You are on page 1of 34

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT


----------

BÁO CÁO THỰC TẬP

ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU KHO CẢNG PV GAS VŨNG TÀU
Cán bô ̣ hướng dẫn : Ks. Nguyễn Trọng Nghĩa
Sinh viên thực hiê ̣n : Lý Trường Tùng
Lớp : CTTTK6
MSSV : 1521090069

HÀ NỘI - 2020


LỜI MỞ ĐẦU
Kho cảng PV GAS Vũng Tàu là kho chứa và cảng xuất khí hóa lỏng
(LPG/condensate) lớn nhất Việt Nam, với nhiệm vụ chính là tàng chứa,
xuất/nhập các sản phẩm LPG, condensate của Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố
(từ 1998) và condensate của Nhà máy Xử lý khí Nam Côn Sơn (từ 2003).
Với sức chứa bằng một nửa tổng công suất kho chứa LPG toàn quốc, cung
cấp 60% sản lượng LPG tiêu thụ tại thị trường Việt Nam mỗi năm, Kho
cảng PV GAS Vũng Tàu có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia, cũng như duy trì thị phần kinh doanh LPG trong nước của
PV GAS.
Hằng năm Kho cảng PV GAS Vũng Tàu xuất nhập trung bình cho
trên 1.000 chuyến tàu và khoảng 20.000 xe bồn, sản lượng hàng xuất/nhập
qua kho cảng đóng góp khoảng 60% nhu cầu LPG cho thị trường nội địa
Việt Nam, thực hiện xuất 100% condensate từ Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
và Nam Côn Sơn với khối lượng khoảng 150.000 tấn/năm (đây là hai nhà
máy sản xuất condensate duy nhất hiện nay ở nước ta).
Việc sở hữu và khai thác hiệu quả Kho cảng PV GAS Vũng Tàu,
góp phần quan trọng giúp PV GAS mở rộng thị trường, chủ động trong
kinh doanh và nắm thị phần, tăng khả năng tồn trữ, góp phần đảm bảo an
ninh năng lượng quốc gia, nâng cao vị thế và khẳng định vị trí hàng đầu
của PV GAS trên thị trường kinh doanh LPG Việt Nam.
Trong quá trình làm báo cáo, do thời gian có hạn và những hiểu biết của
em còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong
nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô và ý kiến đóng góp của các bạn để
đồ án của em được hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN...........................................................................................1


1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHÍ VIÊT
̣ NAM....................................................1
1.1.1. Tiềm năng khí Viê ̣t Nam...............................................................................1
1.1.2. Các dự án khai thác và sử dụng khí ở Viê ̣t Nam :.........................................1
1.1.2.1. Bể Cửu Long...........................................................................................1
1.1.2.2. Bể Nam Côn Sơn....................................................................................1
1.1.2.3. Bể PM3-46 Cái Nước..............................................................................1
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KHÍ VIÊ ̣T NAM..................................................2
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển.....................................................................2
CHƯƠNG II TỔNG QUAN KHO CẢNG PV GAS VŨNG TÀU................................3
2.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT...........................................................3
2.2. TỔNG QUAN VỀ KHO CẢNG PV GAS VŨNG TÀU.....................................3
2.2.2. Kết cấu hạ tầng Kho cảng PV Gas Vũng Tàu................................................4
CHƯƠNG III TỔNG QUAN VỀ KHO ĐỊNH ÁP........................................................5
3.1. TỔNG QUAN CÁC THIẾT BỊ CHÍNH..............................................................5
3.1.1. Thiết bị bồn chứa...........................................................................................5
3.1.2. Thiết bị xuất,nhập và hồi hơi.........................................................................5
3.1.3. Bơm xuất sản phẩm.......................................................................................5
3.1.4. Máy nén hơi Bupro........................................................................................6
3.1.5. Trạm nạp Thị Vãi..........................................................................................6
3.2. TỔNG QUAN VỀ TÀNG CHỨA SẢN PHẨM..................................................6
3.2.1 Tàng chứa LPG.............................................................................................6
3.2.2. Tàng chứa Condensate BH............................................................................7
3.2.3. Tàng chứa Condensate NCS..........................................................................7
3.2.4. Đă ̣c tính sản phẩm ở điều kiê ̣n tàng chứa......................................................8
3.3. HÊ ̣ THỐNG CHÍNH CỦA KHO ĐỊNH ÁP........................................................8
3.3.1. Hê ̣ thống bơm xuất sản phẩm........................................................................8
3.3.1.1. Bơm xuất LPG........................................................................................8
3.3.1.2. Bơm xuất condesate BH..........................................................................8
3.3.1.3 Bơm xuất condesate NCS........................................................................9
3.3.2. Hê ̣ thống đo đếm sản phẩm...........................................................................9
3.3.3. Hê ̣ thống đo đếm hồi hơi...............................................................................9
3.3.4. Hê ̣ thống nén hơi Bupro................................................................................9
3.3.5. Hê ̣ thống pha trô ̣n Bupro...............................................................................9
3.4 HÊ ̣ THỐNG PHỤ TRỢ KHO ĐỊNH ÁP............................................................10
3.4.1. Hệ thống khí điều khiển và khí nén.............................................................10
3.4.1.1. Máy nén không khí CMP-101A/B........................................................10
3.4.1.2. Thiết bị làm khô khí AD-101A/B..........................................................10
3.4.2. Hệ thống sản xuất Nitơ................................................................................10
3.4.3. Hệ thống Diesel/Máy phát điện...................................................................10
3.4.4. Hệ thống sản xuất Nitơ................................................................................11
3.4.5. Hệ thống nước cứu hỏa................................................................................11
3.4.6 Hệ thống xử lý nước nhiễm dầu...................................................................11
3.4.7. Hệ thống flare..............................................................................................12
3.4.8. Hệ thống nước sinh hoạt..............................................................................12
CHƯƠNG IV TỔNG QUAN VỀ KHO LẠNH THỊ VẢI...........................................13
Kho chứa LPG lạnh bao gồm thiết bị bồn chứa như sau:......................................13
4.1. HÊ ̣ THỐNG THIẾT BỊ VẬN HÀNH VỚI LPG LẠNH...................................13
4.1.1.Hệ thống nhập LPG lạnh..............................................................................13
4.1.2. Tank chứa LPG lạnh....................................................................................13
4.1.3. Hệ thống xử lý BOG....................................................................................14
4.1.4. Các bơm lạnh...............................................................................................14
4.1.5. Thiết bị gia nhiệt.........................................................................................14
4.2. HÊ ̣ THỐNG, THIẾT BỊ VẬN HÀNH VỚI LPG ĐỊNH ÁP.............................15
4.2.1. Tank chứa LPG định áp...............................................................................15
4.2.2. Bơm suất LPG định áp................................................................................15
4.2.3. Thiết bị đo đếm Metering............................................................................15
4.3. Các hê ̣ thống phụ trợ của kho LPG lạnh Thị Vải...............................................15
4.3.1. Hệ thống vận hành bơm nước sông.............................................................15
4.3.2. Hệ thống nước làm mát...............................................................................16
4.3.3. Hệ thống khí điều khiển..............................................................................17
4.3.3.1. Tổng quan.............................................................................................17
4.3.3.2. Máy nén không khí...............................................................................17
4.3.3.3.Thiết bị làm khô khí...............................................................................17
4.3.4. Hệ thống khí N2...........................................................................................18
4.3.4.1 Tổng quan..............................................................................................18
4.3.4.2. Mô tả chi tết hệ thống............................................................................18
4.3.5. Hê ̣ thống đuốc.............................................................................................18
4.3.6. Hệ thống tạo mùi.........................................................................................19
CHƯƠNG V CÔNG NGHỆ TỒN CHỨA LPG LẠNH TẠI KHO CẢNG PVGAS
VŨNG TÀU................................................................................................................. 19
5.1. CHỮ VIẾT TẮT, KÍ TỰ VÀ DANH SÁCH THIẾT BỊ...................................19
5.2. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ NHẬP, TỒN CHỨA VÀ XUẤT PROPAN LẠNH
CỦA KHO LPG LẠNH...........................................................................................22
Mô tả sơ đồ công nghê ̣ :........................................................................................23
5.3. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ NHẬP, TỒN CHỨA VÀ XUẤT BUTAN LẠNH CỦA
KHO LPG LẠNH.....................................................................................................24
Mô tả sơ đồ công nghê ̣ :........................................................................................25
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA KHO CẢNG....................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................27
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHÍ VIÊT
̣ NAM
1.1.1. Tiềm năng khí Viêṭ Nam
Nước ta có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn và cũng là nơi có
triển vọng dầu khí lớn. Hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở Việt Nam đã
được bắt đầu triển khai ở miền võng Hà Nội và trũng An Châu từ những năm
1960 với sự giúp đỡ của Liên Xô.
Theo Petro VietNam Gas co : Trữ lượng khí của Viê ̣t Nam phân bố
trên toàn lãnh thổ nhưng chủ yếu ở các bể Nam Côn Sơn, Sông Hồng,
Mekong, Malay-Thổ Chu.Cho đến nay Viê ̣t Nam đang khai thác 6 mỏ dầu
và 1 mỏ khí, hình thành 4 cụm khai thác dầu khí quan trọng.
1.1.2. Các dự án khai thác và sử dụng khí ở Viêṭ Nam :
1.1.2.1. Bể Cửu Long
Bắt đầu đi vào hoạt đô ̣ng từ năm 1995, với mục đích thu gom khí
đồng hành từ bồn trũng Cửu Long. Khí thu gom từ mỏ Bạch Hổ, qua giàn
nén CCP, đưa vào đường ống dẫn vào bờ cấp khí nhanh cho nhà máy điê ̣n Bà
Rịa.
Hoàn thành đường ống Rạch Đông-Bạch Hổ , bổ sung nguồn khí từ
mỏ Rạng Đông vào các hê ̣ thống khí Cửu Long với công suất thiết kế 4,5
triê ̣u m3/ngày
Năm 2008, bổ sung thêm khí từ các mỏ Phương Đông và Cá Ngừ
Vàng.
Năm 2009, hoàn thành và đưa vào vận hành đường ống thu gom khí
từ các mỏ Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng với công suất thiết kế 4,5 triệu m3/ngày.
1.1.2.2. Bể Nam Côn Sơn
Hệ thống đường ống dẫn khí từ mỏ Lan Tây/Lan Đỏ (Lô 06.1) và mỏ
Rồng Đôi/Rồng Đôi Tây (Lô 11.2) đến trạm xử lý khí Dinh Cố: Công suất
thiết kế 20 triê ̣u m3/ngày, cung cấp khí cho các hô ̣ tiêu thụ tại các khu công
nghiê ̣p Phú Mỹ, Nhơn Trạch, …
1.1.2.3. Bể PM3-46 Cái Nước
Dự án đường ống dẫn khí PM3-Cà Mau là một phần của dự án cụm
Khí-Điê ̣n-Đạm cung cấp khí thiên nhiên làm nhiên liê ̣u cho các Nhà mày
điê ̣n và Nhà máy đạm Cà Mau, được thiết kết với công suất 2 tỷ m3/năm .

