You are on page 1of 7

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Khoa học và công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng, là quốc sách
hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước là nội dung cơ bản của quá trình
phát triển đất nước ta giai đoạn 2005-2020 với mục tiêu cụ thể là nước ta sẽ
trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Nhu cầu ứng dụng công nghệ viễn
thám để quản lý tài nguyên thiên nhiên trước hết là tài nguyên đất, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng…., và giám sát môi trường
ngày càng trở nên bức xúc và trở thành một trong các nhiệm vụ chủ đạo của
ứng dụng và phát triển, công nghệ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Với phát triển nhanh mạnh của thiết bị bay không người lái UAV tại
Việt Nam ứng dụng công nghệ viễn thám hàng không trở nên rất có triển
vọng. Tuy nhiên các nhóm nghiên cứu tại Việt Nam mới chỉ chú trọng tới
việc ph triển công nghệ chế tạo thiết kế UAV. Còn việc phát triển các payload
dùng cho viễn thám vẫn là một lĩnh vực còn bỏ ngỏ.
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ vũ trụ, phương pháp viễn
thám siêu cao tần (tích cực và thụ động) đã được ứng dụng trong nghiên
cứu, giám sát độ ẩm đất, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội, khắc phục
được các nhược điểm nêu trên, đặc biệt là đặc tính bao quát vùng rộng lớn
và khó tiếp cận. Nguyên tắc cơ bản của các phương pháp viễn thám siêu cao
tần trong nghiên cứu độ ẩm đất là thu nhận các năng lượng phản xạ, phát xạ
từ mặt đất - vốn mang thông tin về sự tương tác giữa năng lượng phát xạ
với mặt đất, từ đó xác định được độ ẩm đất.
Mô hình vật lý thực chất là tổ hợp một số các công thức mô tả các
quan hệ, quy luật vật lý giữa các đại lượng, thông số của vật chất. Các mối
quan hệ này thường là đa biến, tức là phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác
nhau, vì vậy chúng thường là Mô hình vật lý bán thực nghiệm.
Nhận thấy vai trò quan trọng của độ ẩm đất đối với tài nguyên thiên
nhiên và môi trường, sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, của các
cơ quan nghiên cứu và quản lý, trong khi các ứng dụng viễn thám siêu cao
tần thụ động chưa được nghiên cứu một cách bài bản và hệ thống ở Việt
Nam, đề tài luận án “Nghiên cứu các mô hình vật lý và ứng dụng hệ phổ kế
siêu cao tần trong nghiên cứu xác định độ ẩm đất” được đặt ra nhằm nghiên
cứu, ứng dụng các thành tựu mới của phương pháp viễn thám siêu cao tần
thụ động trong nghiên cứu độ ẩm đất, từng bước hội nhập quốc tế trong
chuẩn hoá - kiểm chứng dữ liệu các vệ tinh đo đạc, giám sát độ ẩm đất toàn
cầu, góp phần giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.
2. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay, ở Việt Nam một số công trình nghiên cứu liên quan đến độ
ẩm và payload quang học đã được công bố dưới đây:
Trần Minh Văn (Viện Vật lý, 2007) với đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế
tạo hệ phổ kế phản xạ của các đối tượng tự nhiên trên mặt đất ở dải phổ nhìn
thấy và hồng ngoại gần”.
Tác giả nghiên cứu thiết kế và chế tạo một hệ phổ kế phản xạ mặt đất
có các tính năng và chỉ tiêu đáp ứng được nhu cầu chuẩn hóa lại ảnh viễn
thám thu từ vệ tinh nhằm nâng cao chất lượng xử lý ảnh. Sản phẩm là sự kết
hợp các lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, quang học, điện tử và công nghệ thông tin.
