You are on page 1of 37

Trường ĐHKT CN TP.

Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................2
NỘI DUNG CHÍNH ........................................................................................................................3
1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY: .............................................................................3
1.2. Hệ thống tổ chức và quản lý của công ty: ..........................................................................6
2.QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÀNH PHẨM: ..............................................................................8
2.1. Thiết kế (Design): ...............................................................................................................9
2.2. Gia công (Operation): .........................................................................................................9
2.3. Kiểm tra chất lượng (Quality control): ...............................................................................9
2.4. Lắp ráp (Assembly): ...........................................................................................................9
2.5. Chạy thử (Testing):.............................................................................................................9
2.6. Đóng gói và xuất kho (Wrapping and Exporting): .............................................................9
3.KẾ HOẠCH BẢO TRÌ:............................................................................................................12
3.1. Định nghĩa: .......................................................................................................................12
3.2. Bảo trì hằng ngày của người công nhân: ..........................................................................12
3.3. Bảo trì định kỳ: .................................................................................................................12
4. KẾ HOẠCH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG: ........................14
4.1 Kế hoạch phòng cháy chữa cháy: ......................................................................................14
4.2. An toàn lao động tại công ty: ...........................................................................................16
4.3. Một số máy móc tại công ty: ............................................................................................23
5. ĐỀ TÀI BÁO CÁO: ................................................................................................................27
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................................32

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 1


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

KẾT LUẬN ....................................................................................................................................35

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế kéo theo hàng loạt các công ty lớn
nhỏ ra đời, thêm vào đó là nhu cầu về sản phẩm của con người cũng không ngừng thay đổi.
Ngành Kỹ Thuật cơ khí và điện tử đang dần dần phát triển ở Việt Nam. Máy công cụ đang
trở nên phổ biến trong các nhà máy, xí nghiệp… chính vì lẽ đó nên trong bài báo cáo này
em chọn một trong nhiều loại máy tiện để tìm hiểu cấu trúc và chức năng của Máy Tiện
Vạn Năng
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hiểu rõ được nguyên lý hoạt động của máy tiện
- Mở rộng hơn kiến thức và nguyên lý hoạt động của máy tiện
- Đưa ra các biện pháp bảo trì và chăm sóc tốt cho máy.

3. Phương pháp nghiên cứu:

- Kết hợp giữa thực tiễn trong quá trình thực tập tại công ty Việt Empire Castings
và lý thuyết được trang bị tại trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: đề tài được thực hiện tại công ty TNHH-ĐT-PT-CN Việt Empire

Castings.

- Về thời gian: trong suốt thời gian thực tập ở công ty.

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 2


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

NỘI DUNG CHÍNH

1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY:

TÊN CÔNG TY: CÔNG TY TNHN–ĐT– PT – CN VIỆT EMPIRE CASTINGS

TÊN GIAO DỊCH QUỐC TẾ: VIET EMPIRE CASTINGS TECHNOLOGY


DEVELOPMENT INVESTMENT COMPANY LIMITED
Công Ty TNHH VIET EMPIRE CASTINGS được thành lập năm 2006.

Địa chỉ: Số 16 đường 15, khu phố 4, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố

Hồ Chí Minh

Mã số thuế : 0304231231

Số điện thoại : 87245003

Fax : 87245007

Website : www.vietempire.com
Email : info@vietempire.com
Logo của công ty :

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 3


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:


1.1.1. Chức năng:
Ngay từ ngày thành lập công ty còn gặp nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo tài
tình của Tổng giám đốc Nguyễn Dụng Tài
và đội ngũ kỹ sư được tuyển dụng, công
nhân lành nghề nhiệt tình hăng hái trong
công việc đã góp phần giúp công ty gặt hái
được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần
giúp công ty phát triển đi lên một cách
vững mạnh.
Máy móc công ty được nhập khẩu
chủ yếu từ Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ… và đặc biệt là có một máy phay CNC nhãn hiệu
Đài Loan lớn nhất nhì nước Việt Nam.
Từ khi thành lập tới nay, công ty không ngừng phát triển. Công ty chuyên gia công,
chế tạo các loại máy đúc áp lực thấp, sản
phẩm đúc tùy thuộc vào từng loại khuôn
chúng ta lắp vào đúc, băng tải, xe nâng
điện… chuyên phục vụ cho các ngành cơ
khí trong công nghiệp như đúc mâm xe hơi,
mâm xe máy… Các sản phẩm do công ty
sản xuất đã tạo được uy tín về chất lượng,
tính năng vận hành hiệu quả, sử dụng ưu
thế của công ty để cạnh tranh thương trường là sản phẩm chất lượng, giá thành phải chăng
phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài nước.
Tạo thêm nhiều mối quan hệ đó là cơ hội để công ty ngày càng mở rộng thị trường
trong và ngoài nước.
Dù thời gian thành lập chưa lâu với nhiều khó khăn trước mắt, nhưng công ty đã tạo
cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thương trường trong và ngoài nước cạnh tranh khốc
liệt như hiện nay.
1.1.2. Nhiệm vụ:

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 4


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên, đưa cán bộ công nhân viên đi đào
tạo tại Hoa Kỳ để nâng cao trình độ về tay nghề.
- Sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
- Tổ chức sản xuất thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh do công ty để ra, đã
đăng ký hợp đồng với khách hàng.
- Tuân thủ các chính sách pháp luật của nhà nước.
- Thực hiện phân phối lao động hợp lý, đúng luật lao động của nhà nước.
- Báo cáo trung thực, nghiêm túc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế.
1.1.3. Mục tiêu và định hướng phát triển:
- Giữ vững những thành quả đã đạt được trong những năm trước và đạt được những
kết quả tốt hơn năm sau.
- Nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
- Phấn đấu tiết kiệm mọi mặt để nâng cao thu nhập của nhân viên.
- Tăng cường sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao.
- Tích cực thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, đổi mới công nghệ, sản phẩm chất
lượng cao, làm hành trang vững bước để hội nhập vào thị trường chung của khu vực,
WTO và thế giới.
- Giữ vững uy tín với khách hàng, thường xuyên liên hệ ngoại giao để ký hợp đồng
với khách hàng cũ và mới.
- Thực hiện tốt kế hoạch tài chính giá thành của công ty đề ra.

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 5


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.2. Hệ thống tổ chức và quản lý của công ty:


1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty:

P.KẾ TOÁN
THƯ KÝ PHÒNG PHÒNG QUẢN ĐỐC
P.HC NHÂN SỰ
P.TÀI CHÍNH KT QC XƯỞNG
.KẾ HCH CNC THỦ KHO
1.2.2. Chức năng các phòng ban: TRƯỞNG CA GCCK
TỔ LẮP RÁP
1.2.2.1. Tổng giám đốc:
TỔ ĐIỆN
Quản lý chung công việc của công ty,
định hướng phát triển công ty, ký kết
các hợp
đồng. Có vai trò quyết định sự tồn tại và phát
triển của công ty
1.2.2.2. Giám đốc điều hành:
Thay mặt tổng giám đốc giám sát hoạt
động của các phòng ban.
1.2.2.3. Phòng kế toán:

