You are on page 1of 12

I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Một số khái niệm về từ học

1.1.1. Cực từ
Với các điện tích, có hai loại điện tích âm và điện tích dương, và có thể tách riêng biệt điện
tích âm và điện tích dương. Còn đối với trường hợp từ, không có đơn cực từ, có nghĩa là, không thể
tách riêng đơn cực từ dương và đơn cực từ âm. Một nam châm vĩnh cửu, cực dương và cực âm (giả
định) luôn luôn song hành với nhau. Tuy nhiên, ta có thể giả thiết là một đầu của nam châm là cực
dương còn đầu kia của nam châm là cực âm. Đường sức từ bao giờ cũng là đường cong khép kín,
đường sức từ xuất phát từ cực dương và đi vào cực âm.
Nếu ký hiệu p1 và p2 là cường độ từ ở hai điểm cực dương và âm cách nhau một khoảng cách
là d, lực tác dụng của hai cực theo định luật Coulomb là:
p1 p2
F= (hệ CGS) (1.1)
d2
Cần lưu ý là, nếu hai cực là trái dấu (âm, dương) sẽ hút nhau (F < 0), cùng dấu hai cực từ sẽ
đẩy nhau (F > 0).

1.1.2. Cường độ từ trường (H)

Hình 1.1. Lực tác dụng của từ trường ngoài lên cực từ.

Đặt thanh nam châm vào một từ trường đồng nhất tạo bởỉ cuộn dây solenoit có cường độ H
(hình 1.1). Nam châm với cực từ có độ lớn là p, sẽ chịu tác dụng một lực là:
F = p.H (1.2)
Từ trường tạo bởi cực từ:
p
H= (hệ CGS) (1.3)
d2
Giả sử từ trường được tạo bởi dòng điện, theo định luật Bio – Savart, từ trường tạo bởi phần
tử dòng điện idS (hình 1.2) tại một điểm A cách dây dẫn một khoảng r có dạng:
 id S .r 
dH =  3  (1.4)
 r 

1
Đối với dây dẫn thẳng dài vô hạn có dòng điện i chạy
qua, từ trường có cường độ:
i
H= (1.5)
2 r
Từ trường ở tâm cuộn solenoit có độ dài lớn hơn
nhiều lần đường kính là:
H = ni (1.6)
Trong đó i là cường độ dòng điện, n là số vòng dây
trên một đơn vị độ dài (n = N/l, N là tổng số vòng dây và l
là chiều dài cuộn dây solenoit). Nếu i đo bằng Ampe (A), n
đo bằng số vòng dây trên một mét, thì H có đơn vị là A/m.
Hình 1.2. Từ trường tạo bởi phần tử
1.1.3. Từ độ ( I ) dòng idS.

Hình 2.3 a mô tả một thanh nam châm chiều dài là l có hai cực bắc (N) và nam (S). Điểm giữa
của thanh là trung hòa.

Hình 1.3. Mẫu từ tính luôn luôn có hai cực từ S và N.

Khi ta chia thanh làm hai phần bằng nhau, mỗi nửa thanh lại trở thành một nam châm có hai
cực bắc – nam (hình 1.3 b). Tiếp tục chia đôi nhỏ thanh nam châm, ta vẫn có một nam châm với hai
cực bắc và nam. Điều này có liên quan tới cơ chế vi mô của thanh nam châm (sẽ mô tả chi tiết ở
chương sau). Momen từ của nam châm (hay lưỡng cực từ):
Trường hợp (a) m = p.l
l (1.7)
Trường hợp (b) m = p.
2
Từ độ hay số momen từ trong một đơn vị thể tích nam châm là:
Trường hợp (a) m
I=
V
(1.8)
Trường hợp (b) m 2 m
I= =
2 V V
Vậy là, với cùng một vật liệu (nam châm) số momen từ trong một đơn vị thể tích là như nhau
nếu vật liệu là đồng nhất. Từ độ là do vật liệu từ tạo ra. Năng lượng của momen từ của nam châm
trong từ trường là:
E = −mH (1.9)
2
1.1.4. Cảm ứng từ ( B )
Cảm ứng từ B hay mật độ từ thông Φ gồm đóng góp của từ trường ( H ) tạo bởi cuộn dây và
từ độ ( I ) của vật liệu từ được từ hóa đặt trong lòng cuộn dây (hình 1.4).

