You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

VẬT LIỆU CƠ KHÍ


Câu 1: Trình bày khái niệm chung, tính chất, ứng dụng của vật liệu Kim loại? Cho ví dụ một
loại vật liệu kim loại và ứng dụng của kim loại đó?
Khái niệm: vật liệu kim loại là vật rắn tinh thể, có cấu trúc và hình dáng nhất định.
Nguyên tử của nó luôn ở những vị trí nhất định và theo quy luật nhất định
Tính chất: Có tính chất ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
Ứng dụng: trong cơ khí, dân dụng, luyện kim….
Ví dụ kim loại: Kim loại đồng
Ký hiệu: Cu
Ứng dụng: Dây điện
Câu 2: Trình bày khái niệm chung, tính chất, ứng dụng của vật liệu hợp kim? Cho ví dụ một
loại hợp kim và ứng dụng của hợp kim đó?
Khái niệm: Hợp kim là vật thể mang tính kim loại, cấu tạo từ 2 hay nhiều nguyên tố
trong đó chủ yếu là nguyên tố kim loại còn lại là nguyên tố hợp kim hoá
Tính chất: Có tính chất ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, cơ tính tốt
Ứng dụng: trong cơ khí, dân dụng, luyện kim….
Ví dụ Hợp kim: thép
Ký hiệu: thép C45
Ứng dụng: gia công cơ khí, chế tạo khuôn mẫu
Câu 3: Trình bày khái niệm chung, tính chất, ứng dụng của vật liệu dẻo (polyme)? Cho ví dụ
một vật liệu dẻo và ứng dụng của vật liệu dẻo đó?
Khái niệm: Polyme là hợp chất cao phân tử có cấu tạo hoá học giống nhau, lặp đi lặp
lại và liên kết với nhau bằng kiểu mạch thẳng hoặc mạch nhánh.
Tính chất: Thể rắn, không bay hơi, khi nung nóng hoá nhớt gọi là polyme nhiệt dẻo.
Khi nung nóng bị phá huỷ gọi là polyme nhiệt rắn. Hầu hết polyme không tan trong nước
hoặc dung môi thông thường
Ứng dụng: dùng trong công nghiệp, làm chi tiết giảm chấn, vòng lót, chi tiết chịu tải
trọng động
Ví dụ: Nhựa Pe
Ký hiệu: Pe (polyethylen)
Ứng dụng: gia công cơ khí, bạc lót nhựa, bao bì.
Câu 4: Trình bày khái niệm điểm tới hạn? Nêu ý nghĩa các điểm đường tới hạn A1 (PSK),
A2(SG), Acm(SE)
Khái niệm: Điểm và các đường tới hạn nhiệt độ là các nhiệt độ mà tại đó có sự thay đổi cấu
trúc bên trong của hợp kim ở trạng thái rắn được ký hiệu là A kèm theo các chữ số 0, 1, 2,
3….
A1=727oC (đường PSK): là nhiệt độ tới hạn tại đó hợp kim Fe-C có chuyển biến cấu
tạo bên trong của tổ chức
Khi nung tại nhiệt độ tới hạn A1: tại đó chuyển biến P  γ
Khi làm nguội ở nhiệt độ tới hạn A1: tại đó có sự chuyển biến γ  P
Điểm nhiệt độ A1 áp dụng cho tất cả các loại hợp kim Fe-C
A3=727-911 oC đường SG: Là nhiệt độ tới hạn tại đó thép trước cùng tích có chuyển
biến cấu tạo pha α <> γ
Khi nung tại nhiệt độ tới hạn A3: α hoà tan hết vào γ
Khi làm nguội ở nhiệt độ tới hạn A3: α tách ra từ γ
Acm là nhiệt độ tới hạn tại đó thép sau cùng tích có sự chuyển biến cấu tạo giữa hai
pha Xe <> γ
Khi nung tại nhiệt độ tới hạn Acm: Xe hoà tan hết vào γ
Khi nguội tại nhiệt độ tới hạn Acm: Xe tách ra từ γ
Ứng dụng: khi ta biết được nhiệt độ tới hạn sẽ xác định được các nhiệt độ cần thiết để
gây ra sự chuyển biến cấu tạo pha bên trong hợp kim. Từ đó xác định được các nhiệt độ cho
quá trình nhiệt luyện kim loại ứng dụng vào quá trình nhiệt luyện.
Câu 5: Phân tích giản đồ trạng thái hai nguyên của hợp kim sau:
Hình: 2 Giản đồ trạng thái hợp kim CuNi
Ta có hệ hợp kim Cu-Ni biểu diễn trên hệ trục nhiệt độ và thành phần hoá học của
Nicken thay đổi từ 0% đến 100% cho biết trên đó có các vùng tổ chức α, L, α+L
Với L: Dung dịch lỏng của Cu và Ni (1 pha)
α: Dung dịch rắn của Niken hoà tan trong đồng Cu(Ni) 1 pha
α+L: Hợp kim ở hai trạng thái rắn và Lỏng (2 pha)
Phân tích quá trình nung nóng: tại nhiệt độ thường hợp kim có cấu tạo dung dịch rắn
α, khi nung nóng hợp kim vẫn có cấu tạo trên tới khi đạt đết nhiệt độ t1, tại đây pha dung
dịch rắn α bắt đầu tiết ra pha lỏng L, do đó nung hợp kim đến cao hơn nhiệt độ t1 cấu tạo của
nó gồm α+L. Tiếp tục nung nóng đến cao hơn t2 hợp kim cấu tạo hoàn toàn pha lỏng L
Xác định nhiệt độ công nghệ đúc tạo hình sản phẩm phải đảm bảo trạng thái lỏng L
cao hơn nhiệt độ t2
Đây là vật liệu rất dễ gia công biến dạng bằng phương pháp gia công áp lực (cán,
kéo , ép) do cấu tạo của nó là dung dịch rắn α có cơ tính mềm và dẻo
Câu 6: Phân tích giản đồ thép ở trạng thái rắn được cho ở hình sau:
Trình bày thành phần %C <= 2.14: hợp kim giữa Fe – C khi có hàm lượng C<=2.14 gọi là
thép.
Khi ở trạng thái rắn: Do tác dụng giữa nguyên tố Fe và C, các pha được phân biệt bằng một
kiểu mạng tinh thể gồm có:
Trình bày pha Ferit (ký hiệu α hoặc F): là dung dịch rắn của C hoà tan trong Sắt Feα có lượng
hoà tan tối đa 0,006% ở nhiệt độ thường là điểm Q và 0,02% ở nhiệt độ 727oC. Đường PQ là
đường giới hạn hoà tan của C trong Feα
Trình bày pha Austenit (ký hiệu γ hoặc As): laf dung dịch rắn của cacbon hoà tan trong Feγ
có lượng C hoà tan tối đa ở nhiệt độ 727 là điểm S và ở nhiệt độ 1147 là điểm E, đường SE là
đường giới hạn hoà tan của C trong Feγ
Cơ tính chung của các dung dịch rắn trên đều có độ cứng độ bền thấp, độ dẻo, độ dai cao.
Nếu kích thước hạt tinh thể của các pha càng nhỏ thì độ dẻo càng giảm, độ cứng độ bền càng
cao.
Trình bày pha Xe (cement): là hợp chất hoá học của Fe tác dụng với C, có công thức hoá học
Fe3C.
Trình bày pha (α+Xe) peclit (ký hiệu P): Khi C=0.8% có hồn hợp cơ học cùng tích gồm hai
pha (α+Xe) được hình thành từ dung dịch rắn γ tại 727 độ.
Trình bày thép trước cùng tích: P+α: Khi C<0.8% có hồn hợp cơ học cùng tích gồm hai pha
(P+α)
Trình bày thép cùng tích α+Xe: Khi C=0.8% có hồn hợp cơ học cùng tích gồm hai pha
(α+Xe)
Câu 7: Trình bày tên gọi, thành phần hoá học của ký hiệu hợp kim sau AlSi6MgMnCu7? Cho
ví dụ về ứng dụng của hợp kim này?
Đây là hợp kim nhôm, có thành phần chủ yếu là Nhôm, ngoài ra còn có các nguyên tố
khác Si, Mg, Mn, Cu với tỉ lệ khác nhau sẽ cho cơ tính hợp kim khác nhau
AlSi6MgMnCu7: có 7%Cu, 1%Mg, 1%Mn, 6%Si còn lại là Al
Đây là hợp kim Silumin phức tạp, dùng làm các chi tiết quan trọng trong động cơ như
bộ ly hợp, pis tong, mặt bích

