You are on page 1of 262

V.P. Kriuchcov, E.A. Andreep. N.N.

Khrenikov

VẬT LÝ LÒ PHẢN ỨNG


DÙNG CHO NHÂN VIÊN VẬN
HÀNH
NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN
SỬ DỤNG BBЭР VÀ РБМК
Tiến sĩ toán lý V.P. Kriuchcov hiệu đính

Giáo trình

Người dịch: TS. Nguyễn đức Kim


Moskva 2006
Концерн «Росэнергоатом»

В. П. Крючков, Е. А. Андреев, Н. Н. Хренников

ФИЗИКА РЕАКТОРОВ
ДЛЯ ПЕРСОНАЛА АЭС
С ВВЭР И РБМК
Под редакцией доктора физ.-мат.наук В. П. Крючков

Учебное пособие

2
Москва Энергоатомиздат 2006

Tài liệu dùng để hỗ trợ nhân viên hướng dẫn,


vận hành và nhân viên kỹ thuật-công trình của
các cơ sở hạt nhân. Sách gồm ba phần: trong
phần thứ nhất trình bày những khái niệm lý
thuyết cơ bản của vật lý lò phản ứng hạt nhân,
vốn cần thiết để hiểu rõ các quá trình hoạt động
của lò phản ứng, phần thứ hai – các đặc điểm vật
lý và vận hành lò phản ứng BBЭР, phần thứ ba –
các đặc điểm vật lý và vận hành lò phản ứng
РБМК.

Dùng cho các nhà chuyên môn làm việc trong


lĩnh vực năng lượng hạt nhân, cũng như cho các
sinh viên đại học theo ngành “Nhà máy điện hạt
nhân và các thiết bị”

3
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, sách kỹ thuật về vận hành NMĐHN chủ yếu là các tài liệu hướng dẫn
và tài liệu định mức: quy trình thao tác, hướng dẫn, quy phạm. Tuy nhiên, như đã
biết, trong một bản hướng dẫn dù chi tiết nhất cũng không thể bao quát hết được
tính đa dạng của các chế độ và trạng thái có thể có, trong số đó có các chế độ
không thể biết trước, của một hệ thống phức tạp như vùng hoạt lò phản ứng,
không thể tính hết được mọi tình huống mà trong đó nhân viên phải áp dụng các
giải pháp. Bằng cách nào mà trong trường hợp đó có thể giảm bớt, hoặc tùy khả
năng, loại trừ được các sai lầm khi điều khiển lò phản ứng, đặc biệt là trong các
tình huống phi chuẩn? Phương pháp chỉ có một – đào tạo nhân viên một cách có
chất lượng, trang bị cho họ những hiểu biết sâu sắc về các quá trình vật lý diễn ra
trong lò phản ứng, các điểm đặc biệt về vật lý và vận hành các dạng lò phản ứng
cụ thể, nghiên cứu các kinh nghiệm được các kỹ sư hàng đầu tích lũy sau hàng
chục năm vận hành các dạng thiết bị lò phản ứng khác nhau.

Tập sách này không có tham vọng trình bày một cách toàn diện và đầy đủ tất cả
các chương mục truyền thống của vật lý lò phản ứng. Các tài liệu chi tiết như vậy
có trong các công trình nghiên cứu của các nhà vật lý trong nước và trên thế giới,
mà trong sách này có trích dẫn. Chính các tài liệu đó được chúng tôi giới thiệu cho
bạn đọc đang nghiên cứu về lý thuyết và vật lý học các lò phản ứng và được đào
tạo để hoạt động khoa học trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, chưa hẳn đã có thể chỉ ra ngay được các tài liệu hiện đại về vật lý lò
phản ứng có mọi ưu điểm, dùng làm tài liệu chủ yếu để đào tạo nhân viên vận
hành và nhân viên kỹ thuật NMĐHN. Nguyên nhân là tính hàn lâm, tính dư thừa
thông tin và chủ yếu là thiếu số liệu về các vấn đề thực tế, liên quan đến những
đặc tính vật lý và vận hành những dạng lò phản ứng cụ thể (WWER và РБМК).
Vào thời điểm biên soạn cuốn sách này, chưa từng có cuốn giáo khoa chuyên
ngành nào dành cho nhân viên vận hành lò phản ứng. Bù vào chỗ trống đó, nguyên
giám đốc công ty B.V. Antonov, trong tài liệu dành cho các lò phản ứng hạt nhân,
đã chỉ ra tính cấp thiết trong việc soạn thảo giáo trình chuyên môn về các vấn đề
vật lý học vận hành lò phản ứng. Theo sáng kiến và nhiệm vụ ông giao cho, cuốn
sách này bắt đầu được soạn thảo.

4
Mục đích của cuốn sách này – trình bày một cách cô đọng dưới dạng tương đối
ngắn gọn và đơn giản, những vấn đề thuộc nguyên lý vật lý lò phản ứng và khái
quát các khía cạnh vật lý hạt nhân trong thực tế vận hành WWER và РБМК.

Cuốn sách gồm ba phần: phần thứ nhất – nguyên lý vật lý lò phản ứng hạt nhân
nơtron nhiệt, phần thứ hai – những đặc điểm vật lý và vận hành WWER, phần thứ
ba – những đặc điểm vật lý và vận hành РБМК.

Trong phần thứ nhất trình bày những kiến thức cần thiết của vật lý lò phản ứng,
mà thiếu những kiến thức này sẽ không thể hiểu được các nguyên tắc kết cấu
WWER và РБМК và các nguyên tắc vận hành chúng. Đã trình bày những nội
dung cần thiết tối thiểu về các vấn đề trong vật lý hạt nhân và vật lý nơtron, đã đưa
ra cơ sở lý thuyết lò phản ứng hạt nhân, đã mô tả các quá trình chủ yếu và các hiệu
ứng đồng hành khi lò phản ứng hoạt động. Đã đưa ra các biểu thức cơ bản, không
dẫn giải, để xác định các đại lượng quan trọng đối với an toàn và đặc trưng cho
trạng thái và động học lò phản ứng. Đã đưa ra các khái niệm về nguyên tắc vật lý,
thuộc nguyên lý điều khiển lò phản ứng. Trong chương 4, chủ yếu dành cho nhân
viên bộ phận an toàn hạt nhân chuyên về tính toán vùng hoạt lò phản ứng, đã trình
bày các cơ sở lý thuyết tính toán lò phản ứng.

Trong phần thứ hai đã mô tả các cơ cấu WWER-440, WWER-1000 và các đặc
tính vật lý-nơtron và vật lý-nhiệt của chúng, đã trình bày các vấn đề vận hành,
trong đó có điều khiển và kiểm soát, ảnh hưởng của nhiễm độc và dao động xenon
đến việc điều chỉnh trong các quá trình chuyển tiếp. Đã trình bày các yêu cầu và
phương pháp tính toán vật lý-nơtron của vùng hoạt. Nhiều chỗ dành cho phân tích
an toàn hạt nhân.

Trong phần thứ ba đã mô tả РБМК, các phương tiện điều khiển, hệ thống tổ hợp
kiểm soát, điều khiển và bảo vệ, các đặc điểm trong quá trình tính toán vật lý-
nơtron được tiến hành để vận hành РБМК. Đã dành quan tâm lớn cho các khía
cạnh công nghệ của vấn đề an toàn hạt nhân, trong đó có các hiệu ứng độ phản
ứng.

Khi soạn thảo sách, ngoài các tác giả, các chuyên gia NMĐHN cũng đã tham gia:
A.V. Mikhanchuc (NMĐHN Balakov), A.N. Lupishco (NMĐHN Kalinin), V.P.
Povarov (NMĐHN Volgadon), B. A. Zaletnưc (NMĐHN Novovoronhet), IU. B.

5
Chigevski, A.A. Shashkin (NMĐHN Kursc), A.D. Abaimov,L. I. Zinacov
(NMĐHN Smolen), A.B. Zavialov (leningrat), V. A. Tereconok (ВНИИ АЭС),
những người mà các tác giả rất biết ơn do họ đã đóng góp nhiều ý kiến cho bản
thảo.

Các tác giả cám ơn giáo sư E. E. Petrov (ГНЦ РФ ФЭИ mang tên A.I. Luipunski)
đã nhận đọc phần 1 của cuốn sách và đã có nhiều đóng góp quý báu.

Các tác giả đặc biệt cám ơn A. B. Bobrinski (NMĐHN Leningrat) đã đưa ra những
góp ý có giá trị và cung cấp các tài liệu hữu ích cho một số chương trong phần 3.

Các tác giả biết ơn sâu sắc Giám đốc kỹ thuật của công ty “Росэнергоатом”, ông
N.M. Sorokin đã quan tâm thường xuyên tới cuốn sách.

Cuối cùng, các tác giả xin được nhận mọi góp ý cho cuốn sách này, với lòng biết
ơn.

Các tác giả

6
Phần 1

CƠ SỞ VẬT LÝ LÒ PHẢN ỨNG NƠTRON NHIỆT


1. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT TRONG VẬT LÝ HẠT NHÂN
1.1. Những đại lượng cơ bản và đơn vị nguyên tử của các đại lượng đó

Trong vật lý lò phản ứng hạt nhân, người ta áp dụng các đại lượng và đơn vị đo,
tương ứng với thang đo và các tính chất của các hạt cơ bản và hạt nhân.

Các kích thước đặc trưng: bậc kích thước nguyên tử và phân tử 10-9 m (1 nm), bán
kính quỹ đạo electron trong nguyên tử 10-10 m (1 Å), bán kính nuclit 10-15 m
(1Фm).

Điện tích: đơn vị điện tích được lấy bằng điện tích của electron e
(│e│=1,62022189.10-19 C). Điện tích của tất cả các hạt còn lại, tồn tại ở trạng thái
tự do, là bội của đại lượng e. (Điện tích của quark, bao gồm các hạt hadron
(proton, nơtron, mezon) là bội của 1/3 e).

Năng lượng: đơn vị cơ bản của năng lượng trong vật lý hạt nhân được lấy bằng
electrovon, eV. Năng lượng bằng 1 electrovon tương ứng với động năng một hạt
có điện tích│e│có được khi đi qua điện trường giữa hai điểm chênh lệch điện áp
1V. 1 eV = 1,602.10-19 J. (Các dẫn suất của eV – 1keV (kiloelectrovon) = 103 eV,
1 MeV (megaelectrovon) = 106 eV).

Năng lượng chuyển động nhiệt của các nguyên tử trong các phân tử < 10-3 eV.

Năng lượng liên kết của các nơtron trong nguyên tử ~ 102 eV.

Năng lượng của các hạt được phát ra khi phân rã β đồng vị ~ 1 MeV.

Khối lượng: đơn vị khối lượng trong vật lý hạt nhân được lấy bằng đơn vị khối
lượng nguyên tử quốc tế (a.e.m.), bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon 126 C : 1
a.e.m. = 1,66056.10-27 kg. Tuy nhiên, để làm đơn vị khối lượng thì thông dụng hơn
cả là dùng đương lượng năng lượng khối lượng, được suy ra từ biểu thức đã biết

E = mc2, (1.1.1)

7
ở đây, c – tốc độ ánh sáng trong chân không. 1 a.e.m. ≈ 9,315.108 eV = 931,5
MeV.

1.2. Các dạng tương tác của các hạt cơ bản

Mọi đối tượng của thế giới vật chất, khi tương tác với nhau đều truyền năng lượng.
Trong khi đó, năng lượng được truyền cho các hạt – là các lượng tử tương tác.
Theo truyền thống, chúng ta sẽ chia tất cả các tương tác thành bốn loại: mạnh, điện
từ, yếu và hấp dẫn. (Theo các quan niệm hiện đại, có ba dạng tương tác, tương tác
điện từ và tương tác yếu được quy về một dạng – dạng điện-yếu. Đối với kích
thước cỡ hạt nhân ~ 10-13 – 10-23 cm, do không xuất hiện bản chất thống nhất các
lực điện từ và lực hạt nhân, nên có thể xét chúng như các lực độc lập).

Các quá trình hạt nhân trong các lò phản ứng được xác định bằng ba dạng tương
tác hạt nhân và các hạt cơ bản – mạnh, điện từ và yếu (bỏ qua tương tác hấp dẫn vì
nó yếu):

tương tác (hạt nhân) mạnh bảo đảm tính bền vững của cấu trúc hạt nhân và
các nucleon. Lượng tử của tương tác mạnh – hạt không khối lượng – gluon. Đặc
tính lượng tử của các tương tác mạnh – điện tích màu. Các hadron (proton, nơtron,
mezon) tham gia trong tương tác mạnh;

tương tác điện từ – theo cường độ thì yếu hơn tương tác mạnh khoảng 102 –
103 lần. Đặc tính lượng tử của các tương tác – điện tích. Lượng tử của tương tác –
photon. Các photon và các hạt mang điện tham gia trong tương tác điện từ;

tương tác yếu – yếu hơn tương tác mạnh khoảng 1013 – 1014 lần. Lượng tử
của tương tác yếu – các boson hiệu chuẩn. Tương tác yếu rất quan trọng đối với
các quá trình phân rã hạt nhân và phân rã nhiều hạt cơ bản. Tất cả các hạt, ngoài
photon, tham gia trong tương tác yếu.

1.3. Các hạt chủ yếu trong hạt nhân

Trong số rất nhiều, trên 350 loại (chủ yếu là các hạt không bền) các hạt cơ bản đến
nay đã biết, các loại hạt sau đây là đáng quan tâm trong ngành vật lý lò phản ứng
hạt nhân, vì chúng tham gia vào các phản ứng hạt nhân trong vùng hoạt lò phản
ứng.

Photon – ký hiệu γ, lượng tử của trường điện từ, điện tích 0, khối lượng 0, bền,
tham gia vào tương tác điện từ.

Các lepton:
8
nơtrino (phản nơtrino) – ký hiệu νe (ὺe), điện tích 0, khối lượng 0 (hoặc nhỏ hơn
45 eV), bền.

electron (positron) – ký hiệu e- (e+), điện tích electron -e, điện tích positron +e,
khối lượng 0,511 MeV, e- và e+, bền.

Các baryon:

proton – ký hiệu p, điện tích +e, khối lượng 938,28 MeV, bền (hoặc thời gian sống
τ > 1032 năm);

nơtron – ký hiệu n, điện tích 0, khối lượng 939,57 MeV, thời gian sống τ = 886,7
s. Dạng phân rã: n → p + e- + ὺe.

Lưu ý rằng, theo các quan niệm hiện đại, các nơtron và proton không phải là các
hạt cơ bản thực sự. Đó là các hạt hợp phần, được hình thành từ ba đối tượng – các
quark thế hệ thứ nhất. Điện tích của các quark ở hàng đơn vị e: d-quark -(1/3), u-
quark +(2/3). Proton gồm hai u-quark và một d-quark (uud), nơtron – từ hai d-
quark và một u-quark (ddu).

1.4. Các tiên đề mô hình nguyên tử của Bor

Theo mô hình nguyên tử của Bor, nguyên tử cấu tạo từ hạt nhân mang điện tích
dương và các electron quay quanh nó. Các electron có thể nằm ở các quỹ đạo nhất
định và có lượng (lượng tử) năng lượng gián đoạn nhất định.Việc dịch chuyển các
electron từ quỹ đạo này sang quỹ đạo khác kèm theo phát ra photon với năng
lượng

E = hν, (1.4.1)

ở đây, h – hằng số Plank (h = 6,63.10-27 erg.s); ν = 1/λ; λ – bước sóng của photon.

Hạt nhân là vật chất đặc chặt (khối lượng riêng trung bình của chất hạt nhân 1014
g/cm3), cấu tạo từ các nucleon – các nơtron và các proton. Bán kính hạt nhân liên
quan với khối lượng nguyên tử bằng biểu thức

r = 1,25.10-13. A1/3, (1.4.2)

ở đây, r – bán kính hạt nhân, cm; A – khối lượng nguyên tử.

1.5. Các nucleon

9
Số proton trong hạt nhân được gọi là số nguyên tử và được ký hiệu là Z. Số
electron trong nguyên tử trung hòa điện bằng số proton trong hạt nhân. Số khối
lượng (A) của hạt nhân là toàn bộ số lượng các nucleon (nơtron và proton) A = N
+ Z, ở đây, N – số nơtron trong hạt nhân.

Một hạt nhân nguyên tử bất kỳ có số nơtron và proton đã cho được gọi là nuclit.

Các nuclit có số proton như nhau, nhưng số nơtron khác nhau, được gọi là các
đồng vị (nghĩa là, đó là các hạt nhân của cùng một nguyên tố hóa học).

Các nuclit phóng xạ – đó là các nuclit có tính phóng xạ.

Không phải mọi tổ hợp các số proton và nơtron trong hạt nhân đều khả dĩ. Ngày
nay được biết gần 2500 nuclit phóng xạ bền.

Mỗi nuclit được biểu tượng bằng ký hiệu (X) kèm theo chỉ dẫn số nguyên tử Z và
số khối lượng A ZA X : 11 H , 105 B , 92
238
U hoặc ký hiệu tương đương A X Z : 1 H1 , 10 B5 ,
238
U 92 , hoặc rút gọn A
X , 1H , 10
B, 238
U.

1.6. Năng lượng liên kết hạt nhân

Khối lượng (M) của hạt nhân bất kỳ nhỏ hơn tổng khối lượng các nucleon riêng
biệt tự do

Zmp + Nmn > M. (1.6.1)

Chênh lệch khối lượng tương ứng với năng lượng liên kết ECB, được tỏa ra khi
hình thành hạt nhân từ các nucleon riêng biệt. Năng lượng liên kết là:

ECB = (Zmp + Nmn – M) c2. (1.6.2)

Từ đó hiểu rằng, có thể xác định năng lượng liên kết như là năng lượng cần sử
dụng để tách hoàn toàn hạt nhân thành các nucleon. Năng lượng liên kết là do các
lực hút của các nucleon, nghĩa là có bản chất tương tác hạt nhân.

10
Hình 1.1. Sự phụ thuộc của năng lượng liên kết trung bình trên một nucleon vào số
khối lượng A của hạt nhân

Các lực hạt nhân, vốn liên kết các nucleon trong hạt nhân, điều hòa các lực đẩy
culông của các proton, làm cho hạt nhân trở nên bền vững. Hạt nhân càng ổn định
khi năng lượng liên kết trên một nucleon ε càng lớn:

ε = ECB / A. (1.6.3)

Như thấy trên hình 1.1, năng lượng liên kết trung bình đối với phần lớn các hạt
nhân nằm trong khoảng 8 – 9 MeV, mặc dù đối với các hạt nhân nhẹ (A < 15) nó
thay đổi từ 1 MeV đối với 12 H đến ~ 8 MeV đối với 126 C .

Năng lượng liên kết trung bình của các nucleon trong hạt nhân lớn hơn nhiều so
với năng lượng liên kết các nguyên tử trong phân tử. Ví dụ, khi phân chia hạt nhân
urani sẽ tỏa ra năng lượng bằng ~ 200 MeV, trong khi đó, khi xảy ra phản ứng hóa
học có liên quan đến, ví dụ, nổ trinitrotoluol, cũng chỉ tỏa ra dưới 10 eV, đối với
một phân tử.

1.7. Thu nhận năng lượng hạt nhân

Bởi vì hệ các nucleon có xu hướng chuyển vào trạng thái bền nhất (trạng thái này
tương ứng với năng lượng liên kết lớn nhất có thể), nên mọi diễn biến của hạt
nhân đều xảy ra kèm theo gia tăng năng lượng liên kết. Khối lượng tổng của hệ
khi đó sẽ giảm đi, thật vậy, khi tính đến mối liên hệ của khối lượng với năng

11
lượng, thì năng lượng sẽ được giải phóng. Như thấy trên hình 1.1, có thể có hai
dạng phản ứng hạt nhân kèm theo tỏa năng lượng:

phản ứng phân hạch – quá trình phân chia các hạt nhân nặng, ví dụ, urani
hoặc plutoni thành các hạt nhân nhẹ hơn, kèm theo phát ra các nơtron. Phản ứng
phân hạch là cơ sở vật lý-hạt nhân cho các lò phản ứng hạt nhân (chi tiết phản ứng
hạt nhân sẽ được xem xét trong chương khác);

phản ứng tổng hợp – quá trình tạo ra một hạt nhân nặng từ hai hạt nhân
nhẹ. Phản ứng tổng hợp xảy ra do va chạm các hạt nhân. Điều kiện cần để xảy ra
phản ứng tổng hợp – động năng của các hạt nhân va chạm cần phải lớn hơn rào
cản culông của các hạt nhân. Năng lượng này có thể đạt được khi gia nhiệt platma,
vốn cấu tạo từ các hạt nhân nhẹ (các hạt nhân vốn có năng lượng liên kết riêng
nhỏ), đến nhiệt độ ~ 108 K.

1.8. Các dạng phân rã phóng xạ cơ bản của các hạt nhân

Phân rã alpha. Trong quá trình phân rã α, hạt nhân mẹ ( ZA X ) phát ra hạt α (hạt
nhân hêli 42 He ):
A
Z X → 42 He + A− 4
Z −2 X′

Phân rã alpha chỉ thấy ở các hạt nhân nặng (Z > 82). Nếu hạt nhân con X’ được tạo
ra trong trạng thái kích thích, thì sau khi phát ra hạt α sẽ phát ra lượng tử γ.

Phân rã bêta. Trong quá trình phân rã β, hạt nhân phát ra electron và phản nơtrino
hoặc pozitron và nơtrino:

phân rã β- – A
Z X→ A
Z +1
-
X ′ + e + ὺe;

phân rã β+ – ZA X → A
Z −1
+
X ′ + e + νe.

Trong trường hợp, nếu hạt nhân X’ được tạo ra do phân rã β quá thừa nơtron và có
năng lượng cần được giải phóng vượt quá năng lượng liên kết thì một trong số các
kênh phản ứng sẽ là phát ra nơtron. Việc phát ra nơtron diễn ra chậm hơn một chút
so với thời điểm phân rã β. Thời gian chậm được xác định bằng thời gian sống của
hạt nhân con bị kích thích X’. Các nơtron trễ mang ý nghĩa có tính quan trọng
trong hoạt động của lò phản ứng hạt nhân, (chúng ta sẽ nhiều lần trở lại thảo luận
về các đặc tính và vai trò của chúng trong việc điều khiển lò phản ứng).

12
Phân hạch tự phát. Trong trường hợp phân hạch tự phát, hạt nhân nặng tự phân
rã thành một số phần (thường là hai phần) kèm theo phát ra đồng thời các nơtron
nhanh. Chính quá trình phân hạch tự phát làm hạn chế độ bền của các hạt nhân
nặng và có được các hạt nhân siêu nặng theo cách nhân tạo (với Z > 120).

1.9. Định luật phân rã phóng xạ các hạt nhân

Tính phóng xạ – là tính chất của các nuclit nhất định phát ra một cách tự nhiên các
hạt hoặc các lượng tử γ.

Sự thay đổi trung bình số các nuclit phóng xạ được mô tả bằng định luật phân rã
phóng xạ:

N1 (t ) = N 01e − λ1t , (1.9.1)

ở đây, N – số nuclit phóng xạ trong mẫu ở thời điểm t; N01 – số nuclit phóng xạ
trong mẫu ở thời điểm t = 0; λ1 – hằng số phân rã, s-1; t – thời gian, s.

Định luật này đúng với mọi dạng phân rã (phân rã alpha, bêta và tự phát). Đặc tính
phân rã phóng xạ được sử dụng rộng rãi trong vật lý lò phản ứng và vật lý hạt
nhân, ví như chu kỳ bán rã T1/2, vốn liên quan với thời gian sống trung bình l và
hằng số phân rã λ bằng biểu thức:

T1/2 = l ln 2 = 0,693 / λ. (1.9.2)

Cường độ các chuyển hóa hạt nhân tự phát (phân rã phóng xạ) được đặc trưng bởi
đại lượng được gọi là hoạt độ. Hoạt độ (A) – tỷ số giữa số chuyển hóa hạt nhân tự
phát dN từ một trạng thái năng lượng-hạt nhân nhất định của nuclit phóng xạ, diễn
ra trong khoảng thời gian dt, và khoảng thời gian đó:

A = dN / dt. (1.9.3)

Đơn vị đo hoạt độ – becquerel (Bq). Một becquerel bằng hoạt độ trong một mẫu
sau thời gian 1 s diễn ra một phân rã. Đơn vị ngoài hệ thống của phân rã – curie
(Ci). 1 Ci = 3,7.1010 Bq. Hoạt độ liên hệ với số nuclit bằng biểu thức

A = λN = 0,693 N / T1/2. (1.9.4)

Nếu ở thời điểm ban đầu t = 0 chỉ có nuclit mẹ, được đặc trưng bởi số hạt nhân
phóng xạ N01, thì đối với chuỗi phân rã phóng xạ từ hai nuclit đang phân rã liên
tiếp với các hằng số phân rã λ1 và λ2, sự thay đổi số hạt nhân N2(t), sản phẩm cuối
cùng của chuỗi, phụ thuộc vào thời gian sẽ được mô tả như sau

13
N 2 (t ) = N 01λ1 (e − λ1t − e − λ2t ) / (λ2 − λ1 ). (1.9.5)

Sau khi thay N01 từ (1.9.1) vào (1.9.5) có thể thấy, sau khoảng thời gian dài (t ~
0,693 / (λ2 – λ1)) sẽ tiến tới cân bằng

N2(t) = N1(t) λ1 / (λ2 – λ1). (1.9.6)

Trong trường hợp, nếu chu kỳ bán rã của hạt nhân mẹ lớn hơn rất nhiều so với chu
kỳ bán rã của hạt nhân con (T1/2)1 >> (T1/2)2 (hoặc cũng như vậy λ1 << λ2), sau
khoảng thời gian đủ dài so với chu kỳ bán rã của hạt nhân mẹ (T1/2)1, sẽ tiến tới
“cân bằng lý tưởng” (hoặc “cân bằng thế kỷ”):

N1(t) λ1 = N2(t) λ2, (1.9.7)

hoặc khi tính đến (1.9.4), thì

A1 = A2. (1.9.8)

Lưu ý: trong khoáng vật và đất đá chứa urani và thori, sự cân bằng sẽ đạt được sau
khoảng thời gian bằng hàng chục lần chu kỳ bán rã của sản phẩm con cháu sống lâu
nhất: trong dãy urani – sau 830000 năm, trong dãy thori – 67 năm.

Một điểm lưu ý nữa là với nguồn nơtron thì người ta không dùng thuật ngữ hoạt độ
để mô tả số nơtron phát ra trong 1 giây mà sử dụng thuật ngữ “công suất” nơtron –
do số nơtron phát ra trong 1 giây là tích của hai thông số “số hạt gây phản ứng tạo
nơtron” và “tiết diện vĩ mô” của phản ứng hạt nhân sinh nơtron. Việc lý giải hai đại
lượng nói trên có thể tìm ở các tài liệu liên quan.

1.10. Tác động của lực hạt nhân trong hạt nhân

Hạt nhân được giữ trong trạng thái ổn định nhờ tác động của các lực hạt nhân giữa
các nucleon. Các lực hạt nhân trong hạt nhân có những tính chất sau đây:

tác động ngắn – khoảng cách mà trên đó chúng thể hiện, nhỏ hơn ~ 10-13
cm;

các lực hạt nhân là các lực hút và mạnh hơn so với các lực đẩy tĩnh điện
bên trong hạt nhân;

các lực hạt nhân không phụ thuộc vào điện tích, nghĩa là, chúng tác động
như nhau trong cặp proton-proton hoặc cặp proton-nơtron;

các lực hạt nhân có tính chất bão hòa, nghĩa là, nucleon có thể tương tác
chỉ với các nucleon gần nhất.
14
1.11. Các hạt nhân bền và không bền

Độ bền của các hạt nhân phụ thuộc vào tỷ số của số các nơtron và proton trong hạt
nhân, nghĩa là, vào thông số (A – Z) / Z. Các hạt nhân của các nuclit nhẹ là bền
hơn cả khi (A – Z) / Z = 1, nghĩa là, khi cân bằng số lượng các nơtron và proton.
Các hạt nhân, như thấy trên hình 1.2, sẽ bền hơn trong trường hợp số nơtron nhiều
hơn hơn so với proton, điều có được là nhờ sự điều hòa của các lực đẩy tĩnh điện
giữa các proton bằng các lực tương tác giữa các nucleon (nơtron và proton). Cũng
trên hình này cho thấy các vùng tỷ lệ nơtron và proton có các phân rã điển hình.

Hình 1.2. Sự phụ thuộc của số proton trong hạt nhân (Z) vào số nơtron (A – Z) đối
với các hạt nhân ổn định

Trong trường hợp các nơtron có ưu thế (nhiều hơn), các hạt nhân chuyển sang
trạng thái bền hơn bằng cách phân rã β-, trong trường hợp dư proton sẽ diễn ra
phân rã β+. Các hạt nhân có số nucleon lớn sẽ không bền và có xu hướng phân rã α
và phân hạch tự phát.

Bền hơn cả là các hạt nhân có số nơtron và proton chẵn (các hạt nhân chẵn-chẵn),
kém bền hơn – chẵn-lẻ và kém bền hơn cả – lẻ-lẻ. Tính chất này của hạt nhân
được lý giải bằng khả năng của các nơtron và proton có spin ngược hướng (phản
song song) tập trung từng đôi một trong hạt nhân.

Bền nhất là các hạt nhân, mà trong đó số nơtron và proton tương ứng với “các số
magic ”: 2, 8, 20, 50, 82, 126, 184. Ví dụ như các hạt nhân chì 82
208
Pb , vốn có số
nơtron và proton đều chẵn (chẵn-chẵn và là số magic) nên ổn định hơn cả.

15
1.12. Mẫu giọt của hạt nhân

Để mô tả tập hợp các tính chất của hạt nhân và tính toán các đặc tính của nó, đã
xây dựng rất nhiều các thuật toán, được gọi là các mẫu hạt nhân. Cần nhấn mạnh
rằng, không một mẫu nào trong số các mẫu hạt nhân đã có, phản ánh đầy đủ và
chặt chẽ cấu trúc thực của hạt nhân hoặc quá trình phản ứng hạt nhân. Mỗi mẫu
hạt nhân được mô tả bằng toán học (với độ tin cậy nhất định) có mục đích chỉ một
số tính chất của hạt nhân.

Đơn giản và đồng thời hiệu quả hơn cả là mẫu giọt. Mẫu này đã cho phép giải
thích nhiều tính chất của hạt nhân. Mẫu dựa trên cơ sở tính tương tự giữa hạt nhân
và giọt chất lỏng. Những luận điểm cơ bản của mô hình: 1) chất lỏng hạt nhân
không nén được; 2) hạt nhân có hình dạng quả cầu; 3) mật độ điện tích trong hạt
nhân không đổi; 4) lực hút giữa các nucleon không phụ thuộc vào điện tích của
chúng.

Mô hình cho phép mô tả với độ chính xác tốt sự phụ thuộc của năng lượng liên kết
ECB vào A và Z của nuclit. Sự phụ thuộc đó được gọi là công thức Vaiseker, có
dạng

Z2 ( A / 2 − Z )2
ECB = α A − β A 2/3
− γ 1/3 − ε + δχ A−3/4 , (1.12.1)
A A

ở đây, α = 15,56 MeV; β = 17,23 MeV; γ = 0,7 MeV; χ = 34 MeV; δ = 1 (đối với
các hạt nhân chẵn-chẵn), δ = 0 (đối với các hạt nhân chẵn-lẻ), δ = – 1 (đối với các
hạt nhân lẻ-lẻ).

Số hạng thứ nhất trong công thức (1.12.1) phản ánh tương tác của các nucleon
trong hạt nhân chỉ với các nucleon gần nhất, giống như các phân tử của giọt chất
lỏng. Số hạng thứ hai hiệu chỉnh năng lượng liên kết, do có mặt các nucleon “bề
mặt”, vốn liên hệ yếu hơn với các nucleon lân cận, giống như các phân tử trên bề
mặt giọt chất lỏng. Số hạng thứ ba tính đến sức đẩy culông giữa các proton. Trong
lý thuyết giọt cổ điển không có gì tương tự như số hạng thứ tư, mà số hạng này có
ở đây là do số nơtron và proton trong hạt nhân không bằng nhau. Số hạng thứ năm
được xác định bằng thực nghiệm, thể hiện sự phụ thuộc của năng lượng liên kết
vào độ chẵn lẻ các proton và nơtron trong hạt nhân.

1.13. Các mẫu khác của hạt nhân

16
Phổ biến và phát triển hơn cả là mẫu lớp, trên cơ sở mô tả trạng thái các nucleon
trong hạt nhân theo cơ học lượng tử. Theo mô hình này, cấu trúc năng lượng của
hạt nhân được quyết định bởi các mức năng lượng tập thể, tương ứng với tập hợp
các số lượng tử. Mô hình lý giải nguyên nhân độ bền đặc biệt của các hạt nhân
trong trạng thái cơ bản với số nucleon bằng một số trong số các số magic. Các
nucleon trong hạt nhân được phân bố trên các lớp vỏ chỉ có một số trạng thái.
Trong số đó, những trạng thái nằm trong các lớp vỏ không đầy sẽ ít liên kết, tương
tự như các electron hóa trị trong nguyên tử, và làm giảm độ bền của hạt nhân.
Ngược lại, các hạt nhân có các lớp vỏ được điền đầy hoàn toàn là bền hơn cả. Các
lớp vỏ được điền đầy khi mà số nucleon nằm trong đó bằng một số trong số các số
magic.

Mẫu quang học được sử dụng để mô tả tán xạ đàn hồi (trong các mô hình thời hiện
đại – mô tả cả tán xạ không đàn hồi) của các hạt trong hạt nhân. Các đặc tính (các
pha) tán xạ trong trường hợp này được tìm từ nghiệm của phương trình Shrodinger
viết cho hạt trong trường có thế hạt nhân, vốn được xác định bằng dạng và trạng
thái của hạt nhân-bia.

Các luận điểm cơ bản của các mô hình vỏ, quang và giọt không mâu thuẫn nhau
(các mô hình này có nhiệm vụ mô tả các đặc tính khác nhau của hạt nhân) và vì
vậy chúng có thể được kết hợp trong khuôn khổ thống nhất của mẫu tổng quát.
Các mô hình này, vốn dựa vào thông tin về cấu trúc năng lượng của hạt nhân,
quan niệm khác thường về tương tác giữa các nucleon, thế hạt nhân, sẽ cho phép
tái hiện những tính chất và các đặc tính cơ bản của hạt nhân và của các phản ứng
hạt nhân.

Từ các mô hình khác, cần nhớ lại mô hình tĩnh để mô tả các phản ứng hạt nhân
của các hạt với các hạt nhân, vốn có mật độ mức năng lượng cao do bị kích thích
mạnh. Hạt nhân như vậy được coi như một hệ tĩnh khép kín với các khái niệm
nhiệt động học thông thường: nhiệt độ, entropi,…

Các câu hỏi cho mục


“Cơ sở vật lý hạt nhân”

1. Các quá trình hạt nhân trong lò phản ứng được quyết định bằng các tương tác cơ
bản nào?
2. Các hạt dưới nguyên tử nào tham gia vào các quá trình vật lý trong vùng hoạt lò
phản ứng? Nêu các đặc tính cơ bản của các hạt đó.
3. Cho biết các tiên đề mô hình nguyên tử Bor.
4. Các nucleon, nuclit phóng xạ, đồng vị là gì?

17
5. Năng lượng liên kết các hạt nhân là gì? Các dạng phản ứng hạt nhân nào có thể
được sử dụng để thu năng lượng?
6. Các dạng phân rã phóng xạ nào có trong lò phản ứng?
7. Hãy trình bày định luật phân rã phóng xạ.
8. Cho biết nguyên lý mô hình giọt của hạt nhân.

2. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT TRONG VẬT LÝ NƠTRON


2.1. Nơtron

Nơtron – hạt cấp dưới nguyên tử, nhờ các tương tác hạt nhân của nó có thể sản
xuất được năng lượng trong các lò phản ứng phân hạch.

Các tính chất cơ bản của nơtron – khối lượng 939,57 MeV, điện tích 0. Nơtron
thuộc các fecmion, nghĩa là có spin 1/2, tuân theo thống kê Fecmi. Số lượng tử của
nơtron tuân theo nguyên tắc Pauli, không có quá một hạt trong mỗi trạng thái cơ
lượng tử. Dải động năng của các nơtron trong lò phản ứng hạt nhân trải dài từ ~
10-3 đến ~ 107 eV. Từ nguyên lý cơ lượng tử suy ra , bước sóng De Broi λ của
nơtron, liên quan với xung p của nó (hoặc với động năng E, eV) bằng biểu thức

D = h / p ≈ 4, 45.10−10 / E , (2.1.1)

ở đây, h = h / 2π ; h – hằng số Plank.

Từ công thức (2.1.1) suy ra, các tính chất sóng của nơtron thể hiện chủ yếu ở năng
lượng thấp. Bước sóng của nơtron với năng lượng ~ 10-3 eV tương đương kích
thước nguyên tử và phân tử (~ 10-7 cm). Khi năng lượng cao (E ≥ 20 MeV), các
nơtron có thể được xem như các chất điểm, tương tác với các hạt nhân và các
nucleon bên trong hạt nhân.

Khi xét các tương tác của các nơtron với các hạt nhân, dải năng lượng nói trên
được chia ra ba khoảng (ước lệ) – vùng nơtron nhiệt 10-3 – 0,2 eV, vùng nơtron
trung gian (cộng hưởng) 0,2 eV – 1 keV và nơtron nhanh 1 keV – 10 MeV. Các
nơtron có năng lượng tương ứng với các dải nói trên được gọi là các nơtron nhiệt,
trung gian và nhanh.

2.2. Các đặc tính của trường nơtron

Những định nghĩa đưa ra trong mục này, nói chung có liên quan đến các hạt bất
kỳ, mặc dù chủ yếu là nói đến các nơtron.

18
Trong định nghĩa của phần lớn các thông số vật lý nơtron lò phản ứng, dòng
nơtron là đặc trưng then chốt của trường nơtron trong lò phản ứng. (Dòng nơtron –
biệt ngữ được dùng trong lò phản ứng mà chúng ta cũng sẽ sử dụng. Thuật ngữ
đúng – mật độ dòng nơtron).
r r
Dòng nơtron (mật độ dòng) Φ ( r , t ) trong một điểm nào đó của không gian ( r ) là
số nơtron chạy qua bề mặt hình cầu bán kính 1 cm có tâm ở điểm đó, trong thời
gian 1 s, chia cho tiết diện qua tâm của hình cầu đó. Đơn vị của dòng – s-1.cm-2
(quen viết hơn là n/(s.cm2)).
r
Mật độ nơtron n( r , t ) – số nơtron trong một đơn vị thể tích, cm-3 (n/cm3).

Dễ hiểu rằng, nếu mật độ nơtron là n, còn tốc độ của nó là v, thì dòng:
r r
Φ ( r , t ) = n( r , t ) v. (2.2.1)

Biểu thức (2.2.1) được viết cho các nơtron có cùng năng lượng. Trên thực tế các
nơtron hầu như luôn luôn có phân bố năng lượng liên tục trong một khoảng nào đó
E1 – E2. Trong trường hợp đó, mật độ dòng nơtron có năng lượng trong giới hạn từ
E đến E + dE (tương ứng với tốc độ từ v đến dv) tổng cộng là:
r r
Φ ( r , E , t ) dE = n( r , E , t )v ( E ) dE. (2.2.2)
r
Ở đây đại lượng n(r , E , t ) đặc trưng cho phân bố năng lượng của mật độ nơtron
r
(phổ mật độ); Φ (r , E , t ) – phân bố năng lượng của dòng nơtron (phổ dòng, hoặc
r
phổ) ở điểm r và ở thời điểm t, s-1 cm-2 MeV. Dòng toàn phần trong dải năng
lượng nói trên của các nơtron:
E2 2 E
r r r
Φ(r , t ) = ∫
E1
Φ ( r , E , t ) dE = ∫ n(r , E, t )v( E )dE.
E1
(2.2.3)

r
Mật độ dòng chảy nơtron j – vector có modul bằng dòng nơtron và có hướng trùng
r
với hướng phân bố nơtron Ω :
r r
j = Ω Ф. (2.2.4)
r r
Dòng chảy nơtron ở hướng r (đúng hơn là – hình chiếu của dòng r ) là modul của
vector, vốn bằng độ chênh lệch của số nơtron đi qua một mặt đơn vị nằm vuông
r
góc với r ở hướng ngược lại, trong một đơn vị thời gian. Đơn vị của dòng chảy và
mật độ dòng chảy trùng với đơn vị của dòng – s-1.cm-2.

19
Gần đúng với khuếch tán đẳng hướng (nghĩa là, trong các trường hợp, khi tán xạ
nơtron trên các hạt nhân là đẳng hướng và mọi hướng chuyển động của các nơtron
đều có xác suất như nhau, điều mà đúng cho các môi trường hấp thụ yếu), dòng
chảy nơtron liên quan với dòng bằng định luật Fick:
r
j = – D∇Ф, (2.2.5)

ở đây, D – hệ số khuếch tán nơtron, D = λtr / З, λtr – quãng chạy vận chuyển (xem
mục 2.5).

Đưa ra thêm một khái niệm thường được sử dụng khi giải các bài toán thực tế vật
lý lò phản ứng, ví dụ, tác động của các nơtron đến các vật liệu lò phản ứng, xác
định dự trữ (độ bền) của vỏ và các cơ cấu bên trong lò phản ứng. Đó là khái niệm
r
“thông lượng nơtron” Φ (r ) – tỷ lệ số nơtron đi qua bề mặt của hình cầu đơn vị có
r
tâm là điểm r trong một khoảng thời gian nào đó, so với diện tích tiết diện qua tâm
của hình cầu đó. Thông lượng nơtron trong khoảng thời gian ∆t bằng dòng nơtron,
được lấy tích phân trong khoảng từ t đến t + ∆t:
t +∆t
r r
Φ (r ) = ∫t
Φ(r , t )dt (2.2.6)

2.3. Tiết diện hiệu dụng của tương tác

Tương tác của các hạt với vật chất trong vật lý lò phản ứng được hiểu là sự va
chạm của chúng với các hạt nhân của vật chất. Xác suất phản ứng của hạt với hạt
nhân (sẽ chỉ xét chủ yếu là các tương tác hạt nhân-nơtron) được đặc trưng bởi đại
lượng được gọi là tiết diện vi mô (hoặc tiết diện hiệu dụng, hoặc đơn giản hơn là
tiết diện) của phản ứng đó.

Tiết diện hiệu dụng có thể được xác định bằng cách sau đây. Giả sử Ф – số nơtron
bay đến một tấm mỏng, theo hướng vuông góc với bề mặt của tấm đó (mật độ
dòng nơtron). Số hạt nhân trong một đơn vị thể tích của tấm (mật độ nơtron) là N.
Khi các nơtron đi qua tấm, một khối lượng nơtron nào đó R tương tác với các hạt
nhân. Khi đó tiết diện tương tác là tỷ số

σ = R / (NФ). (2.3.1)

Đại lượng R được gọi là tốc độ phản ứng và là số các tương tác của nơtron trong
một đơn vị thể tích, trong thời gian 1 s.

20
Tiết diện có đơn vị đo của bình phương chiều dài, đo bằng cm2 hoặc barn (б): 1 б
= 10-24 cm2. Tiết diện vi mô có hình dung hình học đơn giản – đó là diện tích mặt
cắt ngang của vùng không gian tương tác nơtron với hạt nhân. Trong vùng năng
lượng cao (E ≥ 1 MeV) tiết diện gần bằng diện tích tiết diện ngang của hạt nhân.

Tiết diện phụ thuộc vào loại hạt nhân và năng lượng của nơtron bay đến. Tùy
thuộc vào dạng tương tác mà các tiết diện được ký hiệu như sau: σa (absorption) –
tiết diện hấp thụ, σc (capture) – tiết diện bắt phóng xạ (n,γ), σel (elastic) – tiết diện
tán xạ đàn hồi (n,n), σin (inelastic) – tiết diện không đàn hồi, σs (scattering) – tiết
diện tán xạ, σf (fission) – tiết diện phân hạch (n,f), σt (total) – tiết diện toàn phần.

Tiết diện tán xạ là tổng các tiết diện tán xạ đàn hồi và không đàn hồi:

σs = σel + σin. (2.3.2)

Tiết diện hấp thụ bao gồm các tiết diện của tất cả các quá trình dẫn đến hấp thụ
nơtron. Trên thực tế đó là bắt kèm theo phân hạch và bắt phóng xạ:

σa = σt + σc. (2.3.3)

Tiết diện toàn phần là tổng tiết diện của tất cả các quá trình

σt = σa + σs. (2.3.4)

2.4. Tiết diện vĩ mô

Số các tương tác nơtron trong một thể tích nhất định của vật chất không chỉ phụ
thuộc vào tiết diện vi mô của hạt nhân riêng biệt, mà còn vào số các hạt nhân trong
thể tích đó. Để tính đến số các tương tác đó, đưa ra khái niệm tiết diện vĩ mô, khái
niệm này được xác định

Σ = Nσ, (2.4.1)

ở đây, Σ – tiết diện vĩ mô, cm-1; N – số hạt nhân trong một đơn vị thể tích

ρNA
N= . (2.4.2)
M

Ở đây, ρ – khối lượng riêng vật chất, g/cm3; NA = 6,02209.1023 mol-1 – số


Avogadro; M – khối lượng nguyên tử vật chất. Đối với hỗn hợp đồng thể các hạt
nhân loại K, tiết diện vĩ mô được xác định như là tổng

21
K K
xiσ i
Σ = ∑ Σi = ρCM N A ∑ , (2.4.3)
i i Mi

ở đây, ρCM – khối lượng riêng vật chất hỗn hợp, g/cm3; xi – nồng độ khối của
nguyên tố i; Mi – khối lượng nguyên tử của nguyên tố i. Trong trường hợp là hợp
chất hóa học, nồng độ được tính như sau xi = kiMi/Mmol, ở đây, ki – số nguyên tử
của nguyên tố i trong phân tử, Mmol – khối lượng phân tử của hợp chất hóa học đó.

2.5. Độ dài quãng chạy và độ dài khuếch tán

Giả sử mật độ dòng nơtron, di chuyển dọc trục lên lớp vật chất dày dx, ở điểm x =
0, bằng Ф(0). Do tương tác của nơtron với các hạt nhân trong thể tích được giới
hạn trong khoảng dx, mật độ dòng nơtron giảm đi một lượng dФ(x), tỷ lệ với mật
độ dòng Ф(x) và tiết diện vĩ mô Σ:

– dФ(x) = Σ Ф(x)dx. (2.5.1)

Lấy tích phân phương trình (2.5.1) trong các giới hạn từ 0 đến x, ta có

Φ ( x) = Φ (0)e −Σx . (2.5.2)

Từ đó suy ra, xác suất nơtron vượt qua khoảng cách x bằng e−Σx . Bây giờ, sau khi
xác định quãng chạy trung bình của nơtron trước tương tác (λ), bằng
∞ ∞
λ = ∫ xΦ ( x)dx / ∫ Φ ( x)dx (2.5.3)
0 0

Và thay dòng từ (2.5.2) vào (2.5.3) ta có λ = 1/Σ.

Nếu Σ được hiểu là tiết diện vĩ mô toàn phần của tương tác (Σi) thì quãng chạy
toàn phần được mô tả bằng λt = 1/ Σt. Tương tự, độ dài quãng chạy trước tán xạ
được mô tả bằng λs = 1/ Σs và trước hấp thụ bằng λa = 1/ Σa. Vì Σt = Σs + Σa, nên
1/λt = 1/λs + 1/λa.

Trong vật lý lò phản ứng hạt nhân cũng sử dụng rộng rãi khái niệm đại lượng độ
dài quãng chạy vận chuyển của các nơtron, ý nghĩa vật lý của nó là độ dài quãng
chạy của nơtron theo hướng chuyển động của nó đến va chạm đầu tiên với hạt
nhân của môi trường, lấy trung bình của rất nhiều tán xạ.

Do không có quá trình hấp thụ, độ dài quãng chạy vận chuyển được biểu diễn
bằng λtr = λs / (1 − cos θ ), ở đây cos θ – cosin trung bình của góc tán xạ. Theo độ dài

22
vận chuyển (λtr), có thể viết tiết diện vĩ mô vận chuyển Σtr = 1/ λtr = Σs (1 – cos θ ).
Khi có tính đến quá trình hấp thụ thì Σtr = Σa + Σs (1 – cos θ ).

Độ dài vận chuyển λtr của tán xạ chỉ khác nhiều so với quãng chạy trước tán xạ
trong trường hợp các hạt nhân nhẹ, mà tán xạ đàn hồi của chúng là dị hướng, ví dụ
ở hydro. Trong trường hợp tán xạ đẳng hướng, điều thường thấy ở các hạt nhân
nặng, cos θ = 0, cho nên λtr = λs.

Độ dài khuếch tán (L) có liên quan đến các đặc tính khuếch tán chủ yếu của môi
trường. Bình phương độ dài khuếch tán (L2) được xác định bằng một phần sáu
bình phương trung bình khoảng cách trên đường thẳng, mà nơtron dịch chuyển từ
điểm nó trở thành nơtron nhiệt đến điểm nó bị hấp thụ ( r 2 ):

L2 = r 2 / 6. (2.5.4)

Bình phương độ dài khuếch tán được biểu diễn qua các đặc tính vật lý nơtron của
môi trường (λtr và λa) như sau

λtr λa 1
L2 = = . (2.5.5)
3 3Σtr Σ a

Khi đưa khái niệm hệ số khuếch tán vào

D = 1/3Σtr = λtr / 3 (2.5.6)

ta có biểu thức tổng quát cho độ dài khuếch tán

L = D / Σa . (2.5.7)

2.6. Tương tác của các nơtron với các hạt nhân

Do tính đa dạng tương tác của các nơtron với các hạt nhân, ta chỉ xét đến các phản
ứng hạt nhân quan trọng đối với hoạt động của các lò phản ứng: tán xạ, hấp thụ và
phân hạch.

Tán xạ được hiểu là phản ứng hạt nhân, trong đó, sau khi nơtron va chạm với hạt
nhân, ở trạng thái cuối cùng, trong số các sản phẩm khác của phản ứng còn có
nơtron và hạt nhân. Tồn tại hai dạng tán xạ: đàn hồi và không đàn hồi. Trong tán
xạ đàn hồi, hạt nhân không chuyển lên trạng thái kích thích. Trong hệ nơtron – hạt
nhân, động năng và xung lượng được bảo toàn, nghĩa là, hạt nhân-bia tiếp nhận
chính giá trị động năng mà nơtron mất khi va chạm.

23
Tán xạ đàn hồi có thể được thực hiện theo hai phương pháp. Một trong hai cách đó
là, nơtron, có năng lượng gần bằng năng lượng của một trong số các cộng hưởng,
bị hạt nhân bắt, khi đó hình thành một hạt nhân phức hợp (hợp chất). Sau đó hạt
nhân này phát ra nơtron theo cách mà động năng toàn phần của hệ nơtron – hạt
nhân được bảo toàn, còn hạt nhân sẽ chuyển về trạng thái cơ bản. Đó là tán xạ đàn
hồi cộng hưởng. Tiết diện tán xạ cộng hưởng phụ thuộc vào năng lượng nơtron và
số hiệu nguyên tử của hạt nhân một cách phức tạp. Mối quan hệ năng lượng của
chúng, theo bình quân, gần với dạng σr ~ 1/ .

Phương pháp khác, được gọi là tán xạ đàn hồi thế, là tán xạ cổ điển của hai quả
cầu đàn hồi rắn tuyệt đối. Tiết diện tán xạ thế σp hầu như không phụ thuộc vào
năng lượng và được xác định gần đúng bậc nhất bằng biểu thức

σp = 4πR2, (2.6.1)

ở đây, R – bán kính hạt nhân

Tán xạ đàn hồi của các nơtron có ý nghĩa to lớn trong vật lý lò phản ứng hạt nhân,
bởi vì nó là một quá trình cơ bản dẫn đến làm chậm nơtron. Động học tán xạ đàn
hồi được mô tả bằng các công thức của cơ học cổ điển. Xuất phát từ các hệ thức
phi tương đối (tốc độ nơtron v << c) của định luật bảo toàn năng lượng và xung
lượng viết cho hệ tọa độ phòng thí nghiệm
r r r
mn v = mn v′ + Amn v яд ; (2.6.2)

mn v 2 mn v 2 Amn v яд
2
= + , (2.6.3)
2 2 2

dễ dàng có mối liên hệ giữa tốc độ (năng lượng) nơtron sau tán xạ với tốc độ (năng
lượng) trước tán xạ:

v′
v
=
E′
=
1
E A +1
(
cos θ+ cos 2 θ + A2 − 1 . ) (2.6.4)

Ở đây, v, E, E’, v’ – tốc độ và năng lượng nơtron trước và sau tán xạ, vяд – tốc độ
hạt nhân đạt được sau tán xạ; θ – góc tán xạ của nơtron; A – số khối lượng của hạt
nhân; mn – khối lượng nơtron. Trong các hệ thức động học trên đây đã sử dụng hai
phép gần đúng: 1) hạt nhân trước khi tương tác với nơtron đứng yên (việc tính đến
chuyển động nhiệt và liên kết hóa học là bài toán phức tạp riêng); 2) khối lượng
hạt nhân được giả định bằng tổng các khối lượng của các nucleon bên trong hạt

24
nhân (ở đây bỏ qua sự khác nhau giữa các khối lượng của nơtron và proton, nghĩa
là, Mяд =Amn).

Từ các hệ thức (2.6.4) và (2.6.5) suy ra, suy giảm tối đa năng lượng nơtron đối với
tất cả các hạt nhân-bia, ngoài hydro, diễn ra trong trường hợp tán xạ ngược trở lại
(θ = ):
2
E′ ⎛ A − 1 ⎞
=⎜ ⎟ . (2.6.5)
E ⎝ A +1 ⎠

Từ các phương trình (2.6.4) và (2.6.5) suy ra, mất mát năng lượng do nơtron trong
một tán xạ sẽ càng lớn, khi hạt nhân-bia càng nhẹ. Cũng từ đó suy ra, trong trường
hợp hydro (A = 1) E’/E = cos2θ, góc tán xạ giới hạn của nơtron bằng π/2. Khi tán
xạ ở góc π/2, nơtron dừng lại, truyền cho hạt nhân hydro toàn bộ năng lượng. Như
vậy, hydro là chất làm chậm nơtron hiệu quả nhất.

Tán xạ không đàn hồi. Trong trường hợp tán xạ không đàn hồi, nơtron bay đến bị
hạt nhân hấp thụ, tạo ra hạt nhân-hợp chất trong trạng thái kích thích. Sau đó, hạt
nhân-hợp chất phát ra nơtron, truyền cho nó một phần năng lượng kích thích đáng
kể. Phần kích thích còn lại được loại bỏ nhờ việc hạt nhân phát ra một hoặc hai
lượng tử γ, và chuyển về trạng thái cơ bản.

Trong tán xạ không đàn hồi, tổng năng lượng của nơtron được phát ra, của hạt
nhân-bia và toàn bộ năng lượng của các lượng tử γ được phát ra, bằng động năng
của nơtron bay đến. Sự phụ thuộc về năng lượng của tiết diện tán xạ không đàn
hồi mang đặc tính có ngưỡng. Khi đó, năng lượng ngưỡng bằng giá trị của mức
năng lượng đầu tiên của hạt nhân. Khi tăng số khối lượng của hạt nhân thì giá trị
ngưỡng của phản ứng tán xạ không đàn hồi giảm đi.

Hấp thụ nơtron trong lò phản ứng khi tương tác với vật chất xảy ra khi chúng bắt
nơtron. Xét hai kênh phản ứng hạt nhân hấp thụ: bắt phóng xạ và tạo ra các hạt
mang điện.

Trong trường hợp bắt phóng xạ, hạt nhân hấp thụ nơtron bay đến và phát ra lượng
tử γ. Thông thường, hạt nhân còn lại không bền và có xu hướng phân rã β:

n + A → (A + 1,Z)* → (A + 1,Z) + γ’

(A + 1,Z) → (A + 1,Z + 1) + e- + v%e .

Tiết diện bắt phóng xạ được ký hiệu là σc.

25
Cơ chế phản ứng tạo ra các hạt mang điện cũng giống như trong tán xạ không đàn
hồi. Do hạt nhân bắt nơtron mà tạo ra hạt nhân-hợp chất bị kích thích mạnh. Quá
trình khử bỏ kích thích diễn ra theo đường phát ra proton hoặc các hạt α:

n + A → (A + 1,Z)* → (A,Z – 1) + p;

n + A → (A + 1,Z)* → (A – 3,Z – 2) + 24 He

Sau khi phát ra hạt mang điện, hạt nhân có thể ở lại hoặc trạng thái cơ bản, hoặc
trạng thái kích thích. Trong tường hợp hạt nhân vẫn trong trạng thái kích thích, sự
kích thích còn lại sẽ được khử bỏ bằng việc phát ra lượng tử γ.

2.7. Sự phụ thuộc của tiết diện vào nhiệt độ môi trường

Như đã thấy, tiết diện vi mô của các nơtron phụ thuộc vào năng lượng của chúng.
Nhưng các tiết diện nơtron phụ thuộc cả vào nhiệt độ môi trường, bởi vì chuyển
động nhiệt của các hạt nhân có ảnh hưởng đến năng lượng tổng của tương tác
nơtron-hạt nhân. Ảnh hưởng này chỉ tác động đến các tương tác nơtron, mà năng
lượng của chúng tương đương năng lượng chuyển động nhiệt, nghĩa là, đến các
tương tác của các nơtron nhiệt. Cơ chế vật lý, dẫn đến thay đổi các tiết diện khi
tăng nhiệt độ, có liên quan đến cả sự gia tăng năng lượng hiệu dụng của tương tác
nơtron-hạt nhân, đến cả sự thay đổi dạng cộng hưởng trong các tiết diện hấp thụ -
hiện tượng được gọi là hiệu ứng Dopler.

Tiết diện hấp thụ nơtron nhiệt, được dẫn ra trong các tài liệu và trong các tập tin,
thườnglà các số liệu nhận được ở nhiệt độ phòng (200C). Việc hiệu chỉnh các tiết
diện ở nhiệt độ cao hơn, có tính đến hiệu ứng Dopler, được thực hiện bằng cách
đưa vào hàm hiệu chỉnh ψ đã được lập thành bảng, hàm này phụ thuộc vào độ rộng
cộng hưởng Dopler ∆ = 2 mn E X = r kT / M :

σ = σ 0 Ψ (∆). (2.7.1)

Ở đây mn, M – tương ứng, là khối lượng nơtron và hạt nhân-bia; Er – năng lượng
cộng hưởng; k – hằng số Bolsman; T – nhiệt độ môi trường.

Để đánh giá sự phụ thuộc vào nhiệt độ của các tiết diện hấp thụ và phân hạch
trong vùng nhiệt người ta sử dụng công thức Wescott

π 293, 6
σ i (Tn ) = σ 0i gi (Tn ), (2.7.2)
2 Tn

26
ở đây, σi(Tn) – tiết diện phân hạch vi mô (σf) hoặc tiết diện hấp thụ vi mô (σa); σ0i –
các tiết diện đó ở nhiệt độ 200C; Tn – nhiệt độ khí nơtron, đối với nhiệt độ này các
tiết diện cần được hiệu chỉnh, K (biết rằng, K = 0C + 273); gi(Tn) – hàm đã lập
bảng, được gọi là các trọng số Wescott. Đối với các tiết diện có sai lệch so với sự
phụ thuộc năng lượng vào quy luật 1/v, các trọng số Wescott không phụ thuộc vào
nhiệt độ và bằng 1 (gi = 1).

2.8. Phân hạch hạt nhân

Phân hạch hạt nhân do tác động của các nơtron – quá trình hạt nhân, là cơ sở hoạt
động của lò phản ứng hạt nhân.

Từ việc phân tích sự phụ thuộc năng lượng liên kết trung bình của nucleon trong
hạt nhân ε vào số khối lượng A (hình 1.1) suy ra, phân hạch tất cả các hạt nhân có
A > 90 đều có lợi về năng lượng, nghĩa là, Qf (năng lượng phân hạch) trong các
phản ứng phân hạch ở những hạt nhân đó đều lớn hơn 0. Trong khi đó, xác suất
phân hạch tự phát thậm chí của các hạt nhân nặng là không lớn, điều này chứng tỏ
sự có mặt của rào cản năng lượng, cản trở quá trình phân hạch.

Quá trình phân hạch được mô tả một cách định tính trong khuôn khổ mô hình giọt.
Trong hạt nhân bền, các lực đẩy culông của các proton được cân bằng do các lực
căng bề mặt, có bản chất tương tác hạt nhân. Năng lượng tương tác culông (Ec), tỷ
lệ với ~ Z2/A1/3, khi tăng số khối lượng A sẽ tăng nhanh hơn năng lượng căng bề
mặt (Es) vốn tỷ lệ với ~ A2/3. Ở A nào đó, tỷ lệ của chúng (x = Ec/Es = Z2/A) đạt đến
giá trị tới hạn, khi vượt quá giá trị đó hạt nhân sẽ không bền. Nếu trong trường
hợp đó, hạt nhân nhận được năng lượng bổ sung từ bên ngoài, ví dụ, bằng con
đường bắt nơtron, thì có thể xảy ra quá trình phân hạch.

Cơ chế vật lý của quá trình phân hạch, theo mô hình giọt, bao gồm bốn giai đoạn
A +1 *
(hình 2.1): 1) hình thành hạt nhân-hợp chất chuyển năng lượng Z X ; 2) chuyển
năng lượng kích thích thành năng lượng dạng dao động, do hình dạng hạt nhân
lệch khỏi dạng hình cầu; 3) phá hủy cân bằng giữa các lực đẩy culông giữa các
proton của hạt nhân, và các lực hút hạt nhân, kết quả là hình thành các hạt nhân
mới; 4) các hạt nhân mới bay ra do tác dụng của lực tĩnh điện.

27
Hình 2.1. Các giai đoạn của quá trình phân hạch hạt nhân dưới tác động của
nơtron

Khi đó, thế năng của sức căng bề mặt thay đổi. Sự chênh lệch giữa thế năng của
sức căng bề mặt tối đa có thể có của hạt nhân đã biến dạng và giá trị năng lượng
đó của hạt nhân có hình dạng ban đầu (hình cầu) Wf là rào cản quá trình phân
hạch. E* ≥ Wf là điều kiện phân hạch của hạt nhân với xác suất, tương tự với các
phản ứng nơtron-hạt nhân khác. Đối với các hạt nhân nặng thì E* ~ Wf.

Năng lượng kích thích (E*) của hạt nhân hợp phần được xác định bằng năng lượng
dư mà nơtron mang vào hạt nhân. Nó gồm năng lượng liên kết trong hạt nhân hợp
phần (εn) và phần chủ yếu [A/(A + 1)] động năng (E) của nơtron. Giá trị năng
lượng này đối với trường hợp hạt nhân-bia đứng yên:

A
E* = ε n + E . (2.8.1)
A +1

Tính đến điều đó thì điều kiện phân hạch sẽ có dạng:

A
εn + E > Wf . (2.8.2)
A +1

Đối với hạt nhân có số nucleon lẻ (233U, 235U, 239Pu, 241Pu), εn > Wf, vì vậy chúng
phân hạch bởi các nơtron có động năng nhỏ bao nhiêu cũng được.

Ở các hạt nhân có số nucleon chẵn thì ngược lại, hàng rào phân hạch cao hơn năng
lượng liên kết (Wf > εn). Đối với chúng, điều kiện phân hạch

A
E E > Wf − εn , (2.8.3)
A +1

nghĩa là, các hạt nhân (232Th, 238U, 240Pu) phân hạnh bởi các nơtron có động năng
cao hơn một ngưỡng nào đó (Wf – εn).

Các hạt nhân nặng có thể phân hạch do kích thích, chúng cũng có thể phân hạch từ
trạng thái cơ bản. Quá trình đó được gọi là phân hạch tự phát. Khi tăng số khối

28
lượng hạt nhân, ngưỡng phân hạch giảm đi và như vậy, tăng xác suất phân hạch tự
phát. Chu kỳ bán rã theo kênh phân hạch tự phát (T1/2сп.д) của các nuclit được sử
dụng làm nhiên liệu và của các nuclit được sinh ra trong quá trình hoạt động của lò
phản ứng hạt nhân, là khác nhau. Khi đó, chu kỳ bán rã theo kênh phân hạch tự
phát cao hơn hẳn chu kỳ bán rã của chính những nuclit đó theo kênh phân rã α
(T1/2α). Ví dụ,
235
U (T1/2сп.д = 1,9.1017 năm, T1/2α = 7,1.108 năm);
238
U (T1/2сп.д = 5,9.1015 năm, T1/2α = 4,5.109 năm);
238
Pu (T1/2сп.д = 4,9.1010 năm, T1/2α = 89,6 năm);

Các quá trình phân hạch tự phát không đóng vai trò gì trong lò phản ứng hạt nhân
đang hoạt động, nhưng có ý nghĩa quan trọng khi khởi động lò phản ứng, bởi vì
chúng là các nguồn nơtron.

2.9. Các nuclit phân hạch và nuclit tái sinh

Actinit có số nơtron lẻ thì không có ngưỡng năng lượng phân hạch và được gọi là
các nuclit phân hạch. Thuộc loại này có 233U, 235U, 239Pu. Actinit có số nơtron
chẵn chỉ phân hạch bởi các nơtron có năng lượng cao hơn giá trị ngưỡng nào đó.
Các nuclit đó được gọi là các nuclit có ngưỡng. Các nuclit có ngưỡng chủ yếu là –
232
Th với năng lượng ngưỡng Eпор = 1,3 MeV và 238U có Eпор = 0,9 MeV. Các
nuclit có ngưỡng không thể làm nhiên liệu cho lò phản ứng nơtron nhiệt. Trong
khi đó chúng được dùng làm vật liệu đầu vào để sản xuất các nuclit phân hạch.
Các nuclit 232Th và 238U được gọi là các nuclit tái sinh. Các phản ứng tạo ra các
nuclit phân hạch theo đường bắt nơtron [phản ứng (n,γ)], kèm theo phân rã β tiếp
sau, diễn ra theo các chuỗi chuyển hóa:
233 − 232 − 233
( n ,γ ) β β
232
90 Th ⎯⎯⎯ →90 Th ⎯⎯ →93 Pa ⎯⎯⎯⎯
27,4phút
→92 U ⎯⎯⎯⎯
1,6.105 nam

( n ,γ ) 234 ( n ,γ ) 235 ( n ,γ ) 235


233
92 U ⎯⎯⎯ →92 U ⎯⎯⎯ →92 U ⎯⎯⎯ →92 U;

239 − 239 − 239


( n ,γ ) β β
238
92 U ⎯⎯⎯ →92 U ⎯⎯⎯⎯
23,5phút
→93 Np ⎯⎯⎯
2,3phút
→94 Pu ⎯⎯⎯⎯
2,4.104 nam

( n ,γ ) 240 ( n ,γ ) 241 ( n ,γ )242


239
94 Pu ⎯⎯⎯ →94 Pu ⎯⎯⎯ →94 Pu ⎯⎯⎯ →94 Pu.

2.10. Những đặc tính cơ bản của phản ứng phân hạch

29
Tiết diện phản ứng phân hạch. Tiết diện của phản ứng phân hạch, cũng như tiết
diện của các quá trình hạt nhân khác, phụ thuộc khá phức tạp vào năng lượng
nơtron. Sự phụ thuộc điển hình vào năng lượng được đưa ra trên hình 2.2.

Đối với các nuclit phân hạch, tồn tại ba vùng đặc trưng của các tiết diện phân
hạch: vùng nơtron nhiệt, trong đó tiết diện giảm đi khi tăng đều đặn năng lượng
nơtron theo quy luật 1/v (hoặc, cũng như vậy, 1/ E ); vùng trung gian, hoặc vùng
cộng hưởng, bao gồm một loạt các pic cộng hưởng hẹp có độ rộng dưới 1 MeV;
vùng nơtron nhanh, trong đó tiết diện gần như không đổi và bằng

σ f = π r02 F0 , (2.10.1)

ở đây, r0 – bán kính hạt nhân; F0 – hàm phụ thuộc vào độ rộng riêng phần của
kênh phân hạch và kênh phát ra nơtron. Đối với các nuclit có ngưỡng, tiết diện
tăng cùng với năng lượng theo hàm mũ, sau đó trở nên gần như không đổi.

Từ những số liệu về các tiết diện phân hạch đưa ra trong bảng 2.1 suy ra, thực hiện
phản ứng hạt nhân dây chuyền điều khiển được nhờ nơtron nhiệt sẽ có lợi hơn,
theo quan điểm khối lượng urani được sử dụng, so với nhờ nơtron nhanh, bởi vì
tiết diện tương tác của các nơtron nhiệt lớn hơn các tiết diện của nơtron nhanh
khoảng 200 lần. Nhưng khi đó, trong kết cấu lò phản ứng cần đưa vào chất làm
chậm, nghĩa là, chất có tác dụng làm chậm nơtron đến mức năng lượng nhiệt, mà
lại ít hấp thụ chúng. Trong các lò phản ứng như vậy (chúng được gọi là lò phản
ứng nơtron nhiệt) thường sử dụng một trong số các chất làm chậm: nước thường,
nước nặng, grafit.

30
235 238
Hình 2.2. Sự phụ thuộc của tiết diện phân hạch U và U vào năng lượng
nơtron

Bảng 2.1. Những đặc tính phân hạch của một số nuclit

Hạt nhân
233 235239 232 238
Đặc U U Pu Th U
tính Nơtron
Nhiệt Nhanh Nhiệt Nhanh Nhiệt Nhanh Nhiệt Nhanh Nhiệt Nhanh
σ f, б 531 2,8 582 1,8 742 1,8 – 0,15 – 0,58
σa ,
585 3,3 684 2,3 1018 2,2 7,6 0,16 2,7 0,1
б
vf 2,48 2,6 2,4 2,5 2,89 3,0 – 2,6 – 2,8
Eпор,
– – – 1,3 0,9
MeV

Các sản phẩm phân hạch. Do phân hạch hạt nhân mà tạo ra hai mảnh vỡ (sản
phẩm phân hạch) (phân hạch hạt nhân thành ba mảnh vỡ và hơn nữa có rất ít khả
năng xảy ra (dưới 0,3 %) và trong vật lý lò phản ứng thường không xét đến).
Trong khi đó, quá trình phân hạch có thể diễn ra theo khoảng 30 kiểu khác nhau,
và với xác suất khác nhau có thể tạo ra gần 30 cặp mảnh vỡ.

Sự phân bố xác suất tương đối của việc hình thành các dạng mảnh vỡ khác nhau
khi phân hạch 235U bằng nơtron nhiệt và nơtron nhanh được trình bày trên hình

31
2.3. Sự phân bố của xác suất xuất hiện các mảnh vỡ đối với các hạt nhân khác
238
U, 239Pu cũng được mô tả bằng các đường cong tương tự.

Trên hình 2.3 thấy rằng, sự phân hạch không đối xứng (nghĩa là, phân hạch thành
các mảnh vỡ có số khối lượng trong các dải 90 – 105 và 130 – 145) là có khả năng
hơn cả. Hiệu xuất tổng của các mảnh vỡ như vậy khoảng 80 %. Phân hạch đối
xứng (A ~ 117), ngược lại, ít có khả năng hơn (hiệu xuất ~ 10-2 %).

Phần lớn các mảnh vỡ-hạt nhân được tạo ra khi phân hạch đều có dư nơtron và vì
vậy chúng dễ bị phân rã β-. Do phân rã β- của các mảnh vỡ mà tạo ra gần 200
nuclit. Phần lớn trong số đó cũng không bền. Các chu kỳ bán rã của chúng dao
động trong khoảng vài phần giây đến hàng triệu năm.

Hình 2.3. Hiệu xuất tương đối các mảnh vỡ khi phân hạch 235U bằng
các nơtron nhiệt và nơtron nhanh

Ví dụ điển hình của dãy phân rã β- là chuỗi, vốn có ảnh hưởng lớn đến các quá
trình xảy ra trong lò phản ứng:
- 135 - 135 - 135 - 135
135
52 Te ⎯⎯⎯ β
0,5phút
→53 I ⎯⎯β

6,7h
→54 Xe ⎯⎯⎯β
9,13h
→55 Cs ⎯⎯⎯⎯ β
2,6.106 nam
→ Ba (bền)
56

Tính quan trọng của chuỗi trên đây có liên quan đến việc, 135
54 Xe , được sinh ra
trong giai đoạn trung gian, có tiết diện bắt nơtron nhiệt rất lớn (~2,6.106 б) và do
đó có thể làm xấu đi các tính chất tái sinh của lò phản ứng rất nhiều.

32
Phần lớn sản phẩm phân hạch là các lantanoit (~25 %), zirconi (~ 15 %), molipden
(~ 12 %), cesi (~ 6,5 %), các khí hiếm (Xe và Kr) (~16 %).

Năng lượng phân hạch. Quá trình phân hạch cưỡng bức bắt đầu từ việc hình
thành các hạt nhân hợp phần. Trong khoảng ~ 10-14 s sau khi bắt nơtron, hạt nhân
phân thành hai mảnh vỡ (xác suất hình thành ba mảnh vỡ dưới ~ 3.10-3). Trong
thời điểm đó, các lực hút hạt nhân tác động nhanh không tiếp tục cân bằng được
các lực đẩy culông vốn tác động giữa các mảnh vỡ. Các mảnh vỡ, khi tăng tốc
dưới tác động của các lực culông, bay tỏa ra các hướng đối diện. Động năng tổng
của chúng ~ 166 MeV đối với 235U và 171,5 MeV đối với 239Pu. Vì các mảnh vỡ
chính là các hạt nhân của các nguyên tố hóa học (nói cách khác, đó là các ion có
điện tích dương lớn), nên khi chuyển động chúng mất toàn bộ động năng cho việc
kích thích các lớp điện tử của các nguyên tử môi trường (nghĩa là, cho quá trình
ion hóa chúng) và cho việc va chạm với các hạt nhân. Quãng chạy của các mảnh
vỡ trong nhiên liệu hạt nhân vào khoảng dưới ~ 10-3 cm, vì vậy việc truyền phần
năng lượng phân hạch chủ yếu cho môi trường sẽ diễn ra trong nhiên liệu, ở gần
ngay điểm phân hạch.

Phần nhỏ hơn của năng lượng phân hạch sẽ chuyển thành động năng của các
nơtron phân hạch (~ 5 MeV), năng lượng của các nơtron (~ 9 MeV) và các lượng
tử γ (~ 14 MeV) do các sản phẩm phân hạch phát ra. Ngoài ra, gần 10 MeV được
các phản neutrino mang đi, các phản neutrino này được sinh ra trong quá trình
phân rã β- của các sản phẩm phân hạch và hầu như không tương tác với môi
trường. Năng lượng tổng cộng được giải phóng khi phân hạch vào khoảng 198,5
MeV đối với 233U, 204,1 MeV đối với 235U và 210,3 MeV đối với 239Pu.

Các nơtron tức thời của quá trình phân hạch. Đa số các nơtron (~ 99 %) được
các mảnh vỡ-hạt nhân phát ra trong khoảng thời gian dưới ~ 10-14 s sau khi chúng
được tạo ra. Vì vậy chúng được gọi là các nơtron tức thời. Năng lượng trung bình
của các nơtron tức thời ~ 2 MeV.