1
Khí được cung cấp cho các hộ tiêu thụ là Nhà máy điện Cà Mau 1,
Nhà máy điện Cà Mau 2 và Nhà máy đạm Cà Mau. Sản lượng điện của 2 nhà
máy điện sẽ chiếm 8% sản lượng điện quốc gia và sản lượng đạm sẽ đáp ứng
30% nhu cầu đạm quốc gia.
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KHÍ VIÊT
̣ NAM
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tháng 05/1995, PV Gas hoàn thành hệ thống đường ống dẫn khí Bạch
Hổ - Bà Rịa, giai đoạn đưa nhanh khí vào bờ của dự án khí Bạch Hổ, chấm
dứt việc đốt bỏ ngoài khơi khí đồng hành của mỏ Bạch Hổ, cung cấp khí cho
nhà máy điện Bà Rịa với công suất 1 triệu m3 khí/ngày.
Tháng 10/1999, PV Gas đưa vào vận hành Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
và Kho Cảng Thị vải, đánh dấu việc hoàn thành toàn bộ dự án khí Bạch Hổ.
Từ đây, ngoài khí khô cấp cho các nhà máy điện tại Bà Rịa và Phú Mỹ, PV
Gas bắt đầu cung cấp các sản phẩm lỏng (LPG và condensate) cho thị trường
nội địa.
Tháng 11/2001, PV Gas hoàn thành đường ống dẫn khí Rạng Đông –
Bạch Hổ. Khí đồng hành từ Rạng Đông được thu gom và đưa vào bờ cùng
với khí Bạch Hổ.
Tháng 5/2007 dòng khí thương mại từ mỏ PM3 – CAA được đưa vào
bờ cung cấp cho Nhà máy điện Cà Mau 1, thuộc khu công nghiệp Khánh An,
tỉnh Cà Mau. Đây là công trình quan trọng của cụm Dự án Khí – Điện – Đạm,
góp phần phát triển kinh tế cho tỉnh Cà Mau và khu vực đồng bằng sông Cửu
Long.
Ngày 18/7/2007, Tổng công ty khí Việt Nam được thành lập trên cơ sở
tổ chức lại công ty TNHH một thành viên chế biến và kinh doanh sản phẩm
khí và một số đơn vị kinh doanh khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Hiện nay, PVGAS đã trở thành một công ty vững mạnh với đội ngũ
nhân viên đông đảo – 1050 nhân viên. Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí khô,
LPG và condensate cho thị trường Việt Nam.
1.2.2. Giới thiêụ chung về công ty
Tổng Công ty Khí Viê ̣t Nam-CTCP là đơn vị thành viên thuô ̣c Tâ ̣p
Đoàn Dầu Khí Quốc gia Viê ̣t Nam , hoạt đô ̣ng trên các lĩnh vực thu gom ,
vâ ̣n chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối và kinh doanh các sản phẩm khí
trên phạm vi toàn quốc và mở rô ̣ng ra thị trường quốc tế.
Tên công ty : Tổng Công ty Khí Viê ̣t Nam – Công ty Cổ phần
Tên viết tắt : PV Gas
Trụ sở chính: 101 Lê Lợi, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Viê ̣t Nam

2
Tel: +84 (64) 832628
Fax: +84 (64) 838638
Web: www.pvgas.com.v

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN KHO CẢNG PV GAS VŨNG TÀU
2.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BH: Bạch Hổ
BOG: Boil Off Gas
Bupro: Hỗn hợp Butan-Propan
CPP: Nhà máy chế biến Condensate
CPP: Nhà máy chế biến Condensate
ESD: Emergency Shutdown
FV: Flow Valve
HV: Hand Valve
KCTV: Kho cảng PV Gas Vũng Tàu
LBV : Trạm van cô lâ ̣p
LCP: Local Control Panel
LDA: Loading Arm
LOP: Local Operation Panel
LPG : Khí dầu mỏ hóa lỏng
MF: Chế đô ̣ vâ ̣n hành tổi thiểu
MCR: Main Control Room
NCS: Nam Côn Sơn
PMPC: Nhà máy nhựa và hóa chất Phú Mỹ
PST: Pressurized Storage Tank
RST: Refrigerated Storage Tank
SDV: Shutdown Valve
TK: Tank
UCP: Unit Control Panel
VRA: Vapor Return Arm
2.2. TỔNG QUAN VỀ KHO CẢNG PV GAS VŨNG TÀU
2.2.1. Lịch sử hình thành, phát triển, chức năng và nhiêm
̣ vụ Kho cảng PV Gas
Vũng Tàu
Kho cảng Thị Vải (KCTV), tên thường gọi của Kho cảng PVGAS
Vũng Tàu là một mắt xích không thể thiếu, hoạt động liên tục trong dây
chuyền khí Bạch Hổ, Nam Côn Sơn, với sức chứa tương đương 50% tổng

3
công suất kho chứa LPG cả nước, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ
đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia và bình ổn thị trường LPG trong
nước.
Kho cảng PV GAS Vũng Tàu nằm trên địa bàn xã Tân Phước, huyện
Tân Thành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, được vận hành từ năm 2000, là kho
chứa khí hóa lỏng (LPG), xăng nhẹ (condensate) lớn nhất Việt Nam, có
nhiệm vụ chính là tàng chứa, xuất/nhập các sản phẩm LPG, condensate của
Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố; condensate của Nhà máy khí Nam Côn Sơn và
nguồn LPG nhập khẩu cho các tàu và xe bồn, vận chuyển đến các hộ tiêu
thụ. Ngoài ra, Kho cảng PV GAS Vũng Tàu còn thực hiện các dịch vụ nhập
hóa chất VCM cho Công ty Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ (AGC Chemicals
Viet Nam); Xuất/nhập sản phẩm xăng, dầu cho Công ty PV Oil Phú Mỹ.
Hiện tại Kho cảng PV GAS Vũng Tàu trực thuộc Công ty Chế biến
Khí Vũng Tàu (KVT) – đơn vị thành viên của PV GAS. KCTV quản lý và
vận hành các hạng mục: Kho định áp (LPG và condensate bể Cửu
Long/Nam Côn Sơn); Kho LPG lạnh nhập khẩu từ nước ngoài; Kho LPG
Gò Dầu (tại Đồng Nai) và các thiết bị phụ trợ; Trạm nạp LPG xe bồn Thị
Vải; Cầu cảng xuất nhập sản phẩm bằng tàu với tải trọng lên tới 60.000
DWT (tấn); Đặc biệt là hệ thống kho chứa LPG sức chứa 75.000 tấn (chiếm
khoảng 50% tổng công suất kho chứa LPG tại Việt Nam).
2.2.2. Kết cấu hạ tầng Kho cảng PV Gas Vũng Tàu
Hệ thống kho chứa tại KCTV sản phẩm bao gồm 33 bồn chứa LPG,
2 bồn chứa condensate BH và 2 bồn chứa condensate NCS. Bên cạnh đó,
KCTV còn được trang bị các bơm xuất sản phẩm riêng biệt, các cần xuất, hệ
thống đo đếm phục vụ cho việc xuất sản phẩm xuống tàu. Để đáp ứng nhu
cầu đa dạng của thị trường, KCTV được trang bị một thiết bị trộn để sản
xuất bupro thương phẩm từ propan và butan theo tỷ lệ khối lượng tương
ứng là 50:50, 30:70, 40:60. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh
KCTV cũng đã thực hiện đấu nối công nghệ và lắp đặt thêm một số thiết bị
khác phục vụ cho việc xuất, nhập các sản phẩm cho các nhà máy lân cận:
Hệ thống xuất/nhập sản phẩm xăng, reformate cho nhà máy chế biến
condensate (CPP)
Hệ thống nhập nguyên liệu Vinyl Chloride Monomercho nhà máy
nhựa và hóa chất Phú Mỹ .
Để phục vụ cho quá trình xuất, nhập sản phẩm lỏng, kho cảng có 2
cầu cảng được trang bị cần xuất :
Cầu cảng số 1 ( Jetty 1 ) : Có đô ̣ sâu là 14m và 4 Cell Fender. Có khả
năng tiếp nhâ ̣n tàu từ 2000 DWT đến 20000 DWT và được trang bị các cần

4
xuất để phục vụ cho công tác xuất/nhâ ̣p sản phẩm LPG, condensate, xăng và
nhâ ̣p VCM.
Cầu cảng số 2 ( Jetty 2 ) : Có khả năng tiếp nhâ ̣n tàu từ 500 DWT
đến 2000 DWT và được trang bị các cần xuất để phục vụ cho công tác
xuất/nhâ ̣p sản phẩm LPG.

