You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


1. Tên học phần: Mạch số (Digital Circuits)
- Mã số học phần: CN151
- Số tín chỉ học phần: 2 tín chỉ
- Số tiết học phần: 20 tiết lý thuyết + 20 tiết thực hành.
2. Đơn vị phụ trách học phần:
- Bộ môn: Kỹ thuật Điện
- Khoa/Viện/Trung tâm/Bộ môn: Công nghệ
3. Điều kiện:
- Điều kiện tiên quyết: không
- Điều kiện song hành: không
4. Mục tiêu của học phần:
Mục CĐR
Nội dung mục tiêu
tiêu CTĐT
Nắm vững kiến thức cơ bản về hệ thống số học, các phép toán
4.1 2.1.2a
cơ bản của số nhị phân và mạch số đơn giản.
Nắm vững được các phương pháp rút gọn tối ưu hóa, chuyển đổi qua
4.2 2.1.2a
lại giữa các hàm, các cổng khi thiết kế mạch điện tử số.
Sử dụng các phương pháp phân tích, thiết kế các mạch số cơ
4.3 2.1.2a
bản như: mạch tổ hợp, tuần tự, làm toán.
Sử dụng các phương pháp phân tích, các phần mềm mô phỏng
4.4 2.1.2a
và công cụ cho thực hành học phần kỹ thuật số.
5. Chuẩn đầu ra của học phần:
CĐR Mục CĐR
Nội dung chuẩn đầu ra
HP tiêu CTĐT
Kiến thức
Ghi nhớ kiến thức cơ bản của hệ thống số đơn giản, trình
bày và phân biệt các các cổng logic, đọc được các thông
4.1,
CO1 số kỹ thuật của các IC số, hiểu được nguyên tắc hoạt 2.1.2a
4.2
động thông qua bảng sự thật và ứng dụng được chúng
vào trong các thiết kế thực tế.
Trình bày được về hệ số Fan –out, tầm quan trọng trong
4.1,
CO2 thiết kế ngõ vào ra số, các phương pháp ghép nối các họ 2.1.2a
4.2
CMOS và TTL
Trình bày được các phương pháp rút gọn tối ưu hóa,
CO3 chuyển đổi qua lại giữa các hàm, các cổng khi thiết kế hệ 4.3 2.1.2a
thống số.
CĐR Mục CĐR
Nội dung chuẩn đầu ra
HP tiêu CTĐT
Kiến thức
Áp dụng được các phương pháp phân tích, thiết kế các
CO4 4.4 2.1.2a
mạch số cơ bản như: mạch tổ hợp, tuần tự, làm toán
6. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
Phần lý thuyết: Trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng của ngành
điện tử hiện đại, cơ sở của các môn Vi xử lý, vi điều khiển và các môn có liên quan
đến phần cứng máy tính. Bao gồm: Các hệ thống số thập phân, nhị phân, thập lục phân
và mã BCD, GRAY; Các hàm logic AND, OR, NOT, Ex-OR và các phương pháp rút
gọn hàm logic; Các cổng logic và IC số; Các loại Flip-Flop và mạch tuần tự; Mạch tổ
hợp: mạch giải mã, mã hóa, mạch đa hợp và giải đa hợp, ... ;. Sau khi học xong các
học phần này, bước đầu giúp sinh viên làm quen với công việc thiết kế mạch điện tử
kỹ thuật số dùng cổng logic, các IC số chuyên dùng trong thiết kế mạch tuần tự, tổ hợp
và mạch làm toán.
Phần thực hành: Sinh viên sẽ tiến hành thực hành lắp ráp các mạch số cơ bản
như mạch logic dùng cổng logic, mạch tổ hợp dùng IC chuyên dùng, mạch tuần từ
dùng Flip Flop và IC chuyên dùng trên phần mềm mô phỏng Proteus. Sau khi hoàn
thành 4 buổi thực tập tại phòng Lab, mỗi sinh viên phải thực hiện một đồ án môn học
theo yêu cầu cụ thể của giảng viên. Đồ án môn học được đánh giá thông qua 4 kỹ
năng: báo cáo, giải đáp tình huống, vận hành mạch và tính thẩm mỹ trong thiết kế.
7. Cấu trúc nội dung học phần:
7.1. Lý thuyết
Nội dung Số tiết CĐR HP
Chương 1. Các hệ thống số & mã 2
1.1. Nguyên lý của việc viết số; CO1
