện tượng nếu chỉ xét qua
sô" bình quân chung thì các chênh lệch coi như bị san
bằng, các đơn vị có mức độ cao thấp khác nhau đều bị
che lấp. Điều đó hạn chê tác dụng của việc phân tích
thống kê không giải thích được hết những nguyên nhân
và xu hướng phát triển của hiện tượng. Thậm chí nếu
không chú ý còn rút ra kết luận sai lệch. Nhiệm vụ
nghiên cứu của thống kê là đi đôi với việc tìm hiểu mức
độ đại biểu chung, còn phải tìm ra những đơn vị tiên
tiến, lạc hậu, phát hiện những mầm mông mới đang
140
phát sinh hoặc những bộ phận lạc hậu đang kìm hãm sự
phát triển chung. Vì những lí do trên, khi phân tích
thống kê không thể thoả mãn với số bình quân chung
mà cần bổ sung bằng các số" bình quân tổ hoặc dãy số
phân phối.

3.4. Các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên tiêu


thức

3.4.1. Ý nghĩa của viêc nghiên cứu độ biến


thiên tiêu thức

S ố bình quân chỉ nêu nên mức độ đại biểu có tính


chất chung nhất của tổng thể nghiên cứu. Mức độ này
không phản ánh chênh lệch thực tê giữa các đơn vị cá
biệt. Do vậy trong phân tích thông kê ngoài việc tính
mức độ bình quân ta cần đánh giá độ biến thiên tiêu
thức.

Nghiên cứu độ biến thiên tiêu thức có ý nghĩa

- T hứ n h ấ t: Độ biến thiên tiêu thức giúp ta đánh


giá tính chất đại biểu của sô" bình quân. Trị sô" này tính
ra càng lớn, độ biến thiên tiêu thức càng nhiều, do đó
tính chất đại biểu của sô" bình quân càng thấp và ngược
lại.

- T hứ h a i: Quan sát độ biến thiên tiêu thức trong


một dãy số lượng biến thấy được nhiều đặc trưng của
dãy sô" như: đặc trưng về phân phối, về kết cấu, tính
chất đồng đều của tổng thể.
141
- T hứ b a : Độ biến thiên tiêu thức còn được sử

dụng trong nhiều trường hợp nghiên cứu thống kê khác


như: phân tích nhịp điệu hoàn thành kê hoạch, phát
hiện khả năng tiềm tàng của các đơn vị, phân tích sự
biến động, mối liên hệ, dự đoán thống kê, điều tra chọn
mẫu.

3.4.2. C ác c h ỉ tiêu tín h đ ộ b iến th iên tiêu thứ c

3.4.2.1. K hoảng biến thiên (R)


Khoảng biến thiên là độ lệch giữa lượng biến lốn
nhất và lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức nghiên cứu.

R = Xmax- X min (4.13)

Trong đó:
R: khoảng biến thiên

Xmax: lượng biến lớn nhất của tiêu thức nghiên cứu

Xmin: lượng biến nhỏ nhất của tiêu thức nghiên


cứu

Khoảng biến thiên càng nhỏ thì tổng thể càng


đồng đều, tính chất đại biểu của số bình quân càng cao
và ngược lại.

Ví dụ: Có tài liệu về năng suất lao động của công


nhân ở 2 tổ sản xuất (mỗi tổ có 5 ngưòi) như sau:

Tổ 1: 40, 50, 60, 70, 80kg

TỔ 2: 58, 59, 60, 61, 62kg


142
Mức năng suất lao động bình quân của mỗi tổ đều
bằng 60 kg. Ta có khoảng biến thiên về năng suất lao
động:

R,= 80 - 40 = 40 kg

R2= 62 - 58 = 4 kg

Rj > R2 có nghĩa là độ biến thiên tiêu thức trong


tổ 1 lớn hơn tổ 2. Do đó tính đại biểu của số bình quân
tổ 1 thấp hơn tổ 2.

Đặc điểm của chỉ tiêu này là dễ tính và khái quát


song nó mới chỉ xét đến chênh lệch của một cặp lượng
biến mà chưa xét đến chênh lệch của các lượng biến
khác trong tổng thể. Hơn nữa đối với dãy sô" có khoảng
cách tổ mở thì không tính được chỉ tiêu này.

3.4.2.2. Độ lệch tuyệt đối bình quân ( d )


Độ lệch tuyệt đốì bình quân là sô" bình quân cộng
của các độ lệch tuyệt đối giữa lượng biến với số bình
quân của các lượng biến đó.

- Công thức tính:

d= Trường hợp không có quyền sô" (4.14)

Trường hợp có quyền sô" (4.15)

143
Trong đó:

d : độ lệch tuyết đối bình quân

Xịi các lượng biến (i = 1, 2 ,..., n)

fjt các tần số (i = 1, 2,.., n)

X : số bình quân của các lượng biến X;

Ví dụ tiếp: vẫn sử dụng sô" liệu ở ví dụ ừên, thay


vào công thức (4.14) ta có:

3 140-601+150-601+160-601 + 170-601 + 180-60Ị 1<w x


d, = J------------------------- ------------------------------------- = 12 (sp)

3 |58-60| + |59-60| + |60-60| + |61-60| + |62-60| ,^, .


d 2 = -------------------------------------------- ----------------------------------------------= 1,2 ( s p )

di > d2 Ta có kết luận tương tự như trường hợp


trên.

Độ lệch tuyệt đối bình quân đánh giá độ biến


thiên của tiêu thức một cách đầy đủ hơn khoảng biến
thiên vì nó tính đến độ lệch của tất cả các trị số tiêu
thức. Nhưng chỉ tiêu này có nhược điểm bỏ qua sự khác
nhau thực tế về dấu của các dộ lệch.

3.4.2.3. Phương sai ( ổ 1)

- Phương sai là sô" bình quân cộng của bình


phương của các độ lệch giữa lượng biến với số bình quân
của các lượng biến đó.
144
- Công thức tính:

Ệ (X ,-X )’
ô2 = —------------- (không có quyền số) (4.16)
n

ô2 = —---------------- (có quyền số) (4.17)


p,
i=l
Trong đó:
Xị-. lượng biến (i = 1, 2,.., n)
f;: tần sô"(i = 1, 2,..., n)

X : số bình quân của lượng biến Xj

52: phương sai


Ví dụ: v ẫn sử dụng ví dụ về năng suất lao động của
tổ công nhân ở trên để tính phương sai, ta có bảng sau:
TỔ 1 TỔ 2
IX

X, X,
íxf

(X .-X )2 xr X (Xr X ) 2
40 -20 400 58 -2 4
50 -10 100 59 -1 1
60 0 0 60 0 0
70 +10 100 61 +1 1
80 +20 400 62 +2 4
Cộng 1.000 10
145
Thay vào công thức (4.16) ta có:

2
ỏ; > ồ2

Ta cũng có kết luận như các trưòng hợp trên.

Phương sai là một trong những chỉ tiêu thường


dùng nhất để tính toán và phân tích trong điều tra chọn
mẫu, tính hệ sô" tương quan... Nó đã khắc phục được
nhược điểm của chỉ tiêu trên nhưng nó lại có nhược
điểm là phóng đại các độ lệch thực tế lên bình phương
lần và không có đơn vị tính cụ thể.

3.4.2.4. Độ lệch tiêu chuẩn ( ổ )


Độ lệch tiêu chuẩn là căn bậc 2 của phương sai.

- Công thức tính:

(không có quyền số) (4.18)

5= (có quyền số) (4.19)


Dựa vào công thức (4.18) ta tính độ lệch tiêu
chuẩn về NSLĐ

5, = y ị ỏ Ị = y /ĨÕ Õ = 14,14 sp

ô2 = = 4 Ĩ = 1,414 sp

Độ lệch tiêu chuẩn là chỉ tiêu bổ sung dùng để


đánh giá độ biến thiên của tiêu thức, cho biết sự phân
phối của các lượng biến trong một tổng thể, song việc
tính toán chỉ tiêu này tương đôi phức tạp.

3.4.2.5. Hệ số b iến thiên (V)

Các chỉ tiêu: độ lệch tiêu chuẩn, độ lệch tuyệt đốĩ


bình quân... đều đo độ biến động của tiêu thức bằng số
tuyệt đôi. Các trị số này không những phụ thuộc vào
mức độ dao động của tiêu thức mà còn phụ thuộc vào trị
số lượng biến và sô" bình quân. Vì vậy không thể dùng
chỉ tiêu này để so sánh độ biến thiên tiêu thức của các
tiêu thức khác nhau hoặc giữa các tiêu thức cùng loại
nhưng có sô" bình quân không bằng nhau. Vậy để so
sánh được ta dùng hệ scí biến thiên.

- Hệ s ố biến thiên là số tương đối tính được bằng


cách so sánh giữa độ lệch tiêu chuẩn hoặc độ lệch tuyệt
đối bình quân với sô" bình quân của các lượng biến.