CHƯƠNG III
TỔNG QUAN VỀ KHO ĐỊNH ÁP
Kho cảng PV GAS Vũng Tàu nằm trên địa bàn xã Tân Phước, huyện
Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được vận hành từ năm 2000, là kho
chứa khí hóa lỏng (LPG), xăng nhẹ (condensate) lớn nhất Việt Nam, có
nhiệm vụ chính là tàng chứa, xuất/ nhập các sản phẩm LPG, condensate của
Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố; Condensate của Nhà máy khí Nam Côn Sơn
và nguồn LPG nhập khẩu cho các tàu và xe bồn, vận chuyển đến các hộ tiêu
thụ.
3.1. TỔNG QUAN CÁC THIẾT BỊ CHÍNH
3.1.1. Thiết bị bồn chứa
- Bồn chứa propan-18 bồn: SV-101A-F, SV-102A-F, SV-103A-F
- Bồn chứa butan-13 bồn: SV-104D-F, SV-105A-F, SV-103A-C
- Bồn chứa off-spec 2 bồn : SV-107A/B
- Bồn chứa condensate BH-2 bồn: TK-101A/B
- Bồn chứa condensate NCS-2 bồn:TK-110A/B
3.1.2. Thiết bị xuất,nhập và hồi hơi
- Cầu cảng số 1
 LDA-101: xuất,nhập propane
 LDA-102: xuất nhập butane
 LDA-105: xuất nhập condensate,xăng,dầu
 MLAZ-3101: nhập,hồi hơi VCM cho nhà máy Phú Mỹ
 VRA-101: hồi hơi propane
 VRA-102: hồi hơi butane
 LDA 0201/0301 và VRA 0201/0301
- Cầu cảng số 2
 LDA-103: xuất propane
 VRA-103: hồi hơi propane

5
 LDA-104: xuất butane
 VRA-104: hồi hơi butane
3.1.3. Bơm xuất sản phẩm
- Bơm xuất propane P-101A-C (A/B/C)
- Bơm xuất butane P-102A-C (A/B/C)
- Bơm xuất condensate BHP-103(A/B/C)
- Bơm xuất condensate NCS P-103A/B
- Bơm xuất off-spec P-108A/B
3.1.4. Máy nén hơi Bupro
Máy nén hơi bupro : CMP-102A ( 1 vâ ̣n hành, 1 dự phòng )
3.1.5. Trạm nạp Thị Vãi
- Sức chứa: 100 tấn
- Công suất: 40 m3 x3/giờ và 920 tấn/ngày
- Thiết bị chính : 2 bồn LPG (SV-107A/B) và 3 cần xuất
- Thị trường : trong nước và xuất khẩu
3.2. TỔNG QUAN VỀ TÀNG CHỨA SẢN PHẨM
3.2.1 Tàng chứa LPG
Thông số bồn chứa LPG
- Dung tích làm việc mỗi bồn: 422m3
- Kích thước mỗi bồn: 4,2m đường kính x 34m chiều dài
- Dạng bồn chứa hình trụ nằm ngang phủ cát bao quanh
- Áp suất thiết kế: 17,25kg/cm2g
- Nhiệt độ thiết kế: -45oC/100oC
- Tiêu chuẩn thiết kế: ASME section VIII Div.1
- Vật liệu chế tạo: SA-516Gr.70 thử va đập ở -46oC
- Yêu cầu kiểm tra mối hàn bằng tia X: Có
- Yêu cầu xử lí mối hàn bằng nhiệt: Có
KCTV được lắp đặt 33 bồn trụ nằm ngang để chứa LPG (propan,
butan, bupro); trong đó bao gồm 18 bồn được dùng để tàng chứa propan, 13
bồn được dùng để chứa butan và 2 bồn còn lại chứa Off-spec. Các bồn này
được chia thành 6 cụm bồn, mỗi cụm tối đa 6 bồn.
- Cụm bồn thứ nhất: chứa propan – gồm 6 bồn SV-101
A/B/C/D/E/F
- Cụm bồn thứ hai: chứa propan – gồm 6 bồn SV – 102
A/B/C/D/E/F
- Cụm bồn thứ ba: chứa propan – gồm 6 bồn SV – 103

6
A/B/C/D/E/F
- Cụm bồn thứ tư: chứa butan – gồm 4 bồn SV-104 A/B/C/D
- Cụm thứ năm: chứa butan – gồm 6 bồn SV-105 A/B/C/D/E/F
- Cụm thứ sáu: chứa butan – gồm 3 bồn SV-106 A/B/C chứa Off-
spec bupro – gồm 2 bồn SV-107 A/B
Tuy nhiên do tất cả các bồn chứa được thiết kế để tồn chứa propan và
được nối kết với nhau nên bất kì cụm bồn nào cũng có thể được sử dụng để
chứa propan, butan, bupro trừ 2 bồn offspec.
Với mục đích quản lý lượng sản phẩm lỏng và kiểm soát rò rỉ của hệ
thống đường ống từ GPP đến KCTV, trên mỗi đường ống tại đầu vào của
cảng được lắp đặt hệ thống đo lưu lượng loại Coriolis (FT-1011 - đường
propan, FT-1012-đường butan).
LPG được nhập vào các bồn chứa qua hệ thống tuyển ống nhập. Trên
tuyến ống nhập có lắp đặt các van tay và van điều khiển tại đầu mỗi cụm bồn
và tại mỗi bồn. Đường ống nhập sản phẩm vào từng bồn có kích thước 3in và
được đấu nối vào phía trên đỉnh bồn. Đường ống xuất có kích thước 8in và
được đấu nối vào phía đáy bồn.
Trên mỗi bồn chứa có cài đặt tín hiệu cảnh báo mức cao (HAH – High
Alarm High) khi mức chất lỏng lên đến 81,4% đường kính bồn. Tín hiệu này
sẽ kích hoạt để đóng van điều khiển trên đường nhập sản phẩm vào bồn.

Ngoài ra, khi mức chất lỏng trong bất kì bồn chứa của cụm bồn nào
dâng cao tới mức 82,6% đường kính bồn (3470mm), công tắc mức quá cao
(HHLS-High High Level Switch) sẽ kích hoạt để đóng vai điều khiển trên
đường ống nhập của cụm để ngừng nhập sản phẩm vào toàn bộ các bồn
trong cụm.
Trên mỗi bồn chứa có 1 công tắc mức thấp (LLS – Low level switch),
công tắc kích hoạt sẽ gây ra dừng hoạt động các bơm xuất propan, butan
,bupro tương ứng.
Khi bồn chứa được nhập quá đầy, phần lỏng dư sẽ được xả ra đuốc thông qua 2 van an
toàn( dạng modulating type pilot ) được lắp trên mỗi bồn chứa. Mỗi van an toàn được
thiết kế đủ để xả 100% công suất bồn chứa, do đó có thể để 1 van ở trạng thái dự
phòng.
Mỗi cụm bồn chứa có 1 nút dừng khẩn cấp được lắp đặt tại tủ điều
khiển của cụm bồn. Trong trường hợp khẩn cấp, vận hành viên nhấn nút này
để đóng toàn bộ các van đầu vào và đầu ra của các bồn chứa thuộc cụm bồn
đó.
3.2.2. Tàng chứa Condensate BH

7
- Tổng số bồn chứa : 2
- Dung tích làm việc ( mỗi bồn ) : 6500 m3
- Kích thước mỗi bồn : 24m đường kính x 18,5 chiều cao Dạng bồn
chứa: Mái côn ( với phao nổi bên trong)
- Áp suất thiết kế : Áp suất khí quyển + áp suất thủy tinh cột chất lỏng
lên đến 15175mm
- Nhiệt độ thiết kế : 100oC
- Tiêu chuẩn thiết kế : API-650(App.H) Vật liệu chế tạo : SA-283
Gr.C
- Tốc độ gió tối đa theo thiết kế : 40m/s
3.2.3. Tàng chứa Condensate NCS
- Tổng số bồn chứa : 2
- Dung tích làm việc ( mỗi bồn) : 16500 m3
- Kích thước mỗi bồn : 37,5 m đường kính x 18,5m chiều cao Dạng
bồn chứa : Mái côn ( với 1 phao nổi bên trong )
- Áp suất thiết kế : Áp suất khí quyển + áp suất thủy tinh cột chất lỏng
lên đến 15.990mm
- Nhiệt độ thiết kế : 70oC
- Tiêu chuẩn thiết kế : API-650(App.H) Vật liệu chế tạo : SA-36
- Tốc độ gió tối đa theo thiết kế : 40m/s
3.2.4. Đă ̣c tính sản phẩm ở điều kiêṇ tàng chứa
Sản phẩm Áp suất Nhiệt độ Tỷ trọng Độ nhớt TVP
Kg/cm2g oC Kg/cm2 cP kg/cm2a
Propane 13,1 36 474 0,09 13,1
Butane 4,0 36 561 0,15 4,0
Condesate Khí quyển 36 650 0,28 0,71
BH
Condesate Khí quyển 50 699,27 0,4109 0,75
NCS
Bảng 3.2.4: Đă ̣c tính sản phẩm tàng chứa
3.3. HỆ THỐNG CHÍNH CỦA KHO ĐỊNH ÁP
3.3.1. Hê ̣ thống bơm xuất sản phẩm
Sản phẩm lỏng Bạch Hổ: Mỗi loại sản phẩm (propane , butane và
condesate) có ba bơm xuất với tổng lưu lượng lên tới 750m3/h , công suất của
mỗi bơm là 250 m3/h.Hai bơm suất condesate NCS vơi công suất của mỗi
bơm là 500 m3/h
3.3.1.1. Bơm xuất LPG

