You are on page 1of 86

1

Văn Quyến Ngôi sao lầm lạc


Lời nói đầu
….Văn Quyến, không nghi ngờ gì nữa là một ngôi sao túc cầu đã tỏa sáng trong
vòng 5 năm qua, làm nức lòng người hâm mộ nước Việt; đối với các em nhỏ yêu
bóng đá, Quyến đã nhanh chóng trở thành một thần tượng. 16 tuổi-cầu thủ xuất
sắc nhất U16 châu Á, 17 tuổi- cầu thủ xuất sắc nhất U21 giải báo Thanh Niên, 18
tuổi khoác áo ĐTQG dự Tiger Cup, 19 tuổi vẫy vùng ngang dọc V-League…rồi đoạt
danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất SEA Games 22, Quả bóng vàng 2003. Có thể nói
không một cầu thủ nào trong làng túc cầu Việt Nam trong vòng 5 năm, từ 16 đến
21 tuổi, lại có thể giành được nhiều danh hiệu liên tiếp như Văn Quyến. Quyến là
một hiện tượng hiếm hoi, một tài năng bẩm sinh, và vì thế Quyến là niềm tự hào
và hi vọng của hàng triệu người hâm mộ, nhất là các em nhỏ. Đau đớn thay Quyến
lại bị rơi vào vòng lao lý khi tài năng bóng đá đến kì chín muồi nhất. Bóng đá đã
nhanh chóng đưa Quyến đến kì đài vinh quang và chính nó đã đẩy Quyến xuống
vực thẳm. Không, bóng đá không có lỗi, chính những lỗi lầm liên tiếp của Quyến
trong lối sống và trong cách gìn giữ phẩm giá của một tài năng, chính cách làm
bóng đá chuộng thành tích và phương pháp đào tạo cầu thủ trẻ đầy tính quan liêu
từ CLB đến ĐTQG đã đẩy Quyến xuống vực thẳm chỉ trong nháy mắt…

… Quyển sách này hoàn toàn không phải là một bản cáo trạng, nó là những
tâm sự chân thành, một sự sẻ chia với những ai một thời tin yêu và hy vọng ở một
tài năng bóng đá. Qua đó quyển sách còn có tham vọng tìm câu trả lời cho mọi
thời dành cho các bậc phụ huynh: Chúng ta bổi dưỡng và chăm sóc tài năng trẻ
như thế nào cho đúng ?

Chương I : Hé mở bức màn bí mật


Alfred Riedl- Ông thày đầy duyên nợ

1
2

Trở lại VN lần thứ 3 với tư cách HLV trưởng, A. Riedl trở thành ông thày ngoại có
nhiều duyên nợ nhất với bóng đá VN. Ở một khía cạnh nào đó, ông còn là người
có nhiều duyên nợ nhất với tiền đạo lắm tài nhiều tật: Phạm Văn Quyến. Ngay từ
khi nhận được lời mời của LĐBĐ VN, cho dù Quyến đang sa sút phong độ thảm
hại, ông Riedl vẫn quả quyết: “Tôi không tin Văn Quyến sớm quên các kỹ năng
bóng đá tuyệt vời chỉ sau một thời gian ngắn như vậy. Phẩm chất của Văn Quyến
là của hiếm ở bóng đá VN, và rất có ích cho mục tiêu ở SEA Games 23.Chắc chắn
tôi sẽ đánh thức được tài năng đang ngủ quên ở Văn Quyến.”

Có thể nói cả 2 thày trò đều đã trải qua quá nhiều thăng trầm và biến động
trong sự nghiệp. Phải chăng vì thế mà họ “hợp” nhau trong một thứ “duyên kì
ngộ” ? Trong bài viết trên Dân trí, nhà báo Phan Đăng đã có những lý giải đáng
chú ý:
Hãy bắt đầu câu chuyện từ năm 2000, một năm nằm mơ mà cả ông Riedl
lẫn Văn Quyến đều có rất nhiều điều để nhớ. Với Quyến, năm 2000 nhắc lại một
ký ức vàng son. Khi ấy trên sân Chi Lăng, Quyến nổi lên như một vì sao sớm.
Những cú lắc chân, đảo người, dí quả bóng thẳng vào chính diện hàng thủ đối
phương là một thứ “đặc sản” của Quyến.

U16 Nhật Bản, U16 Nepal đã phải khốn khổ với thứ “đặc sản” ấy. Đến trận
gặp Trung Quốc, khi mà U16 VN đang bị dẫn 2-0 thì Quyến thổi bùng lên ngọn lửa
niềm tin trong đồng đội bằng một cú đá phạt thần sầu. Chính cú sút ấy trở thành
một khởi đầu cho cuộc lội ngược dòng, làm vẻ vang bóng đá VN. Năm 2000 quả là
một ký ức vàng của một cậu bé vàng.

Ngược lại, năm 2000 với Rield lại là một nỗi đau. Ngay trước khi đem quân
sang Thái ông đã được VFF thông báo hợp đồng giữa hai bên sẽ chấm dứt ngay
sau Tiger Cup. Đó quả là một kết thúc buồn khi tại Tiger Cup VN thua Indonesia ở
bán kết, thua tiếp Malaysia ở trận tranh HCĐ.

Như vậy, năm 2000 là mốc son của Quyến nhưng lại là một điểm đen trong
sự nghiệp của Riedl. Và cho đến khi ấy hai con người này vẫn chưa gặp nhau trên
2
3

sân cỏ.
Năm 2001-2002 Riedl hành nghề tại Kuwait, hai lần đưa CLB của mình lọt
vào chung kết cúp quốc gia song vẫn không thoát khỏi định mệnh người về nhì. Ở
VN, quãng thời gian này Quyến được báo chí nhắc đến như một tiền đạo sáng
chói của tương lai.

Năm 2001, khi Dido cầm quân đội tuyển, ông đã đích thân đến Nghệ An để
“thị sát” Quyến. Rồi ông tuyên bố: “Ngay từ cú chạm bóng đầu tiên của anh ta tôi
đã quyết định gọi anh vào ĐT.” Là một HLV Nam Mỹ, Dido mê chất kĩ thuật của
Quyến song lại dị ứng nặng tác phong của cầu thủ này. Bởi thế mới có chuyện
không lâu sau Quyến bị loại khỏi đội tuyển cùng lời tuyên bố bất hủ của ông thày
:”Nếu còn là HLV ĐTVN sẽ không bao giờ tôi gọi anh ta nữa.”

Vậy đây là quãng thời gian mà cả Quyến lẫn Riedl đều có nhiều thăng trầm
trong sự nghiệp.

Năm 2003, hai con người của những thăng trầm ấy gặp nhau. Riedl trở lại VN
sau khi VFF bị người Indonesia cho “việt vị” trong ván bài Peter White. Quyến
cũng đã hiện diện trong đội tuyển từ trước đó với sự dẫn dắt của ông thày xứ
Nghệ Nguyễn Thành Vinh.

Khi Riedl “chạm mặt” Quyến, ông ném cho anh chàng cái nhìn như bao cầu thủ
khác. Nhưng rồi với thời gian, nhất là quãng thời gian tập huấn trên đất Áo, cái
nhìn ấy dần biến chuyển, không phải theo hướng tích cực hơn, mà là “xuống giá”
hơn. Riedl mê một lối chơi tập thể, nơi mà mọi thành viên phải có nghĩa vụ cống
hiến. Trái lại, Quyến là một tiền đạo “ích kỷ”, thi đấu vật vờ, đôi khi còn khiến cả
bộ máy phục vụ mình.

Chẳng ngại ngần ông thày tuyên bố: “Nếu cứ đà này chắc chắn Văn Quyến sẽ
bị loại”. Và đúng là Quyến sẽ phải rời khỏi đội tuyển nếu trợ lý của Riedl lúc đó
không phải là ông Thành Vinh. Gắn bó với Quyến trong màu áo Nghệ An, ông Vinh

3
4

hiểu khả năng của Quyến, nên đã thuyết phục Riedl cho Quyến một cơ hội. Riedl
gật, nhưng với một điều kiện: Tất cả sẽ được quyết định trong LG Cup.

Bị đẩy vào đường cùng, cái bản năng tinh quái và có một chút gì đó hoang dại
của Quyến bùng lên. Anh chơi tốt tại LG Cup, góp công lớn trong việc giúp đội
tuyển đạt cup vàng. Tiếp nữa, Quyến ghi một bàn thắng lịch sử vào lưới Hàn
Quốc, trình diễn hàng loạt pha bóng làm mãn nhãn người xem. Tất cả khiến Riedl
thay đổi: Từ chỗ dị ứng với Quyến, ông đã tin ở anh và quyết định chọn anh làm
“sát thủ” cho trận đánh SEA Games.

SEA Games ấy cả Đông Nam Á sững sờ trước cái “que phải” ma quái, khả năng
lạng lách trong không gian hẹp cùng những cú dứt điểm chết người của Quyến. Có
thể nói không ngoa rằng, triều đại “made in Riedl” năm ấy được tạo nên bởi một
tập thể nhưng chỉ bay bổng, thăng hoa nhờ những phẩm chất tuyệt diệu của cậu
bé vàng. Và từ đây, trong mắt Riedl Quyến thực sự là viên ngọc quý.

Năm 2004, cả Quyến và Riedl đều thất bại. Riedl âm thầm rời khỏi Palestine
khi mà những biến động chính trị đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đội bóng
của ông. Tại VN, Tavares cương quyết nói “không” với Quyến, thêm nữa anh cũng
có một năm tăm tối tại CLB. Để rồi năm 2005, hai con người vừa nếm phải những
vị đắng trong sự nghiệp gặp lại nhau.

Trở lại VN, hình như những ký ức đẹp về SG 22 vẫn vẹn nguyên trong vị HLV
người Áo. Thế là bất chấp việc Quyến không còn là Quyến, bất chấp việc anh
chàng đã xuống giá ghê gớm khi cả mùa giải không ghi nổi 5 bàn, Riedl vẫn gọi
Quyến vào ĐT. Người ta bảo Riedl là một người mát tay, một người có duyên với
Quyến, vì thế người ta cũng kỳ vọng sự trở lại của Riedl cùng những liệu pháp của
ông sẽ giúp anh chàng trở lại “những ngày xưa”.

Nhưng từ khi được gọi lại vào ĐT, Quyến thi đấu chẳng khá hơn là bao. Bỏ

4
5

ngoài tai những lời ì xèo của dư luận, ông Riedl vẫn kiên trì đặt niềm tin vào
Quyến. Và trò đã trả nghĩa lại thày. Tại Agribank Cup, Quyến đã nổ súng theo cái
cách mà người ta gọi anh là “cầu thủ của những trận đấu lớn”. 5 phút sau khi hiệp
2 bắt đầu, U23 VN ghi bàn thắng thứ hai vào lưới Thái Lan. Người lập công lần này
là Văn Quyến, bằng một bàn thắng vô cùng đặc biệt. Sau pha đi bóng mạnh mẽ và
đầy nỗ lực của Quốc Anh bên cánh trái, bóng được chuyển vào vòng 16m50.
Trong một tích tắc lơ là, cặp trung vệ Saiwaeo và Nataporn Phanrit đã phải trả gái
đắt. Ở tư thế thoải mái không người kèm, Quyến đã có cú đánh đầu cận thành.
Thủ môn Kosin cũng đứng lặng người nhìn bóng găm vào góc lưới. Cả sân Mỹ Đình
đỏ rực cờ chiến thắng. U23 VN thắng U23 Thái Lan 2-1, đoạt Cup Agribank !

Bàn thắng của Quyến đặc biệt ở chỗ, đây là bàn thắng đầu tiên Quyến ghi
bằng đầu kể từ khi khoác áo đội tuyển ở SG 22 đến nay. Bàn thắng bằng đầu, chứ
không từ cái từ chân phải khéo léo của Quyến, một bàn thắng không thể đẹp hơn.
Tuy nhiên hành trình vươn tới Vàng của SG 23 sẽ nghiệt ngã hơn. Giống như
ở mọi giải đấu lớn, mỗi đội tuyển cần có một hoặc nhiều đột biến, một vũ khí
riêng. Và Quyến được ông Riedl chọn làm vũ khí riêng ấy ?

Quả thực, trong một lần trao đổi với PV báo Tuổi trẻ vào tháng 6 năm 2005
sau khi diễn ra Honda Cup, ông Riedl cho biết mình hài lòng với “thái độ luyện tập
rất tích cực” của một số cầu thủ, nhất là tiền đạo Văn Quyến. Ông nói: “Tôi không
biết ở CLB Quyến có gặp trở ngại gì về tâm lý không nhưng ở đội tuyển Quyến đã
thể hiện sự nỗ lực cao độ. Anh ấy tập luyện chăm chỉ và cần mẫn. Theo tôi, Quyến
có thể đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tranh huy chương của bóng đá VN
tại SG 23.”

Sự thật đau buốt ở SG 23


Một thành viên trong ban huấn luyện đội SLNA ví Văn Quyến như đèn ông sao
và đèn ông sao một năm chỉ sáng một lần vào rằm Trung thu.

Cho đến trước LG Cup 2005, so sánh này có vẻ chính xác. Người hâm mộ bóng

5
6

đá VN không thể quên những bàn thắng đẹp mắt của Văn Quyến vào lưới đội Thái
Lan và Malaysia tại SG 22. Nhưng sau đó là một thời gian dài, đèn ông sao đã tắt
lịm ở giải quốc nội. Tại SG 23 VN rơi vào bảng tử thần. Nhưng ngay trong trận mở
màn với đội bóng khó chơi Singapore, Quyến đã ghi bàn mở đầu cho chuỗi trận
thắng của U23 VN để thẳng đường vào bán kết, rồi chung kết. Trước trận chung
kết gặp lại đối thủ truyền kiếp, tiền đạo Đức Thắng (Thể Công) thậm chí đã lạc
quan cho rằng “Cơ hội lật đổ Thái Lan đã đến.”. Nhưng điều kì diệu đã không xảy
ra. Thêm một lần nữa ĐTVN lại để vuột khỏi tay cơ hội ấy. Người hâm mộ VN tiếc,
nhưng không buồn, bởi vì ai cũng hiểu ĐTVN thua người Thái ở đẳng cấp. Và để
vượt qua đẳng cấp, không phải là chuyện một sớm một chiều.

Nói cho cùng thì ông Rield và các cầu thủ đã làm được những điều gần như
không tưởng. Từ một đội tuyển xập xệ do ông Tavares để lại, ông Riedl đã tạo nên
cuộc lột xác ngoạn mục: Vô địch LG Cup, vô địch Agribank Cup và bây giờ là HCB
SG 23. Tuy không có Vàng nhưng tuyển Việt Nam vẫn trở về trong vòng tay người
hâm mộ như những anh hùng. Cùng với Công Vinh, Quốc Anh, Văn Quyến trở
thành một trong những ứng cử viên sáng giá nhất cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc
nhất. Quả thực sẽ là như vậy nếu…

Cho dù đã có 2 nhân viên an ninh được thông báo công khai là đi cùng để
giám sát các cầu thủ, nhưng chỉ vài ngày sau khi trở về VN, dư luận không hay về
đội tuyển U23 ở Philipines bắt đầu xuất hiện. Nào là chuyện đòi tiền thưởng, cãi
lộn, rượu chè…Nhưng gây sửng sốt hơn cả là 4 cái tên được gọi ra trong một nghi
án bán độ: Văn Quyến, Hải Lâm, Văn Trương, Bật Hiếu !

Chưa hết. Chuyện về sinh hoạt thường bất bình thường của một số tuyển
thủ xuất hiện trên báo Thể thao Ngày nay với tiêu đề choáng váng “Thác loạn ở
Bacolod” ! Và không chỉ một đêm. Điển hình nhất là đêm 24 tháng 12, sau trận
đấu giữa U23 VN và Myanmar. Đây là một trong những trận đấu sau này đã bị đặt
rất nhiều dấu hỏi về phong độ của ít nhất 4 trụ cột đội tuyển. Mấu chốt ở chỗ, với
chiến thắng sít sao 1-0 trước Myanmar và trận hòa không bàn thắng của hai đối
thủ tranh chấp U23 Singapore-U23 Indonesia, đội U23 VN đã chính thức giành

6
7

quyền vào bán kết. Không những thế, bất chấp trận sau có kết quả như thế nào,
U23 VN vẫn đứng vững ngôi đầu bảng.

Tối hôm đó tại phòng của T., một sòng bài đã được mở ra trong mịt mùi khói
thuốc lá. Đó cũng chính là một trong hai căn phòng mà các tuyển thủ truyền tai
nhau là “phòng hút thuốc”. Chơi bài trong tình cảnh tiền nong cũng không nhiều
nhặn gì, được một lúc thì chán. Thời điểm ấy, các cầu thủ U23 rất “khan tiền” và
đã bắt đầu những tiếng ì xèo về chuyện phải tạm ứng tiền thưởng. Ít nhất 5 cầu
thủ đã bắt đầu nghĩ đến những trò “lạ” hơn.

Mức độ “thèm muốn” lên tới mức đã có cầu thủ “quay tiền” bằng cách giựt
tạm của ai đó, nhưng số tiền cũng chỉ đổi cho một…”con hàng”. Với sự trợ giúp
của một nhân viên nam khách sạn Circle Inn, tất cả những gì thác loạn nhất đã
diễn ra trong một “căn phòng bí mật”- nhưng là phòng ngủ của một trong số các
cầu thủ trên.

Giới phóng viên sau đó đã truyền tụng một câu chuyện kinh khủng rằng, 4 hay
5 cầu thủ đã lao vào cuộc truy hoan gớm guốc, và hai hoặc ba cầu thủ đã bất chấp
sự an toàn của bản thân mà không hề dùng một phương pháp phòng tránh nào.

Việc “canh giữ” các cầu thủ được tuân thủ khá nghiêm ngặt nhưng cũng khá
máy móc. Các trợ lý ngồi ở sảnh khách sạn để canh, nhưng đến khoảng 23h hay
24h, thì các vị này đi ngủ. Lúc ấy “vượt rào” ra ngoài chơi chỉ là “chuyện nhỏ”.

Bản thân HLV A.Riedl trong một số buổi tối mà đội U23 được nghỉ, đã tỏ ra
không bằng lòng về việc một số cầu thủ đã xin ra ngoài vào lúc 22-23h đếm với lý
do…”đi ăn thịt lợn”. Ông A. Riedl vốn là người có tư tưởng khá thoải mái và không
hề muốn cầu thủ của mình cảm thấy bị giam lỏng song cũng lấy làm ngạc nhiên
khi chỉ có một vài cầu thủ cố tình thích “đi ăn thịt lợn đêm”.

7
8

Ban huấn luyện có biết những trò tai quái của các cầu thủ không ? Có và
không. Bởi lẽ, một số nhân viên khách sạn đã phản ánh tình trạng đi chơi đêm và
đưa người lạ vào phòng cho một tình nguyện viên luôn theo sát đội tuyển. Nữ
tình nguyện viên này tỏ ra rất bức xúc và đã báo cáo đầy đủ, song dường như để
cho “êm chuyện’, tất cả đều đã được cho qua.

Theo các phòng viên VN thì việc các cầu thủ lén lút uống rượu mạnh trong
phòng khoog phải là các trợ lý không biết. Song sự thật chỉ phơi bày khi các phóng
viên vô tình hỏi nhân viên lễ tân: “Một số cầu thủ VN đã mua gì mang lên phòng
?”. Câu trả lời là cái nhún vai đầy bí ẩn và một từ duy nhất: “Rượu”.

Rất nhiều người hâm mộ VN đã đặt niềm tin nơi U23 và không ít người trong
số đó coi họ như những thiên thần. Nhưng với chuyện mua bán độ, chuyện vòi
tiền thưởng rồi đến chuyện hút sách, uống rượu, chơi gái…vẫn diễn ra trong quá
tình tập trung, một số cầu thủ đã tự biến mình thành quỷ dữ.

Phạm Văn Quyến: Có những lúc tôi buồn lắm…

Trước thông tin bị cơ quan điều tra triệu tập khẩn cấp, Quyến có vẻ gắt gỏng
hơn khi chúng tôi liên lạc. Anh nói: “Thấy tụi tôi chơi với nhau và sinh hoạt thất
thường nên họ nghi thôi.”

Thông tin trên các báo về chuyện bán độ chắc Quyến đã đọc ?
Báo chí nói quá nhiều về chuyện tiêu cực rồi. Cũng báo chí đã từng ca ngợi
tôi, giờ báo chí lại lên án tôi. Thú thật, nhiều lúc tôi không dám xem báo nữa. Tôi
khẳng định 100% rằng, tôi không hề dính líu đến tiêu cực. SEA Games vừa ra có
trận tôi chơi dở thật, nhưng cứ chơi dở đi một tí chút mà bị nói là bán độ hoặc thế
này thế nọ.
Nếu tôi có bán độ, tôi đã không ghi bàn vào lưới của đội Malaysia gỡ hòa
làm gì rồi. Trận gặp Myanmar, tôi cũng muốn ghi bàn lắm chứ. Thú thật, có những
lúc tôi buồn lắm. Quanh tôi lại có quá ít người hiểu để tâm sự.
8
9

Trong thời gian ở SG 23, Quyến thấy có điều gì bất ổn ?


Không có chuyện gì xảy ra với tôi cả. Chỉ có một điều mà tôi cảm thấy mình
không làm vui lòng ban huấn luyện chính là việc ngủ trưa. Buổi trưa, tôi chỉ thích
đi lang thang trong khách sạn cho khuây khỏa, vào phòng người này, người nọ thế
thôi.
Có thể tính khí tôi còn trẻ con nên nhiều người không hài lòng. Tôi cũng hơi
buồn vì đôi khi chỉ uống tí rượu, tí bia mà cũng bị nêu lên báo. Tôi đâu có say bét
nhè, nôn mửa lung tung đâu mà nói tôi như thế.

Vậy Quyến nói gì khi chính đồng đội đã đứng ra tố cáo mình và một số người
khác ?
Đến giờ thì tôi chỉ nghe báo chí nói. Tôi hỏi anh em thì ai cũng ngạc nhiên và
bảo là có tố cáo gì đâu. Thái Lan mạnh hơn nên mình thua thôi. Nếu ai trách tôi
sinh hoạt không tốt thì tôi chịu chứ nói tôi bán độ thì không trung thực. Mà tôi
không tin có người lại dựng đứng lên tố cáo đâu.

Thế Quyến có mâu thuẫn gì với đồng đội không ?


Ở một tập thể, tôi không thích ai thì tôi không thân thôi chứ chẳng mâu thuẫn
với ai cả. Tôi đang là cầu thủ xuất sắc nhất của đội mà. Tính tôi có thể khó gần
nhưng nói là mâu thuẫn với ai thì không.

Ở Philipines, Quyến hay điện thoại về Việt Nam và nói chuyện rất lâu?
Cái này thì có. Tôi thường xuyên gọi điện về nhà nói chuyện với mẹ và chỉ có
mẹ mà thôi.Tôi không có bạn bè, anh em thân thiện để chia sẻ nên cái gì cũng
điện thoại về nói với mẹ và nói rất lâu. Thỉnh thoảng, tôi cũng có nhắn tin cho bạn
gái và anh Huy Hoàng ở đội Sông Lam thôi.

Trước “nỗi buồn” của Quyến được thổ lộ công khai trên báo chí , cộng với lời
nói chắc như đinh đóng cột : ”Tôi khẳng định 100% rằng, tôi không hề dính tới
tiêu cực” nhiều người hâm mộ vẫn cố giữ lại một niềm tin mong manh, rằng đấy
chỉ là những chuyện đồn thổi, giật gân vô căn cứ, làm độ ở đâu chứ ai dám “độ”
danh dự của cả quốc gia như vậy… Có mà thách !
9
10

Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Đến khi nó bị phơi bày ra thì đã trở nên quá phũ
phàng và nghiệt ngã. 5 ngày sau khi từ Philipines về VN, Phạm Văn Quyến cùng 3
đồng đội khác là Lên Văn Trương,Lê Bật Hiếu và Nguyễn Hải Lâm bị Cục cảnh sát
điều tra về trật tự xã hội triệu tập lấy lời khai. Từ đây, nghi án tuyển thủ U23 VN
tổ chức bán độ tại SG 23 hình thành. 17h chiều ngày 20-12, 5 ngày sau khi được
triệu tập, tiền đạo số 1 VN hiện nay, “QBV năm 2003” Phạm Văn Quyến nghe
quyết định bắt khẩn cấp và khởi tốc vụ án với khả năng đánh bạc. Đồng đội của
anh, tiền vệ Lê Quốc Vượng cũng đã bị bắt khẩn cấp trước đó vài giờ. Cả hai được
đưa vào trại giam T16. Vài ngày sau đến lượt Quốc Anh, Bật Hiếu…Quyến đã khai
nhận toàn bộ hành vi tổ chức móc nối với một số cầu thủ để bán độ.

Ngôi sao ấy đã lóe lên những ánh sáng rực rỡ để rồi lại tự làm tắt ngấm
trong quãng thời gian thật ngắn ngủi.

Chương 2: Mặt trái tấm huy chương


Đôi chân đầy ma lực và những bàn thắng đẳng cấp quốc tế
“Khi có bóng, đôi chân Văn Quyến như có ma lực mạnh mẽ. Những pha đi bóng
xuất thần, những bàn thắng tuyệt vời của Quyến tại SG 22 làm tôi cảm thấy phấn
khích và sống lại những cảm giác khi còn là một cầu thủ…”- HLV A. Riedl đã từng
dành những lời bình phẩm tốt đẹp cho học trò của mình.

Sau khi Quyến ghi 2 bàn vào lưới tuyển Trung Quốc giúp đội Việt Nam gỡ hòa
2-2 tại vòng loại giải U20 Châu Á 2002, tạp chí Footballasia (LĐBĐ Châu Á) tháng
12/ 2002 nhận định: “Văn Quyến- ngôi sao trẻ xuất hiện trên bầu trời châu Á.”
Trong trận lượt về vòng loại Cúp châu Á tại Oman, chính Văn Quyến chứ không
phải ai khác đã xé tan lưới thủ môn lừng danh của đương kim hạng tư thế giới
Hàn Quốc, cùng đồng đội tạo nên một cơn địa chấn trong làng bóng đá châu lục.
Cũng chính Quyến là người duy nhất 2 lần chọc thủng lưới Thái Lan tại SG 22, làm
kinh hoàng các hậu vệ cao to mãnh hổ khu vực…

10
11

Sau trận VN thắng Malaysia 4-3 ở bán kết, Footballsia thừa nhận: “Với những
bàn thắng xuất thần tại SG 22, Văn Quyến lọt vào top những chân sút hàng đầu
châu Á”. HLV A. Riedl nhận xét : ” So với các chân sút của các đội dự SG 22, kể cả
vua phá lưới Sarayoot Chaikamdee (17) của đội Thái, không có tiền đạo nào hay
hơn Quyến. Sarayoot có khả năng nhạy bén ghi bàn nhưng về kĩ thuật cá nhân,
khả năng và tầm ảnh hưởng với đồng đội không bằng Quyến.”

Để có được những cú đi bóng đầy ngẫu hứng, những cú sút sấm sét kiểu
Michael Owen, những cú đá phạt làm chúng ta nhớ đến David Beckham, hàng
ngày ngoài giờ tập chính, Quyến còn nán lại sân để tập thêm và món khoái nhất
của Quyến là tập sút cầu môn hoặc sút phạt qua hàng rào. Quyến cho biết bí
quyết : “Em thường “ăn cắp” các pha bóng hay khi xem truyền hình bóng đá quốc
tế, ngay hôm sau em ra sân thực tập liền. Tập lâu ngày thành cú ruột”. Quyến nói
thêm: “Đối với một tiền đạo,quan trọng nhất là quyết đoán. Khi đã xác định sút
vào góc nào thì không thay đổi. Yếu tố thứ hai là luôn tạo ra những pha bóng bất
ngờ để thủ môn đối phương khỏi bắt bài.”

SG 22, Văn Quyến đã phô diễn gần như trọn vẹn những phẩm chất rực rỡ
của mình. Dù những bàn thắng vẫn in đậm dấu ấn cá nhân, nhưng Quyến đã thi
đấu đồng đội hơn rất nhiều. Ngay cả khi được thưởng 20% giá trị một chiếc
Toyota Vios (còn lại chia cho toàn đội), Quyến vẫn tươi cười: “Em cảm thấy vui và
hài lòng vì thành công này là đóng góp chung của cả đội chứ không phải của riêng
ai”. Còn nỗi buồn của Quyến ? “VN vẫn chưa vượt qua Thái Lan để đoạt chức vô
địch !”