1.2. Các hệ thống số; CO1
1.3. Biến đổi qua lại giữa các hệ thống số; CO1
1.4. Các phép toán số nhị phân; CO1
1.5. Mã hoá và một số loại mã thường dùng: BCD, CO1
Gray
Chương 2. Hàm logic 6
2.1. Hàm logic cơ bản; CO1, CO2
2.2. Các dạng chuẩn của hàm logic: tổng chuẩn, tích CO1, CO2
chuẩn;
2.3. Rút gọn hàm logic: phương pháp đại số, bảng CO1, CO2
Karnaugh, Quine Mc. Cluskey.
Chương 3. Cổng logic 2
3.1. Các khái niệm khái niệm liên quan; CO1, CO2
3.2. Các cổng logic cơ bản; CO1, CO2
3.3. Thông số kỹ thuật: họ TTL, họ MOS, giao tiếp CO1, CO2
giữa các họ IC số.
Chương 4. Mạch tổ hợp 4
4.1. Mạch mã hoá: mạch mã hóa 2n đường sang n CO1~CO3
đường;
Nội dung Số tiết CĐR HP
4.2. Mạch giải mã: mạch giải mã n đường sang 2n CO1~CO3
đường;
4.3. Mạch đa hợp và mạch giải đa hợp; CO1~CO3
4.4. Mạch so sánh; CO1~CO3
Chương 5. Mạch tuần tự 4
5.1. Chốt RS; CO1~CO3
5.2. Flipflop; CO1~CO3
5.3. Mạch ghi dịch; CO1~CO3
5.4. Mạch đếm: đồng bộ, không đồng bộ, đếm vòng.
Chương 6. Mạch làm toán 2
6.1. Số bù; CO1~CO4
6.2. Phép trừ số nhị phân dùng số bù 1; CO1~CO4
6.3. Phép trừ số nhị phân dùng số bù 2; CO1~CO4
6.4. Phép toán với số có dấu; CO1~CO4
6.5. Mạch cộng: bán phần, toàn phần, cộng hai số CO1~CO4
nhiều bit;
6.6. Mạch trừ: bán phần, toàn phần, trừ hai số nhiều CO1~CO4
bit;
6.7. Mạch nhân: mạch nhân cơ bản, mạch nhân nối CO1~CO4
tiếp – song song đơn giản;
6.8. Mạch chia.
7.2 Thực hành
Nội dung Số tiết CĐR HP
Bài 1. Hướng dẫn sử dụng board NI ELVIS II cho mạch 5
số
1.1. Đo đạt linh kiện mạch điện dùng DMM CO1; CO2;
1.2. Sử dụng công cụ DIGIN – DIGOUT, LED hiển thị và CO1; CO2;
FGEN
Bài 2. Cổng logic và Hàm logic 5
2.1. Khảo sát cổng logic CO1; CO2;
2.2. Xác định ngưởng logic CO1; CO2;
2.3. Biến đổi qua lại giữa các cổng logic CO1; CO2;
2.4. Thiết kế mạch tổ hợp cơ bản CO1~CO3;
2.5. Thiết kế mạch chuyển mã CO1~CO3;
Bài 3. Mạch tổ hợp 5
3.1. Mạch giải mã CO1~CO4;
3.2. Mạch mã hóa CO1~CO4;
3.3. Mạch giải mã BCD sang Led 7 đoạn CO1~CO4;
Bài 4. Mạch tuần tự 5
4.1. Mạch dịch trái / phải dùng Flip Flop CO1~CO4;
4.2. Mạch dịch trái / phải dùng IC chuyên dùng CO1~CO4;
4.3. Mạch đếm đồng bộ / bất đồng bộ CO1~CO4;
4.4. Mạch đếm dùng IC chuyên dùng CO1~CO4;
8. Phương pháp giảng dạy:
Phần lý thuyết
- Giảng giải các vấn đề cốt lõi. Sinh viên tự đọc trước tài liệu theo giáo trình bài giảng
được giảng viên cung cấp.
- Tổ chức cho sinh viên thảo luận, giải bài tập.
- Thảo luận, giải đáp các thắc mắc trên lớp sau khi kết thúc mỗi chương.
- Sinh viên phải làm bài tập yêu cầu và nộp lại bài tập cho giảng viên sau khi kết thúc
chương.
Phần thực hành:
- Sinh viên phải chuẩn bị và làm trước các yêu cầu của buổi thực tập thông qua phần
mềm mô phỏng thực tập ảo phần cứng trên Protues. Phải nộp bài phúc trình PreLab
cho giáo viên hướng dẫn trước khi bắt đầu thực tập.
- Giảng viên ôn tập lý thuyết trước khi tiến hành thực tập trên board mạch NI ELVIS
II. Sinh viên lấy kết quả mô phỏng kết nối với phần cứng thực tế để kiểm tra và đánh
giá mức độ hoàn thành công việc. Sau đó yêu cầu sinh viên làm các bài thí nghiệm
