You are on page 1of 28

Trang • 1-28

GROUP HÌNH HỌC PHẲNG

QUÁN HÌNH HỌC PHẲNG


THÁNG 1
Group Hình học phẳng

Nguyễn Duy Khương ∗ , Nguyễn Hoàng Nam† , Phan Quang Trí‡ , Trần Quân, Nguyễn
Phúc Tăng§

Quán hình học phẳng - Nơi hội tụ các thành viên có chung niềm đam mê hình học phẳng thuần tuý.

Tóm tắt : Chuyên mục: Quán hình học phẳng - nơi các bạn và thầy cô giáo đam mê hình học thoả sức phát
huy sở trường của mình và thảo luận các bài toán ha về chủ đề Hình học phẳng. Mỗi tháng sẽ có
4 bài toán gồm các bài toán đề nghị của các admin Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Duy Khương,
Trí Phan Quang, Trần Quân và 1 bài của bạn đọc gởi đến do chúng tôi chọn lọc. Kể từ tháng thứ
2 bạn nào được giải nhất của tháng trước có quyền đề nghị bài cho tháng sau(nếu muốn). Ngay
từ lúc này các bạn có thể đóng góp bài cho chuyên mục. Các bài toán của tháng trước sẽ được
giải và bình luận cũng như tiếp nhận phản hồi của bạn đọc trong một file pdf hàng tháng. Các
bạn được giải nhất mỗi tháng sẽ được tặng một cuốn sách tuyển tập các bài toán trong chuyên
mục sau mỗi năm. Cảm ơn các bạn đã ủng hộ nhóm. Chuyên mục có thể là một bước tiếp nối
dành cho các bạn yêu hình học...
Tiêu chí: Chính xác nhanh và ngắn gọn đẹp đẽ nhất.

c Group hình học phẳng


CNTN Toán học K63 - ĐH KHTN Hà Nội

ĐH KHTN - ĐHQG TPHCM

ĐH Sài Gòn - TPHCM
§
Hỗ trợ LATEX

1
1. Lời giải:

Bài 1
Bài toán đề nghị tháng 12/2018 (Nguyễn Hoàng Nam)
Cho tam giác ABC , có trực tâm là H và tâm đường tròn nội tiếp là I . Dựng
hình bình hành AHXI . Trung điểm cạch BC là M . Hình chiếu của H lên AM là
N . Chứng minh rằng (AIN ), (XHI) và (BHC) đồng qui.

Lời giải (Trần Quân)


Gọi (O) và (O0 ) là đường tròn ngoại tiếp tam giác 4ABC và tam giác 4HBC .
Gọi (P, Q) lần lượt là điểm chính giữa cung BAC, BC . Gọi K là điểm chính giữa cung
BHC của đường tròn (O0 ). Gọi L = IK ∩ (O0 ), L 6= K . Ta chứng minh hai đường
tròn (AIN ) và (XHI) đi qua L.

Ta có O và O0 đối xứng với nhau qua M , suy ra AHO0 O là hình bình hành.

N là điểm A − Humpty nên N nằm trên (O0 ).

Nhận thấy K là trực tâm tam giác 4P BC , suy ra AH k= P K . Vậy


AHKP là hình bình hành, suy ra HK⊥AQ. Kết hợp với HN ⊥AM suy ra
∠N AI = ∠N HK = ∠N LK = ∠N LI , suy ra đường tròn (AIN ) đi qua L.
1 1
Do AHO0 O là hình bình hành, suy ra ∠HLI = ∠HLK = ∠HO0 K = ∠HAO =
2 2
∠HAI = ∠HXI , suy ra đường tròn (XHI) đi qua L. 

Lời giải (Nguyễn Hà An)


Gọi (AIN ) cắt (O) tại L, M L cắt (AIN ) tại J Ta có M J.M L =
M N.M A = M C 2 = M B 2 nên 4M JC ∼ 4M CL và 4M JB ∼ 4M BL nên
∠BJC = ∠BJM + ∠M JC = ∠M BL + ∠M CL = 180 − ∠BAC = ∠BHC nên
J ∈ (BHC).
Khi đó ∠IJH = ∠IJN + ∠N JH = ∠IAN + ∠N CH = ∠IAN + ∠N CM − ∠HCB =
∠KAM + ∠M AC − ∠HAB = ∠IAC − ∠HAB = ∠IAB − ∠HAB = ∠IAH = ∠IXH
nên J ∈ (IXH). Do đó ta có (AIN ), (BHC) và (IHX) đồng quy tại J . 

