You are on page 1of 8

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN TÍCH KỸ

THUẬT - MBS

1
1. Những nguyên tắc nền tảng của bộ lọc
1.1. Khắc phục các failure
Hầu hết các lý thuyết cũng như các công cụ phân tích kỹ thuật đều tồn tại khá nhiều các điểm mù
(failure hoặc blind spot) và tại đó chúng không còn hiệu quả nữa. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên mà
chúng tôi đặt ra trong quá trình nghiên cứu phân tích kỹ thuật là phải tìm ra được các failure của
những vấn đề mình nghiên cứu.
Nếu như không thể phát hiện được những thiếu sót của chỉ báo hoặc hệ thống mình đang nghiên
cứu thì kiên quyết không áp dụng nó vào quá trình phân tích – đầu tư.
1.2. Tập trung cho chiến lược chứ không cho dự báo
Ủng hộ giả định của Eugene Fama về thị trường hiệu quả (EMH), chúng ta cũng cho rằng thị trường
không thể dự báo mà chỉ có thể thiết lập được các chiến lược hợp lý với sự biến động của nó. Điều
này ảnh hưởng to lớn đến phương pháp và mục tiêu nghiên cứu của chúng ta.
Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là các chiến lược đi theo xu hướng của thị trường hiện tại chứ
không phải là dự báo sự biến động của thị trường trong tương lai và đi theo các dự báo đó.
1.3. Nghiêng về định lượng hơn định tính
Do các kỹ thuật của chúng ta bắt nguồn chủ yếu từ phân tích kỹ thuật hiện đại nên trong quá trình
nghiên cứu sẽ thiên về định lượng nhiều hơn là định tính. Nói một cách cụ thể hơn, các chỉ số sẽ
chiếm vị trí ưu tiên hàng đầu so với các yếu tố định tính khác như: mẫu hình (pattern), sóng (Elliott,
Harmonic, ...)
Những yếu tố định tính sẽ đóng vai trò là các kỹ thuật phụ trợ (secondary method) trong việc ra
quyết định đầu tư: các quyết định dựa trên cơ sở định lượng sẽ có sức nặng lớn hơn nếu như nó
nhận được sự ủng hộ của các yếu tố định tính.
1.4. Tuân thủ kỷ luật trong quá trình nghiên cứu
Trước khi áp dụng bắt kỳ chỉ báo hay một loại chỉ số nào vào mô hình phân tích, phải thông qua một
quy trình thống kê và kiểm tra hết sức nghiêm ngặt nhằm lọc ra những thành phần chỉ số tốt nhất có
thể.
Trung tâm của quy tắc này là xây dựng một hệ thống backtest song song với quá trình tìm tòi và
phát hiện các kỹ thuật mới.
2. Những giả định cần tuân thủ
2.1. Giá phản ánh tất cả hành động thị trường
Giá cả thị trường là kết quả của tất cả những yếu tố kinh tế như: tâm lý nhà đầu tư, môi trường
chính trị, tin tức lẫn tin đồn....
Hệ quả của giả định này là không dùng các thông tin cơ bản để chỉnh sửa và làm sai lệch các đồ thị
kỹ thuật. Điều này góp phần làm tăng tính độc lập cần có của phân tích kỹ thuật so với phân tích cơ
bản.
2.2. Giá dịch chuyển theo xu hướng
Phân tích kỹ thuật về bản chất là theo sau xu hướng, nghĩa là nhận dạng và theo đuổi những xu
hướng đang tồn tại