theo yêu cầu và bài tập làm thêm trên giáo trình thực tập, hướng dẫn sinh viên khắc
phục các lỗi trên board NI ELVIS II. Trên cơ sở các kiến thức đã học và đã thực tập,
sinh viên bắt buột phải viết bài phúc trình báo cáo kết quả thực tập sau mỗi buổi thực
tập. Giảng viên đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo quá trình làm việc của sinh
viên trong suốt môn học.
9. Nhiệm vụ của sinh viên:
Phần lý thuyết:
Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Phải đọc trước bài giảng – giáo trình và tài liệu tham khảo do giảng viên cung cấp.
- Tham dự tối thiểu 80% số tiết học lý thuyết.
- Tham gia thảo luận giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến học phần.
- Thực hiện đầy đủ các bài tập nhóm/ bài tập và được đánh giá kết quả thực hiện.
- Phải tham dự kiểm tra giữa học kỳ.
- Phải tham dự thi kết thúc học phần.
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học.
Phần thực hành:
- Sinh viên phải làm PreLab ở nhà thông qua phần mềm mô phỏng chuyên dùng cho
các buổi thực tập trên phòng Lab.
- Phải nộp bài phúc trình PreLab cho giảng viên hướng dẫn thực tập trước khi bắt đầu
thực tập chính thức.
- Tham gia đầy đủ 100% giờ thực hành/thí nghiệm/thực tập và phải nộp kết quả báo
cáo thông qua bài phúc trình tại phòng Lab.
- Thực hiện đầy đủ các bài tập nhóm/ bài tập và được đánh giá kết quả thực hiện thông
qua bài phúc trình.
- Tham dự thi kết thúc học phần.
10. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên:
10.1. Cách đánh giá
Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần như sau:
Trọng
TT Điểm thành phần Quy định CĐR HP
số
Trọng
TT Điểm thành phần Quy định CĐR HP
số
1 Điểm bài tập Số bài tập đã làm/số bài được giao 5% CO1~CO3
2 Điểm kiểm tra giữa - Thi viết (45 phút) 10% CO1~CO4
kỳ
3 Điểm thi kết thúc - Thi viết (90 phút) 50% CO1~CO4
học phần - Bắt buộc dự thi
4 Điểm làm thực tập Thông qua các bài phúc trình đã nộp 25% CO1~CO4
PreLab và tại được tính theo trung bình cộng các
phòng Lab buổi thực tập.
10.2. Cách tính điểm
- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang
điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần
nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần theo thang điểm 10 làm tròn đến một
chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm
4 theo quy định về công tác học vụ của Trường.
11. Tài liệu học tập:
Thông tin về tài liệu Số đăng ký cá biệt
[1] Giáo trình Kỹ thuật số - Nguyễn Trung Lập – ĐHCT - 2003 MOL.017638
MOL.076142
[2] Bài giảng Mạch số - Trần Hữu Danh
[3] Mạch số dùng cho sinh viên đại học ngành điện tử, tự động CN005535
hóa, viễn thông, tin học,... / Nguyễn Hữu Phương.- 1st.- Hà
Nội: Thống kê, 2004.- 490tr - MFN: 102610
[4] Kỹ thuật điện tử số / Đặng Văn Chuyết.- 6th.- Hà Nội: Giáo MOL.072724
dục, 2005.- 304tr - MFN: 121968 MOL.072725
MON.049349
MON.053465
[5] Kỹ thuật số: Sách được dùng làm giáo trình cho các trường MOL.054186
đại học kỹ thuật / Nguyễn Thúy Vân.- 2nd.- Hà Nội: Khoa MOL.054187
học và Kỹ thuật, 2006.- 351tr - MFN: 122083
MON.032009
12. Hướng dẫn sinh viên tự học:
Lý Thực
Tuần Nội dung thuyết hành Nhiệm vụ của sinh viên
(tiết) (tiết)