Lời giải (chaobu99)


Gọi (BHC) cắt (IHX) tại J ,ta sẽ chứng minh J ∈ (AIN )
vậy ta sẽ chứng minh ∠IXH = ∠IAN + ∠HBN . Thật vậy gọi O là tâm ngoại tiếp
của (ABC) khi đó ta chỉ cần chứng minh ∠M AO = ∠HBN
Ta sử dụng 2 kết quả sau:
1) Gọi O0 là tâm (BHC) thì O0 là đối xứng của O qua BC
3) HO0 cắt (BHC) tại K thì K là đối xứng của A qua M
Sử dụng 2 kết quả suy ra HK k AO nên ∠OAM = ∠HKM = ∠HBN . 

Nhận xét: Các lời giải của các bạn đều rất hay, biến đổi góc với các ý tưởng gần
với nhau. Bài toán này còn có 1 kết quả mạnh hơn chính là 3 đường tròn đồng qui
tại đối xứng của A qua điểm Feuerbach.

Đề bài: Cho tam giác 4ABC , có trực tâm là H và tâm đường tròn nội tiếp là I .
Dựng hình bình hành AHXI . Trung điểm cạch BC là M . Hình chiếu của H lên AM
là N . Chứng minh rằng (AIN ), (XHI) và (BHC) đồng qui tại điểm đối xứng
của A qua điểm Feuerbach của tam giác 4ABC .
Lời giải

Bổ đề 1: Cho tam giác 4ABC , có trực tâm là H và tâm đường tròn nội tiếp là I .
Chứng minh rằng đường tròn Euler của tam giác 4AIH đi qua điểm Feuerbach của
tam giác 4ABC .
Ta có điểm Feuerbach là điểm Poncelet của tứ giác suy biến ABCI . Gọi điểm Feuer-
bach là F e thì F e thuộc đường tròn Euler của tam giác 4ABC và tam giác 4IAC ,
mà đường tròn Euler của tam giác 4ABC là đường tròn Euler của tam giác 4HAC
nên F e cũng là điểm Poncelet của tứ giác ACIH . Vậy đường tròn Euler của tam giác
4AIH đi qua điểm Feuerbach của tam giác 4ABC .

Bổ đề 2: Cho tam giác 4ABC với trực tâm H . M là trung điểm của BC . K là hình
chiếu của H lên AM . (I) là đường tròn nội tiếp của tam giác 4ABC . (AKI) cắt
(BHC) tại X (X 6= K ). Chứng minh rằng X đối xứng với A qua điểm Feuerbach.

Bạn có thể tham khảo lời giải ở đây


Quay lại bài toán
Ta có đường tròn Euler và (HBC) vị tự tâm A nên đối xứng của A qua điểm
Feuerbach là J thì thuộc (HBC). Áp dụng bổ đề 1 và 2 ta có (AIN ), (XHI) và
(BHC) đồng qui tại điểm đối xứng của A qua điểm Feuerbach của tam giác 4ABC .
Bài 2
Bài toán đề nghị tháng 12/2018 (Trần Quân)
Cho tam giác 4ABC nội tiếp đường tròn (O). Gọi A0 là điểm đối xứng với A qua
O. Đường phân giác góc ∠BAC lần lượt cắt BC và đường tròn A − M ixtilinear
tại D, E (A, E khác phía đối với BC ). Gọi N là điểm chính giữa cung BAC của
đường tròn (O). A0 E cắt (O) tại T (T 6= A0 ), F = AD ∩ N T . (K) là đường
tròn T hebault của các tam giác 4ABD và 4ACD. Chứng minh đường tròn
(T EF ) tiếp xúc với (O), (K), (L).

Lưu ý: A − M ixtilinear là đường tròn tiếp xúc với hai cạnh AB, AC và tiếp
xúc trong với đường tròn (O). (K) là đường tròn tiếp xúc trong với
hai cạnh DA và DB và tiếp xúc trong với đường tròn (O). (L) là đường
tròn tiếp xúc trong với hai cạnh DA và DC và tiếp xúc trong với đường tròn (O).

