You are on page 1of 9

BÀI TẬP ngày 19/02/2020 – Sử10K31

1. Chép cẩn thận vào VỞ GHI các nội dung của 3 bài triều Nguyễn
nửa đầu TK XIX. Cụ thể như sau:

Chương VI
VIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Bài 38
SỰ THÀNH LẬP VÀ TỔ CHỨC VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN
1. Sự thành lập vương triều
- Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, bỏ lại biết bao hoài bão còn dang dở của 1 vị
hoàng đế toàn tài. Triều đình rơi vào tình trạng lục đục, suy yếu. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Ánh đã
tập hợp các thế lực thân thích, tổ chức tấn công các vương triều Tây Sơn để khôi phục lại CQ.
+ Sau khi làm chủ Gia Định và miền Nam với sự giúp đỡ của tầng lớp đại địa chủ, Xiêm, Pháp
+ Tháng 6 - 1801, Nguyễn Ánh tấn công và chiếm Phú Xuân (Huế), Quang Toản và triều đình
chống cự không nổi phải chạy ra Thăng Long.
+ Ngày 21- 6 - 1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long, Quang Toản và triều Tây Sơn bị bắt
- Năm 1802, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu
Gia Long, lập vương triều Nguyễn (1802 – 1945), đóng đô ở Phú Xuân (Huế).
- 1804 : nhà Nguyễn đổi tên nước là VN nhưng dưới thời vua Minh Mạng lại đổi thành Đại Nam
* Bối cảnh lịch sử đất nước và thế giới khi nhà Nguyễn thành lập:
- Trong nước:
+ Lần đầu tiên trong lịch sử, một triều đại phong kiến cai quản một lãnh thổ rộng lớn thống nhất
+ Nhà Nguyễn thành lập vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn suy vong,
khủng hoảng nhày càng trầm trọng với mốc bắt đầu từ thế kỉ XVI và ngày càng rõ hơn
- Trên thế giới:
+ TK XVIII, toàn TG chứng kiến sự thắng thế của CNTB với CĐ PK.

1
+ TK XIX là thời kì đầy biến động. Sự giao lưu, buôn bán quốc tế diễn ra sôi nổi. Chủ nghĩa tư
bản đang phát triển, đẩy mạnh nhòm ngó, xâm lược thuộc địa, thôn tính các vùng đất “vô chủ”
đang suy yếu, khủng hoảng, một số nước đã bị xâm lược. VN nằm trong mối đe dọa đó.
=> Trong bối cảnh lịch sử mới, yêu cầu nhà Nguyễn phải củng cố ngay quyền thống trị, bắt tay
vào việc thiết lập tổ chức bộ máy nhà nước, tìm cách đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng
2. Tổ chức vương triều
* Tổ chức bộ máy nhà nước.
- TW: Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê với sự gia tăng quyền lực vủa vua.
Kinh đô là Phú Xuân, là trung tâm đầu não của cả nước
+ Gia Long tổ chức theo mô hình thời Lê. Vua nắm mọi quyền hành 1 cách độc đoán. Giúp vua
có 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công.
+ Đến thời Minh Mạng: tổ chức bộ máy NN được hoàn thiện, chặt chẽ hơn. Ngoài 6 bộ, còn có
các cơ quan chuyển trách như Hàn lâm viện – phụ trách công văn, Quốc tử giám – phụ trách GD,
Thái y viện – phụ trách thuốc thang chữa bệnh, Đô sát viện – phụ trách thanh tra quan lại…

Để đề cao hơn nữa uy quyền, sợ quyền thần lấn át hoàng đế, vua đặt lệ Tứ bất: Không
đặt tể tướng, không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên, không phong tước vương cho người
ngoài họ
- Đp :
+ Thời Gia Long: chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các trực doanh
(Trung Bộ) do Triều đình trực tiếp cai quản.
+ Thời Minh Mạng: Năm 1831 – 1832 thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là
30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc hay tuần phủ hoạt động theo sự điều hành
của triều đình. Dưới tỉnh là huyện, châu, tổng, xã, thôn. Sự phân chia của Minh Mạng được dựa
trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với
phạm vi quản lý của một tỉnh
=> YN những cải cách vua Minh Mạng :
- Làm cho bm NN hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn

2
- TN đất nước về mặt hành chính, thuận lợi cho việc quản lý của TĐ, khai thác có hiệu quả tiềm
năng của mỗi tỉnh trong việc phát triển KT-XH
- Tạo đk cho nhà vua thâu tóm mọi quyền lực
- Là cơ sở cho sự phân chia các đv hành chính ngày nay
=> Nhìn chung bộ máy Nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ, có cải cách chút ít. Song những
cải cách của nhà Nguyễn nhằm tập trung quyền hành vào tay vua. Vì vậy nhà nước thời Nguyễn
cũng chuyên chế như thời Lê sơ.
* Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử.
* Luật pháp: ban hành Hoàng triều luật lệ với 398 điều hà khắc. Quy định chặt chẽ việc bảo vệ
NN, đề cao quyền uy của hoàng đế, triều đình; xử tội rất hà khắc, nhất là những tội gây phương
hại đến CQ
* Quân đội:
- Được tổ chức quy củ, chia thành 3 bộ phận : thân binh (hộ vệ vua), cấm binh (phòng thủ hoàng
thành), tinh binh (quân địa phương). Số lượng khoảng 20 vạn quân, 4 binh chủng : bộ binh, thủy
binh, pháo binh, tượng binh
- Trang bị đầy đủ có đại bác, súng tay, thuyền chiến song lạc hậu, thô sơ.
3. Chính sách đối ngoại
- Đối với phía Bắc: Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc) 1 cách mù quáng. Năm 1803, Gia Long
cử xứ bộ sang TQ xin quốc hiệu và cầu phong. Từ đó, nàh Nguyễn phải định kì cống nạp
- Đối với phía Tây, Nam: sử dụng LL QS bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục.
- Với phương Tây:
+ Giai đoạn đầu : Gia Long thi hành CS tương đối cởi mở với Pháp và đạo Thiên Chúa
+ Đến thời Minh mạng : triều Nguyễn khước từ dần những quan hệ với phương tây. Thậm chí
bắt đầu thi hành CS đàn áp hiên chúa giáo và "đóng cửa », ngăn cản ảnh hưởng của người
phương Tây trên đất VN. Nhà Nguyễn ngày càng tỏ ra bảo thủ, đưa đất nước lún sâu vào tình
trạng trì trệ, lạc hậu đến nỗi suy kiệt khả năng tự vệ

* Câu hỏi:
1. Lập bảng thống kê các triều đại pk VN từ thế kỉ X đến TK XIX ?

3
2. Phân tích những nét nổi bật về sự thành lập VT Nguyễn ở VN vào nửa đầu TK XIX?
3. Sự thành lập vương triều Nguyễn  ? Chính sách đối ngoại nhà Nguyễn có những hạn chế
gì ?
4. Quá trình hoàn chỉnh bộ máy nhà nước thời Nguyễn? Ý nghĩa những cải cách của vua
Minh Mạng? So sánh với thời Lê sơ?
5. Điểm giống nhau giữa 2 cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông và vua Minh
Mạng?

* Tham khảo:
- SBD : Câu 22 (Tr132)

Bài 39
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
1. Tình hình kinh tế
* Nông nghiệp:
- Các cua đứng đầu triều Nguyễn đã tổ chức, yêu cầu các đp đo đạc lại rđ, lập địa bạ, xác lập lại
sự quản lí rđ của nhà nước. Tuy nhiên, ở miền Nam, rđ chủ yếu nằm trong tay cường hào, địa
chủ
- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích
đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.
- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang. Nhà
nước cấp vốn ban đầu cho ND mua sắm nông cụ, trâu bò để khai hoang. Ba năm sau mới thu
thuế. Kết quả lớn nhất là thành lập 2 huyện mới: Kim Sơn – Ninh Bình 1829 và Tiền Hải – Thái
Bình 1828
- Thủy lợi: Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều. Tuy nhiên, việc quản lí
và BV đê điều chưa được quan tâm đúng mức
- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.

4
=> Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp
truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao. Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp
thuần phong kiến, rất lạc hậu.
* Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp Nhà nước:
+ Được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền,
làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).
+ Trưng tập thợ giỏi từ các đp
+ Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước. Năm
1839, hoàn thành chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước đầu tiên
- TCN trong nhân dân: Nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như
trước.
* Thương nghiệp:
- Nội thương:
+ Trong bối cảnh đất nước TN, yên bình đã tạo đk thuận lợi cho buôn bán trong nước với hệ
thống chợ làng chợ huyện, thị tứ…
+ Tuy nhiên, do quan điểm « trọng nông ức thương », sự đi lại giữa các miền bị hạn chế, nội
thương phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.
- Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng: Hoa, Xiêm, Mã
Lai. Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng. Đô
thị tàn lụi dần.
2. Tình hình xã hội và các cuộc ĐT của ND
* Nguyên nhân:
- Ngay từ khi thành lập, nhà Nguyễn đã không được lòng dân. Công cuộc XD, củng cố VT làm
hao mòn sức dân
- Trong xã hội sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt:
+ Giai cấp thống trị bao gồm vua quan, địa chủ, cường hào.
+ Giai cấp bị trị bao gồm đại đa số là nông dân.
- Tệ tham quan ô lại thời Nguyễn rất phổ biến.