1 Chương 1: Các hệ 2 0 -Nghiên cứu trước:


thống số & mã + Tài liệu [1]: nội dung từ mục 1.1
1.1. Nguyên lý của việc đến 1.5, Chương 1
viết số; + Làm bài tập cuối chương 1.
1.2. Các hệ thống số;
1.3. Biến đổi qua lại giữa
Lý Thực
Tuần Nội dung thuyết hành Nhiệm vụ của sinh viên
(tiết) (tiết)

các hệ thống số;


1.4. Các phép toán số nhị
phân;
1.5. Mã hóa.
2 Chương 2: Hàm logic 2 0 -Nghiên cứu trước:
2.1. Hàm logic cơ bản +Tài liệu [1]: nội dung từ mục 2.1
2.2. Các dạng chuẩn của đến 2.2, Chương 2
hàm logic -Tài liệu [2] [3] [4]: tìm hiểu các khái
niệm:
+ Trạng thái logic, biến logic (biến
nhị phân), hàm logic, giá trị riêng của
hàm.
+ Các phép toán logic cơ bản: AND,
OR, EX-OR (XOR), NOT
+Tính chất của các phép toán: Giao
hoán, ph. hợp, phân bố, ph. tử trung
tính, bù
+ Định lý De Morgan.
+ Biểu diễn hàm logic.
+ Biểu diễn hàm độc lập với thời
gian: 2 cách
+ Biểu diễn hàm phụ thuộc thời gian:
-Sửa bài tập chương 1, tài liệu [1]
3 Chương 2: Hàm logic 2 0 -Nghiên cứu trước:
(tt) +Tài liệu [1]: nội dung từ mục 2.2
2.2. Các dạng chuẩn của đến 2.3, Chương 2
hàm logic (tt) -Tài liệu [2] [3] [4]: tìm hiểu cách:
2.3. Rút gọn hàm logic + Biểu diễn hàm logic:
+ Biểu diễn hàm độc lập với thời
gian: 2 cách
 Bảng sự thật
 Biểu thức logic
+ Biểu diễn hàm phụ thuộc thời gian:
 Giản đồ thời gian
+Biến đổi qua lại giữa các cách biểu
diễn hàm logic

4 2.3. Rút gọn hàm 2 0 +Tối giản hoá biểu thức logic: Dựa
logic(tt) vào tính chất của các tổ hợp biến kề
- Ra đề bài tập chương 2 nhau.
 PP bản đồ Karnaugh
 PP Quine M. Cluskey
Làm bài tập cuối chương 2 tài liệu
[1]
5 Chương 3: Cổng logic 2 0 -Nghiên cứu trước:
Lý Thực
Tuần Nội dung thuyết hành Nhiệm vụ của sinh viên
(tiết) (tiết)

