You are on page 1of 7

LỊCH SỬ VÀ TƯ TƯỞNG TỊNH ĐỘ TÔNG

Bài 1: NGUỒN GỐC TÍN NGƯỠNG A DI ĐÀ TẠI ẤN ĐỘ

I. NGUYÊN NGỮ VÀ Ý NGHĨA CHỮ A DI ĐÀ


1. Amita (A Di Ðà, 阿彌陀 ): Vô lượng. Chữ vô lượng này có nghĩa là rốt
ráo, cứu cánh, viên mãn, rộng lớn vô biên, đầy đủ các công đức lành, viên mãn trí tuệ, thọ mạng,
nguyện lực, thần thông, phước đức… Danh xưng A Di Đà là cách gọi tắc của Vô Lượng Thọ và
Vô Lượng Quang hoặc Cam Lồ. (Mật giáo gọi A-di-đà Phật là Cam Lồ Vương).
- Chi Khiêm (Duy ma cật kinh): Như Lai Vô Lượng. Trúc Pháp Hộ (Hiền kiếp
kinh): Vô Lượng Phật; Chi Lâu Ca Sấm (Ban chu tam muội kinh, Vô lượng thanh tịnh bình
đẳng giác kinh): Vô lượng giác, Vô lượng thế tôn. Khương Tăng Khải (Vô lượng thọ kinh): Vô
Lượng Giác và Vô Lượng Tôn.
- La Thập (Duy ma cật sở thuyết kinh), Huyền Tráng (Thuyết vô cấu xứng kinh) là
A Di Ðà Phật và Vô Lượng Thọ Như Lai.
- Kinh A Di Ðà (Tiểu Sukhāvatī-vyuha): Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ (bỉ
Phật quang minh vô lượng chiếu thập phương quốc vô sở chướng ngại thị cố hiệu vi a di đà, bỉ
Phật thọ mạng cập kỳ nhơn dân vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp cố danh a di đà)

2. Amitāyus (Vô Lượng Thọ, 無量壽) và Amitābha (Vô Lượng Quang, 無量


光 ). (Vô Lượng Thọ như Vô Lượng Thọ Kinh, Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh, Ðại A
Di Ðà kinh, Ðại thừa vô lượng thọ trang nghiêm kinh, Vô lượng thọ Như Lai hội của Ðại bảo
tích kinh v.v... Tuy mang tên Vô Lượng Thọ, đều nhấn mạnh khía cạnh ánh sáng của A Di Ðà.
Do đó, yếu tố Vô lượng quang đã đóng một vai trò quan trọng và có thể xuất hiện trước yếu tố
Vô lượng thọ.
Kinh Vô Lượng thọ kinh kể tới 12 danh hiệu liên hệ với ánh sáng, tức là Vô Lượng
Quang, Vô Biên Quang, Vô Ngại Quang, Vô Ðối Quang, Diệm Vương Quang, Thanh Tịnh
Quang, Hoan Hỉ Quang, Trí tuệ Quang, Bất Ðoạn Quang, Nan Tư Quang, Vô Xứng Quang và
Siêu Nhật Nguyệt Quang. Vì Phật A Di Ðà được giải minh bằng 12 danh hiệu ấy, nên cũng gọi
Thập Nhị Quang Phật, tức đức Phật của 12 thứ ánh sáng. Nếu cộng thêm danh hiệu Vô Lượng
Thọ Phật, đức Phật A Di Ðà có 13 danh hiệu, mà thuật ngữ Trung quốc gọi là A Di Ðà Phật thập
tam hiệu.
Mười hai danh hiệu của Vô lượng thọ kinh đến lúc Bồ Ðề Lưu Chí dịch Vô lượng thọ
Như Lai hội của Ðại bảo tích kinh 17-18 đã phát triển lên tới 15 danh hiệu.
Trong Phạn và Tạng bản kể đến 18 danh hiệu khác nhau ngoài danh hiệu thông thường
Vô Lượng Quang.
kể từ khi Khương Tăng khải dịch Vô Lượng Thọ Kinh vào năm 252 trở đi, Phật A Di Ðà
đã được xem như một vị Phật của ánh sáng trong cả ba truyên thống Phạn, Tạng và Hán bản.
Ðiều này chứng tỏ tín ngưỡng A Di Ðà từ nguyên ủy rõ ràng thiên trọng khía cạnh ánh sánh, mà
xem nhẹ khía cạnh thọ mạng. Tình hình đó dẫn đến những kết luận khá lôi cuốn về nguồn gốc
của tín ngưỡng A Di Ðà.
Việc dịch thành Vô lượng thọ trong Hán tạng từ đấy chỉ thể hiện một xu thế muốn Hoa
hoá Phật giáo, nhằm đáp ứng khát vọng bất tử cố hữu của người Trung quốc.