Công thức tính: V ơ = = . 1 0 0


X
147
Hay: V„=Ẳ.100

Ví dụ: Có sô" liệu về năng suất thu hoạch lúa bình
quân, độ lệch tiêu chuẩn về năng suất thu hoạch lúa của
2 hợp tác xã như sau:

HTXA: X A = 4 0 ta / h a; ô A = 1 0 t a

H TX B : x 7 = 3 0 t a / h a ; ÔB = 9 t a

Từ tài liệu trên, ta tính được hệ số biến thiên về


năng suất thu hoạch lúa của 2 hợp tác xã:

VA= — X100 = 25%


A 40

VB= — xioo = 3 0 %
8 30

Nếu so sánh bằng độ lệch tiêu chuẩn thì độ biến


thiên tiêu thức của HTX A lớn hơn (10 > 9), nhưng nếu
so sánh bằng hệ sô" biến thiên thì kết quả ngược lại
(25% < 30%).

4. SỬ DỤNG PHẦN MEM SPSS ĐE t ín h s ố BÌNH


QUÂN, TRƯNG VỊ, MốT, PHƯƠNG SAI
Với những mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội
trong chương này có thể sử dụng chường trình SPSS để
tính toán các thông sô" theo các bước sau:
148
4.1. Tính sô bình quân, Mo, Me, phương sai,
đô• lêch
• chuẩn từ tài liêu
• ban đầu
- Nhập tài liệu

- Analyze/Descriptive Statistics/Frequencies

- Nháy chuột để đưa tên biến vào ô bên phải/


Statistics

- Chọn Mean (trung bình); Median (trung vị);


Quatiles (tứ phân vị); Variance (phương sai); Std.
Deviation (độ lệch chuẩn)

- Continue/ Charts/ Histograms/ With normal


curve/ Continue/OK

4.2. Tính sô bình quân, Mo, Me, phương sai,


độ lệch chuẩn từ tài liệu đã phân tổ
* Phân tổ không có khoảng cách tổ

- Nhập tài liệu:

- Variable view/ name/ type/ Data View

- Data/ Weigh Cases/ Weight cases by/ mũi


tên/OK

- Analyze/ Descriptive Statistics/Frequencies

- Nhấp chuột vào tên biến/ Statistics/ Chọn Mean


(trung bình); Median (trung vị); Quatiles (tứ phân vị);
Variance (phương sai); Std. Deviation (độ lệch chuẩn)
149
- Continue/OK
* Phân tổ có khoản g cách tổ
Đối với tài liệu phân tổ có khoảng cách tố thi phải
tính trị sô" giữa của từng tổ sau đó nhập sô" liệu như
trưòng hợp trên.

150
Chương 5

ĐIỂU TRA CHỌN MAU

1. KHÁI NIỆM, ƯU NHƯỢC ĐIEM v à c á c l o ạ i


ĐIỂU TRA CHỌN
« MAU
1.1. Khái niệm
Điều tra thống kê có 2 hình thức là Báo cáo thống
kê định kỳ và điều tra chuyên môn. Để có tài liệu dùng
cho báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn
phải sử dụng các phương pháp thu thập sô" liệu và lựa
chọn các loại điều tra nào cho phù hợp. Nếu xét theo
phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế có thể phân
điều tra thống kê thành 2 loại là điều tra toàn bộ và
điều tra không toàn bộ.

Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra không


toàn bộ, từ tổng thể chung người ta chỉ chọn ra một sô"
đơn vị để tiến hành điểu tra thực tế, sau đó bằng
phương pháp khoa học, tính toán suy rộng cho toàn bộ
tổng thể. Ví dụ: muốn điều tra về năng suất, sản lượng
lúa của một địa phương nào đó sắp đến độ thư hoạch thì
có thể lựa chọn một số diện tích trong toàn bộ diện tích
gieo cấy của địa phương. Sau khi điểu tra năng suất,
151
sản lượng lúa trên các diện tích được chọn, ngưòi ta sẽ
căn cứ vào kết quả đó để suy rộng ra năng suất, sản
lượng lúa của toàn địa phương. Loại điều tra như vậy
gọi là điều tra chọn mẫu.

Yêu cầu quan trọng của điều tra chọn mẫu là các
tài liệu điều tra trên các đơn vị mẫu phải có khả năng
dùng để suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ tổng
thể nghiên cứu. Chính yêu cầu này là điểm phân biệt
điều tra chọn mẫu với các loại điều tra không toàn bộ
khác.

Trong điều tra chọn mẫu (điều tra chọn mẫu


ngẫu nhiên) các thành quả của toán học (Lý thuyết xác
suất và thống kê toán) được ứng dụng rất nhiều để xác
định sô" đơn vị cần chọn, tính phạm vi sai số và mức độ
tin cậy của kết quả suy rộng. Điều tra chọn mẫu nếu
được tổ chức đúng, tuân theo các nguyên tắc khoa học
thì kết quả suy rộng sẽ phản ánh đúng tình hình thực tế
khách quan, thỏa mãn mục đích nghiên cứu.

1.2. Ưu nhươc điểm


Do khi điều tra chọn mẫu chỉ thực hiện trên một

sô" đơn vị của tổng thể. Vì thê so với điều tra toàn bộ,
điểu tra chọn mẫu có các ưu điểm chủ yếu sau đây:

- Do sô" đơn vị điều tra ít nên có thể giảm sô" lượng


nhân viên điều tra và các khoản chi phí điều tra vì vậy
tiết kiệm được sức người và tiền của.
152
- Sô" đơn vị điều tra ít, công việc chuẩn bị được
tiến hành nhanh gọn, tiết kiệm được thời gian làm cho
điều tra chọn mẫu có tính kịp thời cao.
- Với số lượng nhân viên điều tra khồng nhiều
nên có thể lựa chọn những ngưòi có trình độ, kinh
nghiệm, đồng thòi với các phương pháp suy luận thống
kê khoa học, thông qua nghiên cứu mẫu vẫn cho ta các
kết quả đáng tin cậy.

- Điều tra chọn mẫu cho phép mở rộng nội dung


điều tra, đi sâu vào nhiều mặt của hiện tượng nghiên
cứu. Do đó tài liệu thu thập trong điều tra chọn mẫu rất
phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên không thể dùng điều tra chọn mẫu để
thay thế cho điều tra toàn bộ vì điều tra chọn mẫu chỉ
tiến hành điều tra trên một sô đơn vị của hiện tượng
nên khi suy rộng cho toàn bộ hiện tượng sẽ có sai sô" so
vối kết quả của điều tra toàn bộ. Đây chính là nhược
điểm cơ bản của điều tra chọn mẫu. Vấn đề đặt ra là
phải tìm cách giảm được sai số" đến mức có thể chấp
nhận được để tài liệu suy rộng phản ánh tương đối đúng
đắn tình hình thực tế khách quan t.hoả mãn được mục
đích nghiên cứu đã đê ra.

Điều tra chọn mẫu thường được dùng trong


những trường hợp sau đây:
- Khi tổng thể nghiên cứu vừa cho phép điều tra
chọr. mẫu, vừa cho phép điều tra toàn bộ thì người ta

153
thường quyết định dùng điều tra chọn mẫu vì những ưu
điểm của nó.
- Khi tổng thể nghiên cứu không cho phép điều
tra toàn bộ đó là khi tổng thể quá lớn hoặc khó xác định
được (Ví dụ: điều tra về sô" trẻ em mối sinh, điều tra về ý
kiến khách hàng... hoặc điều tra vê' chất lượng sản
phẩm đồ hộp, thòi gian thắp sáng của bóng đèn...).

- Kết hợp vối điều tra toàn bộ để mở rộng nội


dung điều tra và đánh giá kết quả của điều tra toàn bộ.
Trong một sô" cuộc tổng điều tra (như tổng điều tra dân
sô", tổng điều tra chăn nuôi...) người ta đồng thời tổ chức
điều tra chọn mẫu trong phạm vi nhỏ. Mục đích của việc
điều tra chọn mẫu này là để mở rộng nội dung điều tra
và kiểm tra kết quả của điều tra toàn bộ.

- Dùng để tổng hợp nhanh tài liệu điều tra toàn


bộ. Trong các cuộc điều tra toàn bộ, nhất là trong tổng
điều tra dân số thường phải tổng hợp rất nhiều chỉ tiêu
khác nhau và qua nhiều cấp. Muôn hoàn thành khối
lượng như vậy phải mất nhiều thời gian có khi hàng
năm. Để có thông tin nhanh phục vụ kịp thời cho yêu
cầu của lãnh đạo, có thể dùng điều tra chọn mẫu để
tổng hợp nhanh tài liệu.

- Điều tra chọn mẫu còn được sử dụng trong


trưòng hợp muốn so sánh các hiện tượng với nhau mà
chưa có tài liệu cụ thể, hoặc muốn kiểm định lại giả
thiết đặt ra.
«

154
- Điều tra chọn mẫu được ứng dụng rộng rãi trong
nhiều ngành kinh tê quốc dân. Trong sản xuất công
nghiệp có thể dùng điều tra chọn mẫu để kiểm nghiệm
chất lượng sản phẩm, nghiên cứu tình hình năng suất
lao động và tiền lương công nhân, tình hình sử dụng
thòi gian lao động, thiết bị sản xuất và nguyên vật
liệu... Trong nông nghiệp có thể dùng điều tra chọn
mẫu để nghiên cứu tỉ suất nảy mầm của hạt giống, điều
tra năng suất, sản lượng cây trồng, chất lượng đàn gia
súc. Trong thương nghiệp điều tra chọn mẫu để kiểm
tra chất lượng hàng hoá, điều tra giá cả thị trường...