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 6


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Phòng kế toán có nhiều bộ phận nhỏ như: bộ phận vật tư, kho, kế toán tổng hợp,
kế toán thuế.
- Bộ phận này chịu trách nhiệm tính lương cho anh chị em trong công ty, cung ứng
vật tư, dụng cụ phục vụ cho sản xuất, lập báo cáo thuế.
- Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, thu nhập của công ty.
1.2.2.4. Phòng nhân sự:
Là bộ phận gián tiếp quản lý lực lượng lao động, chịu trách nhiệm trong công tác
tuyển dụng lao động, lưu trữ hồ sơ, thông tin cá nhân của người lao động, quản lý quỹ thời
gian làm việc của người lao động để từ đó nhân viên phòng nhân sự có thể đánh giá một
cách chính xác trong công việc tính thang bảng lương cho người lao động. Đồng thời đây
cũng chính là một bộ phận có liên quan mật thiết tham gia liên kết giữa người lao động với
các tổ chức của nhà nước như: tổ chức công đoàn, tổ chức bảo hiểm xã hội,…thông qua
các văn bản, chính sách của các tổ chức nhà nước với người lao động.
1.2.2.5.Phòng kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra trong quá trình sản xuất, đảm bảo đúng
theo tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật về chất lượng sản phẩm. Kiểm nghiệm sản phẩm trước
khi xuất hàng, kiểm nghiệm nguyên vật liệu trước khi mua và trước khi đưa vào hoạt động
sản xuất.
1.2.2.6.Quản đốc xưởng:
Là người trực tiếp quản lý, tham gia trong quá trình sản xuất sản phẩm. Lãnh đạo
trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.
Là người quyết định xử lý các thông tin liên quan đến sản xuất cũng như mọi việc
xảy ra trong phân xưởng.
1.2.2.7. Bộ phận GCCK, điện, hàn, lắp ráp máy:
- Trực tiếp sản xuất ra sản phẩm dưới sự điều hành của quản đốc xưởng.
- Sơ đồ quản lý xưởng:

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 7


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.2.3. Sơ đồ tổng thể mặt bằng công ty:

2.QUY TRÌNH SẢN XUẤT THÀNH PHẨM:

Sản phẩm chính của công ty Việt Empire Castings đó là máy đúc nhôm áp lực thấp
GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 8
Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

( Low pressure casting machine). Đây là một cổ máy lớn và được tạo nên từ rất nhiều chi
tiết nhỏ lắp ghép lại ( kể cả phần cơ và phần điện). Nhưng dù cho là chi tiết nhỏ hay lớn
( ngoại trừ những chi tiết tiêu chuẩn phải đặt mua hàng ở nước ngoài) thì đều được sản
xuất theo quy trình sau:
2.1. Thiết kế (Design):
Tại đây các chi tiết đã được lên kế hoạch sản xuất sẽ được thiết kế để đáp ứng tất cả
các tính năng của chi tiết đó. Sau đó, toàn bộ bản vẽ sẽ được duyệt lại một lần nữa bởi
trưởng phòng kỹ thuật. Nếu đạt thì sẽ được chuyển đến bộ phận gia công, còn nếu không
đạt thì sẽ họp toàn bộ phòng kỹ thuật lại và sẽ có những điều chỉnh sao cho phù hợp.
2.2. Gia công (Operation):
Với bản vẽ đã được thiết kế ở phòng kỹ thuật, trưởng tổ gia công sẽ đề ra phương
án gia công cho chi tiết đó ( sử dụng máy nào, gá đặt ra sao…) Đối với những chi tiết gia
công trên máy CNC thì trưởng ca có trách nhiệm viết và kiểm tra chương trình, kiểm tra
đồ gá cũng như việc xét dao trước khi cho công nhân quản lý máy.
2.3. Kiểm tra chất lượng (Quality control):
Những chi tiết sau khi gia công sẽ được các nhân viên ở bộ phận QC đánh giá chất
lượng ( độ chính xác, độ bóng…) theo yêu cầu của bản vẽ đề ra. Nếu chi tiết đúng với yêu
cầu bản vẽ đã đề ra thì sẽ được chuyển tới công đoạn tiếp theo, còn nếu khoong đạt yêu
cầu thì sẽ được trả ngay về bộ phận gia công để dừng ngay việc gia công chi tiết đó để
điều chỉnh trước khi gia công tiếp tục.
2.4. Lắp ráp (Assembly):
Tại xưởng lắp ráp, các chi tiết sau khi đã được gia công đúng theo bản vẽ đề ra sẽ
được lắp ghép lại với nhau để tạo thành một cơ câu hoàn chỉnh cả về phần cơ và phần điện.
2.5. Chạy thử (Testing):
Sau khi các chi tiết đã được lắp ghép lại thành một máy hoàn chỉnh thì các kỹ sư tại
phòng sẽ cho máy chạy thử liên tục trong 3 ngày để có thể phát hiện ra những lỗi xảy ra
trong quá trình lắp ráp. Công đoạn này hết sức quan trọng vì sau công đoạn này chi tiết sẽ
được đóng gói và chuyển đến đơn vị đặt hàng.
2.6. Đóng gói và xuất kho (Wrapping and Exporting):
Tại đây, máy sẽ được các công nhân có kinh nghiệp tháo rời và sẽ được nhân viên
GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 9
Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

đóng gói cẩn thận để chống sóc, chống trầy xước trước khi chuyển lên Container.
Hoạt động của máy đúc: (sản phẩm chính của công ty)
- Công ty TNHH VIET EMPIRE CASTINGS chuyên chế tạo, lắp ráp máy đúc áp
lực thấp (Low pressure casting machine).
- Các sản phẩm được đúc ra ùy thuộc vào từng khuôn đúc, khách hàng hiện tại đang
sản xuất sản phẩm là mâm nhôm xe hơi. Khuôn đúc mâm gồm: phần khuôn dưới được đặt
cố định trên tấm bottom, phần khuôn trên được gắn trên tấm.
moving (có thể di chuyển lên xuống),
bốn khuôn bao được gắn trên bốn
slide core có tác dụng ra vào ghép
khuôn, khi đúc sản phẩm bốn khuôn
bao cùng đi vào ghép kín vòng
khuôn, sau đó khuôn trên đi xuống
làm kín khuôn, sau khi khuốn đúc đã
ghép kín thì nguyên liệu nhôm đúc
được đẩy lên từ một lò nung đặt dưới
gầm máy thông qua một đường ống
dẫn bằng sứ đặt trong khuôn dưới, việc đẩy nguyên liệu từ lò nung lên khuôn là nhờ áp
lực của khí nén trong lò nung áp lực khí được đưa vào lò nung (có thể điều chỉnh được)
thông qua bộ furna ceai.
- Khi đẩy nhiên liệu lên đủ để đúc một sản phẩm thì có cảm biến báo làm ống dây
khí ngừng tiếp nhiên liệu lên khuôn, khuôn có các ống dây khí và ống dây nước làm mát,
làm nguội từ từ, (có thể điều chỉnh được) nếu làm nguội quá nhanh hay quá chậm thì sản
phẩm đúc sẽ bị hỏng.
- Chu kỳ đúc 5 phút một lần tùy thuộc theo lập trình sẵn.
- Thứ tự cứ một máy đúc đực (trái) và một máy đúc cái (phải) đi liền với nhau.
- Khi đúc xong sản phẩm thì khuôn đúc được mở ra và có tay robot gắp sản phẩm ra
ngâm vào thùng nước làm nguội sản phẩm, làm nguội xong, tay robot gắp sản phẩm ra
ngoài băng tải.
- Một sản phẩm đúc xong khi tay robot đưa sản phẩm ra khỏi khuôn thì sản phẩm

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 10


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

đúc tiếp theo được bắt đầu.