Từ đó, vấn đề đặt ra là có phải tự nguyên ủy chỉ có tên A Di Ðà, tức Amita (vô lượng),
rồi sự xuất hiện của Vô Lượng Thọ (amitàyus) và Vô Lượng Quang (amitàbha) là những nỗ lực
nhằm giải thích tên A Di Ðà ấy? Hay ngược lại, tự nguyên ủy Vô Lượng Thọ và Vô Lương

1
Quang là hai tên khác nhau, có thể chỉ hai đối tượng khác nhau, rồi sau do quá trình biến hoá
và thẩm nhập mà có sự cố ý rút ngắn thành tên A Di Ðà? Trước đây, người ta đã dựa vào hai lý
do sau, để khẳng định tên A Di Ðà có trước, còn tên Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang xuất
hiện sau để giải minh. Một là, giả như Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang là những tên có tự
nguyên ủy, thì ý nghĩa chúng quá rõ ràng rồi, cần gì phải giải thích thêm. Hai là, nếu Vô Lượng
Thọ và Vô Lượng Quang là có tự nguyên ủy, thì đức Phật ấy lại có hai tên. Nhưng một vị Phật
mà có hai tên, thì hiện không thấy một điển hình nào khác. Ngoài ra, các bản dịch xưa hiện biết
như Ban châu tam muội kinh của Chi Lâu Ca Sấm, Ðại A Di Ðà kinh của Chi Khiêm, Duy Ma
Cật kinh cũng của Chi Khiêm, đều đề cập danh xưng A Di Ðà, chứ không đưa ra danh hiệu Vô
Lượng Thọ hay Vô Lượng Quang. Kết luận vừa nêu về sự có trước của tên A Di Ðà càng trở nên
dễ chấp nhận hơn, khi ta nhớ đến một lối cắt nghĩa thứ ba nữa về chữ ấy, đó là Vô Lượng Thanh
Tịnh

3. Vô Lượng Thanh Tịnh (無量清淨): lần đầu tiên trong nhan đề Vô lượng
thanh tịnh bình đẳng giác kinh, của Chi Lâu Ca Sấm (tức kinh Ðại A Di Ðà, bản dịch của
Khương Tăng Khải là Vô lượng thọ kinh.) Theo kinh Bi Hoa, khi còn ở nhân vị, tên của ngài là
Vô lượng Thanh Tịnh. Chữ thanh tịnh này hàm nghĩa tự tánh thanh tịnh hay pháp tính Như Lai.
Lão nữ nhân kinh, Chi Khiêm dịch, kể về chuyện bà lão sẽ sinh về nước Phật A Di Ðà. T
14, No. 559, tr. 911.
Lão mẫu nữ lục anh kinh, Cầu Na Bạt Ðà La dịch, sinh về nước Phật Vô Lượng Thanh
Tịnh. T14, No. 560.
Lão mẫu kinh, khuyết danh, sẽ sinh về nước Phật A Di Ðà". T14, No. 561.
ba bản dịch này đã xác nhận A Di Ðà cũng có nghĩa là Vô Lượng Thanh Tịnh. (tên Vô
Lượng Thanh Tịnh, không phổ thông dù đã xuất hiện rất sớm không kém gì hai tên kia, nhưng
cho đến nay không xuất hiện trong văn học Phật giáo Phạn văn)
(không gặp trong văn học Pàli, Lalitavistara và Mahàvastu). Pháp hoa phẩm Vãng cổ
(purvayoga) có kể đến Phật Amitàyus mà chính phẩm Vãng cổ của Chính Pháp hoa kinh 4 dịch
là Vô Lượng Thọ. Phẩm Hoá thành dụ của Diệu pháp liên hoa kinh 3 thì đều phiên âm là A Di
Ðà. Hoa nghiêm kinh 77 phẩm Nhập pháp giới cũng kể đến tên Phật Vô Lượng Quang mà Phạn
bản Gandavyåhasåtra cho là Amitàbha. Nhưng quan trọng nhất, dĩ nhiên nó xuất hiện trong các
kinh điển liên quan đến Tịnh độ.
là Vô Lượng Quang, Vô Biên Quang, Vô Trước Quang, Vô Ngại Quang, Chiếu Vương
Quang, Ðoan Nghiêm Quang, Ái Quang, Hỉ Quang, Khả Kiến Quang, Bất Tư Nghì Quang, Vô
Ðẳng Quang, Bất Khả Xứng Lượng Quang, Ánh Tệ Nhật Quang, Ánh Tệ Nguyệt Quang và Yếm
Ðoạt Nhật Nguyệt Quang.
Phạn bản: Amitàbhavyåha nàma mahàyànasåtra, thường được gọi là kinh Ðại
Sukhàvatãvyåha kể mười tám danh hiệu sau: Amitàbha (Vô Lượng Quang), Amitaprabha (Vô
Lượng Quang), Amitaprabhàsa (Vô Lượng Minh), Asamàptaprabha (Vô Ðối Chiếu Quang),
Asaïghataprabha (Vô Trước Quang), Prabhà÷ikhotsçùñaprabha (Diệm Vương Quang),
Sadivyamaõiprabha (Thiên Châu Quang), Apratihatara÷miràgaprabha (Vô Ngại Quang Minh
Nhiễm Quang), Ràjanãyaprabha (Mỹ Quang), Premanãyaprabha (Ái Quang), Pramodanãya-
prabha (Hỉ Quang), Samgamanãyaprabha (Từ Quang), Upoùaniyaprabha (An Ẩn Quang),
Nibandhanãyaprabha (Bất Ðoạn Quang), Ativãrya- prabha (Cực Tinh Tấn Quang),
Atulyaprabha (Vô Ðẳng Quang), Abhibhåyanarendramånayendra- prabha (Siêu Thiên Vương
Nhân Vương Quang?), øraütasamcayendusåryajihmãkaraõaprabha (Khúc Áp Tĩnh Mãn Nguyệt
Nhật Quang), Abhibhåyalokapàlasakrabrahmauddhàvàsamahevara
sarvadevajihmãkaranaprabha (Khúc Áp Hộ Thế, Nhân Ðà La, Phạm Thiên, Tịnh Cư, Ðại Tự
Tại, Nhất Thiết Thiên Quang).