2
Nếu bạn không nhận diện được xu hướng, bạn đừng nên làm gì cả: ”No trend No trade”. Điều này
giúp chúng ta ngăn được những quyết định sai lầm trong các vùng xám kỹ thuật.
Điều này giải thích lý do tại sao nhóm trend (đại diện tiêu biểu là nhóm Moving Average) lại là nhóm
chỉ báo quan trọng nhất và mang lại tỷ suất sinh lợi cao nhất trong phân tích kỹ thuật.
2.3. Quá khứ tự nó sẽ lặp lại
Phân tích kỹ thuật - nghiên cứu hành động thị trường là nghiên cứu tâm lý con người, là cái thường
có xu hướng không thay đổi. Chính vì thế mà tương lai là sự lặp lại của quá khứ
Những tín hiệu càng đúng trong quá khứ thì càng có cơ sở để tin cậy trong tương lai
3. Các nhóm tiêu chí và chỉ số cụ thể trong Bộ lọc
Việc ứng dụng các chỉ số kết hợp với hệ thống backtest sẽ giúp cho quá trình phân tích trở nên
khách quan, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải nhận thức rằng việc sử dụng bộ lọc Phân tích kỹ thuật sẽ chỉ giúp
nhà đầu tư lọc ra được những cổ phiếu CÓ KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG theo phân tích kỹ thuật.
Còn việc cổ phiếu đó có thực sự tăng trong tương lai hay không thì cần kết hợp thêm với các yếu tố
phân tích cơ bản.
3.1. Lọc theo tăng giảm tỉ lệ %
Mục tiêu chung là tìm ra những cổ phiếu đang có dấu hiệu đột biến về yếu tố khối lượng và giá. Khi
hiện tượng đột biến xảy ra thì khả năng có bứt phá hoặc giảm mạnh tiếp tục trong tương lại là khá
cao.
Nhìn chung đây là loại bộ lọc dành cho những nhà đầu tư chưa hiểu biết nhiều về phân tích kỹ thuật
nhiều lắm.
3.1.1. Thrust Up
Khái niệm
Thrust Up là lọc ra những cổ phiếu có đột biến TĂNG a% trong một số b ngày nhất định
Cách sử dụng
Ô đầu tiên dùng để chọn % biến động TĂNG giá
Ô thứ hai bên tay phải dùng để chọn số ngày tính toán mức biến động đó
3.1.2. Thrust Down
Khái niệm
Thrust Down là lọc ra những cổ phiếu có đột biến GIẢM a% trong một số b ngày nhất định
Cách sử dụng
Ô đầu tiên dùng để chọn % biến động GIẢM giá
Ô thứ hai bên tay phải dùng để chọn số ngày tính toán mức biến động đó
Thông thường, hai bộ lọc Thrust Up và Thrust Down sẽ giúp nhà đầu tư phát hiện những mã có biến
động bất thường trong khoảng thời gian ngắn hạn (dưới 1 tháng). Nguyên nhân chủ yếu là do sự
bơm vào và rút ra của dòng tiền nóng.

3
3.1.3. New High Volume
Khái niệm
New High Volume là lọc ra những cổ phiếu có khối lượng vượt đỉnh cũ trong giai đoạn x ngày nhất
định
Cách sử dụng
Ô duy nhất dùng để chọn số ngày để xác định đỉnh khối lượng trong giai đoạn đó
Các kết quả trả về sẽ là những mã được nhà đầu tư chú ý và giao dịch mạnh
3.1.4. New Low Volume
Khái niệm
New Low Volume là lọc ra những cổ phiếu có khối lượng thủng đáy cũ trong giai đoạn x ngày nhất
định
Cách sử dụng
Ô duy nhất dùng để chọn số ngày để xác định đáy khối lượng trong giai đoạn đó
Các kết quả trả về sẽ là những mã bị nhà đầu tư bỏ rơi hoặc ít chú ý, không giao dịch mạnh
3.1.5. New High
Khái niệm
New High là lọc ra những cổ phiếu có giá vượt đỉnh cũ trong giai đoạn x ngày nhất định
Cách sử dụng
Ô duy nhất dùng để chọn số ngày để xác định đỉnh của giá trong giai đoạn đó
Các kết quả trả về sẽ là những mã được nhà đầu tư chú ý và có biến động TĂNG lớn, quan trọng
3.1.6. New Low
Khái niệm
New Low Volume là lọc ra những cổ phiếu có giá thủng đáy cũ trong giai đoạn x ngày nhất định
Cách sử dụng
Ô duy nhất dùng để chọn số ngày để xác định đáy của giá trong giai đoạn đó
Các kết quả trả về sẽ là những mã bị nhà đầu tư bán mạnh và tháo chạy
Nhà đầu tư nên kết hợp New High và New High Volume cũng như New Low và New Low Volume
với nhau để đạt hiệu quả cao hơn và thu hẹp list chọn lại.
3.2. Nhóm Momentum:
Nhóm này giúp chúng ta xác định được các dao động ngắn hạn của thị trường. Hay nói chính xác
hơn, chúng giúp nắm bắt được các sóng dạng thứ cấp (secondary) trong một xu hướng lớn.
Bao gồm các chỉ số như %BBs, Money Flow Index, Chande Momentum Oscillator, Commodity
Channel Index, Price Oscillator, Stochastic Oscillator, Williams' %R, Momentum
Nhóm này rất phù hợp với các nhà đầu tư có thói quen lướt sóng thường xuyên, liên tục.