Lời giải (Trần Quân)


Trước khi giải bài toán, ta chứng minh hai bổ đề sau:

Bổ đề 1. Cho tam giác 4ABC nội tiếp (O). (J) là đường tròn A-Mixtilinear.
(J) lần lượt tiếp xúc trong với (O) tại X và lần lượt tiếp xúc với CA và AB tại Y
và Z . S = Y Z ∩ BC . ST là tiếp tuyến của (O) (T và A khác phía so với BC ). A0 đối
xứng với A qua O. Chứng minh AJ và T A0 cắt nhau trên (J).

Gọi I là tâm nội tiếp của tam giác 4ABC . Gọi M và N lần lượt là điểm chính giữa
cung BC, BAC của (O). Ta có kết quả: I là trung điểm của Y Z và X , I và N thẳng
hàng.

E = AM ∩ (J) (E và A nằm khác phía đối với BC ). Ta chứng minh T E đi qua A0 .

R = AT ∩ Y Z . Do RI k AN suy ra R, X , T và I đồng viên.

XY và XZ lần lượt cắt (O) tại P và Q. Ta có P là điểm chính giữa cung CA, Q là
điểm chính giữa cung AB suy ra P Q k Y Z .
XZ 2 XZ ZQ ZB.ZA ZB SB
Ta có 2
= . = = = .
XY XY Y P Y C.Y A YC SC
SB ST TB T B2 SB XZ TB
Tam giác 4SBT ∼ 4ST C suy ra = = , suy ra = . Vậy = .
ST SC TC T C2 SC XY TC
RZ AZ.AR.sinRAZ sinRAZ sinT CB TB XZ
Ta có = = = = = . Suy ra XR là phân
RY AY.AR.sinRAY sinRAY sinT BC TC XY
giác góc ∠Y XZ .
Do đó XR đi qua giao khác E của AJ với (J). Vậy XR⊥XE suy ra R, X , E và I
đồng viên.
Như vậy 5 điểm R, X , T , E và I cùng nằm trên đường tròn đường kính RE . Suy ra
suy ra T E đi qua A0 là điểm đối xứng với A qua O. 

Bổ đề được chứng minh.

Bổ đề 2. Cho tam giác 4ABC nội tiếp (O) có AD là phân giác trong góc ∠A và I
là tâm nội tiếp. (K) và (L) là hai đường tròn Thébault tương ứng với AD. Chứng
minh K , L và I thẳng hàng và KL⊥AD.

Bổ đề này tương đối dễ, bạn đọc tự chứng minh.

Quay trở lại bài toán.

Đường tròn A-Mixtilinear lần lượt tiếp xúc với CA và AB tại Y và Z . Gọi I là tâm
nội tiếp của tam giác 4ABC , ta có I là trung điểm của Y Z . Theo bổ đề 2 ta có K ,
L và I thẳng hàng và KL đi qua Y và Z .

Gọi S = Y Z ∩ BC, G = T N ∩ BC , theo bổ đề 1 ta có ST là tiếp tuyến của (O).


Nhận thấy ∠ST G = ∠SGT suy ra ST = SG = SI . Vậy S là tâm ngoại tiếp của tam
giác 4IGT .

Do F I⊥SI suy ra F I là tiếp tuyến của đường tròn (S, SI), suy ra F I 2 = F G.F T .

Do EF k N A0 suy ra (T EF ) tiếp xúc với (O).

Ta có ∠T EF = ∠T A0 N = ∠ST G = ∠SGT suy ra GDET là tứ giác nội tiếp. Vậy


F D.F E = F G.F T = F I 2 .

Xét phép nghịch đảo tâm F , phương tích F I 2 : (T EF ) → GD ≡ BC . Theo phép


nghịch đảo này hai đường tròn (K) và (L) biến thành chính nó. BC tiếp xúc với
(K) và (L), suy ra (T EF ) tiếp xúc với (K) và (L).

Vậy (T EF ) tiếp xúc với cả ba đường tròn (K), (L) và (O). 


Nhận xét của BBT:

Ngoài lời giải của tác giả còn có lời giải của Nguyễn Hà An và lời giải của
MNJ2357.

