You are on page 1of 5

Họ và tên: Bùi Văn Tho Giới tính: nam

Giáo viên bộ môn: Giáo viên dạy lớp


Số điện thoại di động: 09433232404 Nhà riêng:……………………
Email: buivanhothnm2@gmail.com
Trường: Tiểu học Thị trấn Mỹ Thọ 2
Địa chỉ nhà trường: Đường Thống Linh, khóm Mỹ Phú Đất Liền, thị trấn Mỹ
Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG DÀNH CHO GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2019 - 2020

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


(Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất).

Câu 1. Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, hành động
nào sau đây của người điều khiển phương tiện giao thông là đúng quy tắc?

A. Vẫn giữ tốc độ và nhường đường cho người đi bộ.


B. Dừng lại, dắt xe qua vạch kẻ đường.
C. Quan sát, giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ.
D. Giảm tốc độ, cẩn thận vượt qua phía trước người đi bộ.
Câu 2. Trên đoạn đường hẹp chỉ đủ cho một xe di chuyển và có chỗ tránh
xe, một xe ô tô 4 chỗ và một ô tô 16 chỗ cùng di chuyển ngược chiều nhau.
Trong trường hợp này xe nào phải vào vị trí tránh và nhường đường cho xe
kia?
A. Xe gần vị trí tránh.
B. Xe xa vị trí tránh
C. Xe 4 chỗ
D. Xe 16 chỗ
Câu 3. Hành động nào dưới đây không đúng quy tắc giao thông khi điều
khiển ô tô vào đường cao tốc?
A. Bật tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên
đường.
B. Điều khiển xe hướng sang làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường.
C. Quan sát thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép
ngoài.
D. Điều khiển chạy trên làn đường tăng tốc (nếu có) trước khi vào các làn
đường của đường cao tốc.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với tiêu chí văn hóa giao thông
đối với người tham gia giao thông?

A. Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao
thông.
B. Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp.
1
C. Nhanh nhạy, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và tai nạn
giao thông.
D. Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành
pháp luật trật tự, an toàn giao thông.

Câu 5. Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, người điều khiển
xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông nào dưới đây sẽ chịu mức phạt tiền từ
100.000 đồng đến 200.000 đồng?

A. Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người
đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ
đường cho người đi bộ.
B. Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ
(trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi
đường không giao nhau cùng mức).
C. Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không
đi về bên phải phần đường xe chạy, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều
chạy quá tốc độ quy định.
D. Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điểu kiện an toàn;
không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng
nào tới tại nơi đường giao nhau.
Câu 6. Chọn và điền các từ còn thiếu vào chỗ ….. trong nội dung sau đây:

Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi
chung với đường sắt, (1)………… được quyền ưu tiên đi trước. Tại nơi đường
bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu,
khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham
gia giao thông đường bộ phải (2)………… và giữ khoảng cách tối thiểu (3)
………… tính từ ray (4)…………; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo
hiệu ngừng mới được đi qua.
A. (1) phương tiện giao thông đường sắt – (2) dừng ngay lại – (3) 5 mét –
(4) gần nhất
B. (1) người tham gia giao thông đường bộ – (2) đi chậm – (3) 6 mét – (4)
xa nhất.
C. (1) phương tiện giao thông đường sắt – (2) dừng lại – (3) 4 mét – (4) xa
nhất.
D. (1) người tham gia giao thông đường bộ – (2) quan sát – (3) 3 mét – (4)
gần nhất.
Câu 7. Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016, người điều khiển
xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và
các loại xe tương tự xe gắn chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20
km/h bị phạt bao nhiêu tiền?
A. Từ 300.000 đồng đến 600.000 đồng
B. Từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng

2
C. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
D. Từ 1.000.000 đồng đến 1.200.000 đồng
Câu 8: Em đi xe đạp đến đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt không có rào
chắn, khi thấy tàu hỏa đang đến gần, đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng em phải
làm gì?
A. Phải đạp xe thật nhanh để vượt qua đoạn đường sắt
B. Phải ra hiệu xin đường rồi đi thật nhanh qua đường sắt
C. Phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần
nhất, khi đèn tín hiệu đã tắt mới được đi qua.
Câu 9: Biển báo nào dưới đây báo hiệu sắp giao với đường ưu tiên?
A. Biển 1
B. Biển 2
C. Biển 3
D. Biển 4
Câu 10. Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Xe tải, xe lam, xe con, xe mô tô