Hình 1.4. Cảm ứng từ B trong vật liệu được từ hóa.

Biểu thức tổng quát của B là:


B = aH + bI (1.10)
a và b là các hằng số phụ thuộc vào hệ đơn vị sử dụng. Ví dụ: trong hệ CGS (centimét, gam, giây),
B được đo bằng gauss:
B = H + 4 I (1.11)
Trong hệ SI (mét, kilogam, giây), B được đo bằng tesla:
(
B = 0 H + I ) (1.12)

Với μ0 là độ từ thẩm chân không μ 0 = 4 .10−7 H/m (hay Wb/A.m)

1.1.5. Hệ đơn vị đo từ
Có hai hệ đơn vị là SI (hệ đơn vị đo lường quốc tế) và hệ CGS được sử dụng rộng rãi. Hiện
nay hệ SI được dùng nhiều trong kỹ thuật, hệ CGS thường dùng trong các tài liệu có tính chất cơ
bản.
Với hệ SI: B = 0 ( H + I )
Trong đó B = tesla [T] hay (V.s/m2),
H, I = Ampe/m [A/m],
µ0 = 4.10–7 Henry/m [H/m]
Với hệ CGS: B = H + 4 I
Trong hệ CGS µ0 = 1, không có đơn vị.
B = gauss [G],
H = oersted [Oe],
I = emu/cm3 (đơn vị đo điện từ/cm3).

1.1.6. Chuyển đổi một số đơn vị từ hai hệ CGS và SI (bảng 1.2)


Bảng 1.2
Đại lượng vật lý Hệ CGS Hệ SI
F (lực) 1 din 10–5 N
H (từ trường) 1Oe 79,58 A/m
3
B (cảm ứng từ) 1G 10–4 T
E (năng lượng) 1erg 10–7 J
M (từ độ) 1emu/cm3 12,57 .10–4 Wb/m2; Wb = kgm2/s2A
µ (độ từ thẩm) 1 + 4 0 (1 + ) H/m

1.2. Các loại vật liệu từ


Để phân loại vật liệu từ trên quan điểm nghiên cứu cơ bản, người ta dựa vào dấu và độ lớn
của độ cảm từ () và sự phụ thuộc vào nhiệt độ của nó.

1.2.1. Các chất nghịch từ


Khi không có từ trường ngoài tác dụng, chất nghịch từ không có momen từ. Khi có từ trường
ngoài tác dụng, momen từ của chất nghịch từ định hướng ngược với hướng từ trường ngoài. Do đó,
độ cảm từ  có giá trị âm và độ lớn của  là nhỏ.
Ví dụ: Đồng kim loại:  = – 0,94.10-5 ( hệ CGS),
Chì kim loại:  = – 1,70.10-5 ( hệ CGS),
Nước nguyên chất:  = – 0,88.10-5 ( hệ CGS).
Các giá trị trên đều đo ở nhiệt độ phòng và ít (hoặc không) thay đổi theo nhiệt độ. Chất siêu
dẫn được gọi là chất nghịch từ lý tưởng (hay chất nghịch từ mạnh) vì  là âm và có giá trị lớn gấp
1
nhiều bậc so với các chất nghịch từ kể trên ( χ = − ). Tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

các nguyên tố đều có tính chất nghịch từ. Do hiệu ứng nghịch từ của các nguyên tố quá nhỏ và bị
các hiệu ứng khác chiếm ưu thế hơn nên khó phát hiện.