Quyến đón xuân mới trong ngôi nhà vừa được xây dựng khang trang thay cho
mái nhà xiêu vẹo ngày nào. Chi phí xây dựng là do Quyến dành dụm để giúp mẹ.
Quyến tâm sự: “Bóng đá đã làm thay đổi cuộc đời em”. Trong căn nhà mới, tất
nhiên Quyến sẽ dành một nơi sang trọng để trưng bày bộ sưu tập huy chương
phong phú của mình: Giải thưởng cầu thủ xuất sắc nhất U16 Châu Á, Cầu thủ xuất

11
12

sắc nhất giải U21 Báo Thanh Niên năm 2002, Cầu thủ xuất sắc nhất SG 22,… cùng
những tấm huy chương.

Cậu học trò đặc biệt của thày Thịnh Đen


Nghệ An, 1997.

Trong chiến dịch tìm nhân tài bóng đá tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, Đoàn
bóng đá Sông Lam dừng chân ở Hưng Tiến, Hưng Nguyên, Nghệ An. May mắn
thay, họ đã ngẫu nhiên nhìn thấy một chú bé chăn trâu đặc biệt đang đuổi theo
trái bóng quấn bằng vỏ bưởi cùng với những chú bé chăn trâu khác. Không giống
như gia đình Quốc Anh còn “nâng lên đặt xuống” chán mới cho con xuống Đà
Nẵng, ông bà ngoại và mẹ Quyến đã đồng ý ngay khi đại diện đội SLNA ngỏ lời.

“Tuổi thơ nó khốn khổ lắm!” – Ông Nguyễn Hồng Thanh- trưởng đoàn bóng
đá của đội tuyển U16 Việt Nam năm 2000- khi nói với các phóng viên việc phát
hiện ra Quyến, đã thốt lên như vậy: “Hoàn cảnh lắm, viết về cậu ấy là cả một
chương dài. Nghèo khổ có, bất hạnh có và sự phục bạc cũng có. Một mảnh đời bất
hạnh trong nhiều mảnh đời cơ cực… Nó sống thiếu tình thương của cha từ bé và
chỉ có hai mẹ con với nhau thôi…”

Cuộc hôn nhân đổ vỡ khi Quyến còn trong bụng mẹ. Sắp đến lúc sinh nở, bà
Hồ Thị Niềm phải về quê với bố mẹ đẻ, đợi ngày vượt cạn. Cậu con trai cất tiếng
khóc chào đời, bà đặt tên con là Quyến, lấy theo họ Phạm của cha, lót thêm chữ
Văn với mong ước cho con sau này sẽ hay chữ, nên người. Quyến được 5 tháng
tuổi, bà Niềm phải quay trở lại công trường với nghề xây dựng. Cuộc sống nay đây
mai đó nên bà không có điều kiện mang con đi theo, phải gửi con cho ông bà
ngoại nuôi giúp. Và cậu bé Quyến dần lớn lên trong vòng tay của ông bà, thiếu
thốn tình cảm của cha mẹ. Có lẽ đó là nguyên nhân khiến Quyến có tính cách “lì”,
thích sống cô độc và ít hòa đồng cùng mọi người. Việc được lên thành Vinh, lọt
vào mắt xanh đội bóng hàng đầu của Nghệ An không chỉ là ươc mơ thầm kín của
Quyến, mà còn là cơ hội đổi đời.

12
13

Thế là Quyến từ giã con trâu, ruộng vườn, từ giã ông bà ngoại khăn gói lên
thành phố tập đá bóng. Một cuộc đời mới bắt đầu, mà bây giờ có lẽ người thân
của Quyến không biết là tốt hay xấu đối với cậu ta nữa…

13 tuổi , Quyến được nhận vào trường đào tạo của Đoàn bóng đá Sông Lam.
Cậu bắt đầu được dạy và tập đá bóng trên…cát, chứ chưa được ra sân cỏ như các
đàn anh trong đội. Nhưng thế đã là quá tốt rồi. Người thày đầu tiên nuôi dưỡng
và rèn luyện Văn Quyến là thày Thịnh mà mọi người thường thân mật gọi là Thịnh
“đen”.

Thầy Thịnh kể: “Những ngày đầu lên tập trung tôi đã để ý đến cậu bé này. Nó
có một cái gì rất đặc biệt so với các bạn. Tính tình kín đáo và chững chạc hơn đám
bạn tập. Lì, rất lì và ít chịu hòa đồng với bạn bè. Nhưng lúc ra sân thì nó thể hiện
những tố chất thật đặc biệt. Nó nhìn trận đấu nhanh lắm và có năng khiếu bẩm
sinh với trái bóng tròn. Lạ ở chỗ mấy đứa trẻ khác thì nhận anh Hồng Sơn, anh
Huỳnh Đức hay anh Sỹ Hùng là thần tượng còn Quyến thì không…”

Ông Thịnh có cái cách giáo dục riêng mà theo ông thì phải hiểu tâm tính của
từng cầu thủ, phải ở bên cạnh để chia sẻ thì mới thực sự là người thày. Dạo đó trò
chuyện với phóng viên ông Thịnh bùi ngùi kể: “Nhiều lần tôi cũng giận nó lắm
nhưng cứ nghĩ nó như con, như em mình, không có cha bên cạnh, tôi lại cảm hóa
nó bằng tình thương. Với Quyến, nếu cứ căng ra kỷ luật thì cách tốt nhất là để nó
trở về với gia đình thay vì giữ ở lại môi trường bóng đá…Hiểu Quyến và thực sự
thương Quyến thì sẽ giúp nó thoát ra được tất cả.”

Với Như Thuật, ông chỉ cần trừng mắt là đâu vào đấy; với Minh Đức, ông hơi
to tiếng là nhận dược ngay lời xin lỗi; với Lâm Tấn, một tiếng la là có thể thay đổi
được thái độ… Nhưng với Quyến thì ông Thịnh lại chấp nhận “sai số” để cứu một
con người, giúp Quyến nhận thức ra phải trái bằng tình thương trước đã rồi mới
khép vào kỷ luật. Năm 2001, sau khi bị HLV Dido đuổi, về CLB bị mọi người hắt

13
14

hủi, Quyến sa ngã tiếp và ông Thịnh đã gọi lên và chỉ ra cho Quyến 12 lỗi. Quyến
nghe, nhưng vẫn lầm lì và thậm chí không sợ.

Nhưng khi ông chuyển qua nói chuyện tình cảm và phân tích phải trái thì
thẳng bé lì lợm ấy lịa rơi nước mắt. “Vì sao 7 trận liên tiếp Quyến vẫn tịt ngòi ? “
Ông Thịnh: “Thực ra, có vài trận Quyến chơi được như hiệp 1 trận gặp Đà Nẵng,
hiệp 2 trận gặp Hải Phòng, hiệp 2 trận gặp SĐNĐ. Trong các trận này dù không ghi
bàn nhưng Quyến đóng vai trò gây rối, lôi kéo hậu vệ đối phương, tạo cơ hội cho
đồng đội. Các trận gặp HAGL, Hoa Lâm Bình Định và LG HN ACB thì Quyến chơi rất
tệ. Các vị lãnh đạo địa phương, quần chúng hâm mộ rất bất bình trước lối đá của
Quyến và một số cầu thủ khác. Lãnh đạo đã yêu cầu phải kỉ luật và loại hẳn Quyến
sau những gì cậu ấy thể hiện trong trận gặp HLBĐ, nhất là thời kỳ bị “chấn
thương” nhưng tôi đã đứng ra bảo vệ cho Quyến. Nhưng đến trận gặp LG HN ACB
thì tôi không thể bảo vệ Quyến được nữa. Người dân Nghệ An đang rất giận dữ và
liên tục gây sức ép lên đội bóng. Tuy nhiên, tôi sẽ cho Quyến thêm cơ hội trong 2
trận đấu tiếp nữa…”

Quyến đã lớn lên trong vòng tay thân ái của thày Thịnh, nhưng…càng lớn,
càng nổi tiếng Quyến càng xa dần vòng tay người thày đầu tiên, cuộc đời xưa nay
vốn vậy…

Quyến đã “quậy” như thế nào ?


Sau khi bị HLV Tavares loại khỏi ĐTQG tham dự Tiger Cup, Phạm Văn Quyến trở
về CLB Pjico SLNA và được lãnh đạo CLB cho nghỉ 3 ngày trước khi bước vào tập
luyện với đội chuẩn bị cho mùa bóng mới cận kề. Nhưng Quyến xin nghỉ một tuần
với lý do trấn an tinh thần. Thực chất, tiền đạo này đã lao vào những cuộc ăn chơi
với bạn bè để bù lại những tháng ngày phải luyện tập gò bó trên tuyển.

Khi quay lại luyện tập với CLB, Quyến đã có nhiều biểu hiện khác thường, uể

14
15

oải trong tập luyện, bất cần trong sinh hoạt và HLV dường như chẳng có tác dụng
gì đối với anh. Nhưng điều bất ngờ nhất chính là việc Quyến đã cùng một nhóm
cầu thủ đề nghị với lãnh đạo CLB thay HLV trưởng Nguyễn Văn Thịnh.

Ban lãnh đạo Pjico SLNA không khỏi ngạc nhiên bởi đây là việc làm chưa
từng có tiền lên tại CLB xứ Nghệ. Bản thân ông Thịnh là người không những được
CLB mà cả lãnh đạo tỉnh ủng hộ và tin tưởng. Ông cũng chính là người trực tiếp
dẫn dắt, bảo vệ, đưa Quyến đến với sự nghiệp bóng đá đỉnh cao (khi dự tuyển
không ít người “chê” Quyến vì anh nhỏ con, thể lực yếu).

Thế rồi mọi việc cũng tạm được gác lại vì V-League. Nhưng mới chỉ được
dăm ba trận đầu, một loạt cầu thủ đã bộc lộ hàng loạt biểu hiện bất thường, trong
đó nhiều người “đau không rõ lý do”. Tình thế thiếu người trầm trọng đã buộc
CLB phải dùng “hạ sách” là đưa 4 cầu thủ, trong đó có Phạm Văn Quyến, ra các
bệnh viện, trung tâm y tế hiện đại ở Hà Nội để kiếm tra xem đau thật hay “đau tư
tưởng”. Kết luận cuối cùng của các chuyên gia đầu ngành y học về TDTT (Thể Dục
Thể Thao): 4 cầu thủ trên vẫn có thể ra sân.

Và Phạm Văn Quyến vẫn ra sân trong màu áo P.SLNA, nhưng chẳng khác nào
một cái bóng. Ở hầu hết các trận đấu, khán giả đều la ó đòi HLV đuổi Quả bóng
vàng 2003 ra khỏi sân. Giải càng tiến tới các trận đấu nước rút, Quyến càng ngồi
ghế dự bị nhiều hơn và cặp tiền đạo thường được ông Thịnh tin dùng là Công Vinh
và James Omondi. Qua 14 vòng đấu, Quyến đã lập một “thành tích “ tệ hại: chưa
1 lần sút tung lưới đối phương.

Nhưng cũng Quyến ấy khi được ông Riedl gọi lên ĐTQG, đã lột xác thật sự.
Không còn vật vờ chạy theo bóng, để mất bóng quá dễ dàng trước hàng thủ đối
phương, Quyến lúc này luôn tả xung hữu đột.

Trong những trận đấu tập, Quyến luôn làm HLV Riedl hài lòng về tinh thần

15
16

cũng như khả năng thi đấu. Còn trong 2 trận đấu với Jubilo Iwata và Bucheon SK,
Quyến ghi những bàn thắng ở đảng cấp cao mà không phải cầu thủ naò ở tại
thười điểm ấy cũng làm được. Hình ảnh của Quyến tại SG 22 lại hiện về, song
dường như nó còn…rực sáng hơn.

Vì sao lại có những hình ảnh trái ngược như vậy ? Có lẽ chỉ mình Quyến giải
thích nổi. Không phải tài năng đã lụi tàn mà vấn đề là anh có thích hay không.
HÌnh như lúc này, Quyến đã biết dùng tới “quyền lực” của mình- đó là quyền năng
của một ngôi sao.

Việc Quyến “quậy” không phải người lớn không biết. Trước SG 21, Quyến đã
bị HLV Dido đuổi vì vi phạm nội quy. Hồi ấy nhiều người thương xót, nói: “Nó còn
nhỏ quá, mới thành công ở giải U16, giờ vào đội tuyển liền nên không ý thức
được”. Nhưng các trợ lý Phạm Huỳnh Tam Lang và Vũ Tiến Thành lạ khẳng định:
“Nó nhỏ mà hỗn quá, không xem các thày, các chú ra gì. Thằng này hỏng rồi…” Chỉ
có điều ở Nghệ An các bác, các chủ và các thày đều thấy Quyến hư, nhưng không
ai dám ‘”tát tai” Quyến. Nói là bỏ mặc cũng đúng nhưng nói là né tránh thì cũng
chẳng sai, vì Quyến còn được việc, còn ghi bàn và là cái máy hái ra tiền của CLB
(SLNA được hưởng 50% giá trị các hợp đồng tài trợ, quảng cáo của Văn Quyến).
Ông Nguyễn Thành Vinh “che chắn” cho Quyến khá nhiều ở cả đội tuyển lẫn ở
CLB. Ông Nguyễn Hồng Thanh nói rằng rất hiểu Quyến nhưng để đi sâu vào cuộc
đời, vào tâm tính của Quyến thì không. Đụng đến Quyến trong thời điểm ấy giống
như đụng đến cái gì to tát lắm. Quyến hình như cũng biết và tự cho mình cái
“quyền ưu tiên” ấy. Giống như nhiều người từng che chở cho Quyến, bản thân
Quyến không ngờ rằng bóng tối có ở ngay dưới chân đèn.

Những người ở cái thành phố Vinh bé nhỏ lại lại nhìn Quyến theo một khía
cạnh khác: khía cạnh ở những mối quan hệ bẹn bè mà Quyến rất dễ bị rủ rê. Lời
nhận xét của thày Thịnh rằng ở ở đội bóng Quyến có ít bạn là rất đúng. Tuy Quyến
không có bạn để chia sẻ nhưng “bạn” làm ăn và đánh quả dựa vào tài năng của
Quyến thì rất nhiều. Ở Nghệ An có một trung vệ mà Quyến lúc nào cũng “anh anh,
em em”. Đó là một trung vệ giỏi, nhưng cũng khét tiếng về những trận đấu đáng

16
17

ngờ. Quyến không phải thủ lĩnh nhưng là người rất dễ bị lôi kéo. Quyến biết rõ
năng lực của mình và tự hào với cái tài trời cho nhưng lại không bao giờ trang bị
cho mình cách tự bảo vệ.

Sau này HLV trưởng đội SLNA Nguyễn Thành Vinh mới thừa nhận rằng các
hoạt động bên ngoài sân cỏ đã tác động phần nào đến đời sống cầu thủ của
Quyến. Ông nói: “Chúng tôi thấy mình có lỗi trong chuyện này. Đầu tiên là việc để
Quyến tham gia quá nhiều những việc bên ngoài bóng đá như tỏng vòng chưa đầy
một tháng mà đã ký đến 3 hợp đồng quảng cáo. Thứ hai là quản lý chưa chặt, để
Quyến trò chuyện quá nhiều qua điện thoại với người hâm mộ mà sao nhãng việc
tập luyện”.

Nhiệm vụ chính là thi đấu (tập luyện và di chuyển liên tục khắc cả nước).
Quyến bị sa sút thể lực và tinh thần vì tốn quá nhiều thời gian để hoàn thành
trách nhiệm đối với các nhà tài trợ (quay phim, chụp ảnh, quảng cáo), tham dự
các cuộc giao lưu và trả lời thư, nói chuyện điện thoại với người hâm mộ. Từ khi
kết thúc SG 22, Văn Quyến luôn bị quấy rầy bới những cuộc gọi điện thoại di
động. Thậm chí Quyến phải thay đổi số điện thoại đến 4 lần và thường xuyên tắt
điện thoại để được yên thân.

Cứ thế, Quyến sống trong cái vỏ bọc an toàn của những quan chức, những
người có trách nhiệm sau này. Chẳng hạn như vụ “đại phẫu” ở đội bóng SLNA, khi
ấy Quyến đang tập trung ở đội tuyển, các quan chức VFF đã đưa Quyến từ Hà Nội
về nghe khiển trách bằng xe “VIP” rồi lại chờ để đón Quyến ra. Lúc này mới thấy
thèm một thứ tình thương chân thật của thầy Thịnh ngày nào. Thày Thịnh nói:
“Tôi từng phân tích ra 12 lỗi của nó để giúp nó nhận ra mà sửa, nhưng sau mỗi lần
qua án thì y như rằng nó có bàn thắng, có sự kiện và thế là nó lại lao theo thói hư
như con thiêu thân vậy”. Nhưng bây giờ ông thày ấy cũng bất lực vì hào quang
của Quyến lớn quá.

Quyến đã trở thành nạn nhân của sự nổi tiếng quá sớm ?

Tiền vào như nước

17
18

Trường quay của Hãng phim Truyện VN sáng chói ánh đèn flash. Quyến “béo”
tóc nhuộm vàng, đeo kính đúng mốt Hàn Quốc, khuôn mặt được chăm chút kỹ
lưỡng, bị “ken” chặt bởi một ekip làm phim hơn 30 người (trong đó già nửa đến
từ Hàn Quốc). Tận dụng 3 ngày nghỉ xen kẽ 2 vòng đấu V-League 2004, Quyến
trực chỉ ra Hà Nội và đã bị các nhà làm phim Hàn Quốc “dần cho nhừ tử”: 1 ngày
chụp ảnh, quay hình trong studio; 2 ngày quay ngoại cảnh tại SVĐ (Sân vận động)
Quốc gia Mỹ Đình.

Làm “diễn viên” có quá khó ? “Còn khổ hơn đá bóng chứ!”, Quyến “than”.
Dễ hiểu, bởi với một con người “động”, luôn chạy nhảy, ghi bàn trên sân cỏ như
Quyến thì chịu ngồi lì một chỗ suốt 5 giờ, dưới sức nóng tê người của đèn flash,
quả chẳng khác…cực hình. Ấy là chưa kể những “ưu ái” quá cuồng nhiệt mỗi lần
cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng này xuất hiện trước đám đông người hâm mộ.
Ngay cả các thành viên nữ người Hàn Quốc trong ekip làm phim quảng cáo cũng
tận dụng tối đa thời gian rảnh rỗi để xin chụp ảnh lưu niệm với cầu thủ ghi bàn
thắng quật đổ…”ông Kẹ” Hàn Quốc ở vòng loại World Cup 2004 khu vực châu Á.

Ngày 3/7/2004, một tờ báo đã giật tít: “Phạm Văn Quyến, cầu thủ có thu nhập
cao nhất Việt Nam hiện nay” đủ cho thấy đường tài chính của Quyến đi lên như
diều gặp gió sau khi anh ghi bàn thắng để đời vào lưới Hàn. Các show quảng cáo
bay đến tới tấp với “cậu bé vàng”.

Theo giá trị của bản hợp đồng kéo dài hết năm 2004 với hãng điện tử LG,
Quyến nhận 13000 USD (trong đó 3000 USD bằng hiện vật: tivi, điện thoại di động
và một số vật dụng cá nhân khác trang bị cho riêng Quyến). Theo nguyên tắc,
Quyến và CLB SLNA mỗi bên nhận 5000 USD từ thương vụ này.

Tuy nhiên, với khuôn mặt được các chuyên gia tiếp thị thương mại ví von là
“smiling face” (khuôn mặt cười, có thể bắt mắt người tiêu dùng), nhất là ảnh
hưởng của anh trên sân cỏ thì việc Quyến ký hợp đồng quảng cáo cho LG không
chỉ đơn thuần là để tăng thu nhập. Các đối tác này đã không giấu giếm ý định kéo
dài hợp đồng mà còn muốn biến Văn Quyến trở thành một biểu tượng cho sản
18
19

phẩm của hãng điện tử LG. Đặc biệt , Văn Quyến sẽ được các chuyên gia nước
ngoài tiếp thị hình ảnh như một “ngôi sao” có ảnh hưởng mạnh đến công chúng.

Hãng nước giải khát Pepsi cũng đưa hình ảnh Văn Quyến đứng lẫn vào các
siêu sao bóng đá thế giới như David Beckham, Raul, Roberto Carlos để lập nên
“bộ tứ siêu đẳng” quảng bá cho thương hiệu giải khát của mình ở Việt Nam.

[ Trích báo : Văn Quyến sắp gặp Beckham, Ronaldinho !


Với việc gia nhập đại gia đình Pepsi,tuyển thủ Văn Quyến sẽ có dịp tiếp xúc,
học tập kinh nghiệm của nhiều danh thủ bóng đá thế giới chuyên quảng cáo cho
thương hiệu Pepsi.

Chiều qua, 19-4, Công ty Pepsi Co Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo tại TPHCM
để giới thiệu tuyển thủ Phạm Văn Quyến chính thức gia nhập đại gia đình Pepsi và
sẽ tham gia các hoạt động xây dựng thương hiệu của công ty này trên thị trường
VN. Là thành viên của PepsiCo Việt Nam, Văn Quyến sẽ được tạo điều kiện để gặp
gỡ, tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm với nhiều ngôi sao bóng đá thế giới như
Beckham, Raul, Roberto Carlos, Ronaldinho...
Pepsi tiếp tục đồng hành với bóng đá VN, nhưng...

Tại buổi họp báo, lãnh đạo Công ty PepsiCo Việt Nam đã bày tỏ quan điểm của
mình về việc gắn bó với bóng đá VN. Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Tổng Giám đốc
PepsiCo Việt Nam, cho biết trong nhiều năm qua Pepsi luôn chú trọng việc xây
dựng hình ảnh thương hiệu của mình qua các chương trình tài trợ lĩnh vực âm
nhạc (nhạc trẻ) và thể thao (đặc biệt là bóng đá).

Ông Trai nói: “Việc ký hợp đồng với Văn Quyến khẳng định sự gắn bó mang tính
lâu dài của Pepsi đối với bóng đá VN. Pepsi sẽ tiếp tục đồng hành với bóng đá VN,
nhưng chúng tôi mong muốn có mối quan hệ bình đẳng giữa nhà tài trợ với LĐBĐ
VN. Trên thực tế, chúng tôi nhận thấy vẫn còn có những khoảng cách trong mối
quan hệ giữa LĐBĐ VN và nhà tài trợ”.

19
20

Trả lời câu hỏi của giới báo chí về việc LĐBĐ VN đang thiếu hụt tài chính và rất cần
sự tài trợ của Pepsi cho đội tuyển quốc gia trước Tiger Cup 2004, ông Trai nói:
“Chúng tôi sẽ suy nghĩ cách tham gia tài trợ theo phương thức nào vì chiến lược
tiếp thị của công ty trong từng thời điểm khác nhau nên có sự điều chỉnh phù
hợp. Theo tôi, vấn đề chính là LĐBĐ VN phải đưa ra những giải pháp hợp tác hợp
lý, có sự thống nhất và rõ ràng. Điều chắc chắn là Pepsi sẽ không bỏ bóng đá”.

Hơn 10 tỉ đồng để xây dựng thương hiệu với Văn Quyến, Mỹ Tâm
Trong thời gian cân nhắc các hình thức tài trợ cho cho bóng đá VN (đội tuyển
quốc gia hoặc một sự kiện bóng đá nổi bật), Pepsi quyết định đầu tư hơn 10 tỉ
đồng cho chiến lược quảng bá thương hiệu với hình ảnh cầu thủ Văn Quyến và ca
sĩ Mỹ Tâm trên thị trường VN.

Theo kế hoạch, hai ngôi sao bóng đá và ca nhạc đang được giới trẻ yêu thích sẽ ra
nước ngoài đóng phim, chụp ảnh quảng cáo cho nhãn hiệu Pepsi và những hình
ảnh này sẽ được giới thiệu rộng rãi trên thị trường VN vào mùa hè năm nay.
“Tôi rất tự hào khi là thành viên chính thức gia đình Pepsi, tôi rất muốn được gặp
danh thủ Beckham”- tiền đạo Văn Quyến tâm sự như vậy sau buổi họp báo. Nhân
dịp này, Văn Quyến đã tặng 10 triệu đồng và 3 chiếc TV cho đồng bào nghèo ở
Nghệ An. Cũng trong chiều qua, tuyển thủ Lê Huỳnh Đức đã đến chúc mừng Văn
Quyến. Khi còn là thành viên của gia đình Pepsi, Huỳnh Đức từng gặp gỡ, giao lưu
với nhiều danh thủ bóng đá thế giới. ]
(A.Tuấn – T.Trung)

Những cuộc ăn chơi và móc ngoặc của giới cầu thủ


Người đời thường nói : “Kiếm đồng tiền đã khó, biết cách tiêu sao cho đúng
đồng tiền mình kiếm ra còn khó hơn”. Với một người như Văn Quyến thì quả đây
là bài tính không dễ ! Hơn nữa áp lực của hào quang và cạm bẫy thường giăng đầy
trên đường đi của bất cứ ngôi sao nào…

“Bàn thắng này tôi dành cho Tổ quốc, cho mẹ thân yêu, cho đồng đội, cho
các thày trong ban huấn luyện, cho những người luôn yêu mến và đặt niềm tin”.
Phạm Văn Quyến đã phát biểu như thế sau khi ghi bàn “đốt lưới” đội Hàn Quốc.
Những lời lẽ khôn ngoan ấy từ miệng Quyến làm người ta vui thì ít, mà cảm thấy
lành lạnh sau gáy thì nhiều. Quyến đã “trưởng thành” nhanh đến thế kia ư ?

20
21

Nhưng có lẽ ít ai ngờ đấy chính là khởi điểm của giai đoạn trượt dài nơi
“thằng béo”. Những người sống quanh “Quyến”, hiểu tính nết “thằng béo” vẫn lo
ngay ngáy bởi kiểu trái tính trái nết rất khó lấy lại thăng bằng của Quyến sau
những lời ca tụng.

SG 22 thành công cùng với danh hiệu Quả bóng vàng tạo cho Quyến một
vòng hào quang, và Quyến bắt đầu chăm chút tới ngoại hình để tương xứng với
vào hào quang ấy. Cả thành phố Vinh không ai lạ mái tóc nhuộm vàng hoe như tài
tử Hàn Quốc và kiểu nghe điện thoại mở loa giữa quán cà phê trên phố Minh
Khai, nơi Quyến thường đến.

Quyến tậu cho mình một chiếc “A gù” , nhưng vài tháng sau đã thấy anh
“lướt” trên chiếc Dylan chạy lòng vòng thành phố Vinh làm các em lé cả mắt. Điện
thoại loại nào mới xuất hiện trên thị trường, thì y như rằng Văn Quyến sẽ là một
trong những người chủ sở hữu đầu tiên.

Sim điện thoại số đẹp thay liên tục, có lúc một mình Quyến sử dụng đến 4
sim. Thế rồi bạn gái cũng luôn…mới và thời gian dành cho những cuộc săn “hàng”,
ăn chơi dần dần nhiều hơn thời gian tập luyện. Những lần về Hưng Nguyên với mạ
Niềm cũng thưa dần. Quyến sa vào những mối quan hệ khó hiểu và dường như
Quyến đã quên những lời dặn dò của người mẹ mà Quyến thường lăn vào khó khi
buồn bực; đã không còn nhớ đến những khán giả đã hết lòng tin tưởng và dõi
theo từng bước chân của anh khi trái bóng lăn…

Chắc nhiều người còn nhớ sự kiện hy hữu trong làng bóng đá Việt Nam lúc
bấy giờ, một cầu thủ đã bị đâm thủng ruột sau khi rời vũ trường. Lúc ấy Văn
Quyến cũng có mặt.

23 giờ đêm 27/4/2003, vũ trường Phương Đông ( đường Trần Phú, thành

21
22

phố Đà Nẵng) sặc sụa khói thuốc lá và ngập ngụa hơi men của dân chơi bên những
chai rượu ngoại đắt tiền.

Đèn laser quét loang loáng trên sàn nhảy, soi rõ những gương mặt trẻ búng
ra sữa ăn mặc thật dị hợm. Mấy em vũ nữ õng ẹo cặp cổ các anh giai chán chê lại
ra giữa đám đông đang quay cuồng giật đùng đùng.

Thủ môn Đỗ Ngọc Thế (đội Đà Nẵng) say bét nhè cùng 3 đồng nghiệp trẻ nổi
tiếng của SLNA là trụ cột của U23 VN.

Vừa chiều hôm ấy, đội chủ nhà đã thắng dễ dàng đối phương 1-0, để lại nghi
án không mấy hay ho gì. Nhóm cầu thủ hai đội này thân nhau lắm. Chỉ có điều
không ai hiểu họ đi cũ trường chia buồn hay ăn mừng.