2
Tóm lại, theo truyền thống thì tên A Di Ðà có thể hiểu là phiên âm chữ Amita và có
nghĩa Vô lượng. Rồi từ đó, người ta đã tìm cách giải minh Vô lượng có nghĩa là gì, bằng cách
đưa vào những yếu tố Vô lượng quang, Vô lượng thọ, Vô lượng thanh tịnh, như đã thấy.

4. Phật A Di Ðà còn có tên là Cam Lồ Ðại Minh Vương hay Kim Cương
Cam Lồ Thân. Những danh hiệu này xuất hiện thường xuyên trong các kinh điển Mật giáo. Nhất
thiết Như Lai đại bí mật vương vị tằng hữu tối thượng vi diệu đại mạn noa la kinh.

Vậy, xu thế của mật giáo đã hiểu A Di Ðà có nghĩa là Cam lồ. Cam lồ tức liều thuốc bất
tử, làm cho người ta sống mãi không chết. Do thế, đồng nhất A Di Ðà với Cam lồ, tức nhìn nhận
Amita không có nghĩa Vô lượng như thông thường đã hiểu, mà là một biến dạng sai của amçta.
Và xu hướng này đã chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử tư tưởng Phật giáo, đến nỗi sau
này mỗi khi nói tới Phật A Di Ðà, người ta phải hiểu là Cam lồ, ngoài hai ý nghĩa thông thường
là Vô lượng quang và Vô lượng thọ. Chính ba nghĩa đó là ba tên gọi khác nhau của đức Phật ấy
mà thuật ngữ Phật giáo Trung quốc gọi là A Di Ðà Phật tam danh. Trong ba tên ấy, Vô Lượng
Thọ và Vô Lượng Quang là những tên thuộc hiển giáo, còn Cam Lồ hay Cam Lồ Vương là tên
mật giáo lưu hành trong các kinh điển phái chân ngôn.

II- NGUỒN GỐC TÍN NGƯỠNG A DI ĐÀ

Để hiểu rỏ hơn về các ý nghĩa liên quan đến danh từ A Di Đà, ta cần tìm hiểu về nguồn
gốc của tín ngưỡng A Di Đà trên phương diện tôn giáo và lịch sử xã hội. Bàn về nguồn gốc của
tín ngưỡng A-di-đà, hiện có ba giả thuyết được phổ biến trong giới nghiên cứu Tịnh Độ như sau:

1. Thuyết nguồn gốc Ba tư:


Thông thường đức Phật A Di Đà đã được đề cao là một đức Phật ánh sáng. Hầu hết các
danh hiệu của đức Phật này đều liên hệ đến yếu tố ánh sáng. Do đó, vào đầu thế kỷ XX, các nhà
nghiên cứu đã tìm nguồn gốc của tín ngưỡng A Di Đà trong tín ngưỡng và thần thoại của dân tộc
Iran.
Waddell cho rằng tín ngưỡng A Di Đà là một phát triển của thần thoại mặt trời trong tôn
giáo Iran.
Edkins coi nó xuất phát từ tính ngưỡng Ormazd.
Beal lại tìm thấy Vô Lượng Quang đến từ vị thần ánh sáng Mithrsa, còn Vô Lượng Thọ
thì từ vị thần thời gian vô lượng Zrvana Akarana của Zoroastrianism (Bái Hỏa Giáo).
Pelliot và Lévi cũng cho rằng tín ngưỡng A Di Đà đã có một liên hệ nào đó với tín
ngưỡng trong thánh điển Avesta của Zoroastrianism.
Thuyết nguồn gốc từ các tôn giáo của Ba Tư này hiện nay không được đề cao lắm bởi lẽ
thánh điển Avesta không có giá trị chuẩn xác về ngôn ngữ, và mặt khác đường hướng tịnh độ
Phật giáo khác hẳn với tư tưởng triết học và tín ngưỡng của những tôn giáo này.