1.2.2. Các chất thuận từ


Các chất thuận từ thường chứa các nguyên tử (phân tử) có momen từ nhất định. Tuy nhiên,
các momen từ này lại tồn tại độc lập, định hướng hỗn loạn nên từ độ tổng cộng bằng không. Khi có
tác động của từ trường ngoài, các momen từ định hướng theo hướng từ trường ngoài nên tổng
momen từ tăng lên và tỷ lệ với cường độ từ trường ngoài. Như vậy, độ cảm từ của chất này là
dương nhưng có giá trị nhỏ.
Ví dụ: Kim loại bạch kim:  = + 2,90.10–5 ( hệ CGS),
Nhôm kim loại:  = + 2,10.10–5 ( hệ CGS),
Oxy lỏng:  = + 3,5.10–5 ( hệ CGS).
Nhiều nguyên tố thuộc nhóm kim loại chuyển tiếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố có tính
chất thuận từ.

1.2.3. Các chất sắt từ


Là các chất có momen từ tự phát ở dưới một nhiệt độ đặc trưng cho từng chất, gọi là nhiệt độ
Curie (Tc). Sở dĩ có trật tự từ là do tương tác nội tại giữa các momen từ của các nguyên tử có
momen từ khác không. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, có 3 nguyên tố là Fe, Co, Ni thuộc
nhóm kim loại chuyển tiếp 3d và nguyên tố Gd thuộc nhóm kim loại chuyển tiếp 4f là có trật tự từ
tự phát ở trên nhiệt độ phòng và ở nhiệt độ phòng. Nhiều nguyên tố chuyển tiếp khác của nhóm 4f
có nhiệt độ trật tự từ ở dưới nhiệt độ phòng.

4
Cho đến nay, người ta đã phát hiện hàng trăm kim loại, hợp kim, hợp chất có tính chất sắt từ.
Do có tính chất từ tự phát nên  của các chất này có giá trị lớn.

1.2.4. Các chất phản sắt từ


Đó là các chất mà các momen từ định hướng đối song song và bù trừ nhau ở dưới một nhiệt
độ nhất định, gọi là nhiệt độ Néel (TN). Độ cảm từ của các chất không lớn và có giá trị dương.

1.2.5. Các chất feri từ


Các feri từ có trật tự từ tự phát ở dưới nhiệt độ Curie. Thông thường, đó là hợp chất của kim
loại chuyển tiếp và các nguyên tử oxy. Các momen từ của chất phản sất từ sắp đối song song, nhưng
không bù trừ nhau, như các chất : FeO.Fe3O4, Gd3Fe5O12,…Độ cảm từ của các chất này tương đối
lớn và có giá trị dương. Hình 1.5 là tổng hợp giá trị χ của các vật liệu nêu trên.

Hình 1.5. Tổng hợp các giá trị  của các loại vật liệu từ (hệ SI).

1.3. Các vật liệu từ ứng dụng


Về mặt ứng dụng, trong công nghiệp và đời sống hằng ngày, người ta chia vật liệu từ thành ba
loại chính. Đó là, vật liệu từ cứng, vật liệu từ mềm và vật liệu ghi từ.

1.3.1. Vật liệu từ cứng


Vật liệu này dùng để chế tạo nam châm vĩnh cửu. Vật liệu có các đặc tính sau:
– Cảm ứng từ bão hòa cao (0,3 ÷ 1,6 T),
– Lực kháng từ Hc lớn (Hc > 300 kA/m),
– Dị hướng tinh thể cao,
– Nhiệt độ Curie cao,
– Năng lượng từ do nam châm tạo ra trong không gian đặc trưng bằng tích năng lượng
(BH)max là lớn,
– Vật liệu bền vững trong môi trường (không bị oxy hóa).

1.3.2. Vật liệu từ mềm


Các đặc trưng của vật liệu từ mềm là:
– Từ độ bão hòa Ms cao,
– Lực kháng từ Hc nhỏ (< 1 kA/m),
– Độ từ thẩm cao,
– Dị hướng thấp (vật liệu dễ từ hóa hơn),
– Nhiệt độ Curie cao,
– Độ tổn hao năng lượng ở từ trường xoay chiều là thấp (khi điện trở vật liệu là cao).