Thực tế ở nước ta, điều tra chọn mẫu ngày càng


được sử dụng rộng rãi, cung cấp được nhiều thông tin
quan trọng để phục vụ kịp thời cho công tác quản lý
kinh tế, quản lý xã hội.

1.3. Các loại điều tra chọn mẫu


Trong thông kê thường sử dụng hai loại
điều tra là: điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên và điều
tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên
Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên là các đơn vị mẫu
được chọn từ tổng thể chung để tiến hành điều tra thực
tê được lấy một cách ngẫu nhiên, không phụ thuộc vào ý
muôn chủ quan của con ngưòi.

Điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên là các đơn vị


được chọn từ tổng thể chung để tiến hành điều tra thực
155
tế hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người.

Mặc dù có 2 loại điều tra nhưng trong thực tê


người ta vẫn thường sử dụng điều tra chọn mẫu ngẫu
nhiên để tiến hành điều tra chọn mẫu nên các nội dung
chính sau đây được tập trung chủ yếu đến điều tra chọn
mẫu ngẫu nhiên.

2. ĐIỂU TRA CHỌN MAU NGẪư n h iê n


2.1. Một sô vân đề lý luận trong điều tra
chọn mẫu
2.1.1. Tổng th ể c h u n g và tổng th ể m ẫu

* Tổng thể chung là tổng thể bao gồm tất cả các


đơn vị thuộc đốì tượng điều tra. Sô" đơn vị tổng thể
chung thường được ký hiệu là N.

- Tổng thể mẫu là tổng thể gồm n đơn vị (n < N)


được chọn ngẫu nhiên từ N đơn vị của tổng thể chung để
tiến hành điều tra thực tế.

2.1.2. Chọn
• một
• lần và chọn
• n hiều lần

Việc chọn các đơn vị tổng thể mẫu có thể được


thực hiện theo 2 cách: chọn 1 lần và chọn nhiều lần.

- Chọn 1 lần (chọn không hoàn lại, chọn mẫu


không lặp): Từ N đơn vị của tổng thể chung ta rút ngẫu
nhiên ra 1 đơn vị, được 1 đơn vị thứ nhất của tổng thể
mẫu. Sau đó, không trả lại đơn vị này vào tổng thể
156
chung lại rút ngẫu nhiên ra 1 đơn vị, được đơn vị thứ 2
của tổng thể mẫu. Sau đó lại không trả lại đơn vị này
vào tổng thể chung. Cứ tiếp tục như vậy cho đến đơn vị
thứ n của tổng thể mẫu. Như vậy ở trường hợp này mỗi
đơn vị chỉ có thể được chọn vào mẫu không quá 1 lần và
số lượng mẫu có thể được hình thành là:
N!
k = -----—---- mẫu
(N-n)!n!

- Chọn nhiều lần (chọn hoàn lại, chọn mẫu lặp):


Từ N đơn vị của tổng thể chung, rút 1 đơn vị, được 1 đơn
vị của tổng thể mẫu. Sau đó, trả lại đơn vị này vào tổng
thể chung. Từ N đơn vị của tổng thể chung lại rút ngẫu
nhiên ra một đơn vị, được đơn vị thứ 2 của tổng thể
mẫu. Cứ tiếp tục như vậy rút ngẫu nhiên ra 1 đơn vị rồi
lại trả lại đơn vị đó vào tổng thể chung cho đến đơn vị
thứ n của tổng thể mẫu. Vậy ở trường hợp này các đơn
vị được chọn vào mẫu nhiều lần và sô" lượng mẫu có thể
được hình thành là: k = Nn mẫu.

Khi chọn mẫu vối cả 2 cách chọn mẫu ngẫu nhiên


như trên thì số" lượng mẫu được hình thành là rất lớn.
Mẫu được chọn ra để điều tra chỉ là một trong s ố rất lớn
sô lượng mẫu có thể được hình thành.

2.1.3. S a i s ổ c h ọ n m ẫ u

Trong điều tra chọn mẫu việc điều tra chỉ thực
hiện trên một sô" ít đơn vị, nhưng kết quả thu được lại
157
được tính toán suy rộng cho toàn bộ tổng thể nên có sai
số là điều khó tránh khỏi.

Sai sô" chọn mẫu là chênh lệch giữa mức độ được


tính ra từ tổng thể mẫu và mức độ tương ứng của tổng
thể chung tức là chênh lệch giữa các sô"bình quân ( x - x )
và giữa các tỉ lệ (w-p).

- Sai sô" chọn mẫu ngẫu nhiên xảy ra khi các đơn
vị tổng thể mẫu được chọn một cách ngẫu nhiên. Do đó
nói chung khái niệm “sai sô" chọn mẫu” thường được
hiểu là sai sô" ngẫu nhiên. Sai sô" này tồn tại ngay trong
bản thân cuộc điều tra chọn mẫu. Một cuộc điều tra
• I ề •

chọn
• mẫu dù có được• tổ chức khoa học,
• 7 chu đáo đến đâu,'
thì việc lấy ra một tổng thể mẫu có kết cấu giống như
kết cấu của tổng thể chung là điều khó thực hiện mà chỉ
cần có một sự khác nhau nhỏ về kết cấu giữa 2 tổng thể
này thì đã phát sinh sai sô" chọn mẫu.
Ví dụ: Từ một công ty có 4000 công nhân (tổng
thể chung) có thể chọn ngẫu nhiên 200 công nhân (tổng
thể mẫu). Tài liệu phân tổ theo năng suất lao động của
công nhân trong tổng thể chung và tổng thể mẫu như
sau:

158
Phân tổ công Số công nhân Sô công nhân
nhân theo của tổng thê của tổng thể
năng suất lao chung N; mẫu Iii
động (tân) (người) (người)
35-45 640 28
45-55 940 40
55-65 1500 84
65-75 820 40
75-85 100 8
4000 200
Từ tài liệu trên sau khi tính thêm trị sô" giữa của
năng suất lao động công nhân từng tổ ta tính được các
chỉ tiêu của tổng thể chung:

a) Năng suất lao động bình quân chung:

x = ^ = ™ = 5 7 (tấ „ )
£N j 4000

b) Phương sai chung:

8 , . I ( X . - S ) ’ .Ni = 4gỌỌg
^T n , 4000

c) Tỷ lệ chung về công nhân đạt NSLĐ tiên tiến


(NSLĐ > 65 tấn)
159
M 920
p = — = 2ÍÙL = 0,23 tức 23%
N 4000

Các chỉ tiêu tương tự của tổng thể mẫu tính được
là:

a) Năng suất lao động bình quân mẫu:

_ 11.600_ _ Q ,
X= — = = 58 (tân)
In , 200

b) Phương sai mẫu về năng suất lao động:

-ĩ)1 =21600 =108


z». 200
c) Tỷ lệ chung về công nhân đạt NSLĐ tiên tiến
(NSLĐ > 65 tấn):

w = H = _ i!L = 0,24 tức 24%


n 200

Trong các công thức trên:

N: Sô" đơn vị tổng thể chung

n: Sô" đơn vị tổng thế mẫu

M: Sô" công nhân đạt NSLĐ tiên tiến của tổng thể
chung

m: S ố công nhân đạt NSLĐ tiên tiến của tổng thể


mẫu

So sánh các kết quả tính toán được ta thấy:


160
Các chỉ tiêu của tổng thể chung và tổng thể mẫu
không nhất trí. Do đó, nếu đem kết quả điều tra chọn
mẫu để suy rộng cho tổng thể chung thì sẽ có sai sô".

- Sai sô" chọn mẫu là điều không tránh khỏi, song


trong thực tê điều tra người ta không để sai số này phát
sinh tuỳ tiện. Nếu nắm được các nguyên nhân gây ra sai
sô' chọn mẫu, người ta có thể khống chế sai số này trong
giới hạn cho phép, không để nó ảnh hưởng tới mức độ
chính xác cần đạt tới của kết quả suy rộng. Sai sô" chọn
mẫu có liên quan đến các nhân tô" sau:

T hứ n h ấ t, sai sô" chọn mẫu phụ thuộc vào số


lượng đơn vị tổng thể mẫu. Sô' lượng đơn vị tổng thể
mẫu càng lớn thì mẫu càng đại diện cho tổng thể chung,
sai số chọn mẫu càng nhỏ và ngược lại. Như vậy có
nghĩa là điều tra chọn mẫu phải dựa vào định luật số
lớn trong lý thuyết xác suất.