Cả nhóm cầu thủ quàng vai bá cổ nhau ngật ngưỡng rời vũ trường lúc nửa
đêm. Vừa ra đến cửa, bỗng một bóng đen để đầu đinh bặm trợn đã chực sẵn, rút
nhanh ra chiếc lưỡi lê súng AK, lạnh lùng đâm vào bụng thủ môn Đỗ Ngọc Thế
như một sát thủ chuyên nghiệp.

Một tên đồng bọn để xe nổ máy chờ sẵn dưới lề đường vọt ga đưa hung
thủ chạy mất. Ngọc Thế ôm bụng lảo đảo gục xuống, máy chảy lênh láng trên mặt
đường.

Nhóm cầu thủ SLNA, trong đó có cả “cậu bé vàng” Phạm Văn Quyến, hớt hơ
hớt hải ôm Ngọc Thế lên taxi đưa vào bệnh viện. Đám đông dân chơi bỏ chạy toán
loạn, rơi rớt lại những câu đoán mò về một cuộc thanh toán do giành gái trong vũ
trường lẫn nghi án lật kèo cá độ.

Cảnh sát điều tra quận Hải Châu mời 3 nhân chứng của SLNA có mặt trong

22
23

đêm ấy lấy lời khai và tạm khép lại vụ án. Cơ quan điều tra cũng ra quyết định
khởi tố vụ án và khởi tố 5 bị can, thu giữ cả chục chiếc xe gắn máy tang vật với
100 viên đạn, lựu đạn, một số hung khí , 4000 USD và 5 triệu đồng.

Thủ môn Đỗ Ngọc Thế bị đâm thủng ruột, buộc các bác sĩ phải tiến hành
phẫu thuật ngay vào lúc 2h sáng ngày 28/4 mới cứu sống được anh. Nhưng sau vụ
này, Ngọc Thế đã không còn cơ hội trở lại sân cỏ. Nhóm bạn anh ở SLNA thoát
chết và thoát khỏi nghi án cá độ ấy nhưng lại dính vào các phi vụ khác lớn hơn.

Ở Vinh cũng không ai lạ những thú ăn chơi sau giờ giới nghiêm (của đội
bóng) với đủ loại hưởng thụ kỳ lạ ở các khách sạn. Ở đấy Quyến cũng khá nổi
tiếng. Người ta chỉ thấy hào quang trên sân chứ không thấy được mặt trái của
một cầu thủ đổi đời quá nhanh và chọn lối sống hưởng thụ cũng quá chóng.

Những đoàn văn nghệ đến Vinh biểu diễn, nhiều cô gái đã tìm Quyến chỉ để
xem mặt và để…vui. Nghe nói trong số những cô bé chọn Quyến làm thần tượng,
có người sẵn sàng “hết mình” với Quyến.

Hơn một năm sau, theo báo Pháp luật TP HCM thì chuyện chơi bời, ăn nhậu
thâu đêm của nhiều cầu thủ đã đến mức không thể kiểm soát. Việc họ vượt rào ra
ngoài ăn chơi từ nửa đêm đã trở nên quá bình thường. Trong chuyện móc ngoặc,
dàn xếp tỉ số, họ sớm bộc lộ thêm khả năng diễn siêu hạng của các diễn viên điện
ảnh !

21 giờ tối ngày 7/7/2004, một ngày trước trận bán kết Cúp Quốc gia, đại bản
doanh của đội bóng chìm ngập trong màn đêm vì cúp điện. Các huấn luyện viên
chia nhau đi từng phòng cầu thủ kiểm tra và rất yên tâm khi thấy học trò mở
toang cửa đón gió và có người đã ngủ kỹ.

Tội nghiệp bọn nhỏ thật ! Mùa gió Lào bỏng da thế mà còn cúp điện thì gay
23
24

go quá. Mấy thày thắc thỏm lo cho các học trò rồi chia tay nhau…kiếm phòng
khách sạn lớn nhất thành phố Vinh có máy lạnh ngủ cho sâu giấc để mai còn chỉ
đạo cầu thủ đá cho ngon lành.

Các thày vừa đi khuất, một bóng đen trong căn phòng phía đầu hồi lồm cồm
ngồi dậy và rón rén ra cửa nghe ngóng động tĩnh. Hai, ba, bốn…bóng đen ở mấy
góc phòng khác nhón chân thật nhanh kéo nhau ra góc tường rồi cả nhóm phi
thân thuần thục qua hàng rào kẽm gai ra đường.

Một cầu thủ đội mũ lụp sụp che mặt, móc điện thoại gọi cho mấy chiến hữu
đến đón chứ không dám đi xe Honda ôm sợ bị phát giác. Khuya ấy, tại một khu
phố nhậu thâu đêm của thành phố Vinh, nhóm cầu thủ của hai đội bóng SLNA và
Thể Công chuẩn bị đá trận bán kết quyết định ngày mai vẫn còn chén chú chén
anh. Thỉnh thoảng họ lại chụm đầu vào nhau xì xào có vẻ bí mật lắm.

2 giờ sáng, cả nhóm ngật ngưỡng chia tay nhau leo lên mấy chiếc taxi. Còn
lại hai cầu thủ đội mũ che kín mặt nán lại ở góc đường. Chỉ 10 phút sau, một cô
gái trẻ chạy xe gắn máy đến giao tay lái cho một người và ngồi kẹp giữa chạy
thẳng đến một khách sạn nhỏ…

Chiều hôm ấy, trận bán kết diễn ra căng thẳng đến nghẹt thở không phải vì
những pha tấn công đẹp mà bởi những cú “bỏ bóng đá người” rùng rợn. Khi trận
đấu chỉ còn tình từng phút, thủ môn Dương Hồng Sơn không còn kiên nhẫn chờ
hết trận đã cố tình giật cùi chỏ vào đối phương để lĩnh thẻ đỏ rời sân.

Trọng tài chỉ tay vào chấm 11m. Sau đó là một màn kịch thật khéo: nhóm
cầu thủ mới nhậu đến rạng sáng nay hùng hổ kéo đến đòi ăn thua đủ với trọng
tài; khán giả trên sân thì nộ khí xung thiên đòi “thịt” tổ trọng tài Đặng Thanh Hạ
mà không biết rằng chính họ đã bị ăn một quả lừa đắng nghét.

24
25

Chỉ tội cho các HLV hốt hoảng không hiểu các học trò đá ra sao mà bị vỡ trận
thê thảm đến thế…SLNA thua đúng kịch bản vì quả 11m từ cú đánh cùi chỏ có một
không hai ấy.

Tan trận, những điệu buồn ủ dột thành thạo của các cầu thủ khéo đến nỗi
không ai nhận ra. Ông HLV trưởng Nguyễn Thành Vinh chết đứng ở một góc sân
lắc đầu: “Tôi không tin các cháu nó bán đứng đội nhà như thế ! Chẳng lẽ nó lại
bán đứng cả người hâm mộ ở cái đất Vinh này à?”

Chưa đầy một ngày sau, ông Vinh thừa nhận việc đau lòng ấy là một tai nạn
lớn trong đời HLV, chính ông cũng bị các học trò bán đứng !

Sự cố ấy khiến ông thày lão luyện của đám học trò từng được ông cưng
chiều mất việc. Đau đớn quá ! Bởi trước giờ bóng lăn của cái trận đấu tồi tệ ấy,
ông cũng đã nhận được một cú điện thoại báo sẽ có một số cầu thủ bán đứng đội
bóng.

Điều này sau đó được chính ông Chủ tịch CLB, lại cũng là người của ủy ban
xác nhận một cách giễu cợt rằng, các ông làm quản lý đội bóng gì mà chưa đá
người ngoài đã biết Sông Lam thua trên sân nhà.

Nghi án ấy khép lại bằng việc xử lý nội bộ ở đội SLNA và mãi sau này có đến
6 cầu thủ bị treo giò. Hai nhân vật chính là V. và S. giải nghệ luôn từ ấy, nhân vật
còn lại là Lê Quốc Vượng.

Mấy huấn luyện viên ở SLNA thở dài ngao ngán. Họ đau và tiếc cho một số
cầu thủ còn rất trẻ, mới nổi tiếng và mới đổi đời đã nhiễm bệnh ngôi sao rồi
ngông nghênh chẳng coi ai ra gì.

25
26

Có cầu thủ mới lớn lên bên đồng ruộng đã không còn nhớ đến những ngày
gian khổ của cả mình và gia đình, từng một nắng hai sương bán mặt cho đất bán
lưng cho trời…

Tiền kiếm được từ bóng đá quá nhanh và quá dễ khiến họ dễ sa ngã vào
những cuộc chơi vô bổ phá sức và phá cả hình ảnh của mình trước công chúng.
Họ về quê như trưởng giả mặc áo gấm về làng, với thói kênh kiệu nhìn đời bằng
nửa con mắt.

Khi ngôi sao lâm bệnh… sao !


Cuối cùng thì vẫn phải có người ra roi với “con ngừa chứng”. Đó chính là các
ông thày ngoại mà điển hình là HLV Tavares. Ngày 25/4/2004, ông đã ra quyết
định “động trời” là loại Văn Quyến khỏi ĐTQG.

Trước đó ông Tavares ngồi trên khán đài xem trận cầu đinh LG Hà Nội ACB
gặp SLNA. Ra sân bằng đôi giày đặc biệt màu xanh ngọc bích, chỉ sau 55 phút thi
đấu, Văn Quyến tiu nghỉu rời sân trong tiếng vỗ tay tán đồng của khán giả với
quyết định thay Quyến (!). Cùng lúc ấy, sau cái lắc đầu đầy thất vọng, HLV Tavares
quyết định… gạch tên Quyến khỏi danh sách ĐTQG.

Trong khi dư luận “sốc” nặng thì ông Tavares tỏ ra bình thản: “Khi Brazil vô
địch World Cup 1994, trong thành phần ĐT chúng tôi có Ronaldo. Dĩ nhiên mọi
người đều biết Ronaldo là mọt cầu thủ lớn, nhất là vào thời điểm ấy anh là thần
đồng bóng đá của Brazil. Thế nhưng Ronaldo chỉ được ngồi dự bị trong suốt
World Cup ấy. Dự bị và không một phút ra sân thi đấu ! Trường hợp của Văn
Quyến cũng vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi Quyến bị loại khỏi ĐTQG. Tôi đã quyết
định, và mọi người hãy coi đó là chuyện hết sức bình thường !”

26
27

Trước sự hoài nghi của các phóng viên, HLV Tavares bổ sung: “Tôi đã theo
dõi Quyến thi đấu 5 trận cho SLNA. Trừ trận gặp Ngân hàng Đông Á, 4 trận khác
phong độ của tiền đạo này kém quá. Trận gặp LG HN ACB đã thể hiện tất cả.
Phong độ của Quyến rất thấp, tôi không thể đưa anh ta vào đội hình được !”.

HLV Tavares đã tỏ ra bất bình với cách Văn Quyến xử sự khi bị thay ra: ưỡn
ngực, nghênh đầu và không thèm bắt tay đồng đội thế chỗ là Như Thuật. Ông nói:
“Một cầu thủ lớn thì không thể xử sự như vậy ! Loại Quyến chính là phần thưởng
“cho” Quyến nhiều thứ. ĐTQG do tôi cầm quân, chắc chắn Quyến không được lặp
lại hành động như thế !”.

Dư luận về cậu bé vàng bị loại khi ấy thật râm ran. Thay vì bênh vực một
cách mù quáng như trước kia, đã có những cái đầu tỉnh táo.

Nhà báo thể thao quá cố Chánh Trinh khi ấy cho rằng đây là một bài học lớn
để Văn Quyến trưởng thành: “Khi tuyển chọn cầu thủ vào ĐTQG, thông thường
HLV căn cứ vào ba yếu tố chính: đẳng cấp, phong độ và tinh thần thi đấu. Một cầu
thủ luôn chơi hết mình, cống hiến cho đội bóng với nỗ lực cao nhất dễ lọt vào mắt
xanh của HLV hơn là một cầu thủ tài năng nhưng lại thi đấu thiếu ổn định. Văn
Quyến bị loại vì không giữ được phong độ và chơi thất thường, thậm chí HLV
Tavares còn có thể không chấp nhận phong cách vẫn còn mang tính nghiệp dư của
Văn Quyến. Đây là bài học lớn đối với cầu thủ trẻ như Quyến. Tôi tin Văn Quyến
sẽ vượt qua được sự cố này, sự trưởng thành và nghị lực sẽ giúp anh trở thành
một cầu thủ lớn trong tương lai”.

Ông Nguyễn Thành Vinh- nguyên HLV trưởng đội SLNA, trước thường “bênh”
nay cũng tán đồng với Tavares dù “rất buồn”: “HLV Tavares có cơ sở khi loại Văn
Quyến, bởi tiền đạo này thi đấu không tốt trong vài trận gần đây, đặc biệt là trận
SLNA- LG Hà Nội ACB. Mỗi HLV đều có cách nhìn và đánh giá cầu thủ khác nhau
nên chúng ta phải tôn trọng quyết định của họ. Là thầy của Văn Quyến, tôi cũng
27
28

rất buồn khi Quyến bị loại, nhưng sự kiện mang lại mặt tích cực hơn cho anh: nhìn
lại những sai sót của mình để rút kinh nghiệm và hướng về phía trước…”

Ông Hồ Thu- HLV trưởng đội NHĐA Thép Pomina thì nhấn mạnh Quyến cần
thay đổi phong cách: “Sự uể oải của cầu thủ sẽ làm giảm hưng phấn và tâm lý
chung của toàn đội. Theo tôi, phong độ của Quyến bị ảnh hưởng vì những lần cầu
thủ này đi quay phim, chụp ảnh quảng cáo. Sự tập trung là rất cần thiết đối với
một cầu thủ chuyên nghiệp, do đó Quyến cần phải thay đổi phong cách và lối chơi
của mình”.

Xung quanh việc Quyến bị ông Tavares loại, đã có một cách đặt vấn đề
nghiêm túc hơn về tương lai của cầu thủ này với tiêu đề “ Một điển hình tài năng
sớm nở tối tàn ?”

Trước hết, Quyến khó thành tài vì thể hình, thể lực kém. Cách đây hơn 2 năm,
giới báo chí từng đề cập đến việc bóng đá VN đã hỏng một thế hệ cầu thủ, thậm
chí còn đưa ra dự báo, 15 năm nữa VN mới có cầu thủ hoàn hảo. Qua một nghiên
cứu của Viện Khoa học TDTT, lứa cầu thủ mà đại diện là các cầu thủ U16 VN nổi
đình nổi đám ở VCK giải U16 châu Á năm 2000 như Văn Quyến, Như Thuật, Lâm
Tấn, Ánh Cường, Khánh Hùng... chỉ là “sản phẩm” được sử dụng theo kiểu gá bợ,
chờ đào tạo sản phẩm hoàn hảo hơn. Đặc biệt, nhóm khoa học thuộc Phòng
Nghiên cứu phương pháp đào tạo tài năng thể thao- Viện Khoa học TDTT còn đưa
ra nhận định: Hai “thần đồng” bóng đá VN ở thời điểm ấy là Phạm Văn Quyến,
Phan Như Thuật cũng khó... thành tài trong tương lai, bởi hình thái (thể hình, thể
lực) rất kém, vì vậy Quyến và Thuật sẽ gặp nhiều hạn chế khi tiếp cận với bóng đá
đỉnh cao.

Thực tế đã chứng minh, dự đoán của các nhà khoa học ngày càng trở nên
chính xác. Sau giải U16 châu Á 2000, một loạt cầu thủ được chờ đợi ở đội U16 VN
lần lượt... sa sút: Ánh Cường mất hút với đội Hà Tĩnh, Minh Đức lận đận vì chấn
thương, Lâm Tấn, Như Thuật không tạo được ấn tượng đáng kể. Sự thể hiện rõ
28
29

nét nhất chính là thành phần đội Olympic VN ở SEA Games 22: Ngoài Văn Quyến,
10/11 cầu thủ đội hình chính đều không phải là những cá nhân được chờ đợi từ
đội hình U16 VN năm 2000.

Thứ hai, khó thành tài vì bản thân Quyến thiếu chuyên cần, tu dưỡng. Việc
Văn Quyến tỏa sáng ở SEA Games 22 khiến không ít người khấp khởi mừng vì có
thể “thần đồng” thoát khỏi cái “dớp” đen như nhiều cầu thủ cùng lứa. Tuy nhiên
sau SEA Games 22, Văn Quyến đã có dấu hiệu chững lại: hiếm khi tỏa sáng trong
màu áo SLNA, trong khi chỗ đứng ở ĐTQG lung lay dữ dội.

Sự nghiệp Văn Quyến sẽ sớm nở tối tàn? Một chuyên gia bóng đá cho hay,
sau thời kỳ dùng kỹ thuật khỏa lấp nhược điểm về sức bền thể lực, Văn Quyến bắt
đầu gặp trở ngại khi điểm yếu ấy ngày càng bị phô bày. Chỗ yếu về sức bền thể
lực đã khiến Văn Quyến không thể phát huy các phẩm chất kỹ thuật trong suốt
trận đấu. Văn Quyến chỉ thể hiện sức nhanh 3-4 lần/trận, quá thấp so với yêu cầu
của bóng đá hiện đại là phải duy trì tốc độ cao, ít nhất là 10-15 lần/trận. Việc Văn
Quyến chỉ ghi được 1 bàn thắng trong 10 trận đấu chính thức dưới thời HLV
Tavares bộc lộ rõ chỗ yếu của anh khi bị đối phương bắt bài.

Tất nhiên, trong sự sa sút còn có cả yếu tố chủ quan từ bản thân Văn
Quyến. Ví như việc Văn Quyến bị phân tâm vì các “sô” quảng cáo, ham vui và
thiếu chuyên cần trong tập luyện. Căn bệnh đang làm hại Quyến chính là “bệnh
sao”.

[ Trích báo: Nghi ngờ gian lận tuổi

Sau khi một loạt đồng đội của Văn Quyến ở đội U16 Vn dự giải U16 châu Á
2000 như Minh Đức, Văn Vinh, Đức Anh được Sở TDTT Nghệ An xin ủy ban TDTT
cho phép sửa tuổi, dư luận cũng nghi ngờ về tuổi thật của Văn Quyến. Thậm chí,
có người bóng gió rằng nếu Văn Quyến chưa phải là ‘sao”, chắc chắn sẽ bị phanh
29
30

phui, lật ra cái tuổi không phải sinh năm 1984 như đăng kí.
Tương tự, có HLV từng lý giải việc tiền đạo cùng thời với Văn Quyến là Ánh
Cường (Hà Tĩnh) lặn mất khỏi bóng đá đỉnh cao bởi không ai dám nhận một cầu
thủ có tới… 3 chứng minh thư nhân dân. ]

Ông Tavares chưa làm được gì nhiều cho bảng thành tích của bóng đá Việt
Nam. Thế nhưng, về mặt lý thuyết, ông có những nhận xét rất sắc sảo về Quyến
với tư cách một HLV chuyên nghiệp.

Sau 2 lần loại Quyến ra khỏi ĐTQG, ông đánh giá Văn Quyến là một ngôi sao
đang tự làm tắt mình: “Tôi đã trao cho Quyến rất nhiều cơ hội để Quyến có thể
xua tan những nghi ngờ trong tôi về khả năng của Quyến. Nhưng cậu ta không
làm được điều đó ! Hoặc cậu ta có thể làm được nhưng không muốn. Quyến tự
cho mình là một ngôi sao và trên thực tế Quyến đã từng là một ngôi sao, song
ngôi sao ấy đang tự làm tắt mình. Quyến không cố gắng, không có ý thức vươn
lên. Tôi thừa biết, không phải ai cũng hộ quyết định này của tôi, thậm chí có ý kiến
chê tôi quá vội vàng. Nhưng nếu không cương quyết loại Quyến, tôi sẽ có tội với
những cầu thủ khác đang rất nỗ lực hiến mình cho đội tuyển”.

HLV Taveres nuối tiếc: “Quyến là một cầu thủ có tài năng bẩm sinh. Kỹ
thuật cá nhân. Kỹ thuật cá nhân của Quyến cực tốt. Cậu ta lại lanh lẹ, tinh quái và
biết đá bóng bằng đầu. Nhưng trái tim và khối óc của Quyến không phải là một
khối thống nhất. Quyến thông minh và luôn hiểu tôi đòi hỏi điều gì trong đấu
pháp song cái tôi của Quyến lại lớn hơn. Quyến có những biểu hiện kỳ lạ trong
trận đấu. Phong độ của Quyến thất thường, lối chơi cũng thiếu ổn định. Mấy
tháng qua, Quyến không tạo được một dấu ấn cá nhân nào”.

Ông so sánh: “Hãy thử nhìn Huỳnh Đức. Đức nhiều tuổi hơn Quyến bây giờ
và cuộc đời chắc hẳn cũng phải chịu nhiều sóng gió, va đập hơn Quyến, nhưng
Đức luôn cố gắng. Đức không bị những vấn đề về tinh thần. Còn Quyến thì có đấy.
Ai bảo Đức không phải là một ngôi sao ? Tại sao Đức vượt qua những trở ngại
trong cuộc sống còn Quyến thì không ? Quyến là cầu thủ tôi hay nói chuyện nhất
30
31

trong đội. Không phải với tư cách thày trò mà trong tư cách của hai người đàn
ông. Tôi đã trải nghiệm gần như cả cuộc đời với bóng đá, với những niềm vui, nỗi
đau khổ do bóng đá đem lại. Tôi mang kinh nghiệm bản thân ra tâm sự với Quyến.
Quyến mất thăng bằng do cá tính, do hoàn cảnh và tôi luôn lựa để cậu ta tìm lại
được phong độ. Nhưng cậu ta không thu được cái tôi mong đợi. Rèn luyện bản
thân là thứ quan trọng nhất của một cầu thủ và Quyến chưa làm được điều đó!”

Tuy nhiên HLV Tavares cũng chưa cắt bỏ hết hy vọng của Quyến: “Cánh cửa
đội tuyển chưa đóng sập vĩnh viễn trước mắt Quyến. Nếu tiến bộ, Quyến sẽ được
gọi trở lại trước Tiger Cup. Nếu còn chút bản lĩnh của một người đàn ông có lòng
tự trọng, Quyến phải thay đổi”. Nhưng rồi ông lại tỏ ra hoài nghi: “Tất nhiên, tôi
cũng rất phân vân, Quyến sẽ thay đổi tâm tính bằng cách nào bây giờ nhỉ ? Quyến
đang đi trên con đường nào ? Có ai thấy không ? “

Theo nhà báo Hoàng Lịch, Văn Quyến đã bị loại không thương tiếc, không
chỉ vì phong độ sa sút, tinh thần thi đấu kém cỏi, mà còn bởi bệnh “ngôi sao” của
anh ta.

“Sau thành công ở giải vô địch U16 châu Á, đặc biệt ở SG 22, căn bệnh “ngôi
sao” và “tự mãn” của Văn Quyến ngày càng trầm trọng . Quả bóng vàng VN năm
2003 không còn thi đấu lăn xả nữa và rất lười tranh bóng. Cậu bé vàng của bóng
đá VN thường xuyên ở trong tư thế “chờ đợi” đồng đội tạo cơ hội chứ không tự
tạo cơ hội cho mình. Ngoài ra, tinh thần thi đấu và khát khao chiến thắng của
“thằng béo” cũng giảm sút đáng kể, sau SG 22. Vì là người nổi tiêng và được kỳ
vọng nhiều nên Văn Quyến ra sân thường với tâm trạng thi đấu giữ chân. Nhiều
người phải thốt lên một cách đầy phẫn nộ: “Thằng Quyến đá bóng như người mẫu
!”

Nhưng Quyến vẫn “cao số” ?


Các HLV Dido, Letard, và cả Tavares đều có lý do khi loại Văn Quyến, tiền
đạo được coi là cầu thủ của những trận đấu lớn. Nhưng thật trùng hợp, cả 3 nhà

31
32

cầm quân này đều sớm phải ra đi trong thất bại cay đắng, sau khi chân sút của
SLNA bị loại chỉ vài tháng.

Ở tuổi 17, Văn Quyến cùng cậu bạn Ánh Cường đã bị HLV Dido đuổi thẳng
khỏi đội U23 chuẩn bị dự SG 2001, vì tội mắc bệnh ngôi sao và lười tập. Khi nhà
cầm quân người Brazil yêu cầu hai cầu thủ này ra sân tập cơ bụng hồi phục, cả hai
đã không làm theo và nằm ra sân. Quyết định này hồi đó cũng được cả ban huấn
luyện ủng hộ vì cho rằng những bài tập bổ trợ không nặng, và hai cầu thủ này
hoàn toàn có thể chịu đựng được với sức trẻ của mình.

Quyến và Cường đã xin lỗi HLV Letard, nhưng ngay sau đó Quyến đã bất
ngờ xin rút lui với lí do “thể lực có hạn”. Chỉ hai tháng sau, HLV nóng tính như lửa
Dido phải ra đi sau khi không giành được huy chương tại SG 21, mang theo nhiều
tai tiếng trong cách ứng xử ở Việt Nam.

Ngay năm sau, ngày 28/5/2002, Văn Quyến bị HLV Letard "chê" và loại trong đợt
chọn quân cho đội dự tuyển U23, chuẩn bị tham dự SEA Games 2003. Nhà cầm
quân người Pháp cho rằng Văn Quyến đã có thái độ vô kỷ luật. Trong cuộc thi thể
lực, Quyến bị đánh giá dưới mức trung bình. Còn khi chia đội hình đá tập, cầu thủ
của SLNA gần như chỉ đi bộ trên sân và liên tục không chấp hành hướng dẫn khác
của HLV. Theo ông Letard, một cầu thủ dù có kỹ thuật khá nhưng thể lực và ý thức
kỷ luật kém thì không xứng đáng đứng vào hàng ngũ đội tuyển.
Và rồi, cũng chỉ 3 tháng sau (21/8/2002), chính HLV người Pháp này bị LĐBĐ Việt
Nam sa thải vì đã kém lại còn bảo thủ.

Sự trùng hợp đen đủi tiếp tục lặp lại với HLV Tavares, dù ông trở lại trong ánh hào
quang của 9 năm về trước. Tuy nhiên, lý do loại Văn Quyến lần này không phải bởi
tiền đạo trẻ sớm mắc bệnh ngôi sao hay vô kỷ luật nữa. Theo lời HLV Tavares, Văn
Quyến bị loại đơn thuần vì lý do chuyên môn, vào ngày 18/10/2004.

Quyến nói lời chia tay đội tuyển chưa đầy 2 tháng, thì sáng chủ nhật vừa rồi
HLV Tavares cũng đã phải nói lời chia tay cay đắng với đội tuyển sau những sai sót
của mình ở Tiger Cup.

4 lần Văn Quyến bị loại:

* Năm 2001, Văn Quyến bị HLV Dido loại khỏi danh sách dự SEA Games 21.

32
33

* Năm 2002, Văn Quyến bị HLV người Pháp Letard chê, và loại trong đợt chọn
quân cho tuyển U22, trước khi được HLV Riedl triệu tập dự SEA Games 22.

* 24/5/2004, HLV Tavares loại Quyến khỏi ĐTQG chuẩn bị cho trận vòng loại
World Cup, gặp Hàn Quốc.

* 18/10/2004, HLV Tavares lại loại Quyến, vài ngày sau trận thua Maldives 0-
3, cũng ở vòng loại World Cup.

Chương 3 : Vụ bán độ tại SEA Games 23


Người nước ngoài gọi bóng đá là môn thể thao Vua. Điều đó cũng đúng lắm
với người VN. Có lẽ, VN là nước chiếm số lượng đông nhất những người để
chuông thức dạy lúc 2h sáng để theo dõi những trận cầu đỉnh cao diễn ra trên thế
giới. Và câu chuyện quanh bàn café sáng kèm theo những cái ngáp ngắn ngáp dài,
lại vẫn là câu chuyện về bóng đá. Với ĐTVN, người hâm mộ, đặc biệt là giới trẻ, lại
càng dành cho những tình cảm đặc biệt. Những trận chúng ta thắng, ở nhiều
thành phố lớn, gần như cả thành phố xuống đường. Cờ hoa bát ngát. Và hát, và
ôm nhau như ở nhà đang có chuyện vui cần người chia sẻ. Trong thời gian, diễn ra
SG 23, đã có những thời điểm người hâm mộ được hưởng niềm vui như thế. Vì
vậy hễ hình dung vụ bán độ của một số tuyển thủ VN tại SG 23 đã làm họ phẫn nộ
và thất vọng như thế nào trong cảm giác bị lừa dối, bị “bán đứng”, bị coi thường
bởi chính những thần tượng của mình. Vụ bán độ trở thành một sự kiện gây tốn
nhiều giấy mực nhất trong lĩnh vực thể thao năm 2005 và kéo dài sang năm 2006.