Lời giải của Nguyễn Hà An có các bước tương tự, tuy nhiên ở bổ đề 1 có cách
chứng minh khác, cụ thể như sau:
- S = Y Z ∩ BC , định nghĩa lại T là điểm sao cho ST là tiếp tuyến của (O). Như vậy
SB T B2 IB 2 TB IB
= 2
= 2
, suy ra = .
SC TC IC TC IC
- U = AE ∩ (J) (U 6= E ), W = XU ∩ (O), V = XN ∩ (J) và T 0 = W I ∩ (O).

Do (AI, U E) = −1 suy ra X(AI, U E) = −1, suy ra XU đi qua W là điểm chính giữa


cung nhỏ AN .
T 0B sinIW B sinIBW IB N BC N CB
Ta có 0
= = . . Kết hợp với ∠IBW = ∠ = ∠ =
TC sinIW C sinICW IC 2 2
T 0B TB
∠ICW suy ra 0 = suy ra T 0 ≡ T .
TC TC
- ∠IT X = ∠IN W = ∠IV U = ∠IEX suy ra IEXT là tứ giác nội tiếp. Kết hợp với
IE k N A0 suy ra T , E và A0 thẳng hàng. 

Lời giải của MNJ2357 sử dụng phép nghịch đảo với đường tròn (I) biến bài toán
thành một bài toán khác.

Bài 3
Bài toán đề nghị tháng 12/2018 (Nguyễn Duy Khương)
Cho điểm A di động trên cung BC cố định của (O). Lấy E và F trên AB và
AC sao cho: AE = AF và E , F và O thẳng hàng. Các đường thẳng qua A vuông
góc AC và AB cắt EF tại lần lượt I và J . Lấy K và L thuộc đường đối trung
qua A của tam giác 4ABC sao cho: IA = IK và JA = JL. Các đường thẳng qua
K và L vuông góc AK lân lượt cắt trung trực EF tại X và Y . Chứng minh rằng:
BY cắt CX trên 1 đường cố định
Lời giải (Trần Anh Quốc).
Bổ đề : Tam giác 4ABC , D là điểm chính giữa cung nhỏ BC , AS đường kính
(ABC) , đối trung góc A cắt DS tại T , L = SB ∩ AD thì T L k AB

Ta có thể viết lại bổ đề đã cho dưới dạng sau : Cho tam giác 4ABC cân tại A. D là
1 điểm bất kì nằm trên cạnh BC . E và F lần lượt là hình chiếu của D lên AC và AB .
Đường thẳng DF và DE lần lượt cắt phân giác góc A tại P và Q. (DP Q) cắt BC
tại điểm thứ 2 là T thì AT là đối trung của tam giác 4AEF .
Thật vậy: Định nghĩa lại T là đường thẳng qua P song song AB cắt lại BC
thì ta có ∠T P Q = ∠BAP = ∠CDE = ∠T DQ . Do đó tứ giác DP T Q nội tiếp hay
d(T ;AF ) AF
T Q ⊥ QD . Từ đó d(T ;AE) = f racP F QE = AE nên T thuộc đối trung góc A của tam
giác 4AEF . 
Quay trở lại bài toán :
Vị tự tâm A tỉ số 2 biến J, I thành N, M , D là điểm chính giữa cung nhỏ BC ,
AS là đường kính , vì EF là trung trực của AD nên N , M , D và S thẳng hàng.
Đối trung qua A cắt N M tại T và cắt AB tại U , Gọi SB cắt AD tại L thì theo
DT DL DS
bổ đề ta có T L k AB nên theo đinhk lí T hales ta có DU = DA = DN hay ta có:
DT.DN = DS.DU = DL.DA ( Do L là trực tâm tam giác 4ASU ). Nên từ đây
suy ra N L vuông gọc với AT tại I thì JI = JA hay I trùng K dẫn đến I trùng K
hay S, X, B nên tương tự C, Y, S hay BX và CY cắt nhau tại 1 điểm thuộc (O). 

Nhận xét: Cách làm trên khá ngắn gọn và đẹp. Còn nhiều điều để khai thác từ bổ
đề trên.
Lời giải (Nguyễn Hà An).