Tuy nhiên, trong thực tế, không phải sô" mẫu cứ


được chọn nhiều một cách vô hạn, vì làm như vậy ý
nghĩa của điều tra chọn mẫu sẽ không còn nữa. Như vậy
một mặt phải căn cứ vào tác dụng của định luật số lớn
mặt khác vẫn phải căn cứ vào yêu cầu đối với kết quả
điều tra cần chính xác đến mức độ nào để tính ra sô
mẫu cần chọn. Nếu số mẫu chọn ra vừa đủ tới mức quy
định thì định luật số lớn sẽ phát huy tác dụng và do đó
sai số chọn mẫu sẽ bị khống chê trong phạm vi cho
phép.

161
T hứ h a i, sai số chọn mẫu phụ thuộc vào trình độ
đồng đều của tổng thể nghiên cứu, mà chỉ tièu thường
dùng để đánh giá là phương sai (52). Nếu (ỗ2 càng lớn
thì sai sô' chọn mẫu càng lớn và ngược lại.

T hứ ba, sai sô" chọn mẫu phụ thuộc vảo phương


pháp chọn mẫu. Phương pháp chọn mẫu khá; nhau sẽ
cho sai sô" chọn mẫu khác nhau.

Vấn đề này sẽ được trình bày chi tiết 0 phần 1.2


của chương này.

2.1.4. S a i s ô b ìn h q u â n ch on m ẫ u và p h ạ m vi
s a i s ố ch ọ n m ẫ u

Cứ ứng với mỗi 1 cách chọn mẫu thì sô" lỉỢng mẫu
được hình thành là rất lớn (k mẫu). Nếu sô" đín vị tổng
thể mẫu cô" định, thì trên mỗi mẫu sẽ có một sai sô" chọn
mẫu. Như vậy sẽ có k giá trị sai sô' chọn mẫu. Từ đó cần
phải xác định một trị số sai sô" chọn mẫu đại ciện cho k
giá trị sai sô" chọn mẫu. Đó chính là sai số tình quân
chọn mẫu.
«

Sai sô" bình quân chọn mẫu được tính theo các
công thức sau đây:

- Để suy rộng theo chỉ tiêu bình quân.

Chọn 1 lần Chọn nhiều lẩn


- Để suy rộng theo tỉ lệ (chỉ tiêu tương đối)

Chọn 1 lần Chọn nhiều lần


M i - ệ )
V n N n

Trong đó:

ô2: Là phương sai của tổng thể chung

p: Tỉ lệ của tổng thể chung

q = 1- p

Từ các công thức sai số bình quân chọn mẫu ỏ


trên ta thấy: sai sô' bình quân chọn mẫu của chọn nhiều
lần lớn hơn sai sô" bình quân chọn mẫu của chọn 1 lần vì
n) n
(0 < 1- — < 1). Khi tỉ lê — là 1 số tương đối nhỏ thì sai
Nj n
sô" bình quân chọn mẫu của 2 cách chọn sẽ xấp xỉ nhau.
Cho nên trong thực tế đốì với những tổng thể chung lớn
(N > 20n) thì dù số lượng đơn vị tổng thể mẫu được chọn
theo cách chọn 1 lần thì vẫn có thể tính sai số bình quân
chọn mẫu theo cách chọn nhiều lần.

Trong trường hợp ô2 và p không tính được thì


phải lấy phương sai mẫu (s2) và tỉ ]ệ của tổng thể mẫu
(w) để thay thế. Khi đó sai số bình quân chọn mẫu được
xác định theo công thức:

163
Nhiêm
» vu• điểu Chon
• 1 lần Chon
• nhiểu lần
tra chon
• mẫu
- Để suy rộng
SBQ (chỉ tiêu
b ìn h qu ân)
Hx =•
&
- Để suy rộng

1 1
th eo tỉ lệ

*
(chỉ tiêu tương

~
đối)

Các công thức sai sô" bình quân chọn mẫu trên
đây biểu thị trị sô" bình quân của các sai sô chọn mẫu có
thể gặp khi ước lượng. Song do tiến hành chọn ngẫu
nhiên nên sai số này không phải là 1 trị số được xác
định trước về dấu (+ hoặc -), mà phản ánh một phạm vi
chênh lệch có thể nhiều hơn hoặc ít hơn so vói tham sô"
của tổng thể chung. Như vậy, có nghĩa là chênh lệch

giữ a X và X g i ữ a w v à p k h ô n g p h ả i h o à n t o à n b ằ n g |a

m à n ằ m t r o n g p h ạ m v i ± |a.

Cũng theo chứng minh của toán: Nếu đại lượng


ngẫn nhiên phân phôi theo qui luật chuẩn thì khi ước
lượng tham số của tổng thể chung, chơ phạm vi sai số
đúng bằng ± ụ. thì độ tin cậy của ước lượng mới chỉ bằng
0,6827. Có thể nâng cao độ tin cậy (sức mạnh của ước
lượng) bằng cách mở rộng thêm phạm vi sai sô" chọn
mẫu. Giả sử phạm vi này được mở rộng gấp 2 lần, tức là
164
± 2 n thì độ tin cậy sẽ lên tới 0,9545. Nếu mở rộng phạm
vi lên 3 lần (± 3|i) thì độ tin cậy lên tới 0,9973.

Như vậy, càng mở rộng phạm vi sai sô", sức mạnh


của ước lượng càng tăng, nhưng mặt khác cũng làm cho
sai số lấy mẫu tăng theo (khoảng ước lượng rộng ra).

Nếu ký hiệu: Phạm vi sai sô" chọn mẫu là (A), hệ


số tin cậy là (t) thì có thể xác định phạm vi sai sô" theo
công thức À = t. |i.

Vậy: Ax = t. nx

Ap = t. Hp

Như vậy, từ độ tin cậy mong muổn, ta xác định


được hệ sô" tin cậy t.

Nếu chúng ta muôn có kết quả nghiên cứu vối độ


tin cậy là 100% thì phải điều tra toàn bộ các đơn vị
trong tổng thể chung. Song điều này quá tôn kém và
không thực tế. Do vậy, thường phải chấp nhận mức tin
cậy thấp hơn 100%. Trong thực tế mức tin cậy thường
được sử dụng là 99%; 95%; 90%. Trong đó mức tin cậy
95% được sử dụng phổ biến nhất. Mức tin cậy này cho
phép kết quả nghiên cứu sai sô" 5% so với giá trị thực
của tổng thể, mức sai sót này được chấp nhận đối với
p h ầ n lớ n c á c q u y ế t đ ịn h tr o n g n g h iê n c ứ u k in h tế.

Từ công thức trên, ta nhận thấy nếu hệ sô" tin cậy


(t) tăng lên thì phạm vi sai số chọn mẫu sẽ được mở
rộng, xác suất của việc suy rộng càng cao và ngược lại.
165
Trong toán học, ngưòi ta đã tính được xác suất
của việc suy rộng bằng hàm <p(t). Ý nghĩa của hàm xác
suất này được biểu hiện như sau:

pệ x - x |<Ax)=(p(t)

piị w - p |< A ) = cp(t)

t _ịI
Với <p(t) = je 2dt
V2n 0

Sau đây là 1 vài trị số tiêu biếu trong bảng tính


sẵn theo hàm (p(t) của Lia-pu-nốp.
t ọ(t) t cp(t)
1,0 0,6827 2,1 0,9643

1,1 0,7287 2,2 0,9722


1,2 0,7699 2,3 0,9766

1,3 0,8064 2,4 0,9836


1,4 0,8385 2,5 0,9876
1,5 0,8684 2,6 0,9907

1,6 0,8904 2,7 0,9931


1,7 0,9109 2,8 0,9949

1,8 0,9281 2,9 0,9963


1,9 0,9426 3,0 0,9973
2,0 0,9545

166
Từ bảng trên ví dụ với t = 2 thì cp(t) = 0,9545.
Điều đó có nghĩa rằng: trong 10.000 mẫu thì có
9.545 mẫu có trị tuyệt đối của sai số chọn mẫu không
vượt quá 26, còn lại có 455 mẫu có trị tuyệt đối của sai
sô" chọn mẫu vượt quá 25.
2.1.5. Vân đ ề xác đinh sô đơn vị tổng t h ể m ẫu
Trước Jíhi tiến hành điều tra chọn mẫu phải xác
định
• sô" đơn vị • • s ố đơn vị •
mẫu cần điều tra. Xác định mẫu
cần điều tra phải đáp ứng 2 yêu cầu:
- Bảo đảm sai sô" chọn mẫu nhỏ nhất.

- Làm cho chi phí thấp nhất.