Phổ kế có kích thước nhỏ gọn, kiểu dáng đẹp, độ bền vững cơ khí cao phù
hợp cho việc di chuyển khi đi đo ngoài thực địa. Phổ kế được thiết kế có phần
điều khiển tiện dụng cho người sử dụng, sử dụng các phương pháp trung bình
số liệu nhưp âm cung cấp số liệu đo tin cậy và ổn định. Phần mềm thu nhận,
lưu trữ, xử lý và biểu diễn phổ trên máy tính rất thuận tiện cho người sử dụng.
Trong thời gian từ năm 2002-2009, Viện Công nghệ vũ trụ, Viện Hàn
lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam và Viện Điện tử, Viện Hàn lâm Khoa
học Bungaria đã phối hợp thực hiện 3 nhiệm vụ Nghị định thư hợp tác quốc tế
cấp nhà nước. Công việc chính của các nhiệm vụ trên là nghiên cứu, thiết kế
và chế tạo 3 phổ kế siêu cao tần. băng L, C và X và ứng dụng thử nghiệm hệ
phổ kế trên trong nghiên cứu viễn thám tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Việt Nam.
Nhiệm vụ “Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật viễn thám siêu cao tần trong
giám sát môi trường, nông nghiệp và rừng ở Việt Nam” được thực hiện tại
trung tâm STAC-Viện Vật lý (sau chuyển sang Viện Công nghệ Vũ trụ) và
Viện Điện tử, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Bungaria. Các chuyên gia
Việt Nam và Bugarria đã tiến hành công việc nghiên cứu và triển khai thực
nghiệm bằng phương pháp viễn thám siêu cao tần thụ động độ ẩm đất tại Việt
Bam. Phổ kế siêu cao tần băng L (tần số 1.4 Ghz) được sử dụng để đo độ phát
xạ điện tử của đất trống và ruộng lúa. Mục đích chính của các thực nghiệm
trên là để kiểm chứng lý thuyết thực nghiệm và đánh giá độ ẩm đất trong điều
kiện thực tế tại Việt Nam.
Nhiệm vụ “Thiết kế và chế tạo phổ kế siêu cao tần băng C và ứng dụng
của phổ kế trong viễn thám độ ẩm đất và nhiệt độ bề mặt biển của Việt Nam”
đã được thực hiện trong hai năm 2005-2006. Mục đích chính của nhiệm vụ là
chế tạo thành công phổ kế băng C kiểu công suất toàn phần (tần số 3.5GHz)
và ứng dụng của phổ kế trong xác định độ ẩm đất, sinh khối thực vật và nhiệt
độ bề mặt biển ở Việt Nam.
Nhiệm vụ “Thiết kế và chế tạo phổ kế siêu cao tần băng X kiểu Dicke
và ứng dụng trong đánh giá tài nguyên môi trường của Việt nam” được thực
hiện trong 2 năm 2009-2010 với mục đích chê staoj phổ kế siêu cao tần băng
X và thử nghiệm đo độ ẩm đất và nhiệt bề mặt biển Việt Nam.
Ngoài ra trong các năm từ 2010 đến nay nhóm các chuyên gia của Viện
Công nghệ vũ trụ đã thực hiện thêm một số đề tài khác trên cơ sở ứng dụng hệ
phổ kế siêu cao tần băng L, C và X như đánh giá sinh khối của cây lúa, xây
dựng bản đồ độ ẩm đất khu vực Bắc Ninh, xác định độ nhiễm mặn của đất
khu vực Vườn quốc gia Giao Thủy.