5
- Ở nông thôn địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân.
- Dưới thời Nguyễn nhân dân phải chịu nhiều gánh nặng.
+ Phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng.
+ Chế độ lao dịch nặng nề
+ Thiên tai, mất mùa đói kém thường xuyên. Trong khoảng 50 năm đầu TK XIX, có 15 trận lụt
lớn
=> Đời sống của nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước. Mâu thuẫn xã hội lên cao bùng
nổ thành các cuộc đấu tranh.
* Phong trào:
- Nửa đầu thế kỷ XIX những cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra rầm rộ ở khắp nơi. Cả nước có
tới 400 cuộc khởi nghĩa. Điều đó khiến cho XH đương thời thêm mất ổn định. Đất nước không
những không thoát được khủng hoảng mà còn khủng hoảng trầm trọng hơn. Sự rối ren của XH
càng làm cho nguy cơ rơi vào tay thực dân phương Tây đến gần hơn
- Tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa Phan Bá Vành bùng nổ năm 1821 ở Sơn Nam hạ (Thái Bình) mở rộng ra Hải
Dương, An Quảng đến năm 1287 bị đàn áp.
+ Khởi nghĩa Cao Bá Quát bùng nổ năm 1854 ở Ứng Hòa - Hà Tây, mở rộng ra Hà Nội, Hưng
Yên đến năm 1856 bị đàn áp.
+ Năm 1833 một cuộc nổi dậy của binh lính do Lê Văn Khôi chỉ huy nổ ra ở Phiên An (Gia
Định), làm chủ cả Nam Bộ. Năm 1835 bị dập tắt.
* Đặc điểm:
- Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu thế kỉ khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền.
- Nổ ra liên tục, số lượng lớn.
- Có cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn
Khôi.
- PT ĐT đã lôi cuốn toàn bộ những người bị trị: ND, TTC, nho sĩ, quan lại cấp dưới đến binh
lính, các DT ít người. Nhưng đều mang đậm tính địa phương riêng rẽ. Có những khẩu hiệu “phù
Lê”, “phù Tây Sơn”, “chống Minh Mạng”…Nhà Nguyễn nắm trong tay 1 lực lượng quân sự
lớn, lợi dụng những sai lầm, sơ hở của các cuộc KN để đàn áp…

6
* Tác động:
- Nó chứng tỏ sức mạnh của nông dân và thể hiện mâu thuẫn giai cấp trong XH đã trở nên rất
quyết liệt
- Những cuộc ĐT không mệt mỏi của ND và các DT chống lại áp bức, cường quyền dưới CĐ pk
nhà Nguyễn đã góp phần củng cố khối đoàn kết thống nhất của cộng đồng DT VN
- Làm cho nhà Nguyễn ngày càng suy yếu nghiêm trọng và cuối cùng tự chuốc lấy thất bại trước
sự XL của TD phương Tây

* Câu hỏi:
1. Tình hình kinh tế dưới triều Nguyễn có đặc điểm gì ?
2. Nguyên nhân, đặc điểm, ý nghĩa các phong trào đấu tranh của nhân dân?
3. Chính sách của nhà Nguyễn đã để lại hậu quả gì về nguy cơ mất nước?