4
3.2.1. Price ROC
Khái niệm
Price ROC là chỉ báo thể hiện sự khác biệt giữa giá hiện tại và giá của x phiên trước đó. Sự khác
biệt có thể được thể hiện bằng cả giá trị lẫn tỷ lệ phần trăm.

Cách sử dụng
Trong ô chọn có những ngày chuẩn để tính toán như 5, 10, 14... Đây là những thông số thông dụng
nhất ở thị trường thế giới cũng như Việt Nam
Kết quả trả ra sẽ là những mã có thể mua được theo đánh giá của Price ROC
3.2.2. MFI - Money Flow Index
Khái niệm
MFI - Money Flow Index là là chỉ báo kỹ thuật dùng để đo sức mạnh của dòng tiền ra vào của một
chứng khoán trong giai đoạn phân tích.
Cách sử dụng
Trong ô chọn có những ngày chuẩn để tính toán như 5, 10, 15... Đây là những thông số thông dụng
nhất ở thị trường thế giới cũng như Việt Nam
Kết quả trả ra sẽ là những mã có thể mua được theo đánh giá của MFI - Money Flow Index
3.2.3. STO - Stochastic Oscillator
Khái niệm
STO - Stochastic Oscillator được phát triển bởi Tiến sỹ George Lane dùng để theo dõi xung lượng
thị trường.
Chỉ báo này bao gồm 2 đường:
- Đường % K so sánh giá đóng cửa gần nhất với biên độ giao dịch gần đây nhất.
- Đường %D là đường tín hiệu được tính bằng giá trị %K mượt (smooth).
Số kỳ được sử dụng trong chỉ báo này có thể khác nhau theo mục đích mà chỉ báo Stochastic được
sử dụng.
Cách sử dụng
Các bộ số trong ô chọn phân cấp như sau:
- Bộ 8-3 ngày và 10-3 ngày dùng cho các nhà đầu tư ngắn hạn
- Bộ 20-5 ngày và 40-10 ngày dùng cho các nhà đầu tư dài hơi hơn
3.2.4. ULO - Ultimate Oscillator
Khái niệm

5
ULO - Ultimate Oscillator được phát triển bởi Larry Williams vào năm 1985. Chỉ báo này có thể liên
kết với các chỉ báo dao động cổ điển dành cho phân tích kỹ thuật.
Tuy nhiên, chỉ báo Ultimate Oscillator vượt trội hơn những chỉ báo khác bởi dữ liệu được phân tích
sâu rộng hơn và sức mạnh những tín hiệu của nó.
Cách sử dụng
Các bộ số trong ô chọn phân cấp như sau:
- Bộ 7-14-28 ngày và 10-20-40 ngày dùng cho các nhà đầu tư ngắn hạn
- Bộ 15-30-45 ngày và 20-40-60 ngày dùng cho các nhà đầu tư dài hơi hơn
3.2.5. %BBs - Percentage Bollinger Bands
Khái niệm
%BBs - Percentage Bollinger Bands được phát triển từ dải Bollinger Bands để đo mức độ tích lũy,
phân phối của giá trên thị trường.
Cách sử dụng
Trong ô chọn có những ngày chuẩn để tính toán như 5, 10, 15... Đây là những thông số thông dụng
nhất ở thị trường thế giới cũng như Việt Nam
Kết quả trả ra sẽ là những mã có thể mua được theo đánh giá của %BBs - Percentage Bollinger
Bands
Nhìn chung, nhà đầu tư nên kết hợp tín hiệu mua của nhiều bộ lọc để thu hẹp phạm vi các mã tiềm
năng xuống.
3.3. Lọc theo Trend
Nhóm này quyết định thứ quan trọng nhất của phân tích kỹ thuật, đó chính là xu hướng thị trường.
Tâm điểm của nhóm Trend chính là Moving Average và các dẫn xuất của chúng (SMA, EMA,
WMA...)
3.3.1. Tổng quan về Trung bình động (Moving Average)
Khái niệm
Trung bình động là một chỉ báo thể hiện giá trị trung bình của giá chứng khoán trong một khoảng
thời gian. Khi giá chứng khoán thay đổi thì giá trung bình cũng thay đổi theo.
Trung bình động có bảy dạng phổ biến: giản đơn (còn được gọi là số học), hàm số mũ, chuỗi thời
gian, tam giác, biến số, điều chỉnh theo khối lượng và trọng số. Trung bình động có thể được tính
dựa trên bất kỳ chuỗi dữ liệu nào bao gồm giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa,
khối lượng giao dịch hoặc một chỉ báo khác.
Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa các trung bình động là trọng số áp dụng cho các dữ liệu gần nhất
(ngoại trừ trung bình động theo chuỗi thời gian). Trung bình động giản đơn sử dụng trọng số bằng
nhau cho các mức giá qua các kỳ. Trung bình động theo trọng số và hàm số mũ áp dụng trọng số
lớn hơn cho giá của kỳ gần nhất. Trung bình động tam giác lại áp dụng trọng số lớn hơn cho giá
nằm giữa kỳ tính toán. Trung bình động biến số thay đổi trọng số dựa trên sự biến động của giá.