3.1 Các khái niệm khái +Tài liệu [1]: nội dung từ mục 3.1
niệm liên quan đến 3.3, Chương 3
3.2 Các cổng logic cơ -Tài liệu [2] [3] [4]: tìm hiểu các khái
bản niệm và sử dụng hiệu quả IC cổng
3.3 Thông số kỹ thuật: logic nói riêng và IC số nói chung.
họ TTL, họ MOS, giao Nhấn mạnh một số nội dung.
tiếp giữa các họ IC số +Đọc chân IC, tra cứu tên và
chức năng của các chân IC.
+Đọc Data sheet của IC trên
Internet.
+Sử dụng các họ TTL,
CMOS. Sử dụng các loại ngõ ra cực
thu để hở, ngõ ra kéo lên tích cực,
ngõ ra 3 trạng thái.
+Sử dụng vài thông số kỹ
thuật quan trọng: khả năng cấp dòng,
hút dòng, Fan-out, thời gian trì hoãn
truyền
-Sửa bài tập chương 2, tài liệu [1]
- Làm bài tập chương 3, tài liệu [1]
6 Chương 4: Mạch tổ 2 0 -Nghiên cứu trước:
hợp +Tài liệu [1]: nội dung từ mục 4.1
4.1 Mạch mã hóa đến 4.2, Chương 4
- Mạch mã hóa 2n -Tài liệu [2] [3] [4]: Tìm hiểu các
đường sang n đường khái niệm: mã hoá, mức tác động, mã
- Mạch tạo mã BCD cho hoá ưu tiên, nghiên cứu một IC tiêu
số thập phân biểu của loại mã hoá từ 2 n đường
4.2 Mạch giải mã sang n đường - IC 74148, các loại
- Mạch giải mã n đường mạch mã hoá khác như mạch mã hoá
sang 2n đường từ thập phân sang BCD, mạch
- Mạch giải mã BCD chuyển mã các loại, …
sang 7 đoạn +Mạch giải mã: (Decoder)
-Sửa bài tập chương 3, tài liệu [1]
7 Chương 4: Mạch tổ 2 0 -Nghiên cứu trước:
hợp (tt) +Tài liệu [1]: nội dung 4.3, Chương 4
4.3 Mạch đa hợp và giải -Tài liệu [2] [3] [4]: Tìm hiểu các
đa hợp khái niệm:
- Khái niệm +Cách truyền thông tin từ nhiều
- Mạch đa hợp nguồn đến nhiều nơi trên cùng 1
- Ứng dụng của mạch đa đường dây, sự phân chia thời gian,
hợp khe thời gian.
- Mạch giải đa hợp +Mạch đa hợp = Mạch chọn dữ liệu
4.4 Mạch so sánh (Data selector)
- Mạch so sánh hai số +Mạch giải đa hợp = Mạch phân bố
một bit dữ liệu (Data distrubutor)
Lý Thực
Tuần Nội dung thuyết hành Nhiệm vụ của sinh viên
(tiết) (tiết)

- Mạch so sánh hai số + Mạch đa hợp: Dùng sơ đồ mạch


nhiều bit giải mã từ n đường sang 2 n đường
+ Mạch giải đa hợp: Dùng sơ đồ
mạch giải mã từ n đường sang 2 n
đường
+ Mạch so sánh độ lớn các số nhị
phân ( Magnitude comparator - MC)
 Nguyên lý so sánh độ lớn 2 số
 So sánh 2 số 1 bit. Kết nối để
có mạch so sánh nhiều bit..
-Làm bài tập chương 4, tài liệu [1]
8 Chương 5: Mạch tuần 2 0 -Nghiên cứu trước:
tự +Tài liệu [1]: nội dung từ mục 5.1
5.1 Chốt RS đến 5.2, Chương 5
- Chốt RS tác động mức -Tài liệu [2] [3] [4]: tìm hiểu các khái
cao niệm
-Chốt RS tác động mức + Mạch tuần tự
thấp + Tác động bằng mức (0, 1), tác
5.2 Flipflop động bằng cạnh ( lên, xuống).
- FF RS + Hoạt động đồng bộ, không đồng
- FF JK bộ.
- FF T + Flip flop:
- FF D  Chốt RS cơ bản:
 Các loại FF RS, JK, D, T:
 Các khái niệm: xung đồng
hồ Ck, ngõ vào trực tiếp Preset,
Clear; ký hiệu của các loại tác động
trên hình vẽ tượng trưng.
 Các tính chất giống nhau và
khau của các loại FF
-Sửa bài tập chương 4, tài liệu [1]
9 Chương 5: Mạch tuần 2 0 -Nghiên cứu trước:
tự (tt) +Tài liệu [1]: nội dung từ mục 5.3
5.3 Mạch ghi dịch đến 5.4, chương 5
5.4 Mạch đếm -Tài liệu [2] [3] [4]: tìm hiểu các khái
- Đồng bộ niệm
5.4 Mạch đếm + Mạch ghi dịch (Shift register)
- Đồng bộ + Một số ứng dụng của mạch ghi
- Không đồng bộ dịch
- Đếm vòng + Mạch đếm (Counter)
+ Thiết kế mạch đếm bằng phương
pháp hàm chuyển của flip flop JK
+ Thiết kế mạch đếm bằng phương
pháp Marcus
+ Thiết kế mạch đếm không đồng bộ,
Lý Thực
Tuần Nội dung thuyết hành Nhiệm vụ của sinh viên
(tiết) (tiết)

mạch đếm vòng.