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 11


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3.KẾ HOẠCH BẢO TRÌ:


3.1. Định nghĩa:
Cách tốt nhất để máy hoạt động tốt và an toàn là bảo trì và bảo dưỡng để máy giảm
bớt phần hư hỏng và giữ được độ chính xác các dung xích của máy cao và đảm bảo việc
gia công không bị trì trệ, vì vậy việc bảo trì và bảo dưỡng là rất quan trọng.
Phương châm của bộ phận bảo dưỡng là: DỰ PHÒNG HƠN LÀ BẢO DƯỠNG,
BẢO DƯỠNG HƠN LÀ SỬA CHỮA
3.2. Bảo trì hằng ngày của ngƣời công nhân:
- Khi người công nhân bắt đầu vào giờ làm việc thì phải kiểm tra cầu dao, CB và
cho máy khởi động thử xem máy có tiếng kêu lạ hay trục trặc gì không, kiểm tra nút nhấn
và tay gạt có an toàn không, kiểm tra dầu bôi trơn có đủ độ bôi trơn và mức dầu có đủ để
máy hoạt động tốt không, nếu lượng dầu thiếu thì ta châm dầu thêm, dầu hết độ bôi trơn
thì ta phải thay dầu mới.
- Cuối giờ làm việc phải vệ sinh lau chùi máy sạch sẽ, tra nhớt vào các rãnh trượt và
bàn máy để rãnh trượt nhẹ và bàn máy không bị rỉ sét.
- Khi cần thiết tháo chi tiết máy bảo trì, thì phải đánh dấu và tháo chi tiết nào trước
để xa ra chi tiết nào tháo sau thì bỏ lại gần và phải bỏ các chi tiết vừa tháo vào hòm đựng
để tiện cho việc lắp ráp vào. Các chi tiết nào còn xài được thì ta tận dụng, các chi tiết hư
hỏng còn sữa chữa được thì ta tận dụng và sữa chữa, các chi tiết hư hỏng không thể sửa
chữa được thì ta phải thay mới.
- Khi lắp ráp vào máy thì phải vệ sinh sạch sẽ và lau nhớt cho dễ việc lắp ráp.
3.3. Bảo trì định kỳ:
- Theo kế hoạch bảo trì được phê duyệt, nhân viên bảo trì tiến hành tự bảo trì hoặc
mời đơn vị bảo trì thuê ngoài đến bảo trì.
- Những người được phân công chuẩn bị vật tư, phụ tùng cần thiết tương ứng với
kế hoạch sửa chữa bảo trì.
- Những người được phân công triển khai thực hiện bảo trì sửa chữa theo kế
hoạch và các công việc chi tiết sửa chữa bảo trì đã lập.
- Nếu trong quá trình bảo trì phát sinh những hư hỏng đột xuất thì nhân viên bảo
trì lập kế hoạch sửa chữa bảo trì thiết bị, lập bảng chi tiết sửa chữa thiết bị (nếu có).

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 12


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Kế hoạch và bảng chi tiết sửa chữa trên được trình GĐ xem xét và phê duyệt. Sau khi
phê duyệt GĐ phân công người chịu trách nhiệm thực hiện. Trình tự các bước thực hiện
như sau:
3.3.1. Lập Danh mục:
Phòng HCNS lập tất cả các thiết bị máy móc hiện đang sử dụng phù hợp đối với
các yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, nhân viên bảo trì phối hợp cùng.
Trưởng bộ phận sử dụng tài sản lập danh mục từng loại thiết bị riêng biệt để theo
dõi và để chuẩn bị thay thế hoặc sửa chữa, trình Giám đốc Công ty phê duyệt theo biểu
mẫu. Khi phát sinh các loại máy móc, trang thiết bị mới, nhân viên bảo trì tiến hành cập
nhất vào danh mục móc móc thiết bị vào cuối tháng.
3.3.2. Lập kế hoạch khảo sát:
Căn cứ những máy móc thiết bị đang sử dụng, và tùy theo tính năng và công năng
cuả thiết bị chuyên dùng, nhân viên bảo trì sẽ lên kế hoạch khảo sát, từ đó xác định loại
máy móc nào phục vụ cho yêu cầu sản phẩm thiết thực và đưa ra qui định thời gian
bảo dưỡng định kỳ hoặc thường xuyên tùy vào mức độ sử dụng hàng ngày.
3.3.3.Tiến hành khảo sát:
Căn cứ vào kế hoạch khảo sát, nhân viên bảo trì sẽ tiến hành khảo sát thực tế
những máy móc thiết bị và ghi nhận rõ:
Thời gian đã sử dụng.
Thời gian bảo trì trước đó. Tình
trạng hư hỏng trước đó. Hiện
trạng của máy móc thiết bị.
Cần sửa chữa hay thay thế hoặc bảo dưỡng.
Các chi tiết bị mất mát, hư hỏng.
Nêu rõ số lượng, chủng loại thiết bị hiện có.
Việc đánh giá hiện trạng của tài sản do Phòng HCNS thực hiện, có phối hợp với
Trưởng các bộ phận, cá nhân quản lý tài sản trực tiếp và sự hỗ trợ của nhà cung cấp.
3.3.4.Lập lịch bảo trì:
Sau khi khảo sát và giám định, nhân viên bảo trì xem xét thời gian sử dụng của
từng loại máy nào phục vụ nhiều hay ít mà tiến hành lập lịch bảo trì cụ thể cho từng

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 13


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

loại TBMM. Sau khi đã xác định công dụng và tính chất quan trọng thời gian phục vụ
trong sản xuất kinh doanh, nhân viên bảo trì lên kế hoạch bảo trì hay sửa chữa của từng
loại TBMM theo qui định của nhà thiết kế hoặc của công ty.
3.3.5.Dự trù vật tư:
Khi đã lập kế hoạch bảo dưỡng hay sửa chữa, nhân viên bảo trì kiểm tra xác định
nguyên nhân dẫn đến hư hỏng của thiết bị, lập bảng đề nghị dự trù vật tư để cung cấp các
phụ kiện của loại thiết bị cần sửa chữa với thời gian cần cung cấp, song song có sự giám
sát và kiểm tra của trưởng bộ phận nơi sử dụng TBMM.
3.3.6. Thực hiện:
Khi đã lên dự trù vật tư và được cung cấp, nhân viên bảo trì tiến hành sửa chữa dựa
trên bản kế hoạch được lập và duyệt sửa chữa. Khi đã bảo trì xong, nhân viên bảo trì
phối hợp với Trưởng bộ phận sử dụng lập biên bản nghiệm thu và đánh giá chất lượng
của TBMM đuợc đưa vào vận hành, trong đó phải ghi nhận cụ thể về tình trạng máy
móc đã được thay thế.
3.3.7.Cập nhật hồ sơ:
Khi sửa chữa bảo trì xong, nhân viên bảo trì lập hồ sơ của từng loại máy móc nào
sửa chữa những phụ kiện gì và trong thời gian sử dụng bao lâu đồng thời lập bản lý lịch
của từng loại máy móc đó và đưa vào lưu trữ.
4. KẾ HOẠCH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG:
4.1 Kế hoạch phòng cháy chữa cháy:
Dưới phân xưởng cũng như trên văn
phòng đều có những dụng cụ chữa cháy
như bình chữa cháy, xô dùng để múc nước,
cát… để xử lý kịp thời những đám cháy
nhỏ, mới phát sinh và không để chúng lan
rộng.
Lực lượng cứu hỏa chính không ai
khác chính là những nhân viên của phòng
bảo dưỡng. Công ty cũng thường xuyên kết
hợp với ban quản lý khu công nghiệp để tổ chức huấn luyện, diễn tập, thao diễn những

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 14


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

tình huống cháy nổ giúp nhân viên hoàn thiện kĩ năng phản ứng nhanh và chữa cháy hiệu
quả.
Biết được tầm quan trọng và những hậu quả, thiệt hại do cháy nổ gây ra nên công ty
cũng bố trí ở tất cả phòng ban đều có bình bọt khí CO2, vòi nước lớn…
Khi xảy ra cháy, người biết sẽ báo động gấp, những người
khác sẽ cúp toàn bộ cầu dao điện khi xảy ra cháy, sơ tán
xăng dầu, các chất dễ cháy, dễ nổ ra khỏi nơi cháy.
Khoanh vùng khu vực cháy, rồi sau đó dùng bình chữa
cháy, cát và nước để dập tắt lửa tại chỗ.
Nếu có nguy cơ cháy nổ lớn mà đơn vị không tự khắc
phục được thì dùng điện thoại số 114 hệ thống cứu hoả
của địa phương và một số đơn vị lân cận gần nhất để báo
cháy.
Ngoài ra công ty còn thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập bà tập huấn an
toàn lao động dưới sự hướng dẫn của các cán bộ an toan lao động. một số hình ảnh minh
họa:

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 15


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4.2. An toàn lao động tại công ty:


4.2.1. Nội quy chung:
1. Toàn thể CBCNV nhà máy chấp
hành tốt nội quy này. Ai vi phạm sẽ
bị xử lý kỷ
luật từ cảnh cáo toàn công ty đến buộc thôi
việc.
2. Mỗi công nhân phải sử dụng
trang bị Bảo hộ lao động đã được cấp phát,
nếu không chấp hành sẽ không được vào
Xưởng làm việc.
3. Mỗi công nhân trong tổ, đầu giờ làm việc hằng ngày có nhiệm vụ quan sát tình
trạng an toàn của máy móc thiết bị do mình phụ trách và báo cáo lên Tổ trưởng những
nguy cơ gây ra tai nạn lao động nếu có.
4. Tuyệt đối CẤM HÚT THUỐC nơi làm việc, trong phân xưởng, ở các kho và
trong nhà máy.
5. Các máy móc thiết bị phải được che chắn tại các vị trí gây nguy hiểm, đảm bảo
an toàn điện.

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 16


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

6. Khi thao tác máy phải ăn mặc gọn gàng, kiểm tra kỹ các bộ phận truyền động
trước khi vận hành.
7. Công tác kiểm tra, vệ sinh máy chỉ được thực hiện sau khi dừng máy. Cuối giờ
làm việc, công nhân đứng máy phải thực hiện vệ sinh, lau chùi máy sạch sẽ, xếp gọn dụng
cụ đồ nghề đúng nơi quy định và ngắt cầu dao điện máy.
8. Khi tiến hành sữa chữa máy, phải treo biển “ĐANG SỬA MÁY, CẤM ĐÓNG
ĐIỆN” tại công tắc khởi động.
9. Cấm cài, mắc, sử dụng điện tùy tiện. Khi hết giờ làm việc phải kiểm tra, tắt hết
đèn, quạt và các dụng cụ điện khác trước khi ra về.
10. Tổ trưởng sản xuất có thể từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ
nếu thấy có nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của tổ viên, và kịp thời báo lên cấp
trên để xử lý
4.2.2. Nội quy an toàn vận hành máy hàn, cắt ôxy – acetylene
1. Chỉ những người được giao nhiệm vụ, đã được đào tạo chuyên môn mới được
làm công việc hàn hơi, cắt gió đá.
2. Chai ôxy và chai acetylen phải được đặt ở tư thế đứng, cấm để các chai chứa khí
trên trục đường vận chuyển trên nhà máy.
3. Tuyệt đối tránh dầu mỡ để ở những nơi đê chai ôxy. Khi đã mở nắp chai, phải
kiểm tra xem có vết dầu mỡ bám lên chai hay không. Không được để dầu mỡ bám dính
vào chai.
4. Không được dùng búa hoặc dụng cụ phát ra tia lửa để gõ vào nắp chai chứa khí.
Trường hợp không mở được nắp chai thì phải gửi trả chai về nơi cung cấp. Không được tự
ý mở nắp chai ra khỏi chai.
5. Khi mỏ hàn, mỏ cắt đang cháy, không được mang chúng ra khỏi khu vực làm
việc. Khi hàn cắt trên cao, cấm mang mỏ hàn đang cháy leo lên thang.
6. Khi nghỉ giải lao, dù chỉ trong chốc lát, phải đóng van cung cấp khí ở mỏ hàn,
mỏ cắt để đề phòng hiện tượng cháy ngược xảy ra.
7. Khi thấy mỏ hàn nóng quá, phải tắt lửa mỏ hàn, nhúng đầu mỏ hàn vào nước,
chờ nguội hẳn mới làm việc trở lại.
8. Khi tiến hành hàn, cắt trong thể tích kín, phải đốt mỏ hàn, mỏ cắt từ phía ngoài

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 17


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

mang vào, không được vào trong rồi mới châm lửa.
9. Khi tiến hành hàn, cắt trong các gian nhà có sàn bắn gỗ hoặc vật liệu dễ cháy, thì
phải dùng các tấm tôn hoặc Amiăng che phủ cẩn thận.
10. Khi tiến hành hàn, cắt trên cao ở chỗ chênh vênh (>1,5m) phải sử dụng dây đai
an toàn.
11. Không được phép tiến hành hàn, cắt các thùng chứa, thiết bị, đường ống… khi
trong chúng còn tồn tại một áp suất hơi, khí hoặc chất lỏng.
12. Khi phát hiện thấy có khí xì ra ở van chai hoặc ống cao su thì phải cho Tổ
trưởng biết để ngưng công việc và mang chai bị xì ra ngoài khu vực nguy hiểm.
13. Sau khi đã tắt mỏ hàn, phải khóa van chai lại, xả hết khí trong ống dẫn rồi cuộn
tròn ống cao su và mỏ hàn lại cho gọn gàng, để vào nơi quy định.
4.2.3. Nội quy an toàn sử dụng máy tiện
1. Chỉ những người được giao nhiệm vụ, đã được hướng dẫn vận hành mới được
phép sử dụng máy tiện
2. Vào đầu giờ làm việc, công nhân đứng máy phải kiểm tra các bộ phận an toàn
như công tắc dừng khẩn cấp, bàn đạp thắng có hoạt động tốt không, mâm cặp có bị lỏng
không, nếu có trục trặc phải báo lên Tổ trưởng kịp thời xử lý.
3. Khi thao tác máy tiện phải ăn mặc gọn gàng, đeo kính bảo vệ. Cấm mang găng
tay dùng để bẻ phôi khi máy đang chạy.
4. Khi tiện phải che chắn phía trước cẩn thận, tránh văng phôi gây tai nạn cho người
đứng gần.
5. Khi tiện phải kẹp chặt chi tiết trên mâm cập một cách chắc chắn. Phải rút cây siết
mâm khỏi mâm cặp trước khi chạy máy.
6. Khi tiện, không được ghé sát mắt vào chi tiết tiện để kiểm tra bề mặt gia công,
không được để tay trong vòng bán kính của phôi dải.
7. Khi tiện, thỉnh thoảng phải dừng máy để dọn phôi, dây nếu có quá nhiều, gây cản
trở quá trình thao tác.
8. Phải mài rãnh bẻ phôi trên dao tiện để khi tiện, phôi tự bẻ vụn tránh cuốn vào tay
người đứng máy.