Bài 40
ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ - TƯ TƯỞNG NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
1. Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng
* Nho giáo: Nhà Nguyễn thi hành chính sách độc tôn Nho giáo, phục hồi Nho giáo đã bị suy đồi
bởi hàng ngũ quan lại, nho sĩ không còn giữ được phẩm chất, đạo đức như trước
* Phật giác: thì hạn chế nhưng vẫn tiếp tục phát triển, nhất là ở nông thôn. Đình, đền, chùa được
tôn tạo hoặc được xây dựng ở khắp nơi.
* Thiên chúa giáo: nhà Nguyễn thi hành những biện pháp cấm đoán gắt gao, thậm chí còn thẳng
tay đàn áp.
* Tín ngưỡng dân gian: Tục thờ cúng tổ tiên và tôn thờ các anh hùng dân tộc, những người có
công với làng với nước trở thành phổ biến.
2. Giáo dục, khoa cử

7
- Ban hành quy chế thi, tổ chức các kì thi. 1807, tổ chức khoa thi Hương đầu tiên, 1822, khoa
thi Hội đầu tiên được tổ chức. Đến năm 1851, nhà Nguyễn tổ chức 14 khoa thi Hội, lấy được 136
tiến sĩ và 87 phó bảng.
- Chấn chỉnh lại việc tổ chức học tập và thi cử. Tuy nhiên, nội dung giáo dục và thi cử không
khác trước
- Xây dựng trường Quốc học (1808) ở kinh đô Phú Xuân, xây Văn miếu (1808). Năm 1822,
thực hiện chế độ dựng bia đề danh tiến sĩ
=> Số lượng và chất lượng GD khoa cử đều giảm sút
3. Văn học
* VH chữ Hán: kém phát triển. Nhiều nhà văn, nhà thơ: CBQ, Nguyễn V Siêu, Minh mạng, Tự
Đức... 1 số tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” – Ngô gia văn phái. “Thượng kinh kí sự” – Lê
Hữu Trác
* VH chữ Nôm: phát triển rực rỡ. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà
Huyện Thanh Quan ngày càng phong phú và hoàn thiện
* VH dân gian: thơ ca, hò vè, ca dao, tục ngữ…phổ biến, phong phú
4. Nghệ thuật
* Kiến trúc:
- Kinh đô Huế, Lăng tẩm, Thành lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội.
- Văn miếu-QTG ở Hn được tôn tạo
- 1804: Khuê Văn Các được XD, là đỉnh cao NT kiến trúc thời Nguyễn
* Nghệ thuật sân khấu: chèo, tuống, xiếc…phong phú với những dấu ấn độc đáo của mỗi đp/
Kinh đô Huế xuất hiện nhà hát và sàn diễn chuyên nghiệp
* Nghệ thuật dân gian: Tiếp tục phát triển. như: vẽ tranh chân dung, tranh sơn mài trên gỗ,
tranh dân gian, tạo nên những màu sắn mới trong đời sống VH
5. KH-KT
* Sử học: Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều Hiến chương loại
chí (PHC), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài
Đức), Lịch triều tạp kỉ (Ngô Cao Lãng)...
* Địa lý: Đại Nam thống nhất toàn đồ, Hoàng Việt dư địa chí.

8
* Kĩ thuật: chế tạo được máy cưa, xẻ gỗ bằng sức nước, làm được máy bơm nước, đóng thành
công tàu thủy chạy bằng máy hơi nước

* Câu hỏi:
1. Khi đánh giá VT Nguyễn, có ý kiến cho rằng “Triều Nguyễn mặc chiếc áo rách, trên đó có
miếng vá gấm là VH”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
2. Lập bảng tóm tắt đời sống VH-tư tưởng nước ta vào thời Nguyễn nửa đầu TK XIX? Nêu
nhận xét?
3. Những đóng góp và sai lầm của triều Nguyễn đối với lịch sử DT trong giai đoạn xây dựng
đất nước nửa đầu TK XIX?

* Tham khảo: - SBD: Câu 22 (Tr132)

2. Làm vào VỞ BÀI TẬP các câu hỏi cuối 3 bài

3. Chụp lại nội dung 3 bài đã ghi chép trong VỞ GHI và bài tập đã
làm trong VỞ BÀI TẬP, gửi cô trước 21h ngày 19/02/2020! Cô chấm
phần bài tập lấy điểm, cùng với ghi chép bài đầy đủ! (Phần làm bài
tập có thể tham khảo thêm trong các TLTK)

LƯU Ý: NẾU KHỐI LƯỢNG BÀI 1 NGÀY NHƯ VẬY LÀ NHIỀU


HAY ÍT CŨNG GÓP Ý VỚI CÔ NHÉ! ĐỂ CÔ ĐIỀU CHỈNH! ^^
(NẾU KHÔNG Ý KIẾN GÌ CÔ SẼ NGHĨ VỪA SỨC NHA! CÔ
NGHE THẤY BẠN NÀO CÓ Ý KIẾN MÀ KHÔNG NÓI VỚI CÔ
SẼ TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐẤY NHÉ!)

You might also like