Hỏa giáo (Zoroastrianism) còn được gọi là Bái hỏa giáo, Hỏa yêu giáo,[1] hoặc Đạo
Zarathushtra là một tôn giáo cổ của Ba Tư do nhà tiên tri Zarathushtra sáng lập cách đây hơn 1000 năm
trước Công Nguyên và là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại [2], với bộ kinh chính thức
là kinh Avesta (Cổ kinh Ba Tư). Đạo phát triển mạnh ở Iran khoảng thế kỉ 10 - 7 trước công nguyên, sau
đó, phát triển sang nhiều nước khác ở Trung Đông, Ấn Độ và Trung Hoa

2. Thuyết nguồn gốc Ấn độ ngoài Phật giáo:

3
Thông thường tín ngưỡng A Di Đà thường nói đến sự vãng sinh của những người chết.
Cho nên, Kern và Matsumoto Bunzabùro cho rằng tín ngưỡng này phát xuất từ tín ngưỡng Yama
của Veda. Theo cách lý giải của Unrai Wogihara, thuật ngữ Amita có liên hệ từ chữ Amrta (cam
lồ). Mà Amrta là cam lồ là cị thuốc bất tử có từ rượu Soma theo thánh điển Rg Veda. Soma là
một thứ rượu được làm từ cây soma mọc trên cõi trời cao nhất có tên là padamparamam trú xứ
của thần Visnu. Những ai uống được rượu này sẽ trở nên bất tử và khỏe mạnh vô cùng. Hơn nữa,
soma cũng còn ám chỉ cho mặt trời trong thần tín ngưỡng Veda. Từ đây, Unrai Wogihara kết
luận rằng thuật ngữ A Di Đà có liên hệ đến ý nghĩa cam lồ bất tử và thần Visnu, để từ đó xuất
hiện khái niệm một đức Phật sống lâu không lường, tức Vô Lượng Thọ (amitàyus), rồi sau do
ảnh hưởng của tín ngưỡng mặt trời, được quan niệm thêm là một vị Phật ánh sáng không lường
(amitàbha, Vô Lượng Quang).

Thuyết nguồn gốc Ấn độ thực sự chỉ ra những tương đồng giữa thần Visnu và đức Phật A
Di Đà, tuy nhiên từ cái nhìn của đạo Phật, đem đặc tính của một thần linh để đối chiếu với công
đức và tính cách siêu việt của một bậc giác ngộ là điều không hợp lý. Bên cạnh đó quan niệm bất
tử không phải là yếu tố được chấp nhận trong tín ngưỡng A Di Đà. Chính vì thế, tong quá trình
nghiên cứu của các học giả, một quan điểm khác đề xuất đó là thuyết nguồn gốc từ Phật giáo Ấn
độ.