Khi phân hạch một hạt nhân thori, urani hoặc plutoni trung binh tạo ra v nơtron
phân hạch (xem bảng 2.1). Số nơtron phân hạch trung bình trong vùng năng lượng
từ nơtron nhiệt đến ~ (0,1 – 0,3) MeV ít phụ thuộc vào năng lượng và có thể, với
độ chính xác chấp nhận được, được coi là không đổi (đối với 233U v ≈ 4,42, đối với
239
Pu v ≈ 2,87). Trong vùng nơtron nhanh v tăng khi tăng năng lượng nơtron gây ra
quá trình phân hạch, ví dụ, khi tăng năng lượng nơtron từ 0,1 MeV lên 4,5 MeV,
số nơtron phân hạch trung bình đối với 233U tăng từ ~ 2,4 lên 3. Sự tăng theo năng

33
lượng đó, với độ chính xác không dưới ~ 3 %, gần như tuyến tính, ví dụ, đối với
233
U

f ( E ) = 2, 416 + 0,133E.
v 235 (2.10.2)

Các nơtron trễ. Một số lượng không lớn nơtron (khoảng từ 0,2 đến 0,6 %), được
gọi là các nơtron trễ, được tạo ra trong một khoảng thời gian nào đó sau khi kết
thúc quá trình phân hạch hạt nhân. Các nơtron trễ không phải là sản phẩm phản
ứng phân rã β. Nhưng chúng được phát ra ngay sau phân rã β của mảnh vỡ-hạt
nhân, làm tiêu trừ năng lượng kích thích dư của nó. Ngày nay được biết hơn 60
sản phẩm phân hạch –phát ra các nơtron trễ, tuy nhiên cơ bản là các đồng vị iốt và
brom. Sau đây là ví dụ sơ đồ tạo ra nơtron trễ từ hạt nhân-tiền thân brom-87:
- 87 - 87 - 87
87
35 Br ⎯⎯
β
→36 Kr ⎯⎯
β
→37 Rb ⎯⎯
β
→38 Sr

86
87
36 Kr* ⎯⎯
n
→36 Kr

Để thuận tiện cho việc phân tích và tính toán, các nơtron trễ được quy vào sáu
nhóm, tùy thuộc vào các đặc tính của chúng. Trong bảng 2.2 đưa ra các thông số
cơ bản, đặc trưng cho các nơtron trễ của quá trình phân hạch 235U bởi các nơtron
nhiệt.

Tỷ phần các nơtron trễ hầu như không phụ thuộc vào năng lượng nơtron gây ra
phân hạch, và được xác định bằng hạt nhân phân hạch. Một đặc tính rất quan trọng
khác là thời gian đến chậm lз. Tỷ phần các nơtron trễ và thời gian đến chậm trung
bình được đưa ra trong bảng 2.3.

Bảng 2.2. Các đặc tính của các nơtron trễ khi phân hạch 235U

Chu kỳ bán rã, s, của các Tỷ phần các nơtron trễ, Năng lượng trung
Nhóm
hạt nhân-tiền thân βi bình, MeV

1 55,7 0,00021 0,25


2 22,7 0,00142 0,46
3 6,2 0,00127 0,41
4 2,3 0,00257 0,45
5 0,61 0,00075 0,41
6 0,23 0,00027 –

Σ βi – 0,0065 –

34
Mặc dù tỷ phần không lớn, các nơtron trễ đóng vai trò nhất định trong việc điều
khiển lò phản ứng hạt nhân, bởi vì nhờ có chúng mà thời gian sống trung bình của
một thế hệ nơtron lớn hơn ~ 1000 lần so với các nơtron tức thời.

Bảng 2.3. Các đặc tính của các nơtron trễ


233 235 295 232 238
Hạt nhân U U Pu Th U

β 0,0026 0,0065 0,0021 0,0022 0,0157


l з, s 18,4 13,0 15,4 10,1 7,68

2.11. Tốc độ phản ứng và quá trình tỏa năng lượng trong lò phản ứng

Tốc độ phản ứng được hiểu là số các tương tác của nơtron (phân hạch, hấp thụ
hoặc tán xạ) trong một đơn vị thể tích, trong 1 s. Từ định nghĩa tiết diện vi mô σ
và vĩ mô Σ, tốc độ phản ứng có thể được viết:

R = σNФ. (2.11.1)

Từ đó suy ra, ví dụ như, tốc độ phân hạch trong lò phản ứng nơtron nhiệt được
tính bằng

R f = ∑ f ΦT ,
T
(2.11.2)


T
ở đây, f
– tiết diện phân hạch vĩ mô nơtron nhiệt; ФT – dòng nơtron nhiệt; N –
mật độ hạt nhân, cm-3.

Khi nhân tốc độ phân hạch với năng lượng tỏa ra trong một phân hạch (~ 200
MeV), và thể tích vùng hoạt lò phản ứng sau đó chuyển đơn vị năng lượng (MeV)
về đơn vị năng lượng quen thuộc erg, dễ dàng có được công suất lò phản ứng tính
bằng W:

ΦT Σ f Vа. з
P= , (2.11.3)
3,12.1010

ở đây, P – công suất lò phản ứng, W; ΦT – dòng nơtron nhiệt trung bình trong toàn
vùng hoạt, s-1; Σ f – tiết diện phân hạch nơtron nhiệt trung bình trong toàn vùng
hoạt; Vа.з – thể tích vùng hoạt, cm3.
35
Từ biểu thức trên suy ra, công suất lò phản ứng tỷ lệ thuận với dòng nơtron, nghĩa
là, khi thay đổi dòng nơtron thì có thể điều chỉnh công suất lò phản ứng. Nhiên
liệu hạt nhân cháy trong suốt thời gian lò phản ứng hoạt động, nghĩa là, số lượng
hạt nhân của nhiên liệu trong một đơn vị thể tích giảm đi và, như vậy, giá trị tiết
diện phân hạch trung bình Σ f giảm đi. Vì vậy việc duy trì công suất lò phản ứng ở
mức cố định, trong trường hợp này, có liên quan với việc cần phải tăng từ từ dòng
nơtron với chu kỳ vài tháng. Trong các lò phản ứng có lượng nhiên liệu cố định, ví
dụ, lò phản ứng WWER, quá trình đó được thực hiện chủ yếu bằng cách giảm
nồng độ bor trong chất tải nhiệt, việc đó cũng làm giảm hấp thụ nơtron trong vùng
hoạt. Trong РБМК, công suất được duy trì trong quá trình hoạt động lâu dài của lò
phản ứng nhờ việc kéo các thanh điều chỉnh ra khỏi vùng các BNL đã cháy (việc
đó cũng làm tăng dòng nơtron), và bằng cách thay đảo nhiên liệu, nghĩa là thay
nhiên liệu đã cháy bằng nhiên liệu chưa sử dụng.

2.12. Tỏa năng lượng dư

Sau khi dừng lò phản ứng (nghĩa là, sau khi chấm dứt phản ứng phân hạch tự duy
trì), năng lượng tiếp tục tỏa ra trong vùng hoạt. Năng lượng này có liên quan với
quá trình phân rã các sản phẩm phân hạch và được gọi là tỏa năng lượng (tỏa
nhiệt) dư (hoặc tỏa năng lượng do các mảnh vỡ). Cơ chế vật lý của quá trình tỏa
năng lượng dư có liên quan với quá trình truyền năng lượng bức xạ β và γ, do các
mảnh vỡ không bền và các sản phẩm con cháu phân rã phóng xạ của chúng phát ra
trong môi trường vùng hoạt.

Sự thay đổi công suất tỏa năng lượng dư theo thời gian được xác định bằng định
luật phân rã phóng xạ và có liên quan đến các chu kỳ bán rã các sản phẩm phân
hạch. Ở thời điểm đầu sau khi dừng lò phản ứng, sự tỏa năng lượng dư suy giảm
tương đối nhanh, là do các nuclit phóng xạ sống ngắn phân rã hết dần. Sau đó các
nuclit phóng xạ sống lâu bắt đầu có ảnh hưởng, và tốc độ giảm sút tỏa năng lượng
dư giảm đi đáng kể. Các mức công suất tỏa nhiệt dư ngay sau khi dừng lò khoảng
~ 8 % công suất ban đầu, sau 15 phút ~ 2 %, sau 2,5 h ~ 1 % và sau một ngày đêm
~ 0,7 %.

Trong thời gian giữ ở trạng thái dừng, vốn ít hơn nhiều so với thời gian bức xạ
nhiên liệu, mức tỏa nhiệt dư, với độ chính xác không dưới 50 %, được xác định
bằng biểu thức

Qост = 7,2.10-3QTt-0,2, (2.12.1)

36
ở đây, Qост – công suất tỏa năng lượng dư, QT – công suất nhiệt lò phản ứng trước
khi dừng, W; t – thời gian sau dừng, s.

Để bảo đảm an toàn (tránh nóng chảy nhiên liệu đã cháy do bị nung nóng vì tỏa
năng lượng dư) cần bảo đảm dẫn thoát nhiệt dư ra khỏi nhiên liệu đã cháy trong
khoảng thời gian đủ dài sau khi dừng lò phản ứng: trong bể lưu giữ, khi vận
chuyển và khi lưu giữ.

2.13. Làm chậm và hình thành phổ nơtron trong vùng hoạt

Các nơtron nhanh, đã được sinh ra trong các phản ứng phân hạch do các tán xạ
đàn hồi và không đàn hồi trong các hạt nhân, được làm chậm đến mức năng lượng
tương ứng với động năng của các nguyên tử và phân tử môi trường. Các nơtron
được làm chậm trở thành các nơtron nhiệt. Sự cân bằng giữa nhiệt độ của đám
mây nơtron và các nguyên tử môi trường được thiết lập.

Như vậy, phổ nơtron trong vùng hoạt lò phản ứng được hình thành chủ yếu dưới
tác động của ba quá trình vật lý: phân hạch, làm chậm và nhiệt hóa.

2.13.1. Phổ các nơtron phân hạch

Các nơtron phân hạch có năng lượng tập trung trong dải 0,1 – 10 MeV. Hình dạng
phổ của chúng dN/dE được trình bày trên hình 2.4 và gần với dạng

dN
( E ) = Ce− E sh 2 E , (2.13.1)
dE

ở đây, C – hằng số. Năng lượng phân hạch có xác suất cao hơn cả trong phổ Emax ≈
0,7 MeV, E0 trung bình ≈ 2 MeV.

37
Hình 2.4. Phổ nơtron phân hạch

2.13.2. Phổ các nơtron được làm chậm

Phân bố năng lượng của dòng nơtron được làm chậm từ năng lượng trung bình E0
đến năng lượng E, được mô tả bằng phổ gọi là phổ Fecmi:

Q0
Φ( E ) = , (2.13.2)
ξΣ s E

ở đây Q0 – số nơtron phân hạch có năng lượng E0 được làm chậm trong môi
trường không hấp thụ; ξΣs – khả năng làm chậm của môi trường. Bởi vì trong lò
phản ứng nơtron nhiệt, ξΣs trong vùng năng lượng của các nơtron được làm chậm
ít phụ thuộc vào năng lượng, dòng nơtron Ф(E) tỷ lệ nghịch với năng lượng [Ф(E)
~ E-1], mật độ nơtron n(E) tỷ lệ với E-3/2. Các nơtron được làm chậm quyết định
phổ trong lò phản ứng nơtron nhiệt trong dải năng lượng rộng từ 0,2 eV đến 0,1
MeV.

2.13.3. Phổ các nơtron nhiệt

Trong vật lý lò phản ứng, quá trình xác lập cân bằng nhiệt giữa đám mây nơtron
và các hạt nhân và các phân tử môi trường được gọi là quá trình nhiệt hóa
(thermalization). Trong điều kiện thành phần đồng vị thực của vùng hoạt và hình
dạng thực của lò phản ứng, do có quá trình hấp thụ và rò rỉ nơtron nên không thể
đạt được cân bằng nhiệt hoàn toàn cho các nguyên tử của môi trường lò phản ứng.

38
Vì vậy, phổ nơtron nhiệt (trong vùng năng lượng E < 0,2 eV) trong lò phản ứng
nơtron nhiệt được mô tả bằng phân bố Macxel, nhưng dịch về phía năng lượng lớn
hơn so với phổ mô tả chuyển động nhiệt của các nguyên tử và phân tử môi trường.
Sự phân bố theo năng lượng đó đối với mật độ nơtron n(E) có dạng tiêu chuẩn

n( E )dE E1/2 E
=C 3/2
exp(− )dE , (2.13.2)
nT (kT ) kT

ở đây, T – nhiệt độ hiệu dụng của đám mây nơtron, K; nT – mật độ nơtron nhiệt;
k = 1,38.10-23 J/K = 8,62.10-5 eV/K – hằng số Bolsman, C – hằng số được xác định
từ điều kiện

∫ n( E )dE = n .
0
T (2.13.4)

Quá trình nhiệt hóa cần được tính đến đối với các lò phản ứng nơtron nhiệt, và có
thể bỏ qua đối với các lò phản ứng nơtron nhanh. Tốc độ có xác suất lớn hơn cả
của nơtron nhiệt vT được xác định bởi nhiệt độ môi trường và có thể được tính
theo công thức

2kT
vT = , (2.13.5)
mX = n

ở đây, mn – khối lượng nơtron, g. Dễ dàng tính được, ở nhiệt độ môi trường 200C,
tốc độ nơtron đang nằm trong cân bằng nhiệt với môi trường là 2200 m.s, điều này
phù hợp với năng lượng nơtron 0,025 eV. Tốc độ nói trên là quan trọng trong vật
lý lò phản ứng, bởi vì phần lớn các tiết diện đối với nơtron nhiệt đều được đo ở
200C.

Các câu hỏi cho mục


“Cơ sở vật lý nơtron”

1. Định nghĩa dòng và thông lượng nơtron. Tiết diện vi mô và tiết diện vĩ mô là gì?
2. Độ dài quãng chạy, độ dài khuếch tán là gì?
3. Hãy nêu các tính chất cơ bản của nơtron (khối lượng, điện tích). Phân loại các
nơtron theo năng lượng?
4. Các nơtron tham gia vào các phản ứng hạt nhân quan trọng đối nào với hoạt động
của lò phản ứng?
5. Bản chất hiệu ứng Dopler là gì? Nó thể hiện như thế nào trong tương tác nơtron
với hạt nhân?
6. Tại sao một số hạt nhân có khả năng phân hạch dưới tác động của nơtron? Sản
phẩm phân hạch của hạt nhân là gì?

39
7. Do các tương tác nào mà các mảnh vỡ phân hạch có được động năng (năng lượng
hạt nhân, điện từ và yếu)?
8. Các nuclit nào là phân hạch? Là có ngưỡng?Các sản phẩm phân hạch có những
tính chất gì? (Nêu những nuclit đặc trưng, số hiệu nguyên tử, tính ổn ddingj, tiết
diện bắt nơtron của chúng).
9. Cho biết sự phụ thuộc định lượng của tiết diện phân hạch vào năng lượng đối với
các nuclit phân hạch và nuclit có ngưỡng.
10. Cho biết hiệu xuất của các nơtron tức thuwoif và đến chậm (sự khác nhau giữa
chúng về năng lượng, tỷ phần hiệu xuất, thời gian). Xác định vai trò của các
nơtron sinh chậm.
11. Dưới tác động của các quá trình vật lý nào mà phổ các nơtron được định hình
trong vùng hoạt?

40
3. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA VẬT LÝ LÒ PHẢN ỨNG
HẠT NHÂN
3.1.Chất làm chậm nơtron

Chất được sử dụng trong lò phản ứng với mục đích làm chậm nơtron được gọi là
chất làm chậm. Tố chất cơ bản của chất làm chậm – khả năng làm giảm năng
lượng của nơtron đến mức năng lượng nơtron nhiệt sau số lần va chạm nơtron-hạt
nhân tối thiểu và hấp thụ nơtron tối thiểu. Yêu cầu đối với chất làm chậm – số va
chạm nơtron-hạt nhân tối thiểu trong quá trình làm chậm do cần giảm thiểu rò rỉ
nơtron ra ngoài lò phản ứng và giảm thiểu số hấp thụ cộng hưởng trong các vật
liệu không phân hạch.

Chất làm chậm tối ưu cần có các tính chất hạt nhân sau đây:

tiết diện tán xạ (Σs) lớn;

tiết diện hấp thụ (Σa) không lớn;

khả năng làm giảm tối đa năng lượng nơtron trong một va chạm.

Sử dụng đại lượng, được gọi là độ mất mát năng lượng trung bình theo thang
logarit (ξ), làm đặc tính của độ mất mát nơtron trong một va chạm. Độ mất mát
trung bình đó được xác định bằng công thức

ξ = (ln E0 − ln E1 ) = (ln E0 / E1 ), (3.1.1)

ở đây, E0, E1 –năng lượng nơtron, tương ứng, trước và sau tương tác.

Bởi vì, tỷ phần năng lượng nơtron mất đi trung bình trong một va chạm đàn hồi
không phải là hàm của năng lượng ban đầu, mà chỉ phụ thuộc vào dạng vật liệu,
nên nó là một thông số thuận tiện để đánh giá khả năng làm chậm của vật liệu
(trong lý thuyết lò phản ứng ξ được gọi là thông số làm chậm).

Những mất mát trung bình theo thang logarit của năng lượng đối với hydro bằng 1
và khi tăng số khối lượng của hạt nhân thì giảm nhanh, ví dụ, đối với grafit ξ =
0,159. Để tính toán ξ thường sử dụng công thức

2
ξ= , (3.1.2)
A+ 2/3

41
công thức này đối với các hạt nhân nhẹ (2D, 4He) có sai số gần 3 %, khi tăng số
khối lượng thì sai số giảm đi và đối với các hạt nhân nặng (A > 15) thì nó tiến gần
đến giá trị chính xác của mình.

Thường sử dụng đại lượng, được gọi là lethargy, làm biến số năng lượng trong lý
thuyết lò phản ứng hạt nhân. Đại lượng đó được xác định bằng công thức

u = ln (E0 /E1), (3.1.3)

ở đây, E – năng lượng nơtron; E0 – năng lượng tùy ý, được dùng ở điểm được tính
(trong lý thuyết lò phản ứng hạt nhân thường lấy E0 là năng lượng trung bình của
phổ phân hạch 2 MeV). Trong mỗi va chạm, lethargy của nơtron thay đổi một
lượng ∆u = ξ , bởi vì ξ – mất mát năng lượng trung bình theo thang logarit trong
mỗi va chạm.

Khi sử dụng mất mát năng lượng trung bình theo thang logarit cho một va chạm,
có thể tính được số va chạm (n) cần thiết đối với nơtron để nó được làm chậm từ
năng lượng Eнач đến Eкон:

1 Eнач
n= ln . (3.1.4)
ξ Eкон

Nhờ có biến số năng lượng lethargy nói trên mà toàn bộ số va chạm của các
nơtron trong khoảng năng lượng từ Eнач (uнач) đến Eкон (uкон) có thể được viết:

n = (uкон − uнач ) / ξ . (3.1.5)

Rõ ràng, khi biết ξ có thể giải bài toán ngược – xác định năng lượng nơtron sau va
chạm thứ n:

En = E0 e − nξ . (3.1.6)

Để làm ví dụ, trong bảng 3.1 đưa ra số va chạm trung bình của nơtron với các hạt
nhân khác nhau cần thiết để làm chậm nơtron năng lượng 2 MeV xuống đến 0,625
eV.

Bảng 3.1. Các tính chất tán xạ của hạt nhân


1 2 4 9 12 16 56 238
Nuclit H D He Be C O Fe U
ξ 1 0,725 0,425 0,207 0,158 0,120 0,0353 0,00838
n 15 21 35 72 95 125 425 1787

42
3.2. Khả năng làm chậm

Hiểu biết về mất mát năng lượng trung bình theo thang logarit trong một va chạm
chưa đủ để phán định về chất lượng vật liệu làm chất làm chậm. Đồng thời với mất
mát năng lượng khi va chạm và số va chạm trung bình của nơtron trên một đơn vị
đường đi (n), còn có một thông số đặc trưng toàn diện hơn cho các tính chất làm
chậm của một chất. Đó là tích số ξΣs. Đại lượng ξΣs xác định độ mất mát năng
lượng trung bình theo thang logarit của nơtron khi nó đi hết 1 cm quãng đường
trong vật chất (lấy theo quỹ đạo). Đại lượng ξΣs được gọi là khả năng làm chậm
của vật chất.

3.3. Hệ số làm chậm

Không thể chỉ căn cứ vào khả năng làm chậm của một chất nào đó mà đánh giá nó
có thích hợp để làm chất làm chậm trong lò phản ứng hay không. Một chất nào đó,
tuy làm chậm nơtron tốt nhưng lại hấp thụ nơtron mạnh thì không thể được sử
dụng làm chất làm chậm trong lò phản ứng.Vì vậy, để đánh giá khả năng hấp thụ
và làm chậm của vật liệu, người ta đưa ra hệ số làm chậm – tỷ số giữa khả năng
làm chậm và tiết diện hấp thụ nơtron vĩ mô Σa đối với nơtron nhiệt 0,0253 eV
ξΣs/Σa. Những tính chất làm chậm cơ bản của một số vật liệu được đưa ra trong
bảng 3.2.

Bảng 3.2. Các tính chất làm chậm của vật liệu

Vật liệu ξ n ξΣs, cm-1 ξΣs/Σa


H2O 0,927 19 1,425 62
D2O 0,510 35 0,177 4830
He 0,427 42 9.10-6 51
Be 0,207 86 0,154 126
C 0,158 114 0,083 261

3.4. Hệ số tái sinh nơtron trong môi trường vô tận k∞

Cân bằng nơtron trong lò phản ứng hạt nhân được quyết định bởi ba quá trình.
Một mặt, việc tạo ra các nơtron trong quá trình phản ứng phân hạch, mặt khác, sự
mất mát có liên quan đến các quá trình hấp thụ và rò rỉ của chúng.

43
Để tạo được phản ứng dây chuyền tự duy trì cần, sao cho chí ít là, mỗi nơtron đã
được tạo ra trong mỗi phân hạch đều gây ra được phân hạch tiếp theo. Điều kiện
đó có thể được thể hiện trong thuật ngữ hệ số tái sinh. Tính chất tái sinh của môi
trường vô tận (không có rò rỉ) được đặc trưng bởi đại lượng k∞ – hệ số tái sinh của
môi trường động đồng nhất rộng vô tận. Hệ số tái sinh được xác định bằng tỷ số
giữa số nơtron của một thế hệ (N1) và số nơtron của thế hệ trước (N0):

k∞ = N1 / N 0 (3.4.1)

Định nghĩa khác của k∞ – tỷ số giữa số nơtron đã được sinh ra từ tất cả các phản
ứng phân hạch trong một đơn vị thể tích, trong một đơn vị thời gian và số tất cả
các nơtron đã bị hấp thụ trong một đơn vị thể tích, trong một đơn vị thời gian:

∫v f ( E )Σ f ( E )Φ( E )dE
k∞ = 0

. (3.4.2)
∫ Σ ( E )Φ( E )dE
0
a

3.5. Công thức bốn thừa số

Hệ số tái sinh trong môi trường đồng nhất vô tận (3.4.1), (3.4.2) được xác định
bằng hệ thức, gọi là công thức bốn thừa số:

k∞ = vµϕθ , (3.5.1)

ở đây, v – hệ số tái sinh nơtron nhiệt (hoặc hệ số chất lượng nhiên liệu); µ – hệ số
tái sinh nơtron nhanh; φ – xác suất tránh bắt cộng hưởng; θ – hệ số sử dụng nơtron
nhiệt.

Để tính toán thực tế k∞ , công thức (3.5.1) ngày nay ít được sử dụng. Nhưng ý
nghĩa to lớn của nó là ở chỗ, nó cho phép giám sát định tính và định lượng đối với
quá trình tái sinh nơtron trong môi trường, đối với số phận các nơtron thứ cấp
được tạo ra khi phân hạch. Các thừa số của công thức đó phản ánh các giai đoạn
của quá trình tái sinh.

Hệ số tái sinh nơtron nhiệt (hệ số chất lượng nhiên liệu) (v) có liên quan đến sự tái
tạo nơtron trong vùng hoạt lò phản ứng và bằng số lượng trung bình các nơtron
thứ cấp được tạo ra khi hấp thụ trong nhiên liệu một nơtron nhiệt. Đối với nhiên
liệu chứa các hạt nhân 238U và 235U, hệ số này có thể được viết

44
Σ5f v5f
v= , (3.5.2)
Σ5a + Σ8a

235
ở đây, Σ5f – tiết diện phân hạch vĩ mô của U; Σ5a , Σ8a – tương ứng, tiết diện hấp
thụ vĩ mô của 235U và 238U; v5f – số nơtron được 235U phát ra trong một phân hạch
dưới tác động của nơtron nhiệt.

Hệ số tái sinh nơtron nhanh (µ) – tỷ số giữa số nơtron nhanh, đã được tạo ra trong
phân hạch do nơtron có mọi mức năng lượng và đã được làm chậm đến mức năng
lượng thấp hơn ngưỡng phân hạch 238U, và số nơtron, đã được tạo ra trong các
phân hạch chỉ do các nơtron nhiệt.

Hệ số φ – xác suất tránh bắt phóng xạ trong quá trình làm chậm từ mức năng
lượng của phổ phân hạch đến mức nhiệt. Khi cho rằng, bắt cộng hưởng các nơtron
trong các hạt nhân chất làm chậm trong vùng này nhỏ không đáng kể, thì 238U, vốn
có vùng cộng hưởng trải dài hầu như từ 6 đến 200 eV, đóng vai trò chủ yếu trong
việc hình thành nó.

Rõ ràng, nếu xác suất nơtron bị hấp thụ do bắt phóng xạ ở vùng trên vùng nhiệt là

∫Σ
Егр
a ( E )Φ ( E ) dE
R= ∞
. (3.5.4)
∫Σ
0
a ( E )Φ ( E ) dE

ở đây, Eгр – năng lượng biên của vùng nhiệt, thì xác suất tránh hấp thụ

ϕ = 1 − R. (3.5.5)

Không phải tất cả các nơtron được làm chậm đến năng lượng nhiệt sẽ bị các hạt
nhân urani bắt. Một số trong số đó sẽ bị các hạt nhân chất làm chậm và các vật liệu
kết cấu bắt. Xác suất bắt nơtron nhiệt của hạt nhân vật liệu phân hạch được gọi là
hệ số sử dụng nơtron nhiệt (θ).

Trong trường hợp tổng quát, hệ số θ được xác định bằng hệ thức

ΣaU Φ UV U
θ= , (3.5.6)
ΣaU Φ UV U + Σ aз Φ зV з + Σ ak Φ kV k + ΣaП . Д Φ UV U

45
ở đây, Σia – tiết diện hấp thụ vĩ mô; Фi – dòng nơtron nhiệt; Vi – thể tích hợp phần
thứ i; chỉ số U, з, к, п.д – tương ứng, cho nhiên liệu, chất làm chậm, vật liệu kết
cấu, sản phẩm phân hạch.

3.6. Hệ số tái sinh hiệu dụng

Hệ số tái sinh trong môi trường vô tận không thể mô tả trọn vẹn chu trình sống của
các nơtron trong lò phản ứng, bởi vì đã không tính đến rò rỉ chúng. Trong lò phản
ứng thực, rò rỉ nơtron đóng vai trò to lớn trong cân bằng nơtron. Vì vậy, đối với lò
phản ứng kích thước tới hạn, đưa ra hệ số tái sinh hiệu dụng

k эф = k∞ P, (3.6.1)

ở đây, P – xác suất tránh rò rỉ nơtron:

Rпогл
P= . (3.6.2)
Rпогл + Rут

Ở đây, Rпогл, Rут – tương ứng, tốc độ hấp thụ, tích phân theo năng lượng và thể tích
và tốc độ rò rỉ.

3.7. Hiệu ứng làm chậm

Thông số quan trọng, đặc trưng cho các tính chất tái sinh của lò phản ứng, là tỷ số
nhiên liệu-chất làm chậm. Đối với các lò phản ứng nước-nước đó là tỷ số urani-
nước, đối với các lò phản ứng grafit – urani-grafit (thường sử dụng thuật ngữ
grafit-urani). Tỷ số đó được đo hoặc bằng các đơn vị Nз / NU (Nз, NU – tương ứng,
nồng độ hạt nhân của chất làm chậm và của nhiên liệu), hoặc Vз / VU (Vз, VU –
tương ứng, thể tích chiếm chỗ của chất làm chậm và nhiên liệu).

Tăng khối lượng chất làm chậm trong vùng hoạt dẫn đến, một mặt, cải thiện các
thông số của vùng hoạt, do giảm rò rỉ, mặt khác, làm xấu đi các thông số đó, do
tăng tỷ phần nơtron bị hấp thụ trong chất làm chậm (nghĩa là, làm giảm hệ số sử
dụng nơtron nhiệt). Khối lượng chất làm chậm trong vùng hoạt không đủ sẽ làm
tăng thời gian làm chậm, do đó làm tăng xác suất hấp thụ cộng hưởng. Ngoài ra, rò
rỉ sẽ tăng lên. Ảnh hưởng của sự thay đổi Nз / NU đến φ, θ và kэф được đưa ra trên
hình 3.1.

46
Hình 3.1. Sự phụ thuộc các tính chất tái sinh của lò phản ứng vào tỷ số
chất làm chậm-nhiên liệu

Như thấy trên hình 3.1, tồn tại một số giá trị (Nз / NU)max tương ứng với giá trị cực
đại kэф. Khi tăng Nз / NUquá giá trị đó sẽ dẫn đến suy giảm kэф, chủ yếu là do giảm
hệ số sử dụng nơtron nhiệt (θ). Khi giảm Nз / NU xuống thấp hơn (Nз / NU)max cũng
dẫn đến giảm kэф, nhưng là do giảm xác suất tránh bắt cộng hưởng (φ).

Nếu Nз / NU < (Nз / NU)max, lò phản ứng là “được làm chậm dưới mức”, nếu Nз / NU
> (Nз / NU)max – “được làm chậm quá mức”. Trong thực tế, các lò phản ứng nước-
nước được thiết kế để được làm chậm dưới mức. Trong trường hợp đó, khi tăng
nhiệt độ của nước, tỷ số urani-nước giảm xuống do giảm tỷ trọng. Và như vậy, kэф
giảm đi, điều đó tạo điều kiện tự điều chỉnh lò phản ứng.

Nếu như lò phản ứng được thiết kế để được làm chậm quá mức, thì khi giảm tỷ số
urani-nước do, ví dụ, tăng nhiệt độ môi trường vùng hoạt, sẽ dẫn đến khả năng
tăng kэф, nghĩa là, việc vận hành lò phản ứng được làm chậm quá mức có liên quan
với độ nguy hiểm hạt nhân cao.

3.8. Ảnh hưởng của khối phản xạ

Khối phản xạ – vật liệu (thành phần kết cấu lò phản ứng) bao quanh vùng hoạt.
Khối phản xạ đưa trả lại một phần nơtron đã ra khỏi vùng hoạt, nhờ vậy tạo điều
kiện sử dụng chúng hiệu quả hơn, giảm các kích thước tới hạn của lò phản ứng và
cải thiện các đặc tính vật lý-nơtron. Đại lượng, được gọi là hệ số phản xạ, đặc
trưng cho tính hiệu quả của khối phản xạ. Hệ số phản xạ là tỷ số giữa số nơtron
được phản xạ theo cách khuếch tán từ khối phản xạ (các nơtron quay ngược trở lại

47
do tán xạ nhiều lần), và số nơtron va vào nó. Hệ số phản xạ có thể được biểu diễn
theo phép gần đúng khuếch tán, bằng biểu thức

4 λtr 4 3λtr
βот = 1 − ≈ 1− . (3.8.1)
3 L 3 λa

Từ đó suy ra, tỷ số λtr/L càng nhỏ, hoặc cũng như vậy, tiết diện hấp thụ của vật
chất nhỏ hơn tiết diện tán xạ, hệ số phản xạ càng gần 1 (hệ số phản xạ các nơtron
nhiệt của nước βотр = 0,8, của grafit βотр = 0,93, của nước nặng βотр = 0,97.) Vì
vậy, để làm khối phản xạ trong lò phản ứng nơtron nhiệt thường dùng các chất có
tiết diện tán xạ lớn và tiết diện hấp thụ nhỏ. Ví dụ, trong РБМК sử dụng grafit
sạch hạt nhân làm chất làm chậm và khối phản xạ.

Để đặc trưng cho tính hiệu quả của khối phản xạ, sử dụng đại lượng, được gọi là
phần bù hiệu dụng (δ), và bằng độ chênh lệch của các kích thước tới hạn lò phản
ứng không có khối phản xạ và có khối phản xạ. Ví dụ, đối với lò phản ứng phẳng

δ = H г / 2 − H 0 / 2, (3.8.1)

ở đây, Hг, H0 – tương ứng, độ dày tới hạn của lò phản ứng không có khối phản xạ
(“trần”) và có khối phản xạ. Trong trường hợp dạng trụ δ = Rг – R0, ở đây, Rг, R0 –
tương ứng, bán kính tới hạn của lò phản ứng “trần” và có khối phản xạ.

Tính hiệu quả của khối phản xạ phụ thuộc vào độ dày (tотр) và các tính chất vật lý-
nơtron của nó, ví dụ, độ dài dịch chuyển trong chất phản xạ Mотр và hệ số khuếch
tán trong chất phản xạ Dотр và trong vùng hoạt Dа.з. Đối với các lò phản ứng lớn
( k∞ − 1 << 1 ) phần bù hiệu dụng có thể được biểu diễn

δ ≈ ( Dа.з / Dотр ) M отр th(tотр / M отр ). (3.8.3)

Trong trường hợp giới hạn đối với các kích thước lớn ( tотр / M отр >> 1), phần bù
hiệu dụng có thể được đưa ra ở dạng
2
Dа.з Lотр
δ∞ = . (3.8.4)
Dотр M отр

Trên hình 3.2 thấy rằng, khi độ dày khối phản xạ không lớn ( tотр / M отр ≤ 0,7) sự
phụ thuộc của δ / δ ∞ vào tотр / M отр gần như tuyến tính. Đối với độ dày lớn
( tотр / M отр ≥ 2,5), tính hiệu quả của khối phản xạ hết phụ thuộc vào độ dày của nó.

48
Hình 3.2. Sự phụ thuộc của phần bù hiệu dụng tương đối vào độ dày khối
phản xạ

3.9. Phân bố không gian của các dòng nơtron nhanh và nơtron nhiệt

Xét sự phụ thuộc định tính của các dòng nơtron nhanh và nơtron nhiệt vào bán
kính lò phản ứng dạng trụ có khối phản xạ. Sự phân bố của chúng được trình bày
trên hình 3.3. Dòng nơtron nhanh giảm đều đặn từ tâm ra biên giới vùng hoạt.
Khối phản xạ hầu như không ảnh hưởng đến động thái của dòng nơtron nhanh
trong vùng hoạt, điều này được giải thích bởi:

- Không có quá trình tái sinh trong đó, nghĩa là, không có nguồn nơtron
nhanh;

- Khả năng làm chậm mạnh của chất phản xạ, điều đó bảo đảm chuyển một
cách hiệu quả các nơtron nhanh vào vùng nơtron nhiệt;

49
Hình 3.3. Phân bố hướng tâm của các dòng nơtron nhanh (Ф6) và nơtron nhiệt
(ФT)

Dòng nơtron nhiệt ở xa khối phản xạ, giống như trường hợp không có khối phản
xạ, tỷ lệ với dòng nơtron nhanh. Tuy nhiên, ở gần biên giới vùng hoạt và khối
phản xạ thấy có sự tăng của dòng nơtron nhiệt, trong khối phản xạ có thấy điểm
cực đại, nằm cách một khoảng gần bằng độ dài làm chậm kể từ biên vùng hoạt. Sự
tăng này được giải thích do có hai quá trình:

- Nhóm nơtron nhiệt được bù thêm các nơtron năng lượng cao hơn, được
làm chậm trong chất phản xạ;

- Tốc độ hấp thụ các nơtron nhiệt trong môi trường chất phản xạ nhỏ hơn
nhiều so với trong môi trường vùng hoạt.

Các câu hỏi cho mục


“Những khái niệm cơ bản của vật lý lò phản ứng”

1. Chất làm chậm có tác dụng gì trong lò phản ứng?


2. Những đại lượng nào đặc trưng cho các tính chất làm chậm của vật chất? (Giải
thích thêm khái niệm – tỷ phần logarit trung bình của năng lượng mà nơtron mang
vào một tương tác đàn hồi ξ, khả năng làm chậm Σξ, hệ số làm chậm Σξs/ Σa).
3. k∞ (định nghĩa) là gì? Mối liên hệ với βэф. Giải thích thêm công thức bốn thừa số.
4. Tỷ số urani-nước (hoặc grafit-urani) có ảnh hưởng như thế nào đến các đặc tính
vật lý-nơtron của lò phản ứng? Giải thích các tính chất của các lò phản ứng được
làm chậm dưới mức và được làm chậm quá mức.

50
4. NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN LÒ PHẢN ỨNG
4.1. Tính toán chuyển dịch các nơtron và các phép gần đúng được sử dụng

Nhiệm vụ chủ yếu của vật lý lò phản ứng là tìm các thông số tới hạn của lò phản
ứng (lượng nhiên liệu, kích thước vùng hoạt,…) nhờ tính toán các trường nơtron
trong lòng lò phản ứng. Quá trình lan truyền nơtron trong môi trường vùng hoạt lò
phản ứng là phức tạp. Các nơtron được sinh ra trong phản ứng phân hạch, trong
khi lan truyền trong môi trường vùng hoạt, sẽ tán xạ nhiều lần do các va chạm đàn
hồi và không đàn hồi với các hạt nhân, sẽ mất năng lượng và đổi hướng chuyển
động, và cuối cùng, sẽ kết thúc chu trình sống của mình theo cách bị hấp thụ, hoặc
tham gia vào phản ứng phân hạch mới, hoặc ra khỏi vùng hoạt.

Bài toán chuyển dịch nơtron trong vật chất được trình bày một cách chặt chẽ trong
khuôn khổ lý thuyết động học. Tuy nhiên, việc tìm lời giải của phương trình động
học, vốn phụ thuộc vào bảy biến số: thời gian (t), năng lượng (E), các góc cực và
phương vị (θ, φ) và ba tọa độ không gian (x, y, z), đa phần là không thể thực hiện
được, thậm chí trên những máy tính hiện đại. Trong lý thuyết các lò phản ứng hạt
nhân, bài toán đó được giải bằng cách sử dụng một số phép gần đúng thích hợp.
Lời giải nhận được trong trường hợp đó cho phép xác định, với sai số chấp nhận
được, các đặc tính vật lý-nơtron toàn phần cơ bản của lò phản ứng, cho biết bản
chất các quy luật hình thành trường nơtron. Ngoài ra, chúng còn là cơ sở để xem
xét các thuật toán chính xác hơn và các phương pháp xác định các đặc tính vật lý-
nơtron của lò phản ứng hoặc của các hệ thống của nó.

Những phép tính gần đúng chủ yếu như sau.

Phép gần đúng khuếch tán. Giả sử, tiết diện tán xạ và trường nơtron không phụ
thuộc vào các biến góc (θ và φ). Như vậy, ý nghĩa về các tính chất tái sinh của lò
phản ứng cỡ nhỏ sẽ ít phụ thuộc vào hướng chuyển động của nơtron. Trong trường
hợp đó, sự lan truyền nơtron trong môi trường có thể xem như quá trình khuếch
tán khí trong khí quyển. Vì vậy phép gần đúng đó có tên là phép gần đúng khuếch
tán.

Phép gần đúng đa nhóm. Toàn bộ dải năng lượng (từ năng lượng nhiệt đến ~ 10
MeV) được chia thành một số vùng (nhóm), trong mỗi nhóm đó năng lượng
nơtron được xem như không đổi. Các phương trình dịch chuyển nơtron được viết
cho từng nhóm đó. Phép gần đúng đa nhóm đó thường được sử dụng khi tính toán
các lò phản ứng nơtron nhanh. Phép gần đúng có ít nhóm, đôi khi chỉ có một

51
nhóm, có thể là rất hiệu quả để mô tả trường nơtron trong các lò phản ứng nơtron
nhiệt, đặc biệt là lò WWER.

Phép gần đúng hình học (phép gần đúng một chiều hoặc hai chiều). Để phân tích
định tính các quy luật hình thành trường nơtron thường chỉ cần xem xét lò phản
ứng có hình dạng một chiều đơn giản nhất (hình dạng như vậy là, ví dụ, hình cầu
hoặc hình trụ vô tận) hoặc hình dạng hai chiều (ví dụ, một hình trụ hữu hạn) là đủ.

Phép gần đúng tĩnh hoặc không tĩnh. Các thông số tới hạn của lò phản ứng được
tìm từ lời giải của các phương trình lò phản ứng trong phép gần đúng tĩnh, khi
dòng nơtron không phụ thuộc vào thời gian (phép gần đúng tĩnh). Các bài toán
động học lò phản ứng được giải riêng biệt cũng sử dụng các phép gần đúng khác
nhau (ví dụ, phép gần đúng động học điểm, mà sau đây sẽ trình bày).

4.2. Dạng tổng quát của phương trình khuếch tán

Cân bằng nơtron (nghĩa là, tốc độ thay đổi số nơtron) có năng lượng trong khoảng
từ E đến E + dE trong thể tích cơ bản, ở điểm được xác định bằng vector-bán kính
r
r , có thể được viết
r
1 ∂Φ( r , E )dE
= Q − L − C, (4.2.1)
v ∂t

ở đây, v – tốc độ nơtron; Q, L, C – tương ứng, tốc độ sinh, rò rỉ và hao hụt do bắt
nơtron.

Từ lý thuyết khuếch tán, được biết


r
L = − D ( E ) ∆Φ ( r , E )dE , (4.2.2)

ở đây D(E) – hệ số khuếch tán; ∆ – toán tử Laplas.

Tốc độ hao hụt nơtron được xác định bằng phản ứng bắt nơtron của hạt nhân:
r
C = Σ a ( E )Φ (r , E ) dE. (4.2.3)

Sự tăng trưởng số nơtron là do hai quá trình hạt nhân: tán xạ Qs (đàn hồi và không
đàn hồi) và sinh nơtron do phân hạch các hạt nhân Qf (Q = Qs + Qf). Tốc độ gia
tăng số nơtron do tán xạ được mô tả

⎡∞ r ⎤
Qs = ⎢ ∫ Σ s ( E ′ → E )Φ(r , E ′)dE ′⎥ dE , (4.2.4)
⎣E ⎦

52
ở đây, Σ s ( E ′ → E ) – tiết diện tán xạ vĩ mô vi phân của nơtron có năng lượng trong
khoảng từ E đến E + dE. Đại lượng Qs được gọi là tích phân các va chạm và
r
thường được ký hiệu là Sˆ Φ(r , E ) .

Tốc độ sinh nơtron do phản ứng phân hạch được xác định

⎡ ∞
r ⎤
Q f = ⎢ χ ( E ) ∫ v f ( E ′)Σ f ( E ′)Φ (r , E ′)dE ′⎥ dE , (4.2.5)
⎣ 0 ⎦

ở đây, χ(E) – phổ các nơtron phân hạch.

Khi thay phương trình (4.2.2) – (4.2.5) vào biểu thức (4.2.1) và rút gọn dE, sẽ
nhận được phương trình dịch chuyển nơtron trong môi trường phân hạch theo
phép gần đúng khuếch tán (phương trình khuếch tán):
r
1 ∂Φ ( r , E , t ) r r
= D ( E )∆Φ ( r , E , t ) − Σ a ( E )Φ (r , E , t ) +
v ∂t
∞ ∞
r r
+ ∫ Σ s ( E ′ → E )Φ (r , E ′, t )dE ′ + χ ( E ) ∫ v f ( E ′)Σ f ( E ′)Φ (r , E ′, t )dE ′, (4.2.6)
E 0

Để bài toán được xác định hoàn toàn, phương trình (4.2.6) cần được bổ sung các
điều kiện ban đầu và điều kiện biên.

4.3. Phương trình vi phân cho các nơtron nhiệt và giải phương trình đó cho
các dạng hình học đơn giản

Đối với quá trình tĩnh ( ∂Φ / ∂t = 0 ) theo phép gần đúng khuếch tán cho các nơtron
nhiệt (trong trường hợp này, dòng không phụ thuộc vào năng lượng), phương trình
(4.2.6) được rút gọn đáng kể:

D∆Φ − Σ a Φ + v f Σ f Φ = 0 (4.3.1)

hoặc

vf Σ f
D∆Φ − ΦΣ a (1 − ) = D∆Φ + Σ a (k∞ − 1)Φ = 0, (4.3.2)
Σa

ở đây, D – hệ số khuếch tán

1
D= ; (4.3.3)
3Σ tr

53
Σtr – tiết diện vĩ mô vận chuyển, có tính đến tính dị hướng của quá trình tán xạ hạt
nhân-nơtron:

1
Σtr ≡ ≡ Σt − Σ s .cos θ. (4.3.4)
λtr

Đại lượng λtr được gọi là độ dài vận chuyển, cos θ – cosin trung bình của góc tán
xạ.

Toán tử Laplas cho dạng hình học một chiều được mô tả:

1 d 2 dΦ
dạng hình cầu ∆Φ = (r ), (4.3.5)
r 2 dr dr

1 d dΦ
dạng hình trụ ∆Φ = (r ), (4.3.6)
r dr dr

d 2Φ
dạng mặt phẳng vô tận ∆Φ = . (4.3.7)
d 2x

Khi đưa ra ký hiệu

k ∞ − 1 k∞ − 1
ϰ2= ù 2 = Σa = 2 , (4.3.8)
D L

L2 = D / Σ a , (4.3.9)

ở đây, L2 – bình phương độ dài khuếch tán, ta có

∆Φ + ù 2 Φ = 0. (4.3.10)

Đại lượng ϰ được gọi là thông số vật liệu lò phản ứng.

Điều kiện biên của bài toán: tính liên tục của Ф trên đoạn từ 0 đến R và khả năng
tiến đến 0 của Ф ở biên ngoại suy của lò phản ứng Rэкс (Rэкс = R0 +0,71 λtr):

Φ (r ) |r = Rэкс = 0. (4.3.11)

Xét một số tính chất chung nhất của của các nghiệm phương trình sóng dạng

∆Ψ + B 2 Ψ = 0 (4.3.12)

54
(phương trình Hemhols), mà phương trình (4.3.10) cũng thuộc loại đó, với các
điều kiện biên tương tự như cho (4.3.11): ψ(R) = 0 và ψ(0) < ∞ . Phương trình
(4.3.12) với các điều kiện biên trên đây, có vô số nghiệm độc lập ψ0, ψ1,
ψ2,…ψn,… Các nghiệm đó được gọi là các hàm riêng (hoặc hàm điều hòa) của
toán tử Laplas. Trong khi đó chỉ tồn tại một nghiệm duy nhất ψ0 (hàm điều hòa
điểm không), thỏa mãn đồng thời các điều kiện biên được sử dụng và điều kiện
không âm của hàm trong vùng đang xét. Mỗi hàm riêng ψn tương ứng với một giá
trị riêng – Bn2 của toán tử Laplas. Mọi giá trị riêng đều tuân theo bất đẳng thức
0 < B02 < B12 < ... < Bn2 . Giá trị riêng nhỏ nhất B02 được gọi là thông số hình học.
Thông số hình học chỉ phụ thuộc vào hình dạng và kích thước lò phản ứng mà
không phụ thuộc vào các tính chất tái sinh của môi trường.

Đối với lò phản ứng dạng hình cầu, nghiệm của phương trình (4.3.12) được tìm
ở dạng

sin( Bn r ) cos( Bn r )
Ψ = C1 + C2 , (4.3.13)
r r

ở đây, C1, C2 – các hằng tùy ý. Từ điều kiện biên ψ(0) < ∞ (hạn chế nghiệm ở
điểm r = 0) tìm được C2 = 0. Khi đó nghiệm có dạng

sin( Bn r )
Ψ = C1 . (4.3.14)
r

Từ điều kiện ψ(R) = 0 (tiến tới 0 trên biên ngoại suy), ta có

sin( Bn R )
Ψ ( R ) = C1 = 0. (4.3.15)
R

hoặc BnR = (n + 1), ở đây, = 0, 1, 2,…, . Biểu thức (4.3.14) là nghiệm


dương của bài toán trong khoảng (0, R) không phải để cho mọi n, mà chỉ cho n =
0. Khi đó

B0 = π / R. (4.3.16)

(Sau đây bỏ qua chỉ số 0.) Trong trường hợp này, đại lượng B2 = ( /R)2 là giá trị
riêng nhỏ nhất của toán tử Laplas đối với dạng hình cầu.

Đối với các phương trình lò phản ứng mọi hình dạng và mọi kích thước, đều tồn
tại các giá trị riêng của mình.

55
Đẳng thức các thông số vật liệu và các thông số hình học là điều kiện tồn tại trạng
thái tĩnh của trường nơtron trong môi trường tái sinh hạn chế không có nguồn bên
ngoài:

ϰ =B (4.3.17)

Điều kiện (4.3.17) và kích thước lò phản ứng tương ứng với điều kiện đó, được
gọi là điều kiện tới hạn.

Đối với lò phản ứng hình cầu, từ điều kiện (4.3.17) có thể dễ dàng tìm bán kính tới
hạn của lò phản ứng

Rкр = π / ù (4.3.18)

hoặc, sau khi đặt biểu thức (4.3.8) vào (4.3.18), ta có

Rкр = π L / k∞ − 1. (4.3.19)

Thể tích môi trường tái sinh nằm trong trạng thái tĩnh, mà các thông số vật liệu và
hình học của môi trường đó thỏa mãn các điều kiện tới hạn, được gọi là thể tích tới
hạn, khối lượng chất phân hạch trong thể tích đó – khối lượng tới hạn.

Nghiệm của phương trình khuếch tán một tốc độ đối với lò phản ứng có dạng tấm
phẳng dài vô tận độ dày H

d 2Ψ
2
+ B2Ψ = 0 (4.3.20)
dx

với điều kiện biên

⎛ H ⎞
Ψ⎜± ⎟ = 0, (4.3.21)
⎝ 2 ⎠

Ψ ( x ) = C .cos( Bx ). (4.3.22)

Thông số hình học trong trường hợp này là:

π
B= . (4.3.23)
H

56
Từ điều kiện B = ϰ ta tìm được độ dày tới hạn của lò phản ứng phẳng

πL
Hkp = π/ϰ = (4.3.24)
k∞ − 1

Đối với lò phản ứng dạng hình trụ bán kính R, nghiệm của phương trình tương
ứng

1 d dΨ
r + B2Ψ = 0 (4.3.25)
r dr dr

với điều kiện biên

Ψ ( R) = 0 (4.3.26)

có dạng

Ψ = CJ 0 ( Br ), (4.3.27)

ở đây, J0(Br) – hàm Becsel bậc không. Từ điều kiện biên ta tìm được nghiệm số
của phương trình J0(ξ); ξ = 2,405.

Thông số hình học cho lò phản ứng hình trụ B = 2,405 / R, bán kính tới hạn

2,405 L
R = 2,405/ϰ = (4.3.28)
k∞ − 1

Giải phương trình đối với lò phản ứng dạng hình trụ có độ cao hữu hạn.
Nghiệm của phương trình cho hình trụ hai chiều (r, z)

1 d d Ψ d 2Ψ
(r ) + 2 + B2Ψ = 0 (4.3.29)
r dr dr dz

được tìm bằng cách tách các biến, khi giả định

Ψ ( r , z ) = G ( r ) F ( z ), (4.3.30)

ở đây, G(r), F(z) – tương ứng, nghiệm của bài toán cho hình trụ vô tận và tấm
phẳng vô tận.

Thông số hình học cho hình trụ hữu hạn

B 2 = Br2 + Bz2 , (4.3.31)

57
ở đây, Br2 , Bz2 – các thông số hình học cho lò phản ứng hình trụ vô tận và lò phản
ứng phẳng vô tận.

Nghiệm của phương trình (4.3.29):

G (r ) = C1 J 0 ( Br r )cos(Bz z ), (4.3.32)

ở đây Br = 2,405/ R; Bz = /H.

Điều kiện tới hạn trong trường hợp này có dạng


2 2
⎛ 2,405 ⎞ ⎛π ⎞
ϰ2 = ⎜ ⎟ +⎜ ⎟ (4.3.33)
⎝ R ⎠ ⎝H⎠

4.4. Phép gần đúng theo độ tuổi-khuếch tán

Sự lan truyền các nơtron nhiệt trong lò phản ứng, khi không xét đến quá trình làm
chậm chúng, được mô tả bằng phương trình (4.3.1) theo phép gần đúng khuếch tán
đơn nhóm. Vì vậy, độ chính xác tính toán nhờ cách tiếp cận đó là không cao. Tồn
tại một số phương pháp tính toán nơtron của toàn bộ dải năng lượng. Đơn giản
nhất trong số các phương pháp đó là lý thuyết theo độ tuổi, được Fecmi phát triển
và được sử dụng đến ngày nay để tính toán và phân tích trạng thái lò phản ứng. Về
bản chất, lý thuyết theo độ tuổi dẫn đến cách mô tả rút gọn của quá trình làm chậm
nơtron, và tương ứng với điều đó, là rút gọn phép tích phân các va chạm, điều này
cho phép đưa phương trình vi-tích phân khuếch tán (4.2.6) về phương trình vi
phân, và trong nhiều trường hợp sẽ nhận được nghiệm của nó ở các phép cầu
phương.

Ý nghĩa của phép gần đúng có sử dụng lý thuyết theo độ tuổi là đưa đến việc thay
thế cách mô tả sự thay đổi theo bậc của năng lượng nơtron khi va chạm bằng tính
phụ thuộc liên tục. Cách tiếp cận này có tên gọi là phép gần đúng làm chậm liên
tục và đúng trong trường hợp mất ít năng lượng trong một va chạm.

Đưa ra khái niệm mật độ dòng làm chậm (sau đây gọi là mật độ làm chậm)
r
j ( r , u , t ) , nó được xác định như là số nơtron trong một đơn vị thể tích, được làm
chậm trong một đơn vị thời gian đến giá trị lethargy (xem phần 3.1) cao hơn u
(hoặc, cũng đúng như vậy, đến giá trị năng lượng thấp hơn E(u)).

58
Dễ dàng xác định mối liên hệ giữa mật độ làm chậm và dòng nơtron, xuất phát từ
r
định nghĩa j ( r , u , t ) – số nơtron trong 1 cm2, mà sau 1 s chúng chuyển từ vùng
lethargy nhỏ (0 < u ′ < u ) đến vùng lethargy lớn (0 < u ′′ < ∞) :
u u ′+ q
r r
j (r , u, t ) = ∫ Φ(r , u′, t ) L2 (τ )(u′) ∫ W (u′′, u′)du′′. (4.4.1)
0 u

ở đây, W (u ′′, u ′) – xác suất, ở trong khoảng [u′, u′ + du′] , của khả năng nơtron có
lethargy là u ′′ trước tán xạ, q = ln(1/α) – bậc làm chậm nơtron ở các hạt nhân có số
khối lượng A, α = ((A – 1) / (A + 1))2 (xem 2.6.5).

Giả sử, ФΣs ít thay đổi khi thay đổi lethargy, tích phân (4.4.1) có thể viết gần đúng
r r
j (r , u , t ) ≈ Φ (r , u , t )Σ s (u )ξ , (4.4.4)

u u ′+ q

ở đây, ξ = ∫
u −∆u
du′ ∫ W (u′′, u′)du′′.
u

Phương trình tĩnh của quá trình làm chậm trong phép gần đúng khuếch tán được
viết ở dạng:

j ∂j
∆j − − + Q = 0. (4.4.5)
L (τ ) ∂τ
2

Ở đây, L2 (u ) = D (u ) / Σ a (u ), L2 – bình phương độ dài khuếch tán của các nơtron


D(u )
được làm chậm, dτ = du, τ – độ tuổi của nơtron (chi tiết hơn, xem mục 4.6),
ξΣ s (u )
Q – nguồn.

Trong phép gần đúng đang xét, phương trình khuếch tán cho các nơtron nhiệt có
nguồn, mà các nơtron được làm chậm đóng vai trò của nguồn đó, có dạng
r
D∆Φ − Σ aT Φ + ϕ j (r ,τ ) = 0, (4.4.6)

ở đây, τT = τ(E0,ET), ET – năng lượng biên của các nơtron nhiệt; ΣaT – tiết diện vĩ
r
mô hấp thụ nơtron nhiệt, ϕ j ( r ,τ ) – tốc độ thể tích của quá trình sinh nơtron nhiệt.

Để diễn đạt bài toán một cách trọn vẹn theo toán học, các phương trình (4.4.5) và
(4.4.6) cần được bổ sung các điều kiện ban đầu và điều kiện biên. Điều kiện ban

59
đầu của bài toán được xác định bằng các nơtron nhanh đã được sinh ra lần nữa
trong phân hạch (τ = 0) và đối với trường hợp hấp thụ yếu, có dạng:

r r r dτ
j (r , 0) = kT Σ aT Φ (r ) + ∫ kτ j (r ,τ ) 2 , (4.4.7)
L (τ )

ở đây, kT, kτ – tương ứng, số nơtron phân hạch, tiêu hao cho một lần bắt nơtron
nhiệt và nơtron được làm chậm có độ tuổi τ; ΣaT – tiết diện vĩ mô bắt nơtron nhiệt.

Các điều kiện biên của bài toán


r r
j ( R,τ ) = 0; Φ ( R ) = 0, (4.4.8)
r
ở đây, R – biên giới ngoại suy của vùng hoạt.

4.5. Các điều kiện tới hạn trong phép gần đúng theo độ tuổi-khuếch tán

Ta viết phương trình (4.4.5) cho trường hợp hấp thụ yếu và không có nguồn bên
trong:
r r
∆j ( r ,τ ) − ∂j ( r ,τ ) / ∂τ = 0. (4.5.1)
r
Phương trình này dễ dàng giải nếu như giả sử rằng, các biến r và τ được tách
riêng:
r r
j (r ,τ ) = Φ (r )X(τ ), (4.5.2)

ở đây, X(τ) – phổ độ tuổi của các nơtron được làm chậm trong lò phản ứng.

Thay biểu thức (4.5.2) vào công thức (4.5.1) và tách riêng các biến, ta có:

∆Φ ( r ) 1 dX ( τ )
= = - ϰ2 (4.5.3)
Φ (r) X (τ) dτ

Cho rằng, tốc độ thể tích của quá trình sinh nơtron nhanh:
r
r Σ aT Φ(r )k∞
j (r , 0) = , (4.5.4)
ϕ
r
và thay biểu thức cho j ( r ,τ ) (4.5.2) vào (4.5.4), ta có:

X(0) = Σ aT k∞ / ϕ . (4.5.5)

60
Khi đó, nghiệm của phương trình (4.5.3):

Σ aT k ∞
X(τ) = X(0)exp(- ϰ2τ) = exp(- ϰ2τ) (4.5.6)
ϕ

Và cuối cùng, sau khi thay biểu thức cho mật độ làm chậm:

j( r , τ ) = Φ (r)X (τ) exp(- ϰ2τ) (4.5.7)

vào phương trình khuếch tán (4.4.6), ta có:

1
∆Φ (r ) + (k∞ exp(- ϰ2τ) -1) Φ (r ) = 0 (4.5.8)
L2

Từ đó suy ra, thông số vật liệu của phương trình sóng cho các nơtron nhiệt ∆Ф +
ϰ2Ф = 0 được xác định từ phương trình siêu việt:

1
ϰ2 = (k∞ exp(- ϰ2τ) -1) (4.5.9)
L2

Như đã nói, đẳng thức của các thông số vật liệu và thông số hình học là điều kiện
của trạng thái tới hạn lò phản ứng:

ϰ2 = B2 (4.5.10)

Sau khi thay thông số vật liệu ϰ2 bằng thông số hình học B2 trong biểu thức
(4.5.9), có thể nhận được phương trình tới hạn của lò phản ứng trong phép gần
đúng khuếch tán theo độ tuổi:

exp(− B 2τ )
kэф = 1 = k∞ . (4.5.11)
1 + B 2 L2

So sánh phương trình (4.5.11) với biểu thức (3.6.1) cho kэф (kэф = k∞ P), ta có biểu
thức cho xác suất tránh rò rỉ:

exp( − B 2τ )
P= . (4.5.12)
1 + B 2 L2

Tử số exp(− B 2τ ) của biểu thức (4.5.12), là xác suất tránh rò rỉ của các nơtron được
làm chậm có độ tuổi τ, còn mẫu số 1 + B 2 L2 – xác suất tránh rò rỉ của các nơtron
nhiệt trong quá trình khuếch tán.

61
Đối với các lò phản ứng kích thước lớn, trong đó rò rỉ nơtron là nhỏ, biểu thức cho
thông số vật liệu được rút gọn:

k ∞ − 1 k ∞ −1
ϰ2 = = (4.5.13)
L2 + τ M2

ở đây, M2 = L2 + τ – diện tích vận chuyển (chi tiết hơn, xem mục 4.7.).

Biểu thức (4.5.13) đối với lò phản ứng tới hạn B2= ϰ2 tương đương với

k∞ − 1
B2 = . (4.5.14)
M2

Biểu thức cho xác suất tránh rò rỉ P và cho kэф được viết như sau:

1
P= ; (4.5.15)
1 + B2M 2

k∞
kэф = . (4.5.16)
1 + B2M 2

4.6. Độ tuổi nơtron

Khi hệ số khuếch tán D và tiết diện Σs ít phụ thuộc vào năng lượng thì độ tuổi
nơtron có thể mô tả như sau:
Ef
D( E ′) dE ′ D Ef
τ (E f → E) = ∫
E
=
ξΣ s ( E ′) E ′ ξΣ s
ln
E
. (4.6.1)

Từ đó thấy rằng, τ có đơn vị đo là cm2 và là hàm dịch chuyển nơtron từ điểm được
sinh ra – khoảng (Ef – E) càng lớn thì độ tuổi nơtron càng lớn và nơtron đi khỏi
nguồn càng xa.

Dễ thấy rằng, độ tuổi nơtron có liên quan đến bình phương trung bình dịch chuyển
của các nơtron được làm chậm bằng hệ thức

rτ2 = 6τ . (4.6.2)

Đại lượng τ được gọi là độ dài làm chậm. Như vậy, độ tuổi quyết định quá trình
vận chuyển các nơtron được làm chậm. Đối với các nơtron được làm chậm, độ

62
tuổi đóng vai trò tương tự như vai trò của bình phương độ dài khuếch tán L2 đối
với nơtron nhiệt.

4.7. Diện tích vận chuyển của các nơtron

Trước đây đã đưa ra một khái niệm quan trọng của vật lý lò phản ứng – diện tích
vận chuyển của các nơtron M2. Đại lượng này xác định sự luân chuyển nơtron
trong lòng lò phản ứng, đại lượng M, được gọi là độ dài vận chuyển, đặc trưng cho
khoảng cách trung bình giữa các điểm nơtron sinh ra và điểm bị hấp thụ.

Nói chung, có thể đưa ra một số định nghĩa độ dài vận chuyển trong lò phản ứng.
Cách hiểu truyền thống diện tích vận chuyển (M2) có liên quan đến việc dịch
chuyển nơtron từ điểm được sinh ra đến điểm bị hấp thụ, mà việc dịch chuyển đó
được quyết định bởi hai quá trình: làm chậm đến mức năng lượng nhiệt và khuếch
tán. Bình phương trung bình khoảng cách từ điểm được sinh ra đến điểm bị hấp
thụ

rτ2 ( E f , ET ) = 6(τ + L2 ) = 6 M 2 . (4.7.1)

Định nghĩa ngày nay được dùng nhiều hơn dựa trên cơ sở của điều kiện tới hạn.

Nếu hệ số tái sinh hiệu dụng của lò phản ứng không đồng nhất đồng nhất có thể
viết ở dạng

kэф = k∞ (1 + B 2 M 2 )−1 , (4.7.2)

ở đây, B2 – toán tử hình học Laplas của lò phản ứng, được xác định bởi các kích
thước của lò, ta sẽ gọi M2 là bình phương độ dài vận chuyển. Nếu xác định kэф trên
cơ sở hệ thức cân bằng (3.6.1), thì có thể mô tả xác suất tránh rò rỉ nơtron P, vốn
được xác định bằng biểu thức (3.6.2), ở dạng

P = (1 + Rут / Rпогл )−1 , (4.7.3)

ở đây, Rпогл, Rут – tương ứng, tốc độ hấp thụ và rò rỉ, tích phân theo năng lượng và
thể tích, thì giá trị bằng số của tích B2M2 đối với lò phản ứng tới hạn (kэф = 1),
bằng phần rò rỉ trong cân bằng toàn bộ của lò phản ứng.

Trong lý thuyết cơ bản lò phản ứng, diện tích vận chuyển được xác định bằng biểu
thức

M 2 = τ + L2 , (4.7.4)

63
ở đây, L2 – bình phương độ dài khuếch tán, đặc trưng cho quá trình vận chuyển
của các nơtron trong vùng nhiệt từ điểm sinh ra nơtron nhiệt đến điểm nó bị hấp
thụ trong lò phản ứng; τ – bình phương độ dài làm chậm. Bình phương độ dài làm
chậm đặc trưng cho bình phương trung bình chiều dài dịch chuyển từ điểm sinh ra
nơtron nhanh đến điểm nó trở thành nơtron nhiệt. Khi đó, trong phương trình
(4.7.4) giả định rằng, khi xác định bình phương độ dài làm chậm trong lò phản
ứng nơtron nhiệt không tính đến các quá trình hấp thụ và tái sinh nơtron trong lúc
làm chậm, nghĩa là, một cách gần đúng có thể lấy τ bằng giá trị của nó cho chất
làm chậm sạch, còn quá trình khuếch tán trong vùng nhiệt có tính đến quá trình
hấp thụ trong lò phản ứng.

Lý thuyết hiện đại đối với lò phản ứng không đồng nhất đã làm chính xác thêm
đáng kể công thức để xác định diện tích vận chuyển, khi tính đến các quá trình hấp
thụ và tái sinh nơtron trong lúc làm chậm, cũng như đã sử dụng cách xác định
chính xác hơn chu trình nơtron. Khi đó, công thức diện tích vận chuyển có dạng

M 2 = τϕ + (1 + w f ) L2 , (4.7.5)

ở đây, φ – xác suất tránh bắt cộng hưởng khi làm chậm; wf – số hạng, tính đến quá
trình tái sinh nơtron khi làm chậm.

Sự khác nhau trong các biểu thức (4.7.4) và (4.7.5) là do các việc định chuẩn khác
nhau. Công thức thứ nhất nhận được khi giả định nơtron được sinh ra khi hấp thụ
trong vùng nhiệt, còn trong công thức thứ hai có tính đến nơtron, được sinh ra khi
hấp thụ nơtron có năng lượng bất kỳ, vì vậy, việc nó bị bắt khi làm chậm cần được
xem như sự suy giảm độ dài vận chuyển. Hệ số của bình phương độ dài vận
chuyển L2 có ý nghĩa rõ ràng, cụ thể là mức suy giảm số nơtron khi chúng đạt tới
vùng nhiệt. Lưu ý rằng, định nghĩa độ dài vận chuyển như vậy rất phù hợp với ý
nghĩa vật lý của hệ số tái sinh trong môi trường không đồng nhất vô tận, hệ số này
được xác định trên cơ sở tính toán các ô của lò phản ứng, mà trên bề mặt các ô đó
dòng chảy nơtron bằng không.

Bảng 4.1. Các giá trị L2, τ và M2 cho một số chất làm chậm phổ biến nhất

Chất làm chậm Khối lượng riêng, g/cm3 L2, cm2 τ, cm2 M2, cm2

Nước nhẹ 1,0 7,3 27,3 34,7


Nước nặng 1,1 10499 123 10570
Grafit 1,6 2756 352 3109

64
Việc định chuẩn chặt chẽ diện tích vận chuyển là rất quan trọng trong vật lý lò
phản ứng (xem tiếp mục 16.4). Độ tuổi nơtron τ, bình phương độ dài khuếch tán L2
và, đương nhiên là, diện tích vận chuyển M2 trong lò phản ứng phụ thuộc vào chất
làm chậm. Từ các số liệu trong bảng 4.1 suy ra, quá trình vận chuyển nơtron trong
lò phản ứng dùng nước nhẹ làm chất làm chậm được xác định bởi quá trình làm
chậm (τ >>L2), trong lò phản ứng nước nặng hoặc grafit – quá trình khuếch tán (L2
>> τ). Sự khác biệt đó là do nước nặng và grafit có tiết diện hấp thụ nơtron nhiệt
thấp hơn nhiều so với nước nhẹ.

4.8. Phép gần đúng khuếch tán đa nhóm

Phương trình khuếch tán cho nơtron nhiệt (4.3.1), (4.3.2) (được gọi là phép gần
đúng đơn nhóm), trên cơ sở phương trình đó giả định rằng tiết diện và dòng nơtron
không phụ thuộc vào năng lượng, là phương trình rất thô lược khi giải phần lớn
các bài toán thực tế. Trong khi đó, không thể có được kết quả giải tích của phương
trình ban đầu (4.6.2), vốn không sử dụng phép gần đúng nói trên, là do các hằng số
(của các tiết diện vĩ mô) phụ thuộc vào năng lượng một cách phức tạp và bất
thường. Vì vậy, hiện nay, đối với các tính toán vận hành và các tính toán thiết kế,
người ta sử dụng phương pháp số để giải phương trình (4.2.6), dựa trên cơ sở tiệm
cận phân khúc-cố định mối tương quan năng lượng của các tiết diện và dòng
nơtron, và được gọi là phép gần đúng đa nhóm. Bản chất của phương pháp đa
nhóm như sau. Toàn bộ vùng thay đổi năng lượng nơtron được chia ra thành các
khoảng (nhóm) riêng. Độ rộng của nhóm thứ I là ∆Ei = │Ei, Ei-1│. Trong mỗi
nhóm, tất cả các hằng số của phương trình (4.2.6) (hệ số khuếch tán, hệ số tiết diện
vĩ mô) được coi là không đổi, bằng giá trị trung bình theo nhóm và được gọi là các
hằng số theo nhóm. Đưa ra khái niệm dòng theo nhóm
Ei−1
r r
Φ (r ) = ∫ Φ(r , E )dE. (4.8.1)
i

Ei

Phương pháp đơn giản nhất để nhận các hằng số theo nhóm, vốn thường được sử
dụng rộng rãi trong thực tế tính toán lò phản ứng, – lấy trung bình tuyến tính của
r
tất cả các thông số của phương trình (4.2.6) theo phổ nơtron Φ (r , E ) :
Ei−1 Ei −1
r r

Ei
D ( E )Φ (r , E )dE ∫ Σ ( E )Φ(r , E )dE
Ei
t

Di = Ei −1
; Σit = Ei −1
;
r r

Ei
Φ (r , E )dE ∫
Ei
Φ (r , E )dE

65
Ei −1
r
∫ χ ( E )Φ(r , E )dE
χi =
Ei
Ei −1
. (4.8.2)
r

Ei
Φ (r , E )dE

Ei −1 Ei −1 E j −1
r r
∫ v f Σ f ( E )Φ ( r , E )dE ∫ dE ∫
Ei Ej
dE ′Σ s ( E ′ → E )Φ ( r , E )
Ei
(v f Σ f ) i = Ei −1
; Σ Rj →i = E j −1
. (4.8.3)
r r

Ei
Φ ( r , E )dE ∫ Φ ( r , E )dE
Ej

Các tiết diện Σ Rj →i được gọi là các tiết diện chuyển nơtron từ nhóm thứ i vào nhóm
thứ j. Tiết diện Σis là tiết diện chuyển nội nhóm Σis = Σ Rj →i . Sau khi lấy tích phân
phương trình (4.2.6) theo năng lượng trong các giới hạn của khoảng năng lượng đã
chọn và tiếp tục phép thế các biểu thức (4.8.1) – (4.8.3) đối với trường hợp tĩnh
(dФ/dt = 0) ta có (N – 1) biểu thức cho các dòng theo nhóm:
r r
D i ∆Φ i ( r ) − (Σ ti − Σ is )Φ i ( r ) +

i −1 N
r r
+∑ Σ Rj →i Φ j (r ) + χi ∑ (v f Σ f ) j Φ j (r ) = 0. (4.8.4)
j =1 j =1

Đối với nhóm thứ N (nhóm nhiệt), khi tính đến tỷ phần nơtron của phổ phân hạch
(χN) bằng không, phương trình có dạng

r r N −1 r
D N ∆Φ N (r ) − Σ a Φ N (r ) + ∑ Σ Rj → N Φ N (r ) = 0 (4.8.5)
j =1

Các điều kiện biên cũng được viết cho tất cả N nhóm. Giải đồng thời hệ N – 1
phương trình (4.8.4) và phương trình (4.8.5) kèm theo các điều kiện biên tương
ứng cho phép nhận được các đặc tính vật lý-nơtron cơ bản của lò phản ứng tĩnh,
trong số đó có sự phân bố phổ và phân bố không gian của các nơtron.

Thời gian trước đây, do tốc độ tính toán của máy tính không đủ cao nên việc sử
dụng rộng rãi cách tiếp cận đa nhóm để tính toán lò phản ứng nơtron nhiệt đã bị
hạn chế. Và chỉ khi xuất hiện các máy tính với tốc độ đủ lớn trong khoảng vài
chục năm gần đây, các phương pháp số để giải các phương trình đa nhóm trong
không gian ba chiều của lò phản ứng đã có những bước tiến mới trong việc cải
thiện độ chính xác tính toán so với phép gần đúng khuếch tán theo độ tuổi (xem

66
mục 4.5), cũng như phương pháp khuếch tán đơn nhóm (xem mục 4.3). Bước tiếp
theo nâng cao độ chính xác tính toán sẽ là bước chuyển sang các phương pháp
không phải là khuếch tán để giải bài toán dịch chuyển nơtron trong lò phản ứng.

Các câu hỏi cho mục


“Nguyên lý tính toán lò phản ứng”

1. Phương trình nào được giải để nhận các các đặc trưng vật lý-nơtron của lò phản
ứng?
2. Các phép gần đúng nào được sử dụng để giải các phương trình chuyển dịch?
3. Các thông số vật liệu và hình học của lò phản ứng là gì?
4. Hãy giải thích sự phụ thuộc định tính của dòng nơtron vào bán kính và độ cao lò
phản ứng dạng trụ hữu hạn không có khối phản xạ và có khối phản xạ.
5. Độ dài khuếch tán, độ tuổi và diện tích vận chuyển nơtron là gì?
6. Bản chất của phép gần đúng đa nhóm là gì?

67
5. CÁC HIỆU ỨNG ĐỘ PHẢN ỨNG
5.1. Khái niệm độ phản ứng

Độ phản ứng là sự thay đổi tương đối số nơtron được sinh ra trong hai thế hệ kế
tiếp. Nếu trong một thế hệ sinh ra N0 nơtron, trong thế hệ tiếp sau N1, thì độ phản
ứng (ρ) là

N1 − N 0 N 0 k эф − N 0 kэф − 1
ρ= = = . (5.1.1)
N1 N 0 kэф kэф

Độ phản ứng – thước đo mức độ lò phản ứng xa ra hoặc gần lại trạng thái tới hạn.
Độ phản ứng có thể là dương hoặc âm (tùy thuộc vào k эф ). Khi ρ > 0 ( k эф > 1) – lò
phản ứng trên tới hạn, khi ρ < 0 ( k эф < 1) – lò phản ứng dưới tới hạn và khi ρ = 0
( k эф = 1) – lò phản ứng nằm trong trạng thái tới hạn.

Độ phản ứng – đại lượng không thứ nguyên và được đo bằng các đơn vị sau đây:

phần mười của ∆kэф / kэф ;

phần trăm của ( ∆kэф / kэф ).100%;

tỷ phần của các nơtron trễ β.

Ví dụ độ phản ứng bằng 0,0006 tương ứng với ρ = 0,06 % hoặc ρ = 0,1β (nếu β
cho lò phản ứng đó bằng 0,006).

Ngoài những đơn vị kể trên, để đo độ phản ứng, người ta sử dụng các đơn vị như
dollar và cent. Độ phản ứng giá trị một β bằng độ phản ứng một dollar ($). Khi đó,
ví dụ, độ phản ứng ρ = 0,1β bằng một phần mười (0,1$) hoặc 10 cent.

5.2. Khái niệm hiệu ứng và hệ số độ phản ứng

Độ phản ứng của lò phản ứng phụ thuộc vào nhiều thông số, đặc trưng cho trạng
thái lò phản ứng, ví dụ, quá trình cháy nhiên liệu, nhiệt độ, nhiễm độc,… Thuật
ngữ “hiệu ứng độ phản ứng” (ρx), vốn thể hiện toàn bộ sự thay đổi độ phản ứng chỉ
do thay đổi một thông số nào đó (thông số x thay đổi một lượng ∆x), đặc trưng cho
ảnh hưởng của thông số đó đến độ phản ứng. Hiệu ứng độ phản ứng là đại lượng
tích phân và được xác định như sau

68
kэф ( ∆x) − 1
ρx = . (5.2.1)
kэф (∆x)

Hiệu ứng độ phản ứng mang tên của thông số vốn gây ra thay đổi độ phản ứng, ví
dụ, hiệu ứng công suất, hiệu ứng nhiệt độ, hiệu ứng áp suất, hiệu ứng hơi
(nước),…Thông thường, độ phản ứng được đo bằng một phần của k эф hoặc bằng
β эф .