8
- Số lượng : 3 bơm xuất propan P-101 A/B/C - 3 bơm xuất butan P-
102 A/B/C
2 bơm xuất offspec bupro P-108 A/B
- Công suất mỗi bơm: 250 m3/h
- Phạm vi hoạt động: 25-110% công suất
- Loại bơm: Bơm li tâm nhiều cấp trục đứng
- Tiêu chuẩn chế tạo : API-610
- Phớt làm kín: Mechanical Tandem
- Vật liệt chế tạo: API-610 loại S-1 hoặc chất lương cao hơn
3.3.1.2. Bơm xuất condesate BH
- Số bơm xuất condesate : 3 bơm xuất condesate P-103 A/B/C
- Công suất mỗi bơm : 250 m3/h
- Phạm vi hoat động: 25-110% công suất
- Loại bơm : Bơm li tâm trục ngang
- Tiêu chuẩn chế tạo: API-610
- Phớt làm kín: Mechanical Tandem
- Vật liệu chế tạo : API-610 loại S-1 hoặc chất lượng cao hơn
3.3.1.3 Bơm xuất condesate NCS
- Số bơm xuất condesate : 2 bơm xuất condesate NCS P-130 A/B
- Công suất mỗi bơm : 500m3/h
- Phạm vi hoạt động : 25-110% công suất Loại bơm : Bơm li tâm trục
ngang
- Tiêu chuẩn chế tạo: API-610
- Phớt làm kín: Mechanical Tandem
- Vật liệu chế tạo : API-610 loại S-1 hoặc chất lượng cao hơn
3.3.2. Hê ̣ thống đo đếm sản phẩm
Hê ̣ thống đo đếm sản phẩm của KCTV bao gồm 2 cụm :
- Các thiết bị đo đếm ( Metering skids )
- Thiết bị căn chỉnh ( Meter prover skid )
Có tất cả 12 thiết bị đo đếm , trong đó 5 thiết bị dùng để đo đếm sản
phẩm lỏng từ nhà máy chế biến khí Dinh Cố, nhà máy chế biến khí NCS và 7
thiết bị dùng để đo đếm sản phẩm xuất ra cầu cảng số 1 và số 2.
Trong quá trình xuất sản phẩm xuống tàu hoă ̣c sang nhà máy chế biến
condensate, 5 trong số 7 đồng hồ đo được dành cho cầu cảng số 1 và 2 đồng
hồ dùng cho cầu cảng số 2 .
3.3.3. Hê ̣ thống đo đếm hồi hơi

9
Tổng cô ̣ng có 4 đồng hồ đo lưu lượng khối lượng kiểu corioliss nằm
trên bốn đường hồi hơi, hai đường cho mỗi cầu cảng. Trong quá trình xuất
các sản phẩm xuống tàu, hơi trong bồn chứa của tàu dần dần được thay thế
bằng sản phẩm lỏng. Hơi được hồi trở lại kho chứa thông qua đường hồi hơi.
Nếu thành phần hồi hơi là nguyên chất thì có thể được dẫn trực tiếp về các
bồn chứa. Nếu thành phần hồi hơi là Bupro không có tạp chất được nén,
ngưng tụ, sau đó dẫn về bồn chứa Bupro không đạt tiêu chuẩn SV-107A/B.
Ngược lại, nếu xác định trong thành phần hồi hơi nồng đô ̣ H2S, CO2, NO2 hay
hơi ấm cao hơn mức đô ̣ cho phép, hơi sẽ được xả ra đuốc.
3.3.4. Hê ̣ thống nén hơi Bupro
Máy nén CMP-102A/B được dùng để :
- Thu hồi bupro trong suất quá trình xuất bupro
- Làm sạch sản phẩm để bảo dưỡng các bồn chứa
- Làm sạch sản phẩm trong đường ống xuất
3.3.5. Hê ̣ thống pha trô ̣n Bupro
Kho cảng có thể tồn trữ sản phẩm Propan và Butan riêng biê ̣t nhưng thường hòa
trô ̣n LPG với tỷ lê ̣ khối lượng Propan và Butan khác nhau với tỉ lệ khối lượng khác
nhau ( 50:50/40:60/30:70 ) để đáp ứng nhu cầu của khác hàng.Tỉ lệ pha trộn propan và
butan được điều khiển bởi AIC ( Analyser Indicating Controller ), RIC( Ratio
Indicating Controller ), FRC ( Flow Recording Controller )
Việc pha trộn được thực hiện qua các thiết bị van như sau: van FCV-
2201, van FCV-2202,van FCV-2203,van FCV- 2204, máy nén CMP 120A để
hồi hơi quay lại bồn SV-108 và đưa lại một trong hai bồn bupro không đạt
tiêu chuẩn là SV-107A/B.
3.4 HỆ THỐNG PHỤ TRỢ KHO ĐỊNH ÁP
3.4.1. Hệ thống khí điều khiển và khí nén
3.4.1.1. Máy nén không khí CMP-101A/B
Hai máy nén không khí CMP-101A/B (01 làm việc, 01 dự phòng) với
công suất mỗi máy là 725 m3/h được sử dụng để cung cấp khí nén, khí điều
khiển, khí cho sản xuất Nitơ. Cả 02 máy nén chỉ hoạt động cùng lúc khi cần
một lượng lớn Nitơ để làm sạch đường ống và thiết bị, cung cấp cho CPP.
Ngoài ra, KCTV còn có một máy nén di động dự phòng chạy bằng dầu D.O
được nối với hệ thống khí thông quá một đầu chờ trong trường hợp cả hai
máy nén CMP-101A/B không hoạt động được.
Máy nén khí CMP-101A/B thuộc loại máy nén 2 cấp bao gồm hệ thống làm mát bằng
nước (làm mát cấp đầu và cấp cuối) được sử dụng sau mỗi cấp để làm giảm nhiệt độ

10
không khí bị nén.
3.4.1.2. Thiết bị làm khô khí AD-101A/B
Thiết bị làm khô khí AD-101A/B có công suất 1489 m3/h được lắp đặt
ngay sau máy nén không khí. Thiết bị làm khô khí bao gồm 02 tháp bên trong
chứa chất làm khô có thế tái sinh, thiết bị lọc đầu vào và lọc đầu ra.
Không khí qua 02 thiết bị lọc đầu vào trước khi vào tháp, tại đây các hạt bụi rắn và hạt
lỏng có mật độ dày sẽ được giữ lại. Bộ lọc đầu ra sễ tách các hạt dầu và bảo vệ cho lớp
chất làm khô không bị nhiễm bẩn.
3.4.2. Hệ thống sản xuất Nitơ
Hệ thống PSA sản xuất Nitơ có công suất 400 m3/h (đầu ra) được lắp
đặt sau hệ thống làm khô khí để sản xuất Nitơ đáp ứng nhu cầu sử dụng của
Cảng. Hệ thống PSA gồm có hai bình hấp phụ được nhồi chất hấp phụ là hạt
cacbon với kích thước mao quản rất nhỏ (CMS-Carbon molacular sieve), một
bộ giảm thanh cho giải hấp phụ, bộ lọc đầu ra, bộ điều chỉnh chênh áp, van
điều khiển sản phẩm, bình chứa Nitơ, van đầu ra và van thông hơi, thiết bị
phân tích thành phần Oxy, tủ điều khiển.
3.4.3. Hệ thống Diesel/Máy phát điện
Dầu diesel được sử dụng cho bơm nước cứu hỏa và máy phát điện.
Dầu được chứa trong 3 thùng cấp dầu hàng ngày FDT-101/102/103 và 01 bồn
chứ UV-108. FDT-102 và FDT-102 có dung tích là 2500 L được sử dụng
riêng cho từng động cơ của máy phát điện diesel DG-101, DG-102. FDT-103
được sử dụng cho bơm nước cứu hỏa P-105. Dung tích bồn chứa UV-108 là
60 m3. Bơm P-113A/B được sử dụng cho việc bơm dầu diesel từ xe bồn vào
UV-108 và từ bồn UV-108 sang các thùng cấp dầu hàng ngày.
3.4.4. Hệ thống sản xuất Nitơ
Hệ thống PSA sản xuất Nitơ có công suất 400 m3/h (đầu ra) được lắp
đặt sau hệ thống làm khô khí để sản xuất Nitơ đáp ứng nhu cầu sử dụng của
Cảng. Hệ thống PSA gồm có hai bình hấp phụ được nhồi chất hấp phụ là hạt
cacbon với kích thước mao quản rất nhỏ (CMS-Carbon molacular sieve), một
bộ giảm thanh cho giải hấp phụ, bộ lọc đầu ra, bộ điều chỉnh chênh áp, van
điều khiển sản phẩm, bình chứa Nitơ, van đầu ra và van thông hơi, thiết bị
phân tích thành phần Oxy, tủ điều khiển.CMS hấp thụ Oxy trong khi nén,
dòng sản phẩm đầu ra chính là Nitơ tinh khiết. Không khí đi tới một bình hấp
phụ để sản xuất Nitơ thì bình kia chuyển sang chế độ tái sinh. Mỗi bình luân
chuyển ở chế độ làm việc và chế độ tái sainh bảo đảm cung cấp Nitơ liên tục.
3.4.5. Hệ thống nước cứu hỏa
Hệ thống nước cứu hỏa của KCTV gồm hai bồn chứa với dung tích