Các chiến sĩ CSĐT đi theo đội tuyển U23 sang Bacolod chắc chắn đã có
những thông tin thu thập bằng nghiệp vụ của mình. Nhưng hành vi bán độ của
một số tuyển thủ tại SG 23 bắt đầu bị phanh phui trước công luận lại đến từ lời tố
cáo của những tuyển thủ kiến quyết nói “không” với bóng đá bẩn.

Tài Em: “Có người rủ tôi bán độ”


Thủ quân của đội U23 Việt Nam tiết lộ rằng cũng như một vài cầu thủ khác,
anh đã nhận được lời đề nghị bán độ từ đồng đội trước trận gặp Myanmar. Tuy
nhiên, tiền vệ Phan Văn Tài Em thẳng thừng từ chối, rồi thông báo điều này với
ban huấn luyện.

33
34

Cầu thủ nổi tiếng thật thà của Gạch Đồng Tâm Long An, được người hâm mộ
yêu mến đặt biệ danh “Hai Lúa”, khẳng định: “Trước trận gặp Myanmar, tôi vào
phòng của một đồng đội chơi, và người ta đã đặt vấn đề tôi làm độ. Họ nói rằng
nếu đội U23 Việt Nam thắng với tỷ số 1-0, tôi sẽ nhận được một khoản tiền. Lúc
đó, tôi từ chối thẳng thừng và khuyên họ không nên làm như thế rồi quay về
phòng ngay. Sau đó, tôi đã báo cáo với BHL”.

Trước đó, khi mới trở về Việt Nam sau SEA Games 23, tiền vệ Tài Em đã có
lần phàn nàn rằng, ở Philippines, Văn Quyến, Quốc Vượng, Văn Trương, Bật Hiếu
và Hải Lâm luôn miệng hỏi tiền thưởng. Thậm chí, có lần, nhóm 5 người này đã
thúc ban cán sự phải gặp gỡ LĐBĐ VN để đòi tiền thưởng.

Không chỉ mình Tài Em mà Quốc Anh, Phước Vĩnh và Tấn Tài cũng nhận
được lời đề nghị "làm độ". Tấn Tài, một “Hai Lúa” khác cũng được mời ra Hà Nội
để cung cấp thêm chứng cứ cho cơ quan CSĐT. Cầu thủ đội Khánh Hòa nói: “Tôi
thật sự bất ngờ khi nghe đến nghi án bán độ của các cầu thủ. Tôi mong sự kiện
này sớm sáng tỏ để người tốt kẻ xấu được phân định rạch ròi.

Quả thật, trong thời gian diễn ra SEA Games 23, tôi có nghe được một lời
đề nghị như vậy nhưng cứ ngỡ là lời nói đùa. Tôi đã nói thẳng với họ đừng bao giờ
đùa nhau như vậy. Và mọi người đều thấy, tôi vẫn thi đấu cố gắng hết sức, đến
nỗi bị chuột rút. Trong lần ra Hà Nội này, tôi sẽ hợp tác toàn diện với LĐBĐ VN”.

Văn Quyến tiếp tục làm việc với cơ quan điều tra xung quanh thời gian lưu lại
ở TP HCM sau khi trở về từ Philippines chiều 5/12, và chiếc phong bì đựng
tiền nhận từ “2 phụ nữ lạ mặt”.

Văn Trương cũng có buổi làm việc với C14 tại số nhà 14 phố Hồ Giám. Trong
hơn 2 tiếng đồng hồ (từ 14h05' đến 16h07'), hậu vệ đội Huda Huế chỉ phải làm
tường trình và trả lời một vài câu hỏi của nhân viên điều tra.

Hậu vệ Trần Hải Lâm và nhận được câu trả lời: "Tôi đang ở nhà tại Bắc Ninh.
Các nhân viên điều tra cho tôi về để làm tường trình và hẹn bao giờ cần, sẽ gọi tôi
lên". Quốc Vượng có thể cũng sẽ được mời làm việc với cơ quan điều tra sớm.
34
35

Như vậy hầu hết những tuyển thủ “có vấn đề” đã bắt đầu bị sờ gáy. Diễn
biến vụ án trở nên phức tạp hơn khi một số cầu thủ như Công Vinh, Tấn Tài bị xúc
phạm và đe dọa qua điện thoại.

Một nguồn tin cho biết, từ nhiều ngày nay, máy điện thoại của Tấn Tài đã
nhận được những tin nhắn lạ, đe dọa cầu thủ này vì cho rằng Tài là một trong
những người đã “bán đứng đồng đội”. Máy điện thoại của Công Vinh cũng đã
từng nhận được những tin nhắn tương tự.

Trước những diễn biến trên, lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã
đề nghị CA TP Vinh và CA tỉnh Nghệ An có phương án bảo vệ cầu thủ cầu thủ Công
Vinh. Chiều 16/12, trao đổi qua điện thoại giám đốc CA tỉnh Nghệ An Võ Trọng
Thanh cho biết, CA tỉnh đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ để bảo vệ cầu thủ
Công Vinh. Tuy nhiên ông Thanh cũng nhận định, vấn đề của Công Vinh chưa có gì
phức tạp, hơn nữa anh còn đang sống trong tập thể CLB và được nhiều người
khác bảo vệ. Được biết Công Vinh cũng đá có yêu cầu cải chính một thông tin cho
rằng Vinh chính là người đã tố cáo Văn Quyến và một số cầu thủ khác bán độ (?)

Về phần Tấn Tài, CA tỉnh Khánh Hòa cho biết, chưa nhận được thông tin Tài
bị đe dọa, và cũng chưa nhận được đề nghị bảo vệ Tài.

Mối lo ngại về một kịch bản “giết người diệt khẩu” không phải là không có
cơ sở. Và nếu đúng như thế thì nguy to bởi tầm cỡ và tính chất nghiêm trọng của
nó !

Các chứng cứ dần hé lộ


Tiếp tục thẩm vấn 12 nghi can và nhân chứng (có liên quan đến nghi án bán
độ của một số cầu thủ U23), CQĐT đã bước đầu thu thập được những chứng cứ
về đường dây bán độ và xác định vai trò của những nghi can chính.

Nguồn chứng cứ thứ nhất là thông tin về các cuộc đàm thoại, trao đổi, bàn
35
36

bạc “bí ẩn” giữa một cựu tuyển thủ quốc gia (kẻ cầm đầu một đường dây cá độ
lớn ở miền Trung) với một số cầu thủ U23 (nằm trong diện nghi can) trong thời
gian SG 23. Các cuộc đàm thoại này đã được CQĐT giải mã làm rõ, tuy chưa chính
thức công bố nội dung nhưng cho thấy có nhiều dấu hiệu liên quan đến chuyện
mua bán độ.

Nguồn chứng cứ thứ hai của vụ án trên chính là thông tin từ các cầu thủ từ
chối làm độ, kịp thời báo cáo với một số lãnh đạo của đội tuyển (trước 2 trận Việt
Nam gặp Myanmar và Malaysia) và cán bộ an ninh về nhóm cầu thủ có dấu hiệu
bán độ và lôi kéo đồng đội vào “đường dây đen”. Không chỉ vậy, các nhân chứng
này còn cung cấp thêm một số tình tiết rất quan trọng có thể là những “mắt xích”
đặc biệt dẫn đến những bước ngoặt mới của vụ án (trong đó có cả việc Văn Quyến
nhận được phong bì tiền từ 2 người phụ nữ “bí ẩn” trên đường ra sân bay Tân
Sơn Nhất).

Một nguồn tin khẳng định, chiều 19/12, Văn Quyến đã thừa nhận có việc 2
phụ nữ (sau này được xác định đó chính là Quốc Vượng và bạn gái của Vượng)
chuyển đến chiếc phong bì (bên trong đựng 20 triệu đồng) cho Quyến. Nhưng
CQĐT vẫn phải tiến hành xác minh tung tích của “2 người phụ nữ” để xác định số
tiền thật sự trong đó. Bởi nếu đây là số tiền mà Văn Quyến nhận được sau phi vụ
bán độ thì không thể ít ỏi như vậy (?)

Nguồn chứng cứ thứ ba mà CQĐT thu thập được chính là những lời khai ban
đầu của Văn Quyến, Hải Lâm, Văn Trương, Bật Hiếu và Quốc Vượng trong suốt
một tuần qua. Có thể nói quá trình đấu tranh thẩm vấn, khai thác đối với Văn
Quyến liên tục trong 6 ngày qua là một “bài toán” lớn đối với cơ quan điều tra
viên. Mấy ngày đầu, Quyến có thái độ bất hợp tác với CQĐT và thực hiện “năm
không” (không biết, không nghe, không thấy, không rủ, không bán độ). Nhưng rồi,
từ mâu thuẫn trong những lời khai của Quyến, các điều tra viên đã phân tích, mổ
xẻ cho cầu thủ này thấy sụ bất hợp lý để thuyết phục Quyến chí ít cũng phải nói ra
“một phần” sự thật.

Bằng việc công bố cho Quyến biết “lời khai của một cầu thủ trong nhóm
nghi can là Hải Lâm đã bước đầu thừa nhận việc bị Văn Quyến rủ rê bán độ trước
trận đấu của U23 Việt Nam với Myanmar” và lời khai thú nhận tương tự của Văn
36
37

Trương về việc bị Quyến rủ “làm độ” cùng thông tin về các bản tường trình của
các nhân chứng Tài Em, Tấn Tài (vạch trần việc rủ rê bán độ của của nhóm cầu thủ
nghi can), các điều tra viên đã “bẻ gãy” sự ngoan cố “bền bỉ” của Quyến.

Cuối cùng, một đòn tâm lý ngoạn mục được tung ra…

Đêm ngày 18/12, Quyến được ưu ái cho gặp cô bạn gái xinh xắn là sinh viên
ĐH Kinh tế Quốc dân. Cuộc gặp riêng trong hơn 1 giờ đồng hồ (các điều ra viên tế
nhị lui ra ngoài), làm Quyến tươi tỉnh hẳn lên, dù lời đề nghị nghỉ qua đêm với bạn
gái của Quyến (!) đã bị cơ quan CSĐT từ chối.

Cũng hôm đó, sau mấy ngày thẩm vấn, Văn Trương buồn bã tâm sự với cán
bộ điều tra: Mấy hôm nữa (22/12) sẽ là ngày bố mẹ và hai chị dự định đi hỏi vợ
cho Trương. Đó là cô bạn gái quen đã lâu và Văn Trương hứa sau SG 23 sẽ làm
đám cưới. Người cán bộ điều tra an ủi và hứa chắc chắn sẽ cho Trương về lo
chuyện cưới xin nếu thành thật khai báo. Chiều hôm đó, Văn Trương đã khai hết.
Tiếp đó là đòn quyết định: Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa Quyến và Trương. Và
Quyến không còn bướng bỉnh nữa.

Đến chiều ngày 19/12, Văn Quyến đã thừa nhận việc cùng với một số người
khác có hành vi rủ rê đồng đội bán độ và bắt đầu viết tường trình chi tiết về quá
trình này. Được biết, trong “đường dây đen”do một cựu tuyển thủ quốc gia (ở
Nghệ An) chủ mưu thì Văn Quyến cùng Quốc Vượng đóng vai trò là người “nhận
độ” chắp nối với một số cầu thủ U23 và rủ rê, lôi kéo những người khác. Quyến và
kẻ chủ mưu này đã có những cuộc điện thoại để bàn thảo xung quanh việc “ra độ”
và “nhận độ” rồi tiến hành triển khai tại Bacolod, Philippines.

Theo một số nguồn tin cho biết, số tiền mà đường dây đen chi ra cho các cầu
thủ bán độ là khoảng 1,3 tỉ đồng (khoản tiền này đã chi cho một số cầu thủ ngay
từ khi họ từ Philippines về Việt Nam). CQĐT tiếp tục tiến hành xác minh số tiền
mua bán độ nói trên vì nó dường như thấp hơn phi vụ mua bán độ lên tới 6 tỉ
đồng trong trận Việt Nam- Malaysia 0-2 ở SG 21 mà dư luận đang xôn xao.

Cùng lúc, CQĐT sẽ tiến hành xác minh, làm rõ sự chuyển dịch trong thời
gian gần đây của tổng số tiền gửi trong tài khoản các nghi can. Từ những nguồn

37
38

chứng cứ nêu trên, CQĐT đã báo cáo toàn bộ quá trình điều tra ban đầu và đề
nghị cấp có thẩm quyền cho phép khởi tố vụ án “đường dây đen” mua bán độ liên
quan đến một số cầu thủ U23.

Lột mặt nạ
Cục CQĐT tội phạm về TTXH (C14) Bộ Công an đã bước đầu làm rõ chi tiết việc
bàn bạc và thủ đoạn cá độ của nhóm cầu thủ U23 VN.

Việc đó diễn ra ngay trước trận vòng bảng U23 VN gặp U23 Myanmar. Ngày
24/11, sau cuộc họp kỹ thuật giữa đội U23 VN và U23 Myanmar, một nhóm cầu
thủ U23 VN đã tụ tập tại phòng 214 khách sạn Circle Inn (Bacolod, Philippines)-
khách sạn mà đội tuyển đóng quân- để bàn bạc việc cá độ.

Nhóm cầu thủ này gồm: Phạm Văn Quyến, Lê Quốc Vượng, Lê Văn Trương,
Trần Hải Lâm và Lê Bật Hiếu. Tại cuộc “họp kín”, Quốc Vượng chính là cầu thủ đầu
tiên đã nêu ra việc bán độ. Vượng cho biết, chỉ cần U23 VN đá thắng U23
Myanmar với tỉ số 1-0, các cầu thủ sẽ nhận được 2 khoản tiền thưởng…

…Một là tiền của Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) thưởng nóng sau khi thắng
trận ( số tiền này là 250 triệu đồng- PV). Khoản thứ hai Vượng nêu chính là… tiện
nhận được từ dân cá cược. Nếu thực hiện đúng theo thỏa thuận, mỗi cầu thủ
trong đội sẽ được dân cá độ thưởng 20-30 triệu đồng.

Trong lúc các cầu thủ còn đang phân vân, chính Văn Quyến là người đồng
tình đầu tiên, thậm chí còn nói một câu trấn an đồng đội, đại loại: Có sao đâu,
thắng 1-0 vẫn là thắng. Ngay sau đó, Văn Trương, Hải Lâm và Bật Hiếu đều đồng ý
đồng ý với phương án làm độ như trên.

Lôi kéo Tài Em, Quốc Anh, Tấn Tài, Phước Vĩnh…
Mặc dù 5 cầu thủ trên đã “giơ tay biểu quyết”, song Quốc Vượng vẫn chưa
thực sự an tâm. Vượng “chỉ đạo” Văn Quyến mời đội trưởng Tài Em, gọi điện rủ
Quốc Anh, Phước Vĩnh, Tấn Tài đến phòng, để lôi kéo thêm các cầu thủ này tham
gia.
Tuy nhiên, điều mà Quốc Vượng, Văn Quyến không ngờ là tiền đã không
“mua” nổi người đội trưởng có tiếng là bộc trực, thẳng thắn như Tài Em. Dường
38
39

như đoán biết rằng dù mình không tham gia làm độ thì 5 cầu thủ kia vẫn âm thầm
tiến hành, Tài Em đã báo cáo ngay vụ việc lên BHL đội U23 VN.

Chỉ tiếc rằng, trong cuộc chiến với những người đồng đội tiêu cực, Tài Em
quá đơn độc. Kịch bản được nhóm cầu thủ tiêu cực dựng sẵn diễn ra khá hoàn
hảo trên sân vận động. Quốc Anh lúc họ tuy không bày tỏ ý kiến của mình có tham
gia bán độ hay không, nhưng khi vào trận thì lại thực hiện rất “nghiêm túc” cam
kết ấy. Hai tình huống ghi bàn mười mươi nhưng Quốc Anh đều đá ra ngoài, khổ
thân người hâm mộ khi đó chỉ biết tắc lưỡi tiếc cho Quốc Anh “không có duyên”!
Kết quả chung cuộc, U23 VN thắng U23 Myanmar với đúng tỉ số các ông trùm cá
độ đưa ra để mua các cầu thủ: 1-0.

Sau gần một tuần làm việc tích cực, Cơ quan CSĐT đã có trong tay lời khai khá
trùng khớp về các tình tiết trên của 6 nhân chứng và 5 đối tượng liên quan. Kết
hợp với các chứng cứ khác thu thập được, cơ quan điều tra nhận định đã có đủ
căn cứ kết luận Quốc Vượng là chủ mua vụ cá cược, bán độ: Văn Quyến có vai trò
người giúp sức đắc lực cho Quốc Vượng.

Ung dung ở lại TPHCM nhận tiền

Qua đấu tranh khai thác, Quốc Vượng và Văn Quyến đã khai nhận, sau khi tổ
chức thành công vụ bán độ kể trên và trở về VN, họ cùng với Bật Hiếu đã lưu lại
TPHCM trước khi ra HN để “thanh toán” tiền cá độ.

Văn Quyến đã nghỉ tại khách sạn Thanh Bình 1 (Tân Bình). Nhóm cầu thủ trên
không hề hay biết, mọi hành tung đáng ngờ của họ tại TPHCM đang nằm trong
vòng giám sát chặt chẽ của của CQĐT.

Ngày mùng 5/12, Văn Quyến đã gọi điện hỏi Quốc Vượng trả tiền thắng cược
trận gặp Myanmar. Y hẹn, Vượng đã cùng một cô gái (được xác định là L., bạn gái
của Vượng), đi xe máy đến khách sạn Thanh Bình 1 trao cho Văn Quyến một
phong bì tiền, ngay trước giờ Quyến lên taxi ra sân bay Tân Sơn Nhất để ra Hà
Nội.

Lên taxi, Quyến đã ung dung ngồi bóc phong bì và đếm được 20 triệu đồng.
CQĐT bộ phận phía Nam cũng đã thu thập được lời khai xác nhận thông tin này
39
40

của người lái xe taxi và người phụ nữ tên L. Những lời khai được chuyển ra Hà Nội
để bổ sung vào hồ sơ vụ án.

[ Trích báo: Quốc Vượng nhận tiền ở TPHCM từ một trùm độ ?

Những kết quả điều tra mới cho thấy, Quốc Vượng vẫn còn “quên” nguồn
gốc khoản tiền hơn 100 triệu đồng mình có khi về đến TPHCM. Khi mới bị bắt,
Vượng khai là tiền lương, thưởng của mình mang sang Philippines để mua hàng.
Tuy nhiên, tại sao không đưa cho mỗi cầu thủ tham gia bán độ ngay 20 triệu đồng
từ bên đó mà về TPHCM mới đưa, thì bị can này không trả lời được.

Hiện này, sự nghi vấn về khoản tiền này đang dồn vào một trùm cá độ ở Nghệ
An- người cũng vừa bị CQĐT triệu tập. Nhiều khả năng, Vượng nhận được số tiền
trực tiếp từ tay trùm cá độ này. Đường dây cá độ này không chỉ gói gọn ở khu vực
Nghệ An mà còn vươn lên vào đến TPHCM. ]

“Tiền thưởng” cho trận làm độ thắng Myanmar là 1,5 tỷ đồng?

Một thông tin đáng chú ý khác cho biết, trên đường bị đưa vào Trại giam
T16 tối ngày 20/12, Văn Quyến đã chủ động xin với cán bộ điều tra để khai thêm
chi tiết: Quốc Vượng chính là người chủ mưu cá cược, bán độ.

Sau khi U23 VN thắng U23 Myanmar 1-0, Quốc Vượng thông báo lại với
Quyến số tiền thưởng từ cá cược cho các cầu thủ lên đến 1,5 tỷ đồng. Lời khai này
của Quyến đang được CQĐT xác minh.

Bên cạnh đó, việc cơ quan điều tra thực hiện khám xét khẩn cấp nơi ở và nơi
làm việc của Văn Quyến, Quốc Vượng dựa trên lời khai của 2 cầu thủ này về nơi
cất giấu số tiền có được từ thu nhập bất chính.

Toàn bộ số tiền mà C14 thu được của Quyến-Vượng đều là những tài sản
liên qua đến cờ bạc, cá độ. Thậm chí, Quyến và Vượng còn khai rất cụ thể có bao
nhiêu tiền, loại mệnh giá nào, để ở đâu…

40
41

C14 cũng vận động những cầu thủ, cá nhân liên quan khác ra đầu thú và khai
báo thành khẩn để được hưởng khoan hồng.

Mở rộng vụ án, C14 tích cực điều tra để đưa ra ánh sáng những ông trùm cá
độ- những kẻ đã làm hư hỏng các cầu thủ đầy triển vọng và tài năng như Văn
Quyến, Quốc Vượng bằng “những viên đạn bọc tiền” !

HLV Hữu Thắng (SLNA) “giật dây” Quyến và Vượng bán độ ?

HLV Hữu Thắng từng là tuyển thủ quốc gia, nhiều năm thi đấu trong màu áo
SLNA ở vị trí trung vệ và có một tiếng nói khá “trọng lượng” với các cầu thủ trẻ,
đặc biệt là những cầu thủ như Huy Hoàng, Quốc Vượng, Văn Quyến,…

Hữu Thắng cũng chính là người đã nhận được sự ủng hộ của nhiều cầu thủ
trẻ trong việc P.SLNA tìm người cầm quân sau cuộc “đại phẫu” hồi tháng 8/2004.
Khi HLV Nguyễn Văn Thịnh được giao nhiệm vụ dẫn dắt đội P.SLNA, đã có một
cuộc lật đổ ngấm ngầm đối với ông từ các cầu thủ trẻ, bằng rất nhiều “độc chiêu”
như giả vờ chấn thương, thi đấu bết bát…Những “độc chiêu” đó đó không ngoài
mục đích gây sức ép với lãnh đạo CLB, đưa Hữu Thắng vào ghế HLV trưởng. Và họ
đã thành công.

Có thế lực ngầm nào đằng sau Văn Quyến, Quốc Vượng ?

Theo tài liệu của các đồng nghiệp báo CATPHCM, P.SLNA là một đội bóng
chìm ngập trong tiêu cực của nạn tiêu cực của nạn cá độ, tranh giành quyền lực,
sát phạt lẫn nhau, mua bán tỉ số,…

Và tất cả đều liên quan đến một ekip cầu thủ chủ chốt của SLNA và tuyển
Quốc gia. Đứng đầu ekip này không ai khác chính là những cái tên Nguyễn Phi
Hùng, Huy Hoàng và đặc biệt HLV trưởng hiện tại của CLB: Nguyễn Hữu Thắng.

Theo nguồn tin này, vào thời điểm cuối mùa bóng 2000-2001, Hữu Thắng là
người trực tiếp tiến hành dàn xếp tỷ số nhằm giúp đội bóng SLNA giành chức vô
địch. Khi đó, khoản chi phí dàn xếp mà Hữu Thắng báo cáo lại với lãnh đạo đội

41
42

bóng hết tới 320 triệu đồng khiến cho nhiều thành viên lãnh đạo đội phản ứng
gay gắt.

Sự việc sau đó bị lật tẩy bởi số tiền thật sự mà Thắng đã dàn xếp chỉ hết 150
triệu đồng, những người “nâng” giá bồi dưỡng trở nên bẽ mặt và nội bộ SLNA bắt
đầu mâu thuẫn từ đó.

Cũng theo nguồn tin trên, trong những ngày đầu khi Văn Quyến và Quốc
Vượng bị triệu tập thì chính HLV Nguyễn Hữu Thắng là người đã đưa Văn Quyến
đi trên chiếc xe biển số 37A-0899 ra Hà Nội. Thắng đã cùng ở lại với Văn Quyến tại
Hà Nội trong 3 ngày đầu.

Khi chiếc xe đưa Văn Quyến vào gần đến trụ sở Cục CSĐT tội phạm về trật
tự xã hội, trong xe lúc nào cũng có một người đội mũ che kín mặt ngồi băng ghế
sau với Quyến. Đó chính là Hữu Thắng.

Khi đến cửa trụ sở công an, thấy phóng viên tập trung đông quá, Thắng yêu
cầu lùi xe lại, sau đó cho Văn Quyến đi taxi vào trụ sở công an, còn Thắng rút lui.
Đến khi Quyến bị CQĐT yêu cầu ở lại hợp tác điều tra thì Hữu Thắng mới quay về
Nghệ An.

Có thông tin cho rằng, ý đồ ban đầu là Thắng muốn ra thăm dò hóng “chạy
chọt” cho Quyến nhưng đã phải thất vọng quay về.

Nhiều nguồn tin khẳng định, Nguyễn Hữu Thắng chính là người “giật dây” và
gây sức ép cho đàn em Văn Quyến- Quốc Vượng bán độ. Trước đó, Quyến và
Vượng đã ăn chơi, nợ nần quá nhiều khiến các chủ nợ hăm dọa, khống chế,…

Vào những ngày cuối năm 2005, Quốc Vượng đã có nhiều lời khai chi tiết
về vụ bán độ và tổ chức bán độ của mình trong trận gặp Myanmar ngày 24/11.
Theo đó, hai chủ mưu Quốc Vượng- Văn Quyến đã thu về cả tỉ đồng và chỉ chia
cho “đồng đội” khoảng 200 triệu. Hai cầu thủ này nhận chơi cá độ bóng đá quốc
tế thường xuyên và rất nhiều lần bị thua cháy túi. Vượng đã bàn với Quyến thật
42
43

kỹ trước khi thực hiện hành vi tổ chức bán độ để trả một khoản nợ rất lớn lên đến
vài trăm triệu đồng.

Ban đầu, hai cầu thủ này tính đánh lẻ, nhưng sau nhiều lần suy tính, cả hai
thấy không thể chắc ăn được nên đã rủ rê thêm nhiều cầu thủ. Vượng láu cá bật
mí cho các “chiến hữu” nếu thực hiện đúng hợp đòng, mỗi người sẽ nhận từ 20
đến 30 triệu đồng.

Thực chất số tiền cá độ trong trận này rất lớn nhưng Vượng và Quyến đã
giấu kỹ với âm mưu trục lợi cho riêng mình. Trước khi lên đường sang Bacolod,
Quốc Vượng đã nhiều lần học kín với các tay trùm cá độ ở Việt Nam. Khi đã thực
hiện trót lọt phi vụ bán độ và về đến sân bay Tây Sơn Nhất, Vượng đã được đàn
anh ứng trước 200 triệu đồng để đưa cho các cầu thủ đã bán mình.

Từ lời khai của các tay trùm cá độ, Quyến và Vượng vừa chơi cá độ bóng đá
quốc tế vừa mượn tiền ăn chơi xả láng đến nỗi không có khả năng chi trả. Trước
trận đấu, Vượng nhận hợp đồng với các trùm bán độ ở Vinh và giao kèo sẽ trừ hết
các khoản nợ gần 1 tỉ cho mình và Quyến.

Hai cầu thủ lão luyện trên sân bóng nhưng non nớt trường đời đã bị lọt tròng
các tay tổ giang hồ và chịu bó tay để chúng khồng chế. Cá đã cắn câu đúng vào
thời điểm đội tuyển sang Philipines. Trước ngày lên đường, hai cầu thủ này đã bị
hăm dọa sẽ bị “thịt” nếu không trả nợ va không làm theo lời các ông trùm. Trước
nguy cơ thân bại danh liệt khi giao du với giới xã hội đen và không trả nợ sẽ bị
thanh toán, Quyến và Vượng đã nhắm mắt làm liều.

Sau khi các trùm cá độ ở Vinh lần lượt “xộ khám” và khai ra nhiều tình tiết
liên quan đến việc giật dây hai con tốt thí, Vượng và Quyến đã khai báo thành
khẩn hơn. Theo nhiều nguồn tin, vợ chồng trùm cá độ Lĩnh”sư” ở Nghệ An vừa bị
bắt chính là người đã gọi điện thoại cho Quốc Vượng đang ở Bacolod để bàn bạc
chi tiết việc làm độ.

Đáng chú ý là Quốc Vượng đã khai ra nhân vật chủ chốt chỉ đạo mình và Văn

43
44

Quyến bán độ chính là đàn anh Hữu Thắng. Vượng còn khai “anh Thắng bảo sao
làm vậy” và bản thân buộc phải chơi trò tiêu cực ấy để lấy tiền trả nợ.

Quốc Vượng: Từ bản lĩnh sân cỏ đến bản lĩnh … cá độ


"Tôi sạch nên không có gì phải sợ. Việc phải qua thì nó sẽ qua”. Chưa đầy 2 ngày
sau tuyên bố khẩu khí ấy, Vượng gục đầu nhận tội chủ mưu và lôi kéo Văn Quyến
cùng một số đồng đội làm độ.
1. 19 tuổi, Quốc Vượng từ lò bóng đá SLNA đầu quân cho đội bóng Hoàng Anh Gia
Lai. HLV Nguyễn Thành Vinh ngày đó đã sớm nhận ra trong con người của Vượng
có một phẩm chất thủ lĩnh, quyết liệt cả ở trong sân lẫn ngoài đời.