Gọi M là điểm chính giữa cung nhỏ BC thì AF M E là hình thoi Chú ý rằng
IM = IA = IK nên I là tâm (AM K) tương tự J là tâm (ALM )
Vậy ∠AKM = ∠AIM 2 = ∠AIO = 90◦ − ∠E = 90◦ − ∠F = ∠AJM 2 = ∠M LK nên
ML = MK

Gọi (M KL) cắt (O) tại Q thì ∠BQC + ∠LQK = 180◦ − ∠BAC + 180◦ − ∠LM K =
180◦ − ∠A + 2.∠KLM = 180◦ − ∠A + 2.(90◦ − ∠E) = 180◦ nên B , Q và K thẳng hàng
Tương tự thì vì ∠KQC = ∠KQL nên C , L và Q thẳng hàng
Lại có ∠M LK = ∠2A = ∠M BS nên L ∈ (M BS), chứng minh tương tự K ∈ (M CS)

Gọi BL cắt (O) tại P thì ∠LP M + ∠KLP = ∠BAM + 180◦ − ∠BLS =
∠BAM + ∠BM O = 90◦ nên P M ⊥LK mà M L = M K nên P L = P K từ đó C ,
P và K thẳng hàng
Gọi D là xuyên tâm đối của A thì ∠ACK = ∠ACP = 180◦ −∠ABL = ∠SAB+∠BM S =
90◦ − ∠M AK = ∠AXK nên tứ giác AKXC nội tiếp tương tự tứ giác ABLY nội tiếp.
Từ đó ∠ACX = 180◦ − ∠AKX = 90◦ = ∠ABY nên CX và BY cắt nhau tại D. Do
(O) cố định nên BX và CY cắt nhau tại D cố định

Nhận xét: Cách tạo điểm phụ giúp liên hệ rất tốt các điểm rời rạc trong bài để có
các biến đổi góc đẹp. Ngoài hai lời giải khá hay ở trên ra còn có cách tính toán bằng
tỉ số của bạn chaobu909.

Bài toán mở rộng (Trần Quân): Cho tam giác 4ABC nội tiếp đường tròn (O).
Gọi E và F lần lượt trên AB, AC sao cho AE = AF và E , O và F thẳng hàng. Các
đường thẳng qua A vuông góc với AC và AB lần lượt cắt EF tại I và J . Gọi d là
đường thẳng bất kỳ qua A, gọi K và L lần lượt trên d sao cho IK = IA, JL = JA.
Chứng minh BK và CL cắt nhau tại một điểm trên (O).

Gọi P là điểm chính giữa cung nhỏ BC của (O). Do AE = AF suy ra và tam giác
∠A
4AIJ cân tại A. Do ∠IAJ = 900 − ∠A + 900 = 1800 − ∠A suy ra ∠AIJ = ∠AJI = .
2
Vẽ hai đường tròn (I, IA), (J, JA), nhận thấy P, K ∈ (I) và P và L ∈ (J). Gọi X
và Y lần lượt trên (I) và (J) sao cho AX và AY là hai đường kính của hai đường
tròn này. Do ∠AP X = ∠AP Y = 900 suy ra X , P và Y thẳng hàng.
∠A
Gọi Q 6= P = (P KL) ∩ (O), ta có ∠P KL = ∠P XA = = ∠P Y A = ∠P LK .
2
∠A
Do ∠P QK = ∠P LK = = ∠P CB suy ra K , Q và B thẳng hàng. Tương tự có L,
2
Q và C thẳng hàng. 

Lời giải 3-lời giải ngắn nhất.


Bài 4
Bài toán đề nghị tháng 12/2018 (Trần Vũ Duy)
Cho tam giác 4ABC có AD, BE, CF là các đường cao. Gọi P, Q trên đoạn EF
sao cho AP và AQ đẳng giác đối với góc ∠A. (K) là đường tròn tiếp xúc trong
với (DEF ) và tiếp xúc với EF tại P . (L) là đường tròn tiếp xúc trong với
(DEF ) và tiếp xúc với EF tại Q (K, L nằm cùng phía với D so với EF ). Giả
sử (K) và (L) tiếp xúc ngoài với nhau tại T . Chứng minh AT là đường trung
tuyến của tam giác 4ABC .

Lời giải (Trần Vũ Duy)


Bổ đề. Cho tam giác 4ABC có BE và CF là hai đường cao. Gọi T là điểm A-Humpty.
EF cắt đường thẳng qua A song song với BC tại Z . Chứng minh ZT = ZA.

