You are on page 1of 17

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM


KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

TIỂU LUẬN

QUY TRÌNH LẮP ĐẶT BỒN


CHỨA LPG HÌNH CẦU

GVHD: ThS Triệu Quang Tiến

Mã HP: 2104096012

Lớp: DHHD6

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2014

2
MỤC LỤC
1. Tổng quan...........................................................................................................5

2. Lắp dựng bồn chứa LPG.....................................................................................6

2.1. Phần móng....................................................................................................7

2.2. Lắp dựng cột.................................................................................................9

2.3. Lắp dựng các tấm xích đạo.........................................................................10

2.4. Lắp dựng tẩm bôn phía dưới.......................................................................12

2.5. Lắp đặt chỏm bồn dưới...............................................................................13

2.6. Lắp đặt tâm phía trên..................................................................................14

2.7. Lắp dựng giàn giáo bên trong.....................................................................14

2.8. Lăp đặt chỏm cầu trên.................................................................................15

3. Trình tự hàn.......................................................................................................15

Kết luận...................................................................................................................18

3
DANH SÁCH NHÓM
Họ và Tên MSSV

1. Mai Thành Hiếu

2. Hồ Lai 10040661

3. Nguyễn Hoàng Ly 10047671

4. Phan Nguyễn Trọng Nhân

4
1. Tổng quan

Năm 1859 ngành công nghiệp dầu mỏ ra đời, đánh dấu bước nhảy vọt trong công nghệ và
nhiên liệu năng lượng. Công nghiệp dầu mỏ có sự tăng trưởng rất nhanh đã trở thành nghành
công nghiệp mũi nhọn của thế kỷ 20 và giờ đây nó là một nguồn năng lượng không thể thiếu
trong sản xuất cũng như sinh hoạt trên toàn thế giới.

Góp phần quan trọng trong sự cung cấp năng lượng, khí đốt ngày càng chứng tỏ được
tầm quan trọng của mình, với trữ lượng khí khổng lồ chạy dọc theo đường bờ biển, Việt Nam
đang chú trọng vào khai thác và chế biến nguồn tài nguyên quý giá này. Nhưng trước tiên vấn
đề khó khăn trước mắt là cơ sở vật chất cũng như công nghệ nước ta vẫn còn lạc hậu, nên cần
phải tốn nguồn vốn đầu tư vào các thiết bị, công nghệ hiện đại. Quá trình khai thác và chế biến
cần rất nhiều công đoạn và thiết bị, trong đó bể chứa khí là một trong những thiết bị quan trọng
trong việc bảo quản và tồn trữ khí. Việc tính toán và thiết kế cho đến lắp đặt, thi công một bể
chứa khí LPG đòi hỏi cần chính xác và nhiều thời gian, công sức để đảm bảo an toàn trong khi
tồn trữ. Nắm được tầm quan trọng đó, nhóm tiểu luận đã nghiên cứu đề tài: “quy trình lắp đặt
bồn chứa LPG hình cầu”.

5
2. Lắp dựng bồn chứa LPG

Biện pháp mô tả trình tự lắp dựng bồn cầu tại công trường. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều
kiện thực tế tại công trường như máy móc và thiết bị mà nó có thể được thay đổi để cho phù
hợp.

Hình 2.1 Mô hình lắp đặt bồn

1. Cột đỡ bể 2.Tấm xích đạo

3. Tầng sát đáy 4.Đáy bồn

5. Các vành tảng cứng 6. Tấm đỉnh

Trình tự công việc như sau:

Kiểm tra móng 6


Lắp đặt cột dưới
Hàn phần cột
trên vào tấm
xích đạo
Lắp đặt trước Lắp đặt tấm
tấm vành xích đạo
Lắp đặt trước
tấm vành
Lắp đặt tấm
vành dưới

Lắp đặt tấm


đinh trên

Lắp đặt tấm


vành trên

Hàn thân bồn Lắp đặt phụ kiện

Thử thủy lực bồn

Sơn chống ăn mòn

2.1. Phần móng

 Đặc tính kỹ thuật và điều kiện móng


 Việc kiểm tra sẽ được thực hiện so với bản vẽ móng và hướng dẫn kiểm tra, và phải
được xác định rằng móng đạt được các yêu cầu về kỹ thuật sau:
 Những kích thước sẽ được đánh số, kiểm tra và điều chỉnh trước khi thực hiện việc
lắp đựng ngoài công trường.
 Tâm của bể sẽ được xác lập đựa vào móng bể.