Hơn một năm cày ải cùng HAGL ở V-League, Vượng trưởng thành cả trong sân
lẫn ngoài đời.

Cùng HAGL ra Hà Nội thi đấu với Hàng không Việt Nam, khi đó vẫn còn là một
đội bóng mạnh với hàng loạt cầu thủ CAHN cũ, Vượng làm tan nát đội bóng của
Minh Hiếu bằng những đường chuyền tinh quái và một cú ghi bàn không thể chê
vào đâu.

Lúc đó, ngồi trên khán đài sân Hàng Đẫy, một HLV lão làng đã gật gù: “Thằng
này khá và sẽ còn rất khá!”.

Vượng đá càng lúc càng lên chân. Nhưng điểm son của Quốc Vượng chính là
việc đã cùng Minh Đức, Mạnh Dũng dũng cảm đứng ra tố cáo những cầu thủ đã
“bán mình cho quỷ” ở Cúp C1 Đông Nam Á, khi HAGL đang thi đấu ở Indonesia.

Khi Việt Thắng và Lương Trung Tuấn bị treo giò với những án kỷ luật thật
nặng, cũng là lúc Vượng gieo niềm tin vào lòng mọi người, niềm tin về một cầu
thủ trẻ thẳng thắn và thật sạch.

2. Vượng đá lên chân trên sân cỏ và cũng bắt đầu “nâng cấp” bản lĩnh của mình
ngoài xã hội, với những mối quan hệ, giao du được các đàn anh “thiết kế”.

Với các cầu thủ trẻ ở lò SLNA, những cầu thủ đàn anh ở đội 1 luôn được coi
là thần tượng, là hình mẫu. Vượng sống thẳng theo đúng suy nghĩ của một cầu
thủ đang trưởng thành, nhưng cái đầu sắc sảo của Vượng lại cũng rất biết chiều
chuộng đàn anh.

44
45

Một năm trời ở HAGL, nơi “đàn anh” Phi Hùng cũng đầu quân, Vượng trở về
SLNA khi các thầy nhận ra “quả xanh đã đến ngày chín”.

Vượng vẫn đá lên chân và rộng đường lên tuyển. Một tháng trước ngày diễn
ra SEA Games 22, nghi án bán độ ở JVC Cup diễn ra, Như Thành bị đuổi như một
đòn cảnh cáo, nhắc nhở những nghi can còn lại.

Ngày ấy, người ta đã từng nhắc đến Quốc Vượng như là người đã đứng ra tố
cáo các đồng đội tiêu cực bằng tất cả sự quyết liệt của mình, nhưng lại cũng có
hoài nghi về mâu thuẫn của Vượng và Như Thành bắt đầu từ một cô gái.

Dẫu vậy, sự thẳng thắn dám đứng ra tố cáo tiêu cực của Vượng, một lần nữa
lại gieo thêm niềm tin vào những người yêu bóng đá. Và người hâm mộ không
khỏi ngất ngây khi Vượng tỏa sáng ở SEA Games 22 với bàn thắng từ cú sút như
trái phá vào lưới Malaysia trong trận bán kết.

Khi có niềm tin làm bệ phóng, dường như người ta dễ bỏ qua và tha thứ cho
những lỗi lầm, kể cả khi Vượng phải nhận thẻ đỏ vì một pha tranh chấp bóng
nóng nảy ở phút 87 trận chung kết với Thái Lan.

3. Vượng trở về SLNA trong hào quang của một thủ lĩnh trẻ, dù khi ấy Quyến mới
thật sự là ngôi sao. Vượng càng đá hay lại càng được các đàn anh “đùm bọc”.

Con đường trải hoa hồng của Vượng bắt đầu biết đến hai chữ “hưởng thụ”
với những thú xài sang, điện thoại sành điệu và xe máy đắt tiền. Vượng vẫn đá lên
chân trên sân cỏ nhưng cũng là khi bắt đầu sa chân trong cuộc sống, mà “sự kiện”
đáng nhớ là cú phi thẳng chiếc Dylan mới kính coong vào đầu xe tải sau một lần đi
uống rượu ở Vinh.

Những bê bối ở SLNA với đỉnh điểm là trận thua Thể Công ở Cúp Quốc gia
bùng nổ, Vượng có tên trong danh sách những cầu thủ đáng ngờ. Án treo giò sau
cuộc đại phẫu SLNA hồi tháng 8/2004 tưởng như là một đòn đau nhớ đời của
Quốc Vượng.

Ngồi trên sân Vinh nhìn đồng đội thi đấu, dưới cái rét cắt da cắt thịt của mùa
đông, Vượng đã rớt nước mắt vì khao khát được trở lại như ngày nào. Nhưng
không hiểu vì đòn đau không thấm hay sự quyết liệt chống phá thầy Thịnh đã
khiến Vượng vẫn “chứng nào tật nấy”.

45
46

Trở lại sau án treo giò, thi đấu chưa đầy 3 trận, Vượng đã túm áo trọng tài Lương
Trung Việt định hành hung, để rồi lại phải nhận thẻ đỏ trong trận đấu với HPHN
ngay trên sân Vinh cùng với án treo giò vô thời hạn.

Niềm tin vào Vượng ngày nào đã lung lay.

4. Rồi Vượng trở lại trong đội quân của HLV A.Riedl. Vượng tìm lại mình ở Honda
Cup bằng những nỗ lực mạnh mẽ, khẳng định mình ở LG Cup sau những trận
thắng Bungaria hay Sinh viên Hàn Quốc, và tiếp tục tỏa sáng ở Agribank Cup với
danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất. Hình ảnh Quốc Vượng giơ nắm đấm và bay cao
khiến niềm tin đã vơi khi xưa, nay lại đầy.

Nhìn tấm băng trắng toát nơi đầu gối mà Vượng vẫn tập tễnh chạy trên sân,
người ta tin Vượng đến mức có thể coi như đó là một tấm gương về nghị lực, hệt
như nghị lực của người cha từng quyết tâm bỏ rượu để làm mẫu cho con mình.

Gặp Vượng trên sân Mỹ Đình, khi Vượng vừa nhăn nhó tháo băng đầu gối,
vừa nhắc nhở đồng đội thu dọn túi đồ. “Anh thấy em đá có tiến bộ không? Bây
giờ em quyết tâm lắm” – một câu nói thôi, đủ để củng cố thêm niềm tin.

Ngày trở về sau SEA Games 23, biết tin Công Vinh được nhận phần thưởng
Cầu thủ xuất sắc nhất, giọng Vượng hơi trầm trầm: “Vậy à anh? Bây giờ em buồn
quá. Em phấn đấu cả năm nay, chỉ khát khao có được danh hiệu Quả bóng Vàng
thôi”.

5. Vượng có tên trong danh sách triệu tập của cơ quan điều tra và cũng là cầu thủ
ít bị nghi ngờ nhất trong số những người lọt vào tầm ngắm.

Khác với 4 đồng đội là Văn Quyến, Bật Hiếu, Hải Lâm, Văn Trương luôn ở tình
trạng “thuê bao nằm ngoài vùng phủ sóng”, Quốc Vượng là cầu thủ duy nhất bật
điện thoại.

Một ngày sau khi bị triệu tập, Vượng vẫn nghe điện thoại rồi thủ thỉ tâm sự:
“Tôi không biết gì về chuyện làm độ hay ai đề nghị Tài Em cùng thực hiện. Bởi lẽ
lúc Tài Em vào phòng tôi chơi, tôi đang nghe nhạc bằng phone nên tôi không hề
biết ai bàn bạc về vấn đề gì”.

Rồi Vượng lại cười: “Vì cơ quan điều tra đề nghị ở lại Hà Nội tiếp tục làm việc,
tôi cứ ở lại thôi. Tôi sạch nên không có gì phải sợ. Việc phải qua thì nó sẽ qua”.

46
47

Chưa đầy 2 ngày sau những tuyên bố có khẩu khí ấy, Vượng gục đầu nhận tội
chủ mưu và lôi kéo Văn Quyến cùng một số đồng đội làm độ. Cái tin ấy khiến
người ta phẫn nộ vì sự phản bội và cũng khiến người ta kinh hãi bởi sự tự tin tới
mức lạnh lùng của Vượng.

6. Những ngày còn ở Nhổn, Vượng hay nói về khát khao giành được Quả bóng
Vàng và cả quyết tâm đổi màu tấm huy chương SEA Games. Vượng hay nhắc đến
cô bạn gái tên Loan đang học trường kinh tế và mong một ngày lên xe hoa “vì em
đã lớn và nhận thức cuộc sống được rồi”.

Giờ đây, những lời tâm sự ấy đã trở nên vô nghĩa và làm người ta phân vân
khi nghĩ đến bản lĩnh của một con người giờ đã tha hóa thành thủ đoạn.

Hôm các điều tra viên đến khám nhà Quốc Vượng, nhiều người đã không khỏi
ngỡ ngàng trước ngôi nhà xập xệ mà tài sản đáng giá là lứa lợn trong chuồng, mới
xuất được vài con để gửi tiền tiết kiệm.

Vậy mà trong trại giam, Vượng thản nhiên khai số tiền hai chục triệu đưa cho
Quyến là tiền lúc nào cũng mang theo người để tiêu xài. Chiếc Dylan của Vượng,
nghe đâu đã cắm ở một hàng cầm đồ gần sân vận động. Điện thoại của Vượng có
số đuôi “tứ quý” 7, giá hàng chục triệu đồng.

Rồi sẽ có một ngày, Quốc Vượng và Văn Quyến trở về với cuộc sống của một
công dân. Người ta có thể tin những lời ăn năn, hối hận và cả những giọt nước
mắt muộn màng của Quyến khi ở trong trại giam, nhưng với Vượng thì...

Quốc Anh thư sinh, hóa ra lì…nhất


Trong số những cầu thủ “nhúng chàm” dư luận thấy tiếc nhất là Huỳnh Quốc
Anh. Bởi vì trong SG 23, anh chơi cực hay, nếu không muốn nói là hay nhất (chính
ông Riedl đã dành lá phiếu bầu chọn cầu thủ VN xuất sắc nhất SG cho anh). Còn
nhiều nhà báo thể thao thì xếp anh vào số “những ngôi sao hôm lấp lánh” của
bóng đá VN. Quốc Anh là một trong số ít cầu thủ khỏe nhất U23 VN. Trên sân
Quốc Anh thi đấu ngoan cường, lăn xả trước mọi đối thủ, còn ngoài đời anh là
chang trai dễ mến, nói năng nhỏ nhẹ. Ngoài sở thích xem ca nhạc, Quốc Anh cũng
là con mọt sách có hạng, thích đọc tác phẩm văn học nước ngoài nổi tiếng như :
Cuốn theo chiều gió, Đỉnh gió hú, Ruồi Trâu,… Quốc Anh từng tự hào khoe rằng:
“Ở nhà, em có cả một tủ sách văn học, tha hồ mà đọc…”

47
48

Thế nhưng, dường như những điều hay ho trong sách vở và âm nhạc chẳng
ngấm được vào Quốc Anh là bao. Ngay khi có tin Quốc Anh bị bắt, những người có
trách nhiệm với CLB Đà Nẵng đều bàng hoàng, thảng thốt!
Sau khi có tin cầu thủ Quốc Anh bị bắt đưa về trại tạm giam của Bộ Công an,
chúng tôi đã liên lạc ngay với HLV đội U.21 Đà Nẵng Phan Công Thìn, người thầy
đầu tiên của Quốc Anh, người từng lặn lội lên tận huyện miền núi Trà My (Quảng
Nam) phát hiện ra Quốc Anh và đem về dìu dắt cho đến khi trở thành một cầu thủ
trẻ đầy triển vọng của Đà Nẵng. Anh hét lên hoảng hốt trong điện thoại: "Rứa hả?
Dễ sợ rứa hả? Chỉ bắt một mình Quốc Anh hay còn bắt thêm ai nữa không? Ghê
rứa hả?...".

"Hắn cứng đầu quá mà'' - giọng HLV Phan Công Thìn nghe buồn nẫu ruột - ''Tôi tin
hắn chỉ bị lôi kéo thôi, nhưng tại sao lại không khai ra đi cho rồi mà còn cứng đầu
làm chi để bị bắt chứ! Tôi nghĩ nếu hắn chịu khai ngay từ đầu thì có lẽ cũng xử lý
bình thường thôi chứ không đến nỗi bị bắt đâu. Hắn bướng quá nên mới chết
thôi".

- Vậy mấy hôm nay Quốc Anh về Đà Nẵng có nói gì với anh không?

Hắn dám nói gì nữa? Hắn về Đà Nẵng là trốn biệt, đâu có dám gặp tôi. Tôi gọi điện
thoại nó cũng không chịu cầm máy. Lần trước nghe tin hắn bị bắt, thật tình tôi bỏ
ăn bỏ ngủ luôn. Sau đó thấy hắn được trở về, tôi mừng lắm. Không ngờ cuối cùng
rồi hắn cũng bị bắt.

Giọng HLV Phan Công Thìn trở nên hết sức tiếc rẻ, xót xa: "Tiếc quá đi! Mình đào
tạo bao nhiêu lứa rồi mới được một thằng như hắn. Vậy mà hắn lại đi làm cái
chuyện bậy bạ này, chắc sự nghiệp cầu thủ tiêu luôn quá. Trời ơi! Khi hắn còn ở
với tôi, hắn hiền như con gái. Vậy mà... Ác thiệt!...".

- Tại sao một cầu thủ vốn hiền lành như Quốc Anh lại trở nên bướng bỉnh trước cơ
quan điều tra như vậy? Anh nghĩ có uẩn khúc gì không?

"Việc đó thì mình làm sao biết được. Những người đang trực tiếp quản lý Quốc
Anh phải hiểu chuyện đó hơn chứ!".

GĐ Lê Nguyên Hồng: ''Tôi nghĩ Quốc Anh cố tình bao che mới ra cơ sự này''

48
49

Gọi điện thoại cho Giám đốc Sở TDTT Đà Nẵng Lê Nguyên Hồng thì ông vừa từ kỳ
họp HĐND TP Đà Nẵng về và đang ăn cơm ở nhà. Nghe chúng tôi báo tin, ông kêu
lên thảng thốt trong điện thoại: "Thế à? Bị bắt bao giờ?".

Thoáng chút im lặng, giọng ông trở nên hết sức buồn bã khi chúng tôi hỏi về
phản ứng của lãnh đạo Sở TDTT trước việc Quốc Anh bị bắt: "Việc đã vậy rồi, còn
phản ứng chi nữa? Tôi nghĩ Quốc Anh bị lôi kéo vào vụ bán độ, nhưng mấy lần bị
cơ quan điều tra triệu tập vẫn cố tình bao che nên mới ra cơ sự này!".

HLV Alfred Riedl: “Tôi cũng vừa mới vào mạng và đã thấy hình ảnh Quốc Anh hiện
ngay trên màn hình laptop với dòng tít: “Quốc Anh đã bị bắt”. Tôi thấy buồn kinh
khủng vì tôi luôn nghĩ Quốc Anh là một cầu thủ rất thật thà, là người mà tôi luôn
đặt nhiều hy vọng. Tôi đau lòng quá !”

“Trùm độ” ở Việt Nam mà Quốc Vượng liên lạc là ai ?


Hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc của các cầu thủ U-23 Việt Nam tại SEA
Games 23 vừa qua cần được hiểu dưới 2 góc độ.

Thứ nhất: Về mặt "bán độ", Quốc Vượng đã lôi kéo Văn Quyến, Văn Trương,
Bật Hiếu, Hải Lâm…cùng với mình tham gia đá theo kiểu đã "sắp xếp trước" trong
trận với U-23 Myanmar chiều 24/11. Nghĩa là kết quả 1-0 (hoặc chênh lệch chỉ 1
bàn) thì đương nhiên "trùm độ" sẽ thắng lớn với số tiền hàng tỷ đồng, từ đó các
cầu thủ đã giúp cho trùm độ chuyện này sẽ được nhận tiền công.

Thứ 2: Theo như lời khai của Quốc Vượng và một số tuyển thủ trong "dây"
thì chính họ cũng tính chuyện đánh bạc. Cụ thể là, Quốc Vượng đã khai nhận nếu
như thống nhất được cả nhóm thì sẽ bàn bạc để góp tiền "đánh" mỗi người từ 20
- 30 triệu đồng cho trận này. Sau khi đã thống nhất được số lượng người góp, số
tiền góp, Quốc Vượng sẽ gọi điện về Việt Nam báo với "trùm độ" việc mình tham
gia đánh như thế nào. Hiện tại, Quốc Vượng đã khai rõ về "trùm độ" ở Việt Nam.
Đây là chỗ quen biết lâu năm của Vượng. Theo kết quả xác minh, khoản tiền 20
triệu đồng mà Vượng đã đưa cho Quyến chỉ là tiền tham gia "cá độ", còn số tiền
"bán độ" chưa tính. Thời gian vừa qua, CQĐT đang xác minh xem các nhân vật còn
lại trong đường dây tiêu cực này như Văn Trương, Hải Lâm, Bật Hiếu đã nhận số
tiền tương tự từ phía Quốc Vượng hay chưa để có hướng xử lý. Tuy nhiên, dù
nhận hay chưa thì hành vi của các cầu thủ tham gia cũng đã hoàn thành.

49
50

"Trùm độ" ở Vinh và những nghi vấn tại Tp. Hồ Chí Minh
Khi điều tra về những hành vi bán độ của Vượng, CQĐT đã phát hiện được
"manh mối" về một "trùm độ" ở Tp. Vinh (Nghệ An). Cụ thể là trước khi có "kế
hoạch bán độ" và tham gia "cá độ" của Quốc Vượng với nhóm cầu thủ nói trên ở
trận Myanmar, Vượng đã liên lạc để biết nội dung thông tin về thị trường cá độ ở
Việt Nam. Đợi đến khi cả nhóm đồng ý thực hiện kế hoạch, Vượng mới liên lạc với
một "trùm độ" có tên là Lĩnh, có số điện thoại 090 với "đuôi" rất ấn tượng là 4 số
0 để báo việc đặt cược và số tiền mà nhóm mình tham gia.

Trong đợt về Nghệ An để khám xét khẩn cấp nhà riêng của Quốc Vượng và
nơi làm việc của Văn Quyến, CQĐT đã triệu tập lấy lời khai với 2 nhân vật mới
không thuộc giới cầu thủ. Một người là Lê Thái Bình, anh con bác của Vượng,
người kia là Lĩnh, được nghi vấn là có liên quan trong việc cá độ của Vượng và các
đối tượng. Có thông tin cho biết, ngay sau buổi làm việc này, CQĐT Bộ Công an đã
tạm thời đưa nhân vật này ra Hà Nội để làm rõ mọi việc. Theo tài liệu lưu giữ tại
Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an tỉnh Nghệ An thì Lĩnh là đối tượng cờ bạc
cộm cán, đã từng có tiền án, tiền sự. Trong vụ cờ bạc bị bắt giữ ngày 19/8/2003
tại số 85 đường Lê Lợi, Tp. Vinh, Công an Nghệ An đã bắt giữ 4 trường hợp, trong
đó có Lê Cao Lĩnh, Lê Tăng Kế, Nguyễn Phi Hùng và Lê Xuân Hải. Điều đáng nói là
ngoài Phi Hùng, cựu tuyển thủ đội tuyển quốc gia, cầu thủ của đội Hoàng Anh Gia
Lai còn có Xuân Hải, cựu hậu vệ của CLB Sông Lam Nghệ An. Lúc đó, dư luận thành
phố Vinh đã biết nhiều tới cái tên Lê Cao Lĩnh như một "trùm" cờ bạc. Quá trình
điều tra, Công an Nghệ An đã chứng minh được đây là ổ nhóm cờ bạc lớn nhất
Nghệ An từ trước đến nay với 38 đối tượng tham gia. Đã có 17 đối tượng bị khởi
tố bị can, trong đó có Lĩnh và Phi Hùng. Lê Thái Bình là người sát vách nhà Vượng.
Mấy ngày vừa qua, khi trả lời CQĐT tại Hà Nội về việc vì sao mình có mặt và gặp
gỡ Quốc Vượng tại Tp. Hồ Chí Minh, Bình khai rằng mình kinh doanh nghề điện
tử, vào đây mua đồ "tình cờ" gặp Vượng, thiếu tiền nên liên lạc để…xin tiền về?!

CQĐT đang tiếp tục làm rõ ai là người "cấp tiền" cho Quốc Vượng để trả
tiền thắng cược cho các cầu thủ và ai là người sẽ trả tiền "bán độ", làm rõ lời khai
của Vượng, Quyến và Bình, Lĩnh.

Những giọt nước mắt muộn màng

50
51

Phạm Văn Quyến! Cái tên tiêu biểu cho một thế hệ mà ông thầy Alfred Riedl từng
mạnh mẽ tuyên bố còn hơn cả thế hệ vàng của bóng đá Việt Nam ngày nào. Cái
tên đó có thể sẽ không bao giờ còn được nhắc đến trên sân cỏ…
Ngày Quyến bị bắt giam, chúng tôi gọi điện thoại về Hưng Nguyên gặp bà Niềm thì
chỉ nghe được những tiếng sụt sịt.

Gặp lại mẹ Niềm

Một tuần sau khi chúng tôi đến thăm bà thì thấy bà đã bình tĩnh hơn. Người mẹ
ấy đã vượt qua được cơn bão lòng dù biết rằng cái tên của con mình gắn với trái
bóng tròn giờ đã bị “khai tử”…

Bà Niềm bây giờ đã không còn dùng nhiều đến chữ “Nếu”. Bà biết ở cái tuổi 23
(chứ không phải 21 như trong khai sinh khi Quyến đăng ký để đá các giải thiếu
niên cho Nghệ An và cả giải U16 châu á) đối với Quyến vẫn còn nhiều cơ hội để
trở thành người tốt. Bà Niềm nói nhiều đến hai chữ người tốt chứ bà không dám
nhắc đến chữ cầu thủ tốt.

Bà Niềm bây giờ khác hẳn với một bà Niềm mà 4 năm trước chúng tôi gặp bà để
thuyết phục việc cho Quyến tìm cha. Bà ăn nói lưu loát hơn chứ không “quê” như
có lần Quyến trách yêu bà: “Mẹ tối ngày cứ quanh quẩn ở quê không chịu lên Hà
Nội hoặc vào Sài Gòn xem chúng con đá bóng”.

Bà có nét già hơn nhưng đỡ vất vả tiều tụy hơn cái hồi còn nghèo khó. Ngôi nhà
của bà cũng khang trang hơn và tươm tất hơn nhờ tiền đá bóng con trai mang về
sửa sang lại.

Bà nói mãi về Quyến và vẫn tin Quyến, dù bà biết không phải báo chí người ta
dựng đứng lên để nói xấu về con mình. Bà tâm sự: “Không ai hiểu thằng Quyến
bằng tôi đâu. Các thầy ở đội bóng cứ nói họ hiểu nó nhưng thực chất chẳng ai
hiểu nó cả. Nó chẳng có bạn bè tốt quanh mình không phải vì tính nết khó gần mà
vì không hiểu và đồng cảm với nó thì nó không gần, không chơi…”.

Tuổi thọ một ngôi sao

Nghe bà Niềm nói chúng tôi giật mình khi xâu chuỗi lại những mối quan hệ
quanh Quyến ở đội SLNA lẫn đội tuyển.

51
52

Cuối cùng, từ Trại tạm giam T16, Quyến đã tỏ ra rất ăn năn khi nói ra những lời tận
đáy lòng mình:

“Giờ đây em rất hối hận, em không biết nói gì hơn. Em muốn xin lỗi tất cả mọi
người, xin lỗi mẹ thương yêu của em! Trong trại giam em trằn trọc không ngủ được. Em
mới làm việc này lần đầu tiên. Lúc đầu em không nghĩ đến hậu quả, chỉ nghĩ mình vừa
thắng lại vừa kiếm được ít tiền để tiêu xài.

Bản thân em không ý thức được rằng mình đã bán rẻ người hâm mộ. Đội Việt Nam
bị loại, em không dám nhìn mặt mọi người. Em thực sự hối hận, muốn làm lại một cái gì
đấy để mọi người hiểu mình hơn”.

Năm 2001, khi Quyến bị HLV Dido đuổi khỏi đội tuyển thì bên cạnh Quyến chỉ
có Anh Cường - cầu thủ mà sau này chính các thầy ở Nghệ An nói rằng đã tập cho
Quyến hút thuốc và uống rượu nên buộc phải tách hai đứa ra.

Năm 2002, khi Quyến nhận hàng loạt những án kỷ luật ở Liên đoàn lẫn ở CLB
thì ở bên cạnh Quyến chỉ có mỗi mẹ Niềm. Nó ôm bà khóc lóc như một đứa trẻ và
hứa thật nhiều mỗi khi về Hưng Nguyên thăm mẹ. Đám bạn ở U16 cùng lứa với
Quyến ngày nào thì có lần Quyến đã nói thẳng thừng “Chơi không được!”.

Thế là Quyến cứ thui thủi một mình và lạnh lùng với cả những người từng
xưng là thầy nó. Thậm chí có lúc Quyến ít bạn tâm giao đến nỗi chỉ thích được các
anh phóng viên mến mộ gần gũi nhưng rồi cũng chỉ dừng ở mức có một ông anh
để khi vào Sài Gòn thì rủ đi uống cà phê.

Khi hào quang đến thì Quyến lại đổi khác. Tiền đến với Quyến thật dễ và bạn
bè đến với Quyến cũng thật nhiều. Quyến lúc ấy không có điều kiện để chọn bạn
mà chơi, trong khi xung quanh lại có quá nhiều những người đã lợi dụng đôi chân
của Quyến và cái đầu non nớt của một cầu thủ trẻ chưa được trang bị hành trang
để vào đời và vào nghề.

Đã có lần chúng tôi hỏi Quyến thân với ai nhất đội thì Quyến nói “Thân với
anh Huy Hoàng”. Nhưng để trả lời cho câu vì sao lại thân với Huy Hoàng thì Quyến
lại không thể trả lời.

Tương tự Quyến được Quốc Vượng kết thân để rủ rê và tất nhiên là Quyến
tính thật nhanh, gật thật lẹ với cái cách tính rất “hồn nhiên”: Vừa được tiền
thưởng của Nhà nước, vừa có tiền thưởng của bọn cá độ. Thế là bán!

52
53

Tai hại hơn là vào đến trại giam rồi, Quyến vẫn chưa ý thức được chuyện bán
độ với lời nói: “Đằng nào cũng thắng! Chúng em bán thắng để kiếm thêm chứ
không bán thua!”.

“Cái chết” sau 5 năm ngắn ngủi của một ngôi sao là ở chỗ ấy!

Nước mắt của Quyến

Các cán bộ điều tra khi nói về cuộc hỏi cung và khai thác với Quyến đã kể lại
rằng cuối cùng thì Quyến đã phải cúi đầu nhận tội và nhỏ những giọt nước mắt.
Hình ảnh Quyến khóc khi thú nhận mình bán độ đối nghịch hẳn với sự lì lợm mà
suốt 5 ngày được “săn sóc đặc biệt” tại cơ quan điều tra, Quyến vẫn chỉ một mực
nói “không”. Quyến cúi đầu nhận tội và điều ấy cũng đồng nghĩa với việc bóng đá
VN chấp nhận mất mọt cái tên từng là thần tượng của nhiều người, nhiều giới.
Nguyên nhân nào dẫn đến sự trượt dài nhanh đến thế ?

Từ một nhóc Quyến làm dậy sóng sân Chi Lăng ở vòng chung kết U-16 châu
Á đến một “thằng béo” làm nền cơn địa chấn châu Á bằng bàn thắng hạ gục Hàn
Quốc, để rồi bây giờ là một Quyến trượt dài cúi đầu nhận tội bán độ.
Một cái tên đã chết, một thần tượng của nhiều người đã sụp đổ cùng với lời
thú nhận và những giọt nước mắt muộn màng đã khép lại cuộc đời đá bóng của
một tài năng không được dạy dỗ đến nơi đến chốn.

Không biết giờ này Quyến nghĩ gì và cũng không biết có còn chiến sĩ công an
nào được chứng kiến những giọt nước mắt hối hận của Quyến nữa không, những
chắc chắn đâu đó trên đất nước này, nhiều người cũng rơi nước mắt khi biết
được một sự thật phũ phàng giống như bị người tình phản bội.

Bao giờ cũng vậy, khi tình yêu và niềm tin càng nhiều thì đền lúc đổ vỡ, sự
tổn thương và thất vọng càng lớn.