Bổ đề này là tính chất của điểm A-Humpty, bạn đọc tự chứng minh.

Quay trở lại bài toán.

Gọi J là trung điểm của AH , (K) và (L) lần lượt tiếp xúc với (DEF ) tại U và
V . Ta có J , P và U thẳng hàng và J , Q và V thẳng hàng.

Theo định lý Monge D’Alembert ta có P Q, KL và U V đồng quy tại Z .

Do JP.JU = JQ.JV suy ra JT là trục đẳng phương của hai đường tròn (K) và
(L), suy ra JT ⊥KL ≡ ZT . Vậy ZT là tiếp tuyến của (J), suy ra ZT = ZA.

Do JT 2 = JP.JU = JE 2 = JF 2 suy ra T nằm trên đường tròn (J) đường kính AH .


ZE UE V E ZE UE V E P E QE AE 2
Theo bổ đề cát tuyến ta có = . suy ra = . = . =
ZF UF V F ZF UF V F P F QF AF 2
suy ra ZA tiếp xúc với (AEF ), suy ra ZA k BC .

Như vậy T nằm trên đường tròn (AH) và ZA = ZT , theo bổ đề ta có T là điểm


A-Humpty, suy ra A, T và M thẳng hàng. 

Lời giải (Trần Quân)

AP và AQ lần lượt cắt BC tại R và S . Gọi U lần lượt là tiếp điểm của (K) và
(DEF ), ta sử dụng hai kết quả trong chứng minh của bài toán 6 - chuyên đề
Quán hình tháng 10/ 2018.

- Đường thẳng qua S vuông góc với AP cắt đường thẳng qua P vuông góc với EF
tại X , ta có P X là đường kính của đường tròn (K).

- P 0 = AP ∩ SX , ta có A, D, S , P 0 và U cùng nằm trên đường tròn đường kính AS .

Ta chứng minh (BC) và (AQU ) trực giao.


Gọi M và J lần lượt là trung điểm của BC và AH , ta có J là điểm chính giữa cung
EF của đường tròn Euler, suy ra J , P và U thẳng hàng. Gọi G = AD ∩ EF .

Do ∠ASU = ∠ADU = ∠JP G suy ra tứ giác P QSU nội tiếp. Vậy U nằm trên (P QSR).

X 0 = QS ∩ (K) (X 0 6= X ). Do ∠U X 0 X = ∠U P X = ∠U JM = ∠U DM = ∠U AQ suy
ra X 0 nằm trên (AQU ) .

Q1 = M Q ∩ (DEF ) (Q1 6= M ). Do ∠U X 0 X = ∠U JM = ∠U Q1 M suy ra Q1 nằm trên


(AQU.). M là điểm chính giữa cung EDF suy ra M Q.M Q1 = M B 2 . Vậy (BC) và
(AQU ) trực giao.
Khi (K), (L) tiếp xúc với nhau tại T . Gọi V là tiếp điểm của (L) và (DEF ).

Do JP.JU = JQ.JV suy ra JT là trục đẳng phương của hai đường tròn (K) và
(L). Gọi I = JT ∩ EF . Ta có IP = IT = IQ suy ra P T ⊥QT . Do P X là đường kính
của (K) suy ra XT ⊥P T . Vậy P , T và X thẳng hàng.

Như vậy T là giao điểm khác X của QX và (K), theo chứng minh trên ta có T nằm
trên (AQU ). Tương tự ta có T nằm trên (AP V ).

Theo chứng minh trên ta cũng có (BC) trực giao với (AQU ) và (AP V ) suy ra M
nằm trên trục đẳng phương của (AQU ) và (AP V ). Vậy A, T và M thẳng hàng.


Nhận xét của BBT:

Lời giải của Trần Vũ Duy ngắn gọn, tuy nhiên có một "lưu ý"nhỏ là nếu T là điểm
A-Humpty thì (K) và (L) có chắc chắn tiếp xúc với nhau không?

Nếu gọi N = JT ∩ (DEF ) (N 6= J ), nhận thấy T là tâm nội tiếp của tam giác
4N EF nên (K) và (L) là hai đường tròn Thébault tương ứng với N T và đương
nhiên hai đường tròn này tiếp xúc với nhau tại T .