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 18


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

9. Hết giờ làm việc, công nhân đứng máy phải làm vệ sinh máy: quét dọn phôi, lau
chùi máy sạch sẽ, vô dầu nhớt băng máy, bàn máy.
4.2.4. Nội quy an toàn sử dụng máy phay
1. Chỉ những người được giao nhiệm vụ, đã được hướng dẫn vận hành mới được
phép sử dụng máy phay.
2. Vào đầu giờ làm việc, công nhân đứng máy phải kiểm tra các bộ phận an toàn
như công tắc dừng khẩn cấp, chạy thử không tải mọi hoạt động của máy. Nếu có trục trặc
phải báo lên Tổ trưởng để kịp thời xử lý.
3. Khi thao tác máy phay, phải ăn mặc gọn gàng, đeo kính bảo vệ, cấm mang găng
tay dùng để bẻ phôi khi máy đang chạy.
4. Khi phay phải che chắn phía trước cẩn thận, tránh văng phôi gây tai nạn cho
người đứng gần.
5. Khi phay phải kẹp chặt chi tiết gia công bằng êtô một cách chắc chắn hoặc đồ gá
chuyên dùng trước khi chạy máy.
6. Khi phay không được ghé sát mắt vào chi tiết phay để kiểm tra bề mặt gia công,
không được để phay trong vòng bán kính của phôi dải.
7. Phải kiểm tra kỹ phần đuôi côn của đầu dao phay. Nếu phần côn bị trầy xước
mòn vẹt thì phải loại bỏ, vì khi lắp, côn không được kẹp chặt, đầu dao phay dễ văng ra
ngoài, gây tai nạn.
8. Hết giờ làm viêc, công nhân đứng máy phải làm vệ sinh máy: quét dọn phôi, lau
chùi máy sạch sẽ, vô dầu nhớt băng máy, bàn máy.
4.2.5. Nội quy an toàn sử dụng máy khoan
1. Chỉ những người được giao nhiệm vụ, đã được hướng dẫn vận hành mới được
phép sử dụng máy khoan.
2. Khi thao tác máy khoan phải ăn mặc gọn gàng, tuyệt đối không được mang găng
tay khi khoan.
3. Khi khoan phải kẹp chặt vật khoan vào bàn máy bằng êtô hoặc bằng các đồ gá
chuyên dùng. Cấm dùng tay để giữ chi tiết khoan.
4. Khi khoan không được ghé sát mắt vào vật khoan để kiểm tra bề mặt gia công,

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 19


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

không được để phay trong vòng bán kính của phôi dải.
5. Phải mài sẵn mũi khoan thành những rãnh tự bẻ phôi để khi khoan, phôi tự bẻ
vụn, tránh quấn vào tay công nhân.
6. Khi khoan, thỉnh thoảng phải ngưng tiến mũi khoan để bẻ phôi.
7. Khi khoan lỗ có đường kính lớn, phải khoan mồi lỗ nhỏ trước rồi mới khoan lỗ
lớn sau.
8. Phải kiểm tra kỹ phần đuôi côn của mũi khoan. Nếu phần côn bị xước, mòn vẹt
thì phải loại bỏ, vì khi lắp, côn không được kẹp chặt, lưỡi khoan dễ bị văng ra ngoài, gây
tai nạn.
9. Tổ trưởng phải chắn các bộ phận chuyển động như: hộp số, puly, dây đai… để
đảm bảo an toàn khi làm việc.
4.2.6. Nội quy an toàn sử dụng máy mài
1. Chỉ những người được giao nhiệm vụ, đã được hướng dẫn vận hành mới được sử
dụng máy mài.
2. Công nhân mài phải mang đầy đủ trang thiết bị phòng hộ cá nhân như: kính che
mắt, khẩu trang… và không được đứng đối diện với đá khi đang mài.
3. Phải chọn đá mài hợp lý về cỡ hạt, độ kết dính và hình dạng đá mài phù hợp với
cơ lý tính vật liệu gia công.
4. Trước khi mài, phải kiểm tra lại các thiết bị che chắn đá mài và các bộ phận của
máy dễ gây tai nạn, kiểm tra sự cân bằng đá và việc kẹp chặt đá.
5. Cho chạy ổn định mới tiến hànhmài.
máy
chạy
không
tải từ
3 – 5
giây
(s),
khi
máy
GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 20
Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

hai cạnh bên của đá.


6.
Khi
mài
phải
đưa
chi
tiết
vào
từ từ,
không
ấn
mạnh,
đưa
đều
tay.
Đối
với
chi
tiết
lớn,
không
dùng
đá
nhỏ
để
mài,
không
mài ở

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 21


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

7. Tốc độ quay của đá không được vượt quá tốc đọ ghi ở đá. Nếu tốc độ quá lớn, đá
sẽ bị chấn động mạnh dễ gây vỡ đá.
8. Đối với máy mài 2 đá, đường kính không được chênh lệch quá 10%. Khi đá mòn
gần tới mặt bích kẹp từ 2 – 3 mm phải thay đá mới.
4.2.7. Nội quy an toàn sử dụng cầu trục dầm dôi và đầm đơn
1. Cấm người không có trách nhiệm tham gia vào việc vận hành thiết bị và phát tín
hiệu điều khiển. Người có trách nhiệm vận hành thiết bị và người phát tín hiệu điều khiển
phải là người đã qua các lớp huấn luyện nghiệp vụ và được Quản đốc quyết định giao
trách nhiệm cụ thể.
2. Cấm người đứng dưới tầm hoạt động của thiết bị khi thiết bị làm việc. Khi di
chuyển tải phải báo hiệu để người xung quanh nhận biết và tránh xa.
3. Cấm sử dụng thiết bị để nâng người.
4. Cấm sử dụng thiết bị để kéo lê tải trên mặt đăt.
5. Không nâng vật khi phương của cáp nâng góc không vuông góc với phương
ngang của mặt đất.
6. Cấm sử dụng thiết bị để nâng vật quá trọng tải cho phép của hệ cầu trục với
khoảng cách hoạt động như sau: cầu trục 2 tấn và 10 tấn phải hoạt động cách xa nhau >=
2mét.
7. Cấm nâng tải khi chưa xác định trọng lượng của vật nặng.
8. Trước khi nâng tải, TẢI NÂNG PHẢI ĐƯỢC BUỘC CHẮC CHẮN VÀ CÂN
BẰNG hoặc sử dụng bộ phận mang tải chuyên dùng.
9. Trước khi vận hành thiết bị ở mỗi ca làm việc phải kiểm tra các bộ phận quan
trọng của thiết bị như: cáp tải móc tải, bộ phận treo tải, phanh, hệ thống đèn, còi tín hiệu
chỉ báo… để kịp thời phát hiện những hư hỏng và xử lý trước khi sử dụng.
10. Sau mỗi ca làm việc, người vận hành thiết bị phải thực hiện đầy đủ việc ghi
chép, theo dõi vận hành, sửa chữa cũng như việc bàn giao thiết bị sau ca làm việc.
11. Không được sử dụng thiết bị khi phát hiện thiết bị có những hiện tượng lạ hoặc
có những tiếng khua lại trong lúc vận hành và phải báo cáo ngay cho Quản đốc để kịp thời
xử lý.
4.2.8. Nội quy an toàn sử dụng điện

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 22


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu thấy người bị tai nạn điện giật thì bất cứ người
nào cũng phải tìm biện pháp để cấp cứu nạn nhân ra khỏi mạch điện và tiếp tục cứu chữa
theo đúng phương pháp.
2. Không được tự ý câu nối điện, đấu nối tạm, sữa chữa điện… ngoại trừ những
người có trách nhiệm về điện.
3. Những người không có trách nhiệm không được phép đóng mở các thiết bị điện.
4. Khi thực hiện sữa chữa về điện phải thông báo đến các phòng ban có liên quan.
5. Khi phát hiện có sự cố về điện phải lập tức báo ngay cho Quản đốc hoặc một
nhân viên tổ điện.
6. Trước khi thực hiện công tác sữa chữa hay bảo trì thiết bị điện, cần phải kiểm tra
kỹ các vấn đề sau đây:
a. Có lệnh, có phép hoặc có phân công.
b. Phải có đầy đủ trang thiết bị bảo hộ an toàn cá nhân về điện.
c. Chỉ được phép sử dụng các dụng cụ điện đúng quy cách, đúng chức năng, đạt
chất lượng và cách điện tốt.
d. Cơ thể hoàn toàn khô ráo, quần áo phải gọn gàng, đúng quy cách.
7. Cắt nguồn điện cấp đến thiết bị cần thao tác, đồng thời treo biển “CẤM ĐÓNG
ĐIỆN! CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC!” tại thiết bị đóng cắt.
Chú ý khi cắt điện, phải thông báo cho các nhân viên vận hành hoặc người có trách
nhiệm tại thiết bị cần thao tác.
8. Sau khi cắt điện, nhân viên thao tác phải tiến hành xác minh không còn điện ở
các thiết bị đã được cắt điện bằng đồng hồ đo điện phù hợp với cấp điện áp.
9. Khi sửa chữa, bảo trì xong thiết bị điện, phải kiểm tra kỹ trước khi đóng điện trở
lại.
10. Hết thời gian làm viêc, nhân viên có trách nhiệm tắt các thiết bị điện không vận
4.2.9. Nội quy an toàn sử dụng tủ điện:
1. Nghiêm cấm tuyệt đối nhân viên không có
nhiệm vụ chạm vào bên trong tủ điện.
2. Chỉ có nhân viên có trách nhiệm mới được
làm việc tại tủ điện máy.