5
1.3.3. Vật liệu ghi từ
Các tính chất từ của vật liệu này nằm trong khoảng trung gian giữa vật liệu từ mềm và vật liệu
từ cứng (1 kA/m < Hc < 300 kA/m). Điều này đảm bảo cho việc lưu giữ các tín hiệu được ghi (Hc
lớn để lưu giữ thông tin), đồng thời phải là vật liệu có thể dễ dàng ghi được các tín hiệu cần ghi (Hc
nhỏ, là vật liệu dùng làm đầu ghi từ).

1.3.4. Các loại vật liệu từ ứng dụng khác


– Vật liệu từ dùng trong lĩnh vực siêu cao tần,
– Vật liệu dùng trong lĩnh vực quang từ,
– Vật liệu từ giảo.
Những năm gần đây, một số loại vật liệu từ mới được nghiên cứu đưa vào ứng dụng với tính
năng nổi trội đó là:
– Vật liệu từ nhiệt trong thiết bị làm lạnh theo kiểu mới thân thiện với môi trường,
– Vật liệu spin tử dùng trong công nghệ ghi từ mật độ cao,
– Vật liệu từ có cấu trúc nanomet, ứng dụng trong lĩnh vực y – sinh để điều trị bệnh.

2. QUÁ TRÌNH TỪ HÓA VÀ TỪ TRỄ

2.1. Các quá trình từ hóa

2.1.1. Đường cong từ hóa


Một mẫu sắt từ hay ferit lý tưởng, không bị ứng suất tác dụng, các đomen định hướng theo
trục từ hóa dễ và khép kín mạch từ; dưới tác dụng của từ trường ngoài (H) momen từ của mẫu tăng
khi tăng H và đạt đến giá trị bão hòa từ ta có đường cong từ hóa ban đầu của mẫu (hình 2.1).
Phân tích đường cong M(H), có thể phân chia thành ba giai đoạn quá trình từ hóa mẫu sắt từ.
Giai đoạn 1: dịch chuyển vách đomen (thuận nghịch và không thuận nghịch) tương ứng với
đường OB trên đồ thị 2.1.

Hình 2.1. Đường cong từ hóa ban đầu của sắt từ.
6
Giai đoạn 2: các momen từ quay theo hướng từ trường ngoài, đoạn BC.
Giai đoạn 3: quá trình thuận, sự tăng momen từ sau khi đạt giá trị bão hòa (H > Hs).
Giả sử có mẫu sắt từ, một cách đơn giản, có 4 đomen khép kín mạch từ dưới tác dụng của từ
trường ngoài, hiện tượng dịch chuyển vách đomen và quay các momen từ được mô tả như hình 2.2.

Hình 2.2. Dịch chuyển vách đomen, quay momen từ và quá trình thuận xảy ra trong mẫu sắt từ dưới tác
dụng của từ trường ngoài (H) với cường độ tăng dần từ a) đến e).