Kiểm tra

7
 Tất cả kích thước sẽ được kiểm tra so với các bản vẽ tham chiếu để đảm bảo những sai
số nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
 Khoảng cách giữa các bulông neo.
 Đo khoảng cách giữa tâm các cột (những cột liền kề, khoảng cách chéo giữa các cột).
 Kiểm tra cao độ móng.
 Kiểm tra chiều dài bảo vệ của Bulông.
 Kiếm tra dấu của đường tâm bồn.

Hình 2.2. Kiểm tra lấy dấu để bắt bulong trên bề mặt móng

Sai số cho phép

 Sai số của mỗi kích thước phải phù hợp với qui trình kiểm tra và thử nghiệm.
 Cao độ của bề mặt móng
 Móng của các gối đỡ, hệ thống ống, cầu thang, tấm lót sẽ được thực hiện sau khi đo
đạc.
 Tấm lót cho gối đỡ sẽ được chế tạo theo như hình vẽ để đạt được độ chính xác cho
phép.
 Bê tông để đổ giữa bề mặt móng và bề mặt dưới của cột sẽ được thực hiện sau khi lắp
ráp các tấm xích đạo và trước khi thử thủy lực cho bồn.
 Sự sai khác về cao độ của các tấm lót phải nằm trong khoảng ± 1.0 mm.
 Chiều cao của móng sẽ được điều chinh bằng việc dùng các tấm kim loại khác...

Chuẩn bị cho việc lắp dựng

8
 Sắp đặt các tấm thân bồn.
 Các tấm thân bồn và các vật tư khác khi giao đến công trường sẽ được đặt trên các giá
đỡ thích hợp.
 Bảo quản cẩn thận các tấm thân bồn để không làm biến dạng sau khi lốc.
 Bề mặt vật liệu khi đã sơn lớp lót không được để chạm đất.
 Tất cả vật liệu được giao sẽ được kiếm tra sự biến dạng hoặc các hư hỏng ngẫu nhiên
trong quá trình vật chuyển nhằm tránh gậy ra các hư hỏng trong quá trình lắp đặt.
 Hàn đính 2 tấm tại mặt đất
 Điều này phụ thuộc vào khối lượng của các tấm vật liệu bồn và khả năng của cẩu được
dùng, hai tấm sẽ được hàn dính dưới đất để giảm thiểu công việc thực hiện trên cao.
 Hàn đính các đồ gá cần thiết cho việc lắp dựng, như các gông, chốt khóa...

2.2. Lắp dựng cột

 Phần trên của cột tăng cứng sẽ được lắp đặt cùng với mỗi cột ở dưới đất.
 Sau đó cột được cẩu và lắp vào các bulông neo ở móng.
 Các cột kế tiếp cũng sẽ được thực hiện lắp đặt như vậy.
 Sau khi lắp dựng cột xong thì độ vuông góc của mỗi cột sẽ được kiếm tra và hiệu
chỉnh.
 Tấm giữa cùng với phần cột trên và phần cột dưới sẽ được lắp đặt trước tiên. Độ thẳng
của mỗi cột sẽ dược kiểm tra và điều chỉnh nếu cần thiết.
 Độ lệch: ± H/500
 Sai lệch về cao độ: ± 3 mm

Lăp dựng giàn giáo phía ngoài

Scaffold plate (giàn giáo); Pipe - scaffold (ống làm giàn giáo); Column (cột chống)
9
Hình 2.3. Lắp dựng giàn giáo

 Giàn giáo sẽ được lắp đặt và dựng gần mỗi cột.


 Các giàn giáo sẽ được liên kết với nhau bằng kẹp và các ống.
 Sàn thao sẽ được lắp đặt trên hệ thống giàn giáo xung quanh bồn.

Hình 2.4. Sàn thao tác

Equator plate (tấm xích đạo); Botom ring plate (vành đưới); Bracket (đầm chìa)

2.3. Lắp dựng các tấm xích đạo

Hình 2.5. Mặt cắt các tấm xích đạo

Trình tự lắp đặt


10
 Trình tự lắp đặt sẽ được quyết định phụ thuộc vào điều kiện thực tế tại công trường và
khả năng của cẩu được sử dụng.
 Tấm xích đạo có các phần đầu cột sẽ được lắp trước.
 Lắp thêm dây thép phía ngoài và dây thép phía trong đế thực hiện việc căn chỉnh, dây
thép dùng là loại có đường kính từ 1 /2” - 3/4”. Điểm kết nối giữa phần cột trên và cột
dưới sẽ được hàn đính sau khi thực hiện việc căn chỉnh so với tâm bồn bằng dây thép.