11
1450 m3 mỗi bồn. Toàn bộ khu vực kho chứa, khu vực bồn NCS và cầu cảng
được trang bị hệ thống mạng lưới ống dẫn nước cứu hỏa. Ngoài ra còn có hệ
thống van phun tràn tự động/đầu phun cố định và xoay, các tháp phun nước
cứu hỏa cũng được lắp đặt ở các vị trí khác nhau. Khu vực condensate và
Jetty được lắp đặt hệ thống tạo bọt. Riêng khu vực Jetty còn có hệ thống tạo
màng ngăn giữa cầu cảng và tàu trong trường hợp tàu bị hỏa hoạn.
Các bơm bù áp P-104A/B (1 vận hành, 1 dự phòng) có công suất 22
m3/h mỗi bơm chạy liên tục và giữ ổn định áp suất của nguồn nước cứu hỏa.
Hai bơm nước cứu hỏa P-105 và P-106 công suất 750 m3/h mỗi bơm được
trang bị cùng với các bơm bù áp, bơm P-105 chạy bằng điện còn bơm P-106
chạy bằng diesel.
3.4.6 Hệ thống xử lý nước nhiễm dầu
Nước nhiễm dầu bao gồm:
- Nước mưa từ các bồn chứa condensate (TK-101A/B, TK-
110A/B) và các khu vực lân cận
- Nước thải từ các bồn chứa condensate, bồn chứa diesel (UV-
108), thiết bị và đường ống
- Nước sau khi phun cứu hỏa
ETP tách các cấu tử này bằng phương pháp cơ học. ETP gồm các thiết
bị
- Bồn chứa nước thải nhiễm dầu UV-115
- Bơm ngầm P-115A/B/C
- Bồn phân tách (bộ phận phân tách dầu theo phương pháp lắng
trọng lực - API) UV-116A/B
- Bồn chứa các lớp lọc hấp phụ UV-118A/B
- Bồn phân lớp UV-117
Nước nhiễm dầu từ hệ thống thu gom được chuyển về bồn UV-115.
Sau đó được 3 bơm ngầm P-115A/B/C sẽ bơm nước nhiễm dầu đến bồn tách
dầu theo phương pháp trọng lực API UV-116. Tại UV-116, các chất vô cơ sẽ
lắng dưới dạng cặn bùn, dầu sẽ nổi lên trên mặt nước. Đáy bồn phân tách có
một đĩa bê tông đã gia cố, đĩa này giữ hầu hết dầu ở trong bồn phân tách. Dầu
đã được thu gom sẽ được chuyển sang bồn lắng dầu UV-117. Sau khi ra khỏi
bồn phân tách, nước lẫn dầu sẽ được đưa sang bồn lọc hấp phụ UV-118A/B.
3.4.7. Hệ thống flare
Hệ thống flare gồm có 02 đuốc, một cho lưu lượng rất thấp và một
cho lưu lượng cao hơn. Hệ thống flare phân cấp, ở cấp đầu dùng cho lưu
lượng thấp, đầu đốt hỗ trợ kiểu LRGO được sử dụng để trieetk giảm khói do

12
lưu lượng thấp. Ở cấp thứ hai, sử dụng loại flare phụ trợ thường, do lưu lượng
cao nên không cần quan tâm tới khói.
Ngoài các cột đuốc, hệ thống flare còn bao gồm bình tách lỏng KOD
V-164, bình khí mồi UV-109 (sử dụng khí mồi là LPG), cụm đánh lửa
(AMFG).
3.4.8. Hệ thống nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt của KCTV được cung cấp qua đường ống chính của
thành phố. Tuy vậy bồn chứa UV-106 với dung tích 38,5 m3 và hai bơm P-
127A/B (một làm việc, một dự phòng) có công suất 5 m3/h được lắp đặt để dự
trữ và duy trì nước sinh hoạt trong các trường hợp nguồn nước chính của
thành phố bị mất. Một đường hồi lưu của bơm với đĩa điều chỉnh lưu lượng
(RO-6301) được trang bị để khống chế tiêu thụ khách hàng cuối cùng. RO-
6301 thiết kế với lưu lượng 2 m3/h.
3.4.9 Hê ̣ thống camera – thẻ từ
Được lắp đặt tại KCTV để kiểm soát các hoạt động vào ra khu vực KCTV nhằm
nâng cao mức độ an ninh an toàn cho kho cảng. Mọi hoạt động vào ra kho cảng có thể
kiểm soát qua hệ thống camera từ phòng điều khiển trung tâm, trên mạng internet, tại
phòng điều khiển, từ phòng bảo vệ và qua hệ thống lưu trữ tại máy tính.
3.4.10 Hệ thống còi – đèn cảnh báo hang hải
Hệ thống còi – đèn được lắp đặt tại 2 đầu cầu cảng phía thượng lưu và hạ lưu.
Tại mối đầu cầu cảng được lắp đặt 1 còi và 1 đèn pha công suất lớn có khả năng cảnh
báo từ xa cho các phương tiện lưu thông trên luồng khi phát hiện nguy cơ mất an toàn.

CHƯƠNG IV
TỔNG QUAN VỀ KHO LẠNH THỊ VẢI
Dự án kho chứa LPG lạnh Thị Vải có tổng vốn đầu tư hơn 2.517,13
tỷ đồng do Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) làm chủ đầu tư. Kho lạnh
là một phần được mở rộng từ kho chứa LPG định áp Thị Vải (kho định áp)
tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, công suất tồn chứa LPG lạnh
là 60.000 tấn LPG, đây cũng là kho chứa LPG lạnh lớn nhất Việt Nam hiện
nay. Được xây dựng diện tích đất xây dựng là 5,3 ha, kho chứa LPG lạnh
nằm trong khu 16ha thuộc Cụm công trình khí Cảng Thị Vải – Khu công
nghiệp Cái Mép, xã Phước Hòa, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hệ thống bồn chứa LPG lạnh được đưa vào vận hành vào tháng
2/2013. . Là kho LPG lạnh đầu tiên của Việt Nam.

13
Kho chứa LPG lạnh bao gồm thiết bị bồn chứa như sau:
-
2 bồn chứa LPG lạnh
-
2 bồn chứa LPG định áp
-
Các thiết bị công nghê, điện _ điện điều khiển, hệ thống bơm ,hệ
thống máy nén, hệ thống gia nhiệt, hệ thống phòng cháy chữa
cháy,…
4.1. HỆ THỐNG THIẾT BỊ VẬN HÀNH VỚI LPG LẠNH
4.1.1.Hệ thống nhập LPG lạnh
- Số lượng LDA : 2 cái
- Công suất nhập LPG lanh: 2400/hr (01 LDA)
- Lưu lượng hồi hơi : 2400/hr (01 LDA)
- Áp suất hơi max trên tàu : 70 mbarg
- Áp suất LPG max trên tàu: 130 mbarg
- Áp suất min tên tàu: 80 mbarg
4.1.2. Tank chứa LPG lạnh
- Số lượng : 2 tank hình trụ mái vòm (TK-0701 chứa C3 và TK-0801
chứa C4)
- Kích thước : 49m x 30m.
- Công suất : 50.000/bồn
- Sức chứa : 30.000 tấn/ bồn
- Nhiệt độ thiết kế :-45/65
- Áp suất thiết kế : -0,005 0,15 barg
- Loại bồn đứng loại single containment với lớp cách nhiệt là đá chân
châu
- Nhập sản phẩm: nhập đỉnh và nhập đáy
- Tốc độ hóa hơi max : 0,05% khối lượng/ngày ở điều kiện chứa
100% C3
4.1.3. Hệ thống xử lý BOG
Mỗi bồn được trang bị hai máy ném BOG giống nhau, một máy hoạt
động một máy dự phòng.
- Loại máy nén: loại máy piston
- Số cấp nén : 2 cấp
Hệ thống BOG có các hệ thống nước làm mát, hybochlorite (NaClO)
có tác dụng làm sạch đường ống.
Mỗi máy nén được trang bị thiết bị sau:
- Phần máy nén loại Pitton