Tại hình 2.2 a: Momen từ của mẫu bằng không khi H = 0 vì tổng momen từ của các đomen
(khép kín mạch từ) bằng không. Khi đặt từ trường ngoài H ≠ 0, đomen có hướng momen từ hợp với
từ trường ngoài một góc nhỏ nhất sẽ thuận lợi về năng lượng vì:
EH = − M H cos (2.1)
φ là góc hợp bởi M và H . Đomen này sẽ phát triển do các đomen khác không thuận lợi về
năng lượng sẽ bị thu hẹp lại (hình 2.2 b). Ta có sự dịch chuyển các vách đomen. Dịch chuyển các
vách đomen là thuận nghịch, đoạn OA, và không thuận nghịch, đoạn AB, trên hình 2.1.
Tại hình 2.2 c dịch chuyển vách đomen kết thúc, momen từ trong mẫu định hướng hợp với từ
trường ngoài một góc nhỏ nhất, quá trình dịch chuyển vách đomen kết thúc, tương ứng với đoạn OB
trên đồ thị 2.1.
Tiếp tục tăng cường độ từ trường ngoài, các momen từ trong mẫu quay theo hướng từ trường
ngoài, đó là quá trình quay các momen từ (hình 2.2 d, đoạn BC trên hình 2.1).
Tại điểm C (hình 2.1), momen từ của mẫu đạt giá trị bão hòa (Ms) tương ứng với từ trường Hs
(từ trường từ hóa bão hòa).
Tăng cường độ từ trường H > Hs, có sự gia tăng momen từ trong từ trường (tăng không nhiều)
tùy theo vật liệu, gọi là quá trình thuận (hình 2.2 e). Từ hóa mẫu ở vùng gần nhiệt độ Curie thì quá
trình thuận xảy ra mạnh hơn so với ở vùng nhiệt độ thấp.
Thực tế, quá trình từ hóa của vật liệu từ chủ yếu do hai quá trình đầu (dịch chuyển và quay).
Độ cảm từ vi phân của mẫu là:
dI  dI   dI 
= =  +  = C +  R (2.2)
dH  dH C  dH  R
Với χC và χR là độ cảm từ trên một đơn vị thể tích của quá trình dịch chuyển và quay tương
ứng.
Việc phân chia quá trình từ hóa trên có tính chất mặc định vì nhiều khi quá trình dịch chuyển
vách chưa kết thúc, quá trình quay đã bắt đầu. Nghĩa là, các quá trình từ hóa có tính chất phủ nhau,
độ phủ nhau tùy thuộc vào tính chất vật liệu.

7
2.2. Hiện tượng từ trễ

2.2.1. Mở đầu
Ở trạng thái ban đầu, khi chưa có từ trường ngoài tác dụng, các momen từ trong vật liệu
được phân bố đều theo các phương từ hóa dễ, các mạch từ giữa các đomen được khép kín. Nghĩa
là, năng lượng của vật mẫu ở trạng thái cực tiểu và tổng momen từ vật liệu bằng không.
Dưới tác dụng của từ trường ngoài (hoặc ứng suất), vật liệu từ bị từ hóa. Ta đã xem xét phần
A, hiện tượng từ trễ xuất hiện do quá trình dịch chuyển vách không thuận nghịch (hình 2.1) và quay
momen từ không thuận nghịch (hình 2.2).
Do vậy, momen từ (M) của mẫu từ tính phụ thuộc phi tuyến vào từ trường ngoài tác dụng.
Hình 2.2 trình bày một số dạng đường trễ từ của momen từ vào từ trường ngoài.

Hình 2.2. a) đường từ trễ toàn phần b), c) các đường từ trễ riêng phần.

Khi từ hóa mẫu từ tính ở từ trường ngoài với cường độ H > Hs, mẫu đạt giá trị bão hòa từ kỹ
thuật (Ms). Sau đó giảm từ trường về không, ta có giá trị momen từ dư (Mr), tiếp tục tăng từ trường
về phía ngược lại, M bằng không tại H = Hc. Đó là lực kháng từ M H c . Tiếp tục tăng từ trường (theo
hướng ngược lại) và tăng theo chiều ban đầu, ta thu được đường trễ khép kín toàn phần (2.2 a).
Ngoài ra, còn có các đường trễ riêng phần (hình 2.2 b, c) khi ta đảo từ ở một giá trị H < Hs. Hiện
tượng momen từ thay đổi không đồng bộ với từ trường ngoài tác dụng gọi là hiện tượng từ trễ. Hiện
tượng từ trễ có liên quan tới các quá trình từ hóa không thuận nghịch của vật liệu. Kondorski (1940)
đã đưa ra nguyên nhân của hiện tượng từ trễ là:
– Từ trễ do việc ngăn cản sự dịch chuyển các vách đomen,
– Từ trễ do việc giữ sự phát triển các mầm đảo từ,
– Từ trễ do các quá trình từ quay các momen từ không thuận nghịch.