Giống như đặc tính toàn phần (tích phân), vốn được xác định bằng biểu thức
(5.2.1), có thể đưa ra đặc tính vi phân – hệ số độ phản ứng αx theo thông số x, sau
khi đã định nghĩa nó là hệ số tỷ lệ giữa sự thay đổi độ phản ứng δρ, vốn do thay
đổi một lượng δx của thông số x, và đại lượng δx, nghĩa là,

∂ρ 1 ∂kэф 1 ∂kэф
δρ = δx= 2 δx= δ x = α xδ x. (5.2.2)
∂x kэф ∂x kэф ∂x

∂ρ 1 ∂kэф
ở đây, αx = = . (5.2.3)
∂x kэф ∂x

Khi định nghĩa như vậy, hệ số độ phản ứng là đạo hàm của độ phản ứng, vốn là
hàm của thông số x. Khi xác định theo biểu đồ thì hệ số độ phản ứng là tiếp tuyến
với đường cong, mô tả sự phụ thuộc độ phản ứng ρ vào thông số x. Khi lượng gia
tăng x nhỏ, cũng như khi sự phụ thuộc của độ phản ứng ρ vào x là tuyến tính, thì
hệ số độ phản ứng (5.2.3) có thể viết ở dạng

∆ρ
αx = . (5.2.4)
∆x

Công thức hệ số độ phản ứng đơn giản này được sử dụng rộng rãi trong thực tế
vận hành lò phản ứng, khi mà sự phụ thuộc của độ phản ứng vào phần lớn các
thông số, vốn làm nó thay đổi, là tương đối trơn tru. Tuy vậy vẫn cần lưu ý rằng,
khi các thông số thay đổi mạnh, cũng như khi sự thay đổi độ phản ứng có đặc tính
phức tạp hơn thì việc sử dụng biểu thức (5.4.2) để đánh giá hiệu ứng độ phản ứng
∆ρ hoặc hệ số độ phản ứng α có thể đưa đến những sai số đáng kể.

Từ công thức (5.2.4) suy ra – nếu khi tăng thông số x mà độ phản ứng dương được
đưa vào, thì hệ số αx sẽ là dương, nếu âm thì αx âm.

69
Có thể đánh giá hiệu ứng độ phản ứng ρx cũng bằng những luận giải đã được dùng
đối với phương trình (5.2.4) ở trên, sau khi đã nhân hệ số độ phản ứng αx với
lượng thay đổi của thông số là ∆x

ρx = αx ∆x (5.2.5)

Sau đây là các hệ số độ phản ứng có ý nghĩa quan trọng nhất đối với độ an toàn lò
phản ứng: hệ số công suất αw, hệ số hơi αφ, hệ số đẳng nhiệt αΣ (liên quan đến quá
trình gia nhiệt đẳng nhiệt vùng hoạt), hệ số nhiệt độ (theo nhiệt độ nhiên liệu αt,
đối với các lò phản ứng grafit-nước thì theo nhiệt độ grafit αC). Các hiệu ứng làm
cạn nước vùng hoạt (đối với РБМК đó là hiệu ứng mất chất tải nhiệt trong КМПЦ
và КСУЗ) là các hiệu ứng độ phản ứng có ý nghĩa quyết định độ an toàn của cụm
thiết bị lò phản ứng.

Các hiệu ứng và các hệ số độ phản ứng phụ thuộc vào trạng thái lò phản ứng, ví
dụ: gia nhiệt – làm nguội, đầy nước – tháo cạn, ngắt trong trạng thái tới hạn, ở
công suất định mức.

5.3. Hệ số nhiệt độ độ phản ứng

Hệ số nhiệt độ độ phản ứng được định nghĩa như lượng gia tăng (số gia) của độ
phản ứng, tương ứng với sự thay đổi 10C nhiệt độ môi trường

∂ρ 1 ∂kэф
αt = ≈ . (5.3.1)
∂t kэф ∂t

Có một số hệ số nhiệt độ độ phản ứng: theo nhiên liệu, theo chất tải nhiệt, theo
chất làm chậm.

Hệ số nhiệt độ độ phản ứng theo nhiên liệu α tT là lượng gia tăng độ phản ứng
khi thay đổi nhiệt độ nhiên liệu 10C. Nó chủ yếu được định bởi hiệu ứng mở rộng
tiết diện bắt cộng hưởng (hiệu ứng Dopler). Đó là hiệu ứng độ phản ứng “nhanh”
nhất, bởi vì sự thay đổi công suất lò phản ứng hầu như ngay lập tức dẫn đến thay
đổi nhiệt độ nhiên liệu. Hệ số nhiệt độ độ phản ứng theo nhiên liệu đối với lò phản
ứng nơtron nhiệt luôn luôn âm.

Hệ số nhiệt độ độ phản ứng theo chất làm chậm α tзам là lượng gia tăng độ phản
ứng khi thay đổi nhiệt độ chất làm chậm 10C. Trong các lò phản ứng có chất làm
chậm là nước α tзам được xác định chủ yếu bằng bốn yếu tố: sự thay đổi tỷ trọng của
nước theo nhiệt độ, hàm lượng phụ gia hấp thụ trong nước (bor), phổ nơtron và

70
thành phần nuclit của nhiên liệu. Hệ số nhiệt độ độ phản ứng theo chất làm chậm
có thể âm, có thể dương, tùy thuộc vào các yếu tố kể trên. Ví dụ, đối với WWER,
ở giai đoạn đầu thời hạn sử dụng, khi nồng độ bor trong nước còn cao, sự thay đổi
tỷ trọng khi tăng nhiệt độ dẫn đến tăng hệ số làm chậm ξΣ s / Σ a do suy giảm khả
năng hấp thụ của nước và đương nhiên, gia tăng độ phản ứng.

Hiệu ứng độ phản ứng theo nhiệt độ chất làm chậm trong các lò phản ứng grafit
là dương và thể hiện chậm, đó là do hằng số thời gian theo nhiệt độ của lớp lát
grafit vốn lớn.

Khi tăng công suất lò phản ứng, một phần chất tải nhiệt dạng nước chuyển thành
hơi, khi đó, khối lượng riêng trung bình của nước trong vùng hoạt giảm xuống.
Hậu quả là, như đã nói trong mục 3.7, xác suất tránh bắt cộng hưởng giảm, hệ số
sử dụng nhiệt và rò rỉ tăng. Vì vậy, sự thay đổi khối lượng riêng của nước trong
vùng hoạt, có liên quan đến quá trình bốc hơi, dẫn đến thay đổi độ phản ứng của lò
phản ứng. Hệ số, đặc trưng cho sự thay đổi độ phản ứng ở mức một đơn vị biến
đổi hàm lượng hơi (φ), được gọi là hệ số hơi của độ phản ứng αφ:
αϕ = (1/ kэф )(∂kэф / ∂ϕ ) , hiệu ứng tương ứng – hiệu ứng hơi của độ phản ứng.
(Trong thực tế vận hành lò phản ứng dùng chung kí hiệu αφ cho hiệu ứng hơi của
độ phản ứng). Hiệu ứng hơi của độ phản ứng có có ý nghĩa to lớn đối với an toàn
khi vận hành các lò phản ứng nước sôi, ví dụ, РБМК. Giá trị αφ có thể dương, có
thể âm, bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nó tăng khi tăng độ cháy nhiên
liệu. Ở những mẻ nhiên liệu mới của lò РБМК, trong quá trình cháy nhiên liệu và
khi rút các thanh hấp thụ bổ sung, hiệu ứng αφ đạt đến 3β và hơn nữa, điều đó làm
cho lò phản ứng không ổn định và khó điều khiển. Vận hành lò phản ứng hạt nhân
nước sôi được coi là an toàn nếu αφ nằm trong khoảng 0,3 – 0,8β.

Có thể làm giảm phạm vi ảnh hưởng của hiệu ứng hơi đến độ phản ứng bằng các
phương pháp sau đây:

- Tăng phần hấp thụ nơtron trong nhiên liệu nhờ tăng khối lượng riêng và
độ làm giàu nhiên liệu;

- Đưa vào các chất hấp thụ bổ sung;

- Tăng phần nơtron được làm chậm trong nước, ví dụ, bằng cách giảm tỷ lệ
urani-grafit (VU/VC).

Trong thực tế vận hành các lò phản ứng năng lượng, áp dụng rộng rãi khái niệm
hiệu ứng công suất độ phản ứng (αw), nó được hiểu là sự thay đổi độ phản ứng ở

71
mức một đơn vị biến đổi công suất. Tầm quan trọng của hệ số công suất là ở chỗ
khi cộng ảnh hưởng của tất cả các hiệu ứng nhiệt độ của độ phản ứng, nó phản ánh
mức độ an toàn một cách rõ ràng nhất khi đưa lò phản ứng vào hoạt động phát
công suất. αw ≤ 0 là điều kiện cần để vận hành an toàn lò phản ứng. Tuy nhiên, như
đã lưu ý, quá trình tăng nhiệt của các bộ phận khác nhau trong vùng hoạt (nhiên
liệu, chất tải nhiệt, chất làm chậm) diễn ra với tốc độ khác nhau. Vì vậy, hệ số
công suất độ phản ứng, vốn là chỉ số toàn phần, không thể đặc trưng cho độ an
toàn lò phản ứng trong động học của quá trình chuyển tiếp.

5.4. Điều hòa độ phản ứng

Trong quá trình vận hành lò phản ứng, lượng nhiên liệu hạt nhân luôn luôn giảm
dần. Vì vậy, lượng nhiên liệu lúc đầu nạp vào lò cao hơn mức cần thiết để đạt đến
độ tới hạn. Độ phản ứng, tương ứng với lượng nhiên liệu dư đó, được gọi là dự trữ
độ phản ứng cho quá trình cháy. Ở giai đoạn đầu thời hạn sử dụng cần phải điều
hòa độ phản ứng dư, bằng cách đưa vào vùng hoạt loại vật liệu hấp thụ nơtron
mạnh và đưa vào độ phản ứng âm. Các thanh điều khiển СУЗ (thanh điều khiển và
bảo vệ), vốn chứa các đồng vị hấp thụ, thường là 10B, có thể là loại vật liệu như
vậy. Tuy nhiên, việc sử dụng các thanh СУЗ để điều hòa độ phản ứng là khôngthật
sự tối ưu bởi vì chúng làm cho trường nơtron trở nên rất không đồng nhất.

Trong các lò phản ứng nước-nước, ở giai đoạn đầu người ta sử dụng đồng vị 10B ở
dạng axit boric hòa tan trong chất tải nhiệt dạng nước. Theo tiến trình cháy nhiên
liệu, nồng độ bor giảm xuống, và như vậy là đã đưa vào độ phản ứng dương.
Trong các lò phản ứng grafit-urani (РБМК), để điều hòa độ phản ứng dư, các chất
hấp thụ cháy được đưa vào. (Chi tiết xem trong mục 14.5)

Phương pháp điều hòa độ phản ứng dư khác, ít làm sai lệch trường nơtron nhất, là
sử dụng chất hấp thụ cháy. Yêu cầu cơ bản mà chất hấp thụ cháy cần thỏa mãn là:

Ở giai đoạn đầu thời hạn sử dụng, khả năng hấp thụ của chất hấp thụ cháy
cần bảo đảm điều hòa được phần lớn độ phản ứng dự trữ cho quá trình
cháy;

Ở giai đoạn cuối thời hạn sử dụng, khả năng hấp thụ nơtron trong chất hấp
thụ cháy cần nhỏ tới mức có thể bỏ qua so với khả năng hấp thụ trong nhiên
liệu, nghĩa là, ở giai đoạn cuối đó, chất hấp thụ cháy cơ bản là đã cháy hết.

Thông thường, các đồng vị bor, gadolini và erbi được sử dụng làm chất hấp thụ
cháy. Các thanh chứa chất hấp thụ cháy được phân bố đều đặn trong vùng hoạt.

72
Các câu hỏi cho mục
“Các hiệu ứng độ phản ứng”

1. Độ phản ứng của lò phản ứng là gì? Độ phản ứng được đo bằng các đơn vị nào?
2. Hệ số độ phản ứng, hiệu ứng độ phản ứng là gì? Những hiệu ứng độ phản ứng nào
quan trọng đối với hoạt động của lò phản ứng? Các hiệu ứng nào là “nhanh” và
“chậm”?
3. Các phương pháp nào được sử dụng để điều hòa độ phản ứng dư của lò phản ứng?
4. Các chất hấp thụ cháy nào được sử dụng trong lò phản ứng?

73
6. QUÁ TRÌNH CHÁY, NHIỄM ĐỘC VÀ TẠO XỈ CỦA LÒ PHẢN
ỨNG
6.1. Các sản phẩm phân hạch

Kết quả của quá trình phân hạch nhiên liệu hạt nhân là các sản phẩm phân hạch,
vốn là các hạt nhân của các đồng vị nhẹ hơn (xem mục 2.6). Một số trong số các
nuclit được tạo thành có tiết diện hấp thụ nơtron nhiệt lớn. Kết quả của hai quá
trình cạnh tranh, một mặt, tích tụ các nuclit nói trên, mặt khác, hao hụt chúng có
liên quan đến quá trình bắt nơtron, là nồng độ của chúng đạt đến giá trị cân bằng.
Quá trình các nuclit đó hấp thụ nơtron được gọi là quá trình nhiễm độc lò phản
ứng.

Quá trình tích tụ các sản phẩm phân hạch khác, các đồng vị sống lâu hoặc bền
được gọi là quá trình tạo xỉ.

Quá trình nhiễm độc bởi xenon (135Xe) và samari (149Sm) có ảnh hưởng quan trọng
đến trạng thái vùng hoạt lò phản ứng khi vận hành và điều khiển chúng. Do cả hai
nuclit đều có tiết diện hấp thụ nơtron nhiệt rất lớn (đối với 135Xe σ cT ~ 2,6.106 б,
149
đối với Sm σ cT ~ 4,1.104 б), việc chúng tích tụ trong lò phản ứng dẫn đến suy
giảm hệ số sử dụng nơtron nhiệt (θ) và, như vậy, suy giảm kэф.

6.2. Tích tụ và thoát 135Xe


135
Xe được trực tiếp tạo ra trong phản ứng phân hạch (hiệu xuất – suất ra – khoảng
0,003), và trong chuỗi phân rã phóng xạ 135Te:
- 135 - 135 - 135 - 135
135
Te ⎯⎯⎯ β
0,5phút
→ I ⎯⎯β

6,7h
→ Xe ⎯⎯β

9,3h
→ Cs ⎯⎯⎯⎯ β
2,6.106 nam
→ Ba (bền)

Hiệu xuất 135Te khi phân hạch 235U ~ 0,06. Như vậy, kênh chủ yếu tạo ra 135Xe (~
95%) là phân rã 135Te. Sự thay đổi nồng độ 135Xe có liên quan đến sự thay đổi
nồng độ 135I, vốn là hạt nhân-tiền thân trực tiếp của 135Xe, và được xác định từ cân
bằng: tốc độ tích tụ 135Xe = tốc độ phân rã 135I – tốc độ phân rã 135Xe – tốc độ cháy
135
Xe:

dN Xe
= λ1 N1 − λXe N Xe − Φσ aXe N Xe . (6.2.1)
dt

Ở đây, λI, λXe – hằng số phân rã của 135I, 135Xe; NI, NXe – nồng độ hạt nhân của 135I,
135
Xe; σ aXe – tiết diện hấp thụ vĩ mô nơtron nhiệt bởi 135Xe; Ф – dòng nơtron nhiệt.

74
Trong phương trình (6.2.1), đã không tính đến việc tạo ra 135Xe trực tiếp từ phản
ứng phân hạch do nó có hiệu xuất rất nhỏ. Số hạng cuối cùng của phương trình
(6.2.1) phản ánh quá trình làm giảm 135Xe trong vùng hoạt lò phản ứng do phản
ứng hạt nhân
135
Xe + n → 136Xe + γ.

Nồng độ iốt N1, cần thiết để tính toán nồng độ 135Xe, cũng được xác định từ
phương trình cân bằng (khi đó, có tính đến chu kỳ bán rã nhỏ của 135Te, coi là, hạt
nhân 135I được tạo ra trực tiếp từ phản ứng phân hạch): tốc độ thay đổi nồng độ 135I
= tốc độ tạo ra các hạt nhân 135I từ phản ứng phân hạch – tốc độ phân rã – tốc độ
cháy. Hoặc

dN1
= ω1Φσ 5f N 5 − λ1 N1. (6.2.2)
dt

ở đây, ω1 – hiệu xuất xuất hiện các nguyên tử 135Te trong phản ứng phân hạch; σ 5f ,
N5 – tương ứng, tiết diện phân hạch vi mô, nồng độ 235U. Trong phương trình
(6.2.2) bỏ qua hấp thụ nơtron bởi 135I vì quá trình đó có tiết diện quá nhỏ.

Giải đồng thời các phương trình (6.2.1) và (6.2.2) trong điều kiện nồng độ ban đầu
của 135Xe ở mức không, ta có

ω1Σ5f Φ [1 − exp(−(λXe + σ Xe Φ )t ) ]
N Xe (t ) = −
λXe + σ Xe Φ

ω1Σ5f Φ [ exp(−λ1t ) − exp(−(λXe + σ Xe Φ )t )]


− . (6.2.3)
λXe − λ1 + σ Xe Φ

Sau khi khởi động lò phản ứng, nồng độ 135Xe tăng nhanh và sau khoảng ~ 20 h
đạt đến mức cân bằng của mình (hoặc mức tĩnh, nghĩa là, mức không thay đổi theo
thời gian khi công suất không thay đổi). Giá trị cân bằng nồng độ 135Xe cũng có
thể dễ dàng nhận được từ các phương trình (6.2.1) và (6.2.2). Sau khi thay dN1 / dt
= 0 và dNXe / dt = 0, ta có

ω1Σ 5f Φ
N Xe = . (6.2.4)
λXe + σ Xe Φ

Từ biểu thức (6.2.4) suy ra, nồng độ cân bằng của 135Xe tăng lên, nhưng không tỷ
lệ thuận với mức tăng dòng nơtron, nghĩa là, công suất lò phản ứng. Ở giá trị dòng

75
nơtron lớn (Ф ~ 1014 s-1.cm-2), nồng độ 135
Xe không phụ thuộc vào dòng nữa và
bằng

N Xe ≈ 10−5 N 5 . (6.2.5)

6.3. Ảnh hưởng của xenon đến hoạt động của các lò phản ứng trong
các chế độ chuyển tiếp

Như đã lưu ý, sự thay đổi nồng độ 135Xe được quyết định bởi ba quá trình: một
mặt, sự tạo ra 135Xe do 1) phân rã 135I, mặt khác, loại xenon ra khỏi lò phản ứng do
2) xenon hấp thụ nơtron, 3) phân rã nó. Tất cả ba quá trình có tốc độ không như
nhau và có ảnh hưởng khác nhau đến nồng độ 135Xe (như vậy, ảnh hưởng khác
nhau đến độ phản ứng của lò phản ứng) trong các chế độ chọn công suất và dừng
lò. Sau khi dừng lò, nghĩa là, khi dòng nơtron ở mức không, không có quá trình
hấp thụ nơtron của 135Xe. Ảnh hưởng đến sự thay đổi nồng độ 135Xe trong trường
hợp này có hai quá trình cạnh tranh:

– Phân rã 135I. Lưu ý rằng, nồng độ của nó tỷ lệ với dòng nơtron (hoặc công
suất) trong lò phản ứng trước khi dừng:

ω 1 Σ 5f Φ
N равн
= ; (6.3.1)
1
λ1

– Phân rã 135Xe.

Sự thay đổi tương đối nồng độ 135Xe sau khi dừng được trình bày trên hình 6.1 đối
với dòng nơtron 1.1013 (1), 5. 1013 (2), 1. 1014 (3) 5. 1014 (4) s-1.cm-2. Nồng độ
135
Xe đạt đến cực đại sau khoảng 10 h sau khi dừng lò phản ứng. Cực đại càng cao
khi dòng nơtron trong lò phản ứng trước khi dừng càng lớn.

76
135
Hình 6.1. Sự phụ thuộc nồng độ tương đối Xe sau khi dừng lò phản ứng vào
thời gian.

Bởi vì sự hình thành 135Xe trong lò phản ứng tương đương với việc đưa vào độ
phản ứng âm, giá trị tuyệt đối của nó tỷ lệ với nồng độ 135Xe, nên sự thay đổi độ
phản ứng theo thời gian cũng giống như sự thay đổi nồng độ 135Xe.

Việc suy giảm độ phản ứng sau khi dừng lò phản ứng, do nhiễm độc xenon, được
gọi là hố iốt, vì quá trình phân rã β của 135I là nguyên nhân của hiệu ứng đó. Độ
sâu cực đại của hố iốt khi Ф ~ 5.1014 s-1.cm-2 đạt được trong khoảng 10 h sau khi
dừng lò. Để tránh rơi vào hố iốt, lò phản ứng cần khởi động lại trong thời gian
ngắn nhất có thể sau khi dừng lò và khi có đủ dự trữ độ phản ứng để diều hòa độ
phản ứng âm. Khi không có đủ dự trữ độ phản ứng cần thiết, lò phản ứng có thể
được khởi động lại không sớm hơn khoảng 20 – 40 h (thời gian thoát khỏi hố iốt,
nghĩa là thời gian phân rã 135Xe đến mức chấp nhận được) tùy thuộc vào dòng
nơtron trong lò phản ứng trước khi dừng lò (từ 1013 đến 1014 s-1.cm-2). Khi dòng
nhỏ hơn ~ 5.1013 s-1.cm-2 sẽ không có hố iốt. Lưu ý rằng, tồn tại những chế độ hoạt
động đặc biệt của lò phản ứng trước khi dừng, cho phép giảm đáng kể độ sâu hố
iốt.

Hiện tượng giống như hố iốt, nhưng ở mức độ nhỏ hơn nhiều và được giải thích
cũng bằng các cơ chế vật lý như vậy, sẽ xuất hiện khi chuyển từ mức công suất lớn
đến mức nhỏ hơn. Khi chuyển từ công suất nhỏ sang công suất lớn thấy xuất hiện
hiệu ứng ngược với hố iốt – nồng độ 135Xe lúc đầu giảm xuống là do nó cháy

77
mạnh khi dòng nơtron lớn, và chỉ trong khoảng thời gian ngắn (10 – 15 h) bắt đầu
tăng lên. Sự thay đổi nồng độ 135Xe được minh họa bằng các số liệu trên hình 6.2.

Hình 6.2. Sự thay đổi nồng độ 135Xe trong các chế độ chuyển tiếp của lò phản ứng.

6.4. Dao động xenon

Trong các lò phản ứng nơtron nhiệt cỡ lớn, nơi có sự không đồng nhất không gian
tức thời của trường nơtron, có thể xuất hiện các dao động xenon. Cơ chế xuất hiện
chúng như sau:

Khi tăng cục bộ dòng nơtron, ví dụ, do nâng bộ phận điều chỉnh trong vùng
nào đó của lò phản ứng mà tốc độ các phản ứng phân hạch tăng lên, và do
đó tăng tích tụ 135I và cháy 135Xe;

Đến lượt 135Xe cháy dẫn đến gia tăng độ phản ứng (nghĩa là, trong lò phản
ứng có quan hệ phản hồi theo độ phản ứng xenon) và tiếp tục tăng dòng
nơtron và tích tụ 135I;

Song song với quá trình tích tụ 135I, xảy ra quá trình phân rã chúng, có lệch
về thời gian một chút, tạo thành 135Xe. Và như vậy, trong vùng hoạt đang
nói đến sẽ tích tụ 135Xe, dần dần đưa độ phản ứng âm vào và làm giảm dòng
nơtron đến mức thấp hơn so với mức ở các vùng lân cận;

Sau khi phân rã một lượng lớn 135Xe, dòng nơtron bắt đầu tăng trở lại, và
trình tự các quá trình đã mô tả sẽ được lặp lại. Nồng độ 135Xe và dòng

78
nơtron dao động theo thời gian xung quanh giá trị trung bình với chu kỳ ~
15 h.

Trong khi làm thay đổi không nhiều công suất lò phản ứng, các dao động đó có thể
gây ra sự thay đổi cục bộ quá trình tỏa năng lượng khi dòng nơtron ~ 1014 s-1.cm-2
gấp ba lần và hơn nữa (khi Ф ≤ 1013 s-1.cm-2 dao động xenon là không đáng kể).
Các dao động xenon được khống chế một cách đủ hiệu quả trong các lò phản ứng
có hệ số nhiệt độ của độ phản ứng âm lớn. Đó là một trong những nguyên nhân mà
các lò phản ứng thường được thiết kế với hệ số độ phản ứng âm theo nhiệt độ chất
làm chậm.

Độ phản ứng dư vốn xuất hiện trong vùng 135Xe cháy mạnh có thể được điều hòa
bằng cách đưa vào độ phản ứng âm nhờ hệ thống điều chỉnh tiêu chuẩn, điều đó
dẫn đến giảm bớt dòng nơtron nói chung trong toàn vùng hoạt. Kết quả là nồng độ
xenon trong toàn vùng hoạt sẽ tăng lên, trong khi đó ở riêng vị trí đang xem xét nó
sẽ giảm nữa. Nhưng trong quá trình tích tụ iốt từ một thời điểm nào đó, nồng độ
xenon ở vị trí đã cho bắt đầu tăng mà trong các vùng lân cận giảm đi. Như vậy
xuất hiện sự hoán đổi các vùng có nồng độ xenon biến đổi. Những dao động theo
không gian như vậy của nồng độ xenon có tên là sóng xenon. Tùy thuộc vào
hướng di chuyển mà xét chúng là các sóng xenon dọc trục hoặc xuyên tâm.

6.5. Nhiễm độc 149Sm


149
Sm là sản phẩm phân hạch có tiết diện hấp thụ nơtron nhiệt cao thứ hai (~
4,1.104 б) sau 135Xe. Nó tích tụ do phân rã phóng xạ 149Cd, một loại mảnh vỡ phân
hạch urani, theo chuỗi
149 - 149 - 149
235
U + n ⎯⎯
→ Nd ⎯⎯⎯β
1,72h
→ Pm ⎯⎯⎯
β
53,1h
→ Sm (bền)

Bỏ qua thời gian sống của 149Nd và quá trình cháy của 149Pm, phương trình cho tốc
độ thay đổi nồng độ 149Pm và 149Sm có thể viết

dN Pm
= ωPmσ 5f N 5Φ − λPm N Pm ; (6.5.1)
dt

dNSm
= λPm N Pm − σ aSm NSm Φ; (6.5.2)
dt

79
ở đây, ωPm – hiệu xuất 149Pm, bằng hiệu xuất 149Nd trong phản ứng phân hạch (ωPm
= 0,013); λPm = 3,6.10-6 s-1 – hằng số phân rã hạt nhân 149Pm; σ aSm – tiết diện hấp
thụ nơtron nhiệt của các hạt nhân 149Sm.

Giải đồng thời các phương trình (6.5.1) và (6.5.2) cho trạng thái tĩnh (dNPm/dt = 0
và dNSm/dt = 0) nhận được biểu thức xác định nồng độ cân bằng của 149Pm và
149
Sm sau:

ω P m σ 5f N 5 Φ
N равн
= ; (6.5.3)
Pm
λ Pm

ω P m σ 5f N 5
N равн
= . (6.5.4)
Sm
σ aS m

Từ biểu thức (6.5.4) suy ra, nồng độ cân bằng của 149Sm không phụ thuộc vào
dòng nơtron và được tính là NSm
равн
≈ 10 4 N 5 . Trong các quá trình chuyển tiếp, nồng
độ 149Sm thay đổi mạnh, nhưng khi chuyển sang chế độ tĩnh nó lại trở lại giá trị
cân bằng của mình NSm
равн
.
149
Thời gian đạt đến nồng độ cân bằng Sm tравн (ngày) được quyết định bởi dòng
nơtron và được tính toán

tравн = 1015/Ф (6.5.5)


149
Khi dừng lò phản ứng (Ф = 0), tốc độ thay đổi nồng độ Sm chỉ phụ thuộc vào
tốc độ phân rã 149Pm đã được tích tụ

dNSm
= λPm N Pm . (6.5.6)
dt

Sự phụ thuộc định tính vào thời gian của độ phản ứng âm do 149Sm gây ra, trong
thời gian hoạt động của lò phản ứng, dừng lò và lần khởi động tiếp theo được trình
bày trên hình 6.3.

80
Hình 6.3. Sự phụ thuộc tạm thời của độ phản ứng do 149Sm, trong các chế độ
chuyển tiếp của lò phản ứng

Rõ ràng, độ phản ứng samari đạt được giá trị cân bằng trong khoảng ~ 20 ngày sau
khi lò phản ứng bắt dầu hoạt động. Sau khi dừng lò phản ứng, độ phản ứng tăng
đáng kể – hiện tượng tương tự hố iốt, nhưng khác ở chỗ, độ phản ứng samari khác
với xenon, là nó tiến gần tới cân bằng trong khoảng 10 ngày sau khi dừng lò.
Nồng độ, và như vậy, độ phản ứng 149Sm càng cao khi dòng nơtron trong lò phản
ứng trước khi nó dừng càng cao. Tuy nhiên, giá trị tuyệt đối của độ phản ứng
samari khi dừng lò phản ứng nhỏ hơn nhiều so với độ sâu hố iốt. Sau khi khởi
động lại lò phản ứng, 149Sm bắt đầu cháy và sau khoảng 5 ngày sẽ đạt nồng độ cân
bằng.

6.6. Nhiễm độc lò phản ứng do các nuclit khác

Nhiều loại xỉ được tạo ra khi phân hạch urani cũng có những hiệu ứng nhiễm độc,
liên quan với quá trình bắt các nơtron nhiệt kiểu ăn theo. Nồng độ các xỉ tăng lên
khi tăng độ cháy nhiên liệu. Tiết diện vĩ mô hiệu dụng trung bình bắt nơtron của
các xỉ vào khoảng σ aшл ~ 50 60 б.

Rõ ràng, khối lượng xỉ được tạo thành tỷ lệ với lượng năng lượng sản xuất được

mшл = 1,23QTt, (6.6.1)

ở đây, mшл – khối lượng xỉ, g; QT – công suất nhiệt của lò phản ứng; t – thời gian
hoạt động của lò phản ứng tính theo ngày.

81
Nồng độ hạt nhân trung bình của xỉ được tính như sau:

6, 02.1023 mшл
N шл = . (6.6.2)
235.VT

ở đây, VT – thể tích khối nhiên liệu hạt nhân.

6.7. Độ cháy

Độ cháy ρшл – chỉ số sử dụng nhiên liệu hạt nhân. Có một số phương pháp định
nghĩa độ cháy. Định nghĩa quen thuộc, được dùng cho các lò phản ứng nơtron
nhiệt, – tỷ số giữa năng lượng tạo ra được trong lò phản ứng và khối lượng urani
nạp vào

ρшл = QTt/mU (6.7.1)

Đơn vị đo độ cháy – MW.ngày/kg U.

Cũng đôi khi dùng khái niệm độ cháy, được tính bằng các đơn vị tương đối

∆mU
ρ шл = 100%, (6.7.2)
mU

ở đây, mU – khối lượng urani đã được nạp vào lò phản ứng, tấn; ∆ mU – khối lượng
nhiên liệu đã cháy tính theo tấn.

Để chuyển đổi độ cháy (ρшл), được tính bằng đơn vị tuyệt đối (MW.ngày/kg U)
thành các đơn vị tương đối (%), cần phải biết rằng, 1% nhiên liệu đã cháy tương
ứng với ~ 10 MW.ngày/kg U.

Thời gian hoạt động ở công suất định mức mà không thay đảo nhiên liệu, được gọi
là thời hạn sử dụng (tuổi thọ) của lò phản ứng. Thời gian nhiên liệu lưu lại trong
vùng hoạt lò phản ứng hoạt động ở công suất định mức (thời gian hiệu dụng),
được gọi là thời hạn sử dụng (tuổi thọ) của nhiên liệu.

Độ cháy, từ biểu thức (6.7.1) suy ra, có quan hệ tuyến tính với thời hạn sử dụng
nhiên liệu. Thời hạn sử dụng nhiên liệu, và như vậy cả ρшл, được quyết định chủ
yếu bởi độ bền phóng xạ của thanh nhiên liệu.

Các câu hỏi cho mục


“Quá trình cháy, nhiễm độc và tạo xỉ của lọ phản ứng ”

1. Nhiễm độc lò phản ứng là gì? Các nuclit nào gây nhiễm độc lò phản ứng?

82
2. Nhiễm độc cân bằng 135-Xe và nhiễm độc trong các chế độ chuyển tiếp là gì?
3. Hãy làm rõ cơ chế vật lý của việc xuất hiện các dao động xenon.
4. Nhiễm độc samari là gì và nó khác gì nhiễm độc xenon? Sự phụ thuộc độ phản
ứng samari vào thời gian trong các chế độ chuyển tiếp.
5. Độ cháy là gì?

7. CƠ SỞ ĐỘNG HỌC LÒ PHẢN ỨNG


Các vấn đề động học lò phản ứng thuộc loại các vấn đề quan trọng nhất, trực tiếp
quyết định an toàn hoạt động của lò phản ứng. Vì vậy nó rất được chú ý trong các
giai đoạn nghiên cứu, thiết kế xây dựng và vận hành NMĐHN.

Để bắt đầu, ta xét một mô hình đơn giản nhất của động học lò phản ứng.

7.1. Mô hình đơn giản nhất của động học lò phản ứng

Giả sử trong hệ tái sinh có kэф đã cho ở thời điểm t = 0 có N0 nơtron. Trong
khoảng thời gian t = l0 (ở đây, l0 – thời gian sống của nơtron) sau khi thay một thế
hệ nơtron trong hệ, số nơtron sẽ là

N (t ) = N 0 kэф . (7.1.1)

Rõ ràng, trong khoảng thời gian t = l0m, nghĩa là, sau khi thay m thế hệ nơtron
trong hệ, số nơtron sẽ là

N (t ) = N 0 kэф
m
= N 0 kэф
t / l0
, (7.1.2)

(ở đây, m = t/l0).

Đưa vào đại lượng δkэф, bằng lượng gia tăng của kэф một đơn vị: δkэф = kэф – 1.
Sau khi thay δkэф vào biểu thức (7.1.2) và logarit hóa nó, ta có

t
ln( N (t ) / N 0 ) = ln(1 + δ kэф ). (7.1.3)
l0

Giả sử δkэф < 1. Khi đó, sau khi khai triển vế phải của biểu thức (7.1.3) thành
chuỗi theo δkэф và lấy số hạng đầu tiên của chuỗi [ln(1 + δkэф) ≈ δkэф], ta có

t
ln( N (t ) / N 0 ) = δ kэф . (7.1.4)
l0

83
Cho rằng, δkэф << 1, ta có quyền thay δkэф bằng độ phản ứng δkэф = kэф – 1 ≈
(kэф – 1) / kэф = ρ. Từ biểu thức (7.1.4) rút ra quy luật thay đổi số nơtron trong môi
trường có hệ số tái sinh dư δkэф (nghĩa là, có độ phản ứng ρ) theo thời gian

t t
N (t ) = N 0 exp(δ kэф ) ≈ N 0 exp( ρ ). (7.1.5)
l0 l0

Từ việc phân tích biểu thức (7.1.5) suy ra, số nơtron trong lò phản ứng

1) Tăng theo hàm mũ, nếu ρ > 0;

2) Giảm theo hàm mũ nếu ρ < 0.

Đưa vào đại lượng T, được gọi là chu kỳ của lò phản ứng, và bằng

T = l0/ρ. (7.1.6)

Chu kỳ của lò phản ứng được xác định như là thời gian, mà sau khoảng đó mật độ
nơtron (hoặc dòng nơtron, hoặc công suất) thay đổi e lần. Cũng thường sử dụng
rộng rãi trong vận hành lò phản ứng khái niệm chu kỳ tăng gấp đôi công suất T2.
Chu kỳ lò phản ứng và chu kỳ tăng gấp đôi công suất liên hệ với nhau bằng hệ
thức tường minh: T2 = Tln2 = 0,693T.

Khi sử dụng khái niệm chu kỳ lò phản ứng, biểu thức (7.1.5) mô tả sự phụ thuộc
tạm thời của mật độ nơtron có thể được viết như sau

N (t ) = N 0 exp(t / T ). (7.1.7)

Trong công thức xác định chu kỳ lò phản ứng (7.1.6) có thời gian sống của thế hệ
nơtron. Toàn bộ thời gian sống của một thế hệ các nơtron tức thời (l0) được quyết
định bởi thời gian diễn ra ba quá trình vật lý: phản ứng hạt nhân (lяд), quá trình
làm chậm (lзам) và khuếch tán (lдиф) – l0 = lяд + lзам+ lдиф. Thời gian diễn ra phản
ứng hạt nhân, được quyết định bởi thời gian sống của hạt nhân cấu thành, khoảng
lяд ≈ 10-14 s, thời gian làm chậm – từ 10-5 trong nước nhẹ đến 10-4 s trong grafit,
thời gian khuếch tán trong môi trường tái sinh có chất làm chậm dạng nước nhẹ –
10-3 s. Như vậy, dễ dàng nhận thấy rằng, trong lò phản ứng nơtron nhiệt l0 ~ 10-5 –
10-3 s.

Sau khi lấy thời gian sống của các nơtron tức thời l0 = 10-4 s, độ phản ứng ρ = 10-
3
, theo công thức (7.1.6) ta xác định chu kỳ lò phản ứng – T = 0,2 s. Từ công thức
(7.1.7) suy ra, trong lò phản ứng với chu kỳ như vậy, sau 1 s mật độ nơtron, và cả
công suất, tăng 150 lần [N(1)/N0 = exp5 ≈ 150]. Điều đó có nghĩa là, không thể
84
điều khiển được lò phản ứng mà trong đó chỉ có các nơtron tức thời với thời gian
sống trong khoảng 10-5 – 10-3 s. Tuy nhiên, trong lò phản ứng, ngoài các nơtron
tức thời còn tồn tại các nơtron trễ (về các nơtron trễ đã nói đến trong mục 2.10).
Tính cả các nơtron trễ, thời gian sống của chúng dài hơn hàng trăm lần thời gian
sống của các nơtron tức thời, thời gian sống trung bình của thế hệ các nơtron tăng
lên đến giá trị cho phép điều khiển lò phản ứng. Khi sử dụng giá trị tỷ phần các
nơtron trễ (βi) (bảng 2.3) và thời gian chậm (li), bằng li = (T1/2)i / ln 2, theo (1.9.2),
ở đây (T1/2)i là chu kỳ bán rã của hạt nhân-tiền thân nhóm thứ i (xem bảng 2.2), có
thể tính thời gian sống của thế hệ các nơtron trong lò phản ứng:

l = ∑ β i li + l0 ≈ ∑ β i li . (7.1.8)
i i

Thời gian sống trung bình của các nơtron trong lò phản ứng, được tính theo công
thức (7.1.8) cho 235U, vào khoảng ~ 0,1 s. Khi đó, chu kỳ lò phản ứng đối với độ
phản ứng ρ = 2,5.10-3 vào khoảng 40 s, mật độ nơtron tăng lên tất cả chỉ 1,05 lần
sau 1 s.

Để phân tích định tính động học lò phản ứng, cũng như tiến hành các đánh giá
thực tế, sáu nhóm các nơtron trễ được đưa về một nhóm hiệu dụng. Trong khi đó,
đưa vào khái niệm thời gian sống hiệu dụng của các nơtron trễ, bằng thời gian
sống của các hạt nhân-tiền thân, lấy trung bình theo tỷ phần
6 6

∑β l ∑β i i i / λi
lэф = i =1
= i =1
. (7.1.9)
β β
6
ở đây, β = ∑ βi , βi – tỷ phần riêng các nơtron trễ từ hạt nhân-tiền thân thứ i.
i =1

Bởi vì do sự khác nhau giữa năng lượng trung bình của các nơtron trễ và nơtron
tức thời ( Eзап ≈ 0,5 MeV, Eмгн ≈ 2 MeV), nên xác suất tránh rò rỉ các nơtron trễ nhỏ
hơn, hiệu quả về phân hạch của mỗi nơtron trễ lớn hơn so với nơtron tức thời.
Tính đến yếu tố đó bằng cách đưa vào tỷ phần hiệu dụng của các nơtron trễ βэф,
bằng βэф = γβ . Đối với các lò phản ứng nơtron nhiệt (WWER và РБМК ở chế độ
tải tĩnh) hệ số γ ≥ 1, βэф ~ 0,005 – 0,006.

7.2. Phương trình động học điểm

85
Mối quan hệ chặt chẽ giữa dòng nơtron trong lò phản ứng và thời gian phụ thuộc
vào βэф được mô tả trong khuôn khổ động học không gian và, về nguyên tắc, có
thể được xây dựng bằng cách giải phương trình không tĩnh của lò phản ứng (xem
mục 4.2). Tuy nhiên việc có được lời giải như vậy là nhiệm vụ phức tạp có liên
quan đến những khó khăn về tính toán. Bài toán được rút gọn khá nhiều nếu giả sử
rằng, do một sự kích thích nào đó mà các dòng nơtron trong mỗi điểm của lò phản
ứng thay đổi theo tỷ lệ. Khi đó, để nhận được các đặc tính tạm thời của dòng
nơtron và công suất lò phản ứng, nói chung chỉ xem xét sự phụ thuộc của chúng
vào thời gian tại một điểm là đủ, mà không quan tâm đến sự phân bố không gian
của chúng. Cách xem xét như vậy được gọi là động học điểm.

Giả sử, ở thời điểm t, trong lò phản ứng có trường nơtron mật độ n được phân bố
đều đặn và nồng độ các hạt nhân-tiền thân loại i của các nơtron trễ ci cũng được
phân bố đều đặn. Khi đó tốc độ thay đổi mật độ nơtron dn/dt sẽ được cộng lại, một
mặt, từ tốc độ tạo ra chúng do phân hạch bởi các nơtron tức thời kэф(1- β)ΣαФ và
6
tốc độ phân rã các hạt nhân-tiền thân của cả sáu loại ∑ λ c , mặt khác, từ tốc độ
i =1
i i

hấp thụ nơtron ΣαФ. Như vậy, với các điểm đã thống kê trên, phương trình cân
bằng nơtron trong phép gần đúng điểm có thể được viết như sau

1 dΦ 6
= kэф (1 − β )Σ a Φ (t ) − Σα Φ (t ) + ∑ λi ci . (7.2.1)
v dt i =1

Ta cũng viết phương trình cân bằng cho nồng độ các hạt nhân-tiền thân ci(t). Tốc
độ thay đổi ci(t) bao gồm tốc độ tạo ra hạt nhân-tiền thân thứ i β i kэф Σα Φ (t ) và tốc
độ sụt giảm chúng do phân rã ci λi . Cuối cùng, ta nhận được sáu phương trình cho
ci(t) (i = 1,…,6):

dci (t )
= βi kэф Σα Φ (t ) − ci λi . (7.2.2)
dt

Các điều kiện ban đầu của các phương trình (7.2.1), (7.2.2): Ф(0) = Ф0, ci(0) = c0.

Trong phép gần đúng của một nhóm các nơtron trễ, hệ phương trình động học có
dạng:

1 dΦ c
= kэф (1 − β эф )Σ a Φ(t ) − Σα Φ (t ) + . (7.2.3)
v dt λэф

86
dc(t )
= β эф kэф Σα Φ (t ) − cλ . (7.2.4)
dt

7.3. Giải các phương trình động học điểm

Nghiệm chính tắc của phương trình động học điểm có tính đến sáu nhóm nơtron
trễ (xem phương trình (7.2.1), (7.2.2)) được tìm ở dạng
7
Φ (t ) = ∑ Ai −1 exp(ωi −1t ). (7.3.1)
i

ở đây, ωi – các thông số được xác định bởi các đặc tính của các hạt nhân-tiền thân;
Ai – các hằng số, nhận được từ các điều kiện ban đầu.

Để phân tích sự phụ thuộc tạm thời của dòng nơtron trong lò phản ứng và các đánh
giá cần thiết trong thực tế vận hành lò phản ứng, thường sử dụng nghiệm của hệ
phương trình động học đối với một nhóm các nơtron trễ (xem các phương trình
(7.2.3), (7.2.4)) và các nơtron tức thời, vốn có dạng

Φ(t ) = A0 exp(tω0 ) + A1 exp(tω1 ). (7.3.2)

ở đây, A0, A1 – các hằng số tích phân tùy ý, được xác định từ các điều kiện ban
đầu. Bỏ qua những biến đổi không phức tạp để có được dạng tường minh A0, A1,
ω0, ω1, ta chỉ đưa ra biểu thức cuối cùng cho dòng nơtron trong phép gần đúng
động học điểm và cho một nhóm nơtron trễ, đúng cho ρ ≤ 0,9β:

⎡ β ⎛ λρ ⎞ ρ ⎛ β − ρ ⎞⎤
Φ (t ) = Φ 0 ⎢ exp ⎜ t⎟− exp ⎜ − t ⎟⎥ . (7.3.3)
⎣β − ρ ⎝β −ρ ⎠ β −ρ ⎝ lмгн ⎠ ⎦

Số hạng đầu tiên trong vế phải của phương trình (7.3.3) phản ánh ảnh hưởng của
các nơtron trễ (có hằng số phân rã trung bình của các hạt nhân-tiền thân λ (λ =
β/lэф)) đến sự phụ thuộc của dòng vào thời gian, số hạng thứ hai – của các nơtron
tức thời (có thời gian sống lмгн). Đưa vào các ký hiệu

β −ρ β −ρ
T0 = = l ; (7.3.4)
λρ βρ эф

lмгн
T1 = . (7.3.5)
ρ −β

Trong các ký hiệu mới, dòng nơtron có thể viết như sau

87
⎡ β ⎛ t ⎞ ρ ⎛ t ⎞⎤
Φ(t ) = Φ 0 ⎢ exp ⎜ ⎟ − exp ⎜ ⎟ ⎥ . (7.3.6)
⎣β − ρ ⎝ T0 ⎠ β − ρ ⎝ T1 ⎠ ⎦

ở đây, T1, T0 – các chu kỳ chuyển tiếp và chu kỳ đã được xác lập. Chu kỳ chuyển
tiếp mô tả quá trình thay đổi số nơtron tổng thể, chủ yếu là do các nơtron tức thời,
chu kỳ đã được thiết lập – toàn bộ do các nơtron trễ. Trường hợp lмгн ≈ 5.10-4 s, lэф
~ 10 s thì từ các biểu thức (7.3.4) và (7.3.5) suy ra T1 << T0.

Ta tiến hành phân tích định tính ảnh hưởng của các nơtron trễ và nơtron tức thời
đến sự phụ thuộc của dòng vào thời gian (phương trình (7.3.6)) trong các chế độ
chuyển tiếp. Xét hai vùng thay đổi độ phản ứng: 1) 0 < ρ ≤ 0,9β; 2) ρ < 0.

1) Giả sử ở thời điểm t = 0 đó, trong lò phản ứng tới hạn xảy ra đột biến
dương tức thời của độ phản ứng (0 < ρ ≤ 0,9β). Trong trường hợp đó, số
hạng đầu tiên (dương) trong vế phải của biểu thức (7.3.6) bắt đầu tăng theo
hàm mũ và tăng tương đối chậm (với chu kỳ T0) khi tăng t. Số hạng thứ hai
(âm) sẽ giảm nhanh (theo hàm mũ, với chu kỳ T1). Nói chung, dòng sẽ tăng
(hình 7.1) lúc đầu nhanh (vùng chuyển tiếp) và sau đó chậm (vùng có chu
kỳ đã được xác lập).

2) Đối với vùng ρ < 0, phương trình cho dòng được viết tương tự biểu thức
(7.3.6), nhưng có tính đến độ phản ứng âm:

⎡ β ⎛ t ⎞ |ρ| ⎛ t ⎞⎤
Φ (t ) = Φ 0 ⎢ exp ⎜ − ⎟ + exp ⎜ − ⎟ ⎥ , (7.3.7)
⎣β+ | ρ | ⎝ T0 ⎠ β + | ρ | ⎝ T1 ⎠ ⎦

ở đây,

β+| ρ | β+| ρ |
T0 = = l ; (7.3.8)
λ|ρ| β | ρ | эф

lмгн
T1 = ; (7.3.9)
| ρ | +β

Khi độ phản ứng có đột biến âm, cả hai số hạng trong phương trình (7.3.7) đều
giảm, nhưng số hạng thứ hai giảm nhanh hơn nhiều so với số hạng thứ nhất do chu
kỳ nhỏ (T1 << T0). Điều đó quyết định sự có mặt của vùng chuyển tiếp đối với
trường hợp đang xem xét.

Những quy luật về sự phụ thuộc các động thái của dòng nơtron vào độ phản ứng
đã được xem xét trên đây có thể áp dụng cho trường hợp thay đổi độ phản ứng

88
nhằm mục đích điều chỉnh công suất khi vận hành. Trên hình 7.2 trình bày sự phụ
thuộc định tính nêu trên của dòng nơtron vào thời gian đối chiếu với sự phụ thuộc
độ phản ứng vào thời gian.

Hình 7.1. Sự phụ thuộc của dòng nơtron vào thời gian khi có đột biến
dương và âm của độ phản ứng

Sự thay đổi dòng nơtron trong khoảng thời gian giữa các đột biến độ phản ứng
tương tự như sự thay đổi dòng trong trường hợp có đột biến đơn lẻ, khi mà khoảng
thời gian tạm thời đang xem xét lớn hơn nhiều so với thời gian kéo dài các quá
trình chuyển tiếp.

Hình 7.2. Sự thay đổi dòng nơtron theo thời gian khi thay đổi độ phản ứng.

89
7.4. Sự phụ thuộc của chu kỳ lò phản ứng vào độ phản ứng

Nghiệm tiệm cận của phương trình động học điểm (7.3.1), (7.3.2) khi trong lò
phản ứng có độ phản ứng dương ρ cho dòng nơtron Ф(t) ở thời điểm t, trùng với
biểu thức nhận được trên cơ sở mô hình đơn giản nhất (7.1.7):

Ф(t) = Ф0 exp (t/T), (7.4.1)

ở đây, Ф0 – dòng ban đầu của lò phản ứng; T – chu kỳ lò phản ứng. Khi đó, sự phụ
thuộc tạm thời tình trạng lò phản ứng như đã nói, được xác định bởi cả các nơtron
tức thời lẫn các nơtron trễ, vốn được đặc trưng trong động học bằng thời gian sống
li.

Có thể nhận được hệ thức khá chặt chẽ liên kết chu kỳ lò phản ứng với độ phản
ứng xuất phát từ lý thuyết động học điểm:

l m
⎛ lβ ⎞
ρ= + ∑ ⎜ i i ⎟, (7.4.2)
Tkэф i =1 ⎝ T + li ⎠

ở đây, l – thời gian sống của các nơtron tức thời; li –thời gian sống của các nơtron
nhóm thứ i; βi – tỷ phần các nơtron trễ nhóm thứ i; m – số nhóm các nơtron trễ
đang xem xét (thông thường m = 6).

Biểu thức (7.4.2) được gọi là công thức giờ ngược (công thức tỷ lệ với nghịch đảo
của chu kỳ). Số hạng thứ nhất quyết định ảnh hưởng của các nơtron tức thời, số
hạng thứ hai – của các nơtron trễ. Việc chuyển từ sáu nhóm nơtron trễ sang một
nhóm hiệu dụng cho ta biểu thức đơn giản hơn của công thức giờ ngược:

l l β
ρ= + эф эф . (7.4.3)
Tkэф T + lэф

Có hai trường hợp giới hạn đáng quan tâm trong thực tế:

1) độ phản ứng ρ nhỏ, T >> l. Xét tới trường hợp, trong các lò phản ứng nơtron
m
nhiệt l ≤ 10-3 s, ∑l β
i =1
i i ≈ 0,1 s, có thể bỏ qua số hạng thứ nhất của phương trình

(7.4.2), vốn mô tả phần đóng góp của các nơtron tức thời trong quá trình chuyển
tiếp, và biểu thức cho T trong trường hợp đó sẽ là:
m
1
Т≈
ρ
∑l β ,
i −1
i i (7.4.4)

90
Nghĩa là, chu kỳ lò phản ứng được xác định chỉ bởi các nơtron trễ;

2) độ phản ứng ρ lớn, T << lэф. Khi đó, từ công thức (7.4.3) có thể nhận được

l l
T≈ ≈ . (7.4.5)
kэф ( ρ − β ) ρ

Biểu thức này mô tả chu kỳ tăng tốc của lò phản ứng bởi các nơtron tức thời, các
nơtron trễ không tham gia vào chế độ tăng tốc đã được xác lập của lò phản ứng.

Trạng thái lò phản ứng khi ρ = βэф được gọi là tính tới hạn tức thời. Điều đó có
nghĩa là, lò phản ứng tới hạn chỉ do các nơtron tức thời. Dòng nơtron trong trường
hợp đó tăng rất nhanh và lò phản ứng trở nên không điều khiển được.

Quan trọng để hiểu về động học lò phản ứng là biểu thức tường minh đối với chu
kỳ lò phản ứng, xét đến không chỉ giá trị tuyệt đối của độ phản ứng, mà còn tốc độ
thay đổi nó:

l β эф − ρ
T= + , (7.4.6)
ρ λэф ρ + d ρ / dt

ở đây, λэф – giá trị hiệu dụng của hằng số phân rã các hạt nhân-tiền thân của các
nơtron trễ, cm-1; dρ/dt – tốc độ thay đổi độ phản ứng, s-1. Số hạng thứ nhất của vế
phải biểu thức (7.4.6) mô tả phần đóng góp của các nơtron tức thời vào chu kỳ lò
phản ứng, số hạng thứ hai – của các nơtron trễ.

Từ việc phân tích biểu thức (7.4.6) suy ra: 1) nếu độ phản ứng bằng βэф, thì chu kỳ
lò phản ứng T = l/p, nghĩa là, lò phản ứng sẽ tăng tốc bởi các nơtron tức thời. Điều
kiện ρ = βэф – điều kiện tới hạn tức thời; 2) khi đưa nhanh độ phản ứng vào, nghĩa
là, khi đưa độ phản ứng vào một cách đột biến (|dρ/dt| → ), chu kỳ lò phản ứng
trước thời điểm đó cũng được quyết định bởi các nơtron tức thời; 3) trong các điều
kiện hoạt động bình thường (ρ << βэф) chu kỳ lò phản ứng được quyết định bởi các
nơtron trễ

β эф − ρ
T= . (7.4.7)
λэф ρ + d ρ / dt

Nếu quá trình tăng tốc diễn ra trong chế độ tĩnh (có độ phản ứng không đổi dρ/dt =
0), thì biểu thức cho chu kỳ lò phản ứng được rút gọn hơn và trùng với (7.3.4):

91
β эф − ρ
T= . (7.4.8)
λэф ρ

7.5. Một số khía cạnh thực tế áp dụng phương trình động học lò phản ứng

Ta sẽ đưa ra một số biểu thức đơn giản nhưng quan trọng cho thực tế, cho phép
đánh giá công suất lò phản ứng hoặc chu kỳ của nó với độ chính xác không thấp
hơn 5% đối với ρ < 0,9β:

tính toán công suất “ngay lập tức” khi đưa độ phản ứng vào một cách đột
biến:

β
Wнемедл = W0 , (7.5.1)
β −ρ

ở đây và sau này, W0 – công suất ban đầu. Sự thay đổi công suất

ρ
∆W = Wнемедл − W0 = W0 , (7.5.2)
β −ρ

tính toán chu kỳ tăng tốc

β −ρ
T= l , (7.5.3)
ρ зап

Chu kỳ tăng tốc tính toán của РБМК (chú ý rằng, đối với РБМК lзап ≈ 11 s)

11( β − ρ )
T= . (7.5.4)
ρ

Nếu ρ << β, ví dụ, ρ < 0,1β, thì T ≈ 11β/ρ. Nếu độ phản ứng đo bằng một phần của
β, thì T ≈ 11/ρ. Ví dụ, nếu ρ = 0,1β thì T = 11/0,1 = 110 s.

Khi đó, đối với РБМК, sự thay đổi công suất theo độ phản ứng được đưa vào một
cách tức thời, vốn được tính bằng phần β, khi ρ < 0,1β, có thể viết ở dạng gần
đúng

β ⎛ρ ⎞
W (t ) = W0 exp ⎜ t ⎟ , (7.5.5)
β −ρ ⎝ 11 ⎠

ở đây – thời gian, s.

92
Các câu hỏi cho mục
“Nguyên lý động học điểm”

1. Làm rõ bản chất của động học điểm, sự khác biệt của nó so với động học không
gian.
2. Chu kỳ lò phản ứng là gì? Mối quan hệ chức năng của chu kỳ lò phản ứng với
dòng nơtron như thế nào?
3. Mô tả mối quan hệ chu kỳ với độ phản ứng khi ρ > β và ρ < β.
4. Chu kỳ lò phản ứng có phụ thuộc hay không (nếu có, thì như thế nà) vào tốc độ
đưa độ phản ứng (dρ/dt) vào?

8. ĐIỀU CHỈNH LÒ PHẢN ỨNG


8.1. Các bộ phận điều chỉnh, СУЗ

Bộ phận nhất thiết phải có của mọi lò phản ứng hạt nhân là hệ thống điều khiển và
bảo vệ (СУЗ). Nhiệm vụ của СУЗ:

điều hòa độ phản ứng dư, hiệu ứng nhiệt độ, nhiễm độc và tạo xỉ;

điều chỉnh công suất, điều hòa những sai lệch nhỏ của độ tới hạn do các dao
động ngẫu nhiên của các thông số lò phản ứng, ví dụ như nhiệt độ;

bảo vệ sự cố (AЗ) – đưa nhanh độ phản ứng âm vào vùng hoạt trong trường
hợp xuất hiện tín hiệu về các quá trình không kiểm soát được, có thể dẫn
đến sự cố.

Phần chủ yếu của СУЗ – các bộ phận công tác gồm các thanh hấp thụ chứa các vật
liệu như cadmi, bor, dysprosi và thép (đôi khi sử dụng hafni, indi, bạc). Các thanh
hấp thụ có thể được đưa vào hoặc đưa ra khỏi vùng hoạt.

Mọi bộ phận công tác của СУЗ trong các lò phản ứng nơtron nhiệt đều sử dụng
một cơ chế vật lý giống nhau tác động lên độ phản ứng – hấp thụ nơtron. Hiệu ứng
hấp thụ nơtron có liên quan chủ yếu đến phản ứng (n, α) và đôi khi (n, γ). Theo
mức độ hấp thụ nơtron mà phân ra các chất hấp thụ “đen” (tiết diện hấp thụ nơtron
nhiệt rất cao) và “xám” (hấp thụ một phần nơtron rơi vào chúng). Trong một số
trường hợp, các chất hấp thụ xám lại tốt hơn các chất hấp thụ đen, bởi vì chúng ít
làm xáo trộn cục bộ trường nơtron. Ngoài ra, các thanh đen có dự trữ nhỏ hơn vì
nó có tiết diện hấp thụ cao nên nhanh cháy hết.

8.2. Các dạng thanh hấp thụ

93
Theo các chức năng đã nói của СУЗ, các thanh hấp thụ được phân loại thành: 1)
các thanh hấp thụ điều hòa, 2) các thanh hấp thụ điều chỉnh, 3) các thanh hấp thụ
khẩn cấp.

Các thanh điều hòa có tác dụng kìm hãm độ phản ứng dư, điều hòa các thay đổi
chậm nhưng lớn về giá trị tuyệt đối của độ phản ứng. Tính hiệu quả của hệ thống
điều hòa đủ để chuyển lò phản ứng từ trạng thái tới hạn về trạng thái dưới tới hạn.

Độ hiệu dụng tổng của hệ thống điều hòa độ phản ứng khi thiết kế lò phản ứng
được chọn từ các điều kiện an toàn và vào khoảng dưới 5 – 10%.

Trong РБМК, thuộc loại này có các thanh điều chỉnh bằng tay (PP) và các thanh-
chất hấp thụ cấp tốc (УСП).

Các thanh điều chỉnh có nhiệm vụ duy trì lò phản ứng ở mức công suất đã định và
chuyển từ một mức công suất này sang mức khác. Độ hiệu dụng của chúng nằm
trong dải độ phản ứng không lớn. Nhờ các thanh điều chỉnh có thể thay đổi tương
đối nhanh độ phản ứng, trong khi điều hòa các dao động ngẫu nhiên của độ phản
ứng. Độ hiệu dụng tổng của các thanh điều chỉnh nhỏ hơn β, điều đó loại trừ khả
năng đưa lò phản ứng vào trạng thái tới hạn tức thời khi đưa chúng hoàn toàn ra
khỏi lò phản ứng.Trong РБМК, thuộc loại các thanh điều chỉnh có các thanh của
bộ điều chỉnh tự động cục bộ (ЛАР) và bộ điều chỉnh tự động cục bộ của buồng
ion hóa phía bên (ЛАР-БИК).

Các thanh khẩn cấp là bộ phận bảo vệ sự cố của lò phản ứng và có nhiệm vụ đưa
lò phản ứng nhanh chóng vào trạng thái dưới tới hạn trong các tình huống khẩn
cấp. Độ hiệu dụng của các thanh được chọn, xuất phát từ các yêu cầu an toàn và
vào khoảng ~ 3β. Trong РБМК, đó là các thanh bảo vệ sự cố nhanh (БАЗ).

8.3. Độ hiệu dụng của các thanh hấp thụ

Độ hiệu dụng tích phân (hoặc đơn giản là độ hiệu dụng) của thanh hấp thụ ∆k(h) –
sự thay đổi độ phản ứng của lò phản ứng khi đưa thanh vào độ sâu h. Độ hiệu
dụng tích phân toàn phần hoặc trọng số vật lý của thanh hấp thụ là sự thay đổi độ
phản ứng của lò phản ứng khi nhúng toàn bộ thanh hấp thụ.

Độ hiệu dụng vi phân – sự thay đổi độ phản ứng, tương ứng với việc đưa vào một
đơn vị chiều dài thanh hấp thụ dρ/dx, được đo bằng ρ/cm hoặc (∆k/k)/cm.

Rõ ràng, độ hiệu dụng của thanh dài H0

94
H0

∆k = ∫
0
dx
dx. (8.3.1)

Độ hiệu dụng của thanh phụ thuộc vào tiết diện hấp thụ nơtron của vật liệu mà nó
được chế tạo, kích thước của nó, các tính chất của vùng hoạt và kích thước lò phản
ứng.

Đối với lò phản ứng đồng nhất dạng trụ không có khối phản xạ, có bán kính R và
độ cao H, độ hiệu dụng của thanh hấp thụ đen tuyệt đối, nhận được theo phép gần
đúng khuếch tán đơn nhóm

−7,5 L2
∆k 0 = , (8.3.2)
R 2 ⎡⎣ ln ( R / Rстэф ) + 0,116 ⎤⎦

ở đây, L – độ dài khuếch tán; Rстэф – bán kính hiệu dụng của thanh

Rстэф = Rст exp ( −ζλtr / Rст ) . (8.3.3)

Ở đây, RСТ – bán kính hình học của thanh; λtr – độ dài vận chuyển của quãng chạy
tự do

( )⎦
−1
λtr = ∑ tr = ⎡ ∑ a + ∑ s 1 − cosθ ⎤ .
−1
(8.3.4)

ζ – hàm không thứ nguyên đã được lập thành bảng.

Độ hiệu dụng của thanh hấp thụ tùy thuộc vào độ nhúng sâu trong khối hình đang
được xem xét

h ⎡ sin(2π hH ) ⎤
∆ k ( h ) = ∆k 0 ⎢⎣1 − 2π h / H ⎥⎦ , (8.3.5)
H

ở đây, ∆k0 – độ hiệu dụng toàn phần của thanh.

Sự phụ thuộc độ hiệu dụng của thanh vào độ nhúng sâu của nó được trình bày trên
hình 8.1.

Sự phụ thuộc độ hiệu dụng vi phân được trình bày trên hình 8.2. Rõ ràng, khi dịch
chuyển thanh đến vị trí trên cùng và dưới cùng của vùng hoạt, độ phản ứng của lò
phản ứng ít thay đổi.

95
Hình 8.1. Độ hiệu dụng tích phân của thanh điều khiển

Hình 8.2. Độ hiệu dụng vi phân của thanh điều khiển

Độ hiệu dụng vi phân ở các phần đầu vùng hoạt bằng 0 và cực đại ở trung tâm. Từ
đó suy ra, phân bố thanh điều chỉnh là hợp lý khi đuôi của nó nằm ở giữa độ cao
vùng hoạt, bởi vì, độ phản ứng sẽ là nhạy nhất khi dịch chuyển thanh hấp thụ
chính từ vị trí đó.

Các công thức đưa ra trong mục này cho phép tiến hành phân tích định tính và
đánh giá độ hiệu dụng của các chất hấp thụ. Trong khi đó cần lưu ý, độ chính xác
của phép gần đúng khuếch tán đơn nhóm, trong nhiều trường hợp không đáp ứng
các yêu cầu hiện đại. Phép gần đúng khuếch tán này được sử dụng để tính toán các

96
đặc tính của các chất hấp thụ trong các trường có sự chênh lệch dòng nơtron lớn,
vốn đặc trưng cho các vùng gần kề các thanh hấp thụ mạnh. Vì vậy, để tính toán
độ hiệu dụng của các chất hấp thụ với độ chính xác cần thiết, ngày nay thường áp
dụng các phương pháp và cách tiếp cận hiện đại hơn, thực hiện các thuật toán phi
khuếch tán và sử dụng các hằng số đa nhóm.

8.4. Gia tăng nơtron trong lò phản ứng dưới tới hạn

Trong lò phản ứng, ở mọi mức dưới tới hạn đều có khả năng xảy ra phản ứng dây
chuyền không tự duy trì kèm theo quá trình tái sinh nơtron. Giả sử trong lò phản
ứng dưới tới hạn với hệ số tái sinh kэф (kэф < 1) có nguồn nơtron, ví dụ, là các
nuclit phân hạch tự phát, phát ra N0 nơtron trong 1 s. Rõ ràng, toàn bộ số nơtron
(N) được tạo ra trong lò phản ứng dưới tác động của N0 nơtron của nguồn đó bằng

N = N 0 kэф + N 0 .kэф
2
+ ... = N 0 .kэф
2
(1 + kэф + kэф
2
+ ...). (8.4.1)

Tổng cấp số nhân lùi vô hạn (8.4.1)

N 0 kэф
N= . (8.4.2)
1 − kэф

Đại lượng M =1/ (1 – kэф) được gọi là yếu tố tăng nơtron dưới tới hạn.

Nguyên tắc tăng nơtron dưới tới hạn trong lò phản ứng dưới tới hạn (8.4.2) là cơ
sở của phần lớn các phương pháp đưa lò phản ứng vào trạng thái tới hạn. Nhưng
để thực hiện nó, cần biết công suất của nguồn nơtron trong lò phản ứng. Vì trong
thực tế vận hành lò phản ứng, đại lượng đó thường không được biết hoặc khó xác
định, nên người ta sử dụng các kết quả đo tương đối. Giả sử detector nơtron, vốn
nằm ngoài vỏ lò phản ứng, đo lần đầu được C0, tỷ lệ với dòng nơtron trong vùng
hoạt. Số đo đó được lấy làm điểm đầu để đo. Tiếp sau, đưa vào lò phản ứng độ
phản ứng dương theo từng bước i liên tiếp. Sau khi đưa độ phản ứng, bằng ∆kэфi/
kэф, vào theo cách, ví dụ, rút thanh điều chỉnh ra một đoạn ∆xi, dòng nơtron tăng
lên, và số đo của detector là Ci. Xây dựng sự phụ thuộc C0/Ci vào xi. Rõ ràng, độ
phản ứng được đưa vào lò phản ứng càng lớn và tương ứng với nó là kэф càng gần
1, thì tỷ lệ đó càng nhỏ

c0 1 − kэф
= . (8.4.3)
ci kэф

97
Sau một số bước nhất định, khi ngoại suy hàm C0/Ci(x) đến 0 (nghĩa là, đến giao
với trục x), sẽ tìm được độ cao rút thanh điều chỉnh, tương ứng với trạng thái tới
hạn của lò phản ứng.

Ví dụ sự phụ thuộc như vậy được đưa ra trên hình 8.3. Rõ ràng, lò phản ứng
chuyển vào trạng thái tới hạn khi rút thanh điều chỉnh lên độ cao ~ 33 cm.

Hình 8.3. Xác định vị trí các thanh, tương ứng với trạng thái tới hạn của lò phản
ứng

Khi sử dụng nồng độ axit boric, vốn được sử dụng rộng rãi trong các lò phản ứng
nước-nước để điều chỉnh và điều hòa độ phản ứng, thay vì vị trí của thanh làm đối
số trong thuật toán nói trên, có thể dễ dàng tìm được nồng độ tới hạn của bor.

Khi đó cần lưu ý rằng, ở những bước đầu tiên đưa lò phản ứng vào mức tới hạn thì
thời gian, cần để xác lập trường nơtron tĩnh sau khi đưa độ phản ứng vào, vào
khoảng ~ 2 phút. Lò phản ứng càng gần trạng thái tới hạn thì thời gian cần thiết để
ổn định trường nơtron càng dài.

Phương pháp nói trên có tên là phương pháp “tính ngược” và là phương pháp tin
cậy nhất đưa vào mức tới hạn tối thiểu (МКУ), vốn đã được sử dụng khi đưa lò
phản ứng vào МКУ của lò phản ứng đầu tiên, cũng như của nhiều lò phản ứng
hiện đại.

8.5. Sự phụ thuộc của dòng vào tốc độ đưa độ phản ứng vào, khi đưa lò phản
ứng vào mức tới hạn tối thiểu

Để điều khiển một cách an toàn lò phản ứng, quan trọng là hiểu được rằng, nhịp
độ tăng trưởng dòng nơtron trong lò phản ứng, khi đưa nó vào МКУ hoặc khi điều

98
chỉnh linh hoạt công suất, không chỉ phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của độ phản
ứng mà còn vào tốc độ đưa vào. Điều đó thấy được, ví dụ từ biểu thức cho chu kỳ
lò phản ứng (7.4.6).

Hình 8.4. Sự phụ thuộc dòng nơtron vào thời gian, khi đưa lò phản ứng ra khỏi
trạng thái dưới tới hạn với tốc độ α = 5.10-4 s-1 (1), α = 0,5.10-4 s-1 (2)

Người ta thường tiến hành phân tích bằng số sự phụ thuộc dòng nơtron vào thời
gian, khi giải hệ phương trình động học nơtron (7.2.1), (7.2.2), trong đó kэф là hàm
của thời gian. Sự phụ thuộc của dòng nơtron vào thời gian là hàm của tốc độ đưa
độ phản ứng vào. Rõ ràng, việc giải hệ nói trên phụ thuộc vào dạng hàm số kэф(t).
Các cách giải chi tiết hơn cả đã được khảo sát đối với sự phụ thuộc tuyến tính
dạng kэф = k0 + αt, ở đây, k0 – hệ số tái sinh hiệu dụng ở thời điểm đầu; α – hệ số
cố định, s-1.

Sự phụ thuộc dòng nơtron vào thời gian khi đưa lò phản ứng từ trạng thái dưới tới
hạn vào trạng thái tới hạn và sau đó trên tới hạn, trong trường hợp kэф thay đổi
tuyến tính (theo quy luật kэф = k0 + αt), được trình bày trên hình 8.4.

Từ các số liệu trên hình 8.4 rút ra những kết luận quan trọng bảo đảm an toàn khi
điều chỉnh công suất để chuyển lò phản ứng vào mức tới hạn tối thiểu.

khi đưa lò phản ứng vào МКУ, tốc độ đưa độ phản ứng vào càng cao, thì lò
phản ứng đạt được trạng thái tới hạn ở dòng nơtron càng thấp. Khi tốc độ
đưa độ phản ứng vào rất lớn (dạng đột biến), lò phản ứng có thể ở trạng thái

99
tới hạn ngay khi dòng còn nhỏ, mà việc kiểm soát bằng dụng cụ đo đối với
dòng đó là khó khăn.

lò phản ứng dưới tới hạn càng gần trạng thái tới hạn, nghĩa là, mức độ dưới
tới hạn càng nhỏ, thì dòng nơtron tăng càng nhanh (tăng cả công suất),
trong khi tốc độ đưa độ phản ứng vào không đổi.

Các câu hỏi cho mục


“Điều chỉnh lò phản ứng”

1. СУЗ cần cho lò phản ứng để làm gì (điều hòa độ phản ứng, điều chỉnh)?
2. Tồn tại những dạng thanh hấp thụ nào? Độ hiệu dụng tổng thể của các thanh điều
hòa, điều chỉnh và khẩn cấp?
3. Độ hiệu dụng tích phân và vi phân của các thanh là gì?
4. Phương pháp “tính ngược” để đưa lò phản ứng vào МКУ là gì?

Tài liệu tham khảo phần I


1. Абрамов А.И. Основы ядерной физики. – М.: Энергоатомиздат, 1983.
2. Блан Д. Ядра, частицы, ядерные реакторы. Пер. Ц фр. М.: Мир, 1989
3. Власов Н.а. Нейтроны. Издательство Наука, Москва, 1971.
4. Бартоломей Г.А., Бать Г.А., Байдаков В.Д., Алхутов М.С. Основы теории
и методы расчета ядерных энергетических реакторов. Под ред. Г.А. Батя
М.: Энергоатомиздат, 1982.
5. Фейнберг Ц.М., Шихов С.Б., Троянский В.Б. Теории ядерных реакторов.
М.: Атомиздат, 1978.
6. Галанин А.Д. Теории ядерных реакторов на тепловых нейтронах. М.:
Атомиздат, 1971.
7. Ганев И.Х. Физика и расчет реакторов: Учеб. пособие для вузов / Под общ.
Ред. Н.А. Доллежаля. – М.: Энергоиздат.
8. Дементьев Б.А. Кинетика и регулирование ядерных реакторов.
М.: Энергоатомиздат, 1986.
9. Климов А.Н. Ядерная физика и ядерные реакторы. Учеб. для вузов. 2-е изд.,
перераб. И доп. – М.: Энергоатомиздат.
10. DOE Fundamentals Handbook. Washington, 1993.
11. Владимиров В.И. Практические задачи по эксплуатации ядерных
реакторов. Изд. 4-е изд. перераб. и доп. – М.: Атомиздат.
12. Кузнецов В.А. Судовые ядерные реакторы (основы теории и эксплуатации):
Ычебник. – Л.: Судостроение.

100
Phần II

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VẬT LÝ


VÀ VẬN HÀNH WWER
9. THIẾT BỊ WWER
9.1. Những đặc tính vật lý-nhiệt cơ bản của WWER

WWER – Lò phản ứng năng lượng nước-nước dạng có vỏ, vùng hoạt không đồng
nhất có phổ nơtron nhiệt. Nhiên liệu là urani dioxit được làm giàu 235U, chất làm
chậm – nước thường, đồng thời là chất tải nhiệt.

Ngày nay đang vận hành hai dạng WWER: WWER-440 và -1000 (chữ số trong kí
hiệu chỉ công suất điện của tổ máy). Các đặc tính thủy nhiệt thiết kế được đưa ra
trong bảng 9.1.

Bảng 9.1. Các đặc tính thủy nhiệt của WWER

Thông số WWER-1000 WWER-440


Công suất nhiệt định mức, MWt 3000 1375
Áp suất chất tải nhiệt trong vùng hoạt (tuyệt đối),
15,7 (160) 12,26 (125)
MPa (kG/cm2)
Nhiệt độ chất tải nhiệt ở đầu ra lò phản ứng, 0C 320 295,2
Mức tăng nhiệt độ chất tải nhiệt trong lò phản ứng,
0 30,3 28,3
C
Sức cản thủy lực của lò phản ứng, MPa (kG/cm2) 0,37 (3,8) 0,287(2,9)
Lưu lượng chất tải nhiệt qua lò phản ứng, m3/h 84 800 42 950
Chất tải nhiệt chảy bên ngoài vùng hoạt, % 3 (7 đối với vùng
3 hoạt có 36 thiết
bị mô phỏng)

9.2. Vỏ lò phản ứng và các trang bị bên trong vỏ lò

Nguyên tắc kết cấu WWER-1000 và WWER-440 được trình bày tương ứng trên
hình 9.1 và hình 9.2. Chúng trên thực tế là tương tự nhau. Mỗi lò phản ứng bao
gồm các thiết bị sau đây: vỏ lò, các trang bị bên trong vỏ lò, vùng hoạt, khối phía
trên, khối phân phối điện.