Võ Lan Anh (Viện Vật lý, 2015) luận án “Nghiên cứu các mô hình vật
lý và ứng dụng hệ phổ kế siêu cao tần trong nghiên cứu độ ẩm đất”. Tác giả
đã nghiên cứu, phân tích các mô hình vật lý tính toán độ ẩm đất. Từ đó, đã
xây dựng được mô hình phù hợp nhất, bao gồm mô hình phát xạ Fresnel để
tính toán hằng số điện môi và mô hình Wang-Schmugge để tính toán độ ẩm
đất. Đã xây dựng và ứng dụng thành công quy trình thực nghiệm ứng dụng
phổ kế siêu cao tần đo nhiệt độ phát xạ của đất, trong đó việc tạo ra khu đất
trống, làm sạch bề mặt, đập nhỏ cho đất mịn, san phẳng bề mặt đất, tưới đẫm
từ đầu, sau đó chờ khoảng 10' (để nước ngấm đều và đất ở trạng thái đẳng
nhiệt) rồi tiến hành đo nhiệt độ phát xạ trong quá trình đất khô dần để lấy dữ
liệu đưa vào mô hình vật lý tính toán độ ẩm đất là điều rất quan trọng, là đóng
góp khoa học mới của luận án.
Trên thế giới, độ ẩm đất được quan tâm đặc biệt là một số yếu tố quan
trọng hàng đầu trong các hệt hống giám sát điều kiện ẩm của cây trồng và của
các mô hình tưới tiêu.
Tại nhiều nước tiên tiến, ảnh vệ tinh đã được sử dụng kết hợp với ảnh
hàng không để nghiên cứu, điều tra tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Ngoài việc sử dụng các camera chụp các bức ảnh từ trên máy bay, người ta
còn láp đặt các hệ phổ kế hồng ngoại và phổ kế siêu cao tần để đo nhiệt độ
phát xạ của các đối tươngnj tự nhiên trên mặt đất, qua đó giám sát các biến
động về độ ẩm đất, sinh khối thảm thực vật. Vùng quan sát thường được chọn
khá đồng nhất về mặt địa hình và đối tượng lớp phủ trên mặt đất. Các kết quả
thu được từ viễn thám hàng không có thể được sử dụng kết hợp với dự liệu
ảnh vệ tinh và kết quả đo thực địa mặt đất để có được bộ số liệu chính xác có
tầm bao quát đủ lớn, tầm cở tỉnh, liên tỉnh, quốc gia.
Trong số các nước tiên tiến, Mỹ và Nga là 2 nước có nhiều năm nghiên
cứu rất quy mô về độ ẩm bằng phương pháp viễn thám thụ động. Tại Mỹ các
nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
nước đã nghiên cứu độ ẩm đất bằng các phổ kế đặt trên ô-tô di đông (rover)
và nhiều chương trình viễn thám hàng không máy bay để khảo sát độ ẩm dọc
theo triền sông Missipi vào các mùa khô và mùa mưa lũ, qua đó xác định độ
thẩm thấu nước sông qua các con đê.
Tại Trung Quốc, các nhà khoa học đã phân tích sự iến động không gian
với quy mô lớn của độ ẩm đất ở vùng phí đông. Bằng kỹ thuật địa lý thống kê
với những số liệu thống kê của 99 trạm với độ sâu: 0,1m phía trên và 1,0m
trong 2 năm, từ 1987 đến 1989. Các đường biểu diễn mẫu được xây dựng đã
đưa ra một ngưỡng và nút (nugget) trong nhiều trường hợp. Một mô hình biểu
đồ hình cầu (spherical variogram model) đã được thử nghiệm, bao gồm một
điểm nút trong nhiều trường hợp rất phù hợp với nhiều biểu đồ mẫu.
Ngày 31/5/20115, Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã
phóng thành công về tinh SMAP (Soil Moisture Active/Passive) vào quỹ đạo.
SMAP có nhiệm vụ đo lường độ ẩm của đất không chỉ tại một vùng nhất định
mà trên phạm vi không gian toàn cầu chỉ từ 2-3 ngày. Dữ liệu độ ẩm của đất
của đất từ SMAP có thể được sử dụng để cung cấp thông tin hữu ích cho nông
dân trong thời vụ. Theo NaSa, SMAP có khả năng cung cấp thông tin về độ
ẩm đất hiện tại cũng như dự báo trong tương lai một cách chính xác và nhanh
chóng nhờ vào sự hỗ trợ của những công nghệ tiên tiến nhất.