8
3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

Các phương pháp cảm ứng dựa trên định luật Faraday để đo các tính chất từ của vật liệu.
Nguyên nhân sinh ra suất điện động cảm ứng trong các cuộn dây cảm ứng là do sự dịch
chuyển tương đối của mẫu so với các cuộn dây này hoặc ngược lại (sự dịch chuyển này gây
ra sự biến thiên từ thông qua các cuộn dây), và suất điện động cảm ứng này bằng tốc độ
biến thiên từ thông qua các cuộn:
d
V = −N (3.1)
dt
(V: induction electromotive force (e.m.f): suất điện động cảm ứng)
Nếu A là tiết diện cuộn dây và N là số vòng dây thì ta có:
dB 
V = − N .A với B = (3.2)
dt A
dH
Trong không gian, B = 0 .H và do vậy V = − 0 .N . A
dt
Nếu vòng dây được quấn xung quanh một lõi có độ từ thẩm  thì:
dH
B = .0 .H và V = − .0 .N . A (3.3)
dt

3.1. Từ kế mẫu dịch chuyển (từ kế tích phân)


Về nguyên tắc từ kế mẫu dịch chuyển cũng giống như từ kế cuộn dây dịch
chuyển, nhưng trong trường hợp này mẫu dịch chuyển từ tâm cuộn dây ra ngoài, hoặc
từ tâm cuộn dây một sang tâm cuộn dây hai, tín hiệu thu được sau khi qua bộ tích
phân là thế một chiều tỷ lệ với tích phân:
 Vdt = − N .A.0 .M (3.4)
t2

U =  Vdt ~ M (3.5)
t1

Hệ cuộn cảm ứng gồm hai cặp cuộn dây a và b được mắc xung đối như được
mô tả trong hình 3.1. Cách mắc xung đối với bốn cuộn dây vừa tăng độ nhạy vừa khử
ảnh hưởng gây bởi thăng giáng của từ trường nam châm.

Hình 3.1. Hệ cuộn cảm ứng.

9
Toàn bộ hệ cuộn cảm ứng được đặt trong vùng từ trường đồng nhất được tạo
bởi một nam châm điện. Chiều của từ trường song song với chiều của trục z. Mẫu có
từ tính với mômen từ M sẽ chuyển động theo chiều trục x từ tâm một cặp cuộn đến
tâm của cặp cuộn còn lại. Khi đó trong cuộn dây sẽ xuất hiện một suất điện động cảm
ứng, tích phân tín hiệu này bởi một tích phân ta có thể lấy được tín hiệu cuối cùng tỷ
lệ với mômen từ của mẫu. Sơ đồ khối của hệ đo được trình bày trong hình 3.2.
Bộ phận khí động lực: bộ phận này cho phép dịch chuyển mẫu lên xuống giữa
hai cặp cuộn Helmholtz và quay tròn theo mặt nằm ngang. Sự dịch chuyển theo
phương thẳng đứng được thực hiện bởi một xilanh khí lực dùng khí nén.
Bộ phận khí động lực
dịch chuyển mẫu
Hiển thị và điều
khiển nhiệt độ

Cuộn đốt Nước làm mát

Bơm chân không Tín hiệu điện áp


từ cuộn cảm ứng
Mini voltmeter

Máy tính

Nguồn nuôi cho


nam châm điện

Nước làm mát


cho nam châm

Gaussmeter

Hình 3.2. Sơ đồ cấu tạo của từ kế tích phân.

Bộ phận nước làm lạnh: bao gồm làm lạnh buồng đo khi đo ở nhiệt độ cao
hoặc/và làm lạnh nam châm khi đo ở từ trường cao trong thời gian dài.
Tín hiệu suất điện động cảm ứng thu được từ các cuộn cảm ứng được tích phân
bằng một tích phân kế điện tử hoặc chuyển sang tín hiệu số rồi tích phân bằng máy
tính. Các tín hiệu đo từ trường của nam châm điện từ đầu đo Hall và tín hiệu đo nhiệt
độ từ cặp nhiệt điện cũng được số hóa và đưa vào máy tính.
Việc chuẩn hóa tín hiệu đo được thực hiện bằng cách so sánh với tín hiệu đo
được trên mẫu Ni sạch 99,999% có từ độ đã biết là 55,4 emu/gam tại nhiệt độ phòng
(300 K). Độ phân giải của hệ đo này đạt 10-2 emu.