101
Vỏ lò phản ứng là kết cấu chịu tải chính. Nó treo tựa vào vành đỡ trên conson bê
tông. Các đường ống của vòng tuần hoàn chính (ГЦК) được hàn vào các đoạn ống
của vỏ lò.

102
Hình 9.1. Kết cấu lò phản ứng WWER-1000

103
Hình 9.2. Kết cấu lò phản ứng WWER-440

104
Các trang bị bên trong là vỏ lò, giếng lò, tấm ngăn (ở WWER-1000), giỏ có tấm
ngăn (ở WWER-440), khối các ống bảo vệ.

Giếng lò là một ống trụ nguyên, có đáy hình elip được khoan lỗ. Phần trụ của
giếng lò cũng được khoan lỗ, phần này, ở tư thế bình thường, nằm đối diện với các
đoạn ống nóng phía trên của vỏ lò. Ở phần phía dưới của giếng lò WWER-1000 có
tấm được tạo thành từ các ống đỡ, mà trong các ống đó sẽ lắp các BNL. Tấm
tương tự trong WWER-440 nằm ở phần dưới của giỏ, cách khá xa đáy giếng.
Khác biệt duy nhất về nguyên tắc kết cấu giữa WWER-1000 và -440 này có liên
quan với khác biệt kết cấu của hệ thống cơ khí điều khiển và bảo vệ.

Nhiệm vụ chính của giếng lò – tổ chức dòng chảy chất tải nhiệt qua vùng hoạt và
thực hiện các chức năng của kết cấu chịu tải cho vùng hoạt.

Tấm ngăn (trong WWER-1000 nó được lắp đặt trong giếng lò, trong WWER-440
nó là một phần kết cấu của giỏ lò) có nhiệm vụ cố định vùng hoạt trong mặt bằng
bố trí. Nó gồm các chi tiết bằng thép riêng biệt, ngang tầm cao của vùng hoạt và
lặp lại y nguyên nó trong mặt bằng bố trí. Vật liệu chế tạo tấm ngăn có tiết diện
hấp thụ nơtron lớn và đẩy nước ra, việc đó làm giảm đáng kể khả năng phát tán
các nơtron nhiệt trên biên vùng hoạt và giảm ảnh hưởng của dòng nơtron đến vỏ lò
phản ứng.

Khối các ống bảo vệ được chế tạo ở dạng kết cấu kim loại hàn, gồm bốn tấm nối
với nhau bằng một đai vành, các ống bảo vệ và các ống của hệ thống kiểm soát
trong lòng lò phản ứng. Khi nâng các phần hấp thụ của hệ thống điều chỉnh, chúng
sẽ tiến dần vào các ống bảo vệ: trong WWER-1000, phần hấp thụ là các thanh hấp
thụ, trong WWER-440 – các đoạn nối hấp thụ. Trong các ống kiểm soát lòng lò
phản ứng có các đường nối với các cảm biến của các kênh đo nơtron và các cặp
nhiệt, vốn để đo nhiệt độ chất tải nhiệt ở đầu ra vùng hoạt. Khi lắp đặt, khối các
ống bảo vệ tựa trên giếng lò WWER-1000 hoặc giỏ lò WWER-440, tấm dưới của
nó nén lò xo ở phần đầu các BNL, cố định các BNL trong mặt bằng bố trí và giữ
chúng khỏi bị nổi.

Khối phía trên là nắp elipsoit, nó làm kín vỏ lò và giữ cho các cơ cấu bên trong vỏ
lò không bị nổi. Các dẫn động của hệ thống điều khiển và bảo vệ được gắn chặt
trên các đoạn ống của khối phía trên và các đầu ra của hệ thống kiểm soát bên
trong vỏ lò được bịt kín.

105
Khối phân phối điện được gắn chặt vào khối phía trên và có nhiệm vụ nối các các
cáp động lực và cáp kiểm soát vào các hệ thống điều khiển và hệ thống kiểm soát
bên trong vỏ lò.

Nhiệt năng của lò phản ứng được tải đi bằng chuyển động có hướng một cách
cưỡng bức của chất tải nhiệt – nước. Chất tải nhiệt “lạnh” được bơm từ các máy
bơm tuần hoàn chính vào các đoạn ống phía dưới của vỏ lò phản ứng, chảy xuống
dưới, trong khe hở giữa vỏ lò và giếng lò, sau đó qua đáy đã được khoan lỗ của
giếng lò và các ống đỡ vào vùng hoạt, ở đó nó được gia tăng nhiệt độ. Tiếp theo,
chất tải nhiệt, qua tấm phía dưới đã được khoan lỗ của khối các ống bảo vệ chảy
vào vùng không gian giữa các ống của khối các ống bảo vệ và sau đó qua các đai
vành đã được khoan lỗ của nó và lỗ khoan của giếng lò vào khe hở giữa giếng lò
và vỏ lò trong khu vực các đoạn ống phía trên của vỏ lò. Qua những chỗ đó, chất
tải nhiệt “nóng” chảy vào bình sinh hơi.

Các câu hỏi cho mục


“Vỏ lò phản ứng và các các trang bị bên trong vỏ lò”

1. Quá trình tuần hoàn chất tải nhiệt trong lò phản ứng được tổ chức như thế nào?
2. Các tấm ngăn có chức năng (kết cấu và vật lý-nơtron) nào?
3. Ở chỗ nào trong kết cấu lò phản ứng có dòng chảy chất tải nhiệt theo đường
nhánh (trượt ngoài BNL)?

9.3. Vùng hoạt

Vùng hoạt lò phản ứng là nguồn nhiệt lượng trực tiếp được sinh ra trong các thanh
của BNL và được truyền cho chất tải nhiệt chảy quanh nó.

Các BNL được lắp ráp trong vùng hoạt. Trong vùng hoạt, phần đuôi của các BNL
được lắp vào các ống đỡ, hầu như ống nọ được xếp sát với ống kia trong mặt bằng
bố trí và sai số lắp ráp theo chiều cao rất khắt khe.

BNL – đó là chùm các thanh nhiên liệu, được sắp xếp theo mạng tam giác và được
cố định trong kết cấu chịu tải. Kết cấu này bảo đảm cho các công đoạn vận chuyển
các BNL và thực hiện các công đoạn sắp xếp trong vùng hoạt. Thông thường,
BNL gồm có các thanh nhiên liệu cùng độ làm giàu. Ngoại trừ có một số không
nhiều BNL WWER-1000, được sử dụng trong những mẻ nhiên liệu, mà hai dãy
thanh phía ngoài của chúng có độ làm giàu thấp hơn. Kết cấu BNL cho WWER-
1000 (ngoại trừ các BNL dùng cho lò phản ứng có phần đầu của tổ máy số 5,
NMĐHN Novovoronhet) và WWER-440 được trình bày trên hình 9.3 và hình 9.4.

106
Các đặc tính vật lý và hình học cơ bản của BNL và thanh nhiên liệu được đưa ra
trong bảng 9.2.

Khác biệt có tính nguyên tắc trong kết cấu BNL của hai dạng lò phản ứng là sự có
mặt của kết cấu chịu tải trong các BNL WWER-440 – thùng chứa sáu mặt có phần
đầu và phần đuôi, trong BNL WWER-1000 (ngoại trừ các BNL dùng cho lò phản
ứng có phần đầu của tổ máy số 5, NMĐHN Novovoronhet) không có kết cấu
giống như vậy. Các chức năng của kết cấu chịu tải trong trường hợp vừa nói đến,
được các đuôi kẹp chắc, các kênh định hướng, ống trung tâm và phần đầu thực
hiện. Đương nhiên, việc không dùng thùng chứa BNL làm cho BNL dễ bị tổn
thương hơn khi tiến hành các công đoạn vận chuyển công nghệ và vận hành,
nhưng lại cần để nâng cao công suất riêng của BNL. Thùng chứa cách ly dòng
chất tải nhiệt trong mỗi BNL, sức cản thủy lực cho dòng chảy như vậy có liên
quan đến mối quan hệ phản hồi dương với công suất BNL: công suất càng lớn –
sức cản thủy lực càng lớn, bởi vì khối lượng riêng trung bình của chất tải nhiệt
trong BNL giảm đi. Kết quả là, ở mức giảm áp suất cố định trong vùng hoạt, trong
các BNL có cường độ tỏa năng lượng cao nhất sẽ có lưu lượng chất tải nhiệt nhỏ
nhất.

107
Hình 9.3. BNL-Y và thanh nhiên liệu WWER-1000

108
Hình 9.4. BNL và thanh nhiên liệu WWER-440

109
Bảng 9.2. Các đặc tính vật lý và hình học của BNL

Thông số WWER-1000 WWER-440


BNL

số BNL trong vùng hoạt 163 349*


độ cao, m 4,75 3,22
kích thước “chìa khóa trao tay”, mm 235,1 145
hình dạng BNL Lục lăng sáu mặt Lục lăng sáu mặt
số thanh trong BNL 312 126
bước xếp các thanh nhiên liệu, mm 12,75 12,2
số mạng định vị 15 11
Kênh định hướng:
số kênh 18 –
kích thước ngoài, mm 12,6 –
kích thước trong, mm 11 –
Ống trung tâm, đường kính:
ngoài, mm 12,6 10,3
trong, mm 11 8,8
khối lượng nhiên liệu, kg 491,4 4,5 136,4 2,5

Thanh nhiên liệu

nhiên liệu Các viên UO2 Các viên UO2


độ làm giàu 235U, % 1,6 – 4,4 1,6 – 4,4
khối lượng riêng của viên, g/cm3 10,4 – 10, 7 10,4 – 10, 7
áp suất hêli trong vỏ bọc, MPa 2 0,5 – 0,7
Đường kính vỏ bọc, mm:
ngoài 9,1 9,1
trong 7,73 7,73
đường kính ngoài của viên, mm 7,75 7,6
đường kính trong của lỗ trong viên, mm 1,5 1,2
độ cao viên, mm 9 – 12 8 – 14
độ dài thanh nhiên liệu, m 3,84 2,54
độ cao cột nhiên liệu ở trạng thái nguội, m 3,53 2,42

*
Ở ngoại biên vùng hoạt WWER-440, thay vì các BNL có thể lắp đặt 36 thiết bị mô
phỏng BNL để làm giảm thông lượng nơtron trên vỏ lò phản ứng

Việc không có thùng chứa bảo đảm khả năng xáo trộn theo chiều ngang trong
BNL của các dòng chất tải nhiệt, vốn chảy qua các thanh nhiên liệu có cường độ
tỏa năng lượng khác nhau, điều này làm tăng hệ số truyền nhiệt và làm giảm đến
tối thiểu ảnh hưởng của mối quan hệ dương giữa công suất và sức cản thủy lực.

110
Trên hình 9.3 mô tả BNL đã được chuẩn hóa (BNL-Y). Hiện nay đã thử nghiệm
và đang đưa vào sử dụng BNL-A – BNL thay thế có kết cấu chịu tải tăng cường:
phần đầu và phần đuôi được nối bổ sung sáu thanh góc.

Các thanh và BNL được cố định trong mặt bằng bố trí nhờ các mạng định vị. Biên
dạng các ô mạng và các tính chất đàn hồi dẻo bảo đảm nén khít các thanh nhiên
liệu mà không ngăn cản chúng dãn dài. Ở mạng định vị phía dưới, vốn là mạng đỡ
và được hàn chắc với phần đuôi, các thanh nhiên liệu được cố định theo chiều dọc
trục. Nối kết như vậy bảo đảm các thanh nhiên liệu không bị nổi khi áp suất trong
vùng hoạt bị giảm. Các đầu trên của các thanh nhiên liệu được thả lỏng, điều này
tạo điều kiện cho chúng dãn dài một cách an toàn.

Về kết cấu, thanh nhiên liệu được chế tạo ở dạng thanh: các vành-ống bịt kín cả
hai đầu, chứa đầy các viên urani dioxit đã thiêu kết. Khoảng không giữa nhiên liệu
và ống bọc chứa đầy hêli để bảo đảm hệ số truyền nhiệt cao. Lỗ ở giữa các viên là
để giảm nhiệt độ cực đại của nhiên liệu. Ở phần trên của thanh nhiên liệu có một
khoảng trống – khoang tiếp nhận khí được tạo ra khi phân hạch urani. Áp suất khí
nói trên có thể dẫn đến gia tăng áp suất bên trong thanh nhiên liệu.

Để giảm bắt nơtron vô ích, tất cả các chi tiết kết cấu BNL và thanh nhiên liệu
trong vùng hoạt đều được chế tạo bằng các hợp kim Zr + 1% Nb và Zr + 2,5% Nb.
Đối với BNL-440 – đó là thùng chứa sáu mặt, các mạng định vị, vỏ bọc thanh
nhiên liệu, đối với BNL-1000 – các kênh dẫn hướng, ống trung tâm, các mạng
định vị, vỏ bọc thanh nhiên liệu. Các chi tiết còn lại được chế tạo bằng các mác
thép và hợp kim khác nhau, phù hợp với các yêu cầu công nghệ.

Các câu hỏi cho mục


“Vùng hoạt”

1. Những vật liệu nào và tại sao chúng được sử dụng trong kết cấu BNL?
2. Quá trình dãn dài tự do vì nhiệt của các thanh nhiên liệu được bảo đảm bằng cách
nào?
3. Các BNL được giữ để không bị nổi như thế nào?

9.4. Các hệ thống điều khiển và bảo vệ

Hệ số tái sinh hiệu dụng của vùng hoạt mới nạp liệu, nguội đã giải nhiễm, các
thanh hấp thụ của hệ thống điều chỉnh đã được đưa ra ngoài, nghĩa là, kэф cao nhất
có thể đối với cả hai dạng WWER, có thể dao động trong giới hạn 1,2 – 1,25, tùy
theo mẻ nhiên liệu. Có hai hệ thống điều khiển và bảo vệ độc lập dùng để điều hòa
độ phản ứng dương nói trên của lò phản ứng đã dừng, để đưa vào phát công suất

111
một cách an toàn và điều chỉnh linh hoạt công suất trong những trường hợp cần
phải dừng khẩn cấp và đưa WWER vào trạng thái dưới tới hạn:

điều chỉnh lỏng, nó làm thay đổi nồng độ axit boric trong chất tải nhiệt, bằng
cách đó tác động lên độ phản ứng;

hệ thống điều khiển và bảo vệ dạng cơ khí (СУЗ), nó đưa vào hoặc kéo các
bộ phận thừa hành cơ khí tác động lên độ phản ứng ra khỏi vùng hoạt: các
thanh hấp thụ trong WWER-1000, các đoạn nối hấp thụ kèm theo BNL có
chức năng điều chỉnh trong WWER-440. Kết cấu BNL điều chỉnh của
WWER-440 trong phần hoạt giống như kết cấu BNL công tác.

Điều chỉnh lỏng được áp dụng để điều hòa các hiệu ứng thay đổi chậm theo thời
gian của độ phản ứng, bởi vì quá trình vào-ra của axit boric là có tính trễ. Việc cấp
axit boric vào vùng hoạt, nghĩa là tăng nồng độ của nó, có thể được thực hiện nhờ
cả hệ thống vận hành bình thường – hệ thống bù-rút chất tải nhiệt, cả hệ thống
khẩn cấp – hệ thống bù khẩn cấp. Giảm nồng độ axit boric chỉ có thể nhờ hệ thống
vận hành bình thường – hệ thống bù-rút.

Cần lưu ý rằng, các đặc tính vật lý-nơtron của WWER không cho phép tăng nồng
độ axit boric quá giá trị đã định cho lò phản ứng đã được đưa vào trạng thái tới
hạn. Nồng độ giới hạn của axit boric cho lò phản ứng tới hạn dao động trong
khoảng không lớn – gần 7,5 g H3BO3 / (kg H2O) tùy thuộc vào cách bố trí mẻ
nhiên liệu. Nồng độ này không đủ cho WWER-1000 để điều hòa được dự trữ độ
phản ứng cho quá trình cháy, vì vậy trong các BNL-1000 người ta lắp các thanh
hấp thụ cháy (СВП), các thanh này làm giảm các tính chất tái sinh của vùng hoạt ở
thời điểm đầu thời hạn sử dụng, hoặc sử dụng chất hấp thụ cháy gadolini trong
BNL, chất này được đưa trực tiếp vào nhiên liệu. Các thanh nhiên liệu chứa
gadolini có tên gọi vắn tắt là thanh nhiên liệu G (TNL-G). Các BNL có TNL-G
được sử dụng cả trong WWER-440.

Nhiệm vụ cơ bản của СУЗ cơ khí – điều chỉnh linh hoạt công suất lò phản ứng và
thực hiện các chức năng bảo vệ trước và bảo vệ khẩn cấp. WWER-1000 được
trang bị 61 bộ phận điều chỉnh (OP) СУЗ cơ khí, chúng được trang bị dẫn động
riêng, WWER-440 – 73 hoặc 37 bộ phận. Để tiện điều khiển, chúng được tập hợp
thành các nhóm: OP СУЗ WWER-1000 được chia thành 10 nhóm, WWER-440 –
thành 12 hoặc 6. Theo đánh số thứ tự, nhóm cuối cùng là nhóm điều chỉnh. Bình
thường thì các bộ phận СУЗ được điều khiển theo nhóm: khi nâng chúng lên thì
thuận theo thứ tự đánh số các nhóm, khi đưa chúng vào vùng hoạt – theo chiều

112
ngược lại, nhưng khi cần thiết, được phép điều khiển một bộ phận bất kỳ của СУЗ
được chọn hoặc một nhóm được chọn.

Cơ cấu OP СУЗ của WWER-1000 và WWER-440 khác nhau rất nhiều:

– dẫn động OP СУЗ WWER-440 được đưa vào hoạt động bằng động cơ điện,
khi nó quay sẽ tạo ra chuyển động tịnh tiến của cặp bánh răng pinhông –
thanh răng, dẫn động OP СУЗ WWER-1000 – bằng các nam châm điện, hệ
thống các nam châm điện bảo đảm chuyển động tịnh tiến của bộ phận thừa
hành, việc không có các phần quay và truyền dẫn bánh răng làm cho nó tin
cậy hơn;

– chất hấp thụ OP СУЗ WWER-1000 – các thanh hấp thụ СУЗ, được đưa
trực tiếp vào BNL, trong khi đó, bộ phận thừa hành СУЗ trong WWER-440
là cụm đầu nối hấp thụ – BNL có chức năng điều chỉnh, được nối với nhau
bằng một thanh dẫn động.

Trong chế độ khởi động thiết bị bảo vệ khẩn cấp, các dẫn động OP của cả
WWER-1000, cả WWER-440 đều bị ngắt và các chất hấp thụ rơi vào vùng hoạt
nhờ tự trọng. Những đặc tính cơ học chủ yếu của СУЗ được đưa ra trong bảng 9.3.

Bảng 9.3. Những đặc tính cơ học chủ yếu của СУЗ

Thông số WWER-1000 WWER-440


Số OP СУЗ 61 73/37
Số nhóm OP СУЗ 10 12/6
Tốc độ chuyển động của OP trong chế độ công tác,
20 20
mm/s
Thời gian rơi OP trong chế độ bảo vệ khẩn cấp,
4 12
không quá s
330 (BNL-
Khối lượng OP, kg 17,4 220, đầu nối-
110)

Trên hình 9.5 và 9.6 mô tả các thanh hấp thụ СУЗ (ПС СУЗ) WWER-1000 và đầu
nối hấp thụ WWER-440.

ПС СУЗ – đó là một cụm 18 thanh hấp thụ, được liên kết với nhau bằng các lò xo
treo riêng từng thanh với một đầu kẹp chung. Thanh hấp thụ là thanh được chế tạo
từ một ống đường kính ngoài 8,2 mm và thành dày 0,5 mm, chứa chất hấp thụ
nơtron – bor cacbit khối lượng riêng 1,7 tấn/m3 và dysprosi titanat. Dysprosi
titanat được bổ sung vào đoạn 30 cm dưới cùng, khi ПС СУЗ hoạt động trong

113
nhóm công tác, đoạn này nằm trong vùng hoạt, nghĩa là bị cháy. Về tính chất vật
lý-nơtron, dysprosi titanat cháy ít hơn so với bor cacbit, và như thế, làm tăng thời
gian sử dụng của ПС СУЗ mà vẫn bảo toàn đủ độ hiệu dụng. Ngoài ra, dysprosi
titanat làm tăng trọng lượng vật lý của ПС СУЗ, điều này quan trọng để bảo đảm
tốc độ rơi của nó vào vùng hoạt khi khởi động thiết bị bảo vệ khẩn cấp.

114
Hình 9.5. Thanh hấp thụ của hệ thống điều khiển và bảo vệ (ПС СУЗ) và thanh
nhiên liệu

115
Hình 9.6. Đoạn nối và BNL có chức năng điều chỉnh

116
Trong thời gian thay đảo nhiên liệu, ПС СУЗ được lắp vào các BNL, vốn được
xếp trong các ô của СУЗ, mà vị trí của chúng trong vùng hoạt tương ứng với vị trí
của các dẫn động СУЗ. Trong khi đó, các thanh hấp thụ được nhúng toàn bộ vào
các kênh dẫn hướng BNL. Sau khi lắp khối các ống bảo vệ và khối phía trên, các
dẫn động và các thanh hấp thụ được nối kết với nhau nhờ các thanh dẫn động, các
thanh này lại được nối vào các đầu của ПС. Khi nâng, ПС СУЗ được kéo ra khỏi
BNL, nghĩa là ra khỏi vùng hoạt và chui vào ống bảo vệ của khối các ống bảo vệ.
Việc nối mềm thanh hấp thụ với phần đầu đã bảo đảm cho nó chuyển động tự do
tương đối trong các ống dẫn hướng khi có biến dạng có thể có khi vận hành.

Thanh hấp thụ cháy (СВП) hầu như giống ПС СУЗ về kết cấu bởi vì vị trí của nó
trong BNL tương tự vị trí của ПС СУЗ khi dẫn động bị ngắt. СВП cũng được lắp
trong các BNL chưa sử dụng, mà việc bố trí nó trong biểu đồ vùng hoạt không
trùng với việc bố trí các dẫn động. Cần chú ý đến sự khác biệt giữa СВП và ПС
СУЗ về một số vật liệu kết cấu: 1) khối lượng riêng của bor trong vật liệu hấp thụ
– crom diborit – trong СВП nhỏ hơn nhiều so với trong bor cacbit của ПС СУЗ
(sử dụng ba dạng СВП có khối lượng riêng bor 0,02, 0,036, 0,05 tấn/m3); 2) vỏ
bọc СВП khác với vỏ bọc thanh hấp thụ là được chế tạo bằng hợp kim Zr + 1%
Ni. Sự khác biệt này là do, khi hết thời hạn sử dụng, СВП cần có tiết diện hấp thụ
nơtron nhỏ tới mức nhỏ nhất có thể. Chỉ trong trường hợp đó thì ảnh hưởng tiêu
cực của nó đến các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của chu trình nhiên liệu mới nhỏ nhất.
Như vậy, thời hạn phục vụ của СВП – thời hạn sử dụng nhiên liệu. Cần lưu ý
rằng, việc sử dụng СВП không phải là phương án công nghệ sử dụng tối ưu chất
hấp thụ cháy, vì vậy ngày nay đang đưa vào vận hành các BNL, trong đó chất hấp
thụ cháy gadolini được đưa trực tiếp vào nhiên liệu.

OP СУЗ WWER-440, về kết cấu, tạo ra một chuỗi các bộ phận nối với nhau bằng
một thanh dẫn động. Từ trên xuống dưới: dẫn động, đoạn nối hấp thụ, BNL điều
chỉnh. Kết cấu của BNL điều chỉnh, ở phần hoạt, giống như kết cấu của BNL công
tác. Khác nhau chỉ ở phần đầu và phần đuôi. Đoạn nối hấp thụ về hình dạng,
giống như thùng chứa BNL. Trong thời gian thay đảo nhiên liệu, BNL điều chỉnh
được đặt trên giá đỡ vững chắc bên dưới vùng hoạt, sau đó đầu nối hấp thụ được
đặt trực tiếp vào vùng hoạt. Sau khi lắp đặt khối phía trên, thanh dẫn động hạ
xuống qua đoạn nối và móc với đầu của BNL điều chỉnh. Khi nâng OP, các đoạn
nối hấp thụ chui vào các ống bảo vệ của khối các ống bảo vệ, các BNL điều chỉnh
chiếm chỗ của chúng trong vùng hoạt. Cơ cấu СУЗ như vậy giải thích tại sao
khoảng cách giữa phần dưới của vùng hoạt và đáy của giếng lò WWER-440 lại
lớn, và vì thế lại cần kéo dài đáng kể vỏ lò.

117
Các câu hỏi cho mục
“Hệ thống điều khiển và bảo vệ”

1. Chuyển động khi làm việc và rơi khẩn cấp OP СУЗ khác nhau thế nào?
2. Tăng và giảm nồng độ axit boric có thể bằng các hệ thống nào?
3. Chất hấp thụ cháy được sử dụng trong vùng hoạt với mục đích gì?

9.5. Hệ thống kiểm soát lò phản ứng

Trạng thái vùng hoạt lò phản ứng được kiểm soát nhờ hai hệ thống:

– hệ thống kiểm soát bên trong lò phản ứng (СВРК), hệ thống này tập hợp và
xử lý các số liệu về các thông số vật lý-nhiệt và cung cấp thông tin trong
chế độ online đến vị trí làm việc của nhân viên vận hành;

– thiết bị kiểm soát dòng nơtron (АКНП), thiết bị này đo công suất dòng
nơtron, tính toán chu kỳ thay đổi e lần của nó và cung cấp thông tin đến vị
trí làm việc của nhân viên vận hành. АКНП cũng tạo ra các tín hiệu trong
các hệ thống tự động điều chỉnh công suất lò phản ứng, trong đó có các hệ
thống bảo vệ trong СУЗ.
СВРК. Đối với tất cả các thế hệ СВРК hiện đang được vận hành, cơ cấu nguyên
tắc của chúng đều như nhau. Nó bao gồm:
– các cảm biến đo nhiệt độ;
– các kênh đo nơtron (KНИ), chúng được trang bị một bộ bảy cảm biến nạp
trực tiếp (ДПЗ), được lắp trong các ống trung tâm của BNL;
– các phương tiện kỹ thuật-chương trình, xử lý các tín hiệu của СВРК và liên
lạc với hệ thống điều khiển tự động trung tâm;
– các phương tiện phản ánh thông tin: hiển thị ở vị trí làm việc của nhân viên
vận hành bảng điều khiển trung tâm (БЩУ).
Bảng 9.4. Các cảm biến СВРК
Thông số đo Số cảm biến
WWER-1000 WWER-440

Nhiệt độ chất tải nhiệt ở đầu ra:


BNL 95 191
vùng hoạt 3 6
Nhiệt độ chất tải nhiệt ở đầu vào và đầu ra của
vùng hoạt (trên các đường ống ГЦК) 24 24
Dòng nơtron trong BNL 64 x 7 11 x 7

118
Danh mục các cảm biến riêng của СВРК được đưa ra trong bảng 9.4. Trong một
số các thế hệ СВРК, số cảm biến, và đôi khi cả các dạng cảm biến, cũng khác
nhau, nhưng các nguyên tắc và trình tự xử lý các tín tiệu thì vẫn như nhau.

Để bổ sung vào các tín hiệu từ các cảm biến riêng, СВРК đòi hỏi thông tin về
nhiều thông số của các vòng sơ cấp và thứ cấp trong hệ thống điều khiển tự động
trung tâm, khi xử lý chúng theo các thuật toán nhất định. Thông tin về các thông
số cơ bản của vòng sơ cấp, kể cả vùng hoạt lò phản ứng, vốn cần được kiểm soát
khi vận hành, được cung cấp ở dạng online, về các thông số còn lại – theo yêu cầu.

Theo các chỉ số của СВРК, những thông số vật lý-nhiệt quan trọng để bảo đảm an
toàn sau đây của vùng hoạt được kiểm soát:

– công suất nhiệt;


– nhiệt độ chất tải nhiệt ở đầu ra BNL;
– các hệ số không đồng đều phân bố tỏa năng lượng theo BNL (Kq), theo thể
tích (Kv), theo chiều cao (Kz), theo thanh nhiên liệu (Kr) và theo tỏa nhiệt
tuyến tính của thanh nhiên liệu (K0) (СВРК WWER-1000);
– các dự trữ trước khủng hoảng trao đổi nhiệt (СВРК WWER-1000);
– ophset (СВРК WWER-1000).

Công suất nhiệt của vùng hoạt được tính theo các thông số của các vòng sơ cấp và
thứ cấp. Trong trường hợp tính theo vòng sơ cấp

N t = ∑ Q j ( iвых − iвх ). (9.5.1)


j

ở đây, Nt - công suất nhiệt của vùng hoạt; j – số nhánh; Qj – lưu lượng chất tải
nhiệt trong nhánh, được tính theo đặc tính cột áp của máy bơm tuần hoàn chính Q
= f(∆PГЦН); iвх ,iвых – nhiệt hàm riêng của chất tải nhiệt, được tính theo sự phụ
thuộc theo hàm i = f (t, P) có trong chương trình.

Trong trường hợp tính theo vòng thứ cấp

N t = ∑ Q j ( iпара − iп.в ), (9.5.2)


j

ở đây, j – số nhánh; Qj – lưu lượng nước cấp vào bình sinh hơi; iвх ,iвых – nhiệt
hàm riêng của hơi và nước cấp bình sinh hơi thứ i.

Cần lưu ý rằng, độ chính xác tính toán công suất theo các thông số vòng thứ cấp
cao hơn so với tính toán theo vòng sơ cấp. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng cho các
chế độ tĩnh, bởi vì trong thuật toán để tính theo vòng thứ cấp đã lấy lưu lượng hơi
119
và lưu lượng nước cấp bằng nhau. Trong các quá trình chuyển tiếp, đẳng thức này
có thể bị phá vỡ trong một khoảng thời gian ngắn, tương đương với khoảng thời
gian đổi mới thông tin, điều này có thể dẫn đến sai số của chỉ số công suất tính
theo vòng thứ cấp.

Các hệ số không đồng đều phân bố tỏa năng lượng được tính toán trên cơ sở các
chỉ số của КНИ và thiết bị kiểm soát nhiệt độ. Số cảm biến và các thuật toán để
tính các hệ số trong СВРК WWER-1000, WWER-440 được chọn xuất phát từ các
đặc điểm kết cấu của vùng hoạt. Các hệ thức cơ bản và các phương pháp tính toán
sau đây được sử dụng trong các thuật toán:

Kq – hệ số không đồng đều tỏa năng lượng theo BNL

N qmax
Kq = , (9.5.3)
N ср.BNL

ở đây, Nqmax , N ср.BNL – công suất cực đại và trung bình của BNL trong vùng hoạt.

Đối với các BNL có thùng chứa của WWER-440, K qi được tính toán trên cơ sở đo
nhiệt độ trực tiếp ở đầu ra BNL, bởi vì trong trường hợp đó nhiệt độ chất tải nhiệt
đo được có liên quan một cách đơn trị với công suất BNL. Giả sử lưu lượng trong
BNL là như nhau, có thể thấy

∆tqi
K qi = 0,97 , (9.5.4)
∆tа.з

ở đây, ∆tqi – mức tăng nhiệt của chất tải nhiệt ở BNL thứ i; ∆tа.з – mức tăng nhiệt
của vùng hoạt; 0,97 – hệ số, tính đến dòng chảy ngoài vùng hoạt.

СВРК WWER-440 kiểm soát nhiệt độ chất tải nhiệt ở đầu ra của ~ 190 BNL,
nghĩa là, > 50% vùng hoạt. Bởi vì mẻ nhiên liệu của vùng hoạt được chọn với
hình quạt đối xứng không dưới 600, có thể khẳng định rằng, sự phân bố tỏa năng
lượng được kiểm soát trong toàn bộ vùng hoạt, ngoại trừ các BNL điều chỉnh và
một số BNL ở biên, và

∆t max
K q = 0,97 . (9.5.5)
∆tа.з

Đối với các BNL không có thùng chứa của WWER-1000, phương pháp trên đây
không áp dụng được, bởi vì không thể đồng nhất các số đo nhiệt độ ở đầu ra BNL

120
với công suất của nó do có các dòng chảy ngang giữa các BNL. Nhiệt độ đo được
trong trường hợp này chỉ cho biết sự phân bố tỏa năng lượng một cách định tính.

Trong СВРК WWER-1000, trên cơ sở các chỉ số của các cảm biến КНИ, sự phân
bố tỏa nhiệt theo không gian toàn bộ vùng hoạt được khôi phục. Muốn vậy, СВРК
được trang bị đủ số lượng các kênh КНИ – 64. Khi tính đến tính đối xứng của
vùng hoạt WWER-1000 (hầu như hình quạt đối xứng luôn luôn là 300), số lượng
đó là đủ để xác định sự phân bố không gian các nơtron cả theo chiều phẳng, cả
theo chiều cao. Sự phân bố không gian nơtron được chuyển đổi thành sự phân bố
năng lượng theo các thuật toán có sử dụng các số liệu tính toán về trạng thái nhiên
liệu trong quá trình cháy, vốn đã được đặt ra trong chương trình. Trong khi đó, sự
phân bố năng lượng được định mức cho một đơn vị và cho công suất tổng thể của
vùng hoạt, được СВРК tính toán. Kết quả là có được sự phân bố không gian tỏa
năng lượng tương đối và tuyệt đối, trên cơ sở đó tính toán được các hệ số không
đồng đều tỏa năng lượng, trong đó có Kq.

Kv, Kz – các hệ số không đồng đều phân bố tỏa năng lượng theo thể tích và chiều
cao. Khi tính toán chúng, tất cả các BNL của vùng hoạt được chia một cách ước lệ
theo chiều cao thành một số bằng nhau các đoạn như nhau – các thể tích. Tỷ lệ
phân bố tỏa năng lượng giữa các thể tích chịu tải cực đại và trung bình theo thể
tích toàn vùng hoạt xác định

N vmax
Kv = . (9.5.6)
N v ,ср

Để xác định Kz, sự phân bố tỏa năng lượng tương đối trong từng BNL được tính
theo công thức

N vimax
K zi = . (9.5.7)
N vi ,ср

ở đây, N vimax – thể tích có phân bố tỏa năng lượng cực đại trong BNL thứ i; N vi ,ср –
tỏa năng lượng trung bình theo thể tích BNL thứ i.

Giá trị cực đại xác định Kz, nghĩa là, maxK zi = K z .

Từ các định nghĩa nói trên suy ra

K v = max(K zi K qi ).

121
Trong СВРК WWER-440 chỉ có 11 BNL được trang bị КНИ, do đó chỉ có thể đo
được sự phân bố tỏa năng lượng tương đối K zi của 11 BNL. Rõ ràng là số đó
không đủ để xác định các hệ số thực Kv và Kz trong mẻ nhiên liệu. Nhưng, kinh
nghiệm vận hành cho thấy, với tổng các phép đo K qi thì vẫn đủ để so sánh sự phân
bố tỏa năng lượng tính toán và thực tế trong vùng hoạt và kết luận về khả năng vận
hành an toàn.

Trong СВРК WWER-1000, việc tính toán Kv quy về việc lựa chọn mức tỏa năng
lượng tương đối cực đại từ sự phân bố tỏa năng lượng tương đối trong không gian.
Sử dụng tỏa năng lượng tương đối dễ dàng tính toán cả Kz.

Kr, K0 – các hệ số không đồng đều tỏa năng lượng theo các thanh nhiên liệu và
theo chiều dài thanh nhiên liệu:
max
N thanh
Kr = . (9.5.8)
N thanh,ср

ở đây, N thanh
max
, N thanh,ср – tương ứng, công suất cực đại và trung bình của thanh nhiên
liệu trong vùng hoạt;

Nlmax
K0 = , (9.5.9)
Nlcp

ở đây, Nlmax , Nlcp – tương ứng, tỏa năng lượng cực đại và trung bình trên một đơn
vị chiều dài của thanh nhiên liệu.

Kr và K0 được tính từ các hệ thức

K r = max(K qi K ki ); K 0 = max(K ri K zi ),

ở đây, K ki – độ không đồng đều tỏa năng lượng tương đối theo các thanh nhiên liệu
và BNL.

Ở WWER-440 không kiểm soát Kr và K0. Các hệ số này chỉ được sử dụng trong
các dữ liệu để tính toán.

Tỏa năng lượng tuyến tính trung bình trong các thanh nhiên liệu WWER-1000 cao
hơn nhiều so với trong các thanh nhiên liệu WWER-440, vì vậy việc kiểm soát Kr
và K0 là cần thiết. Trong các thuật toán СВРК WWER-1000, chúng đã được tính
toán trước theo các hệ thức trên, mặc dù chúng cũng không được kiểm soát trực

122
tiếp khi vận hành. K0 được sử dụng để tính toán dự trữ trước khủng hoảng trao đổi
nhiệt theo công suất.

Dự trữ trước khủng hoảng ∆Tкр theo nhiệt độ được tính theo hệ thức

∆Tкр = Tнас − Tmax , (9.5.10)

ở đây, Tнас – nhiệt độ bão hòa, tương ứng với áp suất trong vùng hoạt; Tmax – nhiệt
độ cực đại ở đầu ra BNL.

Dự trữ công suất trước khủng hoảng được xác định theo công thức

N lmax
∆Qкр = , (9.5.11)
N lcp K 0

ở đây, Nlmax – tỏa năng lượng tuyến tính cực đại cho phép theo các điều kiện khủng
hoảng sôi, được tính theo các hệ thức kinh nghiệm.

Ophset dọc trục δ W được xác định

δ W = ⎡⎣( ∆WH − ∆WB ) / ( ∆WH + ∆WB ) ⎤⎦ 100%, (9.5.12)

ở đây, ∆WH , ∆WB – tương ứng, tỏa năng lượng ở nửa dưới và nửa trên của vùng
hoạt.

Sự sai lệch của ophset khỏi giá trị tương ứng với hệ thức cân bằng tĩnh của công
suất và nồng độ iốt và xenon (0 – 10%) chứng tỏ sự có mặt của các dao động
xenon. Ophset được tính toán trong СВРК từ phân bố tỏa năng lượng trong không
gian.

АКНП. Ngày nay, trong vận hành có hai mô hình АКНП: АКНП-3 và АКНП-7.
АКНП-7 có một số thế hệ.

Các АКНП có thể khác nhau về chất lượng và độ nhạy của các cảm biến, về các
phương tiện khác nhau để xử lý và phản ánh thông tin, nhưng những nguyên tắc
kỹ thuật để đo đạc và xử lý thông tin, cũng như liên lạc với các hệ thống điều
khiển của chúng thì giống nhau.

АКНП bao gồm:

– các cảm biến đo dòng nơtron;

123
– các phương tiện kỹ thuật xử lý các tín hiệu đo đạc;
– các phương tiện phản ánh thông tin được lắp đặt ở vị trí làm việc của nhân
viên vận hành БЩУ;
– các phương tiện kỹ thuật đo độ phản ứng;
– hệ thống tự động kiểm soát khi thay đảo nhiên liệu (СКП). Trong các
АКНП-7 thế hệ cuối, các chức năng của nó được liên kết trong sơ đồ
chung;
– hệ thống tự động của bảng điều khiển dự phòng (РЩУ).

Các cảm biến, ngoại trừ các cảm biến СКП АКНП-3 và các АКНП-7 thế hệ đầu,
được bố trí trong các kênh của thiết bị bảo vệ khô, vốn được lắp đặt trong tấm
ngăn sau khi mở lò phản ứng. Dòng nơtron trong thiết bị bảo vệ khô nhỏ hơn 104
lần so với trong lò phản ứng, vì vậy khi không có các cảm biến đủ độ nhạy trong
các АКНП thế hệ đầu để kiểm soát dòng nơtron khi thay đảo nhiên liệu, người ta
sử dụng các cảm biến xách tay đặt ở vị trí gần vùng hoạt nhất. Trong các АКНП-7
thế hệ gần đây dùng để kiểm soát các dòng nơtron nhỏ, người ta sử dụng các cảm
biến độ nhạy cao và không còn cần dùng các cảm biến xách tay nữa.

Dải đo được của dòng nơtron vào khoảng 10-3 – 109 n/(cm2.s), tương ứng với dải
công suất 10-10 – 100% công suất định mức. Để bảo đảm độ chính xác đo đạc chấp
nhận được trong dải rộng như vậy, dải này được chia thành các khoảng, trong mỗi
khoảng sử dụng những cảm biến có độ nhạy tương xứng. Việc chia thành các
khoảng đo trong các АКНП thế hệ đầu và thế hệ cuối khác nhau không nhiều,
nhưng sự khác biệt kỹ thuật không thuộc nguyên tắc đó có liên quan đến việc sử
dụng các cảm biến hoàn thiện hơn. Trong cả hai trường hợp, việc chia khoảng đo
đều tương ứng với các trạng thái vật lý cơ bản của lò phản ứng:

– trạng thái dưới tới hạn khi thay đảo nhiên liệu;
– đưa lò phản ứng vào trạng thái tới hạn;
– hoạt động phát công suất của lò phản ứng.

Để đo các dòng nơtron nhỏ, khi không thể nhận được tín hiệu dòng ổn định, người
ta sử dụng các ống đếm phóng điện và các buồng phân hạch hoạt động trong chế
độ xung. Việc chuyển các buồng phân hạch sang chế độ dòng là có thể khi tăng
dòng đến ~ 104 n/(cm2.s), tương ứng với mức công suất ~ 10-3% công suất định
mức. Các khoảng đo trùm nhau không dưới một bậc.

Các cảm biến, mà số đo của chúng được sử dụng để tạo ra các tín hiệu khẩn cấp,
được dự phòng theo các yêu cầu an toàn.

Các phương tiện kỹ thuật xử lý:

124
– chuyển đổi các tín hiệu xung và dòng thành các tín hiệu số, tỷ lệ với công
suất;
– tính toán chu kỳ thay đổi công suất;
– tạo ra các tín hiệu khẩn cấp phù hợp với mức đặt cho trước theo chu kỳ và
công suất, được truyền vào СУЗ và hệ thống phát tín hiệu;
– tạo ra tín hiệu điều khiển trong thiết bị điều chỉnh công suất tự động (APM)
khi nó hoạt động trong chế độ N – chế độ duy trì công suất đã cho;
– tạo ra tín hiệu điều khiển kết thúc giảm tải (đạt đến công suất đã cho) trong
cơ cấu giảm tải và hạn chế công suất (POM);
– truyền các số liệu về công suất và chu kỳ thay đổi của nó vào các phương
tiện phản ánh thông tin và СВРК.

Cần lưu ý rằng, không được đánh đồng một cách đơn trị tín hiệu số suy từ công
suất theo tỷ lệ với công suất lò phản ứng, nghĩa là sau khi đã hiệu chỉnh nó một lần
không được sử dụng nó trong suốt thời gian vận hành АКНП. Có điều đó là do
dòng nơtron đo được được xác định bởi dòng trong khối phản xạ. Giá trị tuyệt đối
của nó, ngoài công suất lò phản ứng, phụ thuộc vào nồng độ axit boric trong chất
tải nhiệt, vị trí của nhóm điều chỉnh, dòng nơtron trong các BNL vùng biên, nghĩa
là vào các thông số, vốn có thể thay đổi trong các giới hạn nhất định khi công suất
cố định ở một mức. Các thông số kể trên có thể thay đổi cả khi chuyển từ vận hành
mẻ nhiên liệu này sang mẻ khác, cả trong thời gian hoạt động của một mẻ nhiên
liệu.

Để tránh sai số trong các chỉ số công suất theo АКНП, cần phải định kỳ hiệu chỉnh
АКНП theo các chỉ số của СВРК, điều này được thực hiện cả trong khi vận hành.
Hiệu chỉnh lần đầu được tiến hành sau khi đưa lò phản ứng vào trạng thái tới hạn
và đạt đến công suất ~ 10% công suất định mức, sau đó hiệu chỉnh theo tiến trình
xuất hiện sai lệch.

Mặc dù có bất tiện về công nghệ như vậy, nhưng công suất đo được theo dòng
nơtron vẫn được sử dụng trong các tín hiệu khẩn cấp chủ yếu có liên quan đến an
toàn hạt nhân – theo mức tăng công suất và mức giảm chu kỳ tăng công suất cả
trong các phương tiện điều khiển công suất tự động khác. Điều đó được thực hiện
bởi vì tín hiệu theo công suất nơtron ít trễ hơn cả, còn các sai số khi cố định trạng
thái cuối cùng của lò phản ứng nằm trong các giới hạn cho phép và dễ dàng được
các nhân viên vận hành hiệu chỉnh.

Các phương tiện kỹ thuật đo độ phản ứng trong các mô hình vận hành АКНП
không được nối kết vào sơ đồ chung và chúng hoạt động tự động, sử dụng các cảm
biến riêng. Trong các phương tiện kỹ thuật kể trên, phương trình động học trong

125
mô hình điểm có tính đến sáu nhóm nơtron trễ được giải, và trên bảng tín hiệu có
thông tin về độ phản ứng của vùng hoạt, cần thiết cho nhân viên vận hành trong
các chế độ chuyển tiếp. Độ phản ứng cũng được đo bằng thực nghiệm. Cần lưu ý
rằng, việc đo độ phản ứng âm bằng các phương tiện kể trên chỉ có thể thực hiện
được khi có dòng nơtron thay đổi, nghĩa là, chúng không xác định mức độ trạng
thái dưới tới hạn của lò phản ứng đã dừng.

Hệ thống tự động kiểm soát thay đảo nhiên liệu (СКП) được sử dụng trong phần
lớn các tổ máy WWER. Các cảm biến của nó, như đã nói, được lắp đặt trong tấm
ngăn của lò phản ứng. Các phương tiện kỹ thuật để chuyển đổi tín hiệu và phản
ánh thông tin được lắp ở vị trí, mà ở đó tín hiệu đã chuyển đổi được truyền đến
trạm điều khiển trung tâm thành tín hiệu âm thanh. Lưu ý rằng, việc kiểm soát
thường xuyên trạng thái lò phản ứng khi đưa nó vào mức kiểm soát tối thiểu
(МКУ) được bảo đảm khi dòng trong thiết bị bảo vệ khô là ~ 10 n/(cm2.s), tương
ứng công suất ~ 10-6% Nном, hệ thống này cần bảo đảm kiểm soát trạng thái vùng
hoạt khi công suất < 10-6% Nном, khi mà vùng hoạt nằm sâu dưới tới hạn. Rõ ràng,
việc đánh giá công suất, thậm chí gần đúng nhất, nhờ СКП là không thể, bởi vì
không thể hiệu chỉnh được các cảm biến. Kết luận về độ an toàn của trạng thái
vùng hoạt được đưa ra trên cơ sở thay đổi các chỉ số của nó, vốn giảm đi hoặc tăng
lên theo tiến trình dỡ hoặc nạp nhiên liệu vùng hoạt.

Hệ thống tự động của bảng điều khiển dự phòng (РЩУ) trùng với hệ thống chính
của АКНП, với khối lượng được quy định trong các tài liệu định mức, cho trường
hợp hỏng БЩУ.

Các câu hỏi cho mục


“Các hệ thống kiểm soát lò phản ứng”

1. Các hệ thống nào bảo đảm kiểm soát vùng hoạt? Các thông số nào được các hệ
thống đó kiểm soát?
2. Trong hệ thống nào các tín hiệu điều khiển cho APM và АЗ được tạo ra? Đó là
các tín hiệu nào và tại sao chúng được sử dụng?
3. Công suất lò phản ứng được đo như thế nào?
4. Tại sao các chỉ số АКНП cần được định kỳ hiệu chỉnh? Hiệu chỉnh các chỉ số đó
như thế nào?
5. Các thông số nào đặc trưng cho độ không đồng đều phân bố tỏa năng lượng trong
vùng hoạt? Chúng được đo như thế nào?

126
10. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐẶC TÍNH VẬT LÝ NƠTRON
VÀ VẬT LÝ NHIỆT CỦA VÙNG HOẠT WWER
10.1. Đặt nhiệm vụ khi lựa chọn kết cấu vùng hoạt WWER

Những đặc điểm kết cấu đã được xem xét trong chương trước của vùng hoạt và
các cấu thành của nó là kết quả của bài toán tối ưu để có được các đặc tính vật lý-
nơtron và vật lý-nhiệt, cho phép bảo đảm an toàn quá trình công nghệ và những
đặc tính kinh tế-kỹ thuật chấp nhận được, cụ thể là:

– dẫn thoát an toàn nhiệt năng khi lò phản ứng hoạt động ở công suất định
mức và trong các chế độ chuyển tiếp;
– chu trình nhiên liệu tối ưu về các chỉ số kinh tế-kỹ thuật khi vận hành lò
phản ứng;
– khả năng điều chỉnh công suất một cách an toàn và tin cậy trong mọi chế độ
công nghệ.

10.2. Bảo đảm an toàn khi dẫn thoát nhiệt khỏi vùng hoạt

An toàn tải nhiệt là ở việc làm nguội tin cậy các thanh nhiên liệu trong mọi chế độ,
kể cả sự cố, việc không cho phép tăng các dòng giới hạn và khủng hoảng sôi ở
những phần chịu tải lớn nhất. Trong trường hợp ngược lại, không tránh khỏi chí ít
là sự hư hại đáng kể vỏ bọc các thanh nhiên liệu, điều được xem như sự cố.

Nhiệm vụ được giải quyết theo từng giai đoạn:

– ở giai đoạn nghiên cứu kết cấu BNL, bằng những tính toán bán thực
nghiệm và bằng thực nghiệm xác định công suất toàn phần giới hạn của
mỗi BNL và công suất tuyến tính giới hạn của thanh nhiên liệu. Các đại
lượng đó quyết định lưu lượng định mức chất tải nhiệt và mức giảm có thể
của nó trong chế độ công nghệ kém thuận lợi nhất;
– trên cơ sở công suất giới hạn được phép đó của BNL và mức tỏa năng
lượng cục bộ giới hạn, tính toán các hệ số được phép của độ không đồng
đều phân bố tỏa năng lượng. Các giá trị nhận được là các giới hạn thiết kế
khi chọn các mẻ nhiên liệu;
– khi tính toán lựa chọn mẻ nhiên liệu, việc không cho phép vượt quá các
giới hạn thiết kế của độ không đồng đều tỏa năng lượng là điều kiện bắt
buộc khi vận hành ở công suất định mức. Nếu các giới hạn đó bị vi phạm,
công suất sẽ giảm so với định mức, tỷ lệ với mức lệch giới hạn;
– mức công suất khi vận hành được duy trì phù hợp với biểu đồ các chế độ,
mà trong đó, công suất được phép liên quan chặt chẽ với các hệ số không

127
đồng đều tỏa năng lượng và lưu lượng chất tải nhiệt qua vùng hoạt – với số
máy bơm tuần hoàn chính (ГЦН) đang hoạt động;
– trong giai đoạn vận hành, việc kiểm soát mức công suất, các hệ số không
đồng đều tối đa, cũng như dự trữ trao đổi nhiệt trước khủng hoảng ở những
phần chịu tải cao nhất được tiến hành theo СВРК. Sự phù hợp với tính toán
của phân bố tỏa năng lượng trong vùng hoạt nói chung (bảng 10.1) cũng
được phân tích định kỳ theo các số liệu của СВРК.

Cần nhấn mạnh rằng, các phương pháp tính toán các hệ số giới hạn hiện đang
được hoàn thiện, vì vậy trong các luận chứng có thể sử dụng các giá trị khác với
các giá trị đưa ra trên đây.

Bảng 10.1. Các giá trị giới hạn của các hệ số không đồng đều ở công suất định
mức

WWER-440 (cho vùng


Hệ số WWER-1000 hoạt có 36 thiết bị mô
phỏng)
Kq 1,35 1,29
Kv 1,9 –
Kz 1,49 –
Thanh nhiên Thanh nhiên liệu có
liệu gadolini
Kr 1,5 1,5 1,48
K0 2,24 1,79 1,94

Các câu hỏi cho mục


“Bảo đảm an toàn khi dẫn thoát nhiệt khỏi vùng hoạt”

1. Các giá trị giới hạn nào của các hệ số không đồng đều được kiểm soát khi vận
hành?
2. Ý nghĩa vật lý của “biểu đồ các chế độ” là gì?

10.3. Tối ưu hóa độ không đồng đều phân bố tỏa năng lượng của các mẻ
nhiên liệu

Để dễ thấy hơn, ta phân tích độ không đồng đều tỏa năng lượng của vùng hoạt
đồng nhất dạng trụ có các kích thước tương đương. Sự phân bố dòng nơtron Ф
theo bán kính trong vùng hoạt này có dạng hàm Bessel, theo chiều cao dòng phân
bố theo hàm cosin (xem phần I). Phân bố tỏa năng lượng Ψ ở giai đoạn đầu thời

128
hạn sử dụng đồng nhất với phân bố dòng nơtron (Ф), bởi vì Ψ ~ ΣfФ, ở đây, Σf
trong vùng hoạt đồng nhất, không phụ thuộc vào các tọa độ không gian.

Từ đó suy ra, điểm cực đại tỏa năng lượng của vùng hoạt nằm ở trung tâm của nó,
ngoài ra, Kr = 2,31, Kz = 1,57, K0 = 3,62, những giá trị đó cao hơn nhiều so với các
giá trị giới hạn (xem bảng 10.1).

Để giảm độ không đồng đều tỏa năng lượng đến các giá trị chấp nhận được của
các hệ số trong vùng hoạt WWER, người ta sử dụng chu trình nhiên liệu có tháo
dỡ một phần. Chu trình nhiên liệu này như sau:

– khi dừng lò phản ứng để thay đảo nhiên liệu sau khi đã khai thác hết dự trữ
độ phản ứng cho quá trình cháy, chỉ các BNL có độ cháy cao nhất là được
dỡ ra khỏi vùng hoạt;

– các BNL còn lại được sắp xếp lại chủ yếu theo nguyên tắc “cháy nhiều hơn
– gần trung tâm hơn”;
– xếp các BNL chưa sử dụng ở hàng biên. Tùy vào chu trình nhiên liệu mà
một số BNL chưa sử dụng được xếp ở những hàng cách xa biên, còn chỉ
một số nào đó được xếp xung quanh các BNL đã cháy;
– trong các mẻ nhiên liệu ổn định, tiếp sau một hai mẻ chuyển tiếp đầu tiên,
sử dụng các BNL được làm giàu như nhau. Trong các mẻ nhiên liệu chuyển
tiếp, quá trình cháy được mô hình hóa bằng việc sử dụng các BNL làm giàu
thấp hơn.

Rõ ràng, khi dịch chuyển vào gần trung tâm theo hướng dòng nơtron tăng dần, các
BNL đã cháy có tiết diện phân hạch nhỏ hơn, ta đã làm giảm tỏa năng lượng của
vùng trung tâm, bằng cách đó, ta làm giảm thêm độ không đồng đều.

Trong một số mẻ nhiên liệu, ở những ô nào đó của hàng biên người ta xếp những
BNL đã cháy, trong khi vẫn giữ nguyên số lượng các BNL chưa sử dụng được nạp
vào. Cách sắp xếp như vậy có một ý nghĩa vật lý khác, tinh tế hơn. Nó làm phức
tạp cách bố trí trong vùng hoạt, bởi vì nó dẫn đến giảm tải năng lượng của các
BNL vùng biên, mà mức tỏa năng lượng tương đối của chúng K qi nhỏ hơn 1, và
tăng tải cho vùng trung tâm vốn đã chịu tải cả khi không có nó. Tuy vậy, cần chú ý
đến vấn đề là, các BNL đã cháy được xếp trong vùng có nơtron nhiệt nhiều nhất,
nghĩa là, suy giảm các nơtron nhanh nhiều nhất. Kết quả là, mức chênh lệch các
nơtron nhanh ở biên giới vùng hoạt giảm đi, tương ứng với điều đó, sự thất thoát
chúng cũng giảm đi, điều này làm tăng dự trữ độ phản ứng cho quá trình cháy một

129
cách rõ rệt. Thời hạn sử dụng tăng lên khoảng 5 ngày hiệu dụng. (Ngày hiệu dụng
– thời gian hoạt động của lò phản ứng, được quy về công suất định mức).

Bảng 10.2. Các đặc tính của các chu trình nhiên liệu WWER

Chỉ số WWER-1000 WWER440

Số BNL được tháo dỡ 1/3 1/4 1/3 1/4


Độ làm giàu của các BNL bù, % 3,6 4,4 3,6 4,4
Thời gian hoạt động của mẻ nhiên liệu,
ngày hiệu dụng ~280 ~ 280 ~280 ~ 280

Ngày nay, được sử dụng rộng rãi hơn cả là chu trình nhiên liệu, trong đó khi thay
đảo nhiên liệu thì một phần ba các BNL được tháo dỡ. Đương nhiên là, để bảo
đảm thời hạn sử dụng cần thiết, trong trường hợp tháo dỡ phần nhỏ hơn của vùng
hoạt thì sử dụng các BNL bù có độ làm giàu lớn hơn.

Từ bảng 10.2 suy ra, thời gian hoạt động của mẻ nhiên liệu của các chu trình nhiên
liệu hiện nay vào khoảng ~ 280 ngày hiệu dụng. Khi КИУМ = 0,75 – 0,8 (КИУМ
– hệ số sử dụng công suất danh định), mà lò phản ứng được vận hành theo hệ số
đó, thời gian như vậy tạo ra chu trình theo năm. Vì vậy các chu trình nhiên liệu
được gọi là chu trình ba hoặc bốn năm. Ngày nay, đang nghiên cứu áp dụng các
chu trình có thời gian hoạt động của mẻ nhiên liệu tăng lên đến 350 ngày hiệu
dụng, điều này cho phép tăng cao КИУМ.

Các câu hỏi cho mục


“Tối ưu hóa độ không đồng đều phân bố tỏa năng lượng của các mẻ nhiên
liệu”

1. Điểm đặc biệt của chu trình nhiên liệu có tháo dỡ một phần là gì? Tại sao nó được
chọn cho WWER?
2. Sự khác nhau giữa chu trình ba bốn năm như thế nào?

10.4. Những đặc điểm của các đặc tính vật lý-nơtron WWER

Các hệ số độ phản ứng. Tính dễ điều chỉnh của WWER có liên quan đến tính ổn
định của vùng hoạt đối với các nhiễu loạn trong và ngoài. Đó là do, quan hệ phản
hồi kэф theo các thông số cơ bản – theo nhiệt độ chất tải nhiệt và công suất là âm,
nghĩa là, một sai lệch bất kỳ khỏi giá trị tĩnh nào của các thông số đó cũng gây ra
trong vùng hoạt sự nhiễu loạn hướng tới việc loại trừ nó.

130
Ta xét đồng thời các quan hệ kэф kèm theo các thông số công nghệ của vùng hoạt
và tác động của các hệ thống điều chỉnh lên kэф. Ta xét sự thay đổi các thông số
công nghệ cùng với các hiệu ứng tương ứng và các hệ số độ phản ứng.

Việc tính toán kэф, và tương ứng là các hệ số độ phản ứng, là phức tạp. Sau đây sẽ
trình bày quá trình tính toán và cả các phương pháp tính toán đó. Tuy vậy, việc lý
giải tính thực tiễn của các kết quả tính toán thì dễ dàng và dễ hiểu. Theo quan
điểm nghiệp vụ khi tính toán các dự trữ độ phản ứng, thì các hiệu ứng độ phản ứng
được xem như các hợp phần cộng được, bởi vì:

– kэф ban đầu được tính toán cho trạng thái lò phản ứng, mà ở đó nó gần bằng
1;
– các hiệu ứng độ phản ứng vốn độc lập. Mối quan hệ xuất hiện ở đâu, sẽ có
những giải trình tương xứng.

Để hiểu các cơ chế vật lý tạo nên các hiệu ứng độ phản ứng, ta xét sự thay đổi kэф
của mẻ nhiên liệu đầu tiên WWER-1000 NMĐHN Rovenski theo sự thay đổi của
các thông số công nghệ. Lấy điều kiện ban đầu là trạng thái lạnh ước lệ của vùng
hoạt, sau khi thay đảo nhiên liệu kèm theo việc rút tất cả các thanh СУЗ ra khỏi
vùng hoạt và nồng độ bor bằng 0. Hệ số tái sinh của trạng thái này của vùng hoạt
bằng 1,23 (trạng thái ước lệ, bởi vì trong thực tế, vùng hoạt có kэф = 1,23 – bom
nguyên tử. Nhưng để phân tích toán học các hiệu ứng độ phản ứng, ta giả định và
mong muốn như vậy, bởi vì khi đó, một cách trình diễn, ta có thể chia tách tối đa
các hiệu ứng độ phản ứng).

Như vậy, trạng thái ban đầu 1:

– vùng hoạt có nhiên liệu chưa sử dụng sau khi thay đảo;
– nhiệt độ chất tải nhiệt (và nhiên liệu) TH O = 200C;
2

– công suất lò phản ứng (N = 0);


– không có nhiễm độc Xe và Sm (NXe, NSm = 0);
– nồng độ axit boric CH BO = 0;
3 3

– tất cả các bộ phận điều chỉnh СУЗ ở phía trên;


– độ phản ứng ∆ρ = 18,6% (kэф = 1,23).

Ta tăng nhiệt độ chất tải nhiệt đến nhiệt độ làm việc trung bình 3000C – ta gia
nhiệt chất tải nhiệt. Nhiên liệu cũng được gia nhiệt đến nhiệt độ này. Trong quá
trình công nghệ này xuất hiện hiệu ứng nhiệt độ, có ảnh hưởng âm đến kэф và bao
gồm hai thành phần:

131
– hiệu ứng theo nhiệt độ của chất tải nhiệt ∆ρT ; H 2O

– hiệu ứng theo nhiệt độ của nhiên liệu ∆ρT . T

Hiệu ứng nhiệt độ âm theo nhiệt độ chất tải nhiệt được đưa vào thiết kế ngay từ
đầu bằng việc chọn kết cấu BNL. Tỷ số urani-nước của nó nhỏ hơn tỷ số tối ưu,
nghĩa là, một suy giảm bất kỳ nào của tỷ số urani-nước cũng làm giảm kэф, điều
thật ra là cũng xảy ra khi tăng nhiệt độ và tương ứng là giảm khối lượng riêng chất
tải nhiệt – nước.

Hiệu ứng nhiệt độ theo nhiên liệu trong khoảng 20 – 3000C – hiệu ứng đáng kể
hơn cả trong số các hiệu ứng độ phản ứng – ∆ρT = – 3,8%.

Cần lưu ý rằng, sự phụ thuộc của hiệu ứng nhiệt độ toàn phần vào nhiệt độ là
không tuyến tính. Trên hình 10.1 thấy rằng, hiệu ứng nhiệt độ vi phân ∂ρ / ∂T tăng
lên về giá trị tuyệt đối khi tăng nhiệt độ trong chất tải nhiệt. Điều đó có nghĩa là,
việc giảm kэф khi tăng nhiệt độ, giả sử, lên 200C trong khoảng 250 – 2700C sẽ
đáng kể hơn so với trong khoảng 100 – 1200C.

Ta cố định trạng thái 2:

– nhiệt độ chất tải nhiệt (và nhiên liệu) TH O = 3000C;


2

– công suất lò phản ứng N = 0;


– không có nhiễm độc Xe và Sm (NXe, NSm = 0);
– nồng độ axit boric CH BO = 0;
3 3

– tất cả các bộ phận điều chỉnh СУЗ ở phía trên.

Độ phản ứng giảm đi một lượng bằng hiệu ứng nhiệt độ và vào khoảng 14,8% (kэф
= 1,17).

132
Hình 10.1. Sự phụ thuộc của hiệu ứng nhiệt độ toàn phần vào nhiệt độ

Ta tăng công suất lò phản ứng đến định mức. Nhiệt độ các thanh nhiên liệu cũng
tăng cùng công suất, mà vẫn bảo đảm mức chênh lệch nhiệt độ nhiên liệu-chất tải
nhiệt vốn tỷ lệ với dòng nhiệt. Việc tăng nhiệt độ nhiên liệu cũng làm giảm kэф. Đó
là do hiệu ứng Dopler đã biết (xem mục 2.7) – do giảm xác suất tránh bắt cộng
hưởng. Trong thực tế, hiệu ứng đó được gọi là hiệu ứng công suất ∆ρN = – 1,2%.
Sự phụ thuộc của nó vào công suất cũng không tuyến tính. Nhưng khác với hiệu
ứng nhiệt độ vi phân là ∂ρ / ∂N giảm đi khi tăng công suất N.

Cần lưu ý rằng, hiệu ứng công suất có ảnh hưởng thuận lợi đến độ không đồng đều
phân bố tỏa năng lượng, bởi vì nó làm giảm dòng nơtron trong phần thanh nhiên
liệu có nhiệt độ cao nhất, nghĩa là, làm giảm cả tỏa năng lượng ở đó. Ảnh hưởng
đó đáng kể và quan trọng như một yếu tố tự điều chỉnh của vùng hoạt.

Ta cố định trạng thái 3:

– nhiệt độ trung bình chất tải nhiệt TH O = 3000C;


2

– công suất lò phản ứng N = 100%;


– không có nhiễm độc Xe và Sm (NXe, NSm = 0);
– nồng độ axit boric CH BO = 0;
3 3

– tất cả các bộ phận điều chỉnh СУЗ ở phía trên;

Độ phản ứng giảm đi một lượng bằng hiệu ứng công suất và vào khoảng 13,6%
(kэф = 1,16).

Vận hành lò phản ứng phát công suất bắt đầu một cách ước lệ. 235U cháy, xuất
hiện các sản phẩm phân hạch, các nguyên tố nào đó của chúng có tiết diện hấp thụ
đáng kể. Cả hai quá trình đều làm giảm kэф. Theo những nguyên nhân đã biết,
trong số các nguyên tố của sản phẩm phân hạch có xenon và samari. Nồng độ cân
bằng của xenon đạt được trong vòng ~ 1,5 ngày. Một cách ước lệ ta cho rằng, nó
đạt được ngay sau khi nâng công suất. Hiệu ứng nhiễm độc tĩnh xenon là đáng kể.
Nó phụ thuộc vào mức công suất, mà ở đó nồng độ cân bằng đạt được. Ở công
suất định mức ∆ρXe = – 2,9%.
Ta cố định trạng thái 4:
– nhiệt độ trung bình chất tải nhiệt TH O = 3000C;
2

– công suất lò phản ứng N = 100%;


– có nhiễm độc Xe, tương đương nhiễm độc tĩnh;
– không có nhiễm độc Sm;

133
– nồng độ axit boric CH BO = 0; 3 3

– tất cả các bộ phận điều chỉnh СУЗ ở phía trên;


Độ phản ứng của vùng hoạt giảm đi một lượng bằng nhiễm độc tĩnh xenon và vào
khoảng 10,7% (kэф = 1,12).

Nồng độ cân bằng samari đạt được trong khoảng gần 10 ngày. Một cách ước lệ ta
cho rằng, điều đó đã xảy ra vào lúc đầu thời hạn sử dụng. Độ phản ứng âm mà
samari đem lại vào khoảng – 0,6%.
Ta cố định trạng thái 5:
– nhiệt độ trung bình chất tải nhiệt TH O = 3000C; 2

– công suất lò phản ứng N = 100%;


– có nhiễm độc Xe và Sm, tương đương nhiễm độc tĩnh;
– nồng độ axit boric CH BO = 0; 3 3

– tất cả các bộ phận điều chỉnh СУЗ ở phía trên;


Độ phản ứng của vùng hoạt giảm đi một lượng bằng nhiễm độc tĩnh samari và vào
khoảng 10,1% (kэф = 1,11).

10,1% còn lại là dự trữ độ phản ứng cho quá trình cháy. Nó cần được điều hòa
bằng các thanh của nhóm công tác số 10, được đưa vào vùng hoạt khoảng 50 –
100 cm từ phía trên, và bằng axit boric. Các thanh của nhóm số 10 ở vị trí làm việc
điều hòa được ~ 0,1%, 10% còn lại – axit boric. Độ hiệu dụng của axit boric ở
3000C vào khoảng ∂ρ / ∂CH BO = 1,9% / g H BO / kg H O . Cкр = 10% /1,9% = 5,3 g/kg
3 3 3 3 2

(độ hiệu dụng của axit boric ở đây lấy theo tính toán).

Trạng thái cuối cùng – vùng hoạt có nhiên liệu chưa sử dụng sau khi thay đảo,
0
TH O = 300 C, N = 100%; Xe – đạt đến mức nhiễm độc tĩnh, Sm – đạt đến mức
2

nhiễm độc tĩnh, CH BO = 5,3 g/kg, H1 – 9 – các nhóm 1 – 9 OP СУЗ được kéo ra
3 3

ngoài, H10 – 180 cm từ phía dưới vùng hoạt, ∆ρ = 0, kэф = 1.


Bảng 10.3. Các hiệu ứng độ phản ứng của tổ máy số 1 NMĐHN Rovenski
WWER-1000 và tổ máy số 4 NMĐHN Novovoronhet WWER-440

Vùng hoạt ∆ρT ∆ρN ∆ρXe ∆ρSm ∆ρ*cho quá trình cháy

WWER-1000 0,6
3,8 1,2 2,9 10,1
WWER-440 0,6
3,7 1,6 2,5 9,3

*
không tính độ phản ứng được điều hòa nhờ chất hấp thụ cháy

134
Trong ví dụ trên đây đã tập hợp tất cả các hiệu ứng độ phản ứng có ý nghĩa thực tế
khi điều chỉnh cho tất cả các WWER. Các giá trị so sánh của chúng được đưa ra
trong bảng 10.3. Đối với một chu trình nhiên liệu được chọn, chúng thay đổi
không đáng kể theo từng mẻ nhiên liệu, nhưng nếu thay đổi chu trình nghĩa là thay
đổi độ làm giàu nhiên liệu thì những thay đổi có thể lên đến 15 – 20%.

Sự phụ thuộc hiệu ứng nhiệt độ vào nồng độ axit boric. Như đã nói, tồn tại một
hiệu ứng, không cho phép nâng nồng độ axit boric trong chất tải nhiệt quá ~ 7,5
g/kg H2O khi lò phản ứng đã được đưa vào trạng thái tới hạn. Hiệu ứng này là ở
chỗ, hệ số vi phân của độ phản ứng theo nhiệt độ chất tải nhiệt ∂ρ / ∂T phụ thuộc
vào nồng độ axit boric: khi tăng nồng độ từ 0 đến 7,5 g/kg trong vùng nhiệt độ 260
– 3000C thì ∂ρ / ∂T âm tuyệt đối giảm xuống 0. Khi tiếp tục tăng nồng độ, đại
lượng ∂ρ / ∂T trở nên dương. Trong trường hợp đó, vùng hoạt mất quan hệ phản
hồi âm theo nhiệt độ chất tải nhiệt, quan hệ này đưa vùng hoạt trở lại trạng thái
ban đầu khi có sai lệch nhiệt độ ngẫu nhiên, và vùng hoạt trở thành không ổn định
và khó điều khiển.

Bản chất vật lý của hiệu ứng vốn đơn giản. Khi tăng nhiệt độ chất tải nhiệt chứa
axit boric, kэф thay đổi theo hai yếu tố: một mặt, giảm tương ứng với hiệu ứng
nhiệt độ “sạch” đã xét, mặt khác, tăng do hiện tượng, khi nóng lên nồng độ thể tích
của axit boric giảm đi vì giảm khối lượng riêng chất tải nhiệt, và tương ứng là,
giảm Σa – tiết diện hấp thụ vĩ mô của chất tải nhiệt. Phần đóng góp dương vào kэф
phụ thuộc vào nồng độ axit boric trong chất tải nhiệt: nồng độ càng lớn, thì nó
được đưa vào càng lớn khi giảm khối lượng riêng chất tải nhiệt, mức tăng tương
ứng của kэф càng đáng kể.

Ở nồng độ nhất định (~ 7,5 g/kg) các hợp phần biến đổi âm và dương dung hòa
nhau, và ∂ρ / ∂T = 0. Khi nồng độ lớn hơn nồng độ đó thì ∂ρ / ∂T > 0, nhỏ hơn thì
∂ρ / ∂T < 0. Nồng độ axit boric cực đại đạt được khi khởi động lò phản ứng ngay
sau lúc thay đảo nhiên liệu. Các mẻ nhiên liệu được chọn có tính đến yêu cầu rằng,
trong trạng thái đó thì ∂ρ / ∂T < 0. Khi khởi động lò phản ứng, hệ thức đó được
duy trì bằng thực nghiệm.

Nhiễm độc tĩnh và nhiễm độc không ổn định do xenon và samari. Sự thay đổi
các đặc tính vật lý-nơtron của WWER do nhiễm độc xenon và samari tĩnh và
không ổn định tương ứng với mô tả đã được trình bày trong phần I. Độ sâu hố iốt
cực đại WWER-1000 vào khoảng ~ 3,7%, WWER-440 ~ 4,5%. Nhiễm độc không
ổn định do samari thấp hơn nhiều – ~ 0,5 – 0,7%.

135
Các dao động xenon. Trong vùng hoạt WWER, kích thước của nó lớn hơn nhiều
so với diện tích vận chuyển M2, có thể xuất hiện sự phân bố lại tạm thời theo
không gian của quá trình tỏa năng lượng, vốn được gọi là các dao động xenon.
Các dao động xenon xuất hiện trong các quá trình, do chúng mà cân bằng không
gian của dòng nơtron và nồng độ iốt và xenon bị vi phạm. Nguyên nhân xuất hiện
các dao động là ở sự tồn tại quan hệ phản hồi dương giữa dòng nơtron và hợp
phần xenon của độ phản ứng, vốn bộc lộ khi mà các phần nào đó của vùng hoạt ít
có liên quan với quá trình khuếch tán qua lại của các nơtron.

Xét cơ chế của quá trình trong ví dụ xuất hiện các dao động do giảm đột ngột công
suất WWER-1000, ví dụ, do giảm tải cấp tốc. Khi giảm công suất xuống 30%
Nном, tỏa nhiệt trung bình và dòng nơtron trung bình giảm đi khoảng 3 lần, nhưng
bởi vì nhóm điều chỉnh của các bộ phận СУЗ nằm ở độ sâu 50 – 70%, nên mức
suy giảm của dòng trong các phần trên và dưới của nó sẽ bằng: trong phần trên nó
giảm khoảng 4 lần, trong phần dưới – 2 lần. Trong cả hai phần, nồng độ xenon bắt
đầu tăng lên. Vì dòng nơtron giảm đi so với cân bằng, nên sự tích tụ xenon trong
phần trên sẽ diễn ra mạnh hơn rất nhiều, điều này dẫn đến suy giảm tiếp tục dòng
nơtron. Trong khi đó, sẽ giảm cả tỏa nhiệt, và tương ứng là, giảm tốc độ sinh ra
các hạt nhân tiền thân của xenon – iốt, nghĩa là sẽ có thêm cơ sở cho quá trình
ngược.

Trong phần dưới của vùng hoạt, quá trình ngược lại sẽ phát triển. Bởi vì nhờ các
bộ phận điều chỉnh mà công suất được duy trì ở một mức, nên dòng nơtron trung
bình tăng lên. Sự gia tăng của nó gây ra tăng mạnh quá trình cháy xenon, trong khi
vẫn bảo đảm quá trình chuyển nhanh từ vùng nhiễm độc xenon không ổn định
sang vùng giải nhiễm không ổn định. Khi đó, cũng như trong phần trên, sẽ có
thêm cơ sở cho quá trình ngược: giảm tỏa năng lượng, và tương ứng là, giảm hiệu
xuất (suất ra) của iốt. Quá trình ngược bắt đầu do giảm nồng độ xenon ở phần trên
vì giảm nồng độ iốt và tăng nồng độ xenon ở phần dưới vì tăng nồng độ iốt.

Như đã nói, khả năng xuất hiện các dao động xenon có liên quan đến kích thước
vùng hoạt. Trong WWER-440, chúng không xuất hiện. Trong WWER-1000 có thể
có các dao động xenon dọc trục. Chu kỳ các dao động được xác định bởi các chu
kỳ bán rã 135I và 135Xe và vào khoảng ~ 30 h, biên độ dao động phụ thuộc vào
nhiễu loạn ban đầu. Nhờ có СВРК theo ophset mà kiểm soát được sự có mặt và độ
lớn biên độ các dao động.