3. Thuyết nguồn gốc tín ngưỡng A-di-đà từ Phật giáo Ấn độ:


Theo sự nghiên cứu của Yabuki Koiki và Mochizuki Shinkyò, tín ngưỡng A Di Đà xuất
hiện là một nhu cầu tất yếu trong lịch sử phát triển Phật giáo. Sau khi đức Phật Thích Ca nhập
diệt, nền văn học Bổn sanh với tư tưởng Bồ-tát, và sự lý tưởng hóa cuộc đời cũng như sự nghiệp
của đức Phật xuất hiện để đáp ứng một trào lưu tín ngưỡng vừa mang tính chất bình dân, vừa có
tính thần thoại của đại đa số quần chúng. Theo tín ngưỡng này, Đức Thích-ca bây giờ không phải
chỉ là đức Phật lịch sử, mà còn là một vị Phật của chân lý thường hằng (pháp thân) và cũng như
một vị Phật đầy đủ phước báo trang nghiêm (báo thân). Đây chính là cơ sở cho sự xuất hiện của
tín ngưỡng Phật A-di-đà.
Ngoài yếu tố về tình tất yếu trong lịch sử phát triển Phật giáo, tín ngưỡng A-di-đà xuất
hiện trong bối cảnh đặc biệt, đó là sự xuất hiện của khuynh hướng tu tập để thoát lý khổ đau ở
cõi Ta-bà hầu sanh về cảnh giới an vui hơn. Khuynh hướng này được thể hiện qua tư tưởng sanh
thiên, tư tưởng tịnh độ Đâu-suất, và tịnh độ Đông phương Diệu hỷ của Phật A-súc.
a. Tư tưởng sanh Thiên: đường hướng của Phật giáo là giúp cho chúng sanh thoát
ly mọi khổ đau. Nhưng sự thoát ly đó phải có thứ bậc và còn tùy thuộc vào căn cơ nghiệp thức và
sự hành trì của mỗi người. Đức Phật dạy các đệ tử phải qui y Tam bảo, chính là thực hiện Tam
niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, rồi sau đó là niệm Giới (trì giới), niệm Thí (bố thí) và
niệm Thiên (sự thịnh vượng và an lạc, do nhân của trì giới và bố thí). Lục niệm này đều thích
hợp với căn cơ chúng sanh. Tùy theo nhân duyên tu tập và ước nguyện mà mỗi người có sở đắc
khác nhau. Tư tưởng sanh Thiên với khuynh hướng vượt thoát cõi người đầy khổ đau làm tiền đề
cho tư tưởng vãng sanh.
(Vào thời đại ngài Long Thọ Bồ-tát, Tịnh độ lưu truyền đại thể phân làm ba
dòng lớn):
b. Tịnh độ Đâu-suất của đức Di-lặc:
Từ giai đoạn khởi đầu là niệm thiên sanh thiên, tiến thêm một bước nữa do kết hợp hai
tư tưởng niệm Phật và vãng sanh, hình thành một tư tưởng niệm Phật vãng sanh Tịnh độ. Tư
tưởng vãng sanh Tịnh độ bắt nguồn từ tín ngưỡng Tịnh độ của ngài Di-lặc ở cung trời Đâu-suất.
Tín ngưỡng này vốn xuất hiện từ thời Phật giáo Bộ Phái. Kinh Đức Phật thuyết quán Di-lặc Bồ-
tát thượng sanh Đâu-suất thiên nói rõ cõi Tịnh độ Đâu-suất. Trong kinh này, đức Phật khuyên

4
mọi người nên cầu vãng sanh về cõi ấy. Điều kiện trước tiên để vãng sanh là phải niệm danh hiệu
của đức Di-lặc. Trong kinh lại nói: “Luôn luôn quán hình tượng Phật và xưng danh hiệu Di-lặc
… liền được vãng sanh về cõi Đâu-suất-đà thiên… được sanh lên cõi trời Đâu-suất, gặp Ngài Di-
lặc, rồi theo Ngài hạ sanh xuống Diêm-phù-đề”.
Do đó chúng ta cầu sanh về cõi Tịnh độ Đâu-suất, mục đích là thân cận Bồ-tát Di-lặc và
tương lai theo ngài đến thế giới Ta bà tịnh hoá nhân gian, để thành thục thiện căn, đạt được giải
thoát. Đây không phải cái nhân tham trước khoái lạc cầu vãng sanh Tịnh độ Đâu-suất, mà chính
là xây dựng Tịnh độ nhân gian. Trong kinh Di-lặc hạ sanh thành Phật có nói rõ sự việc này.
(Ấn Độ: Bà tu mật/Vasumitra; Tăng Già la sát (Samgharaksa); Vô Trước, Sư Tử
Giác/Buddhasimha (đệ tử của VTruoc); Trung Quốc: Đạo An, Huyền Trang, Khuy Cơ xiển
dương, Nhật Bản: Minh Tuyên, Chân Hưng, Trinh Khánh, Cao Biện)
c. Tịnh độ Đông phương Diệu hỷ của Phật A-súc :
A-súc là phiên âm tiếng Phạn (Akshobhya), gọi cho đủ là A-súc-bà hoặc A-súc-
bệ, nghĩa là không động, không sân giận, tức là đức Bất Động Như Lai, hoặc Vô Động Như Lai.
Danh hiệu của đức Phật A-súc được đề cập trong các kinh Đại Bát-nhã (phẩm Kiến bất động
Phật), Duy-ma-cật (phẩm Kiến A-súc Phật Quốc), kinh A Di Đà…