Nhưng chắc chắn trong những giọt nước mắt rớt xuống vì Quyến còn có một
sự gãy đổ lớn đến cùng cực. Những giọt nước mắt của mẹ Niềm, người chỉ sống
cho Quyến, vì Quyến và cũng quá tin vào những lời hứa, lời khẳng định của
Quyến: “Con sẽ ngoan và con không làm điều gì xấu, bậy bạ đâu…”.

53
54

Khi nhóm phóng viên truyền hình Vì an ninh Tổ quốc (ĐTH VN) tiến hành
phỏng vấn ông Nguyễn Thành Vinh, cựu HLV trưởng đội SLNA (hiện cũng đang
nằm trong trại T16 vì vụ mua chức vô địch của SLNA cách đây vài năm) về Văn
Quyến thì ông Vinh thẳng thắn cho biết: Quyến nói nghe rất xuôi tai, hứa thật
nhiều, nhưng làm thì thật dở, chẳng mấy khi thực hiện đúng lời hứa. Và ông đưa
ra dẫn chứng, khi Quyến được mời tham gia đóng phim quảng cáo, BHL không
muốn cho Quyến đi vì sợ Quyến sẽ sao nhãng việc tập luyện. Quyến đã hứa sống
hứa chết, thậm chí còn lên cả một chương trình tập riêng để thuyết phục thầy.
Sau khi đi đóng phim trở về, cả thể lực và phong độ của Quyến đều xuống thảm
hải. Hóa ra “chương tình tập riêng” của Quyến là như thế !

Cuối cùng, từ Trại tạm giam T16, Quyến đã tỏ ra rất ăn năn khi nói ra những lời
tận đáy lòng mình:
“ Giờ đây em rất hối hận, em không biết nói gì hơn. Em muốn xin lỗi tất cả
mọi người, xin lỗi mẹ thương yêu của em! Trong trại giam em trằn trọc không ngủ
được. Em mới làm việc này lần đầu tiên. Lúc đầu em không nghĩ đến hậu quả, chỉ
nghĩ mình vừa thắng lại vừa kiếm được ít tiền để tiêu xài. Bản thân em không ý
thức được rằng mình đã bán rẻ người hâm mộ. Đội Việt Nam bị loại, em không
dám nhìn mặt mọi người. Em thực sự hối hận, muốn làm lại một cái gì đấy để mọi
người hiểu mình hơn”.

“Sóng thần” tàn phá bóng đá Việt Nam


Bóng đá VN vừa phải chịu một cơn “sóng thần”, một cuộc khủng hoảng
chưa từng có. Lại phải làm lại từ đầu, đồng nghĩa với sự tụt hậu cùng những hệ
quả khôn lường.
Cuối năm thường người ta thích nói chuyện vui vẻ để thảnh thơi chơi Tết
tây, ăn Tết ta. Vậy mà với bóng đá VN, khó có thể tìm thấy niềm vui, trừ niềm vui
đội tuyển bóng đá nữ lần thứ 3 liên tiếp đoạt HCV ở SG.

Tan tác

Năm 2005 thực sự là năm đại hạn với bóng đá VN, khởi đầu là vụ HLV Letard
khiến VFF phải móc hầu bao ra trả “học phí” hơn 3 tỉ đồng, kết thúc là sựu cay
đắng, tủi hổ với một số cầu thủ U23 bán độ ở SG 23.

Thời điểm cuối năm 2005, bóng đá VN cực kỳ đau xót khi xì căng đan trọng

54
55

tài xảy ra khiến lần đầu tiên có trọng tài, HLV vào nhà giam, rồi đến U23 VN bán
độ. Đó chính là cơn “sóng thần”ập xuống ngôi nhà VFF.

Mà cũng lạ, so sánh một cách tương đối với cơn sóng thần tàn phá Nam Á và
Đông Nam Á vào cuối năm 2004, “sóng thần” tấn công bóng đá Việt Nam vào cuối
năm 2004, “sóng thần” tấn công bóng đá VN cũng xảy ra vào cuối năm, mà xì căng
đan trọng tài như là trận động đất 7-8 độ Richter, vụ U23 VN bán độ sau đó chính
là hệ quả, là “sóng thần” chính hiệu!

Khủng hoảng

Bóng đá VN rơi vào cơn khủng hoảng lịch sử, báo chí trong nước và hàng chục
hãng thông tấn, báo chỉ nước ngoài đều đánh giá như vậy. Cơn khủng hoảng đó
càng thêm nghiêm trọng khi dư luận phẫn nộ lên tiếng, tạo nên áp lực chưa từng
có.

Chưa bao giờ VFF hứng chịu búa rìu dư luận đến như vậy. “Con bài” Lê Thế
Thọ phải ra đi, thường trực VFF chông chênh, lúng túng.

Cuộc khủng hoảng đó quá lớn, đẩy mùa giải 2006 lâm vào thế bí. Hàng loạt
các nhà tài trợ ra đi, cac giải bóng đá rất có thể phải “chơi chay” vì thiếu tiền.
Các chuyên án vẫn tiếp tục được mở rộng điều tra, mà trên thực tế CQĐT
càng ngày càng phát hiện thêm nhiều chuyện động trời.

Hãy thử tưởng tượng, khi các giải vẫn diễn ra, cơ quan điều tra vẫn tiếp tục
và lai rai mỗi tháng bắt thêm một vài “con cá”đang có mặt tại các giải, thì chất
lượng, tinh thần của mùa giải 2006 sẽ ra sao ? Và đó cũng là lý do để lo lắng rằng,
cơn khủng hoảng lịch sử của bóng đá VN sẽ kéo dài trong năm 2006.

Hậu quả tất yếu

Chẳng sai khi nói rằng chính VFF đã tạo ra cơn khủng hoảng lịch sử cho chính
mình, khi họ chống tiêu cực nửa vời. Liên tục trong nhiều khóa của VFF, công tác
này đều được đưa lên hàng đầu để rồi phải... đầu hàng.
Tiêu cực kéo dài từ mùa này sang mùa khác, từ các giải trong nước đến các
giải khu vực, quốc tế đều bị chi phối. Những con cá mập trong giới cầm độ ngày

55
56

càng mập, đạo đức cầu thủ ngày càng xuống, các quan thầy trong ngành vẫn thích
ngồi. Trong khi đó, nội bộ của VFF liên tục trong nhiều khóa liền mâu thuẫn, đấu
đá, mất đoàn kết triền miên. Các cuộc cải tổ VFF đều thất bại, Đại hội khóa V
(tháng 6-2005) cũng thất bại nốt.
Gần 10 năm về trước, ông Trần Bảy, Tổng Thư ký VFF khóa II, từng tuyên bố:
“BĐVN phải làm lại từ đầu”. Thời điểm hiện tại, phải xài lại câu nói ấy để mà
chiêm nghiệm bóng đá nước nhà và thấy BĐVN giậm chân tại chỗ một cách quá
tiêu cực.
Giờ đây BĐVN phải làm lại từ đầu. Tương lai BĐVN lại bắt đầu... từ hôm nay.
Đau thật!

Chương 4: Nhói đau hàng triệu con tim


Đêm Giáng sinh, nghĩ đến Quyến, nhớ Calisto và Riedl
…Đêm Noel, chúng tôi nhớ đến Calisto không phải bởi vì ông ta là người quá tài
giỏi mà bởi vì tấm lòng của ông đối với bóng đá Việt Nam.

Chúng tôi nhớ Calisto vì nghĩ đến Văn Quyến, người phải đón Noel trong trại
tạm giam. Nhớ đến Văn Quyến là nhớ đến những gì mà Calisto đã dành cho
Quyến tại Tiger Cup 2002.

Hồi đấy, khi nhìn Quyến tập và thi đấu, Calisto luôn ngẩn ngơ, thán phục. Mỗi
lần nói về Quyến, Calisto luôn khẳng định đấy là cầu thủ không phải trong một
thời gian ngắn mà bóng đá Việt Nam có được.

Ông Calisto khẳng định, trong 5-10 năm tới, chỉ có Quyến là cầu thủ duy nhất
có thể xoay chuyển cục diện trận đấu trong một phút bừng sáng.

Chính vì thế mà Calisto đã “cất” Quyến suốt Tiger Cup 2002 vì ông cho rằng,
Quyến cần có thời gian để trưởng thành, để trở thành một siêu sao thật sự. Ông
Calisto bảo vệ Quyến như một bảo vật cho bóng đá Việt Nam.

Chỉ tiếc là Calisto không thể chia sẻ ý nghĩ đó với nhiều người làm bóng đá
khác tại Việt Nam. Quyến sau đó được sử dụng, được tung hô vô tội vạ.

Người hiểu Calisto nhất trong việc dùng Quyến có lẽ là Riedl. Khi quay trở lại
Việt Nam, nhiều người không hiểu vì sao cầu thủ đầu tiên mà ông Riedl tin tưởng

56
57

lại là Quyến. Để có được lòng tin đó, ít ai biết rằng Riedl đã có buổi làm việc cùng
Calisto.

Trong một quầy bar ở khách sạn Sheraton – TPHCM, 2 chuyên gia nước ngoài
hàng đầu về bóng đá Việt Nam đã nói chuyện khá lâu về Quyến. Đấy là lý do mà
sau đó ông Riedl đã “thử thách” Quyến khi ít dùng anh tại LG Cup. Ông muốn mài
giũa viên ngọc của mình.

Cả Calisto đều muốn Quyến thật sự trở thành một tài năng thật thụ. Cả 2 ông
đều đúng đắn khi nhận thức về tài năng của Quyến. Duy chỉ có một điều mà 2 ông
không thể làm được: con người xã hội của Quyến.

Đấy là điều mà 2 ông chấp nhận “bó tay” vì không phải là HLV trực tiếp của
Quyến tại CLB và trong đời thường. Vì vậy, tin rằng trong đêm Noel, điều làm 2
ông buồn nhất có lẽ là khi nhớ về Quyến và hoàn cảnh của anh ta lúc này.

Hãy tạo cho Quyến một con đường

Những kỳ tích mà Văn Quyến đạt được thực sự là chuyện xưa nay hiếm trong
làng bóng đá Việt Nam. 16 tuổi đã giành danh hiệu “Cầu thủ xuất sắc nhất” giải
U16 châu Á, 18 tuổi được khoác áo ĐTQG tham dự Tiger Cup 2002, 19 tuổi đã bắt
đầu tung hoành tại V - League.

Anh còn là người nhấn chìm cả “đệ tứ anh hào thế giới” bằng bàn thắng duy
nhất trong chiến thắng lịch sử của Olympic Việt Nam trước ĐTQG Hàn Quốc tại
vòng loại giải bóng đá châu Á 2004. Và nhất là một SEA Games 22 trên sân nhà
đẹp như mơ với 4 bàn thắng đẳng cấp.

Nhưng trước khi có được những kỳ tích đó, Văn Quyến cũng từng là tâm
điểm của sự chỉ trích vì thói đỏng đảnh, bệnh ngôi sao. Anh từng bị HLV Riedl đày
ải trên băng ghế dự bị vì thói lười biếng.

Thậm chí anh còn bị HLV trưởng Dido đuổi thẳng cánh khỏi đội tuyển chuẩn
bị cho Sea Games 21. Rồi đến năm 2004, Quyến lại một lần nữa bị loại khỏi ĐTQG
dưới thời HLV Tavares vì những lý do ngoài chuyên môn.

Chừng đó đủ cho thấy trong Quyến tập hợp đủ cả chữ “tài” và chữ “tai” -
theo cách nói của cụ Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Suy cho cùng thì cổ nhân có
câu “Lắm tài nhiều tật”. Phải chăng, Quyến cũng là một trường hợp như thế?

57
58

Sau một mùa giải V - League 2005 chơi vật vờ ở P.SLNA, Quyến bước vào
Sea Games 23 trong sự ngờ vực của không ít người. Cho dù đã ghi được đến 5 bàn
thắng và trở thành Vua phá lưới của SEA Games 23 nhưng nhìn chung phong độ
của Quyến tại giải đấu này là đáng thất vọng.

Không còn giữ được sự khôn ngoan, tỉnh táo, sự tinh quái và nhất là tinh
thần thi đấu như thời SEA Games 22 cách đây 2 năm, Quyến giờ đây chỉ còn là cái
bóng của chính mình.

Đỉnh điểm của nỗi thất vọng của những người hâm mộ là việc Văn Quyến
cùng với Quốc Vượng trở thành những người chủ mưu trong vụ bán độ tại SEA
Games 23 vừa qua và đã bị các cơ quan điều tra tạm giam.

Vậy là một tài năng mới chớm nở, một thần tượng mới (có thể coi là như
thế) của bóng đá Việt Nam đã sụp đổ. Dường như vinh quang đến sớm lại trở
thành điều lợi bất cập hại đối với Quyến.

Bởi một tài năng trẻ như Quyến do chưa được chuẩn bị đầy đủ kinh nghiệm
sống và khả năng điều chỉnh bản thân, lại thiếu sự giáo dục từ nhỏ nên đã sa chân
vào vũng bùn tội lỗi và sớm lụi tàn trước những cám dỗ đời thường.

Bóng đá thế giới từng chứng kiến những “quái nhân” trên sân cỏ như G.Best,
Gascoigne, Ivan De la Pena,… xuống dốc không phanh sau khi sớm đạt được thành
công. Người ta thường nói “Giành được vinh quang đã khó, ngự trị và duy trì nó
còn khó hơn gấp bội”.

19 tuổi đã giành được Quả bóng Vàng quả là vinh quang quá lớn. Nhưng
chính vì thế mà lẽ ra Văn Quyến càng cần phải trân trọng, nghiêm túc hơn với
nghề nghiệp. Bởi vinh quang hiện tại chỉ là phù hoa. Nếu không đứng vững trên
đôi chân của chính mình, không những hiện tại mà cả tương lai sẽ chỉ là những
khoảng trống vô định - giống như những Gascoigne, G.Best đã từng trải nghiệm
trong những năm tháng hậu vinh quang. Tiếc thay Quyến đã không làm được điều
đó.

Giận thì cũng giận Quyến thật nhưng cũng thương thay cho Quyến. Nhưng
như người xưa thường có câu: “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy
lại”. Vì vậy, hãy tạo cho Quyến một con đường để trở lại làm người lương thiện!
(Trung Thành)

Có nên tha thứ và khoan hồng cho Vượng và Quyến ?

58
59

Điều mà người ta cảm thấy băn khoăn là những lời sám hối trên của họ liệu
đã phải là sự thật? Và có nên tha thứ hoặc khoan hồng cho Vượng và Quyến?

Liên tiếp trong những ngày vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng, từ
báo viết đến báo điện tử, báo hình đăng tải những lá thư xin lỗi mọi người của
Quốc Vượng và Văn Quyến.

Lời lẽ trong các bức thư này tỏ ra hết sức ăn năn, hối cải, nào là “chỉ là người
bị rủ rê”, “đây là lần đầu và cũng là lần cuối”...

Đối với những người trẻ tuổi như Vượng, như Quyến, chuyện vấp váp trên
trường đời âu cũng là điều khó tránh khỏi. Nhưng điều mà người ta cảm thấy băn
khoăn là những lời sám hối trên của họ liệu đã phải là sự thật? Và có nên tha thứ
hoặc khoan hồng cho Vượng và Quyến?

Câu trả lời theo tôi là không. Bởi vì cả 2 thực ra đã không thành khẩn nhận
tội. Trước đó, trong quá trình điều tra, cả Vượng và Quyến đều đã khăng khăng
phủ nhận hành vi của mình. Và chỉ đến khi không thể chối cãi được nữa, họ mới
thừa nhận hành vi bán rẻ danh dự đất nước của mình - một sự thừa nhận quá
muộn màng.

Một tuyển thủ quốc gia chân chính cần phải nhận thức được niềm vinh dự,
tự hào mỗi khi được khoác lên mình chiếc áo của ĐTQG cũng như nghĩa vụ của
mình trước Tổ quốc và nhân dân để thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo.

Thế nhưng cả Quyến và Vượng đã không nhận thức được điều đó. Và khi một
tuyển thủ quốc gia phạm tội thì có thể nói rằng anh ta đã và đang hủy hoại không
chỉ bóng đá -môn thể thao Vua mà là hủy hoại cả một nền thể thao đang phát
triển và được mọi người trông đợi.

Quyến, Vượng đều đã ngoài 20 tuổi và đều đã đủ lớn để có thể chịu trách
nhiệm về những sai lầm của cá nhân mình trước pháp luật. Vì vậy, hãy để cho
Quyến và Vượng trả giá cho những hành động trước đây của mình, để họ trở
thành những tấm gương tày liếp cho những thế hệ cầu thủ sau này không ai còn
dẫm vào những vết xe đổ như thế này nữa.

Có thể, trong một thời gian dài nữa, chúng ta sẽ buồn vì mất đi những tài
năng thực sự của bóng đá Việt Nam. Nhưng thiết nghĩ, nỗi đau nào rồi cũng sẽ
qua đi, chúng ta lại sẽ tiếp tục hy vọng và trông đợi ở các thế hệ cầu thủ Việt Nam.

59
60

Bởi chúng ta vẫn còn có những con người dám thẳng thắn tố cáo, hết lòng vì
màu cờ sắc áo, hết lòng vì người hâm mộ như Tài Em hay Công Vinh. Chính họ
mới là những người xứng đáng được trân trọng.

Chúng ta cũng tin rằng trong tương lai sẽ xuất hiện những cầu thủ tài năng và
đạo đức trong sáng, những cầu thủ hoàn toàn có thể thay thế Quyến và Vượng để
tạo nên một đội tuyển quốc gia hùng mạnh đáp ứng được lòng mong mỏi của
những người hâm mộ bóng đá nước nhà. Và chính vì vậy, xin mọi người hãy tin
tưởng vào tương lai của bóng đá Việt Nam và quên đi những đau buồn của ngày
hôm nay.
(Hương Giang)

[ Tản mạn từ chuyện của Văn Quyến: BI KỊCH ĐÔ THỊ

… Khi nhà thơ Nguyễn Bính rời quê mẹ Hà Nam để đi giang hồ lãng tử, ông đã
thốt lên: “Từ bỏ vườn cam bỏ mái gianh – tôi đi dan díu với kinh thành”. Sự “dan
díu” thoạt tiên đem đến cho ông nhiều phấn khích, thế nhưng dần dần thi sĩ nhận
ra cái tâm hồn thành thị giống như một chiếc áo quá cỡ mà mình không thể mặc
vừa.

Ông định trở lại cái nôi đã sinh ra mình, trở lại với những vần thơ quê mùa đã
từng làm nên tên tuổi mình. Thế nhưng “người ta không thể tắm hai lần trên một
dòng sông”, ông chẳng còn là một hồn quê thuần phát nữa để mà “trở về”, nhưng
cũng không thể là kẻ lãng tử đích thực như những gã trai đô thị để mà bước tiếp.

Tôi tin là cái hồn thơ ấy chết một cách tự nguyện. Cũng giống như chú bé
trong câu chuyện của Gorki đã tự nguyện nhảy xuống sông, tự nguyện chết với hy
vọng là dòng sông sẽ đưa mình về với đồng nội thân thương, nghĩa là đưa mình
trở lại là mình.

Chỗ này thì Quyến không có được. Quyến “chết” một cách bị cưỡng bức,
“chết” trong những lời tra hỏi, chất vấn của cơ quan an ninh. Anh ta không thể tự
nguyện giống như Nguyễn Bính hay như cậu bé trên vì anh ta thiếu một tầm văn
hoá để nhận biết rằng mình đã không còn là mình nữa.

Quyến rời mẹ, rời nông thông từ thủa thiếu thời để đi đá bóng, anh chưa kịp
tắm mình trong cái nôi văn hoá ấy, hoặc giả chưa đủ lớn để nhận thức ra nó và
trưởng thành cùng nó. Ánh đèn đô thị, nụ cười người đẹp, giọt lệ giai nhận… tất

60
61

cả quyến rũ anh và ám ảnh anh. Nó lớn đến nỗi anh không thể nhận ra rằng sau
nó là những cạm bẫy chết người. Hình như đó là tấn bi kịch tích yếu cho những
thân phận tài hoa, đi từ quê lên phố mà trong đầu lại quá thiếu “hành trang”? ]

Trách thật nhiều mà cũng thương thật nhiều! Anh đã chẳng có một người
cha tinh thần (kiểu như HLV Calisto với Tài Em) để dạy anh những phâm giá cơ
bản của một con người đá bóng. Cái phẩm giá mà nhờ nó người ta biết mình phải
học gì, tránh gì trong một môi trường mà hào quang và tội lỗi cứ hòa vào nhau,
sống cùng nhau một cách nhá nhem…

“Scandal tồi tệ nhất trong lịch sử bóng đá VN”


Trong vòng 2 ngày sau khi Quyến và Vượng bị bắt giam khẩn cấp, đã có
khoảng 50 hãng thông tấn và báo chí nước ngoài đưa tin về vụ bán độ của các
tuyển thủ U23 Việt Nam tại SG 23. Trong đó nhiều website chuyên về bóng đá
như Soccernet, ESPN, World Game, và cả các tạp chí không chuyên về thể thao
như Forbes…

Trên tờ New Straits Times của Malaysia, tác giả Vijesh Rai viết: “Đối với Việt
Nam, vụ bắt giữ các cầu thủ nổi tiếng nhất nước là một cú sốc mới nhất của nền
bóng đá vừa trải qua vô số chuyện bê bối. Trước đây, có hơn 20 trọng tài, huấn
luyện viên, và quan chức ngành thể thao Việt Nam đã đối mặt với lệnh truy tố của
tòa, vì dính líu tới tệ dàn xếp tỷ số”

New Straits Times còn trích dẫn lời của Tổng thư ký LĐBĐ nước này, ông
Ibrahim Saad, rằng nếu cần thì Malaysia sẽ triệu tập 20 tuyển thủ mới tham dự
SEA Games 23 để chất vấn. “Giờ đây, khi mà Việt Nam đã bắt giữ hai cầu thủ
chính trong chuyện bán độ, có lẽ người ta nên nghỉ tới việc trao lại huy chương
bạc cho chúng tôi”, ông Saad nói thêm.

Malaysia từng trải qua một “đêm đen bóng đá” vào gia đoạn 1994-1995 khi
có hơn 100 cầu thủ tham gia dàn xếp tỉ số bị phát hiện. Tại SG 23 vừa qua, nước
này cũng cử đặc phái chuyên gia an ninh đi kèm đội tuyển.

Sau khi đưa thông tin về vụ bán độ liên quan đến các cầu thủ Văn Quyến và
Quốc Vượng, Hãng tin AP của Mỹ bình luận: “Bệnh tiêu cực có vẻ đã trở nên quá
phổ biến trong làng thể thao Việt Nam, đến nỗi vị quan chức đầu ngành thể thao
nước này, ông Nguyễn Danh Thái, đã phát biểu trên báo Than Niên rằng: Tôi
không bất ngờ trước thông tin một số cầu thủ dàn xếp tỷ số”.

61
62

AP còn dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Olympic Philippines R. Aventajado: “Tôi buồn
khi biết có những VĐV như thế tham dự SG. Tuy nhiên, tôi cũng rất phấn khởi khi
VN quyết điều tra rõ vụ việc”.

Báo điện tử OhmyNews đã nhắc đến pha ghi bàn của Văn Quyến trong chiến
thắng lịch sử của Việt Nam trước Hàn Quốc hồi năm 2004 rồi nhận xét: “Vụ xì
căng đan này là tồi tệ nhất trong lịch sử (bóng đá) Việt Nam tại các giải quốc tế.
Đây cũng là năm thảm họa của bóng đá VN sau khi có hàng chục trọng tài bị điều
tra. Rất nhiều người hâm mộ VN đã lặn lội sang Philipines để cổ vũ đội tuyển và
họ đã cực kỳ thất vọng khi bị phản bội”….

AFP còn viết: “Bóng đá VN đang bị soi kỹ lưỡng sau khi cảnh sát mở cuộc điều
tra các cáo buộc về bán độ và nhận hối lộ liên quan tới 90 trọng tài, HLV, cầu thủ
tại giải V-League.
Ngay từ khi khởi đầu mùa bóng 2000-2001, giải đấu này luôn bị nạn móc
ngoặc, dàn xếp tàn phá. Bất chấp bị cấm, cá độ vẫn rất phổ biến tại VN với hàng
triệu USD tiền cược trong các trận quốc nội và quốc tế”.

Hãng tin BBC của Anh nhận định: “ Vụ bán độ tại SG lần này chắc sẽ dẫn tới
việc lật lại hồ sơ của những vụ nghi ngờ bán độ tại nhiều giải của năm trước và do
vậy, số người liên quan sẽ lớn hơn dự đoán rất nhiều đồng thời có thể lên tới các
cấp cao trong làng bóng đá”. BBC sau đó kết luận: “Bóng đá VN rất cần được thay
một luồng máu mới và sạch”

Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc nhận xét : “VN đang mở chiến dịch nắm
đâm sắt để chống tiêu cực bóng đá. Từ tháng 8, nhà chức trách đã phát hiện 50
vụ tiêu cực liên quan đến trọng tài, giám đốc điều hành và các hlv câu lạc bộ”.

Có thể nói, chưa bao giờ bóng đá VN được giới truyền thông quốc tế đưa tin
rầm rộ như những ngày qua. Buồn thay, điều hấp dẫn báo chí quốc tê ở đây lại là
một “xì căng đan tồi tệ nhất” chứ không phải một thành tích ngoạn mục nào đó.

HLV A. Riedl: Một tin nặng nề với tôi!


8h30, 21/12 (giờ Áo), đang nhâm nhi cà phê, Riedl nhận được điện thoại của
Tiền phong báo Văn Quyến, Quốc Vượng bị bắt. Ông lặng đi gần một phút mới cất
nên lời: “Đây là tin nặng nề với tôi”.

Ông nghĩ sao về việc Văn Quyến, Quốc Vượng bị bắt?

62
63

Tôi nghĩ, khi một, hai hay ba cầu thủ bị bắt, có nghĩa là công an đã có bằng
chứng luận tội. Đó là những việc cần phải làm để bóng đá Việt Nam trong sạch.

Các cầu thủ đã nghĩ tới quá nhiều điều khác trong khi điều duy nhất họ cần
phải nghĩ đến mỗi khi bước vào trận đấu là chiến thắng, là danh dự của Tổ quốc.
Đồng tiền đã làm mờ mắt họ mất rồi.

Khi lần đầu tiên được biết 4, rồi 5 học trò của tôi bị mời lên cơ quan công an
để điều tra, tôi đã thấy buồn vô cùng. Rồi ngày qua ngày, lại có thêm những thông
tin mới và những thông tin càng ngày càng xấu đi.

Khi đó, tôi đã hình dung ra cảnh họ sẽ phải đối mặt với pháp luật như thế nào,
nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn còn chút ít hy vọng về họ, dù rất mong manh. Tuy
nhiên, tin Văn Quyến, Quốc Vượng bị bắt quả là nặng nề đối với tôi.

Sự thật là Văn Quyến và Quốc Vượng đã bị bắt. Thử liên hệ lại thời gian ở
Bacolod, ông có thấy những cầu thủ này có biểu hiện gì nghi vấn không?

Tôi không thấy gì hết. Tôi cũng không thể biết được. Đúng là đã có một số cầu
thủ thi đấu không đúng với phong độ của họ một cách khó hiểu, ở một số thời
điểm trong một, hai trận đấu nhưng chúng ta không thể kết tội ai nếu không có
bằng chứng. Như thế không công bằng.

Ngay sau SEA Games 23, ông đã từng nói nếu Quyến không sửa lại mình, cậu
ấy sẽ hỏng. Phải chăng đấy là một lời cảnh báo?

Quyến luôn cho mình là thiên tài. Đấy là một tai họa. Cậu ấy luôn cho mình
là nhất, là nhất, nên rất coi thường, không nghe lời huấn luyện viên.

Không riêng gì Quyến, các cầu thủ khác cũng cần phải học cách cư xử. Chẳng hạn,
họ cần phải biết họ cư xử thế nào trong cuộc sống, trong công việc, khi ở khách
sạn. Họ luôn lẫn lộn trong cách hành xử của mình.

Bởi nếu là một cầu thủ chuyên nghiệp, họ phải biết phân biệt rõ ràng giữa trách
nhiệm trong cuộc sống cũng như trách nhiệm của một cầu thủ.

Ý ông muốn nói tới cách sống của Văn Quyến, Quốc Vượng và một số cầu thủ
khác khi ở Bacolod?

Không chỉ ở Bacolod, mà ngay cả khi ở Hà Nội cũng vậy. Họ đối xử không ra vẻ
của một cầu thủ chuyên nghiệp, mà như những đứa trẻ con.

63
64

Ông có thấy tiếc cho một nhân tài như Văn Quyến không?

Tôi không bình luận gì về câu hỏi này. Tôi cho rằng, ai có tội thì người ấy phải
chịu cho dù đó là thiên tài. Những người như thế không thể là tương lai của bóng
đá Việt Nam.