136
Các câu hỏi cho mục
“Những đặc điểm của các đặc tính vật lý-nơtron WWER”

1. Các hiệu ứng độ phản ứng WWER có liên quan đến các thông số công nghệ của
nó như thế nào?
2. Dự trữ độ phản ứng cho quá trình cháy là gì? Nó được điều hòa bằng gì?
3. Các giá trị bằng số của các hiệu ứng chủ yếu là bao nhiêu? Giá trị nào trong số đó
là lớn hơn cả?
4. Tại sao đối với vùng hoạt WWER không cho phép trạng thái tới hạn có nồng độ
axit boric quá 7,5 g/kg?
5. Hệ số nhiệt độ vi phân phụ thuộc vào nồng độ axit boric như thế nào và tại sao?
6. Nhiễm độc xenon khi giảm nhanh và tăng phụ tải thay đổi như thế nào và tại sao?
7. Trong những điều kiện nào xuất hiện những dao động xenon và đó là gì?

10.5. Điều chỉnh

Khi vận hành WWER, các hệ thống điều chỉnh thực hiện những chức năng sau
đây:

– điều chỉnh linh hoạt công suất, kể cả giảm tải tự động lò phản ứng khi có
các sai phạm công nghệ;
– dừng khẩn cấp (khởi động thiết bị bảo vệ khẩn cấp) khi có các sai phạm
công nghệ quá giới hạn;
– chuyển vào và duy trì chế độ dưới tới hạn vùng hoạt lò phản ứng (khi cần,
trong bất kỳ thời điểm nào của thời hạn sử dụng, ở bất kỳ giá trị nào của
các thông số);
– điều hòa dự trữ độ phản ứng cho quá trình cháy và các hiệu ứng khác của
độ phản ứng;
– đưa lò phản ứng vào mức công suất được kiểm soát tối thiểu (МКУ).

Điều chỉnh linh hoạt công suất. Quá trình này bảo đảm:

– duy trì mức công suất tĩnh (ổn định) của lò phản ứng;
– chuyển lò phản ứng theo kế hoạch từ một mức công suất này sang mức
khác;
– giảm tải tự động lò phản ứng khi có các sai phạm công nghệ.

Nhóm điều chỉnh của các bộ phận СУЗ là bộ phận thừa hành trong tất cả các chế
độ nói trên. Trong những trường hợp giảm tải tổ máy mà độ hiệu dụng của nhóm
điều chỉnh của các bộ phận СУЗ không đủ, thì được tăng cường bằng tác động của
các nhóm điều chỉnh khác OP СУЗ.

137
Tùy thuộc vào chế độ công nghệ mà việc điều khiển nhóm điều chỉnh của các bộ
phận СУЗ được thực hiện bằng tay hoặc tự động, thông qua tác động của các
phương tiện tự động sau đây:

thiết bị điều chỉnh công suất tự động (APM);


cơ cấu giảm tải và hạn chế công suất (POM);
các tín hiệu giảm tải tổ máy cấp tốc (УРБ) và thiết bị bảo vệ trước ПЗ-1,2
(WWER-1000);
các tín hiệu bảo vệ khẩn cấp АЗ II, АЗ III, АЗ IV (WWER-440).
Trong mọi chế độ, chuyển động của nhóm điều chỉnh của các bộ phận СУЗ trong
vùng hoạt đều diễn ra với tốc độ 20 mm/s.

Tùy thuộc vào chu trình nhiên liệu mà lựa chọn các nhóm bộ phận СУЗ cụ thể,
theo vị trí trong vùng hoạt, để làm nhóm điều chỉnh. Bởi vì chu trình nhiên liệu
luôn luôn được cải tiến nên có thể chọn các nhóm điều chỉnh khác nhau ở các tổ
máy cùng một dạng có các chu trình nhiên liệu khác nhau.

Tiêu chí chủ yếu lựa chọn các nhóm điều chỉnh của các bộ phận СУЗ – tác động
tối thiểu đến độ không đồng đều phân bố tỏa năng lượng khi chuyển động trong
vùng hoạt và độ hiệu dụng tối ưu để điều chỉnh ~ 1 – 1,5% phù hợp với hiệu ứng
công suất.

Mức công suất tĩnh được duy trì cùng với nhóm điều chỉnh và thiết bị điều chỉnh
công suất tự động (APM). Nó được đưa vào hoạt động trong chế độ N – chế độ
duy trì công suất nơtron không đổi. Các tín hiệu điều khiển theo mức công suất đối
với APM trong chế độ đó được tạo ra trong АКНП, vì vậy quan trọng là hiệu
chỉnh kịp thời các chỉ số của АКНП theo СВРК.

Việc dịch chuyển nhóm điều chỉnh của các bộ phận СУЗ được phép trong khoảng
chiều cao hạn chế ở phần trên của vùng hoạt, hơn nữa, khoảng cho phép đó phụ
thuộc vào công suất. Điều đó liên quan đến việc, sự có mặt của các chất hấp thụ
cục bộ (trong trường hợp này là các chất hấp thụ của nhóm điều chỉnh của các bộ
phận СУЗ) trong vùng hoạt tương đối đồng nhất làm sai lệch đáng kể trường
nơtron, và tương ứng là, làm tăng độ không đồng đều tỏa năng lượng. Đối với
khoảng đó, các yêu cầu trở nên chặt chẽ hơn cả khi lò phản ứng hoạt động ở công
suất định mức hoặc gần định mức: đối với WWER-1000 ở độ cao 70 – 95% kể từ
đáy vùng hoạt, đối với WWER-440 – 40 – 80%. Ở công suất thấp hơn, khoảng đó
được mở rộng hơn, bởi vì trong các chế độ đó được phép tăng độ không đồng đều
tương ứng với công suất lò phản ứng. Khi các nhóm điều chỉnh của các bộ phận

138
СУЗ gần tới giới hạn của khoảng đó, cần phải tiến hành tái điều hòa “bor”, nghĩa
là, tăng hoặc giảm nồng độ axit boric trong chất tải nhiệt để đưa chúng về vị trí tối
ưu.

Chuyển lò phản ứng theo kế hoạch từ một mức công suất này sang mức khác có
thể được thực hiện tùy thuộc vào chế độ công nghệ khi điều khiển nhóm điều
chỉnh bằng tay hoặc khi điều khiển nhóm APM trong chế độ “T”, trong chế độ duy
trì áp suất trong vòng thứ cấp. Về nguyên tắc, có thể sử dụng cả hai chế độ trong
mọi trường hợp thay đổi công suất theo kế hoạch mà vẫn đủ mức an toàn trong cả
hai dạng lò phản ứng, nhưng trong các quá trình chuyển tiếp cụ thể, một trong số
đó dường như có tính công nghệ hơn. Vì vậy trong các quy trình công nghệ, trong
từng trường hợp, như thường lệ, chế độ điều khiển khi thay đổi công suất được cụ
thể hóa.

Giảm tải tự động lò phản ứng có trong các trường hợp sai phạm công nghệ liên
quan đến ngắt thiết bị hoặc sai lệch các thông số công nghệ khỏi các giới hạn định
mức vận hành đã được quy định, mà khi việc ổn định các thông số ở mức công
suất thấp hơn là có thể và được phép. Lò phản ứng được giảm tải nhờ các phương
tiện tự động, tác động lên nhóm điều chỉnh của các bộ phận СУЗ, khi cần thiết lên
cả các nhóm khác của СУЗ. Khi đó, sai lệch càng lớn thì tác động của СУЗ càng
hiệu quả và giảm tải càng sâu.

Trong trường hợp ngắt một thiết bị chủ yếu, khi lò phản ứng vẫn có thể hoạt động
tiếp tục ở mức công suất thấp hơn, thì nó được giảm tải nhờ cơ cấu giảm tải và hạn
chế công suất (POM). Cơ cấu này làm giảm tải lò phản ứng bằng cách tác động lên
nhóm điều chỉnh của các bộ phận СУЗ trước khi đạt đến mức đặt, vốn đã được
chọn tương ứng với trạng thái trước và sau khi ngắt thiết bị. Giá trị tuyệt đối của
mức đặt được hình thành trên cơ sở đo đạc công suất nơtron của АКНП. Hơn nữa,
sau khi hoàn thành quá trình chuyển tiếp theo các chỉ số của các cảm biến công
suất nơtron, thì POM sẽ kiểm tra tính hợp lý của mức giảm tải theo các chỉ số của
các cặp nhiệt của riêng mình, vốn được lắp trong các nhánh, nghĩa là trên cơ sở
tính toán công suất lò phản ứng theo các thông số vật lý-nhiệt. Điều đó được làm
là do khi nhúng nhóm điều chỉnh của các bộ phận СУЗ vào vùng hoạt, sự phân bố
dòng nơtron trong vùng hoạt và ngoài giới hạn vùng hoạt có thay đổi, điều này
đem lại sai số đáng kể trong chỉ số АКНП, và tương ứng là trong công suất giảm
tải cuối cùng. Nếu công suất được tính theo các cặp nhiệt mà lớn hơn mức đặt, thì
cơ cấu POM sẽ tiếp tục giảm tải, lúc đó là trên cơ sở các thông số vật lý-nhiệt. Nếu
như giảm tải mà thấp hơn mức đặt thì POM sẽ bị ngắt, các thông số được ổn định
bằng việc đưa APM vào hoạt động trong chế độ N.
139
Bảng 10.4. Các thuật toán giảm tải tự động

WWER-1000 WWER-440 Thuật toán tác động lên СУЗ


АЗ АЗ-1 Ngắt dẫn động của tất cả các СУЗ. Rơi chất hấp
(bảo vệ (bảo vệ khẩn thụ vào vùng hoạt dưới tác động của tự trọng
khẩn cấp ) cấp loại một)
Theo trình tự ngược, bắt đầu từ nhóm điều chỉnh,
ngắt dẫn động OP СУЗ kèm theo rơi các thanh hấp
АЗ-2
thụ vào vùng hoạt trước khi mất tín hiệu khẩn cấp.
(bảo vệ khẩn
Sau khi mất tín hiệu, lệnh rơi nhóm điều chỉnh của
cấp loại hai)
các bộ phận СУЗ tiếp theo không được truyền đi.

Theo trình tự ngược, bắt đầu từ nhóm điều chỉnh,


việc nhúng vào vùng hoạt của các nhóm OP СУЗ
ПЗ АЗ-3
với tốc độ làm việc trước khi mất tín hiệu khẩn
(bảo vệ trước (bảo vệ khẩn
cấp. Sau khi mất tín hiệu khẩn cấp, chuyển động
loại một) cấp loại ba)
OP СУЗ chấm dứt.

POM Nhúng vào vùng hoạt của các nhóm điều chỉnh OP
(trong một số СУЗ với tốc độ làm việc trước khi đạt đến mức đặt
POM
trường hợp công suất
có УРБ)
ПЗ-2 АЗ-4 Cấm chuyển động của OP СУЗ lên phía trên. Được
(bảo vệ trước (bảo vệ khẩn phép chuyển động xuống phía dưới.
loại hai) cấp loại bốn)

Chuyển động của OP СУЗ với tốc độ làm việc


APM APM
tương ứng với chế độ hoạt động của APM

Trong một số chế độ ngắt thiết bị ở các tổ máy WWER-1000, ví dụ, khi ngắt bình
sinh hơi khỏi hệ thống, độ hiệu dụng của nhóm điều chỉnh của các bộ phận СУЗ
không đủ để bảo đảm tốc độ giảm công suất mà vẫn tránh được trường hợp đạt
đến mức đặt khẩn cấp, do một thông số vật lý-nhiệt nào đó. Trong các trường hợp
đó, để loại trừ việc dừng lò khẩn cấp, người ta sử dụng thêm một nhóm đã được
chọn trước, mà dẫn động của của nó được ngắt theo tín hiệu ngắt thiết bị. Đó là
nhóm các bộ phận điều chỉnh СУЗ, bảo đảm giảm tải cấp tốc cho tổ máy (УРБ),
rơi xuống vùng hoạt trong vòng ≤ 4 s, trong khi đó nhóm điều chỉnh của các bộ
phận СУЗ vẫn hoạt động với POM để giảm công suất đến mức đặt cần thiết. Chọn
nhóm để giảm tải cấp tốc theo cách, sao cho độ hiệu dụng của nó điều hòa được ~
0,5 ∆ρN và các hệ số không đồng đều không vượt quá giá trị cho phép khi nhóm
này rơi vào vùng hoạt. Khi các thông số vật lý-nơtron và vật lý-nhiệt vượt quá các

140
giới hạn được phép, công suất giảm xuống nhờ tác động của các thiết bị bảo vệ
khẩn cấp và bảo vệ trước (АЗ và ПЗ) khác nhau.

Trong bảng 10.4. đưa ra các thuật toán tác động lên СУЗ. Để đầy đủ, bảng được
bổ sung phần mô tả thiết bị bảo vệ khẩn cấp tác động đến quá trình dừng và
chuyển lò phản ứng vào trạng thái dưới tới hạn. Các tín hiệu trong bảng được đưa
ra theo thứ tự ưu tiên, bắt đầu từ mức cao nhất.

Dừng lò khẩn cấp. Bảo vệ khẩn cấp (АЗ – WWER-1000, АЗ-1 – WWER-440)
tác động lên quá trình dừng lò được thực hiện bằng việc đưa vào độ phản ứng âm
của tất cả các OP СУЗ rơi xuống dưới tác động của tự trọng (khi các dẫn động bị
ngắt).

Độ hiệu dụng của thiết bị bảo vệ khẩn cấp cần ở mức sao cho, cả khi một bộ phận
hiệu quả nhất bị kẹt ở vị trí phía trên thì giá trị của nó vẫn đủ để ít nhất cũng điều
chỉnh được các hiệu ứng độ phản ứng được giải phóng khi xả công suất khẩn cấp –
hiệu ứng công suất và một phần hiệu ứng nhiệt độ và bảo đảm được trạng thái
dưới tới hạn của lò phản ứng. Điều hòa phần lớn hiệu ứng nhiệt độ là điều mong
muốn. Trong bảng 10.5 đưa ra các giá trị độ hiệu dụng АЗ cho tất cả các dạng
СУЗ cơ khí được sử dụng trong WWER. Tốc độ đưa các chất hấp thụ vào và tốc
độ giảm công suất tương ứng cần bảo đảm độ nguyên vẹn của các thanh nhiên liệu
khi có những sai phạm công nghệ được tính trước trong thiết kế.

Bảng 10.5.Độ hiệu dụng của bảo vệ khẩn cấp có tính đến kẹt một OP СУЗ hiệu
quả nhất

WWER-440, các tổ máy


Thông số WWER-1000 WWER-440
số 3, 4 NMĐHN NV

Số bộ phận СУЗ 61 37 73
Độ hiệu dụng АЗ
ở nhiệt độ định mức, % ≤ 5,5 ~6 15

Độ hiệu dụng АЗ có tính đến kẹt một OP СУЗ hiệu quả nhất, bằng 5,5%, được quy
định là độ hiệu dụng tối thiểu được phép ở công suất định mức WWER-1000
(bảng 10.5). Đại lượng tương tự của АЗ-1 đối với WWER-440 được lấy làm cơ sở
cho từng tổ máy riêng biệt phù hợp với các đặc tính vật lý-nơtron của nó. Trong
WWER-440 với 37 OP СУЗ, nó bằng ~ 6%. Trong WWER-440 với 73 OP СУЗ
(các tổ máy số 3 và 4 NMĐHN Novovoronhet), độ hiệu dụng АЗ-1 thừa khả năng

141
điều hòa các hiệu ứng công suất và nhiệt độ. Các tổ máy đó thuộc loại tổ máy có
phần đầu trong loạt WWER-440, và trong thiết kế của nó đã giả định rằng độ hiệu
dụng của СУЗ cơ khí đủ để thực hiện cả chức năng của АЗ và cả chức năng bảo
đảm cho trạng thái định mức dưới tới hạn của vùng hoạt một cách độc lập với hệ
thống điều chỉnh bor. Để thỏa mãn yêu cầu khắt khe vừa nói, các tổ máy đã được
trang bị 73 OP СУЗ. Sau này, khi cải tiến hệ thống điều chỉnh bor, không cần các
yêu cầu được coi là thừa đó nữa. Ở NMĐHN Kolski tất cả các tổ máy đều được
trang bị 37 OP СУЗ.

Điều chỉnh bor.Việc chuyển lò phản ứng vào trạng thái dưới tới hạn và duy trì
trạng thái dưới tới hạn, việc đưa lò phản ứng vào mức công suất tối thiểu kiểm
soát được và nâng công suất, việc điều hòa dự trữ độ phản ứng cho quá trình cháy
và các hiệu ứng khác của độ phản ứng trong các chế độ chuyển tiếp đều được thực
hiện nhờ điều chỉnh bor. Sự thay đổi nồng độ axit boric làm tăng hoặc làm giảm
tiết diện hấp thụ của chất tải nhiệt và đem lại độ phản ứng âm hoặc dương tương
ứng.

Trong trường hợp tổng quát, sự thay đổi nồng độ bor được mô tả bằng phương
trình
q q
− t − t
c(t ) = cn (1 − e m
) + c0 e m
, (10.5.1)

ở đây, cn – nồng độ axit boric của nước bù, g/kg; c0 – nồng độ ban đầu của axit
boric, g/kg; q – lưu lượng khối trao đổi nước, tấn/h; m – khối lượng chất tải nhiệt
của vòng sơ cấp, tấn; t – thời gian trao đổi nước, h.

Theo hệ thức đó có thể tính các thông số điều chỉnh bor:

thể tích (khối) trao đổi nước (qt) để đưa nồng độ axit boric đến nồng độ yêu
cầu cm

⎛ c −c ⎞
qt = −m ln ⎜ n m ⎟ ; (10.5.2)
⎝ cn − c0 ⎠

thời gian trao đổi nước để đưa nồng độ axit boric đến nồng độ yêu cầu cm

m ⎛ cn − cm ⎞
t=− ln ⎜ ⎟; (10.5.3)
q ⎝ cn − c0 ⎠

tốc độ thay đổi nồng độ axit boric

142
q
dc(t ) m − t
= − (c0 − cn )e ;
m
(10.5.4)
dt q

tốc độ thay đổi độ phản ứng

d ρ dc(t ) ∂ρ
= . (10.5.5)
dt dt ∂c

Khi thay đổi các thông số điều chỉnh bor q và cn trong các tính toán, cần phải chia
quá trình thành các khoảng tạm thời mà ở đó chúng không thay đổi.

Khi dừng lò phản ứng để sửa chữa kèm theo việc mở lò hoặc để thay đảo nhiên
liệu, nồng độ axit boric tăng lên đến các giá trị sau đây, bảo đảm được trạng thái
định mức dưới tới hạn có tính đến các sai lầm có thể có của nhân viên khi làm việc
với nhiên liệu: WWER-1000 – 16 g/kg, WWER-440 (37 OP СУЗ) – 16 g/kg,
WWER-440 (73 OP СУЗ) – 12 g/kg.

Chuyển lò phản ứng vào trạng thái dưới tới hạn được thực hiện bằng việc tăng
nồng độ axit boric trong chất tải nhiệt sau khi giảm công suất lò phản ứng đến
МКУ, bằng cách bù dung dịch axit boric nồng độ ~ 40 g/kg cho vòng sơ cấp, cao
hơn nhiều so với nồng độ khi dừng. Trong trường hợp dừng ngắn hạn (vài ngày)
không mở lò, nồng độ dừng được tính toán để tránh dư thừa, có tính đến quá trình
tiếp tục cháy của các thanh nhiên liệu và trạng thái của lò phản ứng mà nó được
duy trì trong thời gian dừng. Tiêu chí để tính toán là bảo đảm trạng thái lò phản
ứng có độ dưới tới hạn 2%, khi tất cả các OP СУЗ được kéo ra, có đánh giá bảo
toàn cho tất cả các hiệu ứng độ phản ứng được giải phóng. Trong khi đó cần phân
biệt ba trạng thái cuối cùng có thể của lò phản ứng: lạnh với nhiệt độ chất tải nhiệt
dưới 2600C và nóng với nhiệt độ chất tải nhiệt trên 2600C và thời gian dừng dự
kiến trên hoặc dưới 24 h.

Nồng độ dừng có thể tính được nhờ cả các phương tiện chương trình, cả bằng tay
sử dụng các hiệu ứng tính toán của độ phản ứng. Trong trường hợp tính toán bằng
tay, nồng độ dừng cần tìm

cc = cm + ∆c, (10.5.6)

ở đây, cm – nồng độ bor hiện tại trước khi dừng (trước khi giảm công suất); ∆c –
mức tăng nồng độ bor để điều hòa các hiệu ứng độ phản ứng được giải phóng và
chuyển vào trạng thái có độ dưới tới hạn 2%.

Đối với trạng thái lạnh cuối cùng, ∆cx được xác định theo hệ thức

143
⎛ ⎛ ⎞ ⎞
⎜ ∆ρ p + ∆ρ N + ∆ρT + ∆ρ Xe + 2% − ⎜ ∂ρ − ∂ρ ⎟ .cm ⎟
⎜ ⎜ ∂cT = 200 C ∂cTном ⎟ ⎟
⎝ ⎝ ⎠ ⎠
∆cx = , (10.5.7)
∂ρ
∂cT = 200 C

ở đây, ∆ρ p – độ hiệu dụng của phần nhóm điều chỉnh OP СУЗ được nhúng vào
vùng hoạt trước khi giảm tải; ∂ρ / ∂cT =20 – hệ số độ phản ứng theo nồng độ axit
boric khi nhiệt độ chất tải nhiệt 200C.

Biểu thức cuối cùng trong dấu ngoặc tính đến sự khác nhau giữa độ hiệu dụng của
axit boric ở nhiệt độ định mức và ở nhiệt độ 200C.

Biểu thức để tính ∆cг cho trạng thái “nóng” cuối cùng nhận được từ biểu thức
trước đó. Rõ ràng, trong trường hợp đó ∆ρT = 0 và vì vậy nó không có đóng góp
vào độ hiệu dụng của axit boric ∆c vốn được xác định theo công thức (10.5.7). Đối
với trường hợp dừng quá 24 h, khi có thể phân rã xenon đến mức dưới nhiễm độc
tĩnh, thì biểu thức có dạng

(∆ρ p + ∆ρ N + ∆ρ Xe + 2%)
∆cг = . (10.5.8)
∂ρ
∂cTном

Trong trường hợp dừng dưới 24 h, nồng độ xenon không giảm xuống dưới mức
tĩnh, vì vậy hiệu ứng nhiễm độc trong biểu thức ∆cг không được tính đến:

(∆ρ p + ∆ρ N + 2%)
∆cг = . (10.5.9)
∂ρ
∂cTном

Nồng độ axit boric được tính theo phương pháp nói trên bảo đảm trạng thái dưới
tới hạn an toàn của vùng hoạt. Việc duy trì nồng độ cho trước đạt được bằng cách
kiểm soát thường xuyên giá trị và quá trình công nghệ, tránh trường hợp cấp vào
vòng sơ cấp chất tải nhiệt có nồng độ axit boric dưới nồng độ dừng.

Đưa lò phản ứng vào công suất МКУ được thực hiện bằng hệ thống điều chỉnh
bor theo cách giảm nồng độ axit boric đến giá trị tới hạn nhờ pha loãng chất tải
nhiệt vòng sơ cấp bằng nước khử khoáng “sạch”. Phương trình thay đổi nồng độ
axit boric khi rút nó ra khỏi vòng tuần hoàn có thể nhận từ phương trình tổng quát

144
trước đây, nếu cho trước nồng độ điểm không của axit boric trong nước bù. Khi đó
cn = 0 và
q
− t
c(t ) = c0e m
. (10.5.10)

Mối quan tâm thực tế lớn nhất khi đưa vào МКУ là đánh giá tốc độ độ phản ứng
được đưa vào và tính toán thể tích trao đổi nước để đưa lò phản ứng vào trạng thái
tới hạn.

Tốc độ thay đổi độ phản ứng d ρ / dt trong trường hợp của chúng ta là

d ρ dc(t ) ∂ρ
= , (10.5.11)
dt dt ∂cTном

q
dc(t ) q − t
ở đây, = − c0 e m .
dt m
q
dc(t ) q − t dc(t ) q
Bởi vì = − c0 e ,
m
= −c(t ) , nên
dt m dt m

dρ q ∂ρ
= −c(t ) . (10.5.12)
dt m ∂cTном

Từ hệ thức đã nhận được thấy rằng tốc độ rút axit boric và tương ứng là tốc độ
thay đổi độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ hiện tại và lưu lượng nước bù – rút
ra.

Thể tích trao đổi nước (khối) khi cn = 0

c (t )
qt = − m ln . (10.5.13)
c0

Ta đánh giá các đại lượng nói trên cho WWER-1000. Bởi vì tốc độ thay đổi độ
phản ứng thay đổi trong suốt quá trình rút ra, ta tính giá trị cực đại của nó ở thời
điểm bắt đầu rút ra và giá trị cực tiểu khi nồng độ gần với nồng độ tới hạn. Để tính
toán, ta lấy thể tích khối chất tải nhiệt vòng sơ cấp khi bắt đầu rút ra q = 50 tấn/h,
trong khoảng nồng độ khởi động q = 10 tấn/h, nồng độ ban đầu của axit boric c0 =
16 g/kg, nồng độ tới hạn cкр = 8 g/kg, độ hiệu dụng của axit boric như là thiết bị
điều chỉnh độ phản ứng ∂ρ / ∂cT = 2,1%.
ном

145
Thay những giá trị trên đây vào biểu thức cho d ρ / dt và qt và giả sử, lúc đầu trao
đổi nước c(t) = cкр, ta có

dρ 50
= −16 (−2,1) = 5, 6% / h = 16.10−4 % / s; (10.5.14)
dtt =0 300

dρ 10
= −8 (−2,1) = 5, 6% / h = 16.10−5 % / s; (10.5.15)
dtt =tкр 300

⎛8⎞
qtt =tкр = −300 ln ⎜ ⎟ = 207. (10.5.16)
⎝ 16 ⎠

Khi đưa vào МКУ trong các điều kiện nhiễm độc xenon không ổn định nhờ các hệ
thức đã nêu có thể lý giải về việc lưu lượng nước khử khoáng “sạch” đã tăng lên
trong khoảng nồng độ khởi động. Trong trường hợp đó cần điều hòa sự suy giảm
nồng độ, ngoài việc đưa độ phản ứng dương vào với tốc độ 0,56%/h, đưa độ phản
ứng âm vào do nhiễm độc xenon đang tăng lên, nhiễm độc này diễn ra với tốc độ –
0,4%/h. Khi đó sự thay đổi tổng cộng của độ phản ứng liên quan với việc rút axit
boric ra khỏi vòng tuần hoàn, sẽ là


= 0,56% / h + 0, 4% / h = 0,96% / h. (10.5.17)
dt

Khi sử dụng biểu thức trên cho d ρ / dt , ta có

q
0,96 = −c (2,1). (10.5.18)
300

Nồng độ chính xác cкр phụ thuộc vào thời điểm trong thời hạn sử dụng. Lấy một
cách ước lệ cкр = 5 g/kg, khi đó

0,96.300
q= = 27t /h, (10.5.19)
2,1.5

nghĩa là, lưu lượng được phép ở khoảng nồng độ khởi động của axit boric có thể
tăng đến 27 tấn/h.

Điều hòa tất cả các hiệu ứng độ phản ứng xuất hiện trong trạng thái tới hạn của
lò phản ứng, kể cả dự trữ độ phản ứng cho quá trình cháy, cần được thực hiện
bằng điều chỉnh bor, bởi lẽ vai trò của OP СУЗ được quy định chặt chẽ là để bảo

146
đảm độ hiệu dụng tối đa của hệ thống bảo vệ khẩn cấp và sai lệch tối thiểu phân
bố tỏa năng lượng của vùng hoạt.

Dự trữ độ phản ứng khi vận hành, liên quan đến khả năng chuyển dịch của nhóm
điều chỉnh OP СУЗ trong vùng hoạt động, là không đáng kể và vào khoảng ~
0,5% đối với WWER-1000 và ~ 1% đối với WWER-440. Rõ ràng, trong quá trình
vận hành, vị trí của nhóm điều chỉnh OP СУЗ tiến dần, theo chu kỳ nhất định, tới
các biên của khoảng chiều cao được phép. Trong trường hợp đó, để thay đổi vị trí
của chúng về hướng tối ưu, người ta dùng cách tái điều hòa bor – cấp vào hoặc rút
axit boric ra trong điều kiện các thông số vật lý-nhiệt cố định của lò phản ứng.

Sự phụ thuộc độ hiệu dụng của các hệ thống điều chỉnh vào nhiệt độ. Sự thay
đổi độ hiệu dụng của các СУЗ cơ khí quyết định sự phụ thuộc vào nhiệt độ của hai
đặc tính vật lý-nơtron:

tiết diện hấp thụ vi mô σa. Sự suy giảm của nó làm giảm độ hiệu dụng của
các chất hấp thụ, nhưng không đáng kể, bởi vì tiết diện hấp thụ của mọi vật liệu
trong vùng hoạt, kể cả nhiên liệu, đều giảm đi theo cùng một quy luật, nghĩa là, số
tương đối các nơtron bị các chất hấp thụ bắt hầu như không thay đổi;

diện tích vận chuyển nơtron M2. Sự gia tăng của nó làm tăng độ hiệu dụng
của các chất hấp thụ, bởi vì bán kính tác động hiệu dụng của chất hấp thụ tăng lên.
Mức tăng là đáng kể, bởi vì M2 tăng lên khoảng 1,5 lần khi tăng nhiệt độ từ 200C
lên đến nhiệt độ định mức. Kết quả là độ hiệu dụng tổng cộng của các OP СУЗ cơ
khí WWER tăng lên 25 – 40% khi nhiệt độ tăng từ 200C lên đến nhiệt độ định
mức.

Sự có mặt của axit boric trong chất tải nhiệt làm giảm độ hiệu dụng của СУЗ
không nhiều. Điều đó liên quan đến hiện tượng co phổ nơtron. Đối với các thông
số làm việc bình thường và khi tăng nồng độ axit boric từ 0 đến nồng độ làm việc
tối đa, mức giảm đó vào khoảng ~ 5%.

Sự thay đổi độ hiệu dụng của điều chỉnh bor, tùy thuộc vào nhiệt độ chất tải nhiệt,
được xác định bởi sự thay đổi tiết diện hấp thụ vĩ mô của 10B (Σa = σaρ, ở đây ρ –
mật độ thể tích của các hạt nhân 10B). Khi tăng nhiệt độ, cả hai thừa số đều giảm.
Giảm thừa số thứ nhất – tiết diện vi mô σa, có ảnh hưởng ít đến độ hiệu dụng theo
các nguyên nhân nói trên.

Khi nhiệt độ tăng, mật độ thể tích của bor ρ giảm tỷ lệ với mức giảm khối lượng
riêng của nước. Thực tế thì độ hiệu dụng của axit boric cũng giảm theo tỷ lệ đó.

147
Hiệu ứng này đã được mô tả khi xét sự phụ thuộc của hiệu ứng nhiệt độ vào nồng
độ axit boric. Khi thay đổi nhiệt độ chất tải nhiệt trong vùng làm việc 200C – độ
hiệu dụng định mức của điều chỉnh bor cũng giảm đi khoảng 20%. Độ hiệu dụng
của các СУЗ cơ khí và axit boric đối với nhiệt độ 20 và 2800C được đưa ra trong
bảng 10.6.

Bảng 10.6. Độ hiệu dụng của các hệ thống điều chỉnh mẻ liệu đầu của tổ máy số 1
NMĐHN Rovenski và tổ máy số 4 NMĐHN Novovoronhet

Đặc tính WWER-1000 WWER-440 (73 OP


СУЗ)
Độ hiệu dụng OP СУЗ, %:
200C 5,4 14,6
2800C 6,9 20,8
Độ hiệu dụng điều chỉnh bor, %:
200C 2,6 2,2
2800C 2,1 1,9

Các câu hỏi cho mục


“Điều chỉnh”

1. Các hệ thống điều chỉnh thực hiện các chức năng nào? Các chức năng đó được
các hệ thống cơ khí và hệ thống lỏng thực hiện như thế nào?
2. Việc duy trì tự động công suất và chuyển từ mức công suất này sang mức khác
được thực hiện như thế nào?
3. Những chế độ giảm tải tự động nào tồn tại? Trong các trường hợp như thế nào thì
nó bắt đầu hoạt động?
4. APM và POM hoạt động như thế nào?
5. Độ hiệu dụng АЗ là như thế nào?
6. Độ hiệu dụng của các hệ thống điều chỉnh phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?

11. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TÍNH


VẬT LÝ-NƠTRON CỦA CÁC MẺ NHIÊN LIỆU
Ngày nay, chương trình ứng dụng chủ yếu được sử dụng để tính toán các đặc tính
vật lý-nơtron của các mẻ nhiên liệu lò phản ứng là chương trình БИПР-7A, nó cho
phép tiến hành tính toán 16 chế độ sau đây:

mô phỏng quá trình cháy nhiên liệu;


mô phỏng quá trình thay đảo nhiên liệu với khả năng chọn BNL từ thiết bị
mô phỏng của kho lưu giữ nhiên liệu;
tính toán trạng thái đặc thù của lò phản ứng;

148
tính toán các hiệu ứng độ phản ứng;
tính toán các hệ số độ phản ứng;
tìm OP СУЗ hiệu quả nhất;
độ hiệu dụng của các OP СУЗ riêng biệt;
độ hiệu dụng của nhóm OP СУЗ riêng biệt;
độ hiệu dụng của các nhóm OP СУЗ khi chuyển động theo trình tự bình
thường;
độ hiệu dụng của hệ thống khẩn cấp;
xác định nhiệt độ tới hạn lặp;
xác định nồng độ dừng của axit boric;
bảo đảm chế độ giảm tải cấp tốc của tổ máy đối với WWER-1000;
mô phỏng các quá trình chuyển tiếp cho xenon và samari;
tính toán mô phỏng quá trình cháy nhiên liệu cho chương trình ПИР-А;
tính toán các hàm ảnh hưởng cho chương trình ПИР-А.

Trong tất cả các chế độ nêu trên, việc tính toán đều quy về việc đánh giá các trạng
thái riêng biệt của vùng hoạt, các trạng thái này khác nhau tùy thuộc vào chế độ
chọn loại BNL, độ cháy, các thông số công nghệ, vị trí của OP СУЗ,…Mục đích
tính toán là nhận được các giá trị kэф và phân bố tỏa năng lượng đối với trạng thái
đã cho. Để làm ví dụ, ta tính độ hiệu dụng của nhóm OP СУЗ khi nó chuyển động
theo trình tự bình thường và ta chọn mẻ nhiên liệu.

Khi tính toán độ hiệu dụng của nhóm OP СУЗ, trong các số liệu ban đầu của chế
độ đó ta cố định các thông số cần thiết cho tính toán: nhiệt độ, công suất, độ cháy,
vị trí các OP СУЗ khác,…Chỉ có vị trí của nhóm OP là thay đổi. Sau khi tính kэф
và ρ cho các trạng thái có nhóm các thanh hấp thụ được kéo ra và nhúng vào, và
khi lấy giá trị thứ nhất của ρ trừ đi giá trị thứ hai, ta sẽ nhận được độ hiệu dụng
tổng cần tìm.

Khi chọn mẻ nhiên liệu, biểu đồ sắp xếp các BNL chưa sử dụng và các BNL đã
cháy trong vùng hoạt sẽ được xây dựng, biểu đồ này ở dạng các số liệu đầu vào
theo chủng loại và độ cháy BNL sẽ được sử dụng khi tính toán. Trong các số liệu
đầu vào, các thông số công nghệ phù hợp với việc vận hành lò phản ứng ở công
suất định mức sẽ được cho trước và trạng thái vùng hoạt sẽ được tính toán. Sau đó,
sự phân bố tỏa năng lượng vừa nhận được sẽ được phân tích. Nếu các hệ số không
đồng đều phân bố tỏa năng lượng vượt quá mức cho phép, thì trong biểu đồ vùng
hoạt sẽ sắp xếp lại các BNL, theo hướng làm giảm độ không đồng đều. Tiếp theo,
việc tính toán sẽ được lặp lại. Cả giá trị kэф cũng sẽ được phân tích khi chọn mẻ
nhiên liệu, bởi vì nó quyết định độ dài thời gian hoạt động của mẻ nhiên liệu.
149
Tính toán cho các chế độ khác cũng được tiến hành tương tự. Khi tính toán, việc
chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, đa phần đã được lập sẵn trong
chương trình và được thực hiện tự động. Cả việc xử lý các kết quả tính toán cũng
được lập sẵn trong chương trình.

Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, nghĩa là, để xác định kэф và phân bố tỏa năng lượng
trong vùng hoạt, sẽ sử dụng phép gần đúng giả tới hạn hai nhóm để mô tả các quá
trình làm chậm và khuếch tán nơtron.

Hệ phương trình hai nhóm ban đầu trong phép gần đúng khuếch tán để xác định
dòng nơtron trễ Ф và nơtron nhiệt ФT có dạng

⎧ 1
⎪ − D∆Φ + Σ R Φ = k ⎡⎣ (vΣ f )Φ + (vΣ f )T Φ T ⎤⎦ ;
⎨ эф (11.1)
⎪ − D∆Φ + Σ Φ = Σ Φ,
⎩ T aT T УВ

ở đây, hàm Ф dành cho nhóm các nơtron trễ, ФT –dành cho nhóm các nơtron nhiệt.
Các ký hiệu còn lại đã được đề cập (xem phần I). Trong phần đang được xem xét
của vùng hoạt, các phương trình được bổ sung các điều kiện về tính liên tục của
dòng nơtron và dòng khuếch tán các nơtron trễ và nơtron nhiệt, cũng như các điều
kiện biên có liên quan đến dòng khuếch tán và dòng nơtron ở biên giới vùng hoạt:

d ΦT Φ
r = ,
dn s d

d ΦT ΦT
r = . (11.2)
dn s dT

Nghiệm chung của hệ (11.1) có thể được viết ở dạng


r r r
Φ ( r ) = X ( r ) + Y ( r ),
r r r
ΦT ( r ) = RX ( r ) + TY (r ). (11.3)
r r
ở đây, X (r ) , Y (r ) – các nghiệm nào đó của các phương trình Hemhols:

∆X + µ 2 X = 0;

∆Y + v 2Y = 0. (11.4)

150
Ở đây, µ2, v2 – các thông số vật liệu của bài toán hai nhóm thể hiện thông qua các
tiết diện nằm trong các phương trình (11.1); R, T – các hệ số liên kết trong bài toán
hai nhóm không đổi theo thể tích từng BNL. Đại lượng µ2 có thể lớn hơn hoặc nhỏ
hơn 0, đại lượng v2 luôn lớn hơn 0. Đối với các lò phản ứng nước-nước L2 << T, cả
hệ thức sau cũng luôn đúng

k∞ − 1 1 1
µ 2 << v 2 ; µ2 ≅ ; v2 = + + µ2, (11.5)
M2 L τ
2

ở đây, M 2 = τ + L2 .

Đối với R và T trong trường hợp các mạng WWER, có các tính toán sau đây:

Σ УВ D R L2
R= ; T =− ; =− . (11.6)
Σ aT DT T τ

Do vùng hoạt không đồng nhất về các tính chất vật lý-nơtron, nên nói chung, hệ
không có nghiệm giải tích và hệ được giải bằng phương pháp số. Mỗi BNL được
chia theo chiều cao, một cách ước lệ, thành 10 phần thể tích, mỗi phần trong số đó
đều được coi là đồng nhất về các tính chất vật lý-nơtron. Các điểm giữa của các
phần thể tích đó chính là các trung tâm của mạng những sai khác hữu hạn phân bố
nơtron nhiệt và nơtron trễ. Hệ phương trình nhận được được giải bằng phương
pháp lặp, khi đó kэф tìm được như một giá trị riêng.

Trên cơ sở phân bố nơtron nhận được, bằng phương pháp lý thuyết nhiễu sẽ tính
được các hệ số vi phân của độ phản ứng theo nhiệt độ chất tải nhiệt, khối lượng
riêng chất tải nhiệt, công suất lò phản ứng. Để sử dụng thuật toán БИПР-7A cần
có các thông số sau:

các hệ số tái sinh k∞ ;


diện tích vận chuyển của các nơtron M2;
độ dài khuếch tán của các nơtron nhiệt L2;
số nơtron phân hạch vf ;
tỷ phần phân hạch trong vùng nhiệt αF;
độ dài ngoại suy cho phương thức tiệm cận d;
độ dài ngoại suy cho các nơtron nhiệt dT;
lượng năng lượng tỏa ra khi phân hạch E;
hệ số khuếch tán của các nơtron nhanh D;
tiết diện hiệu dụng của xenon và samari.

151
Tất cả các đại lượng kể trên đều được cho trước từ bên ngoài trên cơ sở tính toán
theo chương trình TBC-M.

Chương trình TBC-M tính toán các sự phụ thuộc của các đặc tính vật lý-nơtron
trên đây vào các thông số công nghệ: nhiệt độ, áp suất, công suất, nồng độ axit
boric, cũng như độ cháy, nồng độ xenon và samari cho các mạng đồng nhất, nghĩa
là, các mạng gồm có các BNL cùng một dạng. Các sự phụ thuộc đó được sử dụng
cả trong chương trình БИПР-7A ở dạng các công thức gần đúng, theo đó các đặc
tính được tính riêng cho mỗi phần thể tích ước lệ của BNL – cho mỗi trung tâm sai
khác hữu hạn.

Khi đưa ra các kết quả tính toán nhận được theo chương trình БИПР-7A, trên bản
in sử dụng các ký hiệu ước lệ, danh mục các ký hiệu đó được đưa ra trong bảng
11.1.

Bởi vì trong thuật toán БИПР-7A, mạng sai khác hữu hạn trong BNL chỉ có một
trung tâm trong sơ đồ, nên không thể tính toán độ không đồng đều tỏa năng lượng
theo các thanh nhiên liệu. Để tính toán phân bố đối với mạng chia sai khác nhỏ
hơn, đối với các trung tâm mạng trong từng thanh nhiên liệu, đã nghiên cứu và sử
dụng chương trình ПЕРМАК-1, mô hình toán học của chương trình này gần giống
БИПР-7A. Nó được sử dụng để phân tích tính toán và lập luận chứng an toàn.

Bảng 11.1. Các ký hiệu ước lệ khi đưa các kết quả tính toán trên bản in

Tên thông số Đơn vị đo Ghi chú


W MW Công suất nhiệt của lò phản ứng
0
tвх C Nhiệt độ chất tải nhiệt ở đầu vào vùng hoạt
Cв g H3BO3/kg Nồng độ axit boric trong chất tải nhiệt
H2O
G m3/h, kg/s Lưu lượng chất tải nhiệt qua vùng hoạt có tính đến
chảy cạnh bộ phận phản xạ
T ngày hiệu dụng Thời điểm hiện tại của thời hạn sử dụng
ROAKT MW ngày/kg U Độ cháy trung bình của nhiên liệu trong mẻ nhiên
liệu ở thời điểm hiện tại của thời hạn sử dụng
RO % Độ phản ứng của trạng thái
SIM độ Góc đối xứng của mẻ nhiên liệu được xét ở thời
điểm hiện tại của thời hạn sử dụng
NXE Ký hiệu tính đến ảnh hưởng của Xe-135
NSM Ký hiệu tính đến ảnh hưởng của Sm-149
DRO % Sai lệc độ phản ứng của trạng thái hiện tại so với
trạng thái ban đầu
N Số hiệu trạng thái, phương án
KAMP Số hiệu mẻ nhiên liệu, thời hạn sử dụng

152
MAP Số hiệu ước lệ để ký hiệu loại BNL
IND Ký hiệu điều chỉnh
OFSET % Giá trị ophset dọc trục
H cm Vị trí của OP, các nhóm OP СУЗ nào đó
MZAS Số hiệu BNL có chất hấp thụ (đánh số BNL ở góc
đối xứng 3600)
Kq Công suất tương đối cực đại của BNL
Kv Công suất tương đối cực đại của một đoạn BNL
NK Số hiệu BNL
NZ Số hiệu của vùng tính toán theo chiều cao
NGR Số hiệu của nhóm OP СУЗ
HO cm Vị trí ban đầu của OP СУЗ
HE cm Vị trí cuối cùng của OP СУЗ
DRODH %/cm Sự thay đổi độ phản ứng trên một đơn vị khoảng
chuyển động của OP СУЗ
TXE h Thời điểm hiện tại của quá trình chuyển tiếp xenon
TSM ngày hiệu dụng Thời điểm hiện tại của quá trình chuyển tiếp samari
SHLAKI MW ngày/kg U Trường độ cháy sâu BNL theo chiều cao
Xe 1/cm3 Phân bố theo chiều cao của Xe-135
Sm 1/cm3 Phân bố theo chiều cao của Sm-149
PSI Đơn vị tương Trường tỏa năng lượng theo chiều cao
đối
F 1/(cm3.s) Phân bố các dòng nơtron trễ theo chiều cao
GAMMA g/cm3 Phân bố khối lượng riêng chất tải nhiệt theo chiều
cao
0
TEM C Phân bố nhiệt độ chất tải nhiệt theo chiều cao
DRODG 1/ g/cm3 Hệ số độ phản ứng theo khối lượng riêng chất tải
nhiệt
DRODT 1/0C Hệ số độ phản ứng theo nhiệt độ chất tải nhiệt
DRODTU 1/0C Hệ số độ phản ứng theo nhiệt độ phân bố của nhiên
liệu
DRODTU* 1/0C Hệ số độ phản ứng theo nhiệt độ trung bình của
nhiên liệu
DRODNU 1/MW Hệ số độ phản ứng theo công suất lò phản ứng
không tính đến gia nhiệt sơ bộ chất tải nhiệt
DRODNB 1/MW Hệ số độ phản ứng theo công suất lò phản ứng có
tính đến gia nhiệt sơ bộ chất tải nhiệt khi nhiệt độ ở
đầu vào lò phản ứng không thay đổi
DRODNKB 1/MW Hệ số độ phản ứng theo công suất lò phản ứng có
tính đến gia nhiệt sơ bộ chất tải nhiệt khi nhiệt độ
trung bình trong vùng hoạt không thay đổi
DRODC 1/(g/kg) Hệ số độ phản ứng theo nồng độ axit boric
BEF Tỷ phần hiệu dụng của các nơtron trễ
SL s Thời gian sống trung bình của các nơtron tức thời

153
Câu hỏi cho mục
“Các phương pháp tính toán các đặc tính vật lý-nơtron của các mẻ nhiên
liệu”

1. Các thông số nào trong bảng 11.1 được kiểm soát một cách linh hoạt? Các thông
số nào được đưa vào các đặc tính vật lý-nơtron?

12. CÁC VẤN ĐỀ VẬN HÀNH


12.1. Điều khiển và kiểm soát việc điều khiển vùng hoạt khi đưa lò phản ứng
vào trạng thái phát công suất

Trong quá trình công nghệ đưa lò phản ứng vào công suất định mức có thể chia
thành hai giai đoạn:

– đưa lò phản ứng vào mức công suất tối thiểu kiểm soát được (МКУ), nghĩa
là, vùng hoạt đạt đến trạng thái tới hạn, được АКНП cố định;
– chọn trực tiếp công suất.

Đưa lò phản ứng vào МКУđược thực hiện sau khi đạt đến các thông số công nghệ
định mức hoặc gần định mức của vòng sơ cấp khi các ГЦН hoạt động.

Cần nâng nhiệt độ chất tải nhiệt để giảm nồng độ khởi động của axit boric, nghĩa
là, để bảo đảm d ρ / dt âm khi lò phản ứng ở trạng thái tới hạn. Vòng sơ cấp được
gia nhiệt nhờ quá trình tỏa năng lượng dư của nhiên liệu, nếu trong vùng hoạt có
nhiên liệu đã cháy, và năng lượng của ГЦН, tiêu hao để vượt qua sức cản thủy lực
của ГЦК (W). Hợp phần cuối cùng vừa nói là hợp phần chính và được tính bằng
công thức

W = ∑ ∆Pi Gi , (11.6)
i

ở đây, i – số ГЦН hoạt động; ∆Pi – sụt giảm áp suất ở ГЦН thứ i; Gi – lưu lượng
của ГЦН thứ i.

Ở nhiệt độ vòng sơ cấp ≥ 2000C W = ~ 20 MW đối với WWER-1000, trong khi đó


đối với WWER-440 chỉ lớn hơn 10 MW một chút. Tổn thất nhiệt của vòng sơ cấp
khi nhiệt độ trên 2000C đạt đến 7 – 8 MW, điều này dẫn đến suy giảm tốc độ gia
nhiệt nó ở WWER-440 đến 4 – 50C/h.

Bởi vì quá trình công nghệ gia nhiệt nhờ ГЦН của WWER-440 có tính kéo dài,
nên đối với phần được cải tiến hơn của chúng – thiết kế B-213 (các tổ máy số 3 và

154
4 của NMĐHN Kolski) cho phép đưa vào МКУ ở nhiệt độ thấp hơn định mức
trong điều kiện d ρ / dt < 0.

Trạng thái ban đầu của vùng hoạt trước khi đưa vào МКУ và nâng công suất như
sau:

nhiệt độ chất tải nhiệt:

WWER-1000 ≥ 2600C,
WWER-440 (B-230) ≥ 2600C,
WWER-440 (B-213) > 1900C;

áp suất chất tải nhiệt:

WWER-1000 – 160 kG/cm2.


WWER-440 – 125 kG/cm2;

nồng độ axit boric trong chất tải nhiệt – cực đại hoặc nồng độ dừng;

OP СУЗ – ở khóa ngắt đầu dưới;

АКНП – hoạt động, các buồng ion hóa của dải nguồn (ДИ) và dải trung
gian (ДП) được đưa vào vùng dòng nơtron cực đại. Đưa ra các mức đặt
theo giới hạn công suất trong cả hai dải;

СВРК – hoạt động;

nồng độ khởi động của axit boric được tính toán.

Tiến hành kiểm soát:

dòng nơtron theo АКНП;

nồng độ axit boric trong chất tải nhiệt theo bomer kế và phương pháp
phòng thí nghiệm;

nhiệt độ trong vùng hoạt theo СВРК.

Đưa lò phản ứng vào МКУ theo cách sau:

đưa lần lượt các nhóm OP СУЗ ra khỏi vùng hoạt với tốc độ làm việc, theo
từng bước (WWER-440 – 25 cm, WWER-1000 – 35 cm), kèm theo giữ 60
s;

155
cố định vị trí các nhóm công tác OP СУЗ ở mức ~ 140 cm cách phía dưới
vùng hoạt WWER-1000, ~ 100 cm – WWER-440;

giảm nồng độ axit boric bằng trao đổi nước trong vòng sơ cấp với lưu
lượng nước khử khoáng “sạch” ~ 50 tấn/h;

ngừng trao đổi nước khi đạt được khoảng nồng độ khởi động, nồng độ axit
boric trong vòng sơ cấp và trong hệ thống bù cân bằng. Thể tích hệ thống
bù vào khoảng gần 10% thể tích vòng sơ cấp. Sau khi trộn đều, nồng độ
axit boric giảm theo tỷ lệ;

tiếp tục trao đổi nước để rút axit boric ra khỏi vòng sơ cấp. Lưu lượng bù
nước khử khoáng sạch khi đó giảm đến 10 tấn/h (WWER-1000), 6 tấn/h
(WWER-440);

cố định quá trình chuyển sang МКУ theo các chỉ số ổn định của АКНП:
công suất nơtron 10-7 – 10-6 N và chu kỳ ~ 60 s;

chấm dứt trao đổi nước khi đạt МКУ, nồng độ axit boric được cân bằng,
trạng thái vùng hoạt được cố định ở mức công suất ~ 10-3 – 10-2 Nном;

kiểm tra nối kết các dẫn động СУЗ bằng việc nâng từng OP một, đồng thời
kiểm tra các chỉ số АКНП. Trong WWER-1000, do độ hiệu dụng OP thấp,
cho phép tiến hành kiểm tra ở công suất không quá 40% Nном;

trong WWER-440 (B-213), công suất được nâng lên nhờ nhóm các thanh
điều chỉnh đến Nmax ~ Nном. Với tốc độ quy định, vòng sơ cấp được gia
nhiệt đến ≥ 2600C;

khi khởi động sau quá trình thay đảo nhiên liệu, đo:

• hệ số nhiệt độ vi phân của độ phản ứng;


• độ hiệu dụng vi phân và tích phân của nhóm các thanh hấp thụ;
• độ hiệu dụng điều chỉnh bằng axit boric;
• độ hiệu dụng АЗ không có một bộ phận điều chỉnh hiệu quả nhất
theo tính toán.
Công suất lò phản ứng được nâng lên theo tốc độ quy định nhờ nhóm điều chỉnh
OP СУЗ ở chế độ bằng tay. Theo tiến trình xuất hiện các hiệu ứng âm – hiệu ứng
công suất và nhiễm độc xenon, tiến hành tái điều hòa nhóm điều chỉnh bằng hệ
thống điều chỉnh bor với lưu lượng đủ nhỏ để vị trí của nhóm không ở ngoài giới
hạn của khoảng chiều cao được phép.

156
Cân bằng công suất giữa lò phản ứng và vòng thứ cấp (sinh nhiệt và tải nhiệt)
được duy trì tự động theo áp suất hơi trực tiếp trong vòng thứ cấp: lúc đầu, nâng
công suất đến 10% Nном WWER-440, ~ 40% WWER-1000 bằng thiết bị điều
chỉnh tác động lên БРУ-К, sau đó, bằng thiết bị điều chỉnh của tuabin, sau khi nối
máy phát tuabin vào mạng. Trong WWER-440, được phép nâng công suất bằng
phụ tải của máy phát tuabin, theo chế độ bằng tay. Cân bằng tự động công suất
trong trường hợp này là nhờ APM, vốn được đóng ở chế độ T, chế độ này tự động
tăng tải cho lò phản ứng theo phụ tải của tuabin, trong khi vẫn giám sát áp suất hơi
trong vòng thứ cấp.

Trong suốt thời gian nâng công suất, mức công suất được kiểm soát theo АКНП
và СВРК, chu kỳ tăng tốc, các hệ số không đồng đều tỏa năng lượng đều được
kiểm soát. Khi công suất lò phản ứng ~ 10% Nном tiến hành hiệu chỉnh АКНП lần
đầu theo các chỉ số của СВРК, tiếp sau đó, cân bằng công suất nơtron và công suất
nhiệt được kiểm soát. Khi xuất hiện mất cân bằng do thay đổi nồng độ axit boric
hoặc thay đổi vị trí nhóm điều chỉnh của các thanh hấp thụ thì lại hiệu chỉnh lại.

Khi đạt công suất định mức, người ta cố định nhóm điều chỉnh của các thanh hấp
thụ ở vị trí tối ưu bằng cách tái điều chỉnh bor, tuần tự kiểm tra cân bằng công suất
nơtron và công suất nhiệt, APM vào hoạt động ở chế độ N. Cố định phân bố tỏa
năng lượng trong vùng hoạt. Trong những ngày đầu sau khởi động cần tăng cường
kiểm soát vùng hoạt, bởi vì trong giai đoạn này diễn ra quá trình nhiễm độc xenon,
do đó cần tái điều hòa định kỳ nhóm điều chỉnh.

Các câu hỏi cho mục


“Điều khiển và kiểm soát vùng hoạt khi đưa lò phản ứng vào phát công suất”

1. Có thể chia thành các giai đoạn nào khi đưa lò phản ứng vào phát công suất?
2. Lò phản ứng được đưa vào công suất МКУ ở những thông số nào và tại sao?
3. Khi đưa vào МКУ, những điều kiện nào được coi là cần quan tâm nhất?
4. Lưu lượng nước khoáng “sạch” thay đổi như thế nào và tại sao khi đưa lò
phản ứng vào МКУ?
5. Những thí nghiệm vật lý nào được thực hiện khi khởi động sau quá trình thay
đảo nhiên liệu?
12.2. Điều khiển và kiểm soát vùng hoạt khi lò phản ứng phát công suất

WWER, cũng như các lò phản ứng năng lượng khác, được vận hành ở chế độ duy
trì công suất nhiệt không đổi. Thông thường, mức công suất đó – mức tối đa cho
phép, mức định mức. Công suất lò phản ứng ở mức đã cho được duy trì nhờ APM,
thường đóng ở chế độ N, chế độ T khi đó giám sát các dao động áp suất trong vòng
thứ cấp, sau khi đã ghi cho mình áp suất sau khi đóng chế độ N làm áp suất ban

157
đầu. Cân bằng công suất vòng sơ cấp và công suất vòng thứ cấp được duy trì nhờ
thiết bị điều chỉnh của tuabin, vốn đóng ở chế độ duy trì áp suất trước các van điều
chỉnh.

Hoạt động của vùng hoạt trong chế độ này khá ổn định và không cần một can
thiệp vận hành nào, ngoài việc

hiệu chỉnh vị trí nhóm điều chỉnh của các thanh hấp thụ, nhóm này được
kéo ra nhờ APM theo tiến trình cháy nhiên liệu. Có thể hiệu chỉnh bằng
việc cấp nước khử khoáng sạch với lưu lượng nhỏ, và APM tự động hạ các
thanh của nhóm điều chỉnh vào vùng hoạt để duy trì công suất;

hiệu chỉnh các chỉ số của АКНП, các chỉ số này lệch khỏi các giá trị thực
của công suất nhiệt theo tiến trình giảm nồng độ axit boric trong chất tải
nhiệt và thay đổi phân bố tỏa năng lượng trong vùng hoạt do quá trình cháy
nhiên liệu.

Các thay đổi phụ tải được thực hiện trong chế độ điều chỉnh bằng tay công suất lò
phản ứng hoặc tuabin. Trong trường hợp thứ nhất, APM được ngắt, và nhờ điều
khiển bằng tay các thanh của nhóm điều chỉnh mà công suất lò phản ứng tăng lên
hoặc giảm đi. Thiết bị điều chỉnh tua bin, trong khi giám sát áp suất trước các van,
đóng hoặc mở chúng một cách tương ứng, làm thay đổi phụ tải tuabin, và bằng
cách đó, duy trì cân bằng công suất vòng sơ cấp và công suất vòng thứ cấp. Trong
trường hợp thứ hai, phụ tải tuabin thay đổi khi điều khiển bằng tay các van điều
chỉnh. APM chuyển sang chế độ T và, trong khi giám sát áp suất trong vòng thứ
cấp, vẫn duy trì cân bằng công suất sinh nhiệt và tải nhiệt. Khi giảm phụ tải bằng
tuabin, việc chuyển APM từ chế độ N sang chế độ T có thể là tự động, theo tín
hiệu tăng áp suất vượt quá mức đã đặt 1,5 kG/cm2.

Công suất thay đổi với tốc độ không vượt quá tốc độ quy định, khi đó, tốc độ càng
thấp thì càng ít các nhiễu loạn có liên quan đến nhiễm độc xenon không ổn định,
kể cả các dao động xenon có thể có trong WWER-1000.

Trong trường hợp cần thiết, giảm tải cấp tốc được thực hiện cũng theo trình tự như
theo kế hoạch, nhưng với tốc độ tối đa – tác động liên tục lên bộ phận điều chỉnh.
Nhiệm vụ chủ yếu của việc điều khiển linh hoạt trong quá trình chuyển tiếp là
kiểm soát hoạt động của thiết bị điều chỉnh trung tâm để duy trì cân bằng các công
suất và sau đó ổn định các thông số công suất ở mức được phép. Khi giảm tải do
các tác động của các thiết bị tự động phù hợp với bảng 10.4, nhiệm vụ chủ yếu là
phục hồi cân bằng công suất ở mức được phép và tiếp tục ổn định các thông số.

158
Câu hỏi cho mục
“Điều khiển và kiểm soát vùng hoạt khi hoạt động phát công suất”
1. Cân bằng các công suất vòng sơ cấp và vòng thứ cấp trong các chế độ tĩnh và
chuyển tiếp được duy trì như thế nào?

12.3. Điều khiển và kiểm soát vùng hoạt khi dừng lò theo kế hoạch

Khi dừng lò theo kế hoạch, việc giảm tải tổ máy được tiến hành theo chế độ đã mô
tả về điều khiển công suất đến ~ 30 – 40% Nном cho WWER-1000 và ~ 10% cho
WWER-440. Công suất lò phản ứng được ổn định, máy phát tuabin được giảm tải
và ngắt khỏi mạng. Trong quá trình giảm tải máy phát tuabin, БРУ-К được đưa
vào hoạt động, nó duy trì cân bằng các công suất.

Sau khi ngắt máy phát tuabin, lò phản ứng được giảm tải đến МКУ nhờ điều khiển
СУЗ bằng tay, áp suất và nhiệt độ được ổn định gần với các giá trị định mức. Lò
phản ứng được chuyển vào trạng thái dưới tới hạn nhờ điều chỉnh bor. Nồng độ
axit boric tăng lên đến các giá trị tương ứng với quy định công nghệ cho trạng thái
dừng (xem mục “Điều chỉnh”), sau đó, các thanh OP СУЗ được hạ xuống vùng
hoạt. Thực ra đến lúc này, vùng hoạt đã sẵn sàng cho các công đoạn công nghệ
dừng lò. Tiếp sau đó, trạng thái của vùng hoạt được АКНП và СВРК kiểm soát.

12.4. Rút axit boric nhờ các phin lọc trao đổi ion

Khi nồng độ axit boric nhỏ, độ hiệu dụng trao đổi nước giảm đi, điều này làm tăng
đáng kể mất cân bằng nước. Vì vậy khi nồng độ axit boric dưới 0,5 g/kg, rút axit
boric hiệu quả hơn, khi làm lắng các ion của nó trên các phin lọc đã được tái sinh
sơ bộ của thiết bị làm sạch nước đặc biệt.

Mô tả toán học của quá trình rút axit boric trên các phin lọc trao đổi ion giống như
mô tả quá trình rút ra nhờ trao đổi nước. Giả sử, sau các phin lọc nồng độ bằng 0,
ta có:
q
− t
c(t ) = c0 e m
, (12.4.1)

ở đây, c0 – nồng độ axit boric ở thời điểm cho các phin lọc hoạt động; q – lưu
lượng chất tải nhiệt.

Lấy c0 = 0,5 g/kg, q = 20 tấn/h, m = 300 tấn, có thể tính tốc độ tối đa đưa độ phản
ứng dương vào WWER-1000 (xem mục “Điều chỉnh bor”):

159
d ρ dc ∂ρ
= = 2.10−5% / s.
dt dt ∂c

Câu hỏi cho mục


“Rút axit boric nhờ các phin lọc trao đổi ion”

1. Trong các trường hợp nào cần rút axit boric nhờ thiết bị làm sạch nước đặc
biệt?

12.5. Bảo đảm trạng thái dưới tới hạn vùng hoạt của lò phản ứng đã dừng

Các nguồn nơtron tự nhiên để kích hoạt phản ứng dây chuyền trong WWER không
được sử dụng. Khi khởi động lần đầu, các nguồn đầu tiên là các nơtron của bức xạ
vũ trụ và của quá trình phân rã urani tự phát. Trong những mẻ nhiên liệu tiếp sau
xuất hiện các nguồn nơtron bổ sung, các actinit (các đồng vị U, Pu, Cm, Cf,… –
các sản phẩm tương tác không đàn hồi của các nơtron với các hạt nhân nhiên liệu
và các chuỗi chuyển hóa hạt nhân tiếp sau), vốn được tạo ra trong lò phản ứng ở
những mẻ nhiên liệu trước đó.

Do không có các nguồn định chuẩn, nên không thể đo trực tiếp mức dưới tới hạn
của lò phản ứng đã dừng theo dòng nơtron. Trong trường hợp đó, tính an toàn
được bảo đảm bằng cách tiếp cận bảo toàn khi tính toán nồng độ axit boric, ở nồng
độ đó đạt được độ dưới tới hạn cho trước (xem mục “Điều chỉnh”). Có trọng lượng
hơn cả trong số các giả định bảo toàn là kéo tất cả các OP СУЗ ra khỏi vùng hoạt
một cách ước lệ.

Câu hỏi cho mục


“Bảo đảm trạng thái dưới tới hạn vùng hoạt của lò phản ứng đã dừng”

1. Tầm quan trọng đặc biệt của việc kiểm soát nồng độ axit boric của lò phản ứng
đã dừng là gì?

12.6. Ảnh hưởng của xenon và samari đến việc điều chỉnh trong các chế độ
chuyển tiếp.

Khi thay đổi phụ tải, độ phản ứng vốn có liên quan đến nhiễm độc và giải nhiễm
xenon và samari được điều hòa bằng điều chỉnh bor. Khi điều chỉnh, nồng độ
samari thay đổi không đáng kể bởi vì thời gian kéo dài của quá trình được tính
bằng ngày, còn các hiệu ứng độ phản ứng liên quan đến nhiễm độc không ổn định
là không lớn – không quá ~ 0,7%. Khác với samari, sự thay đổi nồng độ xenon có
ảnh hưởng rõ ràng đến động học quá trình điều chỉnh bởi vì các quá trình chuyển

160
tiếp xenon xảy ra nhanh – thời gian kéo dài của chúng tính bằng giờ, và ảnh hưởng
của xenon đến độ phản ứng là lớn hơn rất nhiều.

Trong các chế độ nâng công suất thực tế, tốc độ đưa độ phản ứng âm vào, vốn có
liên quan đến việc chuyển sang mức nhiễm độc tĩnh của xenon, không quá 0,2
%/h, lượng này được điều hòa bằng cách rút axit boric ra. Không xuất hiện quá
trình giải nhiễm không ổn định khi chuyển từ mức công suất tĩnh sang mức cao
hơn, bởi vì tốc độ nâng công suất bị hạn chế và đương lượng độ phản ứng của quá
trình giải nhiễm là không lớn.

Khi giảm tải sâu đến 30% Nном và thấp hơn, tốc độ đưa độ phản ứng âm trung bình
vào vốn có liên quan đến hố iốt, vào khoảng 0,3 – 0,5%/h, độ sâu hố iốt có thể đạt
đến 3 – 4%.

Rõ ràng là ở cuối thời gian hoạt động của mẻ nhiên liệu, khi mà không còn dự trữ
vận hành của độ phản ứng vốn có thể được sử dụng để điều hòa hố iốt, thì chỉ có
thể duy trì lò phản ứng ở trạng thái tới hạn sau khi giảm công suất trong trường
hợp phục hồi phụ tải cấp tốc. Nếu điều đó là không thể được về mặt công nghệ, thì
cần phải giữ lò phản ứng ở trạng thái dưới tới hạn trong khoảng ~ 20 h, khoảng
thời gian cần thiết để phân rã xenon đến mức nhiễm độc tĩnh.

Khi cần có thể tính toán tối ưu chế độ giảm tải, nhưng trong thực tế vận hành nó
thường không cần thiết, bởi vì việc giảm tải sâu theo kế hoạch chủ yếu liên quan
đến việc dừng lò phản ứng trên 20 h.

Các câu hỏi cho mục


“Ảnh hưởng của xenon và samari đến việc điều chỉnh trong các chế độ
chuyển tiếp”

1. Các chế độ thay đổi phụ tải nào nhạy nhất theo quan điểm điều khiển vận
hành công suất?
2. Khi cần thì làm dịu ảnh hưởng của hố iốt như thế nào trong trường hợp giảm
phụ tải?
12.7. Khử các dao động xenon

Sự cần thiết phải khử các dao động xenon có liên quan đến việc chúng làm tăng độ
không đồng đều phân bố tỏa năng lượng, chẳng hạn như làm tăng Kv, điều có thể
dẫn đến cần giảm tải lò phản ứng. Việc kiểm soát sự có mặt các dao động và biên
độ các dao động được thực hiện theo ophset. Ophset thực chất là mức chênh lệch
tỏa năng lượng tương đối của phần trên và phần dưới vùng hoạt. Ở giai đoạn đầu
của mẻ nhiên liệu, trong chế độ tĩnh, mức chênh lệch đó - ophset - có thể đạt đến

161
10%. Điều đó có liên quan đến nhiệt độ thấp hơn của nhiên liệu trong phần dưới
của vùng hoạt cũng như sự có mặt của các chất hấp thụ ở phần trên. Trong quá
trình vận hành của mẻ nhiên liệu, giá trị này giảm đi do quá trình cháy nhiên liệu ở
phần dưới vùng hoạt mạnh hơn.

Việc ophset vượt ra ngoài khoảng 0 – 10% và sự thay đổi hàng giờ của nó theo
thời gian chứng tỏ sự có mặt của các dao động. Nguyên tắc cơ bản của các thuật
toán khử dao động – đó là tác động lên các sai lệch đang tăng trong thời điểm đã
cho. Trong WWER-1000 tác động đó được thực hiện bằng nhóm công tác và
nhóm số năm, gồm bốn thanh OP, một trong số đó là thanh trung tâm. Trong
những trường hợp đặc biệt, người ta sử dụng cả các nhóm OP khác.

Các tác động trong trường hợp ophset âm và khi nó tăng về giá trị tuyệt đối nghĩa
là khi dịch chuyển điểm tỏa năng lượng cực đại lên phần trên vùng hoạt, rõ ràng là
cần nhúng nhóm OP vào vùng hoạt ở mức 50 – 60% và sau đó kéo chúng ra theo
tiến trình chuyển dịch xuống dưới của điểm tỏa năng lượng cực đại. Khi ophset
dương và khi nó tăng, các tác động sẽ ngược lại – nhóm điều chỉnh OP СУЗ được
kéo lên đến mức giới hạn trên. Nếu tác động trên chưa đủ hiệu quả, thì OP СУЗ
trung tâm được hạ xuống đến trụ đỡ dưới. Ở phía dưới, trong vùng dòng nơtron
cực đại, độ hiệu dụng của nó dường như lớn hơn so với ở phần trên và yếu tố đó
tác động làm dịu độ tăng ophset trong khi vẫn làm tắt dần các dao động. Khi cần
có thể sử dụng cả các OP khác của nhóm số năm.

Câu hỏi cho mục


“Khử các dao động xenon”

1. Nguyên tắc cơ bản nào có trong các thuật toán khử dao động?

13. CÁC VẤN ĐỀ AN TOÀN


13.1. Các rối loạn hạt nhân

Kinh nghiệm vận hành cho thấy WWER là một trong những lò phản ứng an toàn
nhất, nhưng rủi ro hạt nhân có liên quan đến vận hành thì không nên coi là không
có. Xác suất các hư hại nặng vượt ra ngoài khuôn khổ thiết kế của vùng hoạt được
đánh giá 10-4 – 10-5 1/năm tùy thuộc vào dạng thiết kế, năm đưa vào sử dụng và
mức độ hiện đại hóa tổ máy.

Các rối loạn hạt nhân, vốn có thể dẫn đến những hậu quả phóng xạ nghiêm trọng
ngoài thiết kế, theo nguyên nhân có nguồn gốc từ ban đầu, có thể chia làm ba
dạng: hình thành khối lượng tới hạn cục bộ, mất điều khiển phản ứng dây chuyền,

162
sai phạm dẫn thoát nhiệt khỏi vùng hoạt. Trong các thiết kế WWER đã tính trước
các giải pháp tổ chức và kỹ thuật để giảm đến tối thiểu rủi ro xảy ra các biến cố
nói trên. Việc hiểu rõ các rủi ro là một phần của các giải pháp đó. Tiếp theo, xem
xét các nguyên tắc kỹ thuật cơ bản đã được đặt ra trong thiết kế hướng tới loại
trừ các biến cố nói trên và các vị trí dễ tổn thương nhất.

13.2. Khối lượng tới hạn cục bộ

Để hiểu toàn diện vấn đề, ta đánh giá bán kính tới hạn của một mạng đồng nhất
gồm các BNL WWER-1000 có độ làm giàu nhiên liệu 4,4%, đầy nước sạch 200C.
Có thể đánh giá từ đẳng thức của các thông số hình học và vật liệu.
2 2
k∞ − 1 ⎛ π ⎞ ⎛ 2, 405 ⎞
ϰ2 2
=B ; =⎜ ⎟ +⎜ ⎟ . (13.2.1)
M2 ⎝H⎠ ⎝ R ⎠

Từ hệ thức trên đây suy ra chỉ mới 3 – 4 BNL có độ làm giàu nói trên trong nước
lạnh không chứa axit boric cũng đạt đến các thông số tới hạn, với tất cả các hậu
quả xảy ra. Đánh giá tương tự cho WWER-440 cho thấy, ~ 7 BNL có độ làm giàu
nhiên liệu như vậy cũng tạo ra khối lượng tới hạn cục bộ.

Để loại trừ khả năng xuất hiện phản ứng dây chuyền tự phát ở các giai đoạn vận
chuyển, mọi phương tiện công nghệ vận chuyển đều được thiết kế sao cho cố định
được một cách chắc chắn các BNL với bước xếp bảo đảm k∞ ≤ 0,95 khi đầy nước
sạch 200C. Cả kết cấu bể chứa cũng thỏa mãn điều kiện đó. Và, đương nhiên,
trước khi xếp thùng chứa có BNL vào bể thay đảo nhiên liệu, về công nghệ, loại
trừ sự tiếp xúc của nó với nước. Khi thay đảo, các BNL được xếp sát nhau trong
vùng hoạt. Bởi vì trạng thái dưới tới hạn WWER không kiểm soát được, vùng hoạt
đầy nước sạch lạnh có các BNL chưa sử dụng là trên tới hạn, cả khi tất cả các OP
СУЗ được hạ xuống. Đối với tất cả các WWER, kể cả các lò phản ứng có 73 OP
СУЗ, nồng độ axit boric cần thiết trong chất tải nhiệt là rào cản duy nhất, ngăn cản
sự hình thành khối lượng tới hạn trong suốt thời gian thay đảo nhiên liệu và khi
gia nhiệt lò phản ứng. Cần đặc biệt quan tâm đến việc kiểm soát nồng độ axit boric
trong giai đoạn này. Trong giai đoạn thay đảo nhiên liệu trước thời điểm đưa lò
phản ứng vào МКУ, mọi mối liên hệ của các hệ thống vòng sơ cấp và nước khử
khoáng sạch đều được ngắt, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình trạng của các thiết
bị ngắt dòng. Một trong số các công đoạn công nghệ bất lợi nhất trong phương án
này là việc đổ đầy thể tích vòng thứ cấp bởi nước của các bình sinh hơi bị hở
thông với vòng sơ cấp. Trong trường hợp cần thiết, công đoạn trên được tiến hành

163
khi tăng cường kiểm soát để loại trừ khả năng trào nước của vòng thứ cấp vào
vòng sơ cấp.

Điều chỉnh bor để làm giảm nồng độ axit boric chỉ được tiến hành khi các ГЦН
hoạt động, như vậy mới loại trừ được khả năng đưa nước khử khoáng vào vùng
hoạt mà không được trộn đều.

Khi đã hiểu rõ vấn đề và hiểu rõ các biện pháp tổ chức-kỹ thuật được áp dụng,
trong thực tế vận hành vẫn có thể có các hành động sai lầm của nhân viên, dẫn đến
khả năng chảy nước khử khoáng sạch vào vòng sơ cấp khi lò phản ứng đã dừng,
trong đó có trường hợp chảy qua bình sinh hơi bị hở. Trong mọi trường hợp, các
biện pháp đã quy định cần được áp dụng kịp thời.

Các câu hỏi cho mục


“Khối lượng tới hạn cục bộ”

1. Bao nhiêu BNL được làm giàu 4,4% tạo ra khối lượng tới hạn trong nước lạnh
sạch?
2. Vào thời điểm vận hành nào tồn tại xác suất cao nhất tạo ra khối lượng tới hạn
do các tác động sai lầm?
3. Các công đoạn công nghệ nào là nguy hiểm theo quan điểm có thể chảy nước
khử khoáng sạch vào vùng hoạt?
4. Tại sao việc kiểm soát nồng độ axit boric khi thay đảo nhiên liệu lại có ý
nghĩa hàng đầu trong việc bảo đảm an toàn?
13.3. Mất điều khiển phản ứng dây chuyền

Mất điều khiển kèm theo tăng tốc lò phản ứng sau đó dẫn đến những rối loạn với
các hậu quả nghiêm trọng. Việc tăng tốc tự phát được loại trừ nhờ khả năng tự bảo
vệ bên trong WWER-1000 – các hiệu ứng công suất và hiệu ứng nhiệt độ âm. Để
loại trừ khả năng mất điều khiển công suất do các hỏng hóc trong hệ thống điều
khiển hoặc do các tác động sai lầm của nhân viên, trong các thiết kế WWER-1000
đã tính trước tác động bảo vệ tự động (bảng 13.1).