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 23


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3. Nhân viên không có phận sự không được tự ý điều khiển quá trình vận hành máy.
4. Người làm việc phải trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân: nón,
giày bảo hộ, bao tay.
5. Khi thử máy phải đúng theo quy trình thử máy.
6. Tuyệt đối không vận hành khi có người trên máy.
4.3. Một số máy móc thiết bị tại công ty:
4.3.1. Máy tiện CNC Mazak: ID#: Mazak
Quick Turn 15N. Model: Quick Turn 15N.
Năm: 1998.
Hệ điều khiển: Mazatrol T32.
Nước xuất xứ: Japan. Hãng
sản xuất: Mazak.
Số lượng trực gia công: 2. Đường kính
mâm cặp: 203mm. Đường kính quay lớn
nhất: 440mm.
Đường kính tiện qua bàn xa dao: 300mm.
Hành trình X: 360mm.
Hành trình Y: 500mm.
Đường kính lỗ trục chính: 61mm. Loại động cớ trục
chính: AC.
Trọng lượng máy: 4800kg.

4.3.2. Máy tiện CNC Fanuc Series O-T:


ID#: Fanuc Series O-T. Hệ
điều hành: Fanuc.
Động cơ servo Fanuc beta 6/2000. Đường
kính cắt tối đa 230mm. Hành trình X:
360mm.
Hành trình Y: 500mm. Chống
tâm: 600mm.

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 24


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tốc độ trục chính: 4500RPM. Loại


động cớ trục chính: AC.
Công suất động cơ trục chính: 20/15HP. Trọng
lượng máy: 4800kg.
4.3.3. Máy phay đứng CNC Mitsui Seiki:
Sản xuất: 1995.
Hệ điều hành: Fanuc 16M.
Kích thước: 750x1500.
Tốc độ trục chính: 6000RPM.
Ổ dao: 30

4.3.4. Máy phay CNC đứng Mori Seiki:


Hiệu máy : Mori Seiki.
Chủng loại: Trung tâm gia công. Model:
MV40E.
Năm sản xuất: 1997.
Hệ điều hành: Fanuc 21iMA. Hành
trình:
X=570mm ,Y=420mm ,Z= 470mm. Tốc độ
trục chinh: 8000 RPM.
Số đầu dao: 20.

4.3.5. Máy phay CNC đứng OKK:


Hiệu máy: CNC OKK PCV40II Hệ
điều hành: Fanuc 21M.
Hành trình:

X=410mm ,Y=600mm ,Z= 450mm. Tốc độ


trục chinh: 8000 RPM.

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 25


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4.3.6.Máy phay CNC Makino:


ID#: 111202-01
Model: AGIII NC-85
Năm: 1991.
Hệ điều hành: Fanuc OM. Loại
đầu dao: BT50
4.3.7. Máy phay cơ Sharp:

4.3.8. Máy phay cơ Makino:

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 26


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4.3.9. Máy tiện cơ vạn năng Sharp


2480K:

4.3.10. Máy tiện cơ vạn năng Yamazaki:

Và còn rất nhiều máy móc khác


phục vụ cho quá trình sản xuất.

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 27


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

5. ĐỀ TÀI BÁO CÁO:


Giới thiệu chi tiếc về máy Tiện Vạn Năng.

Máy tiện có nhiều loại, mỗi loại đều có kích thước và cấu tạo khác nhau. Các bộ phận và
chi tiết chủ yếu có thay đổi nhưng nói
chung về tên gọi và tác dụng cơ bản giống
nhau.
Máy tiện vạn năng bao gồm các bộ phận
chủ yếu sau: Thân máy, đầu máy (ụ đứng),
hộp bước tiến, hộp xe dao, bàn dao và ụ
động. Ngoài ra còn có một số bộ phận
khác như: Bộ phận truyền chuyển động
( Đai truyền, cơ cấu đảo chiều, bánh
răng thay thế..), thiết bị điện, thiết bị
bơm nước và làm nguội, trục trơn và

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 28


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

trục vít me.


1. Thân máy
+ Công dụng: để đỡ ụ đứng, ụ động, bàn dao, đồng thời để ụ động và bàn dao di chuyển
và di trượt trên băng máy.
+ Cấu tạo: Do hai khối dọc và gân hợp thành để tăng độ cứng vững cho thân máy. Trên
thân máy có những đường gờ hình tam giác gọi là băng máy (đường dẫn trượt hình sống
trâu). Băng máy được chế tạo rất chính xác và có độ nhẵn cao, cần đảm bảo độ thẳng, độ
phẳng, độ song song vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của chi tiết gia công.
2.Mâm Cặp:
+ Công dụng: Để đỡ trục chính và hộp tốc độ, gá vật gia công nhờ mâm cặp và truyền
chuyển động quay cho vật gia công, thay đổi số vòng quay của vật và truyền chuyển
động quay cho hộp bước tiến.
+ Cấu tạo: Hộp rỗng bằng gang đúc, bên trong có hệ
thống trục, cơ cấu ly hợp, cơ cấu đảo chiều và bánh
răng ăn khớp..Bên ngoài có các tay gạt để thay đổi
tốc độ, chiều quay
Trong hộp: Trục chính là chi tiết chủ yếu và quan
trọng nhất trong đầu máy, trục chíng được chế tạo
bằng thép vì cần có độ chính xác cao, độ cứng vững
và độ chịu tải lớn,
khi làm việc không được di chuyển theo hướng dọc và ngang. Trục chính truyền chuyển
động quay cho vật gia công. Trục chính có lỗ thông suốt để lọt thanh thép dài, lắp và
tháo mũi chống tâm khi cần thiết. Trên trục chính có lắp các bánh răng ăn khớp với các
bánh răng trên trục khác và nhận chuyển động quay từ động cơ. Hai đầu trục chính được
lắp các vòng bi đỡ, chặn. Tâm trục chính song song với băng máy. Nhờ các bậc bánh
răng ăn khớp mà có thể thay đổi được tốc độ quay của trục chính nên người ta gọi ụ
đứng là hộp tốc độ. Trong một số máy
hộp tốc độ được đặt trong bệ máy dưới
thân máy.
3. Hộp bước tiến
GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 29
Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Công dụng: Nhận chuyển động quay từ trục chính truyền đến. Truyền chuyển động
cho trục trơn và trục vít me. Thay đổi tốc độ quay của trục trơn và trục vít me ( tức là
thay đổi trị số bước tiến của dao cắt khi chạy tự động, nếu máy không có hộp bước tiến
thì thay đổi bước tiến của dao bằng cách thay đối bánh răng thay thế a,b,c,d trên trạc đầu
ngựa).
+ Cấu tạo: Võ hộp làm bằng gang đúc, lắp trên thân máy tiện, sát dưới ụ đứng. Bên
ngoài có các cơ cấu điều khiển và bảng chỉ dẫn xác định bước tiến khi tiện trơn, tiện ren
ở các hệ ren khác nhau ( Ren Anh, ren hệ mét, ren modul..). Bên trong có hệ thống trục,
bánh răng, cơ cấu li hợp và một số càng gạt để thay đổi trị số bước tiến ngang dọc.
4. Hộp xe dao:
- Bên trong có hệ thống trục, bánh răng, trục vít, li hợp, cơ cấu đai ốc hai nữa, cơ cấu
bảo hiểm khi quá tải, trục trơn và trục vít me.
+ Công dụng: Nhận chuyển động quay từ hộp bước tiến qua trục trơn và trục vít me biến
chuyển động quay thành chuyển động
tịnh tiến của bàn dao khi tiện trơn, tiện ren và
chuyển động tịnh tiến ngang khi tiện tự
động ngang (Để khoả mặt đầu hoặc cắt
đứt....).
- Giúp người thợ điều khiển cho dao tiến
dọc, ngang bằng tay hoặc tự động. Thông qua
cơ cấu an toàn có thể tự động ngắt các
chuyển động của bàn dao khi quá tải.
+ Cấu tạo: Hộp xe dao lắp ở phía dưới bàn dao gồm có:
- Võ hộp bằng gang, bên ngoài có các tay gạt, tay quay điều khiển bàn dao
tiến dọc, tiến ngang tự động và tiến dọc tiến ngang bằng tay, tay gạt điều chỉnh để tiện
ren.
5.Bàn dao:
+ Công dụng: Dùng để gá dao tiện, thực hiện chuyển động tiến của dao cắt theo các
hướng để cắt gọt vật gia công.
+ Cấu tạo: Bàn dao được dặt trên băng máy gồm 4 bộ phận sau:

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 30


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Bàn dao dọc: Thực hiện chuyển động tịnh tiến dọc, tự động, bằng tay ( di chuyển trên
băng máy ). Nhờ đó dao có dịch chuyển song song với băng máy ( tịnh tiến dọc của dao
cắt ). Phía dưới được gá hộp xe dao, phía trên có mặt trượt hình đuôi én, chế tạo có
hướng vuông góc với băng máy.
- Bàn trượt ngang: thực hiện chuyển động tịnh tiến ngang tự động hoặc bằng tay. Dao
nhận được chuyển động có phương vuông góc với băng máy(Tâm trục chính).Bàn trượt
ngang được đắt trên bàn trượt dọc và dịch chuyển dọc trong mộng đuôi én nhờ có vít me
và đai ốc bàn dao ngang. Vít quay tại chỗ , đai ốc ăn khớp với vít me(đai ốc được lắp
chặt với bàn trượt ngang)di chuyển kéo theo bàn trượt ngang di chuyển. Để điều chỉnh
độ rơ giữa hai mặt trượt đuôi én ta dùng thanh nêm điều chỉnh. Phía trên bàn trượt ngang
gia công rãnh tròn hình chữ T gá mâm quay, trên mặt còn khắc độ từ 0o - 45o về hai
phía.
- Bàn trượt dọc phụ: Được gá trên bàn trượt ngang nhờ có hai bu lông lắp vào rãnh
chữ T. Chúng di chuyển với nhau trong rãnh mang cá (rãnh đuôi én) nhờ trục vít và đai
ốc bàn trượt dọc phụ. Thanh nêm cũng được dùng để điều chỉnh độ rơ giữa hai mặt trượt
của rãnh đuôi én.
- Giá bắt dao: Dùng để gá dao cắt.
6. Ụ động:
+ Công dụng: Dùng để đỡ vật gia công dài và
nặng, gá lắp một số dụng cụ cắt thông qua bạc
côn, đồ gá phụ như: mũi khoan, mũi khoét, ta rô,
bàn ren...
+ Cấu tạo : Gồm 3 bộ phận chính.
- Đế ụ động: Có thể di chuyển dọc trên băng máy hoặc
cố định trên băng máy nhờ cơ cấu kẹp lệch tâm (hoặc
bu lông đai ốc và cơ cấu đòn bẩy) thông qua tấm kẹp.
- Thân ụ động: Lắp trên đế ụ động, có thể di chuyển ngang hoặc cố định trên đế. Bên trong
lắp nòng ụ động,trục vít me đai ốc, tay quay nòng ụ động.
- Nòng ụ động: Chế tạo bằng thép, bên ngoài là hình trụ, được lắp và có thể di chuyển trong lỗ
của thân ụ động. Nòng được chế tạo rãnh then phía dưới ( chống xoay) và rãnh giữ dầu bôi
trơn phía trên.
Bên trong nòng ụ động: Đầu ngoài là lỗ côn để gá mũi nhọn hoặc các đồ gá và dụng cụ cắt.
GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 31
Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần giữa là lỗ hình trụ, phía sau lắp đai ốc ăn khớp với trục vít ren vuông, tay quay nòng ụ
động mang nòng ụ động chuyển động dọc ụ động.
- Nguyên lý làm việc và cách điều chỉnh :
Sau khi nới tay hãm nòng ụ động ta quay tay quay làm cho vít quay tại chỗ, đai ốc ăn khớp
với vít, kéo theo nòng ụ động tịnh tíên ra vào, khi muốn cố định nòng ụ động ta chỉ việc xiết
tay hãm lại.
Muốn tháo mũi nhọn, dụng cụ cắt, đồ gá ra khỏi nòng ụ động ta quay cho nòng ụ động lùi vào
, đầu trục vít sẽ đẩy mũi nhọn hoặc dụng cụ cắt ra khỏi nòng.
Xê dịch ngang ụ động bằng cách nới tay hãm ụ động, dùng clê lục giác vặn vào vít ngang ở
thân sau, thân ụ động sẽ dịch ngang khi tiện côn, còn khi tiện trụ thì điều chỉnh cho vạch trên
thân trùng với vạch không trên đế có nghĩa là tâm ụ động trùng với tâm máy.
• Cách bảo quản: Sau mỗi ca làm việc phải lau chùi máy sạch sẽ, tra dầu vào các bộ phận
chuyển động, không dùng các vật nặng gõ vào các tay gạt.
7. Hộp bánh răng thay thế.
Công dụng: Dùng để thay thế các bánh răng phục vụ trong quá trình tiện tiện các loại ren khác
nhau (ren hệ anh, ren hệ môđun, ren hệ mét...). Đồng thời khi thay các loại bánh tăng khác
nhau thì ta cũng có thể thay đổi được bước tiến của dao.Vỏ hộp bằng kim loại có tác dụng bảo
vệ hệ thống bánh răng bên trong hộp. Bên trong hộp là hệ thống các bánh răng thay thế được
chế tạo bằng thép dụng cụ

