You are on page 1of 1

https://www.facebook.com/photo.php?

fbid=618568911659860&set=gm.1702582256479096&type=3&fref=mentions
Hi các bạn, mình vừa thi IELTS ở BC ngày 26/11 và hôm nay nhận được kết quả 8.0 overall, trong đó listening
và reading 8.5, writing 8.0.
Mình có xuất phát điểm 7.0 cách đây vài năm với listening 7.0, reading 7.5 và writing 6.5. Lần này mình tự ôn
trong 1 tháng với bộ tài liệu của anh Ngọc Bách và tính hiệu quả của phương pháp NGHE CHÉP CHÍNH TẢ
trong listening cũng như KEYWORD TECHNIQUE trong reading thực sự làm mình rất hài lòng. Một tuần trước
khi thi mình liên tục làm full test và không có bài nào có điểm nghe và đọc dưới 8.0.
Đối với writing mình không tham khảo nhiều tài liệu mà cũng rất kiên định với phương pháp làm bài của a Bách
và thầy Simon (simon-ielts.com). Khi biết kết quả 8.0 writing thì cảm thấy vừa bất ngờ vừa tin tưởng hơn vào
chất lượng tài liệu cũng như phương pháp mình đã lựa chọn.
Mình muốn chia sẻ với các bạn một chút về kinh nghiệm của mình, trước tiên là về việc ôn luyện READING. Bài
chia sẻ này khá là dài và thông tin có thể không mới nhưng hy vọng sẽ phần nào hữu ích cho các bạn!
Phương pháp học READING: KEYWORD TECHNIQUE
- Phương pháp do thầy Simon hướng dẫn trên trang ielts-simon.com và được anh Ngọc Bách hướng dẫn lại tại
đây http://ngocbach.com/luyen-ielts-reading-theo-phuong-phap-ke…
- Đối với mình thì tìm được phương pháp này giống như là sự giác ngộ, vì kỹ năng quan trọng nhất của IELTS
Reading có lẽ không phải skimming scanning hay gì khác mà là kỹ năng tìm các cụm từ đồng nghĩa.
- Luôn ghi nhớ một điều: Tất cả câu trả lời đều phải nằm giấy trắng mực đen trong bài đọc, không tự suy luận
diễn giải theo ý mình. Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực sự mất rất lâu mình mới cải thiện được lỗi này, luôn
luôn có những câu mà mình cảm giác là không thể tìm được thông tin và tự ý suy luận ra, và tất nhiên là luôn
suy luận sai tè le. (đặc biệt là với phần T/F/NG)
Ôn tập trước khi thi:
- Điều đầu tiên mình làm là TÌM HIỂU FORMAT bài thi reading, những thông tin chung và NHỮNG LỖI
THƯỜNG GẶP. Một lần nữa, điều tưởng chừng như đơn giản này không phải ai cũng lưu ý. Có thể phần lớn
thông tin hoặc tất cả các thông tin này bạn đều đã biết, nhưng được nhắc lại một lần nữa để đảm bảo mình hiểu
đúng và hiểu rõ về kỳ thi vẫn sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc định hướng ôn tập và tự tin khi đi thi chính thức.
- Tiếp theo, làm thử một số đề để biết mình đang yếu ở dạng bài nào => google SEARCH TIPS cho dạng bài
đó. Không hiểu sao mình đã từng rất ngại việc tìm đọc tips làm bài, vừa cảm thấy mất thời gian vừa nghĩ là nó
chả có tác dụng gì, cứ làm nhiều rồi tự quen thôi. Nhưng đó là một quan niệm sai lầm, tìm hiểu những gì người
khác đã đúc kết hộ cho mình thay vì tự mình đúc kết luôn là một việc làm mang lại hiệu quả cao. Đừng chỉ có
chăm chỉ thôi, hãy học một cách chủ động và thông minh.
- Đừng cố làm càng nhiều đề càng tốt mà bỏ qua bước TỰ KIỂM TRA LẠI mỗi khi làm xong 1 đề. Trước đây
mình luôn check đáp án xem đúng được bao nhiêu câu rồi vứt đó, chuyển sang làm đề khác ngay. Lại một sai
lầm nghiêm trọng nữa, vì nếu không tự mình rà soát và cố gắng tìm hiểu xem tại sao mình lại sai thì sau đó có
làm bao nhiêu đề chăng nữa thì những gì đã sai vẫn tiếp tục sai mà thôi  Chất lượng hơn số lượng!
- Không cố học từ vựng khó (từ chuyên ngành hay cấu trúc câu phức tạp) khi làm bài reading mà chỉ HỌC TỪ
VỰNG HỮU ÍCH! Đối với mình thì reading không phải nơi hiệu quả để học từ vựng vì đơn giản là nó khó vãi
chưởng!! Mình chỉ học những từ vựng hữu ích xuất hiện trong Keywords table (đọc về Keyword technique nhé).
- Trước khi thi 2 tuần mình bắt đầu LÀM FULL TEST bấm thời gian và thực sự nghiêm túc với nó. Áp lực trong
phòng thi lớn hơn khi ngồi ở nhà rất nhiều, nên hãy cố gắng ép mình hoàn thành bài thi sớm hơn khoảng 5-
10ph là tốt nhất.
Trong khi thi:
- Mình làm bài theo thứ tự từ đầu tới cuối chứ không làm phần nào trước hay làm dạng câu hỏi nào trước, vì đa
số thông tin để trả lời các câu hỏi (trừ những phần như Matching headings hoặc Which paragraph contains the
information) cũng xuất hiện cùng thứ tự với câu hỏi luôn và đọc từ đầu đến cuối thì có cái nhìn xuyên suốt hơn,
cái này có lẽ là tùy từng người cảm thấy như thế nào là phù hợp với mình.
- Làm câu nào phải chắc chắn câu đó, vì thực sự rất khó có thời gian để xem lại lần nữa. Tuy nhiên cảm thấy có
những câu cực khó thì cũng không nên tập trung quá lâu vào câu này mà phải đánh dấu lại để nếu còn thời gian
thì quay lại nghĩ tiếp. Mình sẽ ĐÁNH DẤU CẢ PHẦN THÔNG TIN TRONG BÀI ĐỌC mà mình nghĩ là có liên
quan đến câu đó để khi quay lại thì không mất công tìm kiếm lại từ đầu.
- Làm hết một nhóm câu hỏi hoặc hết 1 section thì mình sẽ lập tức transfer đáp án sang tờ answer sheet vì
phần Reading sẽ không có thời gian để transfer và nếu để cuối giờ mới transfer cả 40 câu thì dễ xảy ra nhầm
lẫn.
- CẨN THẬN, CẨN THẬN và CẨN THẬN. Đọc kỹ đề bài không bao giờ là thừa. Mình biết có những bạn vì bất
cẩn nên mắc những sai lầm cực kỳ đáng tiếc như đề bài hỏi T/F/NG thì viết đáp án là Y/N/NG, hoặc yêu cầu No
more than two words thì viết 3 từ, hoặc transfer đáp án nhầm nguyên một dãy, v.v.

You might also like