Trong thực tế vận hành WWER, không cố định một trường hợp tăng công suất nào
khi lò phản ứng hoạt động ở mức định mức trước khi khởi động các thiết bị АЗ
(АЗ-I). Có thể có những trường hợp cá biệt dừng lò khẩn cấp theo tín hiệu đạt đến
chu kỳ các mức đặt khẩn cấp. Đó là trường hợp do vi phạm quy định ở phần thời
gian lưu sau khi đưa độ phản ứng dương vào mà phải đưa lò phản ứng vào МКУ.

Bảng 13.1. Các mức đặt khởi động thiết bị bảo vệ khẩn cấp theo mức công suất và
chu kỳ tăng công suất cho mức công suất định mức

164
Chu kỳ tăng công suất e lần
Lò phản ứng N
T ≤ 10 s T ≤ 20 s
АЗ khi ПЗ-I khi
WWER-1000 АЗ ПЗ-I
N ≥ 107% Nном N ≥ 104% Nном
АЗ-I khi АЗ-III khi
WWER-440 АЗ-I АЗ-III
N ≥ 110% Nном N ≥ 105% Nном

Chế độ khẩn cấp kèm theo làm nguội vòng sơ cấp nhanh và sâu, ví dụ do vỡ
đường dẫn hơi trong phần không ngắt khỏi bình sinh hơi, là chế độ nguy hiểm
tiềm ẩn của WWER về khả năng mất điều khiển công suất nhất thời có thể có.
Trong trường hợp xuất hiện chế độ này ở cuối thời hạn sử dụng WWER-1000, khi
mà hệ số nhiệt độ của độ phản ứng cực đại, khi vòng sơ cấp được làm nguội đến
2200C thì ~ 5,5% độ phản ứng được giải phóng, lượng này gần tương đương với
độ hiệu dụng АЗ có hỏng hóc một OP. Như vậy, ở nhiệt độ đã cho trong chế độ
công nghệ đó có thể có việc chuyển trở lại vào trạng thái tới hạn. Đối với WWER-
440 có 37 OP СУЗ, chế độ đó diễn ra êm hơn bởi vì độ hiệu dụng АЗ-I hơn 6%,
nhiệt độ tới hạn lặp dưới 1000C.

Khi các hệ thống an toàn hoạt động theo thiết kế, trong trường hợp có tới hạn lặp
thì giới hạn định mức hư hại các thanh nhiên liệu không bị vi phạm. Lò phản ứng
chuyển sang trạng thái dưới tới hạn nhờ đưa axit boric vào vòng sơ cấp. Trong khi
đó, chế độ sẽ nguy hiểm khi trở thành chế độ ngoài thiết kế trong trường hợp có
thêm những hỏng hóc thiết bị.

Cho đến nay đã có 4 – 5 trường hợp làm nguội tương đối nhanh và sâu đến 2200C
của vòng sơ cấp WWER-1000. Tất cả các trường hợp đó đều có liên quan đến việc
các van bảo hiểm không đóng khi tăng áp suất vòng thứ cấp, các van này đã khởi
động khi sụt phụ tải máy phát tuabin. Trong tất cả các trường hợp hỏng hóc OP đã
nói khi khởi động АЗ, chưa từng có trường hợp nào chế độ làm nguội kéo dài
mươi phút – thời gian đủ để tăng độ dưới tới hạn bằng việc đưa axit boric vào.

Các câu hỏi cho mục


“Mất điều khiển phản ứng dây chuyền”

1. Tự bảo vệ bên trong là gì?


2. Các tín hiệu khẩn cấp nào gây ra khởi động АЗ mà ngăn cản tăng tốc lò phản
ứng do các tác động sai lầm? Các mức đặt khởi động АЗ và ПЗ là như thế
nào?
3. Trong chế độ công nghệ nào có thể có việc chuyển vào trạng thái tới hạn lặp?

165
13.4. Sai phạm dẫn thoát nhiệt khỏi vùng hoạt

Theo các đánh giá xác suất, sai phạm dẫn thoát nhiệt kèm theo hư hại vùng hoạt –
sự cố dễ xảy ra nhất trong số các sự cố nghiêm trọng.

Thiết kế đã tính trước các biện pháp kỹ thuật để loại trừ hư hại các thanh nhiên
liệu vượt quá định mức đối với các chế độ giới hạn có sai phạm dẫn thoát nhiệt sau
đây: mất điện tức thời ГЦН và rò rỉ vòng sơ cấp khi đứt vỡ đường ống tuần hoàn
chính (trong thiết kế đầu tiên WWER-440 (tổ máy số 3, 4 NMĐHN
Novovoronhet, hai tổ máy đầu tiên NMĐHN Kolski), đã xem xét các rò rỉ khi đứt
vỡ các đường ống đường kính nhỏ hơn.)

Hình 13.1. Sự thay đổi mức tỏa nhiệt dư tương đối của vùng hoạt WWER của
những ngày đầu sau dừng lò.

Hình 13.2. Sự thay đổi mức tỏa nhiệt dư tương đối của vùng hoạt WWER trong 60
ngày đầu sau dừng lò.

166
Hình 13.3. Sự thay đổi công suất nơtron (1) và công suất nhiệt (2) của vùng hoạt
WWER khi dừng lò khẩn cấp kèm theo hạ tất cả OP СУЗ (bắt đầu rơi t
= 0)

Trong trường hợp thứ nhất, việc làm nguội tin cậy các thanh nhiên liệu được bảo
đảm bằng việc dừng khẩn cấp lò phản ứng đồng thời ngắt ГЦН và sử dụng các
ГЦН có quán tính, mà khi chúng chạy theo đà sẽ tạo dòng chảy qua vùng hoạt, đủ
để dẫn thoát nhiệt dư khi xả công suất. (Trong các thiết kế đầu tiên WWER-440 đã
sử dụng các ГЦН kín, không có quán tính. Các máy phát tự tiêu, hoạt động khi
tuabin chạy theo đà bảo đảm cho các ГЦН này chạy theo đà khi mất điện tổ máy).
Việc dẫn thoát công suất sau khi dừng hẳn ГЦН được thực hiện trong chế độ tuần
hoàn tự nhiên. Những hư hại các thanh nhiên liệu trong chế độ này không làm tăng
các giới hạn vận hành, nghĩa là chế độ đã cho không phải là sự cố. Trong trường
hợp thứ hai, thậm chí khi các hệ thống an toàn, vốn bảo đảm việc dừng lò khẩn
cấp và cấp đầy nước cho vùng hoạt, hoạt động theo thiết kế thì những hư hại các
thanh nhiên liệu tới mức định mức cực đại cũng có thể xảy ra. Nhưng các BNL sẽ
không thể bị hư hại về kết cấu, điều này bảo đảm khả năng tháo dỡ an toàn vùng
hoạt.

Việc tỏa năng lượng dư lớn trong vùng hoạt sau khi dừng lò, vốn liên quan đến
quá trình phân rã các sản phẩm phân hạch không bền (xem mục 2.12) là yếu tố
làm tăng khả năng chuyển các rối loạn khẩn cấp thành sự cố nghiêm trọng kèm
theo hư hại vùng hoạt. Trong những giờ đầu sau khi dừng lò, mức tỏa năng lượng
dư vào khoảng ~ 1% Nном, nghĩa là ~ 30 MW đối với WWER-1000 và ~ 14 MW
đối với WWER-440. Sự thay đổi công suất tương đối sau khi dừng lò được đưa ra
trên các hình 13.1 – 13.3. Công suất đó cần được dẫn thoát, trong trường hợp
ngược lại trong khoảng 2 – 3 h sẽ xảy ra hiện tượng bốc hơi chất tải nhiệt của
vùng hoạt, tăng nhiệt độ nhiên liệu và các vật liệu kết cấu đến nhiệt độ nóng chảy

167
và sau đó khoảng 7 – 8 h thì khối nóng chảy (lớp đệm) làm nóng chảy vỏ lò. Các
thiết kế tổ máy sử dụng WWER, loại tiếp sau B-320, đã tính trước trường hợp đó
bằng việc thiết kế thùng thu hồi đặc biệt nằm ngay dưới lò phản ứng.

Trong lịch sử vận hành các lò phản ứng nước nhẹ (tương tự WWER) đã có những
sự cố kèm theo sai phạm dẫn thoát nhiệt và phát triển các biến cố không tính đến
trong thiết kế. Ta xem xét ba sự cố tiêu biểu nhất theo quan điểm công nghệ.

Sự cố NMĐHN “Three Mile Island-2” (Mỹ)

Đây là sự cố nghiêm trọng nhất trong số các sự cố đã xảy ra trong các lò phản ứng
nước áp suất có vỏ. Lò công suất đã xảy ra sự cố này được đưa vào hoạt động năm
1978. Về các thông số, nó rất gần với WWER-1000. Sơ đồ bố trí các thiết bị cơ
bản trong nhà lò kín NMĐHN “Three Mile Island-2” được trình bày trên hình
13.4. Công suất định mức của tổ máy 2853 MW, công suất điện 956 MW. Tuần
hoàn chất tải nhiệt trong vòng sơ cấp được bảo đảm bằng bốn ГЦН. Nhiệt từ vòng
sơ cấp được dẫn ra bằng hai bình sinh hơi đứng. Thiết bị điều áp được nối với một
trong số hai mạng nóng của các đường ống vòng sơ cấp. Vùng hoạt lò phản ứng có
177 BNL, mỗi BNL chứa 208 thanh nhiên liệu đường kính ngoài 10,9 mm. Dùng
urani dioxit dạng viên đường kính 9,4 mm, làm giàu tối đa 2,96%, làm nhiên liệu.

Sự cố xảy ra ngày 29 tháng ba năm 1979. Tổ máy đang hoạt động ở mức 97%
công suất (2772 MW). Biến cố khởi nguồn là biến cố hiếm thấy nhưng bình
thường: mất cấp nước khử khoáng của tuabin do các máy bơm cấp nước cấp, sau
đó là máy phát tuabin bị ngắt. Trong mô tả tiếp sau, thời điểm ngắt máy phát
tuabin sẽ được lấy làm thời điểm đầu để tính thời gian.

0 phút 00 s. Do ngắt máy phát tuabin, cân bằng sinh nhiệt và tải nhiệt bị phá hủy
và bắt đầu tăng đột ngột các thông số vòng sơ cấp: áp suất và nhiệt độ. Song song
với việc ngắt các máy bơm cấp, mức chất tải nhiệt trong các bình sinh hơi đã giảm
đột ngột. Lưu ý rằng, tổ máy đã được trang bị những bình sinh hơi dạng đứng, dự
trữ nước của vòng thứ cấp trong đó là tối thiểu, điều này làm cho tổ máy nói chung
ít quán tính trong các quá trình chuyển tiếp.

0 phút 03 s. Áp suất trong vòng sơ cấp tức thì đạt đến mức đặt khởi động van xả
15,6 MPa. Van mở, bảo đảm xả hơi vào thùng sủi bọt với lưu lượng 60 tấn/h.

0 phút 08 s. Bởi vì mất cân bằng công suất của hai vòng tuần hoàn không được
khắc phục, nên áp suất vòng sơ cấp tiếp tục tăng, ở giây thứ tám đạt đến mức đặt
dừng lò khẩn cấp 16,3 MPa và lò phản ứng đã dừng.

168
0 phút 12 s. Áp suất vòng sơ cấp hạ xuống 15,3 MPa – mức đặt đóng van xả,
nhưng van không đóng. Bởi vì nguồn cấp cho xolenoit điều khiển đã được truyền
đi mà không có những nhận xét về điều mà thiết bị phát tín hiệu trên bảng điều
khiển nói đến, nên nhân viên coi là van đã đóng (nguyên nhân của việc van không
đóng, nhiều khả năng là kẹt cơ học, bởi vì sau đó khi đập vào thì nó đóng). Sau khi
giảm công suất lò phản ứng, do dòng qua van xả không đầy nên mức nước trong
thiết bị điều áp (КД) bắt đầu hạ xuống. Nhân viên vận hành đã ngắt hệ thống thổi
của vòng sơ cấp và đóng máy bơm bù dự trữ.

0 phút 30 s. Khởi động hệ thống phát tín hiệu tăng nhiệt độ chất thải từ van xả (~
1150C) và một trong số các van bảo hiểm, nhưng nhân viên không coi trọng điều
đó, sau khi cho rằng đó là tăng quán tính sau khi khởi động van. Mức nước trong
lòng chảo của các bình sinh hơi hạ xuống tới mức đặt khẩn cấp. Các máy bơm bù
khẩn cấp tự động đóng, nhưng nước vẫn không cấp được vào các bình sinh hơi:
các van ngắt hình như bị đóng, các van này đã không được mở do sai lầm của
nhân viên khi bảo dưỡng kỹ thuật các máy bơm. Mực nước trong các bình sinh hơi
hạ xuống nhanh chóng.

169
Hình 13.4. Bố trí thiết bị cơ bản trong nhà lò NMĐHN “Three Mile Island-2”
(Mỹ)

0 phút 48 s. Rò rỉ hơi từ КД đã được điều hòa nhờ hai máy bơm bù hoạt động.
Mực nước trong КД bắt đầu tăng lên.

1 phút 00 s. Khởi động hệ thống phát tín hiệu tăng nhiệt độ chất xả ra từ van bảo
hiểm số hai КД (1450C), bởi vì các chất xả ra từ tất cả các van đều được dẫn về
thùng góp chung. Cũng giống như trường hợp trước, hoạt động của hệ thống phát
tín hiệu không được để ý. Rõ ràng, ở thời điểm này nhân viên hoàn toàn bị thu hút
vào việc khôi phục nước bù cho các bình sinh hơi.

1 phút 45 s. Các bình sinh hơi bị khô cạn (hơi đã xả hết vào khí quyển), việc dẫn
thoát nhiệt dư chấm dứt, công suất nhiệt dư khoảng ~ 30 MW. Trong chất tải nhiệt
đang tuần hoàn trong vòng sơ cấp xuất hiện và bắt đầu tăng hàm lượng hơi. Dưới

170
nắp lò phản ứng đã sinh ra bọt hơi có các thông số lớn hơn so với trong КД. Chất
tải nhiệt từ lò phản ứng bắt đầu tràn vào КД.

2 phút 01 s. Áp suất trong vòng sơ cấp tiếp tục giảm do làm nguội КД qua van xả
mở. Ở áp suất 11,4 MPa, máy bơm bù khẩn cấp của vòng sơ cấp áp suất cao tự
động mở với lưu lượng ~ 200 tấn/giờ, cấp nước vào các nhánh lạnh. Một trong số
hai máy bơm bù đang hoạt động theo chế độ làm việc bình thường khi đó đã tự
động dừng theo chương trình hoạt động của thiết bị tự động.

3 phút 13 s. Trong tình huống đã trở nên phức tạp, lưu lượng bù đã vượt quá rò rỉ,
và mức nước trong КД bắt đầu tăng lên, hơn nữa quá trình chảy chất tải nhiệt từ lò
phản ứng vào КД lại không dừng. Lưu lượng bù khẩn cấp đã bị giảm bớt do mở
tái tuần hoàn máy bơm.

3 phút 26 s – 3 phút 28 s. Lần lượt khởi động hệ thống phát tín hiệu: tăng nhiệt độ
trong thùng sủi bọt và tăng mức nước trong КД. Tín hiệu đầu bị dừng mà không
để ý.

4 phút 38 s. Mặc dù nhiệt độ và áp suất vòng sơ cấp tương ứng với trạng thái bão
hòa, giống như báo hiệu có rò rỉ, nhân viên vận hành đã dừng máy bơm bù khẩn
cấp và tăng lưu lượng thổi. Hành động như vậy, nhân viên định làm tăng mức
nước КД.

Trong chế độ công nghệ đã trở nên phức tạp, quá trình bốc hơi chất tải nhiệt vòng
sơ cấp đã bắt đầu mạnh lên. Bọt hơi dưới nắp lò phản ứng đã tăng lên tới mức đẩy
chất tải nhiệt ra khỏi lò phản ứng, nhưng các ГЦН đang hoạt động vẫn làm mát
vùng hoạt. Tỏa nhiệt dư một phần được dẫn thoát qua КД.

Lưu ý rằng, các đường ống nối КД với các đường ống vòng sơ cấp có điểm đặc
biệt trong kết cấu là không cho thông – cửa chắn nước (hình 13.4). Ở giai đoạn
đầu sự cố nó làm khó dẫn thoát nhiệt qua КД, bởi vì sự suy giảm nhiệt độ và gia
tăng tỷ trọng chất tải nhiệt đã được cân bằng nhờ tăng áp suất trong lò phản ứng,
sau đó khi giảm mức nước trong lò phản ứng xuống dưới các đoạn ống nóng thì
cửa chắn nước không cho chất tải nhiệt chảy từ КД vào lò phản ứng. Điều đó
không cho phép nhân viên vận hành kịp thời sửa chữa sai lầm.

8 phút 00 s. Nhân viên vận hành xác định được nguyên nhân không cấp được nước
cấp vào các bình sinh hơi và bắt đầu cấp nước vào.

171
10 phút 48 s. Khởi động hệ thống phát tín hiệu tăng mức nước trong thùng sủi bọt.
Bởi vì chất tải nhiệt vẫn tiếp tục chảy vào thùng, màng bảo hiểm bị vỡ. Chất tải
nhiệt bắt đầu chảy vào nhà lò, áp suất và nhiệt độ trong nhà lò bắt đầu tăng.

14 phút 50 s. Khởi động hệ thống phát tín hiệu không cho phép các ГЦН hoạt
động. Xuất hiện rung mạnh các ГЦН do hàm lượng hơi trong chất tải nhiệt khá
lớn.

20 phút 00 s. Do giảm mật độ chất tải nhiệt, các chỉ số dòng nơtron theo АКНП
trong dải nguồn bắt đầu tăng. Việc đó sau này đã thu hút sự chú ý của nhân viên
vận hành.

22 phút 44 s. Các bình sinh hơi đã đầy đến mức cho phép bắt đầu dẫn thoát nhiệt
qua vòng thứ cấp, nhưng thuật toán cho hệ thống tự động lại duy trì áp suất trong
bình sinh hơi bằng với áp suất bão hòa vòng sơ cấp, nghĩa là không làm nguội
vòng sơ cấp.

29 phút 23 s. Nhiệt độ và áp suất trong nhà lò tăng nhanh. Nhân viên vận hành mở
máy bơm phun.

0 h 40 phút. Các chỉ số dòng nơtron theo АКНП tiếp tục tăng do mật độ chất tải
nhiệt tiếp tục giảm.

1 h 13 phút. Đã ngắt hai ГЦН do tăng độ rung.

1 h 15 phút. Hoạt độ khí trong nhà lò đạt mức sự cố. Rõ ràng, vì tăng áp suất trong
lòng thanh nhiên liệu do tăng nhiệt độ nên vỏ bọc các thanh nhiên liệu bắt đầu bị
vỡ.

1 h 40 phút. Do rung mà các ГЦН còn đang hoạt động cũng bị ngắt. Quá trình làm
nguội cưỡng bức vùng hoạt cũng chấm dứt. Các bộ phận trong kết cấu vùng hoạt
bắt đầu bị nóng lên nhanh chóng.

2 h 1 phút. Trong thời gian đó đã thấy hoạt độ gamma của chất tải nhiệt tăng lên
đáng kể. Rõ ràng đó là các BNLbắt đầu bị phá hủy.

2 h 14 phút. Các detector nơtron cho thấy mức chất tải nhiệt trong lò phản ứng đã
hạ xuống dưới phần trên vùng hoạt.

2 h 22 phút. Nhân viên đã đóng van xả. Áp suất trong vòng sơ cấp bắt đầu tăng,
còn trong nhà lò thì giảm. Bởi vì quá trình dẫn thoát nhiệt qua КД đã chấm dứt, và
không có biện pháp nào được áp dụng để cấp chất tải nhiệt vào vùng hoạt, do mức

172
nước trong КД ở mức định mức, nên vùng hoạt tiếp tục bị phá hủy. Hoạt tính son
khí trong nhà lò tăng nhanh.

2 h 45 phút. Nhân viên vận hành đóng một ГЦН, nó hoạt động được 19 phút. ГЦН
bơm chuyển nước khử khoáng lạnh từ nhánh vào vùng hoạt và lại thấy rung mạnh.
Vùng hoạt nguội đi nhiều, mặc dù nó vẫn tiếp tục bị phá hủy. Các thông số bọt hơi
trong lò phản ứng giảm xuống, mức nước trong КД hạ thấp xuống.

3 h 23 phút. Nước bù được cấp tối đa, lò phản ứng đầy và quá trình phá hủy vùng
hoạt bắt đầu dừng.

Trong khoảng 4 h tiếp theo đã cho dẫn thoát nhiệt dư qua van xả КД (nó vẫn được
điều khiển bình thường). Sau đó, trong khoảng 7 đến 14 h sau lúc bắt đầu sự cố,
các bình sinh hơi đã được cấp đầy nước, hai ГЦН hoạt động, và quá trình làm
nguội lò phản ứng được phục hồi theo sơ đồ chung. Sau khoảng gần một tháng,
các ГЦН bị dừng, và lò phản ứng sau đó được làm nguội trong chế độ tuần hoàn
tự nhiên qua các bình sinh hơi.

Bản sao băng tự ghi có ghi chép mức nước trong КД và áp suất trong vòng sơ cấp
ở giai đoạn sự cố được đưa ra trên hình 13.5.

Việc phân tích mức độ hư hại vùng hoạt chỉ có thể bắt đầu vào năm 1982. Kết quả
tháo dỡ lò phản ứng đã xác định rằng, ~ 40% vật liệu đã nóng chảy, hơn nữa 1,5 m
phần trên đã không còn. Quan trọng là vỏ lò không bị hư hại nhiều. Các hư hỏng
nặng nhất trên vỏ lò là các vết nứt dài dưới 150 mm, chứa đầy kim loại nóng chảy
trong mối hàn.

Sự cố ở NMĐHN “Three Mile Island-2” buộc phải xem xét lại một số cách tiếp
cận an toàn vận hành. Cơ sở để áp dụng các giải pháp là các yếu tố sau đây:

1) Trong tổ máy có sự cố đã trùng hợp các hỏng hóc thiết bị khi chúng hoạt
động, các sai lầm của nhân viên khi vận hành và các khiếm khuyết thiết kế
dẫn đến phá hủy vùng hoạt: sai là không mở thiết bị ngắt dòng cho cột áp
các máy bơm nước cấp khẩn cấp vào bình sinh hơi sau khi bảo dưỡng kỹ
thuật, không đóng van xả КД, sự có mặt của cửa chắn nước trên đường nối
КД với các đường ống vòng sơ cấp, điều này không cho phép chất tải nhiệt
chảy từ КД vào lò phản ứng khi chất tải nhiệt trong vùng hoạt bốc hơi, các
tác động không thích hợp của nhân viên vận hành;

Đã khởi động rào cản cuối cùng trên đường lan truyền các nuclit phóng xạ
– nhà lò. Điều đó buộc phải áp dụng các biện pháp bổ sung để bảo vệ khỏi
173
khối nóng chảy các vật liệu vùng hoạt, trong trường hợp hư hại vỏ lò.
Trong các thiết kế hiện đại, đã tính trước việc lắp đặt một thùng đặc biệt để
thu gom và làm nguội khối nóng chảy.
2) Các tác động của nhân viên không hợp với tình huống công nghệ. Nhân
viên có thể ngăn cản sự cố phát triển thành sự cố ngoài thiết kế với những
hậu quả nghiêm trọng, bằng bất kỳ một trong những tác động sau đây: tăng
lưu lượng nước bù, phục hồi điều khiển van xả, tăng dẫn thoát nhiệt trong
các bình sinh hơi sau khi phục hồi nước bù cho chúng.

174
Hình 13.5. Sự thay đổi mức chất tải nhiệt trong КД và áp suất trong vòng sơ cấp
trong những giờ đầu sự cố ở NMĐHN “Three Mile Island” (Mỹ)

175
Nhiều tín hiệu của hệ thống phát tín hiệu khẩn cấp (khoảng hơn 100) và
các tình huống cụ thể của các hướng dẫn vận hành có ảnh hưởng đến việc
áp dụng các giải pháp của nhân viên vận hành. Để tách các hướng tác động
chủ yếu của nhân viên trong các tình huống công nghệ phức tạp tương tự,
đã bắt đầu phát triển các quy trình định hướng theo triệu chứng, trong đó
có các tác động hướng đến việc thực hiện chức năng an toàn của các thiết
bị;
3) Đã nhận thức rõ sự cần thiết nâng cấp an toàn quá trình công nghệ. Các
hướng chủ yếu cải tiến các hệ thống an toàn: bảo đảm việc tái hợp hydro
trong nhà lò, đo đạc mức chất tải nhiệt trong lò phản ứng ở các thông số
định mức, xây dựng hệ thống loại bỏ khí khẩn cấp khỏi lò phản ứng.
Ngày nay, những hệ thống nói trên đã có trong các thiết kế lò phản ứng
WWER.
Hở các ống góp bình sinh hơi của tổ máy số 1 NMĐHN Rovenski. Sự cố đã
xảy ra ngày 22 tháng 1 năm 1981. Tổ máy được đưa vào hoạt động năm 1980.
Nhà máy được trang bị lò phản ứng WWER-440 và các thiết bị theo thiết kế gần
nhất B-213, nghĩa là được trang bị các hệ thống an toàn hiệu quả. Trước sự cố, tổ
máy được vận hành ở công suất 90% định mức. Theo trạng thái kỹ thuật của các
bình sinh hơi, đã có một ghi nhận quan trọng: trong khoảng không gian giữa các
tấm đệm bịt kín các ống góp nóng, đã thấy có sự gia tăng áp suất trong khoảng 45
– 125 kG/cm2, điều đó cho thấy có rò rỉ từ vòng sơ cấp sang vòng thứ cấp, xuyên
qua đệm kín. Sau này, khi xem xét các mặt cắt của những vít cấy đã bị đứt, thấy
rằng chúng đã bị hư hại đã từ lâu, trước khi xảy ra sự cố. Những hư hại cũng được
phát hiện cả ở các mặt bích của các ống góp: các lỗ cấy vít có nhiều vết nứt.

Sự cố bắt đầu từ việc tự rơi của một OP СУЗ do trục trặc về kỹ thuật điện. Lò
phản ứng đã được giảm tải bằng tay đến 75% Nном, phù hợp với các yêu cầu hướng
dẫn. Sau đó, OP đã được đưa ra khỏi vùng hoạt và quá trình phục hồi phụ tải bắt
đầu. Các dao động không đáng kể của nhiệt độ chất tải nhiệt và các ứng suất cơ
học bổ sung tương ứng có liên quan đến quá trình chuyển tiếp nói trên, là yếu tố
kích thích cuối cùng làm hư hại các vít cấy vốn còn giữ được nắp các ống góp
nóng của các bình sinh hơi số ba và số năm. Các nắp đó bị bật ra và tạo ra dòng
chảy từ vòng sơ cấp vào vòng thứ cấp, đường kính khoảng ~ 150 mm. Ngay trước
khi hở bình sinh hơi, lò phản ứng có các thông số sau đây: NT = 1120 MW, Tcp.1K
= 2900C, P1K = 125 kG/cm2.

Sau đó, quá trình công nghệ tiếp diễn như sau (có tính đến rò rỉ):

176
0 s – АЗ-2 theo sụt giảm áp suất vòng sơ cấp đến 115 kG/cm2;

12 s – АЗ-2 theo tín hiệu “rò rỉ nhỏ”;

30 s – САОЗ tiến diễn theo tín hiệu “rò rỉ lớn” kèm theo bù vòng sơ cấp với
lưu lượng ~ 150 tấn/h;

50 s – hạ các van chặn của tuabin;

60 s – giảm áp suất vòng sơ cấp xuống dưới 60 kG/cm2, cấp dung dịch bor
từ các bể chứa vào vòng sơ cấp;

180 s – cân bằng áp suất các vòng sơ cấp và thứ cấp ở mức 40 kG/cm2.
Nhiệt độ vòng sơ cấp hạ xuống đến 2400C. Mức nước trong КД được phục hồi và
được kiểm soát.

Nhân viên vận hành áp dụng các biện pháp để ổn định các thông số. Theo tiến
trình tăng mức nước, các bình sinh hơi có hỏng hóc được coi như đã phục hồi, các
ГЦН đã được dừng, các van chặn chính (ГЗЗ) của các nhánh số ba và số năm được
đóng. Sau khi hoàn thành khởi động theo bậc, СБ đã hủy tín hiệu cấm điều khiển
bằng tay các cơ cấu làm việc bình thường và việc điều khiển các máy bơm bù
vòng sơ cấp được phục hồi. Do van chặn chính vào mạng “lạnh” nhánh số ba
không đóng kín được, các bình sinh hơi có hỏng hóc đã không thể được ngắt hoàn
toàn. Nhưng rò rỉ chất tải nhiệt từ vòng sơ cấp vào vòng thứ cấp cũng đã giảm
đáng kể. Mức nước trong КД và áp suất trong vòng sơ cấp bắt đầu tăng nhờ hoạt
động của các hệ thống bù khẩn cấp và bù bình thường. Ở phút thứ 39, khi áp suất
trong vòng sơ cấp 105 kG/cm2 thì bình sinh hơi số một bị hở. Áp suất vòng sơ cấp
giảm xuống đến 40 kG/cm2 trong vòng 1 phút. Bình sinh hơi số một cũng được
ngắt. Sau này, áp suất vòng sơ cấp không tăng lên được quá 58 kG/cm2. Tổ máy
được làm nguội theo sơ đồ bình thường có sử dụng các nhánh số hai, bốn và sáu.
Qua chỗ hở của các ГЗЗ và các bình sinh hơi có hỏng hóc, chất tải nhiệt chảy từ
vòng sơ cấp vào vòng thứ cấp. Rò rỉ được điều hòa nhờ hệ thống bù bình thường
và bù khẩn cấp của vòng sơ cấp. Do ống góp hơi chính được điền đầy chất tải
nhiệt và áp suất tăng lên đến 55 kG/cm2, các van bảo hiểm của bình sinh hơi bị
“vỡ ngầm” và phun chất tải nhiệt lên nắp gian máy.

Trong quá trình sự cố, toàn bộ dự trữ dung dịch bor của САОЗ ~ 1200 tấn được
bơm chuyển vào vòng thứ cấp qua vòng sơ cấp. Khối lượng đó không đủ để duy
trì các thông số trong suốt khoảng thời gian làm nguội, vì vậy nhân viên đã vi
phạm quy trình khi áp dụng giải pháp bù nước khử khoáng cho vòng sơ cấp. Nồng

177
độ cuối cùng của axit boric sau khi làm nguội khoảng 7 – 8 g/kg. Bởi vì sự cố diễn
ra vào giai đoạn cuối thời hạn sử dụng và khi không có hỏng hóc trong OP СУЗ ở
AЗ-1, nên độ dưới tới hạn của vùng hoạt khoảng trên 10%.

Quá trình làm nguội nói chung phù hợp với điều kiện bình thường. Sự sụt giảm áp
suất lần đầu tiên đến 40 kG/cm2 là sai phạm nghiêm trọng nhất có liên quan đến
quá trình dẫn thoát nhiệt. Trong thời gian đó, có thể đã sôi chất tải nhiệt ở những
dòng nào đó trong vùng hoạt, và có thể, bọt hơi đã hình thành dưới nắp lò phản
ứng, nhưng việc giảm nhiệt độ do bù khẩn cấp nước lạnh đã nhanh chóng chuyển
nhiệt độ của vòng sơ cấp thành nhiệt độ thuộc vùng pha của nước. Đã không nhận
ra những hư hại của các BNL vượt quá các giới hạn vận hành. Hoạt độ trung bình
của chất tải nhiệt đã được bơm chuyển vào vòng thứ cấp, ở mức 10-7 – 10-8 Ci/lít,
vì vậy những hậu quả phóng xạ nghiêm trọng đã không được lưu ý. Phần lớn chất
tải nhiệt sau này đã được bơm ra ngoài.

Như đã xác định, nguyên nhân chủ yếu của việc đứt các vít cấy và hư hại lỗ cấy vít
là:

xiết chúng quá căng khi làm kín các ống góp;

sử dụng mỡ sulfit molipden, do nó tương tác với hơi nước tạo thành axit
sulfuric trong các lỗ cấy vít;

sai phạm chế độ hóa học của nước vòng thứ cấp, do có thể tích tụ clo khi
nước rơi vào các vít cấy.

Nhờ sửa chữa tương đối nhanh, khả năng hoạt động của tổ máy được phục hồi.
Mọi khiếm khuyết có liên quan đến vận hành bình sinh hơi sau này đều được tính
đến.

Tuy nhiên, trong phân tích các hậu quả của sự cố chưa có sự quan tâm đầy đủ đến
quá trình làm nguội. Như đã nói, khi làm nguội, đã sử dụng toàn bộ dự trữ dung
dịch bor của САОЗ và thêm nước khử khoáng sạch để bù. Khối lượng bù tổng
cộng khó có thể tính chính xác, nhưng rõ ràng là trên 1500 tấn. Việc tính toán sự
thay đổi các thông số vật lý-nhiệt trong trường hợp hở một ống góp của bình sinh
hơi khi ngăn chặn rò rỉ ở van ngắt hãm tác động nhanh, được thực hiện theo
chương trình RELAP-5 cho thấy, khi các hệ thống an toàn hoạt động theo thiết kế,
chỉ có ~ 180 tấn chất tải nhiệt chảy vào ống góp hơi chính, trong đó ~ 130 tấn
phun ra ngoài qua các van bảo hiểm của các bình sinh hơi. Khi so sánh các kết quả
tính toán với thực tế, có thể đi đến kết luận rằng, ~ 1000 tấn chất tải nhiệt đã chảy

178
từ vòng sơ cấp vào vòng thứ cấp do không có sự chuẩn bị – trong hướng dẫn khắc
phục sự cố không có mô tả các tác động của nhân viên khi có các tình huống khẩn
cấp tương tự. Rò rỉ không được ngăn chặn trong ống góp hơi chính sau khi áp suất
vòng sơ cấp giảm xuống đến 50 kG/cm2.

Rõ ràng, trong trường hợp các sự cố tương tự ở WWER-1000, đặc biệt là thiết kế
B-320, các tác động của nhân viên cần phải chính xác hơn nhiều, bởi vì:

không có các van khoá chính;

dự trữ dung dịch bor của САОЗ khoảng ~ 600 tấn;

ở mức độ lớn hơn so với WWER-440, các đặc tính vật lý-nơtron hạn chế
khả năng sử dụng nước khử khoáng sạch để bù, trong những trường hợp tối
cần thiết.

Vỡ màn chắn nhiệt lò phản ứng ở tổ máy số 1 NMĐHN Novovoronhet. Đây là


tổ máy đầu tiên trong loạt tổ máy sử dụng WWER. Nó được đưa vào hoạt động
năm 1964. Các thông số cơ bản của tổ máy như sau: NT = 760 MWt, Nэл = 210
MWe, Tcp.1k = 2650C, P1k = 100 kG/cm2.

Vòng sơ cấp của tổ máy có sáu nhánh, mỗi nhánh được trang bị các ГЦН và các
bình sinh hơi, có nối КД vào một mạng nóng của một trong số các nhánh, nghĩa là,
sơ đồ nhiệt giống như vòng sơ cấp WWER-440. Khác biệt có tính nguyên tắc
trong thiết bị lò phản ứng là sự có mặt của màn chắn nhiệt, nó vốn là một ống trụ
bằng thép được treo vào vỏ lò phía đối diện vùng hoạt để bảo vệ bổ sung, tránh
bức xạ nơtron. Việc tổ chức dòng chất tải nhiệt giống như WWER-440. Trong khe
hở giữa vỏ lò và giếng lò, dòng chất tải nhiệt chảy bao quanh tấm chắn. Công suất
lò phản ứng chỉ được điều chỉnh bằng các СУЗ cơ khí, vì vậy độ không đồng đều
tỏa năng lượng trong vùng hoạt có khả năng là tương đối lớn: Kq > 2, Kv >3.

Sự cố xảy ra năm 1969. Đó là sự cố hư hại vùng hoạt nặng nhất trong lịch sử vận
hành WWER Nga thiết kế.

Biến cố khởi nguồn của sự cố là vỡ màn chắn nhiệt. Sau khi rơi xuống đáy vỏ lò,
màn chắn nhiệt đã làm tăng đáng kể sức cản thủy lực của dòng chất tải nhiệt lạnh
trong vùng đáy giếng lò, bởi vì dòng chất tải nhiệt phía dưới vùng hoạt chỉ chảy
giữa màn chắn nhiệt và giếng lò, nghĩa là, không phải trong toàn bộ khe hở giếng
lò-vỏ lò.

179
Vùng hoạt đã được vận hành ngày ấy có cả những BNL thử nghiệm, chúng được
dự kiến sẽ sử dụng trong WWER-440 sau này. Về kết cấu, nó chỉ khác với các
BNL thông thường ở số lượng thanh nhiên liệu: 126 thay vì 90. Tỷ số urani-nước
của chúng thấp hơn bình thường một chút, độ làm giàu cao hơn. Điều đó làm cho
mức tỏa năng lượng tương đối cao hơn – Kq = 2,2 – 2,4, Kv = 3,5 – 3,4.

Sau khi rơi màn chắn, lò phản ứng đã không được dừng, bởi vì trong thiết kế đã
không tính trước việc giảm tải tự động theo mức suy giảm lưu lượng vốn được đo
trực tiếp, các thuật toán giảm tải bị giàng buộc với trạng thái ГЦН vốn vẫn đủ khả
năng hoạt động. Kết quả là, ở những đoạn có cường độ tỏa năng lượng cao nhất đã
phát triển khủng hoảng sôi, những BNL có cường độ tỏa năng lượng cao nhất đã
nóng chảy, làm tăng hoạt độ chất tải nhiệt vòng sơ cấp. Ở hoạt độ chất tải nhiệt
vòng sơ cấp 0,1 Ci/lít, lò phản ứng đã được dừng.

Sau sự cố, lò phản ứng đã không hoạt động khoảng 2 năm. Vùng hoạt đã được
tháo dỡ. Các BNL sau này được khảo sát trong buồng nóng. Những BNL thí
nghiệm bị hư hại nghiêm trọng hơn cả, có 12 bó: các BNL trong vùng tỏa năng
lượng lớn nhất ở trung tâm vùng hoạt thấy có nóng chảy các thanh nhiên liệu và
một phần các ống thùng chứa. Nhưng tất cả đều còn nguyên khối để vận chuyển.
Không thấy có hư hại ở các BNL bình thường.

Việc đánh giá mức giảm lưu lượng trong chế độ sự cố có thể được thực hiện trên
cơ sở đo mức sụt giảm áp suất ở ГЦН và trong vùng hoạt, nhưng không có các số
liệu đánh giá đó. Tuy nhiên, suy theo các mảnh gia cố màn chắn nhiệt được phát
hiện ở mạng dưới của các BNL, thấy rằng lưu lượng qua vùng hoạt còn đáng kể.

Theo kết quả khảo sát và kiểm tra độ kín, có tính đến mức độ cháy, hơn 100 BNL
đã được nạp lại vào vùng hoạt để tiếp tục vận hành. Không thấy có sự phát thải
đáng kể nào của các nuclit phóng xạ ngoài giới hạn của vòng sơ cấp. Các BNL bị
hư hại được xếp vào các hộp kín của bể lưu giữ.

Các câu hỏi cho mục


“Sai phạm dẫn thoát nhiệt khỏi vùng hoạt”

1. Các chế độ giới hạn kèm theo sai phạm dẫn thoát nhiệt nào, nghĩa là, không
dẫn đến hư hại các thanh nhiên liệu quá giới hạn thiết kế, là chế độ thiết kế?
2. Tỏa năng lượng dư là gì? Ảnh hưởng của nó như thế nào?
3. Những hậu quả của việc mất toàn bộ dẫn thoát nhiệt khỏi vùng hoạt như thế
nào? Trong khoảng thời gian nào diễn ra nóng chảy vùng hoạt, vỏ lò phản
ứng?

180
4. Việc trùng hợp các yếu tố bất lợi nào là nguyên nhân phá hủy vùng hoạt
NMĐHN “Three Mile Island”?
5. Có thể đặc trưng các tác động của nhân viên theo thời gian của sự cố đó như
thế nào?
6. Những kinh nghiệm nào được rút ra từ sự cố?
7. Những kết luận nào có thể rút ra từ sự cố ở NMĐHN Rovenski?
Tài liệu tham khảo phần II

1. Деницов В.П., Драгунов Ю.Г. Реакторные установки ВВЭР для атомных


станций. М., Издат, 2002.
2. Овчинников Ф.Я., Голубев Л.И., Добрынин В.Д. и др. Эксплыатационные
режимы водо-водяных энергетических реакторов. Атомиздат, 1977.
3. Jacques Filman. Elements of nuclear safty. October. 1996.
4. Бартоломей Г.А., Бат- Г.А., Байдаков В.Д., Алхутов М.С. Основы теории
и методы расчета ядерных энергетических реакторов. Под ред. Г.А. Батя; -
М., Энергоиздат, 1982.
5. Комплекс программ КАСКАД. Программа БИПР-7а. Описание алгоритма.
Описание применения. Отчет о научно-исследовательской работе РНЦ КИ,
инв. N-32/1-52-402 от 28.11.02.

181
Phần III

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC QUÁ TRÌNH VẬT LÝ


VÀ VẬN HÀNH РБМК-1000
14. THIẾT BỊ РБМК-1000 (THIẾT KẾ ĐẦU)
14.1. Kết cấu kim loại của lò phản ứng và bảo vệ phóng xạ

Sơ đồ kết cấu РБМК-1000 được trình bày trên hình 14.1.

Các kết cấu kim loại là các kết cấu đỡ. Trên đó lắp đặt khối lát grafit và các kênh
công nghệ của lò phản ứng. Các kết cấu kim loại có vai trò truyền tải trọng của các
bộ phận vùng hoạt lên đế lò phản ứng và đồng thời là hệ thống bảo vệ phóng xạ.

Thùng của hệ thống bảo vệ phóng xạ bên sườn (cơ cấu “Л”) được chế tạo ở dạng
thùng chứa hình trụ tiết diện dạng vòng tròn, đường kính ngoài 19 m, đường kính
trong 16,6 m, bằng thép peclit 10XCHД dày 30 mm. Bên trong thùng chứa được
chia thành 16 khoang đứng, kín, chứa đầy nước, nhiệt từ đó được dẫn thoát nhờ hệ
thống làm nguội.

Kết cấu kim loại phía trên (cơ cấu “E”) là ống trụ đường kính 17 m, cao 3 m. Các
tấm trên và tấm dưới của ống trụ được chế tạo bằng thép 10XH1M dày 40 mm và
được nối kết với vành bên sườn bằng các mối hàn kín, nối kết với nhau bằng các
xương cứng thẳng đứng. Các đường ống dành cho các kênh công nghệ СУЗ được
hàn vào các miệng lỗ đã được khoét trên các tấm trên và tấm dưới. Khoảng không
gian giữa các ống được điền đầy xecpentin. Kết cấu kim loại được lắp đặt trên 16
bệ đỡ con lăn, vốn gắn chặt trên gờ của thùng bảo vệ phóng xạ dạng vòng tròn bên
sườn. Cơ cấu “E” tiếp nhận tải trọng của các kênh chịu tải, của sàn lát gian trung
tâm, của các đường ống dẫn hơi và dẫn nước phía trên của СУЗ.

Kết cấu kim loại phía dưới (cơ cấu “P”) đường kính 14,5 m, cao 2 m, về kết cấu
giống như phần phía trên. Kết cấu kim loại giá đỡ (cơ cấu “C”), mà trên đó lắp đặt
kết cấu kim loại cơ cấu “P”, là các tấm cao 5,3 m có xương cứng, chéo nhau qua
tâm lò phản ứng và vuông góc với nhau.

Vỏ hình trụ (kết cấu kim loại cơ cấu “КЖ”) là vòng hàn, đường kính ngoài 14,52
m, cao 9,75 m, được chế tạo bằng thép tấm 10XH1M dày 16 mm. Vỏ cùng với các

182
kết cấu kim loại phía trên và phía dưới tạo nên vùng không gian lò phản ứng khép
kín.

Hình 14.1. Sơ đồ kết cấu РБМК-1000 :

(a – mặt cắt đứng; b – mặt cắt ngang qua tâm vùng hoạt): 1 – tấm lát; 2 – các ống ПВК; 3
– các đường ống dẫn thoát СЗРП; 4 – tấm phía trên (cơ cấu “E”); 5 – các kênh làm nguội
bộ phận phản xạ; 6 – khối lát grafit của lò phản ứng; 7 – vành (cơ cấu “КЖ”, thép
10XH1M); 8 – các thùng chứa của hệ thống bảo vệ sinh học dạng nước (cơ cấu “Л”, thép
10XCHД); 9 – tấm phía dưới (cơ cấu “P”); 10 – các đường ống của tuyến dẫn nước; 11 –
kết cấu kim loại giá đỡ (cơ cấu “C”); 12 – nước; 13 – nitơ; 14 – hêli và nitơ; 15 – biên
của bộ phận phản xạ; 16 – các kênh làm nguội của bộ phận phản xạ; 17 – biên của vùng
hoạt.

Hệ thống bảo vệ phóng xạ ở hướng gian trung tâm bao gồm tấm phản xạ grafit cao
500 mm, các khối bảo vệ bằng thép cao 250 mm, kết cấu kim loại phía trên, điền
đầy đá dăm và đá cuội xecpentin tỷ lệ trọng lượng 3 : 2, khối lượng riêng 1,7
tấn/m3, cũng như sàn bảo vệ phía trên. Phần phủ trung tâm (tấm lát) cao 890 mm
điền đầy đá xi măng xespentin sắt bari, phần xung quanh – các kết cấu dạng hộp
bằng thép cao 700 mm, điền đầy hỗn hợp vụn gang và đá dăm xecpentin tỷ lệ
trọng lượng 6 : 1, khối lượng riêng 3,8 tấn/m3, và thép tấm dày 100 mm phủ bên
trên.

183
Ở hướng sườn, hệ thống bảo vệ bao gồm tấm phản xạ grafit dày trung bình 880
mm, vỏ lò phản ứng là thùng hình vòng tròn bằng thép, chứa nước, cao 1200 mm
(độ dày thành thùng 30 mm), cát có khối lượng riêng không dưới 1,3 tấn/m3 điền
vào không gian lắp giáp giữa thùng và các thành của giếng lò. Giếng lò được xây
bằng bê tông thông thường khối lượng riêng 2,2 tấn/m3 và dày 2000 mm.

Độ dày và thành phần vật liệu bảo vệ ở các hướng chủ yếu từ vùng hoạt được đưa
ra trong bảng 14.1.

Bảng 14.1. Bảo vệ phóng xạ РБМК-1000

Hướng
Vật liệu
Lên trên Xuống dưới Hướng tâm

Grafit (phản xạ), mm 500 500 880


Thép (các khối bảo vệ và tấm kết cấu
kim loại), mm 290 240 46
Điền đầy bằng xecpentin (1,7 tấn/m3), 2800 1800 –
mm – – 1140
Nước (thùng dạng vòng tròn), mm 40 40 30
Thép (kết cấu kim loại), mm – – 1300
Cát (1,3 tấn/m3), mm 890 – –
Bê tông nặng (4 tấn/m3), mm – – 2000
Bê tông xây dựng (2,2 tấn/m3), mm

14.2. Vùng hoạt

Vùng hoạt РБМК-1000 có dạng hình trụ đứng có đường kính tương đương 11,8
m, cao 7 m. Nó được bao quanh bởi bộ phận phản xạ bên sườn dày 1 m và bộ phận
phản xạ hai đầu mút dày 0,5 m. Trong vùng hoạt có các thanh nhiên liệu, chất làm
chậm, chất tải nhiệt, các kênh công nghệ, các thanh hấp thụ nơtron (các thanh điều
khiển) (hình 14.2).

184
Hình 14.2. Vùng hoạt РБМК-1000:

1 – tấm lát grafit; 2, 3 – tương ứng, bộ phận phản xạ đầu và sườn; 4 – kênh làm nguội bộ
phận phản xạ; 5 – thanh hấp thụ rút ngắn; 6 – thanh điều chỉnh tự động; 7 – kênh công
nghệ; 8 – BNL; 9 – thanh điều chỉnh bằng tay và bảo vệ khẩn cấp.

Tấm lát grafit là 2488 cột thẳng đứng được tập hợp từ các khối có tiết diện 250 x
250 mm khối lượng riêng 1,65 g/cm3. Các khối này có lỗ xuyên dọc trục thẳng
đứng đường kính 114 mm để bố trí các kênh công nghệ và các kênh kiểm tra và
điều khiển. Trong lỗ của bốn hàng cột ngoài biên (bộ phận phản xạ sườn) lắp đặt
các thanh grafit. Trong 1693 ô của mạng vuông vùng hoạt bố trí các kênh công
nghệ. Phần kênh nằm trong vùng hoạt được chế tạo bằng hợp kim zirconi và là
ống có đường kính 88 mm, độ dày thành 4 mm. Để bảo đảm tiếp xúc nhiệt với các
khối tấm lát, trên ống lắp những vòng grafit. Bên trong kênh người ta lắp BNL,
vốn là hai BNL mỗi bó dài 3,5 m nối tiếp với nhau. Khe hở giữa các BNL đó
khoảng 20 mm. BNL gồm 18 thanh nhiên liệu, những thanh này được kẹp chặt
nhờ các mạng định vị bằng thép trên ống trung tâm kích thước 15 x 1,25 mm, ống
trung tâm được chế tạo bằng hợp kim zirconi. Bên trong có hoặc là thanh chịu tải
đường kính 12 mm, hoặc là ống chịu tải kích thước 12 x 2,5 mm bằng hợp kim
zirconi. Thanh nhiên liệu là một ống đường kính ngoài 13,5 mm, thành dày 0,9
mm bằng hợp kim zirconi, đựng các viên urani dioxit đường kính 11,5 mm, khối
lượng riêng 10,5 g/cm3, làm giàu 2, 2,4%, không có erbi, cũng như 2,6 và 2,8%
235
U chứa erbi tương ứng 0,41 và 0,6%. Khoang trong của thanh nhiên liệu được
điền đầy khí argon và hêli trong lúc chế tạo và được hàn kín bằng kỹ thuật hàn
chùm electron. Ngay từ đầu, người ta lắp các thanh hấp thụ bổ sung (ДП) trong
một số kênh công nghệ.

Chất tải nhiệt chảy từ dưới lên vào các kênh công nghệ. Phần có bảo ôn của kênh,
ở đó nước được gia nhiệt đến nhiệt độ bão hòa, có chiều cao gần 2,5 m kể từ đáy

185
vùng hoạt. Ở phần còn lại, có thể có hiện tượng sôi, hơn nữa hàm lượng hơi của
chất tải nhiệt tăng lên theo hướng dòng chảy.

Các kênh của hệ thống kiểm soát và điều khiển được phân bố giống như các kênh
công nghệ: trong các lỗ trung tâm của các cột grafit tấm lát. Các thanh СУЗ được
chia ra thành các nhóm theo chức năng, bảo đảm điều chỉnh tỏa năng lượng theo
hướng xuyên tâm (các thanh PP), tự động điều chỉnh mức công suất trung bình
(AP), dừng khẩn cấp phản ứng dây chuyền (AЗ) và điều chỉnh tỏa năng lượng theo
chiều cao (УСП). Các thanh của ba nhóm đầu được đưa ra khỏi vùng hoạt theo
hướng lên phía trên, các thanh hấp thụ rút ngắn của nhóm thứ tư được đưa ra khỏi
vùng hoạt theo hướng xuống phía dưới.

Để làm nguội các kênh và các thanh, sử dụng vòng tuần hoàn nước tự động (vòng
tuần hoàn làm nguội СУЗ) kèm theo trạm bơm trao đổi nhiệt. Nước chảy trong các
kênh từ trên xuống dưới và chảy bao quanh bề mặt vỏ bọc các thanh hấp thụ, và
được gia nhiệt từ 40 đến 600C.

Trường nơtron trong toàn bộ vùng hoạt được kiểm soát nhờ hệ thống kiểm soát vật
lý phân bố tỏa năng lượng (СФКРЭ). Để thực hiện điều đó, trong 12 kênh phân bố
đều trong phần trung tâm vùng hoạt, người ta bố trí theo chiều cao các cảm biến
phát xạ bêta, loại bảy ngăn. Để kiểm soát phân bố tỏa năng lượng theo hướng
xuyên tâm lò phản ứng, người ta sử dụng các cảm biến bảy ngăn, các cảm biến này
được lắp trong các khoang kín của các ống chịu tải trung tâm caset (BNL) của 130
kênh công nghệ.

Trong tấm lát lò phản ứng, ở các đầu mối tiếp giáp các khối grafit có 20 lỗ thẳng
đứng đường kính 45 mm, trong các lỗ đó lắp các kênh có các cặp nhiệt để kiểm
soát nhiệt độ grafit. Để làm nguội bộ phận phản xạ, đã tính trước 156 kênh trong
các lỗ trung tâm của dãy cột grafit ngoài biên. Chất làm nguội trong các kênh đó,
cũng như trong 12 kênh có các cảm biến kiểm soát tỏa năng lượng theo chiều cao
và trong bốn kênh có các buồng phân hạch, là nước của vòng tuần hoàn làm nguội
СУЗ.

14.3. Thanh nhiên liệu sử dụng trong РБМК-1000

Thanh nhiên liệu bao gồm vỏ bọc 1, cột nhiên liệu 2, nắp 3, đầu bịt đuôi 4 và chốt
định vị dạng lò xo 5 (hình 14.3). Nhiên liệu là các viên urani đã được thiêu kết.
Đường kính viên 11,48 mm, cao 15 mm. Để giảm dãn nở nhiệt của cột nhiên liệu,
ở các đầu viên có chỗ lõm. Khe hở ngang giữa nhiên liệu và vỏ bọc ở trạng thái

186
nguội tối thiểu là 0,11 mm, tối đa là 0,195 mm. Các viên nhiên liệu urani-erbi làm
giàu 2,6 và 2,8% có lỗ dọc ở giữa đường kính 2mm.

Vỏ bọc thanh nhiên liệu là ống, được chế tạo bằng hợp kim zirconi Э110 (Zr + 1%
Nb), đường kính ngoài 13,58 mm, đường kính trong 11,7 mm. Môi trường ban đầu
trong thanh nhiên liệu – khí có tỷ phần thể tích hêli không dưới 99% và áp suất
không dưới (5 – 7).105 Pa.

Hình 14.3. Thanh nhiên liệu РБМК-1000

14.4. Bó nhiên liệu

Những đặc tính cơ bản của BNL như sau

Tỷ phần khối lượng 235U,% 2 2,4 2,6 ± 0,05 2,8 ±


0,05

Khối lượng urani trong BNL, kg 114,7 ± 1,6 114,7 ± 1,6 112,6 ±1,6 112,6 ±
1,6

Tỷ phần khối lượng erbi


(tỷ số khối lượng erbi
và khối lượng UO2), % – – 0,41 0,6

Độ cháy trung bình của nhiên liệu


theo BNL, MW. ngày/kg 22,5 22,5 25 28

BNL bao gồm các phần chính sau đây (hình 14.4, a): hai chùm thanh nhiên liệu
(4); bộ phận chịu tải (5); các chi tiết dẫn hướng hình vòng (1); hai mạng hình vòng
(2); hai mươi mạng định vị (3) (hình 14.4). Mỗi chùm bao gồm 18 thanh và khung
cốt: thanh trung tâm và ống chịu tải (6), nước КМПЦ (7), các ống của kênh công
nghệ (8), thanh ngoài (9) và dãy trong (10).

Sáu thanh được bố trí đều đặn thành vòng tròn trong, đường kính 32 ± 0,1 mm và
12 thanh – vòng tròn ngoài, đường kính 62 ± 0,1 mm. Các thanh ngoài được dịch
187
một góc 150 so với các thanh trong. Khung cốt của mỗi chùm thanh gồm ống trung
tâm kích thước 15 x 1,25 mm, chế tạo bằng hợp kim Э125, một mạng hình vòng
và mười mạng định vị. Mạng hình vòng được chế tạo bằng hợp kim Э125, có độ
cao 15 mm, đường kính tối đa 79 mm. Khối lượng của mạng hình vòng 150 g.
Cách quãng 360 mm trên ống trung tâm, có các mạng định vị được lắp ghép từ các
ô riêng biệt, ống bọc trung tâm và đường viền kẹp. Mạng định vị được chế tạo
bằng thép 06X18H10T có độ cao 16,3 mm, đường kính tối đa 79 mm. Khối lượng
của mạng định vị 50 g. Toàn bộ BNL có 36 thanh nhiên liệu, hai mạng hình vòng
và 20 mạng định vị. Khoảng cách giữa phần dưới của các thanh nhiên liệu chùm
trên và phần trên các thanh nhiên liệu chùm dưới vào khoảng 20 mm, quãng cách
nhiên liệu 39 mm. Hai chùm thanh nhiên liệu trong BNL, chùm nọ trên chùm kia,
được lắp hoặc trên một thanh trung tâm (BNL công tác – b. 50), hoặc trên một ống
chịu tải (BNL công tác trong buồng gamma – b. 49). Thanh trung tâm được chế
tạo bằng hợp kim Э125 và có kích thước 12 x 2,75. Các kênh công nghệ là để bố
trí các BNL và các chất hấp thụ bổ sung ở bên trong và để tổ chức dòng chảy chất
tải nhiệt. Phần giữa (trong giới hạn vùng hoạt) của kênh công nghệ là một ống,
được chế tạo bằng hợp kim zirconi Э125 (Zr + 2,5% Nb), đường kính ngoài 88
mm, đường kính trong 79,5 mm.

Để cải thiện dẫn thoát nhiệt, trên ống của kênh người ta lắp các vòng grafit xẻ cao
20 mm, chúng được xếp khít nhau theo chiều cao kênh. Mặt sườn của mỗi vòng
đều có tiếp xúc trực tiếp, xen kẽ hoặc với ống, hoặc với mặt trong của khối grafit.
Các vòng này cũng tiếp xúc với nhau ở phần đầu mút. Đường kính của các vòng:
vòng ngoài 114,3/92, vòng trong 110,3/88 mm. Khe hở ngang tối thiểu kênh –
vòng grafit và kênh – khối grafit là 1,35 mm. Khe hở này được xác định, sao cho
không được kẹt kênh trong tấm lát, do co ngót vì nhiệt-phóng xạ trong quá trình
hoạt động của lò phản ứng, cũng như do hiện tượng rão vì nhiệt và vì phóng xạ
của ống zirconi của kênh.

188
Hình 14.4. Dạng tổng thể (a) và mặt cắt ngang BNL (b)

14.5. Các chất hấp thụ bổ sung

Các thanh hấp thụ bổ sung là để điều hòa độ phản ứng dư trong giai đoạn đầu hoạt
động của lò phản ứng và điều hòa hệ số hơi, dương của độ phản ứng trong trạng
thái cân bằng của vùng hoạt. Các thanh ДП sau khi nạp vào các kênh công nghệ sẽ
luôn luôn nằm trong vùng hoạt đến khi cháy hết, sau đó được lấy ra.

14.5.1. Thanh hấp thụ bổ sung b.1814.00.000

Thanh hấp thụ bổ sung b.1814.00.000 (sau đây gọi là b.1814) (hình 14.5) bao gồm
bộ phận chịu tải 1 có lắp trên đó các ống hấp thụ 2 và các ống kẹp 3. Bộ phận chịu
tải là ống kích thước 50 x 3 mm, được chế tạo bằng thép 08X18H10T. Ống hấp
thụ được chế tạo bằng thép bor СБЯ và có kích thước như sau: đường kính ngoài
59 mm, đường kính trong 53 mm, cao 50 mm.

189
Hình 14.5. Dạng tổng thể (a) và mặt cắt ngang ДП b.1814 (b)

1– Bộ phận chịu tải; 2 – ống hấp thụ; 3 – các ống kẹp; 4 – nước КМПЦ (bán
kính ngoài 22 mm); 5 – ống thép (đường kính ngoài 25 mm); 6 – nước КМПЦ
(bán kính ngoài 26,5 mm); 7 – ống hấp thụ (bán kính ngoài 29,5 mm); 8 – nước
КМПЦ (bán kính ngoài 39,75 mm); 9 – ống TK (bán kính ngoài 44 mm);

14.5.2. Thanh hấp thụ bổ sung b.2641.00.000

Thanh hấp thụ bổ sung dạng casset b.2641.00.000 (sau đây gọi là b.2641) (hình
14.6) bao gồm hai nhóm hấp thụ 2 và bộ phận chịu tải 1, cũng thực hiện chức năng
của thanh đẩy. Bộ phận chịu tải là ống 3 kích thước 50 x 3 mm, được chế tạo bằng
thép 08X18H10T. Bên trong các ống này bố trí các thanh lõi grafit 4 đường kính
41 mm và dài 3400 mm. Vật liệu thanh lõi – grafit khối lượng riêng ≥ 1,6 g/cm3.

190
Hình 14.6. Dạng tổng thể (a) và mặt cắt ngang ДП b.2641 (b)

8 – grafit; 9 – ống thép; 10 – thanh hấp thụ; 11 – nước КМПЦ; 12 – ống TK

Mỗi nhóm hấp thụ được chế tạo ở dạng caset có các thanh hấp thụ phân bố một
hàng và gồm 18 ống kín 5 kích thước 8,2 x 0,6 mm bằng thép 08X18H10T, hai
mạng biên 6 và ba mạng định vị 7. Các trục ống được phân bố đều trên vòng tròn
đường kính 66 mm. Hai ống được phân bố theo đường kính thì để không, trong
các ống còn lại có 16 thanh hấp thụ vốn được chế tạo bằng bột bor cacbit B4C theo
phương pháp ép rung. Bor có thành phần tự nhiên, trong bột chứa 93% B4C. Sau

191
khi ép rung, bột có khối lượng riêng khoảng 1,71 – 1,8 g/cm3 (68 – 73% lý thuyết:
khối lượng riêng bor cacbit đơn tinh thể 2,52 g/cm3), khi đó tỷ phần khối lượng
tổng bor không dưới 73%, cacbon – không quá 4%.

Nguồn dự trữ quy định của thanh hấp thụ bổ sung caset b.2641 vào khoảng 800
ngày hiệu dụng.

14.6. Các thanh СУЗ

Ngày nay trong РБМК-1000 sử dụng năm dạng thanh СУЗ

14.6.1. Các thanh СУЗ b.2091.00.000-01

Khi áp dụng các giải pháp tăng cường độ an toàn, kết cấu thanh b.2091.00.000-01
(sau đây gọi là 2091-01) phức tạp thêm do cải tiến thanh СУЗ РБМК-1000 thế hệ
đầu. Độ dài tăng lên đến 6,55 m, khi nó ở trên cùng thì phần hấp thụ nằm ở mặt
cắt phía trên của vùng hoạt, còn phần dưới của thanh đẩy – ở mặt cắt phía dưới.
Điều đó bảo đảm khả năng đưa độ phản ứng âm vào trong suốt khoảng di chuyển
và loại trừ khả năng đưa độ phản ứng dương vào, trong mọi tình huống.

Nhược điểm của các thanh có kết cấu như vậy là có cột nước cao (~ 2,5 m) giữa
thanh đẩy và chất hấp thụ trong vùng nối kết kiểu ống lồng. Các thanh có kết cấu
này được sử dụng trong các chế độ điều chỉnh bằng tay, điều chỉnh tự động, điều
chỉnh và bảo vệ tự động nội vùng, tái điều hòa hệ thống bảo vệ khẩn cấp.

14.6.2. Các thanh СУЗ b.2477.00.000-01

Để khắc phục nhược điểm của các thanh СУЗ b.2091-01, đã nghiên cứu chế tạo
kết cấu b.2477-01 (sau đây gọi là b.2477-01) có ống lồng mỏng hơn và kết cấu
“hình chuông” của các chất hấp thụ phía dưới, gồm các tấm dysprosi titanat
(TiDy2O3). Các thanh có kết cấu như vậy được sử dụng trong các chế độ điều
chỉnh bằng tay, điều chỉnh tự động, điều chỉnh và bảo vệ tự động nội vùng, tái
điều hòa hệ thống bảo vệ khẩn cấp.

Tốc độ đưa các thanh СУЗ b.2091-01và b.2477-01 vào vùng hoạt theo tín hiệu từ
chìa khóa điều khiển khoảng 17 – 18 s, theo tín tiệu bảo vệ khẩn cấp – 14 s.

14.6.3. Thanh bảo vệ khẩn cấp nhanh (БАЗ) b. 2505.00.000

Thanh БАЗ b. 2505.00.000 (sau đây gọi là b.2505) khác với thanh đã xem xét
trước b. 2091-01 ở chỗ, nó không có thanh đẩy và đường kính các thanh hấp thụ
lớn hơn. Ngoài ra, các kênh cho các thanh БАЗ có làm nguội dạng màng. Tốc độ

192
đưa thanh БАЗ vào từ chìa khóa điều khiển khoảng 6 – 7 s, theo tín hiệu БАЗ – 2,5
s. Độ hiệu dụng của thanh БАЗ vào khoảng ~ 2βэф. Khi có các đặc tính như vậy,
các thanh БАЗ bảo đảm, cùng các thanh khác, đủ tốc độ đưa độ phản ứng âm vào
(1βэф/s) theo tín hiệu БАЗ, một cách chắc chắn đưa lò phản ứng vào trạng thái
dưới tới hạn.

14.6.4. Thanh hấp thụ rút ngắn (УСП) b. 2093.00.000

Trường tỏa năng lượng dọc trục trong РБМК-1000 được hình thành do ảnh hưởng
của các đặc điểm kết cấu của nó, trong đó là ảnh hưởng của sự có mặt của:

hơi nước trong phần phía trên của vùng hoạt, hơi nước này dẫn đến việc,
các phần ДП trên của các thanh СУЗ đã nhúng hoàn toàn, hiệu quả hơn so
với các phần dưới;

dự trữ độ phản ứng trên các thanh PP, AP đã nhúng một phần, dự trữ này
được thể hiện ở phần trên của vùng hoạt;

các cột nước giữa chất tải nhiệt và các thanh đẩy, các cột nước này nằm ở
đầu mút trên của các thanh СУЗ, vốn hấp thụ nơtron tốt hơn so với các
thanh đẩy.

Các yếu tố này dẫn đến việc, sự tỏa năng lượng dịch chuyển xuống phía dưới của
vùng hoạt. Để duy trì hình dạng gần với hình dạng đối xứng, đã tính trước đến các
thanh hấp thụ được rút ngắn b. 2093.00.000 (sau đây là b.2093). Độ dài phần hấp
thụ khoảng 4 m, và chúng được đưa vào vùng hoạt từ phía dưới (hình 14.7). Khi
khởi động БАЗ hoặc các АЗ-1, thanh УСП được đưa vào trong khoảng 8 s. Các cơ
cấu cấp điện và phanh cơ học tránh cho chúng bị rơi khỏi vùng hoạt khi mất điện.

Các kênh СУЗ là để bố trí các thanh điều chỉnh của hệ thống điều khiển, các
buồng phân hạch và các cảm biến kiểm soát tỏa năng lượng theo chiều cao, cũng
như để bảo đảm tuần hoàn chất tải nhiệt nhằm dẫn thoát tỏa năng lượng từ các bộ
phận thừa hành của hệ thống điều khiển.

Vòng làm nguội các kênh СУЗ là vòng tự động từ vòng tuần hoàn cưỡng bức lặp.
Nhiệt độ nước làm nguội của vòng СУЗ khi lò phản ứng hoạt động phát công suất
vào khoảng 40 – 550C ở đầu vào, 50 – 750C ở đầu ra.

Phần giữa của kênh СУЗ (trong giới hạn vùng hoạt) là một ống bằng hợp kim
zirconi Э125 đường kính ngoài 88 mm, thành dày 3 mm.

193
Hình 14.7. Phân bố các thanh của các cơ cấu thừa hành СУЗ theo chiều cao vùng
hoạt РБМК-1000 (a, b – tương ứng, thanh được đưa ra và nhúng vào):

1, 2 – tương ứng, thanh b.2477-01 và b. 2091-01; 3 – УСП b.2093; 4 – thanh БАЗ


b.2505.

14.6.5. Bộ phận điều chỉnh СУЗ dạng cụm b.2399.00.000

Đặc điểm khác biệt của kết cấu các thanh СУЗ đã mô tả là hiệu ứng dương cao của
quá trình cạn nước vòng làm nguội khi lò phản ứng phát công suất, hiệu ứng này
đạt đến ~ 3βэф.

Giải quyết vấn đề hiệu ứng độ phản ứng dương suy giảm mạnh khi cạn nước vòng
làm nguội hoặc là bằng cách chia nó thành hai vòng độc lập, hoặc là bằng việc đưa
các thanh điều chỉnh vào. Kết cấu của các thanh này cho phép giảm hiệu ứng làm
cạn nước đến mức an toàn. Nhân đó, đã đề xuất một kết cấu mới của các thanh
b.2399.00.000 (sau đây gọi là b.2399) – các bộ phận dạng cụm (KPO) (hình 14.8).

Khác biệt về nguyên tắc của KPO so với các thanh СУЗ bình thường là các bộ
phận công tác của cụm này dịch chuyển trong vỏ nhôm, hầu như toàn bộ chiều dài
của vỏ này được lắp đặt trong kênh СУЗ. Khi đó, khoang trong của vỏ nhôm là kín
đối với nước làm nguội bên ngoài. Vỏ nhôm thay thế phần nước “thừa” trong kênh
СУЗ, và cũng là ống định hướng cho bộ phận công tác. Bộ phận công tác gồm các
194
thanh làm bằng dysprosi titanat (TiDy2O3), nằm thành vòng tròn trong vỏ nhôm.
Điều khiển bộ phận công tác của KPO cũng giống như điều khiển các thanh СУЗ
b.2091-01 và b.2477-01. Thời hạn làm việc của KPO được quy định – không dưới
5 năm.

Hình 14.8. Bộ phận điều chỉnh dạng cụm (b.2399): a – đưa vào; b – nhúng
vào

Một số đặc tính của các thanh nói trên như sau:

b.2091-01 b.2477-01
KPO
Bước di chuyển, mm 6650 6650
7000
Độ dài phần hấp thụ, mm 6772 6790
7550
Mức độ chất hấp thụ trùm phủ
chiều cao vùng hoạt, % 93,6 95
100
Lượng nước trong kênh khi chất hấp thụ
được đưa ra ngoài, lít 16 8
3
Sự thay đổi độ phản ứng khi cạn nước
KO СУЗ (số liệu tính toán), βэф 4 – 4,5 2 – 2,5
<1
Thời gian đưa vào khẩn cấp, s 14 14
≤7

Như vậy, có thể nhận thấy những ưu điểm sau dây của KPO so với các thanh bình
thường:

195
lượng nước làm nguội trong kênh KPO, ở mọi mức theo chiều cao, là
không đổi, còn chất hấp thụ đồng nhất của bộ phận công tác trùm phủ toàn
bộ chiều cao vùng hoạt. Kết cấu như vậy loại trừ được quán tính dương của
độ phản ứng khi nhúng KPO vào vùng hoạt;

hiệu ứng cạn nước KO СУЗ khi sử dụng KPO giảm đi nhiều so với các
thanh b.2091-01 và b.2477-01 và theo tính toán thì dưới 1βэф;

độ hiệu dụng theo tốc độ trong các chế độ khẩn cấp tăng lên hơn hai lần.

Việc lắp đặt KPO không yêu cầu dừng lò phản ứng lâu, bởi vì nó được thực hiện
theo lịch trình chung về thay thế các thanh СУЗ. Ngoài ra, trong đó sử dụng cơ
cấu trợ dẫn chung của СУЗ b.151.

15. CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐIỀU KHIỂN


15.1. Kiểm soát và điều chỉnh sự phân bố tỏa năng lượng trong vùng hoạt

РБМК có các đặc điểm vật lý và kết cấu làm cho nhiệm vụ kiểm soát và điều
chỉnh tỏa năng lượng trở nên phức tạp và rất quan trọng. Thuộc các đặc điểm đó,
trước hết là:

tính phức tạp của vi cấu trúc phân bố tỏa năng lượng, là do một số lượng
lớn các ДП trong giai đoạn đầu vận hành, còn trong chế độ đã được xác lập
– là do các BNL đã cháy và chưa sử dụng được bố trí theo hàng;

độ không ổn định phân bố tỏa năng lượng, vốn là thuộc tính của các lò phản
ứng có kích thước vật lý lớn;

nhiều điểm kiểm soát, nhiều thông số được điều chỉnh và nhiều thanh điều
chỉnh, đòi hỏi nhân viên vận hành tập trung chú ý.

15.1.1. Những tiên đề công nghệ kiểm soát gián đoạn sự phân bố

Việc lắp đặt các detector nơtron hoặc bức xạ gamma bên trong lò vào từng kênh
công nghệ có liên quan đến việc đưa vào lò phản ứng một số lượng lớn các vật liệu
hấp thụ, làm xấu đi các đặc tính vật lý của vùng hoạt. Vì vậy trong thiết kế РБМК
đã áp dụng phương pháp kiểm soát gián đoạn quá trình tỏa năng lượng trên cơ sở
đo các đại lượng đặc trưng cho sự phân bố của nó trong các kênh riêng biệt, kèm
theo phép nội suy và phép ngoại suy các số liệu thu được trên các kênh không
được trang bị các cảm biến. Khi chọn số lượng và vị trí lắp đặt các detector bên
trong lò đã tính đến việc, do các đặc tính lấy nhiệt của nước sôi mà công suất giới

196
hạn cho phép của BNL ít phụ thuộc vào sự phân bố tỏa năng lượng tương đối theo
chiều cao của kênh (đến tận các hệ số không đồng đều dọc trục 1,7 – 2) và công
suất này được xác định chủ yếu bằng công suất toàn phần của BNL. Vì vậy, việc
kiểm soát phân bố phương vị xuyên tâm là cơ sở của việc kiểm soát nội vùng
trong РБМК. Các detector kiểm soát dọc trục có nhiệm vụ chủ yếu là kiểm soát độ
ổn định và hệ số không đồng đều phân bố tỏa năng lượng dọc trục để ngăn ngừa
khả năng vượt quá công suất tuyến tính giới hạn được phép của BNL.

Để xử lý các kết quả đo gián đoạn tỏa năng lượng trong hệ thống kiểm soát trung
tâm “Scala” và tính toán công suất từng BNL, đã chọn phương pháp tính toán-thực
nghiệm, bảo đảm độ chính xác cao nhất và độ tin cậy kiểm soát phân bố. Phương
pháp này tính trước việc sử dụng đồng thời thông tin đến từ các detector bên trong
lò và các kết quả tính toán vật lý. Khi cự ly mạng của các detector được chọn
trong РБМК là ~ 1m, tương ứng với 130 detector đặt theo chiều xuyên tâm, sai số
bình phương trung bình của kiểm soát gián đoạn các BNL xa detector nhất, vào
khoảng 3,5%, sai số đó nhỏ hơn 3 – 4 lần so với mức có thể dẫn đến làm xấu đáng
kể sai số tổng, vốn dùng để xác định hệ số dự trữ trước khi đạt công suất tới hạn
của BNL.

Việc chọn vị trí lắp đặt các detector kiểm soát dọc trục xuất phát từ các yêu cầu
kiểm soát độ ổn định của tính cân đối phương vị-dọc trục ban đầu, tính dự phòng
(cho khả năng hỏng hóc detector) và tính đối xứng.