Để đo được độ ẩm đất chi tiết của toàn bộ hành tinh, SMAP sẽ được đặt
trong quỹ đạo cực đồng bồ với quỹ đạo Mặt Trời, sử dụng hệ thống cảm biến
Radar băng L và phổ kế băng L để liên túc quét mỗi 5cm đất trên Trái Đất.
Đồng thời, SMAP cũng có khả năng thu thập dữ liệu độ ẩm đất với độ phân
giải khoảng 50km, tuy không thể đưa ra được thống kê độ ẩm chênh lệch giữa
mảnh đất này với mảnh đất khác, những vẫn cho phép cung cấp dữ liệu độ ẩm
toàn diện và chi tiết nhất từ trước đến nay. SMAP đang sử dụng một bước
nhảy vọt chưa từng thầy so với những công nghệ đã được sử dụng từ trước
đến nay. Cụ thể, những thể hệ vệ tinh cũ không thể nao xác định được độ ẩm
của mặt đất với độ phân giải và tính chính xác cao như SMAP.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu:
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu phương pháp tích hợp đa dữ liệu
trong nâng cao độ chính xác bản đồ độ ẩm đất sử của phổ kế siêu cao tần
băng L và payload quang học trong dải nhìn thấy, hồng ngoại gắn trên
UAV.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, những nội dung nghiên cứu sau
cần được thực hiện:
- Tổng quan về độ ẩm đất và các phương pháp nghiên cứu;
- Tổng quan về phương pháp tích hợp đa dữ liệu trong nâng cao độ
chính xác bản đồ độ ẩm đất;
- Nghiên cứu, xây dựng mô hình vật lý bán thực nghiệm về độ ẩm đất;
- Thiết lập quy trình thực nghiệm đo nhiệt độ phát xạ của mặt đất bằng
phổ kế siêu cao tần nhằm cung cấp dữ liệu đầu vào cho mô hình;
- Lập chương trình tính toán độ ẩm đất dựa trên mô hình vật lý bán
thực nghiệm và các dữ liệu đầu vào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu chính là: Các tổ chức và đơn vị sử dụng mô
hình tính toán độ ẩm các giá trị thu được từ payload quang học dải nhìn thấy
hồng ngoại gần.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian
Luận văn tập trung nghiên cứu, xây dựng phương pháp tích hợp đa dữ
liệu trong nâng cao độ chính xác bản đồ độ ẩm sử dụng phổ kế siêu cao tần
băng L và payload quang học. Lập chương trình tính toán độ ẩm đất dựa
trên mô hình vật lý bán thực nghiệm và các dữ liệu đầu vào.
Học viên tiến hành nghiên cứu tại Viện công nghệ Vũ trụ, Viện Hàn
lâm Khoa học Việt Nam.
Phạm vi thời gian:
Các số liệu và dữ liệu chủ yếu được thu thập và xử lý từ 2018 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu trong Luận văn
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích lý thuyết về các mô hình vật
lý nghiên cứu độ ẩm đất.
- Phương pháp thực nghiệm sử dụng phổ kế siêu cao tần đo nhiệt độ
phát xạ của mặt đất nhằm cung cấp dữ liệu thực nghiệm cho mô hình vật
lý tính toán độ ẩm đất.
- Phương pháp tính toán độ ẩm đất theo mô hình sử dụng phần
mềm Excels.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học

Ý nghĩa thực tiễn:

6. Kết luận của Luận văn


Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn được chia thành 3 chương:
Chương1: Tổng quan về độ ẩm đất và các phương pháp nghiên cưu
Chương 2: Tổng quan về mô hình vật lý xác định độ ẩm đất, xây dựng
quy trình đo nhiệt độ phát xạ của đất bằng phổ kế siêu cao tần.
Chương 3: Lập trình tính toán độ ẩm đất

You might also like