Kinh Bát-nhã xuất hiện ở Đông Ấn Độ, trong kinh thường nói đến Bồ-tát Thường Đề
cầu diệu pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đi về hướng Đông cũng chính là cõi Tịnh độ của đức Phật
A-súc tại Đông phương. Kinh A-di-đà nói: “Đông phương cũng có đức Phật A-súc-bệ …”13.
Kinh Bát-nhã là chỗ trọng yếu của Bồ-tát Đại Trí Trước Trọng, Ngài nói đến cõi Phật khác
thường lấy quốc độ Đông phương A-súc Phật làm ví dụ. Như trong Kinh “Đại Bát-nhã” hội thứ
năm, phẩm “Kiến bất động Phật” nói: “Lúc bấy giờ tứ chúng vây quanh đức Thế Tôn, nghe
Ngài thuyết kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, phó chúc cho ngài A-nan-đà thọ trì… trước đại chúng
Ngài hiện thần thông, khiến cho đại chúng đều thấy Như Lai Bất Động … và quốc độ trang
nghiêm thanh tịnh của Ngài”14. Do đó chúng ta có thể thấy được rằng, cõi Tịnh độ A-súc và
kinh Bát-nhã có sự quan hệ mật thiết. Trong  kinh “Duy-ma-cật” phẩm “Kiến A-súc Phật
Quốc” nói: “Có nước tên Diệu hỷ và đức Phật hiệu Vô Động (không động), Ngài Duy-ma-cật
mất ở quốc độ đó mà sanh về quốc độ này”15. Lại nói: “Lúc bấy giờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni
bảo các đại chúng: ‘Các ông nên quan sát thế giới Diệu hỷ và Như Lai Vô Động, quốc độ của
Ngài hết sức là trang nghiêm, Bồ-tát thanh tịnh, đệ tử thanh bạch v.v… Nếu có Bồ-tát nào muốn
được quốc độ thanh tịnh như Ngài, thì phải nên học và thực hành đạo của Như Lai Vô Động”16.
Những điều này có thể chứng minh được rằng, kinh Duy-ma-cật cùng Tịnh độ A-súc có quan hệ
mật thiết như thế nào. Và còn cho chúng ta biết đức Phật A-di-đà thường tán thán sự trang
nghiêm và diệu hạnh của cõi Tịnh độ A-súc, Ngài còn khuyên đại chúng nên học theo đức Như
Lai Vô Động để vãng sanh đến quốc độ đó.
Tư tưởng Tịnh độ của Phật A-súc bắt nguồn từ sự diễn tả cảnh giới và nhân duyên vãng
sanh về các quốc độ của chư Phật trong các kinh điển đại thừa. Bàn về hạnh nguyện của đức Phật
này và quốc độ của Ngài, Kinh A-súc Phật Quốc (do ngài Chi-lâu-ca-sấm dịch TK II) và kinh
Đại bảo tích, (hội thứ sáu: “Bất Động Như Lai” do ngài Bồ-đề-lưu-chi dịch TK VI) có nói rằng
trong thời kỳ còn là Tỳ-kheo lập nguyện tu hạnh Bồ-tát với đức Đại Mục Như Lai, ngài A-súc đã
phát 39 đại nguyện xây dựng một cõi Tịnh độ ở Đông phương. Nếu có ai muốn vãng sanh về thế
giới Diệu hỷ của Ngài thì phải tu Lục độ, Bát-nhã Không quán, và niệm thánh hiệu của các đức
Phật.
Quốc độ của Phật A-súc cùng Tịnh độ A-di-đà có chỗ không giống nhau, nếu đem so sánh thì
một bên chú trọng về Tự lực mà vãng sanh, còn một bên chú trọng về Tha lực tín nguyện
được tiếp dẫn. Quốc độ Diệu hỷ theo trình độ trên cho đến lý tưởng tuy không có bằng sự trang