15.1.2. Cấu trúc kiểm soát và điều chỉnh phân bố tỏa năng lượng

Trong thiết kế ban đầu РБМК, các chức năng kiểm soát và điều chỉnh được bảo
đảm bằng các hệ thống thiết kế sau đây:

hệ thống điều khiển và bảo vệ lò phản ứng – kiểm soát công suất lò phản
ứng trong mọi chế độ hoạt động của nó, chu kỳ tăng công suất trong chế độ
khởi động ở mức công suất nhỏ, sự phân bố tỏa năng lượng tương đối ở
vùng biên lò phản ứng theo các tín hiệu của các buồng ion hóa bên sườn,
bảo đảm việc điều chỉnh bằng tay sự phân bố tỏa năng lượng toàn thể tích
lò phản ứng và độ phản ứng để điều hòa các hiệu ứng cháy, nhiễm độc,…,
tự động duy trì công suất và thực hiện việc bảo vệ khẩn cấp lò phản ứng
theo các tín hiệu của các buồng ion hóa bên sườn, kể cả chức năng của các
vi hệ thống của hệ thống điều chỉnh tự động nội vùng và hệ thống bảo vệ
khẩn cấp nội vùng;

197
hệ thống kiểm soát vật lý quá trình tỏa năng lượng theo chiều hướng tâm
của lò phản ứng СФКРЭ (р) – kiểm soát công suất 130 BNL vốn phân bố
đều đặn trong lò phản ứng, và truyền các tín hiệu của các detector kiểm soát
tỏa năng lượng ДКЭ (р) vào hệ thống “Skala”;

hệ thống “Skala”, nhờ chương trình ПРИЗМА, tính toán công suất của tất
cả các BNL theo các tín hiệu СФКРЭ (р), các hệ số dự trữ trước khi đạt
công suất giới hạn được phép của các BNL, kèm theo việc cung cấp các tín
hiệu trên bảng nhắc việc cho nhân viên vận hành về mức giảm không được
phép, các mức giới hạn được phép của các tín hiệu (mức đặt) cho ДКЭ (р)
và ДКЭ (в), lưu lượng nước được khuyến nghị trong các kênh công nghệ,
nhiệt độ tối đa của grafit, các hệ số không đồng đều tỏa năng lượng,…

Do kết quả của việc hiện đại hóa đã tiến hành, hệ thống kiểm soát và điều chỉnh đã
trải qua những thay đổi lớn. Thay vì các cơ cấu đã lạc hậu và các СУЗ đã lỗi thời,
các РБМК-1000 được trang bị những hệ thống đồng bộ kiểm soát điều khiển và
bảo vệ, được hiện đại hóa (КСКУЗ) [2]. Theo những yêu cầu hiện đại, trong
КСКУЗ đã có hai hệ thống dừng lò độc lập – hệ thống bảo vệ khẩn cấp và hệ
thống giảm nhanh công suất (БСМ). Mỗi hệ thống trong số đó đều có một bộ các
cơ cấu thừa hành và các thanh hấp thụ khác biệt về kết cấu. Hệ thống bảo vệ khẩn
cấp, mà số thanh hấp thụ của nó tăng từ 24 (từ 21 đối với РБМК-1000 thế hệ đầu)
lên 33, thực hiện chức năng bảo vệ khẩn cấp, hệ thống giảm nhanh công suất (158
thanh của thế hệ đầu, 190 thanh của số còn lại) – bảo vệ trước và dừng lò khi làm
việc bình thường. Đã tính trước hai hệ thiết bị điều tiết độc lập của hệ thống bảo
vệ khẩn cấp, điều khiển, kiểm soát và biến đổi thông tin từ các cảm biến và xử lý
logic toàn bộ tập hợp thông tin theo các thuật toán đã cho.

Hệ thứ nhất dựa trên cơ sở kỹ thuật tương tự, hệ thứ hai – kỹ thuật số. Mỗi hệ có
một bộ cảm biến bên trong lò của riêng mình (90 cảm biến xuyên tâm (ВРД-Р) và
30 cảm biến theo chiều cao (ВРД-B) trong hệ thứ nhất, 92 cảm biến xuyên tâm và
36 cảm biến theo chiều cao trong hệ thứ hai) và một bộ cảm biến ngoài lò (12
buồng ion hóa trong hệ thứ nhất, 4 buồng dải rộng ba khoang trong hệ thứ hai) để
kiểm soát các dòng nơtron và các cảm biến kiểm soát 40 thông số công nghệ PУ –
áp suất, lưu lượng, nhiệt độ và mức chất tải nhiệt, nhiệt độ các bộ phận kết cấu và
các buồng, dòng điện của các động cơ điện ГЦН. Các hệ thống dừng lò được kích
hoạt bằng cả hai hệ thiết bị điều tiết. Các tín hiệu bảo vệ được tạo ra trên cơ sở
logic tổ hợp thứ bậc theo nguyên tắc tác động bảo vệ theo chiều sâu, mà trình tự
của chúng tính trước đến các lệnh cấm và lệnh phong tỏa, đến việc giảm công suất
cưỡng bức, việc dừng lò phản ứng bằng hệ thống БСМ và việc dừng khẩn cấp.
198
Các mức đặt kích hoạt các tác động bảo vệ khác nhau được hình thành tùy thuộc
vào lượng tín hiệu và tổ hợp các tín hiệu của các cảm biến từ các nhóm độc lập.
Việc bố trí thiết bị và các đường ống bảo đảm tính độc lập của thiết bị điều tiết của
cả hai hệ, bảo đảm tính phụ thuộc của thiết bị có liên quan đến việc thực hiện chức
năng của cả hai hệ thống dừng lò.

Trong các điều kiện vận hành bình thường thì cả hai hệ đều hoạt động, nhưng đã
tính trước việc ngừng hoạt động của một hệ bất kỳ, khi đó hệ còn hoạt động sẽ bảo
đảm việc khởi động các hệ thống dừng lò. Như vậy, khả năng thực hiện mọi công
đoạn sửa chữa và kiểm tra trong hệ sẽ bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động
của lò phản ứng. Việc ngừng hoạt động cả hai hệ được loại trừ nhờ các phương
tiện kỹ thuật. Việc chủ động ngừng hoạt động một hệ trong КСКУЗ sẽ đồng thời
làm ngừng hoạt động các hệ tương ứng của thiết bị điều tiết thuộc СКУЗ và thiết
bị điều tiết thuộc АЗРТ, khi đó sẽ phong tỏa tác động của thiết bị điều tiết thuộc
СКУЗ trong hệ đã ngừng hoạt động lên các thanh, và tác động của thiết bị điều tiết
thuộc АЗРТ lên УСБ.

Hư hại bất kỳ bộ phận nào của thiết bị điều tiết, vốn thực hiện chức năng của БСМ
hoặc điều khiển, đều không ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các chức năng bảo
vệ khẩn cấp của thiết bị điều tiết.

Để cải thiện các đặc tính của hệ thống đo đạc-cung cấp thông tin “Skala”, các vi
phương tiện môdul cơ sở thế hệ mới đã được nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất,
lượng thông tin đã được mở rộng, việc trao đổi linh hoạt các thông tin với КСКУЗ
theo kênh liên lạc số đã được bảo đảm, mức độ tin cậy và linh hoạt kiểm soát phân
bố tỏa năng lượng đã được nâng cao, tổ hợp tính toán vật lý-nơtron đã được mở
rộng, ví dụ, việc kiểm soát linh hoạt phân bố tỏa năng lượng ba chiều với chu kỳ
2,5 s (thay vì 5 phút) đã được thực hiện, việc hỗ trợ thông tin cho nhân viên vận
hành, đặc biệt trong các chế độ chuyển tiếp, đã được hoàn thiện. Hệ thống mới, có
tên “Skala micro”, là mạng tính toán điều khiển nội vùng với bốn mức xử lý thông
tin: xử lý sơ bộ thông tin của các cảm biến riêng và của hệ thống tự động nội
vùng; xử lý chẩn đoán và xây dựng kho lưu trữ chẩn đoán; xây dựng cơ sở các dữ
liệu vận hành; cung cấp thông tin cho nhân viên vận hành.

16. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC QUÁ TRÌNH VẬT LÝ РБМК-1000


16.1. Grafit, các đặc tính của grafit

Việc grafit được chọn làm chất làm chậm cho lò phản ứng nhiệt là do khả năng
làm chậm tốt và tiết diện hấp thụ nhỏ trong vùng nhiệt của nó – 3,8 mб. Chất làm

199
chậm được coi là càng tốt khi nó có khả năng làm chậm các nơtron nhanh đến
năng lượng nhiệt càng nhanh và nó có tiết diện bắt càng nhỏ. Các tính chất đó phụ
thuộc vào khối lượng nguyên tử, khối lượng riêng, các tiết diện tán xạ và tiết diện
hấp thụ của nó.

Khi phân tích các tính chất của các chất làm chậm được đưa ra trong bảng 16.1 có
thể rút ra kết luận rằng, theo hệ số làm chậm, nghĩa là, tỷ lệ giữa khả năng làm
chậm và tiết diện bắt vĩ mô, thì grafit thua nước nặng, nhưng ngang với berili và
hơn hẳn nước thường. Nếu như chú ý đến độ dài dịch chuyển của các nơtron, thì
so sánh như vậy sẽ không có lợi cho grafit. Do độ dài vận chuyển lớn, các lò phản
ứng sử dụng grafit làm chất làm chậm có kích thước lớn.

Grafit công nghiệp mác ГР-280, vốn được sử dụng để lát РБМК-1000, có chứa
các tạp chất, do đó tiết diện hấp thụ của nó cao hơn so với 12C khoảng 30%. Tạp
chất chủ yếu, vốn quyết định các tính chất hấp thụ của grafit, là 10B có tiết diện
hấp thụ trong vùng nhiệt là ~ 3500 б. Trong quá trình vận hành lò phản ứng, các
tính chất hấp thụ của grafit thay đổi dưới tác động của hai quá trình có ảnh hưởng
ngược nhau – quá trình cháy các tạp chất hấp thụ vốn tồn tại ngay từ đầu trong lớp
lát grafit, và quá trình nhiễm bẩn không tránh khỏi của lớp lát khi lò phản ứng hoạt
động. Theo tính toán, sau khoảng 360 ngày hiệu dụng của РБМК-1000 phát công
suất thì grafit lò phản ứng sẽ cháy hết các tạp chất và phục hồi được các tính chất
vốn là thuộc tính của 12C. Quá trình nhiễm bẩn lớp lát diễn ra do lắng đọng các
hợp chất khác nhau và tích tụ đến mức có ảnh hưởng rõ rệt đến các tính chất hấp
thụ của grafit trong quá trình vận hành lâu dài.

Độ ẩm của lớp lát grafit đóng góp một phần nhất định vào tiết diện hấp thụ. Như
đã biết, grafit là vật liệu hút ẩm, và hàm lượng ẩm phụ thuộc vào các điều kiện bên
ngoài. Qua nhiều lần đo độ ẩm grafit khẳng định rằng, tỷ phần khối lượng hydro
trong lớp lát khoảng (50 – 100).10-6. Sự có mặt lượng hydro như vậy có thể dẫn
đến gia tăng khả năng làm chậm của grafit ξΣs vào khoảng 3%. Khi nâng nhiệt lò
phản ứng trong thời gian khởi động và tiếp tục vận hành, hơi ẩm sẽ bốc hơi, tuy
nhiên trong quá trình dừng lò, đặc biệt là khi dừng lâu, grafit lại hấp thụ hơi ẩm trở
lại.

Một điểm đặc biệt nữa của grafit là sự tích tụ nội năng khi bức xạ. Khi các nơtron
nhanh va chạm với các nguyên tử cacbon, một phần năng lượng của các nơtron trễ
sẽ tỏa ra ở dạng nhiệt, một phần khác sẽ gây ra biến dạng mạng tinh thể kèm theo
tích tụ nội năng.

200
Bảng 16.1. Các đặc tính của các chất làm chậm

Số
Khối lượng σa, σs , L, t,
Chất làm chậm nguyên ξΣs/ Σa
riêng, g/cm3 mб б cm cm2
tử

Grafit: sạch
lò phản 12 2,2 3,0 4,8 250 42 250
ứng 12 1,65 3,8 4,8 205 52 350
Berili 9 1,84 6,7 6,2 190 24 90
Nước nặng 20 1,1 0,6 4 4580 147 120
(D2O) 18 1,0 330 21 70 2,7 27
Nước (H2O)

Ghi chú. σa, σs – tương ứng, tiết diện hấp thụ và tán xạ nơtron trung bình; ξΣs/ Σa – hệ số
làm chậm; L – độ dài khuếch tán; τ – bình phương độ dài làm chậm, hoặc tăng trưởng
nơtron.

Năng lượng đó được gọi là năng lượng Wigner. Đối với các lò phản ứng năng
lượng cao, hiệu ứng này không lớn, bởi vì diễn ra quá trình tiêu giải liên tục các
khuyết tật do phóng xạ và quá trình thoát phần lớn năng lượng tích tụ. Tuy nhiên,
trong grafit của các lò phản ứng nghiên cứu và lò phản ứng năng lượng thấp có thể
tích lũy một lượng lớn năng lượng tiềm tàng. Năng lượng này có thể được giải
phóng theo con đường nung nóng grafit đã bức xạ đến nhiệt độ cao hơn đáng kể so
với nhiệt độ bức xạ. Năm 1952 đã xảy ra vụ phun bắn năng lượng Wigner tự phát
trong thời gian dừng tổ máy số 1 NMĐHN “Wildscale Pile” (Anh), việc đó đã đòi
hỏi bắt đầu chương trình xả thường xuyên năng lượng này. Sau 5 năm, ở tổ máy
này, trong thời gian xả năng lượng theo kế hoạch, đã xảy ra một trong những sự cố
trầm trọng nhất của kỷ nguyên hạt nhân. Vùng hoạt lò phản ứng đã quá nhiệt tới
mức có vụ cháy (nhiệt độ đạt đến 12000C), kết quả là đã hư hại gần một phần tư
vùng hoạt, một vùng lãnh thổ rộng lớn của Anh và Châu Âu bị nhiễm bẩn phun
thải phóng xạ. Cho đến nay việc tháo dỡ tổ máy này vẫn chưa hoàn thành.

Việc tăng nhiệt độ grafit tương tự có thể xảy ra khi xi măng hóa thải grafit của lò
phản ứng được tháo dỡ. Khi đó, quá trình đóng rắn xi măng có thể gây tăng nhiệt
độ của grafit ở mức đáng kể, vốn có liên quan với hiện tượng giải phóng năng
lượng Vigner. Việc tăng nhiệt độ grafit tương tự có thể xảy ra cả ở trạm xử lý
grafit.

Vấn đề đặc biệt là tính tương tác của chất làm chậm grafit với các kim loại và môi
trường khí, nhất là ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ cao, grafit tạo ra cacbit với nhiều

201
kim loại. Trong số các khí, chỉ có hêli là hợp hoàn toàn với grafit. Trong những
điều kiện nhất định, không khí, cacbonic và hydro có phản ứng với grafit. Khi
nhiệt độ trên 4000C, grafit bị oxy hóa trong không khí, tạo ra CO và CO2. Nhiệt
dung cháy của grafit khi tạo thành CO2 bằng 94 kcal/mol. Bởi vì tổng thể tích các
lỗ xốp hở trong grafit bình thường chiếm khoảng 20% tổng thể tích các lỗ xốp,
nên bên trong các lỗ xốp đó, ở áp suất bình thường, chứa gần 0,15 ml/g khí. Khi
nâng đến nhiệt độ cao hoặc dưới tác động của bức xạ, từ grafit sẽ thoát ra CO,
CO2, H2 và N2. Các khí này nằm lại trong grafit trong quá trình chế tạo nó. Cacbon
tham gia phản ứng với CO2 khi nhiệt độ vượt quá 3750C, tuy nhiên, dưới nhiệt độ
4250C tốc độ phản ứng tăng theo hàm mũ khi tăng nhiệt độ, vì vậy mà việc thổi
hỗn hợp khí không có oxy (N2 hoặc N2 + He) cho grafit là biện pháp cần thiết để
tránh oxy hóa grafit. Sự có mặt của hêli cho phép làm giảm nhiệt độ grafit nhờ độ
dẫn nhiệt cao. Khi lò phản ứng hoạt động ở công suất định mức kèm theo việc thổi
lớp lát bằng 90% He + 10% N2, nhiệt độ tối đa của grafit (tại các góc của khối
grafit) vào khoảng gần 6000C, trong trường hợp thổi bằng nitơ nhiệt độ tăng lên
8000C.

Sự thay đổi hình dạng grafit do phóng xạ (thay đổi kích thước theo chiều dài của
các chi tiết grafit khi bức xạ) là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Kết quả
các nghiên cứu cho thấy, đặc tính thay đổi của các kích thước theo chiều dài của
các mẫu grafit tùy thuộc vào thông lượng nơtron, là rất phức tạp, mặc dù nhìn
chung, sự thay đổi hình dạng grafit do phóng xạ như sau: lúc đầu là co phóng xạ
và tiếp sau là phồng phóng xạ (hình 16.1).

Thông lượng nơtron, mà ở đó thể tích vật liệu trở lại giá trị ban đầu sau khi co và
phồng phóng xạ, được lấy làm thước đo mức tới hạn hư hại phóng xạ. Đại lượng
này được gọi là thông lượng tới hạn (Фкр). Trong vùng thông lượng này, các tính
chất cơ lý của grafit,

202
Hình 16.1. Sự phụ thuộc của sự thay đổi các tính chất grafit lò phản ứng mác ГР-
20 vào thông lượng nơtron ở nhiệt độ đặc trưng cho lớp lát РБМК-1000 (Tобол =
500 – 6000C)

vốn có ý nghĩa đối với các đặc tính vận hành – độ bền (modul đàn hồi) và độ dẫn
nhiệt, bị xấu đi đột ngột. Những thay đổi này tiến triển rất nhanh, dẫn đến kết quả
là thoái hóa và phá hủy vật liệu. Thông lượng tới hạn phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt
độ bức xạ. Tăng nhiệt độ bức xạ làm dịch chuyển thông lượng tới hạn vào vùng
giá trị nhỏ hơn.

Độ bền phóng xạ của grafit cần được hiểu là sự bảo toàn khả năng làm việc của nó
ở các điều kiện làm việc trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đó cần tính
đến toàn bộ các tính chất cơ lý của nó và trên cơ sở đó kết luận về việc, liệu kết
cấu grafit có bảo đảm được tuổi thọ của lò phản ứng hay không. Đối với các khối
lát grafit của РБМК-1000, thông lượng đó (trung bình cho toàn tổ máy) vào
khoảng 1,6.1022 cm-2.

Phồng phóng xạ của các khối grafit cùng với phồng phóng xạ hướng tâm của các
kênh công nghệ làm khít khe hở giữa chúng và tạo ra ứng suất bổ sung ở điểm tiếp

203
xúc, dẫn đến biến dạng. Vì vậy, trong tất cả các tổ máy РБМК-1000, để kéo dài
tuổi thọ của lớp lát grafit và để tránh hư hại các kênh công nghệ, đã tính trước việc
thay chúng sau một thời gian vận hành nhất định. Ở tổ máy số 1 NMĐHN
Leningrat đã thay tất cả các kênh công nghệ. Phần lớn các kênh công nghệ cũng đã
được thay ở các tổ máy còn lại của NMĐHN này, cũng như ở các tổ máy của
NMĐHN Kursk. Để phục hồi khe hở khi thay các kênh, đã tính trước đến việc
thiết kế lỗ khuôn chế tạo tấm lát grafit.

Các câu hỏi cho mục


“Grafit, các đặc tính của grafit”

1. Cho biết các đặc tính vật lý-nơtron cơ bản của grafit trong vai trò chất làm chậm
nơtron.
2. Đặc điểm tương tác của grafit với các vật liệu lò phản ứng thể hiện như thế nào?

16.2. Tỷ số urani-grafit

Đối với các lò phản ứng dạng kênh sử dụng chất làm chậm grafit, tỷ số urani-
grafit, nghĩa là tỷ số giữa số hạt nhân urani và số hạt nhân grafit, là một thông số
quan trọng. Tỷ số urani-grafit quyết định mức độ nghiêm ngặt của phổ nơtron
trong mạng, mức độ nghiêm ngặt này có ảnh hưởng đến các tính chất tái sinh.
Trong giai đoạn đầu xây dựng lò phản ứng thông số đó được sử dụng để xác định
cấu trúc mạng, vốn có hệ số tái sinh cao hơn cả, điều này đặc biệt quan trọng đối
với các lò phản ứng đầu tiên hoạt động với urani tự nhiên. Trong các lò phản ứng
РБМК-1000 hiện đại sử dụng urani làm giàu thấp, không có việc tiết kiệm nơtron
nghiêm ngặt như vậy, vì vậy tìm kiếm tỷ số urani-grafit tốt nhất là để tối ưu hóa
các thông số có ảnh hưởng đến độ an toàn của lò phản ứng. Đối với РБМК, thông
số quan trọng nhất có thể chọn là, ví dụ hiệu ứng độ phản ứng của lò phản ứng khi
cạn КМПЦ, nghĩa là khi mất nước làm nguội BNL. Với kết cấu BNL đã chọn và
độ làm giàu nhiên liệu, tồn tại bước mạng tối ưu, khi đó hiệu ứng cạn nước gần
bằng 0. Mọi sai lệch khỏi bước mạng tối ưu đều tạo ra những vấn đề nhất định đối
với an toàn hoặc khi mất nước làm nguội, hoặc khi cấp nước vào các kênh nhiên
liệu trong các tình huống khẩn cấp.

Để minh họa, trên hình 16.2 đưa ra sự phụ thuộc của hệ số tái sinh nơtron của ô
mạng РБМК-1000 sử dụng nhiên liệu chưa bức xạ làm giàu 2% vào bước mạng có
nước và không có nước trong các kênh công nghệ.

Các số liệu đưa ra trên hình 16.2 chứng tỏ rằng, đối với ô mạng có nước, sự phụ
thuộc k∞ vào bước mạng trong dải 20 – 25 cm thì yếu, ngược lại, trong mạng

204
không có nước thì mạnh. Trong khi đó đáng chú ý là, điểm giao nhau của hai
đường cong (hiệu ứng cạn nước bằng 0) ứng với bước mạng ~ 22 cm. Do đó có
thể nói rằng, bước mạng được chọn cho РБМК-1000 không phải là tối ưu theo
quan điểm hiệu ứng cạn nước. Đó chính là nguyên nhân của việc chọn lượng grafit
giảm đi 20% trong lò phản ứng của tổ máy thứ 5 NMĐHN Kursk, điều được thể
hiện trong giải pháp dễ chấp nhận hơn cả về công nghệ là xén bớt các góc của các
khối grafit.

Hình 16.2. Sự phụ thuộc k∞ của vào bước mạng có nước (1) và không có nước (2)
trong các kênh công nghệ

Các câu hỏi cho mục


“Tỷ số urani-grafit”

1. Vai trò của tỷ số urani-grafit trong РБМК-1000 là thế nào?


2. Hãy phân tích tại sao hệ số tái sinh hiệu dụng cực đại trong mạng không có nước
trong các kênh lại đạt được khi bước mạng lớn hơn so với trong mạng có nước
trong các kênh?

16.3. Các tính chất tái sinh của mạng các kênh РБМК-1000

Việc lựa chọn độ làm giàu của nhiên liệu hạt nhân được quyết định bởi các tính
chất hấp thụ và tái sinh của nó, đặc trưng cho cân bằng nơtron trong lò phản ứng,
có tính đến sự mất mát không tránh khỏi do cháy, nhiễm độc và rò rỉ,…Thông
thường, các đặc tính đó đối với kết cấu BNL đã chọn được xác định trên cơ sở các
tính toán ô mạng, nghĩa là các tính toán của từng ô grafit riêng biệt có BNL. Để
tính toán, người ta sử dụng các bộ mã chính xác dựa trên các phép gần đúng không

205
khuếch tán, kể cả mô hình hóa số trực tiếp bằng phương pháp Monter-Carlo. Để
làm ví dụ, trong bảng 16.2 đưa ra các hệ số tái sinh trong ô mạng của РБМК-1000
đối với nhiên liệu chưa bức xạ, làm giàu đến 2, 2,4%, cũng như nhiên liệu urani-
erbi làm giàu 2,6 và 2,8% với hàm lượng erbi 0,41 và 0,6%.

Các tính chất tái sinh của ô mạng РБМК-1000 phụ thuộc vào nhiệt độ nhiên liệu,
chất làm chậm (grafit) và chất tải nhiệt (nước hoặc hỗn hợp nước-hơi nước) và
giảm đi tùy theo quá trình cháy nhiên liệu do các sản phẩm phân hạch tích tụ trong
nhiên liệu hấp thụ. Trên hình 16.3 trình bày sự phụ thuộc của các hệ số tái sinh
vào quá trình cháy của chính các dạng nhiên liệu đó ở nhiệt độ làm việc.

Hình 16.3. Sự phụ thuộc của hệ số tái sinh ô mạng РБМК-1000 vào quá trình cháy
nhiên liệu làm giàu 2,0 (1), 2,4 (2), 2,6% (3) và 2,8% (4)

206
Hình 16.4. Sự phụ thuộc của hiệu ứng cạn nước trong ô mạng РБМК-1000 sử
dụng nhiên liệu làm giàu 2,0 (1), 2,4 (2), 2,6% (3) và 2,8% (4) vào quá
trình cháy

Bảng 16.2. Các hệ số tái sinh trong ô mạng của РБМК-1000 sử dụng nhiên liệu
chưa bức xạ, độ làm giàu khác nhau (nhiệt độ nhiên liệu 200C)

Độ làm giàu, %
Nước
2 2,4 2,6(Er) 2,8 (Er)

Có nước 1,290 1,347 1,251 1,222


Không có nước 1,339 1,388 1,268 1,231

Trên hình 16.4 trình bày sự phụ thuộc của hiệu ứng cạn nước hoàn toàn trong ô
mạng của lò phản ứng vào quá trình cháy đối với chính các dạng nhiên liệu đó.
Các kết quả này chứng tỏ rằng, trong ô mạng РБМК-1000, tùy theo quá trình cháy
nhiên liệu, hiệu ứng cạn nước tăng lên, trong khi đó mức tăng lại giảm đi khi tăng
độ làm giàu ban đầu của nhiên liệu.

Các câu hỏi cho mục


“Các tính chất tái sinh của mạng các kênh РБМК-1000”

1. Các tính chất tái sinh của từng ô mạng riêng biệt РБМК-1000 khi cạn nước thay
đổi như thế nào?

207
2. Sự phụ thuộc của hiệu ứng cạn nước ô mạng РБМК-1000 sử dụng nhiên liệu
urani-erbi vào quá trình cháy như thế nào?

16.4. Độ dài dịch chuyển của các nơtron trong mạng РБМК-1000

Độ dài dịch chuyển trong РБМК-1000 là một trong những thông số quan trọng có
ảnh hưởng đến các hiệu ứng và các hệ số độ phản ứng.

Trong giai đoạn thiết kế РБМК-1000, bình phương độ dài dịch chuyển được xác
định theo công thức lý thuyết cơ bản lò phản ứng (xem công thức (4.7.4))

M 2 = τ + L2 ,

ở đây, τ – bình phương độ dài làm chậm, hoặc tuổi của các nơtron, L2 – bình
phương độ dài khuếch tán, đặc trưng cho dịch chuyển của các nơtron trong vùng
nhiệt từ khi sinh ra đến khi bị hấp thụ. Khi đó giả định rằng, bình phương độ dài
làm chậm gần bằng độ dài làm chậm đối với grafit (~ 350 cm2), quá trình khuếch
tán trong vùng nhiệt có tính đến quá trình hấp thụ trong nhiên liệu. Khi định nghĩa
như vậy thì các diện tích dịch chuyển nơtron trong ô mạng РБМК-1000 có nước
và không có nước là gần bằng nhau và bằng ~ 500 cm2.

Công thức chính xác hơn của diện tích dịch chuyển, vốn được xác định theo công
thức (4.7.5)

M 2 = τϕ + (1 − w f ) L2 ,

ở đây, φ – xác suất tránh bắt cộng hưởng khi làm chậm, wf – số hạng, tính đến quá
trình tái sinh nơtron khi làm chậm, làm thay đổi đáng kể sự biểu hiện về đặc trưng
ảnh hưởng của độ dài dịch chuyển đến những thông số an toàn quan trọng đối với
РБМК-1000. Thật vậy, định nghĩa chính xác hơn về diện tích dịch chuyển làm
giảm đáng kể diện tích dịch chuyển so với biểu thức (4.7.4). Hơn nữa, tỷ lệ giữa
độ dài dịch chuyển trong mạng có nước và khi cạn nước giảm xuống đột ngột. Ví
dụ, đối với trạng thái lạnh, với nhiên liệu chưa sử dụng, làm giàu 2%, các giá trị
đó, tương ứng là khoảng ~ 350 và ~ 460 cm2.

Ta xét hiện tượng rò rỉ nơtron trong РБМК-1000. Đối với lò phản ứng cao ~ 7 m
và bán kính vùng hoạt ~ 7 m có diện tích dịch chuyển ~ 350 cm2 và phần bổ sung
hiệu dụng của bộ phận phản xạ δ ~ 30 cm, rò rỉ

⎡⎛ 2, 405 ⎞ 2 ⎛ π ⎞ 2 ⎤ 2
B 2 M 2 = ⎢⎜ ⎟ +⎜ ⎟ ⎥ M ≈ 0, 013. (16.4.1)
⎢⎣⎝ R + δ ⎠ ⎝ H + δ ⎠ ⎥⎦

208
ở đây, B2 – Laplas hình học toàn phần của lò phản ứng.

Như vậy, rò rỉ nơtron từ lò phản ứng vào khoảng ~ 1,5%.

Để đánh giá vai trò của độ dài dịch chuyển ta xét một ví dụ trực quan. Như đã biết,
trong giai đoạn thiết kế, việc đánh giá hiệu ứng cạn nước dựa vào các kết quả thực
nghiệm trên các bó tới hạn, đồng nhất, có các kênh, dùng cho РБМК-1000. Ta
đánh giá hiệu ứng cạn nước trong bó theo cách như vậy. Để bảo đảm tính xác
định, ta xét một bó nhiên liệu thử nghiệm không có bộ phận phản xạ, bao gồm 16
kênh (4 x 4). Khi đánh giá hiệu ứng cạn nước của các bó đồng nhất, gồm các BNL
РБМК-1000 với nhiên liệu chưa sử dụng, có thể dùng biểu thức (4.1), sau một số
biến đổi không phức tạp biểu thức này có dạng

δ k∞ k∞ − 1 δ M 2
ρ= − . (16.4.2)
k∞ k∞ M 2

Từ biểu thức này suy ra , hiệu ứng cạn nước toàn phần được góp vào từ hai thành
phần: những thay đổi, vốn liên quan với các tính chất tái sinh của mạng vô cùng và
với rò rỉ từ hệ thống, được xác định bởi sự thay đổi diện tích vận chuyển khi cạn
nước và bởi mức độ vượt quá 1 của k∞ .

Các thông số của mạng đồng nhất РБМК-1000 đối với nhiên liệu chưa bức xạ
được làm giàu 2%, ở nhiệt độ 200C như sau:

k∞ = 1,29, M2 = 350 cm2, khi có nước trong các kênh và k∞ = 1,34, M2 = 460 cm2,
khi không có nước trong các kênh.

Khi sử dụng các số liệu đó, ta nhận được độ phản ứng do cạn nước các kênh nhiên
liệu:

δ k∞ k∞ − 1 δ M 2
ρ= − = 0, 038 − 0, 07 = −0, 032 = −3, 2%.
k∞ k∞ M 2

Từ đó suy ra, hiệu ứng cạn nước của mạng đồng nhất có nhiên liệu chưa bức xạ là
rất âm. Lưu ý rằng, kết quả nhận được tương ứng với sự thay đổi – 3,1 ± 0,4%
trong mô hình РБМК thử nghiệm tới hạn hiệu ứng cạn nước hoàn toàn của BNL
thương mại đồng nhất РБМК-1000 làm giàu 2%, thực hiện ở РНЦ “Viện
Kurchatov”. Đó là nguyên do kết luận trong giai đoạn thiết kế về hiệu ứng cạn
nước âm của КМПЦ РБМК-1000. Kết quả này cũng đã được đưa vào chương
trình BPM, vốn được sử dụng trong các tính toán thiết kế và ở giai đoạn đầu vận

209
hành các tổ máy РБМК-1000 để đánh giá an toàn. Như đã biết, trong các tính toán
thiết kế đã sử dụng sự phụ thuộc của hiệu ứng độ phản ứng vào khối lượng riêng
hỗn hợp nước-hơi nước, được trình bày trên hình 16.5 (đường cong 1). Các tính
toán chi tiết, được tiến hành nhờ các chương trình chính xác ngay sau sự cố
NMĐHN Checnôbưn, cho thấy, sự phụ thuộc đó mang đặc tính hoàn toàn khác
(đường cong 2). Ngày nay, do đưa nhiên liệu urani-erbi vào vận hành, đặc tính của
sự phụ thuộc độ phản ứng vào khối lượng riêng hỗn hợp nước-hơi nước thay đổi
đáng kể, ví dụ, theo các tính toán, hiệu ứng cạn nước КМПЦ trong trạng thái làm
việc dịch về hướng các giá trị âm (xem mục 18.5.1).

Nguyên nhân các lý giải khác nhau về hiệu ứng cạn nước vòng tuần hoàn КМПЦ
là ở việc không đánh giá hết vai trò của rò rỉ. Thật vậy, khi phân tích công thức
(16.4.2) có thể rút ra kết luận về phần đóng góp của các thành phần riêng biệt
trong hiệu ứng tổng. Hệ số tái sinh vốn được xác định bởi các tính chất tái sinh và
hấp thụ của nhiên liệu, tăng lên khoảng 4,9% khi cạn nước. Tuy nhiên, ảnh hưởng
của rò rỉ nơtron đối với nhiên liệu chưa bức xạ thừa khả năng điều hòa mức tăng
k∞ , kết quả là hiệu ứng tổng là rất âm (– 4%). Cần lưu ý rằng, hiệu ứng điều hòa
khá lớn của rò rỉ có liên quan đến, một mặt, việc làm chính xác thêm diện tích vận
chuyển nơtron cho ô mạng có nước như đã nói, mặt khác, giá trị lớn của k∞ ~ 1,3
đối với nhiên liệu chưa bức xạ.

Hình 16.5. Sự phụ thuộc độ phản ứng vào khối lượng riêng của nước (hỗn hợp
nước-hơi nước) trong lò phản ứng РБМК-1000:
1 – tính toán trong thiết kế; 2 – tính toán được làm chính xác sau sự cố NMĐHN
Checnôbưn

210
Ta đánh giá hiệu ứng cạn nước РБМК-1000 của mẻ nhiên liệu khởi động. Trong
trường hợp đó, trong công thức (16.4.2) hiệu ứng điều hòa rò rỉ dường như nhỏ
hơn nhiều. Cần nhấn mạnh rằng, rò rỉ trong biểu thức (16.4.2) nói chung có liên
quan đến các nơtron không bị hấp thụ trong nhiên liệu. Các nơtron đó bị hấp thụ
trong các thanh СУЗ, trong các chất hấp thụ bổ sung, trong cột nước,… và chỉ một
phần nhỏ chúng (1,5 – 2%) là “rò rỉ” ra khỏi lò phản ứng. Do hấp thụ nơtron trong
các thanh СУЗ và ДП nên trong trường hợp này, hiệu ( k∞ – 1) vào khoảng ~ 6%,
vì vậy phần đóng góp của số hạng thứ hai trong phương trình (16.4.2) trở nên
tương đương với phần đóng góp từ sự thay đổi các tính chất tái sinh của lò phản
ứng:

δ k∞ k∞ − 1 δ M 2
ρ= − = ρ k∞ − ρ утеч = −0, 2%,
k∞ k∞ M 2

nghĩa là, hiệu ứng cạn nước đối với mẻ nhiên liệu khởi động là hơi âm. Kết quả
này khá phù hợp với các số liệu khởi động vật lý khi cạn nước КМПЦ, ví dụ ở tổ
máy số 2 NMĐHN Leningrat.

Đối với lò phản ứng thực, khi chuyển sang chế độ tĩnh của quá trình thay đảo
nhiên liệu, số hạng thứ nhất trong biểu thức (16.4.2) tăng lên khi tăng độ cháy
nhiên liệu (xem hình 16.4), số hạng thứ hai giảm đi do k∞ giảm và do việc đưa ДП
ra ngoài. Kết quả là tỷ lệ giữa hai thành phần sẽ thay đổi theo hướng ngược lại và
hiệu ứng cạn nước tổng trong lò phản ứng sử dụng nhiên liệu làm giàu ban đầu 2%
sẽ trở nên dương đáng kể:

δ k∞ k∞ − 1 δ M 2
ρ= − 2
= (3,5 − 1, 6)10−2 = 1,9%.
k∞ k∞ M

Như vậy, khi sử dụng các hệ thức đơn giản và dựa vào việc xác định đúng độ dài
vận chuyển nơtron có thể nhận được các giá trị hiệu ứng độ phản ứng, kể cả hiệu
ứng hơi, vốn khó xác định.

Các câu hỏi cho mục


“Độ dài vận chuyển nơtron trong mạng РБМК-1000”

1. Sự khác nhau trong việc xác định diện tích vận chuyển trong lý thuyết cơ bản của
các lò phản ứng và trong lý thuyết hiện đại của lò phản ứng không đồng nhất?
2. Tại sao để đánh giá hiệu ứng độ phản ứng đối với quy mô đầy đủ lò phản ứng, ví
dụ, khi cạn nước các kênh có BNL, lại không sử dụng trực tiếp các kết quả đo đạc
trên các BNL không trên quy mô đầy đủ?

211
16.5. Cân bằng nơtron. Sử dụng nhiên liệu urani-erbi

Hệ số tái sinh tương đối cao của các kênh nhiên liệu k∞ ≈1,3 và độ hấp thụ nhỏ
trong grafit dẫn đến việc để tạo ra tới hạn bằng nhiên liệu chưa bức xạ thì chỉ 18
BNL là đủ. Vì vậy, khi xây dựng lò phản ứng công suất lớn cần “tận dụng” lượng
dư nơtron ( k∞ – 1), đối với nhiên liệu chưa bức xạ, lượng dư này vào khoảng ~
30%. Như đã thấy, ~ 1,5% nơtron thất thoát khỏi lò phản ứng, một phần bị hấp thụ
trong các bộ phận СУЗ, một phần là để dự trữ linh hoạt cho quá trình cháy và điều
khiển. Tuy nhiên còn lại một phần nơtron dư đáng kể cần tận dụng để điều hòa độ
phản ứng trong mẻ nhiên liệu khởi động. Trong thiết kế РБМК-1000, với mục
đích đó đã sử dụng các chất hấp thụ bổ sung có nhiệm vụ bắt các nơtron dư ở giai
đoạn đầu thời hạn sử dụng, các chất hấp thụ này được loại ra khỏi vùng hoạt tùy
theo quá trình cháy nhiên liệu. Kết quả là đã tạo ra cấu trúc ban đầu của vùng hoạt
РБМК-1000 gồm 77 ô, mỗi ô có 16 kênh (4 x 4), theo chu kỳ. Sự có mặt các chất
hấp thụ bổ sung trong vùng hoạt có tác dụng ổn định hệ số hơi của độ phản ứng.

Việc sử dụng có chủ định các nơtron, nghĩa là hấp thụ chúng bởi các chất hấp thụ
hữu ích, có thể là tình huống thay thế cho hiện tượng bắt nơtron vô ích trong các
chất hấp thụ bổ sung. Có thể sử dụng các bia đặc biệt làm các chất hấp thụ hữu ích
như vậy để sản xuất các đồng vị dùng trong công nghiệp và y tế. Thực tế này đối
với các lò phản ứng dạng kênh đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới, ví dụ,
trong các lò CANDU của Canada. Trong РБМК-1000, khi vận hành thí nghiệm ở
NMĐHN Leningrat, người ta đã dùng các chất hấp thụ bổ sung bằng coban để sản
xuất 60Co. Tuy nhiên, chỉ có thể sử dụng các chất hấp thụ nào đó sau khi đã đánh
giá kỹ ảnh hưởng của chúng đến trạng thái an toàn hạt nhân và phóng xạ khi vận
hành tổ máy.

Việc sử dụng chất hấp thụ cháy trong nhiên liệu là giải pháp quan trọng nhất để
điều hòa độ phản ứng dư ban đầu trong РБМК-1000. Với mục đích đó, đã đề xuất
sử dụng erbi, hàm lượng của nó được quyết định bởi các điều kiện thay thế dần
dần nhiên liệu urani bình thường bằng nhiên liệu urani-erbi và duy trì trong các
giới hạn đã định của đặc tính vùng hoạt. Khi đó sẽ đạt được mức an toàn cao hơn.
Khi có mặt các chất hấp thụ cháy sẽ xuất hiện khả năng rút dần các chất hấp thụ
bổ sung, điều đó làm tăng khả năng bình ổn phân bố tỏa năng lượng trong vùng
hoạt, càng làm tăng độ an toàn, vì khi đó công suất tối đa, công suất theo chiều dài
và nhiệt độ BNL đều giảm xuống.

Chất hấp thụ cháy cần đáp ứng các yêu cầu sau đây, nếu không thì việc sử dụng nó
sẽ không hiệu quả:

212
tác động lên hệ số hơi không được yếu hơn tác động của các chất hấp thụ
bổ sung;
cần bảo đảm khả năng tăng độ cháy khi giữ nguyên các giới hạn vận hành
(về công suất, nhiệt độ, …);
cần có tính công nghệ, nghĩa là, không làm phức tạp đáng kể và không làm
tăng chi phí cho quá trình chế tạo nhiên liệu;
cần đạt được hiệu quả kinh tế rõ rệt khi sử dụng.

Đối với РБМК-1000, mối quan tâm lớn nhất là các chất hấp thụ cộng hưởng. Các
chất hấp thụ truyền thống – bor và gadolini không thuộc loại này. Cũng có thể nói
như vậy về disprosi. Phần lớn các chất hấp thụ này đều có cộng hưởng trong tiết
diện hấp thụ ở vùng năng lượng cao hơn năng lượng nhiệt. Những tính toán khảo
sát cho thấy, erbi là chất hấp thụ tốt nhất theo quan điểm tác động lên hệ số hơi và
hiệu ứng cạn nước. Erbi tự nhiên có bốn đồng vị. Hàm lượng, tiết diện hấp thụ và
tích phân cộng hưởng hiệu dụng của chúng được đưa ra trong bảng 16.3.

Đồng vị chính 167Er có cộng hưởng mạnh ở 0,47 eV, nó đóng vai trò chính trong
các quá trình hấp thụ nơtron, và chính sự có mặt của nó trong nhiên liệu quyết
định hệ số hơi của độ phản ứng. Sự có mặt 166Er dẫn đến hấp thụ nơtron bổ sung.
Ngoài ra, bởi vì khi bắt nơtron, trong 166Er tạo ra 167Er, sự có mặt 166Er làm chậm
quá trình cháy 167Er một chút.

Các tính toán khảo sát về tối ưu hóa phân bố erbi trong BNL РБМК-1000 cho
phép xác định rằng, trộn đều erbi oxit (Er2O3) với urani dioxit là tối ưu. Hàm
lượng erbi trong nhiên liệu được chọn theo những tính toán sau đây:

hệ số hơi của độ phản ứng trong lò phản ứng sử dụng nhiên liệu urani-erbi
không có các chất hấp thụ bổ sung, không được vượt quá mức khi không sử dụng;
công suất tối đa của BNL không được vượt quá mức hiện tại.

Bảng 16.3. Tiết diện hấp thụ trong vùng nhiệt σ và tích phân cộng hưởng hiệu
dụng Iэф của các đồng vị erbi

Đồng vị c, % σ, б Iэф, б
Er – 158 ± 8 740 ± 10
162
Er 0,14 29 ± 2 514 ± 50
164
Er 1,56 2,5 ± 2 121 ± 10
166
Er 33,4 19,4 ± 41,5 109 ± ± 20
167
Er 22,9 653 ± 30 2970 ± 70
168
Er 27,1 2,79 ± 0,08 41 ± 7
170
Er 14,9 5,8 ± 0,3 58 ± 2

213
166
Er, 167Er đóng vai trò chính trong hấp thụ nơtron, trong khi đó tiết diện hấp thụ
của 167Er lớn hơn khoảng 30 lần so với 166Er.

Theo kết quả tính toán khảo sát, giai đoạn đầu áp dụng nhiên liệu urani-erbi đã
chọn nhiên liệu làm giàu 2,6% và hàm lượng erbi 0,41% khối lượng. Hiện nay
đang thử nghiệm vận hành các BNL urani-erbi làm giàu 2,8% và hàm lượng erbi
0,6%.

Các tính chất của nhiên liệu urani-erbi và nhiên liệu bình thường rất giống nhau,
điều đó cho phép giữ nguyên cấu trúc BNL, không cần thay đổi gì, ngoài việc sử
dụng viên gốm nhiên liệu có lỗ ở giữa để giảm nhiệt độ.

Hình 16.6. Sự phụ thuộc vào năng lượng nơtron của tiết diện hấp thụ vi mô 166Er,
tính toán theo tài liệu ENDF/B-6 (1), ENDF/B-4 (2) và 167Er theo ENDF/B-4, 6
(3)

Các nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung erbi vào urani dioxit làm giảm một chút độ
dẫn nhiệt của nhiên liệu và, tương ứng, làm tăng nhiệt độ trong tâm cột nhiên liệu.
Tuy nhiên, hiệu ứng đó được điều hòa bằng nguồn dự trữ – giảm công suất BNL
chưa sử dụng. Sự phụ thuộc của đặc tính điều hòa độ phản ứng dư khi sử dụng
nhiên liệu urani-erbi vào độ cháy được trình bày trên hình 16.6.

Các câu hỏi cho mục


“Cân bằng nơtron. Sử dụng nhiên liệu urani-erbi”

1. Có các thành phần cân bằng nơtron trong РБМК-1000 nào?

214
2. Điểm đặc biệt sử dụng các chất hấp thụ là ở chỗ nào, cụ thể là erbi trong lò phản
ứng?

17. Các tính toán vật lý-nơtron, được thực hiện để bảo đảm vận hành РБМК-
1000

Hiện nay, tính toán lò phản ứng không đồng nhất cỡ lớn, trong đó có РБМК-1000,
gồm ba giai đoạn:

tính toán từng ô mạng riêng, chứa kênh công nghệ có BNL hoặc các kênh
có các thành phần khác của vùng hoạt (ДП, СУЗ, các cột nước,…);
tính toán sẵn các hằng số nhóm nhỏ (thường là nhóm đôi) để sử dụng trong
tính toán lò phản ứng quy mô đầy đủ;
tính toán theo từng kênh cho lò phản ứng quy mô đầy đủ (thông thường, là
ba chiều) có tính đến các quan hệ phản hồi về thủy nhiệt.

Trong thực tế hiện nay, để tính toán РБМК-1000, các chương trình ba chiều sau
đây được sử dụng: STEPAN, SADCO, ТРОЙКА, POLARIS, BARS.

Thông tin về mẻ nhiên liệu, năng suất năng lượng, vị trí các thanh điều chỉnh, lưu
lượng chất tải nhiệt từng kênh, cũng như thông tin của các cảm biến tỏa năng
lượng theo chiều hướng tâm và chiều cao vùng hoạt,… được sử dụng làm các số
liệu đầu vào. Các chương trình đó được bảo đảm ổn định là nhờ các tiết diện vĩ mô
nhóm đôi, nhận được trên cơ sở tính toán chi tiết các ô mạng theo cách không
khuếch tán đa nhóm riêng biệt. Để tiến hành các tính toán ô mạng, ngày nay sử
dụng các chương trình WIMS-D4 (cho các chương trình STEPAN, SADCO,
ТРОЙКА, POLARIS) và chương trình MCNP. Các hằng số của từng kênh riêng,
nhận được theo các chương trình ô mạng, sẽ được trình bày ở dạng các đa thức hai
chiều dạng lũy thừa , tùy thuộc vào năng suất năng lượng của các kênh, khối
lượng riêng của hỗn hợp nước-hơi nước, nhiệt độ nhiên liệu và chất làm chậm,
hàm lượng xenon. Những phiên bản đặc biệt của các chương trình ba chiều nói
trên dùng để tính toán các đặc tính trong thuyết minh cụm thiết bị lò phản ứng.

Nhờ các chương trình ba chiều, thực hiện việc kiểm soát mẻ nhiên liệu của lò phản
ứng theo cách tính toán cho các trạng thái khác nhau (lò phản ứng đã dừng và đã
giải nhiễm, gia nhiệt đẳng nhiệt, hoạt động ở các mức công suất khác nhau).

Để bảo đảm vận hành РБМК-1000, đã đưa ra bảng liệt kê các chế độ công nghệ
chủ yếu, vốn đòi hỏi tiến hành các tính toán vận hành, các tính toán vận hành để
duy trì chất lượng vận hành cụm thiết bị lò phản ứng, các phương pháp cơ bản và

215
các quá trình công nghệ, mà việc duy trì tính toán chúng cần được thực hiện ở
NMĐHN sử dụng РБМК-1000; cũng đã đưa ra cấu trúc tổ chức việc giám sát tính
toán. Để giám sát tính toán vận hành các lò phản ứng РБМК-1000, sử dụng một
bộ chương trình ứng dụng “Энергия”, bao gồm các chương trình sau đây:

ОПТИМА – tối ưu hóa phân bố tỏa năng lượng bằng cách di chuyển các
thanh СУЗ. Kết quả tính toán – phân bố tỏa năng lượng theo kênh (công
suất) và vị trí của các thanh СУЗ sau khi tối ưu hóa. Các kết quả tính toán
được sử dụng để tính công suất theo chương trình ПРИЗМА trong СЦК
“Skala”;

ОПЕРА – lập kế hoạch thay đảo nhiên liệu. Trên cơ sở những tính toán này
thực hiện việc lựa chọn tối ưu các BNL được thay đảo và kế hoạch thay đảo
chung;

МКУ – tính toán trình tự tối ưu rút các thanh СУЗ khi đưa lò phản ứng vào
mức công suất tối thiểu kiểm soát được;

ПРИЗМА-М-Аналог (tương tự) – tính toán công suất của các kênh công
nghệ, các hệ số dự trữ trước khủng hoảng trao đổi nhiệt, các thông số vận
hành khác.

Mặc dù các chương trình đó là hai chiều, các kết quả tính toán tương đối ổn định,
đủ tin cậy, không có sai lệch đáng kể về phân bố tỏa năng lượng theo chiều hướng
tâm.

Hiện nay, đối với các tính toán vận hành, ví dụ, khi đưa lò phản ứng vào trạng thái
tới hạn, khi lập kế hoạch thay đảo nhiên liệu, đánh giá các đặc tính trong thuyết
minh,…các chương trình ba chiều STEPAN, SADCO, ТРОЙКА,… ngày càng
được sử dụng rộng rãi.

Các câu hỏi cho mục


“Các tính toán vật lý-nơtron, được thực hiện để bảo đảm vận hành РБМК-
1000”

1. Các mã ba chiều nào được áp dụng để tính toán các đặc tính thủy nhiệt và vật lý-
nơtron của РБМК-1000 và đặc điểm của các thuật toán trong đó là gì?
2. Các mã chương trình nào được sử dụng để tính toán vận hành РБМК-1000?

216
18. CÁC QUAN ĐIỂM CÔNG NGHỆ CỦA VẤN ĐỀ AN TOÀN
РБМК-1000
18.1. Đưa lò phản ứng vào trạng thái tới hạn

18.1.1. Trạng thái dưới tới hạn của lò phản ứng

Như đã biết trong mục 8.4, sau khi từ bên ngoài vào vùng hoạt hoặc xuất hiện bên
trong vùng hoạt, nơtron được tái sinh M lần trong một khoảng thời gian nào đó, và
dòng nơtron (công suất) được xác lập trong lò phản ứng tỷ lệ với M. Sự thay đổi
mật độ dòng nơtron theo thời gian được mô tả bằng công thức (hình 18.1):

1
N=
1− k
{1 − exp [ −1(1 − k )t / l ]} , (18.1.1)

ở đây k – hệ số tái sinh; t – thời gian hiện tại; l – thời gian sống của nơtron.

Thời gian xác lập mật độ dòng nơtron đến mức Nуст phụ thuộc vào độ dưới tới hạn
của lò phản ứng (1 – k) và thời gian sống của các nơtron l. Trên thực tế, có thể coi
mật độ dòng dưới tới hạn là mật độ đã được xác lập, khi nó đạt đến 90 – 95% Nуст.
Khi đó, thời gian xác lập là

l
tуст ≈ 2 ở 0,9 Nуст. (18.1.2)
1− k

Theo công thức trên, ta sẽ đánh giá thời gian xác lập mật độ dòng dưới tới hạn ở
thời điểm đưa lò phản ứng vào trạng thái tới hạn khi độ dưới tới hạn 10-3 hoặc
0,1%.

Khi độ dưới tới hạn 10-3, để đưa vào trạng thái tới hạn vẫn còn phải rút hai thanh
PP ra (độ hiệu dụng trung bình của thanh PP ~ 50.10-5). Khi độ dưới tới hạn dưới
1β, ảnh hưởng của các nơtron trễ đến thời gian xác lập sẽ càng lớn, khi k càng gần
1, và để tăng độ chính xác, cần sử dụng thời gian sống trung bình l (đối với
РБМК-1000 l = 0,07 s), tính theo các nơtron tức thời và nơtron trễ, làm thời gian
sống của thế hệ nơtron.

2.0, 07
Khi đó tуст = = 140s.
0, 001

217
Như vậy, thời gian xác lập mật độ dòng dưới tới hạn là ~ 2 phút. Kết quả này khá
phù hợp với yêu cầu của hướng dẫn điều khiển РБМК-1000 đối với khoảng thời
gian giữa các bước rút các thanh ra khi tiến dần tới trạng thái tới hạn.

Tình trạng lò phản ứng dưới tới hạn khi đưa độ phản ứng vào một lần, từng bước,
là như sau. Trong trường hợp đưa độ phản ứng vào một cách tuyến tính, liên tục,
sự phụ thuộc của chu kỳ (thời gian để dòng nơtron tăng lên e lần) vào tốc độ thay
đổi độ phản ứng được giải phóng ở thời điểm chuyển sang trạng thái tới hạn được
trình bày trên hình 18.2.

Như thấy trên biểu đồ, chu kỳ tăng tốc khi chuyển sang trạng thái tới hạn sẽ càng
nhỏ, nếu tốc độ đưa độ phản ứng vào (trong trường hợp này, là nhịp độ rút các
thanh ra) càng lớn. Ví dụ, khi chuyển sang trạng thái tới hạn, chu kỳ tăng tốc sẽ
lớn hơn 10 s chỉ khi tốc độ đưa độ phản ứng vào nhỏ hơn 45.10-5/s, hoặc nhỏ hơn
~ 0,07 β/s. Mức hạn chế đó cũng đã được biết, đó là yêu cầu của mục 2.3.3.13
trong Các quy tắc an toàn hạt nhân các cụm thiết bị lò phản ứng của các cơ sở hạt
nhân (ПБЯ РУ АС).

Hình 18.1. Sự thay đổi mật độ dòng nơtron trong lò phản ứng dưới tới hạn

218
Hình 18.2. Chu kỳ lò phản ứng ở thời điểm chuyển sang trạng thái tới hạn tùy
thuộc vào tốc độ giải phóng độ phản ứng

РБМК-1000 được khởi động bằng cách đưa độ phản ứng dương vào từng bước,
giữ thời gian giữa các bước để kiểm soát chắc chắn quá trình tăng dòng nơtron đến
mức mới và kiểm soát khả năng tính toán chính xác đại lượng 1/M. Thời gian ổn
định mật độ dòng nơtron cho trạng thái dưới tới hạn sâu được lấy bằng 1 – 2 phút.
Trong khi tiến dần đến trạng thái tới hạn, thời gian đó tăng lên và có thể tăng lên
đến hàng chục phút. Đối với РБМК-1000 gần trạng thái tới hạn cần lấy thời gian
giữ ổn định an toàn là ~ 6 – 10 phút. Trên thực tế, điều đó đạt được bằng cách thực
hiện yêu cầu ổn định các chỉ số của thiết bị đo tốc độ tính toán.

18.1.2. Quá trình đưa lò phản ứng vào trạng thái tới hạn

Trong thời gian đưa lò phản ứng vào trạng thái tới hạn, hệ số không đồng đều
dòng nơtron không được vượt quá 3,5. Tuy nhiên, do không có khả năng kiểm tra
và ghi nhận một cách tin cậy độ không đồng đều phân bố dòng nơtron, nên hệ số
không đồng đều thường được xác định bằng cách tính toán cho từng giai đoạn rút
thanh điều chỉnh.

Tầm quan trọng của việc xác định hệ số không đồng đều khi đưa lò phản ứng vào
trạng thái tới hạn được xác định bằng các lý giải sau đây. Biết rằng, độ hiệu dụng
của một chất hấp thụ bất kỳ nào trong lò phản ứng cũng tỷ lệ với bình phương
dòng tương đối tại vị trí chất hấp thụ, cụ thể là

219
Φ2
ρпогл ~ 2
(18.1.3)
Φ

Theo định nghĩa, hệ số không đồng đều bằng tỷ số giữa dòng cực đại và dòng
trung bình:

Φ max
kr = . (18.1.4)
Φ

Từ đó suy ra, tỷ số giữa độ hiệu dụng cực đại và độ hiệu dụng trung bình của các
thanh, khi hệ số không đồng đều bằng, ví dụ 4,5, là

ρ max
= kr2 ≈ 20.
ρ

Như vậy, việc đánh giá trên cơ sở những lập luận định tính đơn giản chứng tỏ
rằng, trong РБМК-1000, ở trạng thái giải nhiễm dưới tới hạn hoặc cận tới hạn, độ
hiệu dụng có thể vượt quá mức trung bình hàng chục lần. Lưu ý rằng, trong vùng
hoạt РБМК-1000 có thể xuất hiện giới hạn nội vùng trong một vùng thể tích tương
đối nhỏ, việc tuân thủ nghiêm ngặt trình tự rút các thanh khi đưa lò phản ứng vào
trạng thái tới hạn kèm theo việc bắt buộc kiểm tra và ghi nhận hệ số không đồng
đều là điều kiện an toàn tối cần thiết trong trạng thái dưới tới hạn và khi đưa vào
mức công suất tối thiểu kiểm soát được.

Khi nâng công suất, trong trường hợp đưa lò phản ứng vào chế độ định mức, các
hiệu ứng độ phản ứng có liên quan đến công suất, chủ yếu là nhiễm độc, bắt đầu
có tác dụng, các tính chất tái sinh của các khu vực khác nhau trong vùng hoạt trở
nên cân bằng, và các khu vực đó trở nên có liên quan với nhau. Ngoài ra, hệ thống
điều chỉnh tự động hướng tới duy trì hệ số không đồng đều ở mức đã cho kr ≈ 1, 4.
Vì vậy, độ hiệu dụng của các thanh trong lò phản ứng đang phát công suất khác
nhau không quá hai lần kr2 = 1, 42 ≈ 2 .

Việc xác định trình tự rút các thanh СУЗ và vị trí tới hạn của chúng là phần quan
trọng của quá trình khởi động an toàn. Khi rút các thanh СУЗ, cần bảo đảm độ
không đồng đều cần thiết của phân bố dòng nơtron theo chiều hướng tâm và khi
thả các thanh СУЗ để đo độ dưới tới hạn, cần bảo đảm sự biến dạng nhỏ nhất có
thể có của phân bố dòng nơtron (bảo đảm tiếp cận tốt hơn với lò phản ứng điểm và
bảo đảm độ chính xác cao của phép đo độ dưới tới hạn nhờ dụng cụ đo độ phản
ứng). Các nhiệm vụ đó được giải quyết khi xác định trình tự rút các thanh СУЗ
kèm theo việc sử dụng chương trình tương ứng. Thuật tính toán bảo đảm việc rút

220
các thanh một cách đều đặn, có thứ tự trong từng góc phần tư, ở những vị trí có sai
hỏng nội vùng phân bố dòng nơtron. Với mục đích đó, người ta sử dụng chương
trình МКУ, gần đây sử dụng cả chương trình SADCO (xem mục 17).

Vị trí tới hạn của các thanh СУЗ trong thực tế vận hành được xác định bằng
phương pháp so sánh trạng thái hiện tại với trạng thái đã biết trước đó và tính toán
sự thay đổi hệ số tái sinh do các hiệu ứng độ phản ứng:

so sánh mức công suất trước khi dừng lò của trạng thái tới hạn với trạng
thái hiện tại và tính toán các hiệu ứng độ phản ứng (mức giảm công suất,
làm nguội, giải nhiễm,…);

so sánh hệ số tái sinh của hai trạng thái dưới tới hạn, có tính đến sự khác
nhau về nhiễm độc xenon, samari và nhiệt độ vùng hoạt;

so sánh hệ số tái sinh của hai trạng thái tới hạn có tính đến sự khác nhau về
nhiễm độc xenon, samari và nhiệt độ vùng hoạt.

Các câu hỏi cho mục


“Quá trình đưa lò phản ứng vào trạng thái tới hạn”

1. Chu kỳ lò phản ứng là gì?


2. Thời gian xác lập mật độ dòng nơtron trong trạng thái dưới tới hạn là gì?

18.2. Nhiễm độc xenon và samari lò phản ứng РБМК-1000

18.2.1. Nhiễm độc tĩnh xenon

Như đã biết trong mục 6, nhiễm độc tĩnh xenon phụ thuộc vào tiết diện hấp thụ
nơtron, độ làm giàu nhiên liệu và mật độ dòng nơtron (công suất lò phản ứng).
Mức giảm dự trữ độ phản ứng do nhiễm độc tĩnh xenon phụ thuộc vào mức công
suất РБМК-1000 được trình bày trên hình 18.3.

Như được thấy trên hình 18.3, khi tăng công suất thì mức tăng tương đối của
nhiễm độc tĩnh giảm đi. Như vậy, ở công suất 50% Nном, mức giảm dự trữ độ phản
ứng do nhiễm độc tĩnh là ~ 2,5, hoặc 45 PP. Nâng công suất lên 50% nữa (đến
100% Nном) dẫn đến giảm dự trữ độ phản ứng tất cả là 10 thanh PP.

221
Hình 18.3. Nhiễm độc tĩnh 135Xe ở các mức công suất khác nhau

Hình 18.4. Sự phụ thuộc của nhiễm độc 135Xe vào thời gian khi lò
phản ứng hoạt động ở công suất định mức

Từ hình 18.4 suy ra , công suất lò phản ứng càng cao thì dự trữ độ phản ứng giảm
càng nhanh. Như vậy, khi lò phản ứng hoạt động ở công suất định mức Nном trong
khoảng 10 giờ, dự trữ độ phản ứng giảm xuống 30 thanh PP, còn khi ở 25% Nном –
chỉ 10 – 11 thanh PP.

Khi tăng độ làm giàu, nhiễm độc xenon tăng lên. Điều đó là do ở các điều kiện
như nhau, trong hai lò phản ứng có độ làm giàu khác nhau, có lượng 235U như
nhau, thì phần hấp thụ trong xenon ở lò nào chứa 238U nhiều hơn sẽ nhỏ hơn. 238U
là chất hấp thụ đối với nơtron nhiệt. Như vậy, đối với urani làm giàu cao thì nhiễm
độc tĩnh xenon tiến dần tới 5%, đối với urani tự nhiên ~ 2,5%. Các biểu đồ nhiễm
độc tĩnh được sử dụng trong các trường hợp sau:

xác định vị trí tới hạn của các bộ phận СУЗ khi khởi động lò phản ứng;

tính toán thời gian hoạt động bổ sung khi giảm công suất;

222
đánh giá tình trạng các bộ phận điều chỉnh sau khi đưa lò phản ứng vào
trạng thái phát công suất.

Các câu hỏi cho mục


“Nhiễm độc tĩnh xenon”

1. Nồng độ cân bằng xenon khi tăng công suất sẽ thay đổi như thế nào?
2. Có thể sử dụng dự trữ độ phản ứng nào cho quá trình cháy khi giảm công suất từ
100 xuống đến 70% Nном?

18.2.2. Nhiễm độc không ổn định xenon

Đối với РБМК-1000 có thể tính toán nhiễm độc tĩnh và nhiễm độc không ổn định
theo chương trình POIS, vốn cho phép đánh giá sự thay đổi độ phản ứng ∆ρXe (t)
khi thay đổi tùy ý công suất theo thời gian. Các biểu đồ nhiễm độc xenon được sử
dụng để nhân viên NMĐHN giải quyết các nhiệm vụ thực tế. Trên hình 18.5 trình
bày các thông số của hố iốt khi giảm công suất.

Đường cong ρи.я = f(N1↓0) cho phép xác định độ sâu cực đại của hố iốt tùy thuộc
vào công suất lò phản ứng trước khi dừng. Như vậy, khi dừng lò ở công suất 50%,
độ sâu hố iốt vào khoảng ~ 1,1%, ở công suất 100% Nном – ~ 1,9%. Khi đó cần
nhớ rằng, trước khi dừng, lò phản ứng đã hoạt động không dưới 3 ngày ở mức
công suất đã cho và đã có nhiễm độc tĩnh được thiết lập. Đường cong tи.я max
=
f(N1↓0) tạo khả năng đánh giá thời gian đạt đến điểm cực đại nhiễm độc không ổn
định. Như vậy, khi dừng lò với 50% Nном = 6,2 h, với 100 Nном – ~ 8 h.

Hình 15.5. Các thông số hố iốt sau khi giảm công suất

223
Hình 18.6. Sự thay đổi dự trữ độ phản ứng khi giảm công suất Nном do nhiễm độc
tĩnh xenon: 1, 2 – dưới 60 và dưới 50% Nном

Trên hình 18.6 đưa ra các đường cong nhiễm độc không ổn định khi giảm công
suất từ định mức Nном xuống 60% (đường cong 1) và 50% Nном (đường cong 2)
sau khi khởi động thiết bị bảo vệ khẩn cấp. Trên hình 18.6 thấy rằng, mất mát dự
trữ độ phản ứng do nhiễm độc vào khoảng 0,5 và 0,62%, và thời gian để đạt đến
điểm cực đại nhiễm độc không ổn định bằng 5 – 6 h.

Sự có mặt hố iốt làm tăng thêm những hạn chế sau đây cho chế độ vận hành
РБМК-1000:

sau khi dừng lò với công suất trên 50% Nном, việc khởi động lò phản ứng
được phép không trước 2 ngày;

sau khi dừng lò với công suất 50% Nном và thấp hơn, việc khởi động lò
phản ứng được phép sau khi thoát khỏi hố iốt. Thời gian cần để thoát khỏi
hố iốt được xác định theo chương trình POIS.

Trên hình 18.7 đưa ra sự phụ thuộc của thời gian cực đại cần để thoát khỏi hố iốt
vào công suất mà lò phản ứng đã hoạt động trước khi dừng. Trong khi đó, lò phản
ứng được xem là đã hoạt động ở mức công suất đã cho không dưới 3 ngày.

224
Hình 18.7. Sự phụ thuộc của thời gian thoát khỏi hố iốt vào công suất trước khi
dừng lò (thời gian hoạt động của lò phản ứng ở công suất này không
dưới 3 ngày)

Hình 18.8. Nhiễm độc РБМК-1000 135Xe trong quá trình nâng công suất sau sửa
chữa: 1 – công suất nhiệt lò phản ứng; 2 – sự thay đổi hệ số tái sinh
nơtron

Từ kết quả phân tích hình 18.8 có thể rút ra kết luận rằng, khi tăng một cách đều
đặn công suất thì không thấy có đoạn tăng theo đà của độ phản ứng dương.

Các biểu đồ nhiễm độc xenon không ổn định là cần thiết cho nhân viên vận hành
để đánh giá:

225
khả năng điều phối công suất lò phản ứng và loại trừ việc làm giảm dự trữ
độ phản ứng xuống dưới 30 thanh PP;

tính toán vị trí tới hạn của các thanh СУЗ khi khởi động lò phản ứng;

thời gian nghỉ cưỡng bức khi dừng lò với công suất 50% Nном và thấp hơn;

thời gian hoạt động bổ sung ở mức công suất thấp.

Khi vận hành РБМК-1000 cần nhớ rằng, nhiễm độc xenon phụ thuộc vào phân bố
tỏa năng lượng. Khi tăng công suất, ở những vùng nào đó thấy có sự suy giảm
mạnh nồng độ xenon, sau đó đạt đến nhiễm độc không ổn định, công suất giảm đi.
Xuất hiện các dao động xenon. Chu kỳ các dao động đó 6 – 10 h. Để loại trừ điều
đó cần duy trì phân bố tỏa năng lượng trong những giới hạn cho trước và không để
lệch nhiều cả theo chiều cao, cả theo chiều hướng tâm của lò phản ứng.

Các câu hỏi cho mục


“Nhiễm độc không ổn định xenon”

1. Tại sao sau khi dừng lò hoặc giảm công suất lại xảy ra tăng tạm thời nồng độ
xenon?
2. Hãy xác định các thông số của hố iốt khi dừng lò ở công suất 70% Nном.

18.2.3. Nhiễm độc samari

Giải các phương trình (6.5.1) và (6.5.2) cho phép đánh giá mức mất mát độ phản
ứng khi nhiễm độc ở mọi thời điểm trước khi xác lập giá trị tĩnh theo hệ thức:

⎡ λPm exp(−σ SmΦt ) λSm Φ 0 exp(−λPmt ) ⎤


ρSm (t ) = ρ0 ⎢1 − + .
Sm
⎣ λPm − σ Sm Φ 0 λPm − σ Sm Φ 0 ⎥⎦ (18.2.1)

Sự phụ thuộc này đối với РБМК-1000 được trình bày trên hình 18.9.

Như đã thấy trong mục 6.5, thời gian xác lập nồng độ cân bằng 149Sm tỷ lệ nghịch
với công suất, nghĩa là, với mật độ dòng nơtron Ф0:

1020 1015
t уст ≈ s≈ ngày.
Φ0 Φ0

Trong РБМК-1000, nhiễm độc samari đạt đến giá trị tĩnh trong khoảng 20 ngày
hiệu dụng sau khởi động lần đầu và không thay đổi trong suốt thời hạn sử dụng. Vì

226
vậy, ngày nay, không được tính đến nhiễm độc tĩnh samari khi tính toán vị trí tới
hạn của các thanh СУЗ.

Hình 18.9. Sự phụ thuộc của nhiễm độc samari vào thời gian và công suất

18.2.4. Nhiễm độc không ổn định samari

Khi thay đổi công suất và đặc biệt là sau khi dừng lò thì cân bằng động giữa tốc độ
tạo ra 149Sm và 149Pm và tốc độ giảm sút do hấp thụ nơtron bị phá hủy. Sau khi
dừng lò, sự giảm sút đó (xem hình 6.2.12) chấm dứt, bởi vì dòng nơtron thực tế là
bằng 0, còn việc tạo ra samari từ promethi thì tiếp tục đến khi promethi phân rã
hoàn toàn. Trên thực tế, trong khoảng 4 – 5 TPm, nghĩa là, khoảng 8 – 10 ngày thì
~ 90% promethi được phân rã.

Mức tăng độ dưới tới hạn khi tích tụ samari từ promethi phân rã sau khi dừng lò
(hố sụt promethi) tỷ lệ thuận với công suất trước khi dừng, vốn tương ứng với
nồng độ promethi đã được xác lập ρпп:

γ Pmσ Sm ∑ f
U 235
σ Sm
ρ пп = −ΘWпп = −Θ Φ 0 = ρ 0Sm Φ , (18.2.2)
λPm ∑ f λSm 0
U 235

ở đây, Θ – hệ số sử dụng nhiệt của các nơtron.

Để giải quyết các nhiệm vụ đó, trên hình 18.10 đưa ra sự phụ thuộc của hố sụt
promethi trong РБМК-1000 vào công suất, mà ở đó nồng độ cân bằng promethi đã
được xác lập trước khi dừng lò.

Khi dừng lò với mức công suất bất kỳ Ni, mà ở đó lò phản ứng hoạt động không
dưới 8 ngày,

227
ρ ппN = ρ пп
i ном
N i / N ном .
(18.2.3)

Khi lò hoạt động ở công suất định mức dưới 8 ngày, nồng độ promethi chưa thể
đạt mức cân bằng. Nhưng vì, ứng với mỗi mức công suất đều có nồng độ tĩnh
riêng, nên có thể đặt cho mỗi nồng độ bất kỳ một mức công suất, mà ở mức đó lò
phản ứng hoạt động trong khoảng thời gian không dưới 8 ngày vẫn xác lập được
nồng độ promethi đã cho.

Hình 18.10. Sự phụ thuộc của độ sâu cực đại “hố sụt promethi” vào công
suất lò phản ứng N

Hình 18.11. Nồng độ tĩnh Pm phụ thuộc vào công suất

Trên hình 18.11 trình bày sự phụ thuộc của nồng độ tĩnh promethi vào công suất.

Theo trục tọa độ, bằng các đơn vị tương đối, đã thể hiện nồng độ promethi, được
tính theo công thức sau đây, đối với nồng độ tĩnh cho mức công suất, mà ở đó lò
phản ứng hoạt động trong khoảng thời gian tp,

N Pm (t p )
CPm (t p ) =
N 0Pm (18.2.4)

228
và đã thể hiện mức công suất, mà ở đó lò phản ứng hoạt động, đối với công suất
định mức. Trên biểu đồ đó, ứng với mỗi giá trị nồng độ promethi là công suất, mà
ở đó đã thiết lập một nồng độ promethi như khi lò phản ứng đã từng hoạt động ở
mức công suất này trong thời gian 4 – 5 TPm. Biểu đồ đó cũng được sử dụng để xác
định hố sụt promethi trong khoảng thời gian nghỉ của lò phản ứng (tст), vì quá trình
tăng độ dưới tới hạn khi nhiễm độc xenon trong hố sụt promethi ∆ρпп diễn ra với
tốc độ phân rã promethi vốn đã tích tụ cho đến khi dừng lò, nghĩa là, với tốc độ
tích tụ samari từ promethi phân rã:

∆NSm (tст ) = N 0Pm [1 − exp(−λPmtст )] (18.2.5)

trong khi tiến đến giá trị cực đại đối với mức công suất, mà tương ứng với mức
công suất đó là nồng độ của nó ở thời điểm dừng lò:

∆ρпп = ρпп [1 − exp(−λPmtст )] . (18.2.6)

Sử dụng đường cong đó có thể xác định độ sâu của hố sụt promethi ở mọi thời
điểm sau khi dừng lò theo hệ thức

∆ρпп = Cпп (tст ) ρпп . (18.2.7)

Trong trường hợp tổng quát, có thể xác định độ sâu của hố sụt promethi ở mọi thời
điểm tст sau khi dừng lò với công suất Ni, mà ở đó lò phản ứng đã hoạt động trong
suốt quãng thời gian tp, khi sử dụng hình 18.13, theo công thức

Ni
ρ ппN (tст ) = ρ пп
i ном
CPm (t p )Cпп (tст ). (18.2.8)
N ном

Giá trị ρпп được xác định theo biểu đồ trên hình 18.10.

Xét ví dụ.

Xác định hố sụt promethi trong khoảng 50 h sau khi dừng lò với công suất N =
70% Nном, mà ở đó lò phản ứng đã hoạt động 40 ngày.

Theo biểu đồ trên hình 18.10, ρпп (70%) ≈ 0,32%, theo biểu đồ trên hình 18.11,
Cпп(50 h) ≈ 0,52.Từ đó hố sụt promethi là

ρ пп
50h
= Cпп ∆ρпп = 0,32.0.52 = 0,156%.

229
Sau khởi động thường kỳ, hố sụt promethi do cháy phần samari vốn làm tăng nồng
độ cân bằng, mất đi, và nhiễm độc ở mức tĩnh lại được thiết lập. Sự giảm bớt
nhiễm độc samari do nó cháy diễn ra theo quy luật hàm mũ

⎛ t ⎞
ρSm
(t )
= ρSm
*
exp(−σ Sm Φ 0t ) = ρSm
*
exp ⎜ −0, 693 * ⎟
,
⎝ TSm ⎠

ở đây, ρSm
*
– nhiễm độc ở thời điểm khởi động lò phản ứng; σSm – tiết diện hấp thụ
vi mô; Ф0 – mật độ dòng nơtron; TSm
*
– chu kỳ bán cháy hiệu dụng.

Chu kỳ bán cháy hiệu dụng của samari, đặc trưng cho tốc độ giảm nó do bắt phóng
xạ nơtron khi lò phản ứng hoạt động ở công suất với mật độ dòng Ф0, là

0, 693 0, 693 16.1013


*
TSm = = = .
λSm
*
σ Sm Φ 0 Φ0

Đại lượng TSm


*
, tùy thuộc vào mức công suất, nằm trong giới hạn 4 – 10 ngày.

Khi thay đổi công suất, nồng độ samari tạm thời thay đổi, đó là do sai lệch cân
bằng động giữa tích tụ và giảm sút nó. Tốc độ giảm sút có liên quan trực tiếp với
dòng nơtron (với công suất), còn tốc độ tích tụ – với chu kỳ bán rã của promethi.
Tăng công suất sẽ kèm theo việc giải phóng tạm thời độ phản ứng, còn giảm công
suất – mất mát, điều này, tương tự như hố iốt, có thể gọi là hố promethi. Do nhỏ
nên hiệu ứng này không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của lò phản ứng. Vì
ρпп < ρXe0 , nên không cần phải có thêm dự trữ độ phản ứng để điều hòa ρпп.