Ngoài hai cách chứng minh trên, BBT còn nhận được cách chứng minh của Nguyễn
Hà An. Cách chứng minh của Nguyễn Hà An chia làm hai phần, phần thứ nhất
khẳng định chỉ tồn tại một cặp đường tròn (K) và (L) tiếp xúc với nhau khi P
và Q thay đổi. Phần thứ hai xác định điểm tiếp xúc là điểm A − Humpty sau đó xác
định lại P, Q và chứng minh AP và AQ đẳng giác. Tuy nhiên cách chứng minh khá
rắc rối, tham khảo link.

Bài 5
Bài toán đề nghị tháng 12/2018 (Trần Anh Quốc)
Đường tròn nội tiếp (I) lần lượt tiếp xúc với các cạnh BC, CA, AB của tam
giác 4ABC tại D, E, F . Gọi K đối xứng với A qua EF . L trên EF sao
cho DK, DL đẳng giác đối với góc ∠EDF . LI cắt AD tại J . Gọi M là trung
điểm của EF , gọi X, Y lần lượt đối xứng với F, E qua B, C . Chứng minh M J⊥XY .

Lời giải (chaobu909)


Có thể tách thành hai tính chất về điểm Gergonne như sau:

Tính chất 1. Đường tròn nội tiếp (I) lần lượt tiếp xúc với các cạnh BC, CA, AB
của tam giác 4ABC tại D, E, F . J là điểm Gergonne, K đối xứng với A qua EF , L
lên EF sao cho DK, DL đẳng giác đối với góc ∠EDF . Chứng minh J , I và L thẳng
hàng.
Gọi M là trung điểm của EF suy ra M là trung điểm của AK . Gọi N = AD ∩ EF ,
gọi H là hình chiếu của D lên EF .

Xét phép đối xứng qua phân giác góc ∠EDF : DH → DI; DM → DJ; DK →
DL; DA → DM . Kết hợp với D(HM ; KA) = −1 suy ra D(IJ; LM ) = −1.

Do (AJ; N D) = −1 suy ra M (AJ; N D) = −1 suy ra M (IJ; LD) = −1. Kết hợp với
D(IJ; LM ) = −1 suy ra I , J và L thẳng hàng. 

Tính chất 2. Đường tròn nội tiếp (I) lần lượt tiếp xúc với các cạnh BC , CA và
AB của tam giác 4ABC tại D, E, F . Gọi J là điểm Gergonne của tam giác 4ABC , M
là trung điểm của EF . X, Y lần lượt đối xứng với F, E qua B, C . Chứng minh M J⊥XY .
Đường tròn bàng tiếp (Ia ) lần lượt tiếp xúc với BC, CA, AB tại P, Q, R. Gọi S, T là
hai điểm sao cho BCSF, BCET là hai hình bình hành.
Nhận thấy BP = BR = BT = CD = CY = CE và CP = CQ = CS = BD = BX = BF .

Ta có S và T đối xứng với X và Y qua trung điểm của BC suy ra XY ST là hình


bình hành, suy ra ST k XY .

Suy ra F R = F B + BR = BD + CD = BC = F S . Do CS = CP suy ra CF là trục đẳng


phương của đường tròn (Ia ) và đường tròn điểm S .

Tương tự có BE là trục đẳng phương của đường tròn (Ia ) và đường tròn điểm T .
Vậy J là tâm đẳng phương (Ia ) và hai đường tròn điểm S , T . Do đó GS = GT .

Do ESF T là hình bình hành suy ra M là trung điểm của ST . Vậy M J⊥ST . Kết hợp
với ST k XY suy ra M J⊥XY . 

Nhận xét: Tính chất 2 là bài IMO Shortlist 2009 - G3.


2. Đề bài:

Bài 1
Bài toán đề nghị tháng 1/2019 (Nguyễn Hoàng Nam)
Cho tam giác 4ABC có I là tâm đường tròn nội tiếp. Đường tròn bàng tiếp góc
∠B và ∠C lần lượt tiếp xúc với AC và AB tại X và Y . Gọi AD và AE là đường
cao và đường phân giác trong của tam giác 4ABC . Chứng minh tiếp tuyến tại
I của đường tròn (IDE) song song với XY .