10
3.2. Thực nghiệm
a) Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm
- Hệ đo từ kế tích phân Viện ITIMS
- Đo mẫu Ni nguyên chất, hình cầu
- Khối lượng mẫu m= 0.1558 g
b) Trình tự thí nghiệm
- Gắn mẫu đo vào cần đo mẫu
- Chuẩn khoảng cách mẫu giữa hai cuộn pick-up (cuộn cảm ứng lấy tín hiệu)
- Bật hệ nước làm cho nam châm điện và nguồn dòng nuôi nam châm điện.
- Bật hệ máy nén khí để di chuyển mẫu đo
- Bật máy tính ghép nối với hệ đo để thu thập số liệu
- Bật nguồn cho Multimeter thu thập số liệu
- Mở phần mềm đo trong máy tính
- Tạo thư mực lưu số liệu cần đo
- Chạy chương trình thu thập số liệu kết hợp với cấp dòng cho nam châm điện

Hình 3.3. Mini voltmeter đo điện áp cuộn cảm ứng

Thực hiện đo: Ứng với một giá trị đặt (đặt dòng tạo từ trường), tiến hành giật
mẫu nhiều lần (4 đến 5 lần – tương ứng là 4 đến 5 kết quả) rồi lấy trung bình các kết
quả đó được một giá trị đo.

Hình 3.4. Tín hiệu thu được dưới dạng xung

11
Điện áp từ cuộn cảm ứng được đưa vào mini voltmeter. Ở đây, sử dụng voltmeter hiệu
Fluke45 có độ chính xác đến phần nghìn mV (hình 3.3) và có kết nối với máy tính thông
qua chuẩn ghép nối RS232. Dữ liệu đưa vào máy tính, sử dụng phần mềm VEE Pro7.5 cho
phép tín hiệu được lưu thành file dưới dạng bảng số quan hệ giữa điện áp và thời gian dưới
dạng xung (hình 3.4). Trên thực tế, tín hiệu đo được lưu giữ trên máy tính ở dạng bảng số.
Sau mỗi lần đo, các thông số nhận được đưa vào phần mềm Origin để vẽ lại dạng xung
điện áp như hình 2.27.

0.0004

0.0002

0.0000
U (mV)

-0.0002

-0.0004

-0.0006
10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000
t (ms)

Hình 3.5. Dạng tín hiệu điện áp đo được vẽ lại bằng phần mềm Origin

Dựa vào bảng thông số và đồ thị xung, lựa chọn lấy 3 đến 5 xung tương đối giống
nhau (giá trị đỉnh). Làm khớp từng xung theo hàm Gauss ta nhận được các thông số của
hàm khớp này trong đó có giá trị tích phân của xung dữ liệu (đường mầu đỏ so với đường
màu đen trên hình 3.6).
0.00040 0.00040

0.00035 0.00035

0.00030 0.00030

0.00025 0.00025

0.00020 0.00020
U (mV)
U (mV)

0.00015 0.00015

0.00010 0.00010

0.00005 0.00005

0.00000 0.00000

-0.00005 -0.00005
14400 14600 14800 15000 15200 15400 15600 15800 16000 16200 16400 16600
14400 14600 14800 15000 15200 15400 15600 15800 16000 16200 16400 16600
t (ms)
t (ms)

a) b)

Hình 3.6. Dùng phần mềm Origin vẽ lại các xung (a) và sau đó làm khớp theo hàm Gauss (b)

Sau khi tiến hành xử lý số liệu ta vẽ nối các điểm đã xử lý lại sẽ có đường cong từ độ
của vật liệu cần đo.
12

You might also like