2 yêu cầu này đối lập nhau. Muôn bảo đảm tài
liệu điều tra chính xác (sai sô" nhỏ nhất) phải có đủ kinh
phí để điều tra 1 lượng đơn vị khá lớn. Ngựơc lại, với
lượng kinh phí có hạn, chỉ điều tra được 1 sô" ít đơn vị
thì phải chấp nhận 1 sai số nhất định.
Trong thực tế thường người ta căn cứ vào yêu cầu
của độ chính xác phạm vi sai số chọn mẫu (A = t. n) để
tính sô' đơn vị mẫu cần điều tra.
- Sô" lượng đơn vị tổng thể mẫu khi suy rộng bình
quân.
Chọn 1 lần Chọn nhiều lần
- Sô" lượng đơn vị tổng thể mẫu khi suy rộng tỉ lệ:
Chọn 1 lần Chọn nhiều lần

t2.p.q.N
N.Ap + t 2.p.q

Nhìn vào các công thức trên có thể thấy các nhân
tô" quyết định sồ" đơn vị mẫu cần điều tra là:

T h ứ n hấ t: Sô" mẫu (n) phụ thuộc vào phạm vi sai


sô" chọn mẫu A. Nếu yêu cầu phạm vi sai sô" càng nhỏ thì
sô" đơn vị mẫu cần điều tra càng nhiều và ngược lại.
Theo công thức trên, số đơn vị mẫu tỉ lệ nghịch với bình
phương phạm vi sai sô" chọn mẫu A2.

T h ứ h a i: Sô" đơn vị mẫu (n) phụ thuộc vào hệ sô"


tin cậy (t). Yêu cầu trình độ tin cậy của tài liệu suy rộng
cao hay thấp thì hệ sô" tin cậy cũng phải lớn hay nhỏ 1
cách tương ứng và do đó sô" đơn vị mẫu cũng phải tăng
hay giảm cho phù hợp. Trong công thức, sô" đơn vị mẫu
tỉ lệ thuận với bình phương hệ s<3 tin cậy (t2).

T h ứ b a : Sô" đơn vị mẫu (n) còn phù thuộc vào


tính chất đồng đều của hiện tượng nghiên cứu. Theo
công thức ta thấy sô" mẫu (n) tỉ lệ thuận với phương sai
của tổng thể chung 5'2 và pq. Nếu tiêu thức nghiên cứu
biến thiên ít, phương sai tính ra nhỏ, số đơn vị mẫu cần
điều tra sẽ giảm đi. Ngược lại, nếu tiêu thức biến thiên
nhiều, phương sai sẽ lớn làm cho số" đơn vị cần điều tra
tăng lên.
168
Trong các công thức tính số lượng đơn vị tổng thể
mẫu thì thường chưa biết phương sai của tổng thể
chung (ô2) và tỉ lệ của tổng thể chung (p)

Có thể giải quyết vấn đề này theo các cách sau


đây:

- Nếu như trước đây đã tiến hành một sô" cuộc


điều tra chọn mẫu đối với hiện tượng này thì: Đôi với
phương sai, chọn lần điều tra nào có phương sai lốn
nhất. ĐỐI với tỉ lệ, chọn lần điều tra nào có tỉ lệ gần 0,5
nhất. Với cách chọn như vậy sẽ làm tăng tính đại diện
của tổng thể mẫu.

- Nếu như đây là lần đầu tiên thực hiện điều tra
chọn mẫu thì: hoặc có thể điều tra thử trong phạm vi
nhỏ để tính phương sai và tỉ lệ, hoặc có thể sử dụng
phương sai và tỉ lệ của nơi khác nếu nơi đó có đặc điểm
và điều kiện tương tự...

Khi suy rộng về bình quân nếu lượng biến tiêu


thức nghiên cứu phân phối theo quy luật chuẩn thì có
thể ước lượng phương sai theo khoảng biến thiên R.

Theo quy tắc 30, nếu X ~ N(|i,ỗ2) thì hầu hết các
giá trị của X sai lệch với |a không quá 3 lần s.

Ta có R - (Xmax - Xmin)=:(|i+3ô)-(|i-3ô)=6ô
max

max X mịn g

6
169
H-3Ô H-2Ỗ ụ. n+lô ụ.+2ô H+3Ô

Từ các công thức tính sô" lượng đơn vị tổng thể


mẫu ỏ trên cho thấy với xác suất suy rộng tài liệu và
phạm vi sai số chọn mẫu như nhau thì ở cách chọn
nhiều lần cần sô" lượng đơn vị tổng thể mẫu nhiều hơn
cách chọn 1 lần.
»

Sau đây là ví dụ về tính sô" mẫu cần thiết.

Ví dụ 1: Một hợp tác xã nông nghiệp điều tra chọn


mẫu về năng suất lúa vụ mùa năm 2005. Yêu cầu vê
mức độ tin cậy là 0,9545 và phạm vi sai số chọn mẫu
không vượt quá 0,05 kg trên mỗi điểm gặt (diện tích
điểm gặt là 4m2), hãy tính sô" điểm gặt cần chọn cho lần
điều tra chọn mẫu này. Biết rằng độ lệch chuẩn trên
mỗi điểm gặt ỏ cuộc điều tra chọn mẫu năm 2004 của
hợp tác xã này là 0,25 kg.

Từ các dữ liệu đã cho cp(t) = 0,9545

Tra bảng ta có t = 2; ô = 0,25; Ax = 0,05


170
c2 ^2 Aọr2
n = ~ ề ~ = o ! o ? =ỈỒO ( đ iể m g ặ t)

Ví dụ 2: Một doanh nghiệp sản xuất đồ hộp thực


phẩm tiến hành điều tra chọn mẫu để xác định tỉ lệ hộp
không đúng qui cách trong một đợt sản xuất. Yêu cầu về
mức độ tin cậy tài liệu suy rộng ỉà 0,9545 và phạm vi sai
s ố không quá 0,7%. Tỉ lệ đồ hộp không đúng qui cách
của các cuộc điều tra chọn mẫu trước là 1,95%; 1,87%;
2%. Hãy tính số đồ hộp cần thiết để tiến hành điều tra
thực tế kỳ này.

Từ các dữ liêu đã cho:

(p(t) = 0,9545, tra bảng ta có t = 2

Ap = 0,007 p = 0,02 (trị sô" này gần 0,5 nhất)

„ 4... _ t2pq _ 22 xO,02(1-0,02)


Vây: n = — = ------- :—— -------- = 1600 hôp
Ap 0,007

Trong điều tra chọn mẫu, sau khi đã xác định


được scf đơn vị mẫu cần điều tra, người ta còn phải kiểm
tra tính chất đại biểu của tổng thể đó. Đây là việc làm
cần thiết vì nếu tổng thể mẫu không đại biểu cho tổng
thể chung thì kết quả suy rộng sẽ không chính xác. Việc
kiểm tra phải được tiến hành trước khi đi thu thập sô"
liệu. Có thể kiểm tra bằng các cách như sau:

- So sánh một số chỉ tiêu bình quân hoặc chỉ tiêu


tương đối của tổng thể mẫu đã chọn với các chỉ tiêu
171
tương ứng của tổng thể chung (x với X , w vối p). Chắc
chắn giữa các chỉ tiêu này sẽ có sự chênh lệch, nhưng
nếu mức độ chênh lệch không vượt quá phạm vi cho
phép (thường là ± 5%) thì tổng thể mẫu được coi như đủ
tính chất đại biểu, do đó phải thay thế một sô" đơn vị
hoặc tăng thêm sô đơn vị điều tra.

- Kiểm tra và xử lý những sô" liệu nghi ngờ. Nếu


trong quá trình chọn các đơn vị điều tra gặp phải một
vài đơn vị có sô" liệu quá lớn hay quá bé, ta cần kiểm tra
và xử lý như sau:
+ Nếu số đơn vị có sô" liệu đột xuất đó không
nhiều (trường hợp cá biệt) thì nên loại bỏ để thay th ế
bằng đơn vị khác.
+ Nếu sô" đơn vị có số liệu đột xuất không phải là
cá biệt (gặp một số lần) thì nên chọn phân loại để đảm
bảo có một sô" đơn vị mẫu nhất định đại diện cho loại đó
trong tổng thể chung.
- Ngoài ra người ta còn có thể so sánh sự phân
phối các đơn vị theo tiêu thức nghiên cứu của 2 tổng thể.
Cách so sánh này phức tạp song bảo đảm tính đại biểu
hơn.

2.1.6. Suy rộ n g kết quả điêu tra chọn m ẫu


Suy rộng kết quả điều tra chọn mẫu là tính toán
các tham số của tổng thể chung trên cơ sỏ tài liệu thu
thập được trong điều tra chọn mẫu.
172
Có 2 phương pháp suy rộng sau đây:
* P h ư ơn g p h á p tính đổi trưc tiếp

Phương pháp này được sử dụng khi người ta dùng


các scí bình quân hay số tương đôi của tổng thể mẫu để
tính ra các tham sô" tương ứng của tổng thể chung.

Cách tính như sau:

X - Ax < X < x + Ax

w - Ap < p < w + Ap

X: là sô" bình quân của tổng thể mẫu

W: là tỉ lệ của tổng thể mẫu

Ví dụ 1: Trong một cuộc điều tra chọn mẫu tính


được năng suất lúa bình quân của một thôn là: 40 tạ/ha,
với xác suất là 0,9545 tính ra phạm vi sai số chọn mẫu
]à 0,04 tạ/ha. Như vậy năng suất lúa bình quân của
toàn thôn sẽ nằm trong phạm vi

X - Ax < X < x + Ax

40 - 0,4 < x < 40 + 0,4

39,6 < X < 40,4

Ví dụ 2: Người ta chọn 5% số sản phẩm của một


đợt sản xuất là 2000 sản phẩm để điều tra về chất lượng
173
sản phẩm. Kết quả cho thấy có 20 sản phẩm không đạt
tiêu chuẩn. Phạm vi sai sô" chọn mẫu tính ra là ± 0,2%.
Với xác suất là 0,9545.