Làm bài tập chương 5, tài liệu [1]
10 Chương 6: Mạch làm 2 0 -Nghiên cứu trước:
toán +Tài liệu [1]: nội dung từ mục 6.1
6.1 Số bù đến 6.8, chương 6
6.2 Phép trừ số nhị phân -Tài liệu [2] [3] [4]: tìm hiểu và phân
dùng số bù 1 biệt rõ các khái niệm: “số nhị phân tự
6.3 Phép trừ số nhị phân nhiên”, “số nhị phân có dấu”, số bù
dùng số bù 2 1, số bù 2.
6.4 Phép toán với số có + Đọc và hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, tính
dấu chất của số nhị phân có dấu; quan hệ
6.5 Mạch cộng giữa số nhị phân có dấu và các loại
- Bán phần số bù
- Toàn phần + Đọc và biết thực hiện các phép toán
- Cộng hai số nhiều bít cộng, trừ với số nhị phân tự nhiên và
6.6 Mạch trừ số nhị phân có dấu.
- Bán phần + Nhận biết mạch cơ bản để thực
- Toàn phần hiện các phép toán: mạch cộng toàn
- Trừ hai số nhiều bit phần (FA); hai giải pháp để thực hiện
- Cộng & trừ hai số các phép toán : tính toán song song
nhiều bit trong một mạch và tính toán nối tiếp
6.7 Mạch nhân -Sửa bài tập chương 5, tài liệu [1]
- Mạch nhân cơ bản
- Mạch nhân nối tiếp -
song song đơn giản
6.8 Mạch chia
- Mạch chia phục hồi số
bị chia
- Mạch chia không phục
hồi số bị chia

PHẦN THỰC HÀNH


11 Bài 1: Hướng dẫn sử 0 5 -Nghiên cứu trước:
dụng board NI ELVIS II Xem các lý thuyết liên quan đến bài thực
cho mạch số tập số 1 trong sách hướng dẫn thực tập
Mạch điện tử số của Tác giả Trần Hữu
Danh.
Xây dựng các bài thí nghiệm ảo thông
qua mô phỏng dự đoán trước kết quả
thực tập, ghi kết quả này vào bài phúc
trình PreLab tại nhà.
12 Bài 2: Cổng logic và Hàm 0 5 -Nghiên cứu trước:
logic Xem các lý thuyết liên quan đến bài thực
tập số 2 trong sách hướng dẫn thực tập
Mạch điện tử số của Tác giả Trần Hữu
Danh.
Lý Thực
Tuần Nội dung thuyết hành Nhiệm vụ của sinh viên
(tiết) (tiết)
Xây dựng các bài thí nghiệm ảo thông
qua mô phỏng dự đoán trước kết quả
thực tập, ghi kết quả này vào bài phúc
trình PreLab tại nhà
-Tìm hiểu bài thí nghiệm số 2 được
hướng dẫn trong tài liệu [2].
13 Bài 3: Mạch tổ hợp 0 5 -Nghiên cứu trước:
Xem các lý thuyết liên quan đến bài thực
tập số 3 trong sách hướng dẫn thực tập
Mạch điện tử số của Tác giả Trần Hữu
Danh.
Xây dựng các bài thí nghiệm ảo thông
qua mô phỏng dự đoán trước kết quả
thực tập, ghi kết quả này vào bài phúc
trình PreLab tại nhà
-Tìm hiểu bài thí nghiệm số 3 thông qua
tài liệu [2][3][4]
14 Bài 4: Mạch tuần tự 0 5 -Nghiên cứu trước:
Xem các lý thuyết liên quan đến bài thực
tập số 4 trong sách hướng dẫn thực tập
Mạch điện tử số của Tác giả Trần Hữu
Danh.
Xây dựng các bài thí nghiệm ảo thông
qua mô phỏng dự đoán trước kết quả
thực tập, ghi kết quả này vào bài phúc
trình PreLab tại nhà
-Tìm hiểu bài thí nghiệm số 3 thông qua
tài liệu [2][3][4]
Cần Thơ, ngày tháng năm 2019
TL. HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG BỘ MÔN
TRƯỞNG KHOA

Nguyễn Chí Ngôn

You might also like