Quốc Vượng là một cầu thủ có rất nhiều tiến bộ, từ LG Cup và cả ở Agribank
Cup nhưng cũng không nằm ngoài vòng tiêu cực, thậm chí còn là người chủ mưu
lôi kéo đồng đội bán độ. Ông có bất ngờ với trường hợp của Quốc Vượng không?

Tôi không bất ngờ và đang bình tĩnh chờ xem còn những cầu thủ nào liên quan
đến vụ án này. Tôi chỉ bất ngờ vì họ đã dám lừa dối đồng đội của mình, lừa dối
người thầy của mình, và hơn nữa là đã phản bội Tổ quốc, bội tín với hàng triệu
triệu người hâm mộ Việt Nam.

Tôi thật không hiểu nổi tại sao, lại có những cầu thủ dám quay lưng lại với sự
kỳ vọng của người hâm mộ, quay lưng lại với danh dự chỉ để toan tính và đánh đổi
lấy những đồng tiền nhớp nhúa.

Sau những chuyện đáng buồn như thế này, ông còn muốn làm việc với bóng đá
Việt Nam nữa không?

Hợp đồng của tôi với bóng đá Việt Nam vẫn còn, vì thế tôi sẽ quay trở lại ngay
sau kỳ nghỉ phép. Tôi muốn giúp cải tổ nền bóng đá Việt Nam. Tôi biết là sẽ có rất
nhiều khó khăn phải đối mặt, nhưng hy vọng là tất cả sẽ qua, và những điều tốt
đẹp sẽ đến.

HLV Riedl cũng khẳng định với AFP: “Vụ việc cầu thủ bán độ có thể sẽ hủy hoại
sự phát triển của bóng đá VN nếu không được ngăn chặn và triệt bỏ tận
gốc.Chừng nào tiêu cực còn tồn tại thì còn ảnh hưởng rất lớn đến nền bóng đá VN
đang cố gắng từng bước tiếp cận tính chuyên nghiệp của bóng đá quốc tế”.

Có nhiều bài báo cho rằng vài cầu thủ của ông có chế độ sinh hoạt không lành
mạnh trong thời gian ở Bacolod và dẫn chứng này khởi đầu cho một hiện tượng
tiêu cực sau đó?

Tôi đã nói nhiều lần rằng những cầu thủ bị nghi ngờ và một số thành viên
khác của đội U23 vẫn chưa thể hiện được tính cách chuyên nghiệp. Một số mắc
bệnh ngôi sao, tự xem mình là người không thể tha thế. Một số thì đàn đúm hút
thuốc, uống rượu. Họ đã nhiễm những căn bệnh này khi còn ở CLB.

64
65

Tôi nói với họ rằng chuyện sinh hoạt không lành mạnh sẽ ảnh hưởng xấu
đến tương lai của họ. Nhưng việc giáo dục và giúp tôi quản lý đội, hướng dẫn các
em tránh cái xấu và bảo vệ họ trước sự cám dỗ của cái xấu phải có sự hỗ trợ của
chính người VN, đó là những thành viên người VN trong ban huấn luyện.

Kiatisuk: Quyến và Vượng đã phải trả giá đắt…


Trở lại VN sau đợt nghỉ phép dài hạn, HLV kiêm cầu thủ Kiatisuk đã có mặt tại
Trung tâm thể thao Thành Long, cùng các cầu thủ HAGL tham gia đợt tập huấn
chuẩn bị trước mùa giải mới.

Anh có biết nhiều về tình hình bóng đá VN thời gian qua không ?

Tôi có biết chút đỉnh. Trước đó, tôi cũng có theo dõi một số trận đấu ở SG 23
có đội Thái Lan và VN thi đấu. Tuy nhiên, sau đó tôi thất vọng khi nghe thông tin
có tiêu cực mua bán độ của một vài tuyển thủ VN.

Lúc ấy, tôi cũng bán tín bán nghi và không cho đó là sự thật. Thế nhưng, khi
trở lại VN và nắm rõ mọi chuyện thì cảm giác thật kinh hãi. Tôi không nghĩ có
những cầu thủ lại dám làm những chuyện khủng khiếp như vậy khi khoắc áo
ĐTQG.

Anh bình luận thế nào trước việc 2 cầu thủ hàng đầu của VN là Văn Quyến và
Quốc Vượng phải sa vào vòng lao lý ?

Tôi có biết chút ít về 2 cầu thủ này. Họ là những đồng nghiệp và là đối thủ rất
khó chịu mỗi khi đội chúng tôi gặp CLB của họ. Quốc Vượng cũng đã có thời gian
thi đấu cho HAGL nên tôi cũng chẳng lạ gì khả năng của cầu thủ này.

Họ thực sự là những cầu thủ có tài năng, không những ở VN mà còn ở khu
vực ĐNA, thế nhưng thật tiếc cho Quyến và Vượng. Họ đã làm một chuyện dại
dột, làm xấu hình ảnh của mình và giờ đây, họ phải trả giá quá đắt cho việc làm sai
trái của mình trước pháp luật.

Văn Quyến, Quốc Vượng có thể bị phạt 15000 franc Thụy Sĩ

65
66

Hai cầu thủ này có thể sẽ phải nhận án phạt từ Liên đoàn Bóng đá thế giới
(FIFA) dưới hình thức phạt tiền và cấm thi đấu, theo đúng quy định của Ủy ban Kỷ
luật FIFA.

Liên quan đến vụ án bán độ của một số cầu thủ U23 Việt Nam, với việc Văn
Quyến và Quốc Vượng bị khởi tố và bắt tạm giam, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
(VFF) chắc chắn sẽ phải có bản báo cáo gửi tới FIFA về vụ việc này, theo đúng quy
định về quyền lợi và nghĩa vụ của các LĐBĐ thành viên mà Điều lệ FIFA quy định.
Riêng Văn Quyến và Quốc Vượng, gần như chắc chắn sẽ phải đối diện với những
hình thức kỷ luật từ ủy ban Kỷ luật của FIFA.

Hành vi bán độ của Văn Quyến và Quốc Vượng, theo quy định của ủy ban Kỷ
luật FIFA, có thể sẽ bị áp dụng chế tài là phạt tiền với mức 15.000 frăng Thụy
Sĩ/người, tương đương với khoảng 180 triệu đồng.

Nếu hai cầu thủ này không có tiền nộp phạt thì CLB hoặc cao hơn là VFF sẽ
phải nộp thay.

Ngoài ra, cả Văn Quyến và Quốc Vượng cũng sẽ bị cấm thi đấu. Thời hạn cấm
thi đấu sẽ tùy thuộc mức độ vi phạm của các cầu thủ, trong đó với những vi phạm
nghiêm trọng, mức kỷ luật cao nhất là cấm thi đấu suốt đời.

Trong cuộc họp vừa qua, thường trực VFF đã quyết định đình chỉ thi đấu vô
thời hạn đối với Văn Quyến, Quốc Vượng cho đến khi có kết luận chính thức từ cơ
quan điều tra và nhiều khả năng hai cầu thủ này sẽ bị treo giò vĩnh viễn.

Việc kỷ luật của VFF chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của FIFA bởi nếu VFF
không xử lý, Ủy ban Kỷ luật FIFA cũng sẽ trực tiếp xét xử cấm thi đấu đối với Văn
Quyến và Quốc Vượng.

Chương 5: Nếu còn có ngày mai


Một văn hào Pháp từng nói: “Đường lên thiên đàng khó, lối xuống địa ngục
dễ”. Hàm ý câu nói muốn nhắc chúng ta rằng: Cạm bẫy trên đời không ít và nó dễ
dàng đưa chúng ta sa xuống địa ngục, một khi ta không tự kiềm chế được bản
thân. Là một ngôi sao, dù trong bất cứ lĩnh vực nào thì điều trước tiên phải biết tự
răn mình, kiềm chế những thói hư, tật xấu. Trên thế giới, chúng ta từng biết đến
66
67

một Geogre Best nát rượu, vào tù, ra khám vì tội hành hung một người; một Gerd
Muller, Vua phá lưới WC 1974, phải vào trại cai rượu; một Paolo Rossi bị tuyên án
vì tội danh bán độ hay một Maradona với tội dnah tàng trữ và sử dụng ma túy. Đề
cập đến những điều này là muốn nhắc đến một tài năng bóng đá trẻ của VN, sớm
trở thành ngôi sao nhưng chỉ trong chốc lát trở thành một phạm nhân. Đoạn
đường từ “thiên đàng” đến “địa ngục” của cầu thủ này quá ngắn và diễn ra quá
nhanh. Đó chính là tiền đạo lắm tài, nhiều tật Phạm Văn Quyến.

Văn Quyến, Quốc Vượng nói gì trong trại tạm giam?

Văn Quyến: Em khai mọi việc vì nghĩ đến mẹ!

Ngày 22/12/2005, PV Truyền hình Vì An ninh Tổ quốc (Đài truyền hình Việt
Nam) đã có buổi gặp gỡ đầu tiên với Văn Quyến kể từ ngày anh bị tạm giam. Nét
mặt Văn Quyến vẫn lạnh, nhưng có những phút giây anh ta ứa nước mắt khóc vì
hối hận. Sau đây là những lời tâm sự có phần hơi lộn xộn của Quyến:

“ Trong trại giam em trằn trọc không ngủ được. Em mới bị lần đầu tiên, làm việc
này… vào trại tạm giam quá ngỡ ngàng chẳng biết nói gì hơn. Lúc ấy em không
nghĩ đến hậu quả, chỉ nghĩ vừa thắng vừa kiếm được ít tiền để tiêu, không ý thức
rằng mình đã bán rẻ tổ quốc. Em thực sự hối hận, muốn làm lại một cái gì đấy để
mọi người hiểu mình hơn.

Nếu làm để đội Việt Nam thua 1-0 hay 2-0 trong đầu em không có ý đấy. Đó
là tính bồng bột, muốn vừa thắng vừa có một ít tiền tiêu xài.
Bố mẹ em bỏ nhau 18 năm đến giờ. Đồng tiền em làm ra em đều lo toan cho mẹ,
em phải đền đáp công ơn của mẹ, để xảy ra cái này người em nghĩ đến là
mẹ…(khóc)… Mỗi lần nghĩ đến em lại sợ mẹ ốm nặng, mẹ là người gần gũi em
nhiều nhất.

Thật sự em đã sai phạm. Em muốn xin lỗi mẹ và Liên đoàn bóng đá Việt Nam
cũng như tất cả người hâm mộ. Em đã làm như thế này, có thể bị nhiều người
ghét bỏ hơn. Giờ em rất hối hận em không biết nói gì hơn, em muốn xin lỗi tất cả
mọi người, xin lỗi mẹ !

67
68

Qua làm việc với cơ quan điều tra các chú ở C14 làm việc rất thoải mái. Nên
em nói ra tất cả để có cơ hội sửa sai và làm lại từ đầu.

Trước trận đấu Vượng cùng một số người trong đội bàn bạc với nhau thua thế
này thua thế kia, Vượng bảo thắng 1-0 mình vừa được đầu bảng, vừa được vào
bán kết, lại vừa kiếm thêm được 20- 30 triệu để tiêu xài.

Thật em rất lo, mình đã nhận tiền mình đá trên sân hoà và thua thấy thẹn với
lòng. Nếu mình thắng 2-0, mất tiền ấy, miễn sao đội thắng là được. Cơ hội thắng
2-0 mà không thắng được, em ra mà Tài Em ghi bàn thắng 1-0 em không lo được
gì, em chỉ sợ thua thôi.Thật sự em nghĩ tới ranh giới đội mình thua bị loại, em lo
sợ vì chuyện đấy. Đội Việt Nam bị loại, em không dám nhìn mặt mọi người, nếu
bàn nhau để thua lương tâm em không dám nhìn mặt người hâm mộ.

Thật sự khi ấy em không nghĩ trong đầu em chỉ nghĩ cố gắng đá thắng, số tiền
rất nhỏ 30 triệu...

Trong đời em đây là lần đầu tiên em tham gia vào trận dàn xếp tỉ số, ở trận
Malaysia em không bàn bạc với Vượng.

Trận chung kết có rất đông người cổ vũ, nên đội nôn nóng kiếm bàn thắng để gỡ
hoà nhưng lại để thua thêm.

Bị ăn bàn thắng thứ hai có thể VN vẫn có cơ gỡ hoà, em cũng dồn lên kiếm
bàn thắng danh dự, nhưng càng dồn lên càng bể trận. Thái thực sự là đội mạnh,
mình đã phải nhận bàn thắng thứ ba.

Không phải do tác động của Văn Trương, mà em khai nhận. Em nghĩ về mẹ
nhiều quá, em sợ mẹ thế này thế nọ, sợ mẹ ốm. Con mong mẹ giữ gìn sức khoẻ…"

Theo Quyến, chính Quốc Vượng đã bàn là chỉ thắng 1-0 trước Myanmar, và
như thế U23 VN vẫn đứng đầu bảng “tử thần” và là đội đầu tiên giành vé vào bán
kết. Quyến cũng cho rằng số tiền 20 – 30 triệu đồng nhận được nếu thực hiện
đúng cam kết, chỉ là tiền Quyền và “đồng đội” cá độ.

Trong suốt cả trận đấu, Quyến đã rất lo mấy tình huống. Thứ nhất, nếu để
thắng đến 2 – 0, Quyến sẽ thua gần hết số tiền được thưởng từ đầu giải. “Nhưng

68
69

nếu đội hoà hoặc thua, em sẽ phải ân hận, bị lương tâm cắn dứt” – Quyến bộc
bạch.

Toàn văn bức tâm thư của Văn Quyến

Trước khi bị bắt khẩn cấp và đưa vào Trại tạm giam T16 Bộ Công an, cầu thủ –
nay đã là bị can – Phạm Văn Quyến đã kịp viết một “bức thư” ăn năn về những lỗi
lầm của mình.
Nội dung bức thư, thực chất được viết như một lá đơn, của Quyến hết sức ngắn
gọn, chỉ dài hơn một trang giấy, với những dòng chữ viết vội vã, nguệch ngoạc.

Tiền Phong xin đăng nguyên văn nội dung bức thư- lá đơn trên của Văn Quyến:

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Đơn xin tự nguyện giao nộp.

Kính gửi: Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.

Tên tôi là: Phạm Văn Quyến.

Nghề nghiệp: VĐV đá bóng của đội U23 QG Việt Nam.

Quê quán: Đội 3 xã Hưng Tiến – huyện Hưng Nguyên – tỉnh Nghệ An.

Tôi xin giao nộp lại số tiền mà tôi cá cược trong trận đấu Myanmar cho Cục cảnh
sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội với số tiền là 20.000.000 đ (Hai mươi triệu
đồng chẵn).

Tôi biết trong thời gian diễn ra SEA Games tôi đã làm một việc không đúng với
lương tâm của mình. Giờ đây tôi rất hối hận về việc mà tôi đã làm trong trận đấu
với Myanmar. Tôi muốn xin lỗi tới Cục cảnh sát điều tra tội phạm và Liên Đoàn
Bóng Đá Việt Nam cùng tất cả người hâm mộ cả nước hãy tha lỗi cho việc làm sai
trái của tôi. Tôi mong Cục cảnh sát điều tra tội phạm và Liên Đoàn Bóng đá Việt
Nam xem xét về những việc mà tôi đã làm và cho tôi có cơ hội được sửa sai những
lỗi lầm mà tôi đã làm trong SEA Games vừa qua.

Nếu được Cục cảnh sát điều tra tội phạm cũng như Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
xem xét tôi xin hứa đây là lần đầu cũng như lần cuối tôi mắc vào lỗi lầm này.
69
70

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn

Phạm Văn Quyến (ký tên).

Quốc Vượng cũng gửi thư xin lỗi người hâm mộ


Cũng tương tự như lá thư xin lỗi của Văn Quyến, ngày 24/12, tại trại giam T16
của Bộ Công an ở Hà Tây, Quốc Vượng đã viết một lá thư ngắn với mong muốn xin
tha thứ cho những sai phạm của mình trong vụ án bán độ tại SEA Games 23.
Quốc Vượng viết: “Tên tôi là Lê Quốc Vượng, nghề nghiệp cầu thủ bóng đá, quê
quán Nghệ An. Trong thời gian diễn ra SEA Games 23 vừa qua, trong trận đấu với
Myanmar ngày 24/11/2005, tôi đã rủ rê một số đồng đội tham gia vào việc dàn
xếp tỷ số chỉ thắng cách biệt 1 bàn để lấy tiền tiêu. Tôi biết hành động của mình là
sai trái với pháp luật và đạo đức của người Việt Nam, làm ảnh hưởng đến nhân
cách của người Việt Nam. Tôi chỉ mong các bác, các chú ở Cục Cảnh sát điều tra
Bộ Công an, các chú, các anh ở UBTDTT, LĐBĐVN và những người hâm mộ cả
nước tha thứ cho tôi phần nào đó những sai lầm mà tôi đã vấp phải, cho tôi một
con đường để có thể làm lại cuộc đời.

Tôi cũng mong muốn các cầu thủ ở lứa tuổi như tôi đừng bao giờ suy nghĩ, hành
động như vậy nữa mà không bao giờ lấy lại được. Tôi xin hứa có cơ hội làm lại sẽ
trở thành một công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội...".

Nước mắt người mẹ


“Nguyện vọng tha thiết của gia đình tôi là mong các cơ quan chức năng và
người hâm mộ mở rộng vòng tay nhân ái cho Quyến có cơ hội lập công, chuộc lại
lỗi lầm”- bà Niềm trầm tư.

Nhẫn nhịn. Cam chịu. Dù không cưỡng lại được số phận, người mẹ cũng phải
gạt nước mắt đứng lên.

Lại về nhà Văn Quyến. Con đường đất nhấp nhô chạy dọc theo đường tàu,
sáng heo may lành lạnh.

Xe dừng trước cổng nhà bà Hồ Thị Niềm. Cánh cổng sơn màu xanh khép hờ.
Trong vườn, bóng người phụ nữ đang tưới rau. Tiếng sắt cọ vào bê tông ken két
70
71

khi cổng mở. Kèm theo tiếng chó sủa râm ran. Nhưng chủ nhà vẫn không có phản
ứng nào. Bà lầm lũi múc nước chăm chút cho từng gốc cây, chẳng buồn ngẩng đầu
lên xem người vừa đến là ai.

“Chú Long à ? Vừa đền? Vào nhà đi”, bà Niềm chợt giật mình thoát ra khỏi
luồng suy nghĩ.

Tấm ảnh chân dung của Văn Quyến choán một phần diện tích bức tường bên
trái. Vẫn đôi mắt phảng phất nét buồn cố hữu khi nhìn ngang. Còn mái tóc ánh lên
màu bạch kim dưới ánh đèn flash, rất playboy.

Tôi xin phép chủ nhà dạo quanh phòng khách, ngắm nghía Quả bóng vàng
2003; phần thưởng SEA Games năm nào, những bằng khen, giấy khen mang tên
Phạm Văn Quyến.

Kỷ niệm hiện về, rạo rực. Và giọng nói của người mẹ trong đêm hân hoan
chiến thắng giải bóng đá khu vực lần trước, khi tôi gọi cho bà để chia sẻ niềm vui:
“Chú thấy đá như rứa sướng chưa !?” “Sướng !”- Tôi hét lên, đáp lời. Tiếng cười
vỡ ra. Rồi căn nhà nghẹt thở. Người hâm mộ tung hô Văn Quyến. Người ta kép
đến chúc mừng. Đêm làng. Đêm hội.

Bây giờ.

Mắt bà Niềm trống vắng nhìn ra khoảng sân. Ngón tay gầy guộc run run đan
vào nhau. Tôi không dám nhìn lâu vào khuôn mặt của người mẹ. Nỗi đắng cay.
Nhục nhằn. Như ngọn lửa âm ỉ trong lòng, chỉ cần một khơi gợi nhỏ, là nó sẽ bùng
thành đám cháy lớn trong bà.

“Khóc làm gì nhiều. Nước mắt làm con người trở nên yếu đuối, ủy mị. Mình
phải gạt nước mắt mà đứng lên. Văn Quyến phải chịu trách nhiệm về việc làm sai
trái nó đã gây ra. Nó chẳng trách được ai, ngoài 20 tuổi rồi còn trẻ con gì nữa đâu.
Phải làm gì đó để sửa sai, chuộc lại lỗi lầm”, bà Niềm nói.

Hồ Văn Sỹ (em trai bà Niềm) xuất hiện. Anh là người đã đưa Văn Quyến
xuống Vinh “gia nhập SLNA”, tạo bước ngoặt giúp Quyến giã từ thân phận của
một đứa trẻ chăn trâu để trở thành một VĐV bóng đá.

“Khi Quyến đã trưởng thành, xa gia đình, mọi sinh hoạt của nó, cậu và mẹ
làm sao quản lý được”- ông Sỹ nói- “đến lúc chuyện vỡ lở ra, người trong nhà biết
thì cháu tôi đã…vào khám mất rồi”.

71
72

Tôi hỏi mẹ Văn Quyến: “Từ hôm Quyến bị triệu tập, rồi bị bắt giam, có ai ở SLNA
lên thăm gia đình không ?”. Bà Niềm đáp: “Chủ Nhật vừa rồi HLV trưởng Hữu
Thắng cùng mấy người ở Ban huấn luyện lên thăm. Mấy cầu thủ bạn bè của
Quyến thì đưa quần áo tư trang của Quyến về”.

Nhưng lúc sa cơ lỡ vận, những người ruột thịt là nguồn động viên an ủi lớn
nhất. Các dì, các cậu, rồi hàng xóm láng giềng, căn nhà nhỏ lúc nào cũng có vài
người bên cạnh bà Niềm.

Trong hoàn cảnh éo le, người thân không để bà phải cô độc một mình.
Chuyện làng. Chuyện xã. Chuyện đám hỏi xóm trên vừa mổ một con lợn mừng
tiệc cưới. Con chó nhà bên lên dại cắn mười người rồi bị người ta đem thịt.
Những câu chuyện không đầu không cuối như thế được nhắc đi nhắc lại cả ngày
không biết chán, cốt để giúp người mẹ vợi bớt nỗi cô đơn.

Bà Hồ Thị Điệp (77 tuổi), bà ngoại của Quyến, lò dò bước đến. Lưng bà đã
còng, tóc đã bạc. Miệng móm mém nhai trầu, bà Điệp kể: “Nghe tin nó bị bắt, tôi
đau từng khúc ruột. Xin các anh đừng ghét nó, 21 tuổi đời thế mà vẫn còn dại”.
Chúng tôi hỏi bà Điệp: “Quyến hư như vậy, bà có giận nó không?”.

Bà nói: “Người ta giận nó một, tôi giận mười. Nhưng càng giận càng thấy
thương. Nó khổ từ nhỏ. Một tuổi rưỡi, vắng cha, mẹ đưa về bà nuôi dưỡng cho
đến lúc khôn lớn trưởng thành. Không ngờ bây giờ cơ sự lại như thế này, tôi đau
lắm”. Ông ngoại Quyến đau nặng, không ra khỏi nhà từ 6 tháng nay. Suốt ngày,
đôi vợ chồng già nua luôn miệng nhắc tên cháu.

Bà Hồ Thị Niềm ý thức rất rõ tính nghiêm trọng của sai phạm mà Văn Quyến
đã gây ra: “Dù nó không đầu têu, nhưng làm theo kẻ khác cũng đáng tội lắm rồi.
Không những nó xấu hổ với chính bản thân mình, mà chính tôi cũng cảm thấy khó
xử với mọi người. Nhất là những người quen biết, từng hâm mộ Quyến”.

Lo lắng cho đứa con trai duy nhất, bà Hồ Thị Niềm bắt đầu nghĩ về một
tương lai không mấy sáng sủa đang chờ đón: “Nếu bị treo giò vĩnh viễn, nghĩa là
nó phải từ giã sân cỏ, chấm dứt cuộc đời cầu thủ. Nó sống bằng đôi chân. Không
được đá bóng nữa thì mai mốt làm chi để kiếm sống đây”. Lời than vãn của người
mẹ, như một nỗi quặn đau, nhức nhối trái tim. “Văn hóa chỉ cấp 3. Không bằng
cấp. Rồi đây, sẽ không nghề nghiệp? Quyến đi về đâu?”. Người mẹ lau nước mắt,
nói như độc thoại: “Nó là đứa chịu khó chịu khổ. Tôi tin nó sẽ không sa ngã thêm
một lần nào nữa. Nguyện vọng thiết tha của tôi là mong các cơ quan chức năng và

72
73

người hâm mộ rộng lòng tha thứ, cho Quyến có cơ hội chuộc lại lỗi lầm sai phạm.
Nó còn trẻ mà, 21 tuổi đời”.

Chuông điện thoại đổ liên hồi. Bà Niềm miễn cưỡng đứng dậy đi vào gian
nhà trong, cầm máy. Trên giường, người em trai của bà Niềm bó gối ngồi một
mình, đôi mắt nhìn đăm chiêu ra cửa sổ. Ngoài trời, mưa lất phất bay. Bà Niềm
nghe xong điện thoại. Nước mắt lại tuôn trào.

Tuổi 21 dở dang
Cái tuổi mà Ronaldo đã là nhà vô địch thế giới. Ở cái tuổi ấy, Pele, Maradona
cũng đã đăng quang với nhiều danh hiệu. Gần hơn hết là Hồng Sơn của bóng đá
VN. Tuổi mà Sơn lên ngôi vua phá lưới và bóng đá VN bắt đầu nhắc một cái tên đi
sâu vào lòng người… Nhưng với Quyến thì tuổi 21 lại là tuổi mà Quyến đã có tất
cả và cũng có thể là mất tất cả.

Tôi đã có dịp trao đổi với anh Hà Văn Thịnh là chú ruột của cầu thủ Hà Mai
Giang (Nghệ An)- đồng đội cũ của Quyến và cũng là lứa cầu thủ đàn anh khóa
trước, đã qua đời do tai nạn giao thông cách đây gần hai năm. Anh Thịnh nói thật
nhiều về Quyến, về cái nôi bóng đá ở Nghệ An mà hơn ai hết, anh hiểu như hiểu
đứa cháu ruột kém may mắn của mình vậy. Anh Thịnh bùi ngùi kể lại cái ngày đưa
đám cháu mình trong một buổi sáng trời mưa dầm ở Nghệ An. Đám tang có hàng
trăm nữ sinh đi theo ra đến tận huyệt chỉ để…nhìn mặt Quyến, khi ấy mới 19 tuổi.

Sau khi hạ huyệt cho cháu xong, anh Thịnh cầm tay Quyến thật lâu, anh nói
nhiều đến hai chữ “Cố gắng” để nhắc Quyến và cũng khuyên Quyến hãy giữ lấy
giá trị của mình với người hâm mộ. Buổi tối nói chuyện giữa hai chú cháu trong
đám tang hôm ấy đọng lại vẫn là chuyện tương lai của bóng đá VN mà anh Thịnh
nghĩ rằng cháu mình đã không may mất đi nhưng vẫn còn lứa cầu thủ như Quyến
gánh vác. Anh Thịnh nói nhiều lắm đến chuyện thắng Thái Lan và hy vọng thằng
bé mà anh xem như cháu mình đây sẽ góp phần làm được cái việc mà người hâm
mộ vẫn đau đáu mỗi khi gặp Thái Lan…

Anh Thịnh thú thật là đến giờ vẫn không quên được ánh mắt Quyến lúc ấy
khi siết chặt tay anh và hứa sẽ góp phần làm cái việc mà anh và người hâm mộ
mong mỏi. Cái niềm tin mà theo anh nó lớn và mãnh liệt lắm.

Anh Thịnh hiện đang làm giáo viên ở Quảng Trị và vẫn theo dõi Quyến như
từng theo dõi đứa cháu ruột Hà Mai Giang của mình vậy. Anh dạy và nghiên cứu
Sử đã hơn 30 năm nhưng nói chuyện về bóng đá thì không ai bằng. Thậm chí anh
73
74

hiểu rõ vì sao bóng đá Nghệ An cứ tuột xích như thế và vì sao những nhân tài
Nghệ An cứ kém may mắn và có số phận nghiệt ngã…

Anh mừng khi Nghệ An có một Quyến tuổi 16 đã phá lưới Trung Quốc và đến
19 thì đã đốt lưới Hàn Quốc. Trong cái mừng ấy cũng thấp thoáng những nỗi lo
mà anh tâm sự rằng mình lo vì Quyến không có may mắn như cháu Hà Mai Giang
của anh, có bố luôn bên cạnh và có những người anh, người chú luôn đồng hành.

Quyến là người của công chúng nhưng Quyến thật cô đơn. Quyến lanh lẹ, láu
lỉnh trên sân cỏ nhưng lại rất khờ khạo trước những cạm bẫy đường đời.