6
Trung bình động điều chỉnh theo khối lượng thay đổi trọng số dựa trên khối lượng giao dịch của
từng kỳ.
Cách sử dụng
Hệ thống giao dịch dựa vào trung bình động không giúp chúng ta mua đúng tại đáy hoặc bán đúng
tại đỉnh. Thay vào đó, hệ thống này giúp chúng ta nắm bắt đúng xu hướng của giá bằng cách cho tín
hiệu mua ngay sau khi giá tạo đáy và cho tín hiệu bán ngay sau khi giá đạt đỉnh.
Yếu tố then chốt trong trung bình động là số kỳ sử dụng để tính toán. Sau quá trình trải nghiệm,
chúng ta luôn có thể tìm thấy một trung bình động hoạt động hiệu quả. Mỗi nhóm cổ phiếu thường
phù hợp với một số kỳ tính toán nhất định.
Có hai loại tín hiệu mua bán chính theo Moving Average:
Loại 1: giá cắt lên/xuống đường Moving Average tạo thành các tín hiệu mua bán. Ở các thị trường
mới nổi thì đây là dạng tín hiệu được coi là tốt nhất và hiệu quả nhất.
Loại 2: hai đường Moving Average cắt nhau tạo ra tín hiệu mua bán. Đây là dạng tín hiệu khá chậm
nhưng chắc chắn.
3.1.2. SMA – Simple Moving Average
Đường trung bình di động giản đơn được tính toán bằng cách lấy tổng mức giá (đóng cửa, mở cửa
hay mức giá nào được chọn như đề cập ở phần trước đó) của giai đoạn được chọn để tính SMA (5,
10, hay 20….) chia cho tổng số phiên được chọn. Ví dụ: để tính SMA với số kỳ là n thì công thức
như sau:
SMA = (P1 + P2 + P3 + …..+ Pn)/ n
Nhược điểm của SMA là biến động khá chậm và cho tín hiệu trễ nên thường được dùng tính cho số
kỳ từ 20 trở lên.
3.1.3. EMA – Exponential Moving Average
Đường trung bình hàm số mũ được tính toán bằng cách cộng một tỷ lệ % của giá đóng cửa ngày
tính toán vào một tỷ lệ % của giá trị trung bình ngày liền trước. Với trung bình hàm số mũ thì giá gần
hơn thì có trọng số lớn hơn.
Tỷ lệ % hàm số mũ = 2/(Số kỳ tính toán + 1)
Ưu điểm của EMA là biến động khá nhanh và cho tín hiệu sớm nên thường được dùng tính cho số
kỳ từ 19 trở xuống.
3.1.4. EMA Crossing và SMA Crossing
Hai đường Moving Average khi cắt nhau sẽ tạo ra tín hiệu mua bán. Đây là dạng tín hiệu khá chậm
nhưng chắc chắn.
Tùy theo mục đích mua dài hạn hay ngắn hạn mà nhà đầu tư chọn cặp Moving Average phù hợp
cho mình:
- EMA Crossing chủ yếu xài cho ngắn hạn
- SMA Crossing chủ yếu xài cho trung và dài hạn
3.1.6. EMA of Price & Volume

7
Kết hợp giá vài khối lượng để tìm ra các mã vừa có giá tăng và vừa có khối lượng tăng để tạo thành
uptrend vững chắc và ổn định

Các lọc khác :MACD, RSI, ADX và DI+ DI-.

You might also like