B. Xe tải, mô tô, xe lam, xe con
C. Xe lam, xe tải, xe con, mô tô
D. Mô tô, xe lam, xe tải, xe con
Thông tin thêm:  Ở ngã tư này có đặt biển báo phân biệt đường ưu tiên và
không ưu tiên. Do đó, thứ tự các xe đi theo hướng mũi tên, như sau: 1 - Xe tải. 2
- Môtô. 3 - Xe lam. 4 - Xe con.

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Theo Thầy/Cô để tổ chức thực hiện giáo dục an toàn giao thông trong nhà
trường đạt hiệu quả cao cần thực hiện những nguyên tắc nào? Tại trường đang

3
công tác. Thầy/Cô đã có những sáng kiến nào nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
khi triển khai chương trình giáo dục “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”
cấp Tiểu học?
- Những nguyên tắc thực hiện giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường
đạt hiệu quả:
+ Đi bên tay phải, đi sát lề đường; đi bộ ở những nơi có vạch kẽ dành cho người
đi bộ, không được băng ngang dải phân cách.
+ Khi điều khiển phương tiện, phải đi đúng hướng, phần đường của mình.
+ Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải quan sát trước sau, xin đường.
+ Luôn vượt xe về bên trái và trong điều kiện đủ an toàn.
+ Khi đi từ đường nhánh, trong nhà, cổng trường ra đường chính phải đi chậm,
quan sát kỹ, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên.
+ Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường.
+ Không được đi mô tô, xe gắn máy dưới 50cm3 khi chưa đủ 16 tuổi và trên
50cm3 khi chưa đủ 18 tuổi, chưa có giấy phép lái xe theo quy định.
+ Phải đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn khi ngồi trên xe đạp điện, xe gắn
máy/phải nhắc nhở phụ huynh nếu không được trang bị mũ bảo hiểm đạt chuẩn.
+ Không dàn hàng, chở người đứng hay chở quá 2 người trên/xe (cả xe đạp và
xe gắn máy).
+ Không nghe điện thoại, dừng xe giữa đường nói chuyện hay buông thả hai tay
khi lái xe.
+ Không vượt đèn đỏ, không đùa giỡn trên đường.
+ Không chen lấn, xô đẩy, tuân thủ hướng dẫn của nhân viên nhà xe và thể hiện
văn hóa giao thông khi đi trên xe buýt, các phương tiện công cộng…
- Để góp phần nâng cao hiệu quả chương trình giáo dục an toàn giao thông nụ
cười ngày mai cấp tiểu học. Hằng tuần, khi chào cờ đầu tuần thầy/cô tổng phụ
trách hoặc giáo viên dạy lớp hằng ngày thường xuyên nhắc nhở các em, khi lên
xe đi với bố hoặc mẹ tham gia giao thông thì phải nhớ đội mũ bảo hiểm, nhắc bố
hoặc mẹ không chạy quá tốc độ, không chổ 3 người, chạy đúng làn đường, đến
ngã tư, đèn tính hiệu giảm tốc độ và đừng đúng nơi quy định, chạy đúng tính
hiệu đèn, đến cổng trường đậu đúng nơi quy định, không làm ùn tắc giao thông
cổng trường, không được chạy xe vào sân trường, nhắc ba, mẹ đưa rước đúng
giờ góp phần làm giảm bớt tai nạn giao thông. Nếu các em đi xe đạp hoặc đi bộ
thì phải chạy đúng làn đường bên tay phải, không chạy hàng 2, hàng 3, không
được đùa giởn khi tham gia giao thông, nếu đi bộ phải đi trên vỉa hè bên tay
phải. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở hằng ngày cho các em đầu
giờ học hoặc cuối giờ học, thi sẽ góp phần giảm bớt tai nạn giao thông.

4
Mỹ Thọ, ngày 19 tháng 3 năm 2020
Người viết

Bùi Văn tho

You might also like