_ 20
Ta có: w = —— = 0,01 hay 1%
2000

Tỉ lệ sản phẩm không đạt tiêu chuẩn của toàn bộ


sô" sản phẩm sản xuất là:

w - Àp < p < w + Ap

1% - 0 ,2 % < p < 1% + 0 ,2 %

0,8% < p < 1,2%

Vậy số sản phẩm không đạt chất lượng của đợt


sản xuất là:

2000. — .0,8% <Q < 2000, — .1,2%


5 5

320 < Q < 480

* P hương p h á p hệ s ố điều ch ỉn h

Phương pháp này thường được dùng để xác định


kết quả của điều tra toàn bộ. Sau khi đã tiến hành điều
tra toàn bộ, tiến hành thêm điều tra chọn mẫu, tính hệ
sô" điều chỉnh, rồi dùng hệ sô" này để điều chỉnh lại kết
quả của điều tra toàn bộ.

174
Kết quả điều tra
Hệ sô" điều chọn mẫu (trên cùng
chỉnh Kết quả điều tra Phv m vi>
toàn bộ

Ví dụ: Trong một cuộc điều tra toàn bộ về đàn bò


của một địa phương là 12.000 con. Người ta đồng thòi tổ
chức điều tra chọn mẫu 10% sô" đơn vị chăn nuôi. Sô" bò ở
10% đdn vị chăn nuôi này trong điều tra toàn bộ xác
định được là 1250 con, nhưng trong điều tra chọn mẫu
xác định được 1262 con. Như vậy hệ sô" điều chỉnh là:

1250

Và đàn bò thực tế của địa phương được điều chỉnh


lại là:

12.000 X 1,0096 = 12.115 con

2.2. Các phương pháp tổ chức chọn mẫu


ngẫu nhiên thường dùng trong thông kê

Chọn các đơn vị mẫu từ tổng thể chung có thể


tiến hành theo nhiều cách thức khác nhau. Hệ thông tổ
chức chọn các đơn vị mẫu từ tổng thể chung gọi là
phương pháp tổ chức chọn mẫu. Thông kê thường sử
dụng các phương pháp tổ chức chọn mẫu sau:

- Chọn ngẫu nhiên đơn giản


175
- Chọn máy móc

- Chọn phân loại

- Chọn cả khối

- Chọn phân tầng

Mỗi phương pháp tổ chức chọn mẫu có đặc điểm


riêng và cách tính sai sô" chọn mẫu riêng.

2.2.1. Chon m ẫu ngẫu nhiên đơn giả n

Đây là phương pháp chọn mẫu đơn giản nhâ't


trong các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Các đơn
vị mẫu được chọn ra từ tổng thể chung bằng cách rút
thăm, quay sô" hoặc theo bảng sô" ngẫu nhiên và có thể
được chọn một lần hoặc chọn nhiều lần.

Khi tính toán sai sô" trung bình chọn mẫu hoặc
ước lượng các tham sô" của tổng thể chung ta có thể sử
dụng các công thức đã trình bày ở phần trên.

Phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản sẽ cho


kết quả tốt nếu giữa các đơn vị của tổng thể chung
không có gì khác biệt, tương đối đồng đểu. Nếu tổng thể
có kết cấu phức tạp thì chọn theo phương pháp này sẽ
khó đảm bảo tính đại biểu. Mặt khác nếu tổng thể có
qui mô lớn thì việc đánh sô" cho tất cả các đơn vị cũng
gặp khó khăn. Chính vì những nhược điểm này mà
phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn thuần ít được áp
dụng để điều tra các hiện tượng kinh tế - xã hội.
176
2.2.2. P hương p h á p chọn máy móc (chon hệ
thống)

Là phương pháp tổ chức chọn mẫu trong đó mỗi


đơn vị được chọn căn cứ vào từng khoảng cách nhất
định. Đầu tiên người ta sắp xếp các đơn vị tổng thể
chung theo một thứ tự nào đó như sắp xếp theo vần A,
B, c của tên gọi, theo thứ tự địa dư, theo qui mô từ nhỏ
đến lớn... Sau đó xác định khoảng cách chọn bằng cách
lấy sô đơn vị tổng thể chung chia cho số đơn vị tổng thể
mẫu.

n
Cứ sau một khoảng cách bằng d sẽ chọn 1 đơn vị.
Đơn vị đầu tiên của tổng thể mẫu sẽ được chọn theo
phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản, đơn vị thứ 2
của tổng thể mẫu được chọn bằng cách lấy sô" thứ tự của
đơn vị mẫu thứ nhất cộng với d, cứ tiếp tục như vậy sẽ
xác định được danh sách các đơn vị của tổng thể mẫu.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có 400 lao động cần
chọn 50 lao động để điều tra. Đầu tiên, sắp xếp tên 400
người theo thứ tự A, B, c... Sau đó tính khoảng cách d =
400: 50 = 8. Lập phiếu cho 8 người đầu tiên, rồi rút
ngẫu nhiên ra người đầu tiên của mẫu là người thứ 5,
thì người thứ 2 được chọn sẽ là người thứ 13, ngươi thứ
3 được chọn là người thứ 21... cứ tiếp tục như vậy cho
đến khi chọn đủ 50 người.

177
Trong thực tế có những hiện tượng mà các đơn vị
của nó đã được sắp xếp sẵn và trong suốt thời gian điều
tra vẫn không thay đổi vị trí. Với những hiện tượng này
có thể lợi dụng sự bô" trí sẵn để chọn theo khoảng cách
mà tính.
Ví dụ:
* Khi điều tra chọn
9 mẫu dân sô",7 cứ theo thứ
tự sô" nhà trên các đường phố mà chọn theo khoảng cách
đã tính.
Như vậy, phương pháp chọn máy móc thủ tục tiến
hành đơn giản hơn chọn ngẫu nhiên đơn thuần. Do việc
chọn theo từng khoảng cách nhất định nên số đơn vị
mẫu được phân phối đều trong tổng thể, tính chất đại
biểu của tổng thể mẫu được nâng cao. Chọn máy móc
được tiến hành theo cách chọn 1 lần và thường cho sai
sô" nhỏ hơn phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản.
2.2.3. P h ư ơ n g p h á p chon p h â n loai (phân tổ)
Chọn phân loại là tiến hành chọn các đơn vị mẫu
khi tổng thể chung đã được phân chia thành các tổ theo
tiêu thức liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu.
Sau đó, phân chia sô" lượng các đơn vị tổng thể mẫu cho
từng tổ. Việc chọn các đơn vị từ các tổ được tiến hành
theo phương pháp chọn ngẫu nhiên.

Ví dụ: Khi điều tra đòi sống cán bộ công nhân


viên chức, trước hết phân chia cán bộ công nhân viên
chức theo các ngành nghề khác nhau, sau đó từ trong
các ngành chọn ra các hộ để điều tra.
178
Việc phân chia sô" lượng các đơn vị tổng thể mẫu
theo phương pháp này thường có 3 cách:
Cách 1: Chia đều
Tức chia đều số lượng đơn vị tổng thể mẫu cho số
tổ. Giả sử tổng thể chung được chia thành 3 tổ thì sô"
lượng đơn vị tổng thể mẫu được chia cho mỗi tổ là:
n
vối i = 1, 2, 3...
3
Công thức tính sai sô bình quân chọn mẫu trong
trường hợp này là:
- Suy rộng bình quân:
Chon nhiều lần Chọn một lần

- Suy rộng tỉ lệ
Chọn nhiều lần Chọn một lần

Trong đó: Là phương sai tổ


P;: là tỉ lệ của từng tố
179
r^: số mẫu của từng tổ
Nịi số đơn vị tổng thể của từng tổ

Cách 2: Chia theo tỉ lệ


Tức chia số lượng đơn vị tổng thể mẫu theo tỉ lệ
sô" lượng đơn vị của từng tổ trong tổng thể chung. Như
vậy sô" lượng đơn vị E thể mẫu được chia cho tố thứ i sẽ
là:

Trong thực tế người ta thường dùng phương pháp


chọn phân loại theo tỉ lệ vì chọn như vậy sẽ được 1 tổng
thể mẫu có kết cấu gần giống với kết cấu của tổng thể
chung.

Sai sô" bình quân chọn mẫu trong phân loại theo
tỉ lệ không phụ thuộc vào phương sai chung mà phụ
thuộc vào các phương sai bình quân tổ. Vì vậy trong
trường hợp chọn phân loại theo tỉ lệ ta có các công thức
tính sau:

- Suy rộng sô" bình quân:

Chọn nhiều lần Chọn một lẳn

- Suy rộng theo tỉ lệ


180
Chon nhiều lần Chọn một lần

PiQi
n n N

sp.O-PilN,
P i Qi = P i ( l - P i ) =
SNj

Thông kê toán đã chứng minh được rằng sô bình


quân của các phương sai tổ nhỏ hơn hoặc bằng phương
sai chung.