5
nghiêm vi diệu ở Thế giới Cực lạc, nhưng chú trọng về phương diện đạo đức, xã hội, văn hoá,
đồng thời quốc độ Diệu hỷ thù thắng hơn Thế giới Cực lạc.
d. Tịnh độ Tây phương Cực lạc của đức Phật A-di-đà:
Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói khi thấy Vô lượng thọ Phật là thấy mười phương vô lượng
chư Phật, quán Vô lượng thọ Phật là quán tất cả thân Phật. Như thế, theo kinh này, đức Phật A-
di-đà là đại biểu cho vô lượng vô số Phật. Cảnh giới tịnh độ Tây Phương được diễn tả rỏ nét trong
Kinh A-di-đà. Theo bản kinh này, cõi tịnh độ Tây phương không có các thống khổ, chỉ toàn là an
lạc, đầy đủ bảy báu, rất trang nghiêm và thù thắng.
Vì sao tín ngưỡng Di-đà phổ biến hơn các vị Phật khác?
a. Các kinhTịnh độ diễn tả Cõi Tịnh độ Tây phương có nhiều sự trang nghiêm thù
thắng hơn các cõi tịnh độ khác.
b. Chỉ rõ lý sự, nhân quả, phương thức tu tập để vãng sanh về cảnh giới đó.
c. Đức Phật A-di-đà tự thân của Ngài là Vô lượng thọ, Vô lượng quang, nếu tất cả
chúng sanh vãng sanh đến thế giới Cực lạc thì cũng được Vô lượng thọ, Vô lượng
quang. Đây là đặc sắc lớn ở thế giới Cực lạc, mà ở cõi Tịnh độ của ngài Di-lặc và
A-súc không có.
d. Tịnh độ Di-đà có thể mang nghiệp mà vãng sanh, đây là đặc chất tư tưởng bổn
nguyện của Ngài, chú trọng ở nơi tha lực; phàm tất cả chúng sanh, nếu có thể chí
tâm tin tưởng niệm mười lần danh hiệu của Ngài, đều được vãng sanh. Đây là dựa
theo kinh Pháp hoa “Hội tam qui nhất Phật thừa” để cho dễ hiểu và hóa độ. Trong
kinh Pháp hoa ghi lại rằng: “Ba qui về một” là phải chuyên tu đạt đến Thánh vị giải
thoát. Nhưng Tịnh độ Di-đà thì không phải như vậy, tất cả chúng sanh muốn vãng
sanh đều có cơ hội vãng sanh, vả lại sanh đến quốc độ của Ngài, một đời liền bổ xứ
làm Phật. Đây chính là ngài Long Thọ Bồ-tát nói chỗ “Dị hành phẩm” trong bộ
luận “Thập trụ Tỳ-bà-sa”. Do đó Tịnh độ Di-đà ở trong Phật giáo, khai triển pháp
môn nhờ tha lực mà vãng sanh, rất thích hợp với căn cơ chúng sanh đời mạt pháp,
cũng là một trong những đặc sắc của thế giới Cực lạc.
(Đại trí độ luận quyển 22 nói: “Trong pháp Thanh Văn niệm cõi dục giới, trong pháp
Bồ-tát niệm tất cả tam giới. Khi hành giả chưa đắc đạo, hoặc tâm tham đắm ngũ dục thế gian,
đức Phật dạy niệm Thiên để đoạn dâm dục, mới sanh lên hai cõi trên. Nếu không đoạn được
dâm dục thì sanh vào trong cõi trời Lục dục (sáu tầng trời cõi Dục giới)” 1. Ở đây đức Phật vì
những người chưa đạt đạo còn quyến luyến ngũ dục, nên ngài chỉ ra “con đường” giải thoát
thống khổ trước mắt của kiếp người.
III. TỊNH ĐỘ TÂY PHƯƠNG TRONG KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA:

Nguồn gốc tư tưởng của Tịnh độ tuy khơi nguồn vào thời đức Phật, nhưng cụ thể thành
lập chính là từ trong các bộ kinh Đại Thừa như: Bát Nhã, Hoa nghiêm, và Pháp hoa.
1. Kinh Bát-Nhã: tư tưởng Tịnh Độ thể hiện trong các lời nguyện của kinh Bát-nhã.
Kinh Bát-nhã phẩm Hạnh nguyện, Hội thứ hai nói có các vị Bồ tát phát nguyện tinh tấn tu tập
các Ba-la-mật, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật để việc giáo hóa chúng sanh được thành tựu.
“Có các vị Đại Bồ-tát tu hạnh bố thí Ba-la-mật-đa … phát lời nguyện: Ta nên tinh tấn chuyên
cần không tham luyến, tu hạnh bố thí Ba-la-mật-đa để thành thục hữu tình để trang nghiêm
thanh tịnh cõi Phật”2. “Ta nên dùng phương tiện gì để cứu vớt các loài hữu tình, khiến họ xa lìa
tà định và bất định tụ. Tư duy đã xong mới phát lời nguyện: Ta nên tinh cần tinh tấn không tham
luyến, tu hạnh lục chủng (sáu pháp) Ba-la-mật-đa, thành thục hữu tình trang nghiêm thanh tịnh
cõi Phật”3. Cho nên kinh Bát-nhã dùng lục độ để nói rõ việc trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật.
2. Kinh Pháp Hoa: phẩm Hoá Thành Dụ nói đến danh hiệu đức Phật A-súc và đức
Phật A-di-đà. Tiền thân đức Phật A-di-đà vốn là vương tử xuất gia học đạo với Ngài Đại Thông

