You are on page 1of 14

SỐC PHẢN VỆ

1. Trình bày được nguyên nhân của sốc phản vệ


2. Trình bày được triệu chứng của sốc phản vệ
3. Trình bày được phương pháp điều trị của sốc
phản vệ
ĐẠI CƯƠNG
n Sốc phản vệ là một cấp cứu có nguy cơ gây
tử vong cao.
n Bệnh nhân cần được cấp cứu ngay tại chỗ,
sau đó vận chuyển bằng xe cấp cứu đến
khoa hồi sức để tiếp tục cấp cứu, hồi sức,
theo dõi để tránh sốc tái phát
ĐẠI CƯƠNG (tt)
Sốc là một tình trạng thiếu O2 tổ chức do nguyên
nhân tuần hoàn, biểu hiện trên LS bằng các DH sau đây:
- Mặt tái, tím các đầu chi, mảng tím trên da, các chi.
- Da lạnh, mũi, các dầu chi lạnh, toát mồ hôi.
- Mạch nhanh, huyết áp hạ và kẹp.
- Nhịp thở nhanh.
- Vô niệu: < 50 ml/ 3 giờ đầu.
- ECG có rối loạn tái cực
ĐỊNH NGHĨA
Sốc phản vệ là một dạng sốc cấp xảy ra khi
cơ thể mẫn cảm tiếp xúc với một kháng nguyên.
Phản ứng qua trung gian của các kháng thể IgE
và liên quan với sự giải phóng của nhiều chất
trung gian từ các tế bào bón và tế bào ưa kiềm.
NGUYÊN NHÂN
- Các thuốc:
+ Kháng sinh nhất là nhóm ß Lactamine
(Penicilline)
+ Các thuốc cản quang có Iod
+ Huyết thanh, vaccine...
- Ong đốt, côn trùng đốt
- Ăn dứa, nhộng, hải sản...
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

TIM MẠCH:
n Trụy tim mạch, tụt huyết áp: HATT giảm từ
20mmHg, HATTr giảm từ 10mmHg so với
trước.
n RL Nhịp: Mạch thường nhanh nhỏ và khó bắt
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (tt)
Da:
n Thường xung huyết đỏ.
n Đầu chi ấm nóng (sốc nóng).
n Da lạnh, toát mồ hôi, có mảng tím (sốc lạnh).
n Phù mặt, mi mắt, môi, lưỡi, họng hoặc đầu chi.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (tt)
Dấu chứng về hô hấp: DC của suy hô hấp cấp
n Cảm giác tức ngực, khó thở.
n Có co thắt phế quản: Tím, khó thở ra, nghe phổi
có ran rít hai bên
n Khó thở thanh quản: Do co thắt hay phù nề TQ.
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG (tt)
n Mày đay và phù Quincke: Thường gặp nhưng không
phải luôn có, đôi khi chúng xuất hiện rất muộn.
n Tiêu hóa: BN thường đau bụng, nôn, buồn nôn và ỉa
chảy, có thể có xuất huyết tiêu hóa.
n Tiết niệu: Cần theo dõi nước tiểu qua sonde là một điều
rất quan trọng để đánh giá tình trạng suy thận cấp.
TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG

- Không cần dựa vào các xét nghiệm để


chẩn đoán xác định vì chỉ cần dựa vào lâm
sàng.
- Trong quá trình điều trị cần ghi ECG
để tìm dấu hiệu TMCT, đo các khí trong
máu để phát hiện tình trạng thiếu O2, toan
máu, tăng CO2 máu.
CHẨN ĐOÁN
n Có tiền sử dị ứng
n Các triệu chứng đầy đủ.
n Cũng có khi cần phải xác định chắc chắn
bằng bằng chứng của kháng thể IgE với các
tác nhân nghi ngờ bằng test da hoặc bằng
test hấp phụ dị ứng phản xạ
ĐIỀU TRỊ
n Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên.
n Đặt BN nằm tại chỗ, đầu thấp chân cao, ủ ấm, theo
dõi HA, mạch 10 - 15 phút / lần.
n Adrenaline là thuốc cơ bản để điều trị sốc phản vệ.
ĐIỀU TRỊ (tt)
Áp dụng thêm những biện pháp sau:
n Xử trí suy hô hấp cấp.
n Thiết lập một đường truyền Adrenaline để duy trì HA.
n Thuốc khác: Methylprednisolone, Hydrocortison…
n Điều trị phối hợp.
ĐIỀU TRỊ (tt)
Theo dõi, phòng ngừa:
- Theo dõi BN ít nhất 24 giờ sau khi HA đã ổn định.
- Cần hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu
sốc phản vệ trước khi dùng.
- Cần chú ý phòng tái phát sốc phản vệ.

You might also like