Anh Thịnh vẫn nói: “Nhiều lúc tôi thấy nó tơ như con nai vậy. Cái tơ của một
thằng bé trưởng thành sớm nhờ bóng đá nhưng lại không có hành trang trong
cuộc sống. Nó giàu người hâm mộ và giàu về vật chất có từ đồng tiền đá bóng
nhưng lại rất nghèo kiến thức và nghèo cả những tấm lòng lẫn tình người xung
quanh nó…” Và anh cũng như tôi và biết bao người hâm mộ vừa thương hại lại
vừa giận Quyến. Mọi cái trôi đi quá nhanh và có thể sẽ kết thúc ở tuổi 21. Cái tuổi
bắt đầu của nhiều cầu thủ, nhưng với Quyến lại là…

Nghĩ đến đây tôi chợt nhớ tới lời của mẹ Niềm vẫn than thở và khóc lóc mỗi
khi Quyến hư hỏng, Quyến bị phê phán, kỷ luật: “Giá mà nó vẫn cứ là thằng bé
chăn trâu như cái ngày mẹ con khổ cực ngày nào…”

Trái tim người mẹ đang khóc

Bác nghĩ thế nào về tương lai, khi mà Quyến sẽ vĩnh viễn không bao giờ được đá
bóng nữa?

Con à. Bác xác định, thằng Quyến có bị tù vài năm thì gắng mà chịu đựng,
cuộc đời còn dài, sau này làm lại từ đầu. Bác nghĩ, ngày xưa bác khổ như thế mà
không chết được, hai mẹ con vẫn sống thì bây chừ không có chi mà không vượt
qua. Bác chỉ thương nó còn trẻ quá mà đã phải tù tội.

Bác có muốn nhắn nhủ gì với Quyến không?

Quyến hãy biết rằng ở nhà, mẹ đang gạt nước mắt để gượng dậy, để lo cho
con và mong mỏi con đừng suy sụp tinh thần. Con phải ăn ngủ tốt để có sức khỏe.
Chỉ cần con đừng đau ốm, con mạnh khỏe thì bao lâu mẹ cũng đợi con về. Mẹ
luôn luôn ở bên con để chăm sóc con. Con đừng buồn.

74
75

Trong lời nói của bà Niềm, tôi đã cảm nhận thấy sự bình tĩnh và rắn rỏi của
một người mẹ giàu nghị lực, cho dù trái tim của người mẹ ấy giờ đây đang khóc.

Tôi cũng đọc thấy bà đã xác định con trai bà đã đặt dấu chấm hết cho sự
nghiệp bóng đá của một cầu thủ được hâm mộ bậc nhất. Bà nói về chuyện Quyến
đi tù và bà sẽ sống ra sao để đợi Quyến trở về, ở bên Quyến để giúp Quyến làm lại
mọi thứ.

Trái tim của người mẹ luôn luôn chất chứa sự tha thứ đối với những đứa con
lầm lỗi. Và tôi đã định hỏi bà, thật sự bà có cảm thấy có lỗi với con trai của mình
không khi mà bà đã dồn hết trên đời tình yêu thương cho nó, nhưng bước chân
của nó lại lầm lạc?

Bà có cảm thấy có lỗi không khi đã đặt niềm tin tuyệt đối đến gần như cực
đoan vào con trai của bà?

Khối vuông ru-bich nhiều màu

Cả thế giới từng ngỡ ngàng khi “Cậu bé vàng” Maradona dính vào cocain và
tự mình buộc phải chia tay với quả bóng da đã từng đưa anh đến đỉnh cao vinh
quang của sự nghiệp.

Khi Phạm Văn Quyến thừa nhận mình có nhận một gói tiền sau khi từ
Philippines về TP HCM, có thể nói sự nghiệp đá bóng của Quyến coi như đã kết
thúc. Một quãng thời gian thật ngắn ngủi kể từ cái ngày người hâm mộ VN biết
Quyến ở sân chơi U-16 châu Á. Năm năm cho một quá trình từ một phát hiện mới
của bóng đá VN đến các danh hiệu lớn nhỏ và nhanh chóng trở thành thần tượng
của nhiều người, nhiều giới cùng chiếc áo số 10. Rất nhanh cho một sự khẳng định
của một cầu thủ biết làm bùng nổ cầu trường bằng những bàn thắng mang đậm
đẳng cấp và dấu ấn cá nhân nhưng cũng rất ngắn cho một đời cầu thủ.

Năm năm ấy, Quyến nhận không thiếu một danh hiệu nào và cũng biết bao
mỹ từ dành cho Quyến như “ Cậu bé vàng của bóng đá VN”, như “Cầu thủ của
những trận đấu lớn” hoặc “Người làm bùng nổ cầu trường bằng những dấu ấn cá
nhân”…

75
76

Năm năm ấy, Quyến cũng từng chịu biết bao phiền toái của một cầu thủ nổi
tiếng lắm tài, nhiều tật và buông thả.

Năm năm của hào quang và tội lỗi, lại cũng là năm năm của vinh quang lẫn tủi
nhục. Tất cả đến với Quyến rất nhanh và trôi đi cũng rất nhanh. Cứ thể như rằng
bản thân Quyến là một khối rubich nhiều màu tối và sáng hòa quyện lẫn với nhau.
Một con người đầy những mâu thuẫn bao gồm cả đỉnh cao lẫn vực sâu, cả ánh
sáng và bóng tối…

Năm năm qua, bên cạnh Quyến có những đồng đội, những người anh, người
thày nhưng chẳng ai giữ được một Văn Quyến từng đốt lưới Trung Quốc, Hàn
Quốc biết sống thẳng và sống thật đúng với chất của một cậu bé trưởng thành từ
vùng quê nghèo khó.

Quyến đã làm cho rất nhiều đứa trẻ sống nghèo khó có khát vọng vươn lên
để thoát ra khỏi cảnh cơ cực, nhưng cũng chính Quyến đã đạp đổ của chúng tất
cả, những hạnh phúc đơn sơ từ niềm vui của quả bóng và niềm tin, niềm tự hào
về một thần tượng.

Cũng như thế giới từng mất “cậu bé vàng”, bóng đá VN đã mất một tài năng
bóng đá. Nhưng những mất mát ấy làm sao so sánh được với mất mát lớn hơn, đó
là niềm tin của những người trót yêu và trót gửi gắm hết cho người mình yêu…

Ai sẽ "thắt dải ruy băng vàng" cho Quyến ,Vượng?


Mai này, ai trong số những cô gái ngày xưa từng tôn thờ Quyến và Vượng sẽ
"thắt dải ruy băng vàng trên cây sồi già" đón họ trở về sau những ngày chuộc lỗi?
Ai và ai…?
Trong khi mọi người hưởng một đêm Noel yên bình và sum họp giữa người
thân, gia đình và bạn bè, thì ở một phòng giam của Trại tạm giam T16 Bộ Công an,
Văn Quyến và Quốc Vượng, những "người hùng một thời" của bóng đá Việt Nam,
lại đơn côi đối diện với lương tâm để suy ngẫm, để sám hối về những gì mà mình
đã làm.

Cũng ở một nơi nào đó trên mảnh đất xứ Nghệ "sỏi đá tình người", có những
người mẹ, người cha đang đắng lòng những lo cùng nhớ đứa con lầm đường mà
mình sinh thành.

76
77

Người hâm mộ đã từng yêu và tin lắm tới mức tôn thờ những Văn Quyến,
Quốc Vượng. Những vũ điệu sân cỏ, những bàn thắng đẹp như mơ của họ đã
từng làm thổn thức hàng triệu trái tim Việt trong men say chiến thắng, trong
những đêm trắng xuống đường ăn mừng.

Có biết bao nhiêu thời khắc những cái tên Quyến, Vượng trở thành biểu trưng
cho chiến thắng, cho niềm tự hào sức mạnh của thể thao Việt Nam trong ánh mắt
em thơ, trong nụ cười người già, trong tâm hồn thiếu nữ.

Nhưng rồi một ngày kia khi chiếc mặt nạ thiên thần rơi xuống, lộ ra một diện
mạo đen đúa, hàng triệu trái tim CĐV đã từng gửi trọn vào Quyến, vào Vượng,
thắt lại trong cùng một nỗi đau mà sự bội phản mang đến.

Yêu và buồn. Thử hỏi cái gì có thể đo đếm được sự giận dữ của "kẻ bị phụ
tình" trong những ngày qua? Văn Quyến và Quốc Vượng (và còn thêm những
người khác) đã, đang và sẽ phải gánh chịu những sai lầm mà mình gây ra.

Nhưng khi nỗi đau đi qua, khi cơn giận dữ lắng xuống thì lòng lại thấy dâng lên
một sự xót xa. Quyến và Vượng còn trẻ quá, đời người còn dài quá mà cánh cửa
tương lai gần như đã khép lại.

Họ đáng để thương, để xót lắm chứ khi ngã lòng trước cái bất phương trình
của cuộc đời để một tích tắc phần "con" lấn át phần "người". Sống ở đời, xấu dễ
làm, tốt khó theo.

Vẫn biết là người ai cũng cố bỏ cái dễ mà tìm cái khó để theo trên bước
đường hoàn thiện nhân cách của mình. Nói thì thuận miệng như vậy, nhưng sự
thực thì cuộc đấu tranh đó khốc liệt vô ngần và thất bại cũng là điều có thể xảy ra.

Thế nên trên thế giới có muôn ngàn tôn giáo, nhưng như trăm sông đổ vào bể
lớn, tất cả đều khuyên con người ta làm điều thiện, tránh xa điều ác và nhất là tôn
thờ sự vị tha.

Bước đi trong đêm Thánh vô cùng, nơi tình yêu, niềm tin và sự thứ tha hội tụ
trong dáng hình của Chúa, tôi như nghe văng vẳng đâu đây lời hát của Tony
Orlando trong bài "Hãy buộc dải ruy băng vàng lên cây sồi già" (Tie a yellow
ribbon round the old oak tree):

"Tôi là một kẻ tội nhân và chỉ có tình yêu của em mới đem đến thứ tha/ Và em
sẽ tha thứ nếu buộc lên cây sồi già một dải ruy băng".

77
78

Một bản tình ca thật đẹp xuất phát từ một giai thoại đậm chất nhân văn mà
tôi đã đọc được trong quãng thời đôi mươi của mình.

Chuyện kể rằng: Ở một thị trấn vô danh trên đất Mỹ vào năm 1972, có một
chàng trai phạm tội và bị kết án 3 năm tù.

Trước khi vào trại giam, anh viết thư nhắn gửi người vợ sắp cưới: Nếu còn yêu
và còn sự tha thứ dành cho anh thì hãy buộc một dải ruy băng vàng lên cây sồi già
duy nhất ở quảng trường của thị trấn vào ngày anh mãn hạn tù.

Nếu không nhìn thấy dải ruy băng ấy, anh sẽ ra đi mãi mãi, không bao giờ
quấy rầy cô nữa. Thế rồi trong suốt 3 năm ngồi tù, anh bặt tin người vợ chưa cưới.
Niềm tin về sự tha thứ qua hình ảnh dải ruy băng vàng trên cây sồi già cũng vì thế
mà nhạt nhòa theo thời gian.

Ra tù, anh định bắt xe đi thẳng ra thành phố chứ không ngang qua quảng
trường thị trấn như lời ước hẹn. Nhưng rồi một chuyến, hai chuyến xe qua, chàng
trai vẫn ở lại. Lý trí bảo anh hãy chạy trốn khỏi miền đất ký ức, nhưng tiếng nói
con tim bắt anh phải tới quảng trường.

Và tình yêu đã chiến thắng. Trên quảng trường thị trấn hôm ấy, người ta đã
chứng kiến một chàng trai đứng khóc dưới tán cây sồi vàng rực bởi hàng trăm dải
ruy băng…

Mai này, ai trong số những cô gái ngày xưa từng tôn thờ Quyến và Vượng sẽ
"thắt dải ruy băng vàng trên cây sồi già" đón họ trở về sau những ngày chuộc lỗi?

Và mai này, ai trong số hàng triệu CĐV Việt Nam sẽ "thắt dải ruy băng vàng
trên cây sồi già" cho bóng đá nước nhà sau khi cơn bão tiêu cực đi qua, chỉ còn
hoang tàn và đổ nát ở lại?

Ai và ai…?

Nên lắm thay và cũng cần lắm thay một con đường cho sự hoàn lương, một
mảnh đất cho mầm thiện trở lại đâm chồi. Và con đường đó, mảnh đất đó chẳng
ở đâu xa mà nằm ngay trong tấm lòng vị tha của mỗi người chúng ta.

Tương lai nào cho bóng đá Việt Nam ?


Một trong những người có thẩm quyền trả lời câu hỏi này không phải ai khác
mà chính là HLV đầy duyên nợ với bóng đá VN, Alfred Riedl. Quay trở lại VN sau kỳ

78
79

nghỉ đông và sau “sự cố tràn dầu” do các học trò bán độ tại SG 23 gây ra, mặc dù
rất buồn nhưng ông thẳng thắn tuyên bố: “Chúng tôi phải bắt đầu từ con số 0”.

Ông đã dành hơn một giờ đồng hồ để “dốc bầu tâm sự” với PV Lan Phương-
báo Thanh Niên, mặc dù câu đầu tiên là một lời than thở: "Tuổi già thật tệ, nó
khiến tôi vô cùng mỏi mệt sau một chặng bay dài 21 tiếng. Tôi đã không chợp mắt
dù chỉ một phút. Nhưng nói gì thì nói, được có mặt ở VN là tôi thấy rất vui rồi!".

“Tôi "chai" dần trước những biến cố khủng khiếp”

* Ông cảm thấy “vui” bất kể những biến cố khủng khiếp vừa xảy ra với bóng đá
VN, đặc biệt là 7 cầu thủ của ông vì dính đến tiêu cực đã bị luật pháp xử lý ?

- Điều đáng buồn là tôi bắt đầu "chai" dần trước những biến cố khủng khiếp
này. Bóng đá VN đang phải trải qua những giờ phút chông gai nhất. Vụ án này bị
điều tra trước khi tôi trở lại Áo và nó đã khiến tôi không có nổi một kỳ nghỉ trọn
vẹn. Ngày nào tôi cũng online ít nhất 2 lần, đọc website tiếng Anh của báo chí Việt
Nam để cập nhật thông tin mới nhất. Tôi đã mong không thấy một tin xấu nào cả
nhưng không tránh được... Nói thực, tôi rất chán nản về những gì đang diễn ra và
e rằng mọi thứ chưa sớm kết thúc, thậm chí còn có thể tồi tệ hơn nữa.

Nếu tôi nhớ không nhầm thì khoảng vài tuần trước, tôi có đọc được trên
báo rằng sau Vượng, Quyến lại đến lượt Quốc Anh, Bật Hiếu bị bắt rồi Hải Lâm,
Phước Vĩnh, Văn Trương bị triệu tập và cách đây vài bữa, họ đã bị khởi tố nhưng
cho tại ngoại. Tôi ngày càng chán chường vì những con người hư hỏng này. Họ đã
nhận tiền, làm sai lệch kết quả trận đấu, bán đứng tất cả. Ai làm trái pháp luật
đều phải chịu những hình phạt nhất định. Kể cả tôi, nếu tiêu cực, tôi cũng sẽ bị
trừng phạt.

* Nếu chúng tôi nhớ không nhầm, chính ông cũng đã từng nhiều lần bảo vệ cầu
thủ của mình một cách hơi quá, như Văn Quyến, Hải Lâm...

- Lúc nãy ở sân bay có người hỏi tôi, ông sẽ đi thăm những cầu thủ của ông
đang trong tù chứ. Không đời nào ! Họ đã không công bằng với tôi và nói thẳng ra
là đã phản bội tôi. Bản thân tôi luôn đối xử thật lòng và công bằng với các cầu thủ
của mình. Chưa bao giờ tôi thiên vị với người này hay bênh vực người khác. Đúng
là trước báo chí tôi luôn bảo vệ cầu thủ. Khi Hải Lâm có phong độ không tốt, tôi
luôn đứng về phía cậu ta bất chấp sự tấn công của công luận. Tôi thực sự tiếc nuối
quãng thời gian mình đã ưu ái cho các cầu thủ. Tôi không thể tin nổi là các cầu thủ
lại qua mặt tôi và không hiểu tại sao họ lại hành động ngu xuẩn thế. Chính họ chứ

79
80

không phải ai khác đã tự đẩy mình vào hoàn cảnh này. Và có lẽ, những cầu thủ hư
hỏng đã chấm dứt tương lai của mình ở tuổi 20. Ôi, thế mà đã có lúc, những kẻ
tiêu cực đó lại được lựa chọn cho tính toán lâu dài của bóng đá VN !
“Đã bán độ một trận thì cớ gì họ không dám làm tiếp”

* Vì tham gia bán độ, các cầu thủ trẻ đã bị luật pháp trừng phạt. Cả những
"người lớn" có liên quan cũng đã bị trừng phạt dưới một góc độ khác…

- Vâng! Ông Lê Thụy Hải đã bị Đà Nẵng sa thải. Ông Thọ đã xin từ chức Phó
chủ tịch LĐ. Cả hai người đã không thông báo với tôi về những dấu hiệu tiêu cực
của một số cầu thủ trước trận gặp Myanmar. Càng nghĩ về cầu thủ bao nhiêu, tôi
càng giận các trợ lý của tôi bấy nhiêu. Tôi sẽ còn nhắc đi nhắc lại chuyện này. Nếu
tôi biết được ngay lúc đó, tôi sẽ có phản ứng tức thì và mọi thứ đã có thể chẳng
tồi tệ như bây giờ. Chắc chắn tôi sẽ chất vấn các cầu thủ và nói về hậu quả mà có
thể họ sẽ phải gánh chịu. Khi cố tình giấu giếm thông tin, những người lớn cũng
phải chấp nhận hậu quả đau thương thôi. Bản chất sự việc là như vậy!

* Chúng tôi vừa nhận được tin mới nhất là cả trận bán kết với Malaysia tại SEA
Games 23 cũng đang trở thành nghi án tiêu cực...

- Thì cũng có khác gì đâu ! Đã có gan bán một thì sợ gì mà không bán thêm hai
hay nhiều trận khác. Thoạt đầu, khi Quyến và Vượng bị bắt, tôi đã chẳng muốn tin
những gì mình nghe thấy nhưng sau này còn nhiều điều khủng khiếp hơn đã xuất
hiện!

* Thưa ông, mới hôm kia, một học trò cũ của ông đã bị bắt giam vì...

- ...Vì đã dùng một đống tiền mua chuộc đội khác để đưa SLNA vô địch năm
2001. Hữu Thắng chứ ai! Thật là khổ cho tôi quá, cầu thủ trẻ của tôi dính tiêu cực,
rồi cả cầu thủ cũ. Tôi rất tiếc cho Hữu Thắng nhưng anh ta cũng thật đáng trách.
Dù Thắng chỉ tham gia một phần nào đó thôi cũng đã không thể chấp nhận rồi.
Không thể tin được một con người rắn rỏi và đàn ông như Thắng lại mua độ!

“Các CLB VN hình như luôn tồn tại một thỏa thuận ngầm”

* Bóng đá VN đụng đến đâu là vỡ đến đấy, thưa ông...

- Tiêu cực của bóng đá VN lúc này không chỉ giới hạn ở các cầu thủ nữa mà đã
liên quan đến các HLV, chủ tịch... của các CLB. Thực tế trong quá khứ và cả bây
giờ, giữa các CLB hình như luôn tồn tại một thỏa thuận ngầm với nhau. Tức là hai

80
81

bên có đi có lại, lượt đi anh cho tôi 3 điểm thì lượt về anh cũng sẽ được hưởng 3
điểm từ tôi. Có thể ban đầu sự đi lại này không liên quan đến tiền bạc nhưng khi
một số CLB không thể thỏa thuận được với nhau thì họ tìm đến trọng tài và đưa
tiền cho trọng tài để nhờ vả. Đây chính là hành vi phi thể thao và vi phạm pháp
luật. Tôi vô cùng sửng sốt khi ngày càng nhiều quan chức của các CLB liên quan
đến các xì-căng-đan của bóng đá VN. Ông Thụ - nguyên Giám đốc Sở TDTT Nghệ
An - cũng đang bị điều tra, đúng không? Sở dĩ tôi nhớ ngay ra ông Thụ khi đọc tin
vì ông ta đã đi với tôi sang đảo Guam năm 1999 cùng một số quan chức của một
vài CLB khác.

* Thưa ông, có thể LĐBĐVN đang đứng trước hai lối rẽ - một là đi đến tận cùng
các vụ tiêu cực; hai là dừng lại vì nếu đi tiếp biết đâu sẽ bung ra cả những chuyện
"tế nhị" khác. Nếu ông là quan chức LĐ, ông sẽ làm gì?

- Tôi hoàn toàn không biết LĐBĐVN cần gì, muốn gì nên tôi tạm thời không
đưa ra ý kiến chính thức. Nhưng chắc chắn một khi công an đã vào cuộc quyết liệt
thì dù không muốn LĐ cũng phải theo đến cùng. Song tôi cho rằng nhiều người
trong LĐ muốn làm vụ này đến nơi đến chốn. Nếu LĐ hỏi quan điểm, tôi sẽ trình
bày rất rõ ràng là trước hết chúng ta phải làm sạch môi trường bóng đá VN, ai
xứng đáng bị trừng phạt và ai thì không. Điều này sẽ tạo ra được một nền móng
vững chắc, các cầu thủ sẽ chơi bóng đá với một tinh thần thể thao cao thượng và
trung thực. LĐ cũng nên nói chuyện với các cầu thủ và các quan chức nữa. Có lẽ
bây giờ họ đã nhìn thấy hậu quả nhãn tiền nếu làm điều ngu ngốc. Dây dưa đến
mafia là đồng nghĩa với bước một chân vào tù. Cũng đã đến lúc các CLB cần phải
chấm dứt mối quan hệ kiểu "có đi có lại”. Giờ đây, khi ai đó muốn đưa 500 hay
1.000 USD để giành chiến thắng thì họ sẽ phải suy nghĩ lại.

“Tôi muốn một trợ lý người Hungary”

* Thưa ông, không cần hỏi cũng biết ông sẽ gặp vô vàn khó khăn để xây dựng lại
đội tuyển quốc gia và đội U.23. Ông có nhụt chí không?

- Chỉ cần 2-3 vị trí đá dưới sức thôi cũng đã có thể quyết định số phận một đội
bóng, huống hồ bây giờ tôi mất hẳn 7 cầu thủ ! Nhưng mất mát ở một mặt nào đó
lại là điều tích cực. Cho dù không có đội tuyển nào trên thế giới trong một lúc lại
có thể thay thế 7 cầu thủ đầu đàn của mình nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức
để làm lại. Hãy cho tôi có thời gian theo dõi V-League và hạng nhất để chọn càng
nhiều cầu thủ càng tốt. Tôi không biết chất lượng cầu thủ mới sẽ ra sao nhưng
điều tôi cần làm là phải nhanh chóng tìm cho được một đội tuyển mạnh nhất và

81
82

"sạch" nhất có thể. Tôi sẽ phải xem xét lại mộåt số cầu thủ đã từng bị tôi trả về.
Tôi sẽ phải bắt đầu từ con số 0! Thứ hai này, tôi sẽ họp với Chủ tịch LĐBĐVN
Nguyễn Trọng Hỷ và chúng tôi sẽ nói rất nhiều điều về công việc trong tương lai.
Mọi thứ vẫn phải diễn ra chứ không thể ngồi chờ cho đến khi công an có kết luận
chính thức. Một vấn đề nữa cũng hết sức quan trọng và không hề đơn giản là tìm
những trợ lý mới cho tôi.

* Ý ông muốn thế nào? Một trợ lý do ông tự tuyển chọn hay lại chờ LĐ áp đặt?

- Không, không! Tôi sợ sự áp đặt lắm rồi. Tôi sẽ tự tuyển dụng lấy. Tôi sẽ
không thể nói với bạn là tôi đã chọn ai nhưng chắc chắn tôi sẽ tự chọn. Tôi không
biết nhiều HLV bóng đá tại VN mà chỉ biết một vài người. Và tôi sẽ đưa họ vào ứng
cử viên làm phó cho tôi. Tất nhiên tôi vẫn cần những lời khuyên nhất định từ LĐ.
Nhưng tôi cũng không loại trừ khả năng mời trợ lý người nước ngoài. Một HLV
người Hungary cũng rất thích đến VN, anh ta đã từng làm cộng sự của tôi khi tôi
huấn luyện tại Palestine. Sẽ rất tốt nếu anh ta lại sang đây vì anh ta chẳng có mối
quan hệ nào tại VN để sợ gây bè cánh này nọ. Tôi chỉ phân vân về chuyện tiền
lương. Nhưng đó mới chỉ là ý tưởng. Tôi không biết lãnh đạo LĐ sẽ nghĩ như thế
nào nếu tôi đề đạt nguyện vọng.

Lời cuối sách


Có thể nói chân dung Phạm Văn Quyến đã dần hiện rõ trước mắt chúng ta, cả
sáng lẫn tối, cả vinh quang lẫn cay đắng, cả những đóng góp tuyệt vời và những
lỗi lầm mà Quyến mắc phải. Giờ đây, khi cuốn sách đang có trên tay bạn đọc,
Quyến đang ngồi im lìm trong trại giam T16 để nhìn nhận những gì mình đã làm.
Dù chưa có kết luận chính thức của cơ quan điều tra, nhưng qua những thông tin
báo chí ta cũng biết chắc chắn Phạm Văn Quyến có tội, tội ấy không thể bỏ qua.
Chính Quyến đã phần nào thừa nhận tội lỗi của mình. Giờ đây câu hỏi mà có lẽ
nhiều người quan tâm là bản án dành cho Quyến sẽ ra sao và tương lai của Quyến
sẽ như thế nào ?

Bất kì ai phạm pháp cũng đều phải chịu tội trước pháp luật, điều ấy là rõ ràng.
Quyến đã có công, thậm chí công lớn nhưng công ấy quá nhỏ so với tội lỗi mà
Quyến mắc phải. Và cho dù công lao của Quyến có bằng núi Thái Sơn thì Quyến
cũng không được quyền đứng trên pháp luật. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ Phạm
Văn Quyến là một tài năng hiếm hoi, nếu sống chuẩn mực, biết tự rèn luyện tích
cực, cùng với việc được chăm sóc và đào tạo đúng đắn, có trách nhiệm của gia
82
83

đình và xã hội, chắc chắn Quyến sẽ là một tài năng lớn. Làm rạng danh non sông
đất nước bao giờ cũng thuộc về các tài năng lớn, và ở thời nào, ở đâu họ cũng
thật hiếm hoi. Vấn đề là phải ứng xử với tương lai của Văn Quyến cũng như Quốc
Anh, Quốc Vượng,… như thế nào để họ vẫn còn mà chúng ta không mất. Đây là
một câu hỏi khó, đòi hỏi phải trả lời bằng cả trái tim lẫn lí trí, bằng cả sự thông
minh và tình thương yêu, bằng cả sự nghiêm khắc nhất mực và niềm tin vào lòng
hướng thiện ở những ngôi sao lầm lạc này.

Họ còn quá trẻ, chính điều này đã làm cho trái tim chúng ta quặn thắt sau
khi phẫn nộ vô cùng trước những việc làm của họ. Một CĐV đã nói rất đúng rằng:
“Đã quá muộn để thay đổi quá khứ, nhưng sẽ không muộn để quyết định cho
tương lai, Quyến ạ”. Lời nhắn nhủ Quyến cũng là lời nhắn nhủ với tất cả mọi
người, những ai còn quan tâm tới Quyến, tới Quốc Vượng, Quốc Anh…cũng như
mọi tài năng trẻ khác đang gặp khó khăn nhất định trên đường đời.

Khi chúng tôi hoàn thiện những trang cuối cùng của cuốn sách này thì một
đường dây cá độ bóng đá có quy mô lớn nhất từ trước tới nay : Bùi Tiến Dũng, Vũ
Mạnh Tiên, Nguyễn Việt Bắc- những “ông trùm” chơi cá độ đã bị tóm cổ. Có thể
danh sách những “ông trùm” này còn kéo dài, và như vậy hy vọng chúng ta sẽ đào
tận gốc trốc tận rễ khối ung nhọt của bóng đá nước nhà.

Hãy quan tâm nhiều hơn nữa đối với các tài năng trẻ và hãy làm sạch bóng đá
bằng việc xử ký thật nghiêm khắc bọn người táng tận lương tâm kia để làm gương
chứ không phải chỉ “túm kẻ có tóc”, để mọi việc đâu lại hoàn đấy. Và đó cũng là
một tâm sự tha thiết của những người làm cuốn sách này, ngõ hậu gửi tới bạn
đọc.

83
84

84
85

85
86

86

You might also like