Tức là: ôf < ô 2và P j(l-P|) < p ( l - p ) . Vì vậy sai sô"


bình quân chọn mẫu trong chọn phân loại nhỏ hơn trong
chọn ngẫu nhiên đơn giản và máy móc.
Cách 3: Chọn
+ tôi Ưu
Tức chia số lượng đơn vị tổng thể mẫu theo tỉ lệ
sô" lượng đơn vị của từng tổ trong tổng thể chung và độ
lệch chuẩn của từng tổ trong tổng thể chung. Như vậy
sô" lượng đơn vị tổng thể mẫu được chia cho tổ thứ i sẽ
là:

Trong chọn tối ưu, sai sô" bình quân chọn mẫu
được tính theo công thức:
181
•Suy rộng bình quân:
Chọn nhiều lần Chọn 1 lần

- Suy rộng tỷ lệ:

_ 1 SVPiO-P,)N,
^ = N' Ví

Trong chọn phân loại, vấn đề quan trọng là chọn


tiêu thức phân tổ và phân tổ cho chính xác. Phương
pháp chọn phân loại được ứng dụng rộng rãi để điều tra
các hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp.

2.2.4. P h ư ơn g p h á p chọn m ẫu cả khối (m ẫu


chùm )

Trong các phương pháp tổ chức chọn mẫu trên,


mỗi lần chọn chỉ rút ra từng đơn vị. Trong chọn cả khối
mỗi lần chọn, s ố mẫu rút ra là từng nhóm (khối) đơn vị.
Trước tiên ta chia sô" đơn vị tổng thể chung ra thành R
khối với s ố lượng đơn vị bằng nhau hoặc không bằng
nhau. Sau đó chọn ngẫu nhiên ra r khối theo phương
pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản hoặc chọn hệ thống và
điều tra tất cả các đơn vị của r khối. Có thể coi đây là
điều tra toàn bộ trong các khối được chọn ra.
Trong chọn cả khối sai sô" bình quân chọn mẫu
không phụ thuộc vào phương sai chung mà phụ thuộc vào
182
sự chênh lệch giữa các sô bình quân khối hay còn gọi là
phương sai các sô" bình quân khối. Vì vậy sai sô" bình
quân chọn mẫu trong chọn cả khối được tính như sau:
- Khi suy rộng bình quân:

Ô -Í-—
lU -U
r

Trong đó: ỗ - là phương sai giữa các s ố bình quân


khôi được chọn và được tính như sau:
• • •

+ Nếu sô" lượng đơn vị các khối bằng nhau

s 2 = I(Xi - x )2
* r
+ Nếu sô" lượng đơn vị các khối không bằng nhau

g 2 __ S( xi - x ) 2n,
*~ In,

Với: Xi (1 = 1 , 2 , 3..., r) là sô"bình quân của mỗi


khối được chọn.
* •

X là số bình quân của các khôi được chọn.

- Khi suy rộng tỉ lệ:


Trong đó: wr: Là tỉ lệ bình quân của các khối được
chọn và được tính như sau:

+ Nếu sô" lượng đơn vị các khôi bằng nhau:

Sw;
wr =

+ Nếu số lượng đơn vị các khối không bằng nhau.

£w:n
w =
r Sn,

Vối Wj (i = 1, 2, 3,... r) là tỉ lệ của mỗi khối được


chọn.

Chọn cả khối có ưu điểm là tổ chức gọn nhẹ, giảm


bớt được kinh phí. Song vì sô" đơn vị được chọn để điều
tra chỉ tập trung vào một sô" khối nên có thể có sai số lốn
nếu giữa các khối có sự khác biệt nhau nhiều. Vì vậy
thông thường người ta thường chia tổng thể thành các
khối có quy mô bằng nhau.

2.2.5. P hư ơng p h á p chọn m ẫu p h â n tầ n g


(c h o n m ẫ u n h iề u c ấ p , ch ọ n m ẫ u n h iêu b ậ c )

Là phương pháp tổ chức chọn mẫu phải thông


qua ít nhất 2 cấp chọn trung gian. Đầu tiên cần xác
định các đơn vị mẫu cấp I (có qui mô lớn), sau đó từ các
tổ có qui mô lớn lại phân chia thành các đơn vị chọn
mẫu cấp II (có qui mô nhỏ hơn) và cứ như thế cho đến
cấp cuối cùng.
184
Ví dụ: Trong điều tra đời sông người nông dân,
người ta thường tiến hành chọn theo ba bậc: đầu tiên
chọn 50% sô tỉnh trong toàn quốc.

Sau đó trong các tỉnh đã chọn lấy ra 10% số


huyện. Từ các huyện đã chọn, lấy ra 20% gia đình để
điều tra. Như vậy, tỉ lệ chọn gia đình trong toàn quôc sẽ
là: p = Pj X p2 X p3 = 0,5 X 0,1 X 0,2 = 0,01 h a y 1%.

Chọn phân tầng khác chọn phân loại ở chỗ, trong


chọn phân loại người ta chọn đơn vị điều tra từ tất cả
các tổ, còn trong chọn phân tầng chỉ chọn đơn vị ở
những tổ (thuộc những cấp đã chọn).

Sai số chọn mẫu trong trường hợp chọn từ 3 bậc


trở lên được tính theo công thức:

n, n,.n2 n,.n2.n3

Trong đó:

|ij, ụ2 |i3: là sai sô" bình quân chọn mẫu ỏ từng bậc.

n1( n2, n3: là sô" đơn vị ở từng bậc.

Ưu điểm cơ bản của chọn bậc là giảm bớt khối


lượng công việc trong việc lập danh sách các đơn vị. Các
đơn vị ỏ bậc đầu thường có qui mô lớn (tỉnh, huyện,...)
nên số đơn vị ít. Các bậc tiếp theo chỉ cần lập danh sách
những đơn vị đã được chọn ở bậc trước nên số khôi lượng
công việc giảm đi.
185
Trong các phương pháp tổ chức chọn mẫu ngẫu
nhiên được trình bày ở trên thì phương pháp tổ chức
chọn mẫu phân loại (phân tổ), đặc biệt là phương pháp
chọn tôi ưu, thường cho sai sô" chọn mẫu nhỏ nhất, đồng
thời là phương pháp tổ chức chọn mẫu phức tạp nhất.

2.3. Qui trình một cuộc điều tra chọn mẫu


ngẫu nhiên
Quá trình nghiên cứu mẫu có thể minh hoạ bằng
sơ đồ sau:

186
Bước 1: X ác định mục đích nghiên cứu
Xác định mục đích nghiên cứu là bước đầu tiên
quan trọng là tiền đề cho các giai đoạn sau được tiến
hành tốt.

Xác định mục đích nghiên cứu là phải xác định rõ


ràng xem cuộc điều tra đó nhằm tìm hiểu những vấn đề
gì? Phục vụ cho các yêu cầu cụ thể nào?

Bước 2: Xác định tổng thể nghiên cứu


- Tổng thể nghiên cứu là tổng thể chung bao gồm
tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu. Để xác định
tổng thể nghiên cứu phải căn cứ vào mục đích nghiên
cứu. Mục đích nghiên cứu khác nhau thì tổng thể
nghiên cứu cũng khác nhau. Trong thực tế việc xác định
tổng thể nghiên cứu không đơn giản, có nhiều kết luận
không có giá trị chỉ vì nguyên tắc cơ bản này không
được chú ý. Do vậy trước khi tiến hành lấy mẫu người ta
thường lập dàn chọn mẫu trên cơ sở đã xác định rõ
phạm vi, tính chất của tổng thể phù hợp với mục đích
nghiên cứu.

Bước 3: Xác định nội dung điều tra


Xác định nội dung điều tra là xác định danh mục
các tiêu thức cần điều tra trên các đơn vị của tổng thể
mẫu và được cụ thể hóa bằng phiếu (biểu) điều tra. Để
xác định nội dưng điều tra phải căn cứ vào mục đích
nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu đòi hỏi phải giải quyết
187
nhiều vấn đề thì nội dung điều tra phải bao gồm nhiều
tiêu thức.

Bước 4: X ác định kích thước mẫu (cỡ mẫu)


Việc xác định cỡ mẫu phụ thuộc vào nhiều yếu tố’.
Để xác định sô" lượng đơn vị của tổng thể mẫu cần phải
biết được phạm vi sai sô chọn mẫu và xác suất suy rộng
tài liệu (khi nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội
thường lấy xác suất 0,9545). Các công thức tính sô" lượng
đơn vị của tổng thể mẫu đã được trình bày ỏ phần 2.1.5.