Các biểu đồ nhiễm độc không ổn định samari và các mối quan hệ, đặc trưng cho
độ lớn và tốc độ thay đổi nhiễm độc, là cần thiết để tính toán vị trí tới hạn СУЗ khi
khởi động lò phản ứng một cách bình thường và để đánh giá khả năng điều phối
công suất khi dự trữ độ phản ứng nhỏ.

Các câu hỏi cho mục


“Nhiễm độc không ổn định samari ”
1. Sự thay đổi nồng độ samari trong quá trình khởi động lần thứ nhất và thứ hai khác
nhau như thế nào?
2. Hố sụt promethi có ảnh hưởng như thế nào đến độ dưới tới hạn?

230
18.3. Hệ thống tin cậy dẫn thoát nhiệt từ các thanh nhiên liệu

Khi vận hành bình thường, việc dẫn thoát nhiệt từ các thanh nhiên liệu được bảo
đảm bởi quá trình tuần hoàn chất tải nhiệt trong КМПЦ nhờ ГЦН. Nước được đưa
đến tuabin ở dạng hơi, khi trở lại КМПЦ ở dạng nước cấp. Sự phân bố lưu lượng
nước theo các kênh, tuỳ theo công suất của chúng (điều chỉnh lưu lượng), bảo đảm
lấy nhiệt từ các thanh nhiên liệu và bảo đảm hoạt động tin cậy của BNL trong suốt
thời hạn làm việc. Muốn vậy, mỗi kênh công nghệ, tuỳ theo mức công suất của nó,
vốn phụ thuộc trước hết vào năng suất tỏa năng lượng của BNL, đều được chuyển
vào hoạt động trong một dải lưu lượng cho trước nhất định. Có tất cả bảy kênh
như vậy. Tùy theo quá trình cháy của BNL mà kênh công nghệ được chuyển đến
vùng có lưu lượng nhỏ hơn.

Xuất phát từ quan điểm loại trừ khả năng phá huỷ BNL khi lấy nhiệt thì tấm chặn
là bộ phận quan trọng của hệ thống điều chỉnh lưu lượng qua kênh công nghệ.
Tấm chặn này loại trừ hoàn toàn khả năng đóng sai của van điều chỉnh-đóng
(ЗРК). Lưu lượng, vốn được quy định khi đóng van điều chỉnh-đóng của kênh
công nghệ từ BNL đến tấm chặn (3 mm), là 12 – 13 m3/h. Trong khi đó, trong
kênh có công suất cực đại (3MW) xuất hiện khủng hoảng lấy nhiệt, và vỏ bọc các
thanh nhiên liệu dãy ngoài bị nung nóng đến 4650C. Trong chế độ nhiệt độ như
vậy, độ kín của thanh nhiên liệu vẫn được bảo đảm. Tuy nhiên, khi có tín hiệu
giảm lưu lượng nước, sau đó là tín hiệu K3 < 1 cần nhanh chóng mở ЗРК và phục
hồi lưu lượng chất tải nhiệt yêu cầu. Vì vậy, từ thời điểm đưa lò phản ứng vào
mức công suất tối thiểu kiểm soát được, cấm tháo bỏ các tấm chặn – đó là điều
kiện vận hành an toàn.

Để làm nguội tin cậy cho vùng hoạt khi có sự cố kèm theo hở КМПЦ, đã tính
trước hệ thống làm nguội khẩn cấp lò phản ứng (САОР), hệ thống này bảo đảm
lấy nhiệt từ các thanh nhiên liệu khi có các sự cố thiết kế, kể cả sự cố vỡ ống góp
có áp dẫn đến hậu quả xấu nhất, và tránh cho các thanh nhiên liệu hư hại vượt quá
các giới hạn thiết kế. Giữ САОР ở chế độ sẵn sàng là yếu tố an toàn quan trọng, vì
vậy phải thường xuyên kiểm tra khả năng làm việc của các bộ phận của САОР.
Nhờ đó mà tránh cho nhiên liệu hư hại quá giới hạn đã định khi có sai phạm dẫn
thoát nhiệt khỏi các thanh nhiên liệu.

Các câu hỏi cho mục


“Hệ thống tin cậy dẫn thoát nhiệt từ các thanh nhiên liệu”

1. Việc điều chỉnh lưu lượng trong РБМК-1000 được thực hiện như thế nào?
2. Các biện pháp nào đã được tính trước để tránh xuất hiện khủng hoảng lấy nhiệt?

231
18.4. Các hiệu ứng và các hệ số độ phản ứng của РБМК-1000. Ảnh hưởng của
sự thay đổi các thông số lò phản ứng đến độ phản ứng

Trong РБМК-1000, khi vận hành, có các hiệu ứng và các hệ số độ phản ứng nổi
bật sau đây:

nhiệt độ;
công suất;
hơi;
nhiễm độc xenon và samari;
thay đảo nhiên liệu, rút ra (nhúng vào) các thanh СУЗ;
cạn nước КМПЦ, КОСУЗ.

Ta xét một cách chi tiết hơn các hiệu ứng và các hệ số độ phản ứng đó.

18.4.1. Hiệu ứng (hệ số) nhiệt độ của độ phản ứng

Bởi vì trong các trạng thái khác nhau của vùng hoạt nhiệt độ của các bộ phận trong
đó thay đổi theo các quy luật khác nhau, nên toàn bộ dải nhiệt độ của các bộ phận
trong vùng hoạt được chia thành các phần: từ 20 đến 1800C và cao hơn 1800C.
Trong dải từ 20 đến 1800C, lò phản ứng được gia nhiệt nhờ ГЦН. Khi đó coi là,
nhiệt độ của tất cả các bộ phận trong vùng hoạt thay đổi cùng một kiểu, do vậy
khái niệm hệ số gia nhiệt đẳng nhiệt αΣ được đưa vào. Giá trị của nó phụ thuộc cả
vào thời gian hoạt động của lò phản ứng từ thời điểm khởi động, cả vào thành
phần của vùng hoạt ở chế độ tĩnh (độ làm giàu, số các ДП, các thanh СУЗ trong
vùng hoạt).

Hình 18.12. Sự thay đổi αΣ trong chế độ chuyển tiếp РБМК-1000 trong lượt thứ
hai; 1 – C Pu ; 2 – αΣ; 3 – C U ; 4 – N пд
239 235

232
Từ hình 18.12 suy ra, đặc tính thay đổi của αΣ trong chế độ chuyển tiếp được xác
định bởi sự thay đổi thành phần nhiên liệu (độ cháy 235U và tích tụ 239Pu) và bởi
mức suy giảm số chất hấp thụ bổ sung).

Ngoài ra, khi РБМК-1000 hoạt động cần phân biệt αΣ cho hai trạng thái: dưới tới
hạn (tất cả các thanh СУЗ, ngoài БАЗ, đều được nhúng xuống), và khi gia nhiệt
trong trạng thái tới hạn. Trong trạng thái dưới tới hạn thì αΣ âm (~ – 1.10-5/0C). Hệ
số này được sử dụng để đánh giá sự thay đổi độ dưới tới hạn của lò đã dừng khi
thay đổi nhiệt độ của nó. Ví dụ, độ dưới tới hạn của lò phản ứng được đo ở nhiệt
độ 60 – 800C. Các quy tắc an toàn hạt nhân có thêm quy định hạn chế độ dưới tới
hạn trong trạng thái k эф cực đại. Khi αΣ âm, trạng thái có k эф cực đại bắt đầu khi
nhiệt độ vùng hoạt 200C, và độ dưới tới hạn trong trạng thái đó sẽ nhỏ hơn độ dưới
tới hạn đo được theo hiệu ứng nhiệt độ.

Ví dụ.

Độ dưới tới hạn đo được ở 800C bằng 5 β эф , hoặc 3,05%, khi αΣ = – 1.10-5/0C, hiệu
ứng nhiệt độ là ∆ρt = αΣ.∆t = – 1.10-5(80 – 20) = – 60.10-5; độ dưới tới hạn trong
trạng thái có k эф cực đại ở 200C là ρ = 3050.10-5 = 2990.10-5 = 2,99%.

Hệ số gia nhiệt đẳng nhiệt trong trạng thái tới hạn là dương và điều đó xuất hiện
trong trường hợp, khi gia nhiệt mà bộ điều chỉnh tự động và các thanh СУЗ đều
được nhúng trong vùng hoạt, và thấy có tăng dự trữ độ phản ứng.

Hệ số đó cần sử dụng khi xác định vị trí tới hạn của các thanh СУЗ khi đưa lò
phản ứng vào trạng thái tới hạn ở nhiệt độ khác nhau, khi xác định sự thay đổi dự
trữ độ phản ứng trong quá trình gia nhiệt ở mức công suất tối thiểu kiểm soát
được.

Ví dụ.

Khi đo hệ số nhiệt độ của độ phản ứng trong thời gian đưa lò phản ứng vào trạng
thái tới hạn lần đầu, 88 thanh СУЗ được rút ra (nhiệt độ 600C). Theo những số đo
trước đó αΣ = +2.10-5. Xác định vị trí tới hạn của các thanh СУЗ ở 1600C (gia nhiệt
nhờ các ГЦН).

Giải.

Khi độ hiệu dụng của thanh СУЗ ~ 40.10-5 dự trữ độ phản ứng tăng lên một lượng
∆ρ = 200.10-5/40.10-5 = 5 thanh PP. Nghĩa là số thanh СУЗ được rút ra giảm đi một
lượng là 5 thanh và bằng 88 – 5 = 83.

233
Các câu hỏi cho mục
“Hiệu ứng (hệ số) nhiệt độ của độ phản ứng”

1. αΣ phụ thuộc vào năng suất lò phản ứng như thế nào?
2. Xác định hiệu ứng gia nhiệt lò phản ứng với mẻ nhiên liệu đầu.

18.4.2. Gia nhiệt cao hơn 1800C. Hệ số độ phản ứng theo nhiệt độ grafit

Gia nhiệt vùng hoạt cao hơn 1800C là do các phản ứng hạt nhân, và vì vậy mà tất
cả các bộ phận của vùng hoạt được gia nhiệt khác nhau. Ta đánh giá sự thay đổi
nhiệt độ của các bộ phận trong vùng hoạt.

Nhiệt độ nước đầu vào vùng hoạt được xác định bởi công suất, lưu lượng nước cấp
và lưu lượng nước trong КМПЦ. Nhiệt độ nước thay đổi trong khoảng 265 –
2800C và được đo trong ống góp hút của КМПЦ. Nhiệt độ của hỗn hợp nước-hơi
nước ở đầu ra lò phản ứng được xác định bởi áp suất trong các bộ tách-tang trống
và tương ứng với nhiệt độ bão hoà. Bởi vì dải thay đổi nhiệt độ của nước không
lớn, nên hệ số riêng theo nhiệt độ của nước không được đưa vào, còn ảnh hưởng
của nó đến độ phản ứng được mô tả bằng hệ số hơi (mật độ) của độ phản ứng và
bằng hệ số công suất nhanh của độ phản ứng.

Dải thay đổi nhiệt độ của nước trong vòng làm nguội СУЗ khi lò phát công suất là
không lớn (10 – 150C), nhưng hệ số độ phản ứng theo nhiệt độ lại khá lớn (~ 1.10-
4 0
/ C), và hiệu ứng tổng của độ phản ứng lại rõ rệt (1 – 2 thanh СУЗ). Nó được sử
dụng trong các tình huống bất thường để tăng dự trữ độ phản ứng trong một giai
đoạn ngắn. Do việc lắp các thanh СУЗ b.2477-01, sau đó là các thanh KPO nên
lượng nước trong vòng làm nguội СУЗ giảm bớt đáng kể, và hiệu ứng đó giảm đi.

Nhiệt độ của nhiên liệu thay đổi trong dải rộng hơn, từ ~ 3000C đến ~ 15000C
trong tâm thanh nhiên liệu khi lò hoạt động ở công suất định mức. Bởi vì nhiệt độ
của nhiên liệu được xác định bởi công suất, và thay đổi liền theo công suất, nên
ảnh hưởng của nó đến độ phản ứng là một phần trong tính toán hệ số công suất
nhanh của độ phản ứng. Nhiệt độ của grafit thay đổi từ 280 đến 7500C và phụ
thuộc vào công suất, sự phân bố công suất theo thể tích lò phản ứng và thành phần
hỗn hợp khí trong không gian lò phản ứng. Để đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi
nhiệt độ grafit người ta đưa vào khái niệm hệ số nhiệt độ của độ phản ứng theo
grafit αC. Ngày nay, РБМК-1000 hoạt động ở chế độ đã được quy định, và αC ~
4,5.10-5/0C.

234
Trong quá trình vận hành РБМК-1000, nhiệt độ grafit được xác định bởi công
suất, sự phân bố công suất theo thể tích lò phản ứng và thành phần hỗn hợp khí
trong không gian lò phản ứng. Đã xác định giới hạn vận hành an toàn theo nhiệt độ
grafit, giới hạn này bằng 7500C. Khi vận hành bình thường, nhiệt độ tối đa của
grafit không được vượt quá 7300C.

Để đánh giá sự thay đổi nhiệt độ của grafit khi thay đổi công suất và nồng độ hêli
có thể sử dụng công thức:

Tгр = Tтепл + αW , (18.4.1)

ở đây, Tгр – nhiệt độ trung bình của grafit (nhiệt độ tối đa khi phân bố toả năng
lượng bình thường theo chiều hướng tâm và theo chiều cao lò phản ứng:

Tгрmax ≈ (1,3 − 1, 4)Tгр , (18.4.2))

Tтепл – nhiệt độ chất tải nhiệt; α – hệ số tỷ lệ (phụ thuộc vào thành phần nước thổi);
W – công suất trung bình của kênh công nghệ.

W = Wреак / N тк , (18.4.3)

ở đây, N тк – số kênh trong lò phản ứng.

Sự phụ thuộc của hệ số α vào nồng độ hêli trong hỗn hợp nitơ-hêli được trình bày
trên hình 18.13.

Hình 18.13. Sự phụ thuộc của hệ số α vào nồng độ hêli

235
Ví dụ.

Trạng thái ban đầu của lò phản ứng – công suất 70% định mức, dự trữ độ phản
ứng 46 thanh PP, Tгр = 4650C, Tтепл = 2800C. Xác định nồng độ tối thiểu của hêli,
ở đó nhiệt độ trung bình của grafit không quá 5400C, và không thay đảo nhiên liệu
trong thời gian hoạt động bổ sung.

Theo công thức (18.4.3) ta có

W = 2240/1580 ≈ 1,42 MW.

Khi đó hệ số α bằng

α = ( Tгр – Tтепл )/ W = (540 – 280)/1,42 = 1830C/MW.

Theo biểu đồ trên hình 18.13 khi α = 1830C/MW thì nồng độ hêli C = 28%.

Khi chênh lệch nhiệt độ

∆T = 540 – 465 = 750C

hiệu ứng độ phản ứng

∆ρ = αC.∆T = 4,5.10-5.75 = 338.10-5.

Với nhịp độ cháy ~ 20.10-5/ngày (ở công suất 70%) thời gian bổ sung là

t = 338. 10-5/20.10-5 ≈ 17 ngày.

Các câu hỏi cho mục


“Gia nhiệt cao hơn 1800C. Hệ số độ phản ứng theo nhiệt độ grafit”

1. Dự trữ độ phản ứng sẽ thay đổi như thế nào khi thổi hêli?
2. Xác định sự thay đổi nồng độ hêli để tăng dự trữ độ phản ứng lên 1 thanh PP.

18.4.3. Hệ số công suất của độ phản ứng

Sự thay đổi độ phản ứng, do thay đổi nhiệt độ của nhiên liệu và do thay đổi tỷ
trọng và nhiệt độ của nước trong TK có liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ nhiên
liệu đó, được gọi là hiệu ứng công suất nhanh. Mức thay đổi độ phản ứng, dẫn đến
thay đổi 1MW công suất, được gọi là hệ số công suất nhanh của độ phản ứng

236
∆T ∆γ ∆t
α wб = αT + αγ + α tв в , (18.4.4)
∆W ∆W ∆W

ở đây, α wб – hệ số công suất nhanh của độ phản ứng; α T – hệ số độ phản ứng theo
nhiệt độ của nhiên liệu; α γ – hệ số độ phản ứng theo tỷ trọng của nước; ∆T ,
∆tв , ∆γ – sự thay đổi nhiệt độ của nhiên liệu, của nước và thay đổi tỷ trọng của
nước tương ứng với sự thay đổi công suất.

Số hạng thứ nhất được quy định bởi sự thay đổi nhiệt độ của nhiên liệu, nó luôn
luôn âm và ít thay đổi trong quá trình hoạt động của lò phản ứng. Giá trị âm của
nó được bảo đảm nhờ sự có mặt của 238U trong nhiên liệu, trong đó, do hiệu ứng
Dopler mà khi tăng nhiệt độ thì sự hấp thụ nơtron tăng lên. Các số hạng thứ hai và
thứ ba có liên quan đến sự thay đổi tỷ trọng và nhiệt độ của nước trong vùng hoạt
khi thay đổi công suất. Dấu và giá trị của tổng các số hạng đó cũng phụ thuộc vào
chính những thông số mà hệ số hơi phụ thuộc. Ở đây cần lưu ý rằng, khi thay đổi
công suất thì tỷ trọng và nhiệt độ của nước cũng phụ thuộc vào các thông số mà áp
suất trong КМПЦ và lưu lượng hơi và nước cấp (chúng được duy trì bằng bộ điều
chỉnh áp suất và lưu lượng) phụ thuộc, còn đại lượng α wб khi αφ lớn (4 – 5.10-2 β эф
/%) thì phụ thuộc vào chế độ hoạt động của bộ điều chỉnh.

Nói chung, α wб khi αφ < 4.10-2 β эф /% thì âm. Khi αφ lớn và khi có sự điều chỉnh bộ
điều chỉnh thì nó có thể chuyển dịch về vùng dương.

Các giá trị tính toán α wб , α w cho РБМК-1000 của những lượt thứ hai được đưa ra
trên hình 18.14.

Hình 18.14. Đặc điểm của sự thay đổi α wб và α w trong chế độ chuyển tiếp РБМК-
1000: 1 – hiệu ứng công suất; 2 – hiệu ứng công suất nhanh.

237
Có thể thấy sự xuất hiện rõ ràng của α wб khi thay đổi nhanh công suất, ví dụ khi
khởi động hệ thống bảo vệ sự cố theo các tín hiệu АЗ-1 và АЗ-3. Dự trữ độ phản
ứng trong khoảng 5 – 10 phút đầu cao hơn dự trữ ở mức tĩnh một lượng bằng hiệu
ứng công suất (3 – 5 thanh PP). Hệ số α wб được sử dụng để xác định vị trí tới hạn
của các thanh СУЗ khi đưa lò phản ứng vào mức công suất tối thiểu kiểm soát
được, cũng như khi tính toán sự thay đổi dự trữ độ phản ứng trong trường hợp
chuyển từ một mức công suất này sang mức khác.

Hiệu ứng công suất âm là yếu tố có chức năng ổn định khi có thay đổi đột ngột
công suất, nó đem lại khả năng tự điều chỉnh khi điều khiển công suất. Tác động
kìm hãm của nó là đặc biệt quan trọng khi đưa độ phản ứng dương vào và khi tăng
công suất trong các tình huống khẩn cấp, bởi vì tác động đó là tác động nhanh và
là tác động vốn có của lò phản ứng.

Xét ví dụ sử dụng α wб .

Ta sẽ xác định, công suất lò phản ứng thay đổi như thế nào khi rơi thanh PP
từ trên đỉnh trong trường hợp các bộ điều chỉnh tự động không hoạt động.
Để tính toán, lấy α wб = 1,2.10-6/MW, độ hiệu dụng của các thanh СУЗ
∆ρ = 50.10-5. Từ việc xác định α wб = ∆ρ/∆W ta tìm được

∆ρ 50.10−5
∆W = б ∆W = = 417 MW.
αw 1, 2.10−6

Các câu hỏi cho mục


“Hệ số công suất của độ phản ứng”

1. Dự trữ dộ phản ứng thay đổi như thế nào khi diảm đột ngột công suất?
2. α wб ảnh hưởng như thế nào đến độ an toàn của lò phản ứng?

18.4.4. Hệ số hơi của độ phản ứng

Ta đặc biệt chú ý đến ý nghĩa của hệ số hơi của độ phản ứng đối với độ an toàn
của РБМК-1000.

Trước hết ta xét hệ số tỷ trọng của độ phản ứng αγ, sau khi xác định nó như một hệ
số tỷ lệ giữa độ phản ứng δρ, được quy định bởi sự thay đổi tỷ trọng của hỗn hợp
nước-hơi nước một lượng δγ, và bởi đại lượng δγ.

Trong trường hợp đó, biểu thức (5.2.1) có thể được viết

238
∂ρ 1 ∂kэф 1 ∂kэф
δρ = δγ = 2 δγ ≈ δγ = α γ δγ ; (18.4.5)
∂γ kэф δγ kэф δγ

∂ρ 1 ∂kэф
αγ = = . (18.4.6)
∂γ kэф δγ

Bởi vì độ phản ứng được biểu diễn bằng đại lượng không thứ nguyên, ví dụ, bằng
%, nên đơn vị đo của αγ sẽ là đơn vị nghịch đảo của tỷ trọng, nghĩa là, ví dụ,
cm3/g. Trong thực tế vận hành người ta đưa vào thêm hai đại lượng nữa: hệ số lưu
lượng hơi của độ phản ứng

1 ∂kэф 1 ∂kэф ∂γ ∂γ
αβ = = = αγ , (18.4.7)
kэф δβ kэф δγ δβ δβ

ở đây β – hàm lượng hơi theo lưu lượng và thể tích, và hệ số hơi thực của độ phản
ứng

1 ∂kэф 1 ∂kэф ∂γ ∂γ
αϕ = = = αγ . (18.4.8)
kэф δϕ kэф δγ δϕ δϕ

Lưu ý rằng, theo các định nghĩa (18.4.7) và (18.4.8) thì hệ số hơi của độ phản ứng
là đại lượng không thứ nguyên.

Tương tự, có thể đưa ra hệ số độ phản ứng theo hàm lượng hơi, theo lưu lượng
nước,...Từ biểu thức (18.4.8) suy ra, mối liên hệ giữa các hệ số hơi và hệ số tỷ
trọng của độ phản ứng được xác định bởi đại lượng δγ/δφ. Bởi vì tỷ trọng của hỗn
hợp nước-hơi nước γ liên quan với hàm lượng hơi theo lưu lượng và khối lượng β
bằng hệ thức

γ = ρв (1 − β ) = ρ п β , (18.4.9)

nên

∂γ
= −( ρ в − ρ п ), (18.4.10)
δβ

ở đây, ρв , ρп – tỷ trọng của nước và hơi trên đường bão hoà. Đối với trạng thái
làm việc của РБМК-1000 (áp suất ~ 8 MPa, THвхO = 2650C, ρв = 0,77 g/cm3, ρп =
2

3
0,05 g/cm ) ta có

239
∂γ 3
= −0, 72 g/cm . (18.4.11)
δβ

Từ các biểu thức (18.4.8), (18.4.11) suy ra, hệ số hơi của độ phản ứng ngược dấu
với hệ số tỷ trọng của độ phản ứng và nhỏ hơn về giá trị tuyệt đối. Giá trị chính
xác của hệ số tỷ lệ δγ/δβ được xác định bởi các đặc tính thuỷ nhiệt của quá trình
tạo hơi. Trong các thực nghiệm được tiến hành ở các РБМК-1000 đang hoạt động,
sự thay đổi độ phản ứng được đo tuỳ thuộc vào hàm lượng hơi thực tính theo thể
tích φ. Sự khác biệt giữa các hàm lượng hơi thực và theo lưu lượng φ và β là ở
việc tính toán mức trượt giữa các pha lỏng và hơi. Nếu sử dụng hệ thức giữa hàm
lượng hơi lưu lượng theo thể tích (β) và theo khối lượng (x), thì
−1
V ⎛ 1 − x ρп ⎞
β = п = ⎜1 + ⎟ . (18.4.12)
V ⎝ x ρв ⎠

−1
V ⎛ 1 − x ρп ⎞
ϕ = п = ⎜1 + K⎟ , (18.4.13)
V ⎝ x ρв ⎠

ở đây, K – hệ số trượt giữa pha lỏng và pha hơi.

Từ các biểu thức (18.4.12) và (18.4.13) suy ra

∂β 1 β 2
= . (18.4.14)
∂ϕ K ϕ 2

Khi đó mối liên hệ giữa hệ số hơi αφ và hệ số tỷ trọng αγ đo được của độ phản ứng
được xác định bằng biểu thức

( ρв − ρп ) β 2
αϕ = α . (18.4.15)
K ϕ2 γ

Khi hàm lượng hơi trung bình theo lưu lượng và khối lượng x = 0,15, thì hàm
lượng hơi theo lưu lượng và thể tích β = 0,78. Trong điều kiện các thông số công
tác của РБМК-1000, giá trị của hệ số trượt K = 1,4 – 1,7.

Giá trị số của hệ số tỷ lệ trong biểu thức (18.4.15) giữa αφ và αγ trong điều kiện
các thông số công tác (β = 0,78, φ = 0,7, K = 1,5) bằng ~ 0,59 – 0,6. Như vậy, mối
quan hệ chính xác giữa hệ số hơi và hệ số tỷ trọng của độ phản ứng được xác định
bằng biểu thức

240
αϕ ≈ −0, 6α γ . (18.4.16)

Hệ số hơi của độ phản ứng phụ thuộc vào độ cháy và độ làm giàu ban đầu của
nhiên liệu, vào số các chất hấp thụ trong vùng hoạt (các chất hấp thụ bổ sung, các
thanh СУЗ), vào công suất (hình 18.15).

Hình 18.15. Sự phụ thuộc hệ số hơi của độ phản ứng vào độ cháy nhiên liệu khi
РБМК-1000 hoạt động ở công suất định mức; 1 – αφ (đo); 2 – αφ (tính toán); 3 –
CPu (1019 hạt nhân/cm3); 4 – CU (1019 hạt nhân/cm3); 5 – Nдп .102

Hình 18.16. Sự thay đổi αφ theo chiều cao vùng hoạt khi РБМК-1000 hoạt động ở
công suất định mức: 1 – ở mức công suất tĩnh khi dự trữ độ phản ứng
là 40 thanh PP; 2 – cho mẻ nhiên liệu đầu

Hiện nay, khi thực hiện việc chuyển sang nhiên liệu urani-erbi trong РБМК-1000,
đang duy trì được αφ trong khoảng 0,3 – 0,8 β эф .

241
Hệ số hơi của độ phản ứng có đặc tính phân bố phức tạp trong thể tích vùng hoạt.
Ví dụ, sự phân bố αφ theo chiều cao lò phản ứng phụ thuộc vào mức công suất, sự
có mặt và số lượng chất hấp thụ trong từng lớp. Dạng phụ thuộc αφ (H) đối với chế
độ tĩnh, ở mức công suất 100%, khi dự trữ độ phản ứng là 40 thanh PP (đường
cong 1) và đối với mẻ nhiên liệu đầu (đường cong 2) được trình bày trên hình
18.6.

Các câu hỏi cho mục


“Hệ số hơi của độ phản ứng”

1. αφ (giá trị và dấu) có ảnh hưởng như thế nào đến an toàn РБМК-1000?
2. Hãy giải thích đặc tính thay đổi của hệ số hơi của độ phản ứng tuỳ thuộc vào độ
cháy của nhiên liệu.
3. Trình bày bằng đồ thị sự phụ thuộc hệ số hơi của độ phản ứng vào tỷ trọng hỗn
hợp nước-hơi nước cho đường cong 1 trên hình 16.5.
18.5. Các hiệu ứng độ phản ứng khi cạn nước КМПЦ và КО СУЗ

18.5.1. Hiệu ứng độ phản ứng khi cạn nước КМПЦ

Hiệu ứng độ phản ứng khi cạn nước КМПЦ được hiểu là độ phản ứng được đưa
vào lò phản ứng khi đẩy nước ra khỏi tất cả các kênh công nghệ. Giá trị và dấu của
hiệu ứng này được quyết định bởi thành phần vùng hoạt, trong đó có dạng và độ
cháy của nhiên liệu, số lượng các thanh СУЗ được nhúng vào, sự có mặt và số
lượng chất hấp thụ bổ sung, độ cao các cột nước. Ví dụ, giá trị này của mẻ nhiên
liệu đầu РБМК-1000 trong quá trình khởi động các tổ máy lần thứ hai là: trong
trạng thái dưới tới hạn khoảng – 4 β эф , còn trong trạng thái tới hạn khoảng –
1,5 β эф . Trong trường hợp tăng độ cháy của nhiên liệu thì hiệu ứng độ phản ứng
khi cạn nước BNL sẽ chuyển từ âm sang dương và tăng lên.

Khi cạn nước các kênh có các chất hấp thụ bổ sung thì độ phản ứng âm được đưa
vào, khi cạn nước các kênh có cột nước thì độ phản ứng dương được đưa vào.
Hiệu ứng cạn nước của các kênh có các chất hấp thụ bổ sung ở mẻ nhiên liệu đầu
là khoảng – 2 β эф .

Khi độ làm giàu ban đầu của nhiên liệu là 2,4%, có 70 – 80 chất hấp thụ bổ sung
trong vùng hoạt và dự trữ độ phản ứng ở công suất định mức là 43 – 48 thanh PP
thì hiệu ứng mất nước КМПЦ, tính theo các chương trình ba chiều quy mô đầy đủ,
trong trạng thái tới hạn là ~ 0,2 – 0,9 β эф , trong trạng thái dưới tới hạn bằng

242
khoảng – 2 β эф . Khi vận hành РБМК-1000 thì hiệu ứng cạn nước КМПЦ được
kiểm soát bằng cách tính toán theo các chương trình SADCO, TROЙKA,...

Hiện nay, do sử dụng nhiên liệu urani-erbi nên các số liệu tính toán cho biết sự
dịch chuyển hiệu ứng cạn nước КМПЦ vào vùng các giá trị không hoặc âm khi lò
phát công suất (xem mục 16.4). Đo trực tiếp hiệu ứng cạn nước КМПЦ trong lò
phản ứng đã giải nhiễm đang dừng cho thấy, trong trạng thái tới hạn hiệu ứng cạn
nước là dương và vào khoảng ~ 0,7 – 1,8 β эф , trong trạng thái dưới tới hạn và tất
cả các thanh đều nhúng là âm và bằng khoảng – 1 – 2,5 β эф . Để giải thích điều đó,
trước hết là giải thích hành vi không rõ ràng của hiệu ứng cạn nước КМПЦ, ta trở
lại mục 16.4. Theo biểu thức (16.4.5), hiệu ứng tổng được xác định bởi tổng đại số
của hai thành phần: hiệu ứng cạn nước của bản thân các kênh nhiên liệu và hiệu
ứng vốn liên quan đến rò rỉ nơtron trong các chất hấp thụ (ДП và СУЗ).

Tuỳ theo mức rút các chất hấp thụ ra mà thành phần âm do rò rỉ trong các chất hấp
thụ giảm đi và trong trường hợp rút hết các chất hấp thụ thì thành phần âm đó sẽ
được xác định bởi sự hấp thụ trong các kênh СУЗ (43 – 48 thanh). Như vậy, hiệu
ứng cạn nước sẽ được xác định chủ yếu bởi hiệu ứng cạn nước của bản thân các
kênh có nhiên liệu urni-erbi. Khi lò phát công suất, hiệu ứng này, như suy ra từ
hình 16.4, đối với nhiên liệu urni-erbi có độ cháy ~ 12MW ngày/tấn, là gần bằng
0.

Đối với lò phản ứng đã giải nhiễm đang dừng thì hiệu ứng cạn nước của các kênh
nhiên liệu có độ cháy như vậy là dương và bằng khoảng ~ 2,5 β эф . Vì vậy, trong
trạng thái tới hạn, khi có ~ 100 thanh СУЗ nhúng hoàn toàn trong vùng hoạt thì
hiệu ứng tổng sẽ vẫn dương và bằng ~ 0,6 – 1,8 β эф tuỳ thuộc vào các chất hấp thụ
bổ sung còn lại trong vùng hoạt. Trong trạng thái dưới tới hạn, khi tăng số các
thanh СУЗ được nhúng hoàn toàn đến ~ 200 do tăng rò rỉ nơtron trong các thanh
СУЗ, thì hiệu ứng tổng sẽ trở nên âm.

18.5.2. Hiệu ứng cạn nước của vòng СУЗ trong trạng thái dưới tới hạn

Hiệu ứng cạn nước vòng СУЗ trong trạng thái dưới tới hạn được hiểu là sự thay
đổi độ phản ứng khi cạn nước các kênh СУЗ, trong trường hợp các thanh bảo vệ
sự cố được nâng lên và các thanh còn lại được nhúng xuống (các thanh УCП được
đưa vào vùng hoạt một đoạn 4 m). Các tính toán cho thấy, hiệu ứng cạn nước vòng
СУЗ thay đổi trong quá trình hoạt động của lò phản ứng từ – 0,3% (mẻ nhiên liệu
đầu) đến + 0,7% (chế độ thay đảo nhiên liệu đã được thiết lập). Điều đó được quy

243
định bởi độ không đồng đều cháy nhiên liệu theo chiều cao vùng hoạt và bởi kết
cấu các thanh СУЗ. Vì vậy để kiểm tra việc đáp ứng các yêu cầu an toàn hạt nhân,
cần đo định kỳ (trong thời gian ППР) hiệu ứng cạn nước vòng làm nguội СУЗ.
Hiệu ứng cạn nước vòng làm nguội СУЗ trong trạng thái dưới tới hạn được xác
định theo sự khác biệt giữa độ dưới tới hạn của lò phản ứng trong các trạng thái có
nước và không có nước trong vòng làm nguội, khi tất cả các thanh được nhúng
trong vùng hoạt, trừ các thanh bảo vệ sự cố (các thanh УCП được đưa vào vùng
hoạt một đoạn 4 m). Hiệu ứng cạn nước vòng làm nguội СУЗ trong trạng thái dưới
tới hạn đối với các mẻ nhiên liệu hiện tại của lò РБМК-1000 gần bằng 0.

18.5.3. Hiệu ứng cạn nước vòng làm nguội СУЗ trong trạng thái dưới tới hạn
của lò phản ứng khi phát công suất

Khi xem xét hiệu ứng độ phản ứng, vốn xuất hiện khi cạn nước vòng làm nguội
СУЗ, trong trường hợp một phần các thanh СУЗ được kéo ra và lò phản ứng nằm
trong trạng thái tới hạn, cần lưu ý:

hiệu ứng cạn nước của kênh có thanh СУЗ được nhúng hoàn toàn là âm;

hiệu ứng cạn nước của kênh có thanh СУЗ được kéo ra là dương;

hiệu ứng cạn nước của thanh УCП phụ thuộc vào vị trí của nó và sự phân
bố dòng nơtron theo chiều cao.

Xuất phát từ đó, giá trị và dấu của hiệu ứng độ phản ứng phụ thuộc vào số lượng
các thanh СУЗ được kéo ra (nhúng vào) và sự phân bố toả năng lượng theo chiều
cao trong trạng thái cụ thể của lò phản ứng.

Hiệu ứng cạn nước vòng làm nguội СУЗ trong trạng thái tới hạn khi lò phản ứng
phát công suất là dương và bằng ~ 3 – 4 β эф . Căn cứ theo dấu và giá trị thì hiệu
ứng này là nguy hiểm nhất, theo quan điểm đưa độ phản ứng dương vào. Vì vậy,
theo quan điểm an toàn hạt nhân thì việc cạn nước СУЗ trong trạng thái tới hạn là
không được phép. Để tránh điều đó, đã tính trước ba hệ thống bảo vệ sự cố với
việc sử dụng ba thông số vật lý khác nhau để tạo ra các tín hiệu khẩn cấp: mực
nước trong bể khẩn cấp СУЗ, lưu lượng nước trong vòng làm nguội СУЗ, áp suất
trong ống góp có áp.

Để giảm hiệu ứng đó, đã chuyển sang sử dụng các thanh СУЗ b.2477-01, trong đó,
thay vì cột nước 2,5 m, ở phần trên có thanh đẩy đường kính 70 mm. Việc sử dụng
các bộ phận điều chỉnh dạng cụm là giải pháp căn bản giải quyết vấn đề cạn nước

244
vòng СУЗ. Việc sử dụng chúng cho phép giảm hiệu ứng cạn nước vòng СУЗ
xuống dưới 1 β эф khi lò phát công suất (xem mục 18.6.5).

Các câu hỏi cho mục


“Các hiệu ứng độ phản ứng khi cạn nước КМПЦ và КО СУЗ”

1. Cho biết các hiệu ứng độ phản ứng khi cạn nước КМПЦ và КО СУЗ trong lò
phản dừng đã giải nhiễm đang dừng và chúng phụ thuộc vào độ cháy nhiên liệu
như thế nào?
2. Có những hiệu ứng cạn nước КМПЦ và КО СУЗ nào trong lò phản ứng khi lò
phát công suất và các phương pháp làm giảm chúng?

19. AN TOÀN LÒ PHẢN ỨNG

19.1. Độ hiệu dụng của hệ thống điều khiển và bảo vệ РБМК-1000

Theo quan điểm vật lý thì các thanh СУЗ được đặc trưng bởi độ hiệu dụng và các
đặc tính vi phân và tích tích phân. Độ hiệu dụng của các thanh СУЗ – đó là độ
phản ứng mà thanh có thể điều hoà khi đưa vào vùng hoạt và giải phóng tương
ứng khi đưa ra khỏi vùng hoạt. Độ hiệu dụng tương tác của thanh đến độ phản ứng
được xác định bởi tỷ phần nơtron bị nó hấp thụ trong vùng hoạt, cũng như rò rỉ bổ
sung các nơtron từ lò phản ứng do biến dạng phân bố dòng nơtron. Tuỳ thuộc vào
hình dạng, kích thước của thanh và vị trí của nó trong vùng hoạt mà hiệu ứng rò rỉ
có thể là 50% hiệu ứng hấp thụ.

Hình 19.1. Phân bố trung bình của dòng nơtron theo chiều cao lò phản ứng: trong
trạng thái làm việc (a); trong trạng thái nguội, đã giải nhiễm (b)

245
Hình 19.2. Độ hiệu dụng tương đối của thanh СУЗ trong các trạng thái làm việc
(1); trong trạng thái nguội, đã giải nhiễm (2) tuỳ thuộc vào độ nhúng sâu (đặc tính
tích phân)

Hình 19.3. Độ hiệu dụng tương đối của một đơn vị chiều dài l của thanh СУЗ
trong các trạng thái làm việc (1); trong trạng thái nguội, đã giải nhiễm (2) tuỳ
thuộc vào độ nhúng sâu (đặc tính vi phân)

Độ hiệu dụng của thanh СУЗ được quyết định bởi sự phân bố dòng nơtron theo
chiều hướng tâm của lò phản ứng và tỷ lệ với đại lượng ( Φ / Φ ) , ở đây, Ф – mật
2

độ dòng nơtron trong kênh có thanh СУЗ; Φ – phân bố trung bình của mật độ
dòng nơtron theo chiều hướng tâm lò phản ứng.

Độ hiệu dụng của thanh СУЗ không có nước cao hơn độ hiệu dụng của thanh có
nước, đó là do một phần nơtron bị hấp thụ trong nước chảy quanh thanh. Khi mất
nước trong vòng làm nguội СУЗ, các thanh bị mất “màn nước”, dòng nơtron nhiệt
va vào nó tăng lên, làm tăng độ hiệu dụng của nó. Khi xả nước từ КМПЦ thì độ
hiệu dụng của các thanh СУЗ tăng thêm do tăng độ dài dịch chuyển của các nơtron
trong lò phản ứng (hấp thụ trong nước giảm đi). Nói chung, độ hiệu dụng tuyệt đối
của thanh СУЗ phụ thuộc vào kích thước lò phản ứng (bán kính), các tích chất vật
lý của vùng hoạt (độ dài vận chuyển), các kích thước thanh СУЗ (bán kính, độ

246
dài), các tính chất hấp thụ của nó và vị trí của nó trong vùng hoạt (sự phân bố
tương đối của dòng nơtron trong kênh có thanh СУЗ).

Sự phân bố tương đối của dòng nơtron theo chiều cao lò phản ứng, các đặc tính vi
phân và tích phân của các thanh СУЗ trong các trạng thái làm việc và trạng thái
cạn nước đã giải nhiễm được trình bày trên các hình 19.1, 19.2 và 19.3. Xuất phát
từ các đặc tính vi phân và tích phân của СУЗ đã trình bày ở trên, khi điều khiển lò
phản ứng cần ghi nhớ:

độ phản ứng đã có, phụ thuộc cả vào vị trí của thanh СУЗ và sự phân bố
tương đối của dòng nơtron theo chiều hướng tâm (phẳng, ngoại biên), cả
vào vị trí của thanh СУЗ theo chiều cao lò phản ứng và sự phân bố dòng
nơtron theo chiều cao;

độ hiệu dụng của thanh СУЗ trong lò phản ứng cạn nước đã giải nhiễm sẽ
có ở phần trên của vùng hoạt (từ 0 đến 3 m). Vì vậy, khi điều hoà độ phản
ứng dương dư sau khi nhúng thanh СУЗ sâu hơn 3 m thì nó không còn đưa
được độ phản ứng âm vào, và để tiếp tục điều hoà độ phản ứng dương còn
lại cần lấy thanh СУЗ tiếp theo nằm ở đầu phía trên;

bộ tự động điều chỉnh tinh công suất cần được đặt ở vị trí 1 ± 0,5 m, bởi vì
ở vị trí đó nó có độ hiệu dụng tối đa. Khi nhúng sâu hơn 3 m cần đặt nó ở vị
trí 1 m vì các thanh СУЗ khác được nhúng vào.

Độ hiệu dụng tối thiểu của hệ thống điều khiển và bảo vệ cần phải ở mức sao cho
khi chuyển từ trạng thái làm việc với công suất định mức có dự trữ độ phản ứng
được phép cực đại sang trạng thái có hệ số tái sinh hiệu dụng cực đại (đã giải
nhiễm và đã làm nguội) mà lò phản ứng vẫn ở trạng thái dưới tới hạn và có độ
dưới tới hạn không dưới 1%. Đối với РБМК-1000, đại lượng đó được xác định bởi
tổng các hiệu ứng độ phản ứng sau đây: giải nhiễm lò phản ứng, làm nguội grafit
từ nhiệt độ làm việc xuống 1800C, làm nguội toàn bộ lò phản ứng từ 180 xuống
200C, hiệu ứng công suất. Bởi vì các hiệu ứng độ phản ứng thay đổi rất nhiều kể từ
lúc đầu đến khi đạt trạng thái tĩnh, nên người ta chọn tổng cực đại của các hiệu
ứng đó. Tổng này có được từ lúc đầu, khi mà hiệu ứng làm nguội dương lớn, hệ số
công suất cực đại, còn hiệu ứng làm nguội của grafit bằng 0, và tổng này được tính
toán như sau:

∆ρXe ≈ 2,98%, ∆ρt = 10.10-5(284 – 20) = 2,64%,

∆ρ w = 2,2.10-6.3200 = 0,7%, ∆ρподкр = 1%,

247
∆ρзап = 1,5%, ∆ρСУЗ = 2,98 + 2,64 + 1,5 ≈ 8,8%.

Các câu hỏi cho mục


“Độ hiệu dụng của hệ thống điều khiển và bảo vệ РБМК-1000”

1. Tại sao cần phải sử dụng các thanh УCП?


2. Các đặc tính vi phân và tích phân của các thanh СУЗ trong lò phản ứng dưới tới
hạn là gì?
3. Phân bố trường nơtron theo chiều cao trong lò phản ứng đã dừng và khi lò phản
ứng hoạt động phát công suất là như thế nào?

19.2. Phân tích một số rắc rối đã xảy ra trong РБМК-1000

Mặc cho các biện pháp an toàn, các dạng lò phản ứng vẫn là các mối nguy hiểm
cao và trong quá trình vận hành chúng vẫn có thể xuất hiện các tình huống tiền sự
cố và sự cố khác nhau. Phân tích kỹ lưỡng và giải thích đúng đắn các tình huống
đó là cần thiết để các nhân viên NMĐHN nhận thức được mức độ trách nhiệm khi
hành động trong các tình huống bất thường xảy ra, và không để các tình huống
tương tự lặp lại khi tiếp tục vận hành. Để làm ví dụ, ta xét hai trường hợp rắc rối
đã xảy ra trong РБМК-1000.

19.2.1. Rắc rối ở tổ máy số 1 NMĐHN Smolensk, ngày 21-22 tháng 11 năm
1992

Tổ máy nằm trong trạng thái dừng, người ta đã đo các hiệu ứng độ phản ứng trong
các thực nghiệm – khi vòng làm nguội СУЗ đầy nước (thực nghiệm số 1), với
vòng làm nguội cạn nước (thực nghiệm số 2) và sau khi lại cấp đầy nước cho vòng
làm nguội СУЗ (thực nghiệm số 3). Khi thực hiện thực nghiệm thứ 3 đã nhận thấy
độ phản ứng thay đổi đột biến sau khi rút cặp thanh PP tiếp theo ra, cặp thanh này,
theo dự kiến, sẽ đưa lò phản ứng vào trạng thái tới hạn. Độ phản ứng dư trong quá
trình chuyển tiếp đó được đánh giá vào khoảng gần bằng 0,7 β эф , chu kỳ lò phản
ứng ~ 5,5 s. Đà tăng công suất đã được hãm lại nhờ khởi động hệ thống bảo vệ tự
động theo tốc độ, cùng một lúc trong hai dải, dải khởi động và dải làm việc, theo
mức đặt 20 s. Đà tăng công suất của lò phản ứng diễn ra với chu kỳ không đổi
trong khoảng thời gian 30 s kể từ thời điểm thiết bị đo độ phản ứng bắt đầu ghi
nhận được bằng kênh dòng và kênh độ phản ứng, đến khi khởi động БАЗ.

Tiền sử của biến cố đó có liên quan với việc cải tiến vòng làm nguội СУЗ, ở việc
lắp đặt van của các thùng tuần hoàn (AO-3110) trên ống nhánh nhằm giảm xả khí
41
Ar khi vận hành bình thường. Trước khi khởi động vòng làm nguội СУЗ đáng ra
van đó đã cần phải đóng và giữ ở trạng thái đó để khử khí trong khoảng vài giờ.

248
Rắc rối đã bắt đầu từ việc, van AO-3110 đã không đóng trước khi các máy bơm
của vòng làm nguội СУЗ khởi động để tiến hành thực nghiệm số 3. Những chỉ dẫn
mâu thuẫn và không rõ ràng trong Bản hướng dẫn vận hành vòng làm nguội СУЗ
là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sai lầm của nhân viên vận hành. Tiếp sau, trong
quá trình tiến triển của các biến cố, việc khử khí vòng làm nguội СУЗ đã không
được tiến hành.

Việc tăng nhịp độ rút các thanh là sự việc gắn liền với rắc rối đó. Trong hướng dẫn
trình tự rút các thanh đã quy định về sự cần thiết giữ 2 phút trước khi rút mỗi
nhóm tiếp theo gồm bốn hoặc hai thanh. Việc giữ như vậy là cần thiết, như đã thấy
trong mục 18.1, là để cho nhân viên vận hành cố định trạng thái tới hạn và hạn chế
nhịp độ chung đưa độ phản ứng vào để tránh đưa lò phản ứng vào trạng thái tới
hạn với chu kỳ sự cố ngắn. Trong trường hợp đó, nhịp độ đưa độ phản ứng vào đã
vượt quá khoảng 1,4 lần. Nhân viên vận hành cho rằng, theo kết quả đưa vào trạng
thái tới hạn trong thực nghiệm số 1, đã biết chính xác số các thanh СУЗ được rút
ra trong trạng thái tới hạn, mà đã không đánh giá đầy đủ rằng, giữa các lần thứ
nhất và thứ ba đưa lò vào trạng thái tới hạn, vòng làm nguội СУЗ đã cạn nước.

Khi rắc rối, có hai biểu đồ đặc trưng cho mật độ dòng nơtron được ghi lại: dòng
tổng của 12 buồng ion hoá nối với thiết bị đo độ phản ứng, và tín hiệu ra của thiết
bị đo độ phản ứng (hình 19.4).

Để đánh giá tốc độ thay đổi công suất nơtron theo thủ tục thông thường: xây dựng
theo thang logarit sự phụ thuộc vào thời gian của công suất tương đối tính theo
phần trăm của giá trị cực đại trừ đi giá trị phông. (hình 19.5).

Độ dốc của đường thẳng đó tương ứng với chu kỳ không đổi trong khoảng thời
gian 30 s, bằng 5,5 ± 0,4 s, lượng đó tương đương với độ phản ứng dư 0,68 β эф .

249
Hình 19.4. Sự phụ thuộc của dòng tổng của các buồng ion hoá và các chỉ số của
thiết bị đo độ phản ứng vào thời gian: 1 – độ phản ứng; 2 – dòng của buồng ion
hoá; 3 – dòng phông của buồng (4,4.10-10)

Hình 19.5. Sự phụ thuộc của công suất nơtron tương đối vào thời gian

Phân tích các số liệu đó theo trình tự ghi được của các biến cố cho phép rút
ra các kết luận. Các kết luận này luôn được áp dụng mà không phụ thuộc vào
nguyên nhân biến đổi đột ngột độ phản ứng:

lò phản ứng chuyển vào chế độ tới hạn trước lúc tín hiệu của các buồng đo
độ phản ứng cao hơn phông (các buồng đã chuyển vào dải nhạy), nghĩa là,
thời điểm đạt đến độ tới hạn dưới 30 s;

từ thời điểm các buồng ion hoá chuyển vào dải đó, mật độ dòng nơtron đã
tăng lên với chu kỳ không đổi ~ 5,5 s;

250
đà tăng công suất vẫn tiếp tục, với mức độ nhỏ hơn, trong 30 s với chu kỳ
đó trước khi lò phản ứng đã được dừng do khởi động thiết bị bảo vệ tự
động theo tốc độ trong các dải khởi động và dải làm việc (các mức đặt khởi
động là 20 s). Điều đó chứng tỏ rằng, thiết bị bảo vệ tự động đã không ghi
nhận đà tăng công suất trong suốt quãng thời gian tạm thời đó;

bởi vì chu kỳ đã không đổi nên lượng dư độ phản ứng cũng không đổi. Giá
trị này được đánh giá là 0,68 ± 0,2 β эф . Theo công thức

1− ρ τ зап
T = τ зап ; ρ= ,
ρ T + τ зап

ở đây, ρ – lượng dư độ phản ứng, đo bằng ; T – chu kỳ, s; τ зап – thời gian
sống trung bình của các nơtron trễ 11,6 s (phép gần đúng đơn nhóm);

việc đưa vào lượng dư độ phản ứng gần như trùng về thời gian với việc rút
hai thanh của nhóm thứ 15.

Khi phân tích những rắc rối thì dường như độ hiệu dụng cực đại của một thanh
đơn PP là 0,79%, hoặc 1,4 β эф , độ hiệu dụng cực đại của một cặp thanh là 2,14%,
hoặc 3,75 β эф , trung bình là 1,9 β эф mỗi thanh.

Trong số các giả định khác nhau về sự kiện rắc rối, có một được khẳng định: có
không khí trong vòng làm nguội СУЗ kết hợp với tăng độ hiệu dụng của nhóm
cuối cùng trong số các nhóm thanh được rút ra. Có lẽ phải giả định rằng, không
khí đang tích tụ ở phần trên của các kênh СУЗ một lượng đủ để làm dịch chuyển
điểm đạt độ tới hạn đến mức mà lò phản ứng đạt đến đúng lúc đã rút hai thanh của
nhóm 14/2. Sư biến đổi nhanh chóng độ phản ứng diễn ra khi rút các thanh của
nhóm 15/1. Một nhóm duy nhất không thể có đóng góp đáng kể vào độ phản ứng
dư – nhóm 15/1, như vậy, phần cạn nước phía trên của vòng làm nguội СУЗ đáng
phải đem lại độ phản ứng cần thiết để chuyển lò phản ứng vào trạng thái tới hạn
trước khi rút nhóm 15/1,2. Do vậy, phần cạn nước phía trên đáng phải đem lại độ
phản ứng hơn + 0,43 β эф (độ hiệu dụng tổng của các thanh nhóm 15/1,2), tương
ứng với độ cao của phần đó ~ 0,25 m ở phía trên vùng hoạt. Nếu ở phía trên có
một lượng không khí như vậy, còn mực nước trong các kênh, khi rút các thanh,
giảm xuống chí ít cũng ngang độ cao của cột nước từ thanh đến thanh đẩy, tổng độ
phản ứng đưa vào khoảng ~ 0,65 β эф , lượng này hoàn toàn phù hợp với giai đoạn
đã được ghi chép.

251
Lưu ý rằng, trong quá trình khảo sát rắc rối trên đây, những sai lầm và vi phạm sau
đây đã được phát hiện:

van AO-3110 khi khởi động lại các máy bơm КО СУЗ đã không được
đóng;
vòng làm nguội СУЗ đã không được khử khí;
độ ổn định hoạt động của vòng làm nguội СУЗ đã không được kiểm tra;
giữa các lần rút các nhóm thanh đã không giữ một khoảng thời gian 2 phút;
việc gần đến trạng thái tới hạn đã không được kiểm tra đều;
thủ tục tháo cạn (bơm vào) vòng làm nguội СУЗ, vốn dẫn đến sự thay đổi
trạng thái vùng hoạt, đã không được đánh giá đầy đủ.

Cần lưu ý thêm rằng, để bảo đảm an toàn khi gần đến trạng thái tới hạn cần phải
kiểm tra trạng thái lò phản ứng và thực hiện nghiêm quy định về tốc độ rút các
thanh (thời gian giữ).

19.2.2. Rắc rối ở tổ máy số 4 NMĐHN Kursk, ngày 8 tháng 4 năm 1999

Tổ máy đã được đưa vào trạng thái tới hạn sau khi sửa chữa. Khi rút thanh PP 32-
15 đã ghi nhận sự suy giảm không kiểm soát được của chu kỳ lò phản ứng, điều đó
dẫn đến khởi động БАЗ.

Theo hướng dẫn, khi bắt đầu rút các thanh cần xác định trình tự rút, nghĩa là xác
định trình tự chuyển trạng thái lò phản ứng, vốn giúp thực hiện an toàn quá trình
đưa lò phản ứng vào trạng thái tới hạn, phải luôn luôn chấp hành quy định hạn chế
tốc độ đưa độ phản ứng vào và yêu cầu duy trì hệ số không đồng đều. Trình tự
chuyển trạng thái lò phản ứng đã được xác định trên cơ sở tính toán theo chương
trình МКУ. Đã tính toán kiểm tra lại theo chương trình БОКР, những tính toán
này đã khẳng định rằng, hệ số không đồng đều đối với nhóm đã cho là từ 2,53 đến
3,26, nằm trong mức hạn chế là 3,5. Trình tự rút các thanh nêu trên được đánh giá
là hợp lý và được khuyên dùng.

Trong thời gian chuyển vào trạng thái tới hạn, qua chừng 15 s sau khi rút thanh PP
32-15 thì thiết bị bảo vệ khẩn cấp đã khởi động. Theo các số liệu ДРЕГ cung cấp,
có thể đánh giá rằng, khoảng thời gian từ tín hiệu cảnh báo đầu tiên của УЗСП-1
đến lúc hình thành АЗСР, БАЗ và АЗ-5 là gần 10 – 12 s. Như vậy, khoảng thời
gian từ lúc rút thanh PP 32-15 đến lúc xuất hiện tín hiệu cảnh báo đầu tiên của
kênh bảo vệ theo tốc độ tăng công suất trong chế độ khởi động là gần 4 – 6 s. Theo
các mức đặt phát tín hiệu cảnh báo và tín hiệu khẩn cấp trong các kênh АЗСМ và

252
АЗСП thì việc sử lý các số liệu của ДРЕГ cho phép đánh giá độ phản ứng được
đưa vào là 0,3 – 0,6 β эф .

Theo các kết quả khảo sát thì các nguyên nhân của tình huống khẩn cấp là:

trình tự rút các thanh sai đã dẫn đến hậu quả làm mất chính xác các tính
toán theo chương trình МКУ;

nhân viên vận hành không tuân thủ các yêu cầu của mục 7.18.5, Quy định
công nghệ vận hành về thời gian giữ giữa các lần rút các nhóm thanh;

không tuân thủ yêu cầu của Quy trình loại trừ các sự cố thiết kế, các tình
huống khẩn cấp và các vi phạm vận hành bình thường ở các tổ máy số 3 và
số 4 NMĐHN Kursk trong việc đưa nhanh các thanh СУЗ vào vùng lắp đặt
các buồng ion hoá của các kênh, mà theo đó hình thành các tín hiệu cảnh
báo về tốc độ tăng công suất.

Những tính toán sau rắc rối, bằng các chương trình hiện đại ba chiều SADCO và
BARS, khẳng định rằng, trình tự đã chọn là sai. Trong quá trình đưa lò phản ứng
vào trạng thái tới hạn, hệ số không đồng đều phân bố dòng nơtron đã vượt quá giá
trị cho phép, khi rút thanh cuối cùng 32-15 là bằng khoảng ~ 17, trong khi đó độ
hiệu dụng của thanh được rút ra vượt quá 1,5 β эф . Dù không coi nhẹ lỗi của nhân
viên vận hành đã không tuân thủ thời gian giữ cần thiết giữa các lần rút thanh và
cách thức rút từng bước, cũng cần lưu ý đến sự không hoàn thiện của các chương
trình khuếch tán hai chiều МКУ và БОКР, vốn được sử dụng để xác định trình tự
đưa lò phản ứng vào trạng thái tới hạn. Thật vậy, theo các nguyên nhân được chỉ
ra trong mục 17, chúng không cung cấp được những đánh giá tin cậy về các hệ số
không đồng đều, và tương ứng là, độ hiệu dụng của các thanh khi đưa lò phản ứng
vào trạng thái tới hạn.

Theo kết quả nghiên cứu các rắc rối kèm theo tăng công suất không kiểm soát
được, đã áp dụng các biện pháp cảnh báo sự xuất hiện các rắc rối tương tự khi tiếp
tục vận hành РБМК-1000.

Tài liệu tham khảo phần III


1. Доллежаль Н.А., Емельянов И.Я. Канальный ядерный энергетический
реактор. М., Атомиздат, 1980 г.
2. Михайлов М.Н., Ухаров С.Г., Потанова В.П. и др. Управляющие системы
канальных водографитовых реакторов. Доклад на международной научно-

253
технической конференции «Канальные реаторы: проблемы и решения»,
Москва-Курчатов, 19 – 22 октября 2004 г.
3. Исаев Н.В. и др. Влияние выгорающих примесей в графите на показатели
РБМК-1000, Атомная энергия, т.59, вып. 4, 1985 г.
4. F. Seitz and J.S Koehler. The Theory of Lattice Displacements Produced During
Irradiation. Proceeding of the Second United Nations International Conference on
Peaceful Uses of Atomic Energy. Vol. 7, pp. 615 – 633, USA, 1958.
5. W.A. Meyer. Stored Energy in Irradiated Graphite, University of Missouri,
Research Reactor Facility, December 10, 1986.
6. Белянин Л.А., Лебедев В.Н., Рязанцев Е.П., Гарусов Ю.В. и др.
Безопасность АЭС с канальными реакторами. Реконструкция активной
зоны., М., Энергоатомиздат, 1997 г.
7. Канальный ядерный энергетический реактор РБМК, Москва, Изд-во
“ГУПНИКИЭТ”, 2006 г.
8. Kachanov V.M., Kuzmin A.N., Jitarev V.E. RBMK graphite reator: uniform
configurations of U(1.8, 2.0, or 2.4% 235U)O2 fuel assemblies, and configurations
of U(2.0% 235U)O2 assemblies with empty channels, water columns, and boron or
thorium absorbers, with or without water in channels. In: NEA Nuclear Science
Committee International Handbook of Evaluated Criticality Safty Benchmark
Experiments, Volume IV, LEU-COMP-THERM-060, 2003.
9. Петухов Б.С., Генин Л.Г., Ковалев Ц.А., Соловьев С.Л. Теплообмен в
ядерных энергетических установках. М, изд-во МЭИ, 2003.

254
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

АЗ bảo vệ sự cố.
а.з. vùng hoạt
АЗРТ bảo vệ sự cố của cụm thiết bị lò phản ứng theo các thông số công nghệ
АЗС bảo vệ sự cố theo tốc độ
АЗСП bảo vệ sự cố theo tốc độ tăng công suất trong dải khởi động
АЗСР bảo vệ sự cố theo tốc độ tăng công suất trong dải làm việc
АКНП thiết bị kiểm tra dòng nơtron
АР thiết bị điều chỉnh tự động
АРМ thiết bị tự động điều chỉnh công suất
АЭС nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN)
БАЗ bảo vệ sự cố nhanh
БИК buồng ion hoá bên sườn
БРУ-К cơ cấu cảm ứng tác động nhanh của các bình ngư
БСМ giảm nhanh công suất (РБМК)/hệ thống giảm công suất bằng bor
(ВВЭР)
БЩУ bảng điều khiển trung tâm
ВВЭР lò năng lượng nước-nước
ВКУ các thiết bị trong lòng lò phản ứng
ВРД cảm biến trong lòng lò phản ứng
ВРД-в cảm biến theo chiều cao trong lòng lò phản ứng
ВРД-р cảm biến theo chiều hướng tâm trong lòng lò phản ứng
ВХР chế độ hoá học nước đầu vào
ГЗЗ khoá chặn chính
ГПЗ khoá hơi chính
ГЦК vòng tuần hoàn chính
ГЦН máy bơm tuần hoàn chính
ДКЭВ cảm ứng kiểm soát toả năng lượng
ДКЭ (в) detector kiểm soát toả năng lượng (theo chiều cao)
ДКЭ(р) detector kiểm soát toả năng lượng (theo chiều hướng tâm)
ДП chất hấp thụ bổ sung
ДПЗ cảm biến nạp trực tiếp
ДПК chất hấp thụ bổ sụng dạng cụm
ЗРК van điều chỉnh hãm
ИК buồng ion hoá

255
ИРГ khí phóng xạ trơ
КГО kiểm tra độ kín vỏ bọc
КД thiết bị điều áp
КИУМ hệ số sử dụng công suất đặt
КМПЦ vòng tuần hoàn cưỡng bức nhiều lần
КНИ kênh đo nơtron
КОСУЗ vòng làm nguội СУЗ
КРБ kiểm soát an toàn phóng xạ
КРО bộ phận điều chỉnh dạng cụm
КСКУЗ hệ thống tổng hợp kiểm soát điều khiển vào bảo vệ
ЛАЗ bảo vệ sự cố nội vùng
ЛАР thiết bị tự động điều chỉnh nội vùng
ЛАР-БИК các thanh điều chỉnh tự động của buồng ion hoá bên sườn
ЛАЭС Nhà máy điện hạt nhân Lenỉngat
МКУ mức công suất tối thiểu kiểm soát được
НЗ khoá có áp
НК ống góp có áp
НТД tài liệu kỹ thuật-định mức
ОЗР dự trữ vận hành độ phản ứng
ОПБ các quy tắc chung bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân
ОР bộ phận điều chỉnh
ОТВС bó nhiên liệu (BNL) đã cháy
ОЭТВС bó nhiên liệu (BNL) urani-erbi đã cháy
ПБЯ РУ quy tắc an toàn hạt nhân cụm thiết bị lò phản ứng
ПЗ bảo vệ trước
ПКР hệ số hơi của độ phản ứng
ПК-РР tái điều hoà của các thanh PP
ППР sửa chữa theo kế hoạch định trước
ПС СУЗ các thanh hấp thụ điều khiển và bảo vệ
РБМК lò phản ứng công suất lớn dạng kênh
РГК ống góp dạng nhóm phân phối
РЗМ máy bốc xếp
РОМ cơ cấu giảm tải và hạn chế công suất
РП khoảng không trong lò phản ứng
РР bộ điều chỉnh bằng tay
РУ cụm thiết bị lò phản ứng
РЩУ bảng điều khiển dự phòng

256
САОЗ hệ thống làm nguội khẩn cấp vùng hoạt
САОР hệ thống làm nguội khẩn cấp lò phản ứng
СВП các thanh hấp thụ cháy
СВРК hệ thống kiểm soát trong lòng lò phản ứng
СКП hệ thống kiểm soát thay đảo nhiên liệu
СКУЗ hệ thống kiểm soát điều khiển và bảo vệ
СЛА hệ thống cách ly (khoanh vùng) sự cố
СРК van điều chỉnh-chặn
СТВС BNL chưa sử dụng
СУЗ hệ thống điều khiển và bảo vệ
СФКРЭ (в) hệ thống vật lý kiểm soát phân bố toả năng lượng theo chiều cao
СФКРЭ(р) hệ thống vật lý kiểm soát phân bố toả năng lượng theo chiều hướng
tâm
СЦК hệ thống kiểm soát tập trung
СЦР phản ứng dây chuyền tự duy trì
ТВК caset nhiên liệu
ТВС bó nhiên liệu (BNL)
ТВСА bó nhiên liệu thay thế
твэл thanh nhiên liệu
ТГ máy phát tuabin
ТК kênh công nghệ
УЗ-ЗАР bảo vệ theo suy giảm dự trữ độ phản ứng
УРБ giảm tải khẩn cấp tổ máy
УСП thanh hấp thụ rút ngắn
УТВС bó nhiên liệu đã được chuẩn định
ЭТВС bó nhiên liệu urani erbi
ЯЭУ cụm thiết bị năng lượng hạt nhân

257
MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU
Phần 1. CƠ SỞ VẬT LÝ LÒ PHẢN ỨNG NƠTRON NHIỆT
1. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT TRONG VẬT LÝ HẠT NHÂN
1.1. Những đại lượng cơ bản và đơn vị nguyên tử của các đại lượng đó
1.2. Các dạng tương tác của các hạt cơ bản
1.3. Các hạt chủ yếu trong hạt nhân
1.4. Các tiên đề mô hình nguyên tử của Bor
1.5. Các nuclit
1.6. Năng lượng liên kết hạt nhân
1.7. Thu nhận năng lượng hạt nhân
1.8. Các dạng phân rã phóng xạ cơ bản của các hạt nhân
1.9. Định luật phân rã phóng xạ các hạt nhân
1.10. Tác động của lực hạt nhân trong hạt nhân
1.11. Các hạt nhân bền và không bền
1.12. Mô hình giọt của hạt nhân
1.13. Các mô hình khác của hạt nhân
2. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN THIẾT TRONG VẬT LÝ NƠTRON
2.1. Nơtron
2.2. Các đặc tính của trường nơtron
2.3. Tiết diện hiệu dụng của tương tác
2.4. Tiết diện vĩ mô
2.6. Tương tác của các nơtron với các hạt nhân
2.7. Sự phụ thuộc của tiết diện vào nhiệt độ môi trường
2.8. Phân hạch hạt nhân
2.9. Các nuclit phân hạch và nuclit tái sinh
2.11. Tốc độ phản ứng và quá trình tỏa năng lượng trong lò phản ứng
2.12. Tỏa năng lượng dư
2.13. Làm chậm và hình thành phổ nơtron trong vùng hoạt
2.13.1. Phổ các nơtron phân hạch
2.13.2. Phổ các nơtron được làm chậm
2.13.3. Phổ các nơtron nhiệt
3. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA VẬT LÝ LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

258
3.1.Chất làm chậm nơtron
3.2. Khả năng làm chậm
3.3. Hệ số làm chậm
3.4. Hệ số tái sinh nơtron trong môi trường vô tận k∞
3.5. Công thức bốn thừa số
3.6. Hệ số tái sinh hiệu dụng
3.7. Hiệu ứng làm chậm
3.8. Ảnh hưởng của khối phản xạ
3.9. Phân bố không gian của các dòng nơtron nhanh và nơtron nhiệt
4. NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN LÒ PHẢN ỨNG
4.1. Tính toán chuyển dịch các nơtron và các phép gần đúng được sử dụng
4.2. Dạng tổng quát của phương trình khuếch tán
4.3. Phương trình vi phân cho các nơtron nhiệt và giải phương trình đó
cho các dạng hình học đơn giản
4.4. Phép gần đúng theo độ tuổi-khuếch tán
4.5. Các điều kiện tới hạn trong phép gần đúng theo độ tuổi-khuếch tán
4.6. Độ tuổi nơtron
4.7. Diện tích dịch chuyển của các nơtron
4.8. Phép gần đúng khuếch tán đa nhóm
5. CÁC HIỆU ỨNG ĐỘ PHẢN ỨNG
5.1. Khái niệm độ phản ứng
5.2. Khái niệm hiệu ứng và hệ số độ phản ứng
5.4. Điều hòa độ phản ứng
6. QUÁ TRÌNH CHÁY, NHIỄM ĐỘC VÀ TẠO XỈ CỦA LÒ PHẢN ỨNG
6.2. Tích tụ và thoát 135Xe
6.3. Ảnh hưởng của xenon đến hoạt động của các lò phản ứng trong
các chế độ chuyển tiếp
6.4. Dao động xenon
6.5. Nhiễm độc 149Sm
6.6. Nhiễm độc lò phản ứng do các nuclit khác
6.7. Độ cháy
7. NGUYÊN LÝ ĐỘNG HỌC LÒ PHẢN ỨNG
7.1. Mô hình đơn giản nhất của động học lò phản ứng
7.2. Phương trình động học điểm
7.3. Giải các phương trình động học điểm
7.4. Sự phụ thuộc của chu kỳ lò phản ứng vào độ phản ứng
7.5. Một số khía cạnh thực tế áp dụng phương trình động học lò phản ứng

259
8. ĐIỀU CHỈNH LÒ PHẢN ỨNG
8.1. Các bộ phận điều chỉnh, СУЗ
8.2. Các dạng thanh hấp thụ
8.3. Độ hiệu dụng của các thanh hấp thụ
8.4. Gia tăng nơtron trong lò phản ứng dưới tới hạn
8.5. Sự phụ thuộc của dòng vào tốc độ đưa độ phản ứng vào,
khi đưa lò phản ứng vào МКУ
Tài liệu tham khảo phần I
Phần II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VẬT LÝ VÀ VẬN HÀNH WWER
9. THIẾT BỊ WWER
9.1. Những đặc tính vật lý-nhiệt cơ bản của WWER
9.2. Vỏ lò phản ứng và các trang bị bên trong vỏ lò
9.3. Vùng hoạt
9.4. Các hệ thống điều khiển và bảo vệ
9.5. Hệ thống kiểm soát lò phản ứng
10. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐẶC TÍNH VẬT LÝ NƠTRON VÀ VẬT
LÝ NHIỆT CỦA VÙNG HOẠT WWER
10.1. Đặt nhiệm vụ khi lựa chọn kết cấu vùng hoạt WWER
10.2. Bảo đảm an toàn khi dẫn thoát nhiệt khỏi vùng hoạt
10.3. Tối ưu hóa độ không đồng đều phân bố tỏa năng lượng
của các mẻ nhiên liệu
10.4. Những đặc điểm của các đặc tính vật lý-nơtron WWER
10.5. Điều chỉnh
11. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TÍNH
VẬT LÝ-NƠTRON CỦA CÁC MẺ NHIÊN LIỆU
12. CÁC VẤN ĐỀ VẬN HÀNH
12.1. Điều khiển và kiểm soát việc điều khiển vùng hoạt
khi đưa lò phản ứng vào trạng thái phát công suất
12.2. Điều khiển và kiểm soát vùng hoạt khi lò phản ứng phát công suất
12.3. Điều khiển và kiểm soát vùng hoạt khi dừng lò theo kế hoạch
12.4. Rút axit boric nhờ các phin lọc trao đổi ion
12.5. Bảo đảm trạng thái dưới tới hạn vùng hoạt của lò phản ứng đã dừng
12.6. Ảnh hưởng của xenon và samari đến việc điều chỉnh trong các chế độ
chuyển tiếp.
12.7. Khử các dao động xenon
13. CÁC VẤN ĐỀ AN TOÀN
13.1. Các rối loạn hạt nhân

260
13.2. Khối lượng tới hạn cục bộ
13.3. Mất điều khiển phản ứng dây chuyền
13.4. Sai phạm dẫn thoát nhiệt khỏi vùng hoạt
Tài liệu tham khảo phần II
Phần III. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC QUÁ TRÌNH VẬT LÝ
VÀ VẬN HÀNH РБМК-1000
14. THIẾT BỊ РБМК-1000 (THIẾT KẾ ĐẦU)
14.1. Kết cấu kim loại của lò phản ứng và bảo vệ phóng xạ
14.2. Vùng hoạt
14.3. Thanh nhiên liệu sử dụng trong РБМК-1000
14.4. Bó nhiên liệu
14.5. Các chất hấp thụ bổ sung
14.5.1. Thanh hấp thụ bổ sung b.1814.00.000
14.5.2. Thanh hấp thụ bổ sung b.2641.00.000
14.6. Các thanh СУЗ
14.6.1. Các thanh СУЗ b.2091.00.000-01
14.6.2. Các thanh СУЗ b.2477.00.000-01
14.6.3. Thanh bảo vệ khẩn cấp nhanh (БАЗ) b. 2505.00.000
14.6.4. Thanh hấp thụ rút ngắn (УСП) b. 2093.00.000
14.6.5. Bộ phận điều chỉnh СУЗ dạng cụm b.2399.00.000
15. CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐIỀU KHIỂN
15.1. Kiểm soát và điều chỉnh sự phân bố tỏa năng lượng trong vùng hoạt
15.1.1. Những tiên đề công nghệ kiểm soát gián đoạn sự phân bố
15.1.2. Cấu trúc kiểm soát và điều chỉnh phân bố tỏa năng lượng
16. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC QUÁ TRÌNH VẬT LÝ РБМК-1000
16.1. Grafit, các đặc tính của grafit
16.2. Tỷ số urani-grafit
16.3. Các tính chất tái sinh của mạng các kênh РБМК-1000
16.4. Độ dài vận chuyển của các nơtron trong mạng РБМК-1000
16.5. Cân bằng nơtron. Sử dụng nhiên liệu urani-erbi
17. Các tính toán vật lý-nơtron, được thực hiện để bảo đảm vận hành РБМК-1000
18. CÁC QUAN ĐIỂM CÔNG NGHỆ CỦA VẤN ĐỀ AN TOÀN РБМК-1000
18.1. Đưa lò phản ứng vào trạng thái tới hạn
18.1.1. Trạng thái dưới tới hạn của lò phản ứng
18.1.2. Quá trình đưa lò phản ứng vào trạng thái tới hạn
18.2. Nhiễm độc xenon và samari lò phản ứng РБМК-1000
18.2.1. Nhiễm độc tĩnh xenon

261
18.2.2. Nhiễm độc không ổn định xenon
18.2.3. Nhiễm độc samari
18.2.4. Nhiễm độc không ổn định samari
18.3. Hệ thống tin cậy dẫn thoát nhiệt từ các thanh nhiên liệu
18.4. Các hiệu ứng và các hệ số độ phản ứng của РБМК-1000.
Ảnh hưởng của sự thay đổi các thông số lò phản ứng đến độ phản ứng
18.4.1. Hiệu ứng (hệ số) nhiệt độ của độ phản ứng
18.4.2. Gia nhiệt cao hơn 1800C. Hệ số độ phản ứng theo nhiệt độ grafit
18.4.3. Hệ số công suất của độ phản ứng
18.4.4. Hệ số hơi của độ phản ứng
18.5. Các hiệu ứng độ phản ứng khi cạn nước КМПЦ và КО СУЗ
18.5.1. Hiệu ứng độ phản ứng khi cạn nước КМПЦ
18.5.2. Hiệu ứng cạn nước của vòng СУЗ trong trạng thái dưới tới hạn
18.5.3. Hiệu ứng cạn nước vòng làm nguội СУЗ trong trạng thái
dưới tới hạn của lò phản ứng khi phát công suất
19. AN TOÀN LÒ PHẢN ỨNG
19.1. Độ hiệu dụng của hệ thống điều khiển và bảo vệ РБМК-1000
19.2. Phân tích một số rắc rối đã xảy ra trong РБМК-1000
19.2.1. Rắc rối ở tổ máy số 1 NMĐHN Smolensk,
ngày 21-22 tháng 11 năm 1992
19.2.2. Rắc rối ở tổ máy số 4 NMĐHN Kursk, ngày 8 tháng 4 năm 1999
Tài liệu tham khảo phần III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC

262

You might also like