6
Trí Thắng Như Lai. Phẩm “Dược vương Bồ-tát” của kinh này cũng cho rằng nếu có người phụ
nữ nào nghe kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phát tâm tu hành, sau khi mạng chung liền vãng sanh về
thế giới của đức Phật A-di-đà, có các vị đại Bồ-tát vây quanh nơi đó.
3. Kinh Hoa Nghiêm: phẩm “Nhập pháp giới” nói đến việc Thiện Tài Đồng Tử đến
phương Nam tham học nơi Tỳ-kheo Công Đức Vân về phương pháp niệm Phật tam-muội và thấy
được Phật. Phẩm này còn đề cập việc Bồ-tát Quang Minh dùng chánh định tam-muội quán sát
thấy tất cả chư Phật và quyến thuộc của Ngài ở cõi Phật trang nghiêm thanh tịnh.
Như vậy các kinh Đại thừa hay tán dương đức Phật A-di-đà, diễn tả sự trang nghiêm
thanh tịnh của cõi Cực lạc Tịnh độ, và đề cập đến sự vãng sanh Tịnh độ.
Theo bộ Bổn sanh, chỉ có tiền thân đức Phật Thích Ca thực hành hạnh nguyện Bồ-tát.
Đến Avadana: Mọi người, ngay cả cư sĩ cũng Bồ tát. Phật giáo Đại thừa có vô lượng vô biên
Tịnh độ của các vị Phật. Bồ-tát vì muốn đạt đến lý tưởng cao tột và hạnh nguyện cứu độ chúng
sanh như Phật Đà, nên phát đại nguyện, cõi Tịnh độ chính là đạo tràng để cho Bồ-tát thành tựu
đại nguyện. Trong kinh Đại thừa diễn tả hằng hà sa số chư Phật, Bồ-tát ở cõi Tịnh độ, cũng
chính từ đây thành lập. Mười phương chư Phật và vô lượng vô số cõi Tịnh độ Bồ-tát, không phải
một vị thành lập, mà cùng với chúng sanh kiến lập, do đó có tư tưởng vãng sanh Tịnh độ. Tất cả
chúng sanh vãng sanh về quốc độ chư Phật, Bồ-tát, không chỉ hưởng thọ khoái lạc riêng tư, mà
tất cả đều cùng nhau lập một ý chí mạnh mẽ phát Bồ-đề tâm, trên cầu thành Phật dưới hoá độ
chúng sanh, nhân nơi đó xây dựng nên một cõi Tịnh độ mới; họ luôn mong mỏi thành đạt được
nguyện vọng là tiếp dẫn chúng sanh, cứu độ chúng sanh, giáo hoá chúng sanh.
IV. NHẬN ĐỊNH VỀ NGUỒN GỐC TÍN NGƯỠNG A DI ĐÀ
Những đóng góp của các nhà nghiên cứu đã cho thấy khi tìm hiểu về nguồn gốc của tín
ngưỡng A Di Đà, điều đầu tiên mà chúng ta có thể khẳng định là cơ sở để hình thành tín ngưỡng
này là là sự hình thành các hệ thống văn học Bổn Sanh, Thí Dụ, cùng những tư tưởng tịnh độ
trong các kin điển Đại thừa kết hợp với các nhu cầu tín ngưỡng trong quá trình phát triển Phật
giáo.
Qua trình hình thành hệ thống tín ngưỡng này có sự ảnh hưởng của hai nguồn văn hóa Ấn
Độ, nơi Phật giáo xuất hiện và phát triển, cũng như nguồn văn minh Ba Tư (Iran) nơi Phật giáo
được truyền đến và thịnh hành. Sự tiếp thu của Phật giáo đối với hai nền văn hóa này là một
khuynh hướng tất yếu của lịch sử.
Văn hóa Vệ đà của Ấn Độ xem thần mặt trời Varuna, cũng là thần bất tử cư ngụ tại thế
giới Sukha (an lạc) phía tây. Còn trong thánh thư Avesta của Iran, thần Varana được xem là vị
thần của ánh sáng và thọ mạng vô lượng. Như thế sự tương đồng trong những đặc tính của hai vị
thần này với phẩm tình vô lượng quang và vô lượng thọ của đức Phật A Di Đà đã thể hiện khát
vọng chung của nhân sinh đối với một cuộc sống thăng hoa và hạnh phúc.
Điều đáng chú ý là tuy có những tương đồng về mặt tín ngưỡng liên qua đến những yếu
tố như trường thọ, ánh sáng, cam lồ, sự thanh tịnh, thế giới trang nghiêm, sự thọ hưởng niềm
vui…nhưng về căn bản tín ngưỡng tịnh độ A Di Đà trong Phật giáo vẫn trung thành theo hệ
thống tư tưởng triết học và đường hướng hành trì trong phật giáo, đó là con đường thanh tịnh hóa
bẳng công năng tu tập để chuyển hóa tự thân, chuyển hóa từng biệt nghiệp để tạo dựng cộng
nghiệp thanh tịnh, hướng đến sự thiết lập một thề giới trang nghiêm và an lạc.

Beal Samuel, Buddhism In China, New Delhi: Asian Educational Services, 1996.
Ernest John Eitel, Handbook of Chinese Buddhism, Lane, Crawford & Company, 1888.
Soho Machida, Life and Light, the Infinite:. A Historical and Philological Analysis of the
Amida Cult. SINO-PLATONIC PAPERS. Number 9. December, 1988.

You might also like