Bài 2
Bài toán đề nghị tháng 1/2019 (Nguyễn Đắc Quán)
Cho 2 đường tròn (O) và đường tròn (K) nằm trong (O). P là điểm bất kỳ.
Chứng minh rằng:
a) Nếu tồn tại ba điểm A, B và C trên (O) thỏa mãn “hình chiếu của P lên ba
cạnh của tam giác 4ABC cùng thuộc (K)"thì với mọi điểm A0 nằm trên (O)
đều tồn tại hai điểm B 0 và C 0 sao cho tam giác 4A0 B 0 C 0 thỏa mãn tính chất trên.

b) Tâm đường tròn Euler của tam giác 4A0 B 0 C 0 nằm trên một đường tròn cố
định khi A0 di chuyển trên (O).
Bài 3
Bài toán đề nghị tháng 1/2019 (Trần Quân)
Cho tam giác 4ABC không cân nội tiếp đường tròn (O) có trực tâm H . K là
điểm bất kỳ trên đường tròn (O). Trung trực của HK lần lượt cắt AC và AB tại
E và F .

a) G = BE ∩ CF . Chứng minh G di chuyển trên một đường cố định.

b) (BF G) và (CEG) cắt nhau tại L 6= G. Chứng minh L di chuyển trên một
đường cố định.

c) P = AL ∩ (O) (P 6= A). Chứng minh KP đi qua một điểm cố định.

Bài 4
Bài toán đề nghị tháng 1/2019 (Nguyễn Duy Khương)
Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có đường phân giác AD. K , L là hình chiếu
của D lên AB , AC . P , Q lần lượt là hình chiếu của B , C lên tiếp tuyến qua A
của (O). Gọi (AKP ) ∩ AC = A, I và (AQL) ∩ AB = A, J . Gọi T = P I ∩ QJ .
Chứng minh rằng đường thẳng qua T vuông góc P Q chia đôi BC .
Bài 5
Bài toán đề nghị tháng 1/2019 (Hoàng Lê)
Cho tam giác 4ABC có H là trực tâm, M là trung điểm BC . Đường thẳng bất
kỳ qua M cắt AC và AB lần lượt tại X và Y . J trên AH sao cho ∠XJY = 900 .
Z = JY ∩ BH . Điểm T là trực tâm tam giác 4M Y Z . Chứng minh T J luôn tiếp
xúc với một đường tròn cố định.
Bài 6
Bài toán đề nghị tháng 1/2019 (Vinh Nguyễn)
Cho tam giác nhọn 4ABC (AB < AC ) nội tiếp đường tròn (O) ngoại tiếp
đường tròn (I). E và F lần lượt trên AC và AB sao cho IE và IF vuông góc
với IA. Điểm G trên đoạn thẳng AC sao cho AG = AB . Đường thẳng đối xứng
với F G qua F I cắt AC tại M . Đường thẳng qua M song song với BC cắt AB tại
N . X = N I ∩ AC và Y = M I ∩ AB .

a) Chứng minh XY tiếp xúc với (O).


b) Đường tròn bàng tiếp góc ∠A của tam giác 4ABC tiếp xúc với BC tại T .
Đường tròn qua A tiếp xúc với BC ở T và cắt AC và AB lần lượt tại X 0 và Y 0 .
Chứng minh X 0 Y 0 k XY .
Bài 7
Bài toán đề nghị tháng 1/2019 (Phan Quang Trí)
Cho tam giác 4ABC nhọn ngoại tiếp đường tròn (I). (I) tiếp xúc với BC ,
CA và AB lần lượt tại D, E và F . Gọi T là trực tâm của tam giác 4DEF .
Các điểm X và Y nằm trên IT sao cho X và Y đối xứng với nhau qua trung
điểm của IT . Gọi X 0 và Y 0 theo thứ tự là điểm đẳng giác của X và Y đối với
tam giác 4DEF . R = X 0 Y 0 ∩ IT . Gọi S là điểm đối xứng của I qua R. Gọi
L là điểm đẳng giác của S đối với tam giác 4ABC . BI và CI lần lượt cắt
LC và LB tại U và V . Chứng minh rằng: L, V , I và U cùng thuộc một đường tròn.

You might also like