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 32


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

.NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ


Trong quá trình thực tập tại công ty với sự hiểu biết của cá nhân, bản thân em rút ra
được một số nhận xét như sau:
Thuận lợi: hoạt động của công ty Viet Empire Castings có những thuận lợi sau:
- Mặt bằng: tương đối rộng với quy mô và cơ cấu tổ chức tương đối chặt chẽ. Hệ
thống cấp nước, hệ thống cấp điện, hệ thống cống rãnh, hệ thống giao thông và thông tin
liên lạc rất tốt phù hợp với việc phát triển công nghiệp, sơ đồ mặt bằng thuận tiện an toàn
và hợp lý.
- Tổ chức - Kinh doanh:
+ Cơ cấu tổ chức đơn giản linh hoạt và đưa ra nhiều hướng đi nhằm đạt được
những mục tiêu và kế hoạch đề ra.
+ Giám đốc thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở đội ngũ nhân viên làm việc sao
cho an toàn và hiệu quả.
+ Hiện nay có rất nhiều công ty trong và ngoài nước đến để hợp tác sản xuất cùng
công ty, bởi vậy việc nâng cao công nghệ và chất lượng, đây có thể coi là biện pháp
tích cực nhằm đưa ra hiệu quả của công ty lên cao nhất để có thể đứng vững trong
nền kinh tế thị trường như hiện nay.
- Nhân sự: Sự bố trí công nhân ở các khu vực hợp lý, đa số các công nhân đều có
tay nghề có thể sử lý những sự cố xảy ra.
- Thiết bị: Luôn luôn được cải tiến và nâng cấp để đáp ứng cho công việc sản xuất
và hợp tác sản xuất.
Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động sản xuất và gia công của công ty vẫn còn tồn tại
một số hạn chế như:
- Ở bộ phận gia công, ngoài lực lượng kỹ sư hiện có, còn thiếu những kỹ sư làm
công tác quản lý và viết chương trình. Điều này ảnh hưởng không ít đến năng suất và tiến
độ hoàn thành sản phẩm. Một khi công ty muốn đẩy nhanh tiến độ làm việc hoặc tăng ca
sản xuất thì việc quản lý và viết chương trình lại đè nặng lên số lượng kỹ sư ít ỏi của bộ
phận gia công, khiến cho chất lượng công việc không cao và không hoàn thành đúng tiến
độ mà giám đốc đề ra.

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 33


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Mặc dù mặt bằng rộng và và sơ đồ mặt bằng hợp lý, nhưng điều kiện làm việc ở
một số bộ phận vẫn chưa đạt tiêu chuẩn thông thoáng, điển hình là xưởng lắp ráp. Xưởng
lắp ráp có mật độ công nhân gần như là cao nhất công ty, nhưng việc bố trí quạt và cửa
trời vẫn còn thiếu, gây cảm giác nóng bức cho công nhân. Điều này có ảnh hưởng không
nhỏ đến năng suất mà công nhân mang lại.
- Vẫn còn một số công nhân chưa tuân thủ an toàn lao động. Khi lắp ráp trên cao,
vẫn tồn tại trường hợp một số công nhân không đội mũ bảo hiểm và thắt dây an toàn khi
lên xe nâng. Khi mài dao và gia công trên một số máy như máy khoan, máy tiện CNC…
một số công nhân vẫn còn mang găng tay len, nguy cơ làm cho găng tay bị cuốn vào máy
là rất có thể xảy ra gây ra những thương tích ngoài ý muốn, thậm chí là mất tay của công
nhân.
- Trong khâu bảo trì, các kỹ sư không update kịp thời các lỗi của máy CNC. Điều
này làm cho việc bảo trì và sửa chữa trở nên chậm chạp hơn.
- Vật tư đôi khi không được cung ứng kịp thời cho khâu sản xuất và bảo trì máy
móc, gây trì trệ trong sản xuất.
Từ những thuận lợi và hạn chế trên, em xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Công ty nên mở rộng diện tích cho xưởng lắp ráp và trang bị thêm quạt gió cũng
như cửa trời cho bộ phận này nhằm tạo sự thoải mái cho công nhân trong lúc làm việc.
- Phải có chế độ đãi ngộ nhân sự một cách hợp lý, nhằm thể hiện sự quan tâm của
công ty đối với đời sống của nhân viên và công nhân, giúp họ có thể cống hiến hết mình vì
công ty.
- Công ty nên coi trọng khâu bồi dưỡng nhân sự như mở các khóa huấn luyện tay
nghề cho công nhân cũng như các khóa học nâng cao trình đọ chuyên môn của kỹ sư về
vận hành, sửa chữa, bảo trì máy móc.
- Cần tăng cường tuyển thêm kỹ sư lành nghề cho bộ phận gia công cơ khí.
- Công ty cần có biện pháp để công nhân tuân thủ các quy định an toàn lao động
như phạt hành chính, trừ lương… nếu phát hiện công nhân nào không tuân thủ an toàn lao
động, kết hợp với các biện pháp tuyên truyền để công nhân tự nguyện tuân thủ.
- Phải có biện pháp đẩy nhanh tiến độ làm việc trong công tác cung cấp vật tư.

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 34


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Để tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt nhằm phục vụ khách hàng và có thể
cạnh tranh với các công ty khác trong cùng lĩnh vực thì công ty phải tăng cường đầu tư
máy móc hiện đại, xây dựng đội ngũ kỹ thuật có trình độ.

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 35


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

KẾT LUẬN
Trong hoàn cảnh đất nước đang trong thời kì hội nhập và phát triển như hiện nay
nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ sở được hình thành và phát triển theo xu hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá để theo kịp sự phát triển thời đại. Do sự cạnh tranh giữa các công
ty, các doanh nghiệp nên đòi hỏi công ty, doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình từ đội ngũ
kỹ thuật đến trang thiết bị, máy móc để tạo chỗ đứng trên thị trường. Sự hình thành và
phát triển của công ty TNHH ĐT PT CN VIỆT EMPIRE CASTINGS đã góp phần thúc
đẩy sự phát triển trong ngành chế tạo máy nói riêng và ngành cơ khí nói chung.
Sau 8 tuần (từ 03/06/2013 đến 21/07/2013) thực tập tại công ty, bản thân em đã thực sự
bước vào môi trường thực tế. Được làm việc trong môi trường năng động và có tính kỷ
luật cao như ở công ty TNHH ĐT PT CN VIỆT EMPIRE CASTINGS thật sự là một vinh
dự và cơ hội lớn cho em. Là sinh viên sau những năm tháng trên ghế giảng đường thì đợt
thực tập này là một cơ hội rất tốt để em cùng các bạn của mình tiếp cận với thực tế và tiếp
cận nghề nghiệp trong tương lai của mình. Riêng em, với mong muốn từ lâu là được vào
làm việc trong một doanh nghiệp sản xuất và trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, em
đã hiểu được công việc của mình trong tương lai sẽ như thế nào. Tại xưởng sản xuất của
công ty em thấy đây là một môi trường làm việc thực thụ, là nơi rất thích hợp để mình vào
thực tập. Vì kinh nghiệm còn non trẻ nên em đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của
mọi người trong công ty, giúp em tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế để có thể tích
luỹ các kinh nghiệm cần thiết.
Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn non trẻ cũng như thời gian
tiếp xúc với doanh nghiệp ngắn nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, chưa thực sự hoàn
chỉnh. Mặt khác trong quá trình thực tập do khả năng nhận diện công việc còn non trẻ, vì
thế em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô nhằm giúp em hoàn chỉnh bài báo cáo
này. Em hy vọng rằng những kiến nghị trên của em sẽ đóng góp một phần nào đó vào sự
phát triển chung của công ty trong thời gian tới.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Bá Khiển đã hướng dẫn tận tình và
có những ý kiến đóng góp quý báu để giúp em hoàn thành bài báo cáo của mình. Bên cạnh
đó, em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị làm việc trong công ty Việt

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 36


Trường ĐHKT CN TP. Hồ Chí Minh Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Empire Castings đã cung cấp cho em những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Em xin
chúc công ty ngày càng phát triển. Chúc các anh chị trong ban lãnh đạo công ty có những ý
kiến, quyết định chính xác để tạo ra sự hài lòng cho khách hàng và tạo niềm tin đối với
nhân viên của công ty. Chúc tất cả các cán bộ, công nhân nhanh chóng nắm bắt được
những kỹ thuật để làm việc tốt hơn. Chúc toàn thể công ty luôn có sức khoẻ tốt, luôn hết
mình trong công việc để có năng xuất làm việc thật cao góp phần đưa công ty ngày càng
phát triển.

GVHD: Th.S Phạ m Bá Khiển SVTT: Nguyễn Quang Tò ng Page 37

You might also like