Hình 2.6. Lắp tấm xích đạo

Tum buckle (vít căng chỉnh dây); Guy wire (dây chằng)

Angle stake or concrete block (cọc bê tông để chỉnh dây)

Tiếp tục lắp các tấm giữa còn lại (có thể tổ hợp hai tấm) vào các cột phía dưới đã được
lắp đặt và cố định chắc chắn bằng cáp ∅ 25. Độ thẳng của mỗi cột sẽ được căn chỉnh nếu cần.

Hai dây dẫn bên ngoài và một dây dẫn bên trong đường kính 1/2” - 3/4” sẽ được lắp đặt
vào tâm xích đạo định hướng và gia cố chúng trong quá trình lắp đặt. Điểm nối giữa phần nối
cột và sẽ hàn đính cùng với việc điều chỉnh tâm chính xác bằng dây.

Căn chỉnh độ thẳng, phẳng các tấm khi gá lắp.

11
Hình 2.7. Căn chỉnh các tấm khi gá lắp

 Khi hoàn thành việc lắp đặt tấm xích đạo và các tấm vành thì kiểm tra đường kính của
bồn.
 Sự sai khác về đường kính “D” không được vượt quá 0,5% đường kính danh nghĩa của
bồn.

2.4. Lắp dựng tẩm bôn phía dưới

Hình 2.8. Kiểm tra đường kính khi lắp đặt các tấm xích đạo

 Việc lấy dấu ở mép dưới của các tấm sẽ được thực hiện cho mỗi khối của tấm thân bồn
phía đưới.
 Một khối của các tấm thân phần dưới sẽ nhấc lên và lắp vào phần giữa bằng cách sử
đụng dồ gá lắp.
 Điểm cao nhất tại mối nối giữa các tấm giữa và vị trí của mép đáy sẽ được kiểm tra.
 Tất cả các tấm phía dưới sẽ được lắp đặt theo các điểm lấy dấu.
 Đường kính của phần mở phía dưới sẽ được kiểm tra.
 Hàn đính và dùng dưỡng R để kiểm tra độ lệch. Tấm tăng cứng phía sau sẽ được lắp
tại những vị tri cần thiết.

12
Hình 2.9. Lắp dựng tấm bồn phía dưới

R - gauge (máy đo độ lệch); Gauge wire (dây thép); Plan wire (cột thép đờ bên trên)
Support (cột dỡ phía dưới); Marking off (lấy dấu); Strong - back (dồ gá định vị)

2.5. Lắp đặt chỏm bồn dưới

 Ba tấm được lắp ghép và hàn đính dưới đất (Có thể có trường hợp chỉ dùng một tấm).

Hình 2.10. Lắp đặt chỏm bồn dưới

Marking off of center (lấy dấu điểm giữa); Care be taken (căn chỉnh)

 Tấm chỏm cầu và các tấm thân dưới của bồn phải được tách biệt ra khỏi vị trí trung
tâm.
 Sau khi tấm chỏm cầu dưới được lắp đặt và hàn đính, cần xác nhận độ cong với mối
nối bằng đường đo độ cong.
 Cần phải kiểm tra và điều chỉnh độ tròn của vòng dinh phía dưới của bồn trước khi
đựng chỏm cầu dưới.
 Tấm chỏm cầu cần phải được đụng và lắp cân thẳng ở vị trí trung tâm.
 Cần phải hàn gá trong khi lắp đặt.

13
Hình 2.11. Căn chỉnh chỏm cầu dưới

2.6. Lắp đặt tâm phía trên

 Lắp đặt 6 ống 6“ chung quanh bên trong bồn để đỡ các tấm phía trên và hệ thống giàn
giáo bằng ống Φ49 được lắp đặt quanh vị trí cần lắp đựng tấm phía trên.
 Tổ hợp 2 hoặc 3 tấm phía trên thành một khối sau đó nâng lên và lắp đựng cân thẳng
với tấm giữa tại từng điếm đã được đánh dấu bằng cách sử dụng đồ gá lắp.
 Các tấm phần trên của bồn được chống đỡ bởi các cột chống tạm thời như ở mục trên.
 Vị trí của cạnh trên sẽ được điều chỉnh cho cân thang với vị trí của cạnh dưới của phần
thân dưới. Tránh lắp dựng ở những điểm liên kết trên tấm giữa.
 Trong khi hoàn thiện quá trình láp dựng, cấp độ và độ mở vòng tròn trên đỉnh bồn sẽ
được điều chỉnh và hàn đính lại.