Bước 5: Tiến hành thu thập tài liệu ở các


đơn vị của tổng thể mẫu
Dựa vào phiếu điều tra để tiến hành thu thập tài
liệu ở các đơn vị của tổng thể mẫu. Có nhiều phương
pháp thu thập tài liệu như: phương pháp đăng ký trực
tiếp, phương pháp phỏng vấn trực tiếp... Tùy thuộc vào
điều kiện và tính chất của cuộc điều tra để áp dụng
phương pháp thu thập tài liệu cho phù hợp.

Bước 6: Suy rộng kết quả điểu tra chọn mẫu

Mẫu sau khi được điều tra, tiếp tục xử lý, tính
toán các đặc trưng mẫu, sau đó sử dụng các phương
pháp thống kê để suy rộng thành các đặc trứng của tổng
thể. Các phương pháp suy rộng đã được trình bày ở mục
2 .1.6 .

Bước 7: Rút ra kết luận về tổng thể chung


188
Đây là bước cuối cùng của quá trình nghiên cứu
mẫu. Ta xem xét các kết luận rút ra từ mẫu có thỏa
mãn các yêu cầu đặt ra khi bắt đầu nghiên cứu hay
không? Nghĩa là đối chiếu lại với bước 1 để xem mục
đích của việc chọn mẫu có thỏa mãn với mục đích
nghiên cứu đã được đặt ra hay không? Có phản ánh
được những đặc điểm, bản chất của hiện tượng hay
không?

Từ đó cần đưa ra những giải pháp, kiến nghị cụ


thể để thúc đẩy sự phát triển của hiện tượng.

3. ĐIỂU TRA CHỌN MAU p h i NGẪư n h i ê n

Bên cạnh các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên


đã trình bày ở trên, trong thực tế người ta còn sử dụng
các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên.

Điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên không hoàn


toàn dựa trên cơ sở toán học như chọn ngẫu nhiên mà
chủ yếu đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa phân
tích lý luận với thực tế xã hội. Sự nhận xét chủ quan
của người tổ chức có ảnh hưởng lớn đến chất lượng điều
tra. Sai số chọn mẫu phi ngẫu nhiên xảy ra khi:

- Các đơn vị của tổng thê mẫu không đủ lốn.

- Do đơn vị điều tra trả lời sai vì không hiểu đúng


nội dung hoặc cô' ý khai sai.

- Do nhân viên điều tra vô tình ghi chép sai.


189
- Do tỷ lệ không trả lời quá cao.
- Do đo lường sai...
Vì vậy muôn đảm bảo chất lượng tài liệu điều tra,
phải giải quyết tốt các vấn đề sau đây:

3.1. Phải đảm bảo phân tổ chính xác đôi


tượng điều tra
Phải phân tổ chính xác đối tượng điều tra vì mỗi
đơn vị• được chọn
• ra dù
• có đầy đủ tính
%/ chất đại biểu« đến
mấy cũng chỉ có khả năng đại diện cho 1 bộ phận, 1 loại
hình nào đó trong tổng thể hiện tượng phức tạp. Mặt
khác, việc phân tổ có tác dụng thu hẹp độ biến thiên
tiêu thức trong mỗi bộ phận làm cho việc suy rộng tài
liệu càng tỉ mỉ và chính xác.

3.2. Vấn đề chon


• đơn vi• điểu tra
Vì là chọn mẫu phi ngẫu nhiên nên các đơn vị
mẫu được lựa chọn dựa vào kinh nghiệm của các chuyên
gia hoặc qua bàn bạc, phân tích tập thể. Thường ngưòi
ta chọn những đơn vị có mức độ tiêu thức gần với sô'
lượng trung bình của từng bộ phận nhất, đồng thòi cũng
là mức độ phổ biến nhất trong bộ phận đó, hoặc những
đơn vị có kinh nghiệm về 1 mặt nào đó (điều tra ý kiến
chuyên gia).
Ví dụ: Điều tra ý kiến chuyên gia về 1 sô" vấn đề
cần giải quyết như vấn đề tiền lương, vấn đề nhà ở, vấn
đề thương binh xã hội, vấn đề bảo hiểm... Người ta chọn
190
ra 1 số người trong từng ngành, từng địa phương am
hiểu nhiều vê các vấn đề trên để trưng cầu ý kiến. Sau
đó tổng kết lại và đưa ra kết luận.
3.3. Xác đinh
• sô đơn vi# điều tra
Điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên cũng phải dựa
trên cơ sở của định luật số lớn, nghĩa là cần chọn ra 1 sô"
đơn vị điều tra, nhiều tới mức đủ khả năng đại biểu
chung cho cả tổng thể. ở đây, vì chọn mẫu phi ngẫu
nhiên nên không thể dùng công thức toán học để tính.
Muôn xác định sô" đơn vị mẫu cần phải.

- Căn cứ vào tính chất phức tạp của tổng thể điều
tra, tổng thể càng phức tạp càng cần điều tra nhiều đơn

Ví dụ: Khi điều tra mức sông ngưòi nông dân nếu
các gia đình ở địa phương có nhiều nghề phụ khác nhau,
có mức sông chênh lệch nhau nhiều thì cần điều tra
nhiều hộ.

- Có thể căn cứ vào kinh nghiệm của các địa


phương khác, nước khác, của các lần điều tra trước để
quyết định sô đơn vị cần điều tra thực tế lần này.

Ví dụ: Trong điều tra mức sông người nông dân


theo kinh nghiệm của các nước và các lần điều tra trước
thì chỉ cần điều tra khoảng 1% sô" hộ là đủ.

- Căn cứ vào mức độ đòi hỏi của việc nghiên cứu,


vào lực lượng cán bộ và khả năng vật chất khác để
191
quyết định tăng thêm hay giảm bớt sô" đơn vị cần điều
tra.

Ngoài ra cần chọn các đơn vị dự bị để có thể bổ


sung hoặc thay thế khi cần thiết.

3.4. Sai sô chọn mẫu

Trong chọn mẫu phi ngẫu nhiên sai sô không thể


tính được bằng công thức toán học mà phải qua nhận
xét, so sánh để ưóc lượng ra.

Khi suy rộng kết quả điều tra chọn mẫu phi ngẫu
nhiên người ta suy rộng trực tiếp không suy rộng có
phạm vi như trong chọn ngẫu nhiên. Vì các đơn vị điều
tra được lựa chọn từ các bộ phận khác nhau nên khi suy
rộng phải theo thứ tự từng bước và phải chú ý đến tỉ
trọng của mỗi bộ phận chiếm trong tổng thể.

3.5. Huân luyện lực lượng tham gia điểu tra

Qua các vấn đề nêu trên chúng ta thấy vấn đề


điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên đòi hỏi phải giải
quyết nhiều vấn đề phức tạp, kết quả của chọn mẫu phi
ngẫu nhiên chịu ảnh hưởng nhiều bởi ý kiến chủ quan
của con người. Vì vậy muốn làm tốt công tác điều tra
ngưòi cán bộ không những phải thành thạo về nghiệp
vụ, am hiểu về hiện tượng nghiên cứu mà còn cần phải
trung thực và làm tốt công tác tổ chức vận động quần
chúng. Cán bộ điều tra cần giải thích cho mọi người hiểu
192
rõ mục đích nghiên cứu để họ tích cực, tự giác tham gia,
tự giác khai báo.

Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên và phi ngẫu nhiên


đều là các loại điểu tra chọn mẫu có hiệu quả. Mỗi loại
điều tra đều có những mặt ưu nhược điểm riêng của nó,
thích hợp với từng hiện tượng nghiên cứu. Trong thực tế
loại điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên thường hay được sử
dụng hơn nhưng nếu biết kết hợp khéo léo cả 2 loại điều
tra này thì kết quả điều tra sẽ có chất lượng cao hơn.

193
Chương 6

HỔI QUI VÀ TƯƠNG QUAN

1. MỐI LIÊN HỆ• GIỬA CÁC HIỆN


• TƯƠNG
• KINH
TẾ - XÃ HỘI VỚI PHƯƠNG PHÁP H ồi QUI VÀ
TƯƠNG QUAN
1.1. Môi liên hệ giữa các hiện tượng kinh tế-
xã hôi
Theo quan điểm duy vật biện chứng coi thê giới
vật chất là một thể thống nhất, trong đó các sự vật và
hiện tượng có mối liên hệ hữu cơ với nhau, tác động và
ràng buộc lẫn nhau. Không có sự vật và hiện tượng nào
phát sinh và phát triển một cách cô lập, tách rời với các
sự vật và hiện tượng khác. Các hiện tượng kinh tế - xã
hội cũng phát sinh và phát triển theo nguyên lý đó.

Do tính chất phức tạp của hiện tượng kinh tế - xã


hội, mối liên hệ nội tại cũng rất phong phú và muôn
hình muôn vẻ, tính chất và hình thức của các môi liên
hệ cũng rất khác nhau. Có thể nghiên cứu mối liên hệ
cùng một lúc giữa nhiều hiện tượng. Chẳng hạn như,
nhà quản trị doanh nghiệp nghiên cứu mối liên hệ giữa
năng suất lao động, mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật
195

You might also like