14
- Trục khủy dẫn động bơm dầu ( Bơm dầu chính )
- Van cân bằng
- Motor dẫn động bơm dầu (Bơm Pre- lube )
- Bộ làm mát dầu bằng nước (oil-cooler)
- Motor chính dẫn động máy nén, các cuộn dây motor được trang bị
bộ sấy chống ẩm.
- Ba van điện tử để điều khiển tải cho máy nén.
- Bốn bộ UCP trang bioj lập trình PLC
- Một hệ thống giám sát rung VMS chung cho tất cả thiết bị quay.
4.1.4. Các bơm lạnh
- Số lượng : 2 cái cho C3 và 2 cái cho C4
- Loại bơm : ly tâm trục đứng 3 cấp
- Công suất mỗi bơm: 185m3/h
4.1.5. Thiết bị gia nhiệt
Khí LPG sau khi ra khỏi máy nén , đi qua bộ trao đổi nhiệt ( loại Shell và
tube) E-1301 cho C3 và E-1401 cho C4 . Tại đây khí LPG ở ngoài vỏ của thiết bị
trao đổi nhiệt trao đổi nhiệt với khí làm mát đi trong các ống của bộ trao đổi nhiệt (
tube ). Nhiệt độ nước vào và ra ở thiết bị trao đổi nhiệt cần duy trì ở 33oC – 43oC
để LPG đạt ở đầu ra là 43.6oC
- Số lượng 1 cái cho C3 là E-1501 và một cái cho C4 là E-1601
- Loại : Loại hở.
- Công suất : E-1501: 106,000 kg/hr và E-1601: 109,800 kg/hr

4.2. HỆ THỐNG, THIẾT BỊ VẬN HÀNH VỚI LPG ĐỊNH ÁP
4.2.1. Tank chứa LPG định áp
Bao gồm 2 tank chứa LPG định áp được thiết kế giống nhau là TK-
1501 dùng để chứa C3 và TK-1601 dùng để chứa C4. Tuy nhiên hiên nay
hai tank này được cài đặt các thông số vận hành để chứa hang mix C3 & C4
- Sức chứa : 2.000 tấn/ bồn
- Nhiệt độ thiết kế ở -450C ~ 65oC
- Áp suất thiết kế : 17.6 barg
4.2.2. Bơm suất LPG định áp.
Bao gồm 6 bơm mỗi bơm có công suất 250 /hr, trong đó 3 bơm P-
1901/A/B/C dùng để xuất C3 từ TK-1501, 3 bơm P-2001A/B/C dùng để
xuất C4 từ TK- 1601, tuy nhiên giữa các bơm này đã dc đấu nối chung ở
đầu hút và đầu ra nên có thể dùng P-1901A/B/C để xuất C4 từ TK-1601 và
ngược lại

15
4.2.3. Thiết bị đo đếm Metering
Trên mỗi đường xuất sản phẩm LPG định áp được lắp đặt thiết bị đo
đếm Metering skid
Các thiết bị đo đếm trên phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật sau :
Độ chính xác tối thiểu 0.05% 0.05%

Loại Coriolis Coriolis

Độ giảm áp tối đa- barg 0.5 0.5

Bảng 4.2.3 : Yêu cầu kỹ thuâ ̣t của các thiết bị đo đếm
4.3. Các hê ̣ thống phụ trợ của kho LPG lạnh Thị Vải
4.3.1. Hệ thống vận hành bơm nước sông
Hệ thống PK-5100 trang bị để cung cấp lưu lượng nước sông là 1106
/hr cho thiết bị gia nhiệt ( E-1501/1601) để gia nhiệt cho LPG lạnh và cung
cấp 4500/hr để hóa hơi LNG cho dự án LNG trong tương lai.
Hệ thống gồm 2 ống dẫn nước có đường kính là 1.4m, 2 bộ lọc đầu
vào SC-5100 A/B lắp ở 2 đường ống dẫn nước nêu trên và lắp vào các thiết
bị sau:
- Cụm máy nén khí CMP-5100 A/B để cung cấp khi làm sạch bộ lọc
đầu vào.
- Bình chứa khí V-5100 A/B và các van đường ống để xả khí làm
sạch bộ lọc đầu vào
- Bơm chìm P-5100 để hút làm sạch hố bơm.
- Van cửa trượt Sluice gate valves.
- Tủ điều khiển.
Hê ̣ thống phụ trợ PK-5100 được thiết kế để cung cấp khí nén làm
sạch bô ̣ lọc đầu vào SC-5100A/B, khí nén từ máy nén CMP-5101A/B được
chứa trong V-5100A/B để làm sạch rong rêu và các vâ ̣t lạ bám trên bề mă ̣t
bô ̣ lọc đầu vào SC-5100
Ngoài ra, hê ̣ thống còn được lắp đă ̣t bơm P-5100 dùng để bơm cạn
hố bơm khi có nhu cầu kiểm tra, vê ̣ sinh, BDSC hố bơm và các thiết bị lắp
đă ̣t bên trong hố bơm.
4.3.2. Hệ thống nước làm mát.
Hệ thống bao gồm 2 bơm P-5001A/B và 2 tháp làm mát CW-

16
5001A/B . Ở điều kiện bình thường thì một cụm làm việc và 1 cụm dự
phòng.
Hệ thống làm mát được thiết kế để cấp nước làm mát , giải nhiệt cho
các thiết bị công nghệ của kho lạnh
Thông số vận hành của hệ thống:
- Áp suất vận hành : 5.5 barg
- Áp suất vận hành thấp nhất : 3.0 barg
- Áp suất vận hành cao nhất : 9.0 barg
- Nhiệt độ đầu vào thấp nhất: 33oC
- Nhiệt độ đầu vào cao nhất : 43oC
Hê ̣ thống nước làm mát được thiết kế để cấp nước làm mát , bao gồm các thiết
bị chính sau :
- Bơm P-5001A/B có nhiê ̣m vụ bơm cấp nước đến các thiết bị trao đổi
nhiê ̣t, sau khi trao đổi nhiê ̣t nước thu hồi về tháp giải nhiê ̣t CW-
5001A/B, thông số các bơm như sau :
 Loại bơm : Li tâm trục ngang
 Công suất : 237m3 /h
 Chênh áp qua bơm: 9.1bar
 Công suất đô ̣ng cơ điê ̣n: 90kW
 Tốc đô ̣ đô ̣ng cơ: 2975 vòng/phút
- Tháp giải nhiê ̣t ( Cooling Tower ) CW-5001A/B có nhiê ̣m vụ làm mát hồi về
các thiết bị CMP-1101A/B, CMP-1201A/B, E-1301, E-1401, P-1001A/B, P-
1901A/B/C, P-2001A/B/C, P-1301A/B,P-1401A/B. Thông số của tháp giải nhiê ̣t
CW-5001A/B như sau:

 Công suất giải nhiê ̣t: 2.370.000 Kcal/h


 Lưu lượng nước qua tháp: 237 m3 /h
 Công suất đô ̣ng cơ quạt giải nhiê ̣t: 18.5 kW
 Áp suất vâ ̣n hành: Áp suất khí quyển
 o
Nhiê ̣t đô ̣ vâ ̣n hành : Nước đi vào là 43 C – Nước đi ra là
33oC
4.3.3. Hệ thống khí điều khiển
4.3.3.1. Tổng quan.
Hệ thống khí điều khiển (IA) PK-5201 cung cấp khí nén cho 2 mục
đích sau:

17
- Khí phụ trợ phục vụ cho bảo trì sửa chữa.
- Khí điều khiển cho các thiết bị công nghệ.
Hệ thống khí điều khiển bao gồm:
- 2 máy nén không khí CMP-5201 A/B : 1làm việc 1 dự phòng
- 2 bộ thiết bị làm khô khí AD- 5201 A/B : 1 làm việc 1 dự phòng
- Bồn chứa trung gian T-5200
- Bồn chứa khí điều khiển UV-, cung cấp khí IA đến các nơi tiêu thụ
- Các thiết bị phụ trợ liên quan
4.3.3.2. Máy nén không khí.
Hệ thống có 2 máy nén không khí CMP-5201 A/b công suất 1128
S/ giờ mỗi máy, được động bằng động cơ điện, máy nén 2 cấp trục vít và
các thiết bị đường ống, dâu dẫn. Tất cả được lắp trên 1 bộ hoàn chỉnh.
Bộ máy nén tiêu chuẩn gồm các thiết bị sau:
- Lọc khí đầu vào
- Bộ phận nén và động cơ điện
- Bộ làm mát dầu bôi trơn
- Tủ điện điều khiển
- Bộ kiểm soát động cơ
- Thiết bị điều khiển
- Thiết bị an toàn
- Bộ làm mát trung gian và bộ làm mát khí dầu ra
- Bộ tách ẩm cấp 1 và 2
- Bộ ngưng tụ tách nước cấp 1 và 2
4.3.3.3.Thiết bị làm khô khí
Hệ thống làm khô khí gồm 2 cụm thiết bị, công suất 1362 S/ giờ
mỗi cụm thiết bị, được lắp sau máy nén CMP-5201 A/B. Thiết bị làm khô
khí gồm 2 tháp AD-5201 A và AD-5201 B để hấp thụ độ ẩm từ khí nén.
Trong quá trình làm việc, mỗi tháp sẽ hấp thụ độ ẩm từ khí nén và 1 tháp
giải hấp.
4.3.4. Hệ thống khí N2
4.3.4.1 Tổng quan
Hệ thống chứa khí N2 gồm các thiết bị sau:
- Máy nén khí CMP-5301
- Bồn khí nén T-5300
- Thiết bị làm khô khí AD-5301
- Máy sản xuất N2
- Và các thiết bị phụ trợ