Hình 2.12. Lắp dựng tấm phía trên

2.7. Lắp dựng giàn giáo bên trong

Sau khi lắp dựng phần thân trên, giàn giáo bên trong sẽ được lắp ráp và dựng lên. Giàn
giáo bên trong được lắp ráp bằng cách sử dụng ống và bàn kẹp có tính đến khả năng của công
việc.

14
Hình 2.13. Lắp dựng giàn giáo bên trong

2.8. Lăp đặt chỏm cầu trên

 Cách thức lắp đặt chỏm cầu trên giống như chỏm cẩu dưới.
 Chỏm cầu trên được dựng sau khi có sự điều chỉnh độ tròn vòng dinh còn hở bên trên.
 Việc láp dựng chỏm cầu trên cần tuân thủ theo quy trình lắp dựng.
 Sắp xếp các bộ phận sau khi giàn giáo bên trong đã được lắp ráp. Giàn giáo ống thép
được dựng bên trong bồn. Sử dụng dây cáp thép Φ8 - Φ10 luồn qua các cột giáo để
làm lan can tay vịn an toàn.

3. Trình tự hàn

 Hàn mối ghép đứng của giữa các tâm xích đạo.
 Hàn mối ghép đứng giữa các tấm vành dưới.
 Hàn mối ghép đứng giữa các tấm vành trên.
 Hàn theo chu vi của môi ghép giữa tấm xích đạo và tấm vành dưới.
 Hàn theo chu vi của mối ghép giữa tấm xích đạo và tấm vành trên.
 Hàn theo chiều dọc các tấm đỉnh.
 Hàn theo chu vi của mối ghép giữa tấm vành dưới và tấm đỉnh dưới.
 Hàn theo chu vi của mối ghép giữa tấm vành trên và tấm đỉnh trên.
 Trước khi hàn tấm sheel phải tiến hành gia nhiệt theo quy trình hàn đã được phê duyệt,
có thể gia nhiêt bằng Gas hoặc bàng phương pháp điện trở.
 Sau khi hoàn tất quá trình hàn tấm thân, sai lệch lớn nhất đường kính thực tế so với
đường kính thiết kế là ±1 %.

Hàn đỉnh

 Khi hàn đính và hàn đính đồ gá lắp, sử dụng que hàn như khi hàn thân bồn.
 Chiều dài mối hàn đính không vượt quá 50 mm, và bước hàn phải nhỏ hơn hoặc bằng
300 mm.
 Quá trình gia nhiệt trước khi hàn phải sử dụng đèn tay. (Nhiệt độ gia nhiệt, v.v, phải
phù hợp với quy trình hàn).
 Xử lý nhiệt sau khi hàn (PWHT).
 Có quy trình riêng biệt

15
Lắp ráp phụ kiện

Phụ kiện như đài trên, dụng cụ nozzle (ống đứng) và hệ thống bơm nước thải được lần
lượt đặt sau khi kiểm tra không phá hủy thân bồn.

Phủ bạt để hàn

Hình 3.1. Phủ bạt trước khi hàn

Kiểm tra thủy tĩnh

Sau khi hoàn thành công việc thử thủy tĩnh cần thiết tiến hành làm vệ sinh bên trong
ngoài bồn. Bề mặt bên trong bồn phải được loại bỏ cặn bùn trong quá trình thử thủy tĩnh (nếu

16
có), các lớp rỉ sét bề mặt kim loại và các vật thể lạ khác phải được loại bỏ. Dùng súng phun
nước áp lực để rửa toàn bộ thành bồn (mặt trong).

Kiểm tra kích thước

 Theo đúng quy trình kỹ thuật đã được phê duyệt.


 Bắn cát, phun sơn, làm sạch bồn
 Theo đúng quy trình kỹ thuật đã được phê duyệt.

Nghiệm thu, bàn giao bồn

Việc nghiệm thu bồn đưa vào sử dụng chỉ được tiến hành sau khi hoàn thành tất các công
đoạn sau. Dung sai kích thước hình dáng hình học của bồn nằm trong giới hạn của thiết kế và
đảm bảo theo bản vẽ đã được phê duyệt. Có đầy đủ các biên bản nghiệm thu từng giai đoạn có
xác nhận của tư vấn giám sát, thỏa mãn các quy trình đã đề ra.

17
Kết luận

Việc lắp đặt một bể chứa không đơn giản như chúng ta nghĩ mà đó là cả một quá trình
dài, đòi hỏi các khâu tính toán, thiết kế đến thi công lắp đặt cần phải có độ chính xác cao.

Với kiến thức, tìm hiểu thực tể và tài liệu có hạn nên trong bài tiểu luận không thể tránh
được những thiếu sót. Nhóm em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.

18

You might also like