18
Hệ thống khí N2 với lưu lượng 218 S/ giờ khí N2 độ tinh khiết 99%
và cung cấp cho các hệ thống sau
- bơm LPG lạnh
- làm sạch tinh khiết đường ống, thiết bị chứa HC sau khi bảo
dưỡng sửa chữa và vận hành trợ lại
- làm sạch các cần LPG loading ảm trước và sau khi xuất nhập
hang,
- bảo dưỡng sửa chữa
- Duy trì an toàn cho hệ thống đuốc
Các thông số vận hành của máy sản xuất N2
- Áp suất vận hành (min/norm/max ): 2.0/6.0/8.0
barg
- Nhiệt độ điểm sương tại áp suất môi trương: -60
- Mức độ nhiễm dầu trong N2 ppm: không
- Độ tinh khiết của N2 : 98%
- CO2 , vol, ppm : 3
- CO , vol, ppm : 1
4.3.4.2. Mô tả chi tết hệ thống
- Hệ thống N2 có lưu lượng : 218 S/ giờ
- Áp suất khí nén cung cấp cho máy sản xuất N2 : 6.0-8.0 barg
- Nhiệt độ điểm sương : > +3
- Mức độ nhiễm dầu : < 1 ppm
4.3.5. Hê ̣ thống đuốc
Hệ thống đuốc được phân loại như sau:
- Hệ thống đuốc LP thiết kế với công suất 13711 kg/h. Bộ đuốc LP (PK-
5601) gồm: đuốc LP hình trụ K.O (V-5601), gia nhiệt điện (E-5601),
đáy đuốc (PK-5601), trục Propan (SK-5601), một đầu đuốc lớn và một
vài cơ cấu điều khiển, các công cụ quan sát. Trong chế độ vận hành
khẩn cấp BOG thoát ra được tập hợp lại trong một chỗ riêng, đầu dốc,
hốc lõm và đi đến bộ đuốc LPG sau khi qua đuốc K.O hình trụ. Và sau
đó nó được đốt cháy tại đầu đuốc.
- Hệ thống đuốc áp suất cao HP tập hợp tất cả các hydrocacbon trong
trường hợp bảo dưỡng các bồn Propan và Butan cao áp tới phần đầu
của đuốc và sau đó tới đuốc hiện có ở cạnh nhà máy qua điểm liên kết
TP-13.
4.3.6. Hệ thống tạo mùi
Một hệ thống tạo mùi được lắp đặt để bơm chất tạo mùi vào sản phẩm LPG
trước khi xuất ra tàu hoặc xuất cho khách hàng.

19
Bộ phun chất thơm (PK-2701) gồm có những thành phần sau :
- Hai bơm chuyển chất thơm (P-2701A/B)
- Thùng hình trụ đựng chất thơm (V-2701)
- Hai bộ điều khiển dòng Propan và Butan (the Model N-300
controller).
- Hệ số định lượng của phun chất thơm là 14 ppm ở điều kiện vận
hành bồn

CHƯƠNG V
CÔNG NGHỆ TỒN CHỨA LPG LẠNH TẠI
KHO CẢNG PVGAS VŨNG TÀU

5.1. CHỮ VIẾT TẮT, KÍ TỰ VÀ DANH SÁCH THIẾT BỊ


Bảng 5.1: Chữ viết tắt và kí tự
Kí tự Giải thích
BOG Boil-Off Gas
Butane Một hỗn hợp của hyrocacbon từ Propane đến Pentan chủ yếu là
Butane
CS Carbon Steel
ESD Emergency Shutdown
ERC Emergency Release Coupling at Uloading Arm
F&G Fire and Gas
HCV Hand Control Valve
LC Lock Close
LCP Local Control Panel
LO Lock Open
LPG Lequefied Petroleum Gas
LTD Level, Temperature, Density
MCR Main Control Room
MLA Articulated Marine Loading Arms

20
ORH Open Rack Heater
PEN POSCO Engineering Company
PFD Process Flow Diagram
Phase 1 Giai đoạn vận hành Propan và Butan
Phase 2 Giai đoạn chỉ vận hành Propan
P&ID Piping & Instrument Drawings
Propane Một hỗn hợp hydrocacbon từ Etan tới Pentan chủ yếu là Propan
PRV Pressure Relief Valve
PSV Pressure Safety Valve
PST Pressurized Storage Tank
PVG Petro Vietnam Gas Joint Stock Corporation
QC/DC Quick Connect, Quick Disconnect
RST Refrigerated Storage Tank
SDV Shutdown Vale
SIS Safety Instrumented System
SS Select Switch
TSV Thermal expansion Safety Valve
UCP Unit Control Panel

Bảng 5.2: Danh sách thiết bị

Tên Giải thích


TK-0701 Refrigerated Propane Storage Tank
TK-0801 Refrigerated Butane Storage Tank
TK-1901 Pressurized Propane Storage Tank

21
TK-2001 Pressurized Butane Storage Tank
V-5002A Hypochlorite Tank for River Water
V-5002B Hypochlorite Tank for Cooling Water
DT-2101 Diesel Storage Tank of Emergency Generator
TK-2002 Potable Water Tank
FT-1101 Fire Water Tank
FT-1102 Foam Concentrate Storage Tank
V-1101 BOG Propane Condenser Suction Drum
V-1201 BOG Butane Condenser Suction Drum
V-1301 BOG Propane Condenser Drum
V-1401 BOG Butane Condenser Drum
V-2701 Odorant Drum
V-5601 LP Flare Knock out Drum
UV-5204 Instrument Air Receiver
UV-5301 Nitrogen Receiver
V-5100 Air Receiver
E-1301 BOG Propane Condenser
E-1401 BOG Butane Condenser
E-1501 Refrigerated Propane Heater
E-1601 Refrigerated Butane Heater
E-5601 LP Flare Heater
P-0901A/B Refrigerated Propane Pumps
P-1001A/B Refrigerated Butane Pumps
P-1301A/B Propane Condensate Transfer Pumps
P-1401A/B Butane Condensate Transfer Pumps
P-1901A/B/C Propane Loading Pumps
P-2001A/B/C Butane Loading Pumps
P-2701A/B Odorant Pumps

22
P-5001A/B Cooling Water Pumps
P-5101A/B/C River Water Pumps
P-5002A/B/C Hypochlorite Pumps for River Water
P-5002D/E Hypochlorite Pumps for Cooling Water
P-0601A/B Jockey Pump (Electric Driven)
P-0602 Fire Water Pump (Electric Driven)
P-0603/0604 Fire Water Pump (Diesel Driven)
P-5100 River Water Intake Put Drain Pump
CMP-1101A/B BOG Propane Compressor
CMP-1201A/B BOG Butane Compressor
B-3001A/B Refrigerated Propane Blower
B-3101A/B Refrigerated Butane Blower
CMP-5201A/B Air Compressor for PK-5300
CMP-5301 Air Compressor for PK-5300
CMP-5100 Air Compressor-PK-5100
CMP-102A/B LPG Compressor Package

5.2. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ NHẬP, TỒN CHỨA VÀ XUẤT PROPAN LẠNH


CỦA KHO LPG LẠNH

23
Sơ đồ 5.2: Tổng quan công nghệ vận chuyển, tồn trữ Propan lạnh của Kho LPG
lạnh
Mô tả sơ đồ công nghê ̣ :
Hỗn hợp Propan (nhiệt độ -40OC , áp suất 0,05-0,1 barg) sẽ được nhập qua cần
nhập LDA-0201, dung tích của cần nhập lỏng là 2400 m3/h. Hỗn hợp Propan sẽ được
đưa tới bồn lạnh TK-0701. Do sự xâm nhập nhiệt từ môi trường vào bồn chứa tạo ra
BOG (Boil of gass ). Hơi Propan sẽ thoát ra từ đỉnh bồn được đưa tới bơm tăng áp B-
3001 A/B bơm qua cần hồi hơi VRA-0201 đưa về tàu để tránh tăng áp suất trong bồn
chứa và điều chỉnh mức BOG thấp nhất trong quá trình nhập. Và một phần hơi Propan
cao áp được đưa tới đuốt để đốt bỏ trường hợp áp suất trong bồn TK-0701 quá cao (15
mbarg).Bơm tăng áp Propan lạnh(B-3001A/B) được dùng để điều hòa hơi cưỡng bức.
Bơm tăng áp sẽ được phòng điều khiển kích hoạt và dừng.
Hơi ấm Propan sau được sinh ra (do sự xâm nhập nhiệt từ môi trường) thoát lên ở
đỉnh bồn TK-0701 được đưa tới bình tách lỏng V-1101 để tách lỏng. Một phần lỏng
Propan từ bình tách V-1101 chứa nhiều bụi từ đáy bình tách sẽ đưa tới LP Flare để đốt

24
bỏ. Hơi Propan sẽ đi ra từ đỉnh bình tách vào máy nén CMP-1101A/B để nén đến 7,3-
15,5 barg, nhiệt độ 43,60C. Sau đó hỗn hợp Propan sẽ được chia làm 2 phần, 1 phần
quay về lại bình tách V-1101 để tiếp tục tách lỏng, phần còn lại sẽ vào thiết bị ngưng tụ
E-1301 để ngưng tụ thành lỏng. Tại thiết bị ngưng tụ E-1301 hơi ấm Propan đi vào
trong ống còn nước làm mát đi ngoài ống. Trong quá trình tiếp xúc giữa hơi Propan và
nước, hơi Propan sẽ giảm nhiệt độ và xảy ra sự ngưng tụ. Nhiệt độ nước làm mát đầu
vào và đầu ra cần được duy trì 330C-430C. Tiếp theo hỗn hợp Propan tới bình tách nằm
ngang V-1301 để tiếp tục tách lỏng một lần nữa. Khí không ngưng tụ thoát ra từ đỉnh
bình tách V-1301sẽ được xả ra đuốt để đốt bỏ. Một phần lỏng Propan sẽ bơm P-
1301A/B bơm về lại bồn lạnh TK-0701. Phần lỏng Propan còn lại được bơm tới bồn
định áp TK-1501.
Propan lạnh từ bồn TK-0701 được bơm P-0901A/B bơm tới thiết bị gia nhiệt E-
1501 và một phần Propan lạnh từ cần nhập LDA-0201 cũng được đưa tới thiết bị gia
nhiệt E-1501 để gia nhiệt. Một phần Propan được bơm về lại bồn lạnh TK-0701 để
điều chỉnh lượng hơi BOG.Sau khi Propan được gia nhiệt thì sẽ được đưa tới bồn định
áp TK-1501. Propan từ đáy bình tách V-1301 sẽ được bơm P-1301A/B bơm tới gặp
dòng Propan đã được gia nhiệt sau đó nó được đưa tới bồn định áp TK-1501. Một phần
Propan được bơm về lại bồn lạnh TK-0701 để điều chỉnh lượng hơi BOG. Phần Propan
còn lại được hồi lưu về bình tách V-1301 để tiếp tục tách lỏng.
Propan cao áp (6,2 -17,6 barg, nhiệt độ 33,60C) từ đáy bồn TK-1501 được bơm P-
1901A/B/C bơm qua hệ thống đo đếm FE-2201để đo đếm rồi qua SDV (Shutdown
Valve) trước khi xuất đến bồn chứa hàng trên tàu bằng cần nhập LDA-103. Một phần
Propan được bơm P-1901A/B/C bơm tuần hoàn về lại bồn TK-1501. Để tránh tăng áp
suất trong bồn chứa hàng trên tàu thì hơi Propan từ bồn chứa hàng đưa tới cần hồi hơi
VRA-103 rồi qua SDV (Shutdown Valve) được đo đếm tại FE-2202 rồi quay về bồn
TK-1501.

5.3. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ NHẬP, TỒN CHỨA VÀ XUẤT BUTAN LẠNH


CỦA KHO LPG LẠNH

25
Sơ đồ 5.3: Tổng quan công nghệ vận chuyển, tồn trữ Butan lạnh của Kho LPG
lạnh
Mô tả sơ đồ công nghê ̣ :
Hỗn hợp Butan (nhiệt độ 00C, áp suất 0,05-0,1 barg) sẽ được nhập qua cần nhập
LDA-0301 kích thước 12 inch, dung tích của cần nhập lỏng là 2400 m3/h. Hỗn hợp
Butan sẽ được đưa tới bồn lạnh TK-0801. Do sự xâm nhập nhiệt từ môi trường vào bồn
chứa tạo ra BOG (khí hóa hơi). Hơi Butan sẽ thoát ra từ đỉnh bồn được đưa tới bơm
tăng áp B-3101 A/B bơm qua cần hồi hơi VRA-0301 đưa về tàu để tránh tăng áp suất
trong bồn chứa và điều chỉnh mức BOG thấp nhất trong quá trình nhập. Nếu áp suất
trong bồn chứa trở nên quá cao (0,15 barg), van điều khiển áp suất (PV) sẽ mở dẫn ra
hệ thống đuốc.
Hơi ấm Butan sau được sinh ra (do sự xâm nhập nhiệt từ môi
trường…) thoát lên ở đỉnh bồn TK-0801 được đưa tới bình tách lỏng V-1201

26
để tách lỏng. Phần lỏng Butan từ bình tách V-1201 chứa nhiều bụi sẽ đưa tới
LP Flare để đốt bỏ. Hơi Butan sẽ đi ra từ đỉnh bình tách vào máy nén CMP-
1201A/B được nén tới 3,5-4,5 barg, nhiệt độ 43,60C. Sau đó hỗn hợp Butan
(nhiệt độ 43,60C, áp suất 3,5 barg sẽ được chia làm 2 phần, 1 phần qua về lại
bình tách V-1201 để tiếp tục tách lỏng, phần còn lại sẽ vào thiết bị ngưng tụ
E-1401 để ngưng tụ thành lỏng. Tại thiết bị ngưng tụ E-1401 hơi ấm Butan đi
vào trong ống còn nước làm mát đi ngoài ống. Trong quá trình tiếp xúc giữa
hơi Butan và nước, hơi Butan sẽ giảm nhiệt độ còn 33,60C và xảy ra sự ngưng
tụ. Nhiệt độ nước làm mát đầu vào và đầu ra cần được duy trì là 330C và
430C. Tiếp theo hỗn hợp Butan tới bình tách nằm ngang V-1401 để tiếp tục
tách lỏng một lần nữa. Khí không ngưng thoát ra từ đỉnh bình tách V-1401sẽ
được xả ra đuốt để đốt bỏ. Lỏng Butan sẽ được bơm P-1401A/B bơm hồi lưu
về lại bồn lạnh TK-0801. Một phần lỏng Butan được bơm tới bồn định áp
TK-1601.
Butan lạnh từ bồn TK-0801được bơm P-1001A/B bơm tới thiết bị gia
nhiệt E-1601 và một phần Butan lạnh từ cần nhập LDA-0301 cũng được đưa
tới thiết bị gia nhiệt E-1601 để gia nhiệt. Một phần Butan được bơm về lại
bồn lạnh TK-0801 để điều chỉnh lượng hơi BOG. Sau khi Butan được gia
nhiệt thì sẽ được đưa tới bồn định áp TK-1601. Butan từ đáy bình tách V-
1401 sẽ được bơm P-1401A/B bơm tới gặp dòng Butan đã được gia nhiệt đễ
tiếp tục gia nhiệt cho dòng Butan này, sau đó nó được đưa tới bồn định áp
TK-1601.Một phần Butan được bơm về lại bồn lạnh TK-0801 để điều chỉnh
lượng hơi BOG. Phần Butan còn lại được hồi lưu về bình tách V-1401 để tiếp
tục tách lỏng. Tại van 3 chiều một phần Butan cũng được đưa tới bồn định áp
TK-1601.
Butan cao áp (3,5 -4,5 barg, nhiệt độ 33,60C) từ đáy bồn TK-1601
được bơm P-2001A/B/C bơm qua hệ thống đo đếm FE-2301để đo đếm rồi
qua SDV trước khi xuất đến bồn chứa hàng trên tàu bằng cần nhập LDA-104.
Một phần Butan được bơm P-2001A/B/C bơm tuần hoàn về lại bồn TK-
1601. Để tránh tăng áp suất trong bồn chứa hàng trên tàu thì hơi Butan từ bồn
chứa hàng đưa tới cần hồi hơi VRA-104 rồi qua SDV được đo đếm tại FE-
2202 rồi quay về bồn TK-1601.

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA


KHO CẢNG
Kho cảng có ý nghĩa kinh tế vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế
nước ta. Trong bối cảnh hiện nay, cảng góp phần đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia, là chỗ dựa về kinh tế cũng như về năng lượng cho sự phát

27
triển kinh tế đất nước.Với việc đội ngũ kĩ sư chất lượng cao và công nghệ
ngày càng hiện đại, cảng đã đi vào hoạt động an toàn hơn 10 năm.
Thời gian thực tập tại kho cảng PV GAS Vũng Tàu không lâu nhưng
quá trình quan sát thực tế đã mang lại cho tôi những kinh nghiệm hết sức quý
báu.
Điều đầu tiên là tác phong làm việc nghiêm túc. Ngay từ những ngày
đầu vào tham gia kiến tập tại kho cảng tôi được yêu cầu thực hiện những quy
định hết sức nghiêm ngặt. Điều này đã giúp chúng tôi rèn luyện thói quen cẩn
thận nghiêm túc trong công việc.
Trong quá trình tham gia thực tập tại cảng, tìm hiểu quy trình hoạt
động tôi học hỏi được phong cách làm việc năng động nhiệt tình và chủ động
trong mọi hoàn cảnh. Tác phong cần thiết nhất của một kĩ sư công nghệ là tác
phong công nghiệp.
Hướng phát triển của nhà máy:
Đất nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các sản phẩm khí
hóa lỏng ngày càng càng tăng về cả chất lượng và số lượng cũng như chủng
loại sải phẩm. Trước yêu cầu đó kho cảng PV GAS Vũng Tàu xây dựng thêm
hệ thống kho chữa LPG lạnh nhằm tăng công suất tàng chứa sản phẩm, nâng
cấp 2 cầu cảng nhằm tăng khả năng xuất nhập sản phẩm khi tiếp nhận được
tàu có trọng tải lớn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo thường niên PV Gas - 2017.
2. Nguyễn Duy Thọ -Tài liệu từ Kho cảng LPG Thị Vải, ( Operation Manual).
3. Nguyễn Trọng Nghĩa - Sổ tay vận hạnh Kho LPG lạnh Thị Vãi.
4. Phan Tử Bằng (2002), Giáo trình công nghệ lọc dầu. NXB Xây Dựng, Hà Nội.
5. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất . NXB Khoa Học và Kỹ Thuật , Hà
Nội.

28

You might also like