Câu 8: Trình bày khái niệm nhiệt luyện? Phân biệt phương pháp thường hoá và ram?

Khái niệm nhiệt luyện: là một quá trình bao gồm nung nóng hợp kim đến một nhiệt độ nhất
định, giữ nhiệt độ ở đó một thời gian cần thiết, sau đó làm nguội với các tốc độ làm nguội
khác nhau.

Mục đích: làm thay đổi tổ chức do đó thay đổi tính chất của hợp kim theo ý muốn

Hình: 3 Sơ đồ nhiệt luyện


Ví dụ: tôi dao ở lò rèn

Phương pháp thường hoá: là phương pháp nhiệt luyện bao gồm nung nóng thép đến nhiệt độ
hoàn toàn γ, giữ nhiệt độ tại đó một thời gian cần thiết, sau đó làm nguội trong không khí tĩnh

Sau khi thường hoá nhận được tổ chức có độ cứng cao hơn, độ dẻo thấp hơn so với ủ vì kích
thước hạt tinh thể nhỏ hơn do làm nguội nhanh hơn.

Phương pháp ram: là phương pháp nhiệt luyện bao gồm nung nóng thép đã tôi dưới nhiệt độ
tới hạn. Giữ nhiệt độ tại đó một tời gian cần thiết để γ và M chuyển biến thành các tổ chức
khác cân bằng hơn sau đó làm nguội tuỳ ý.
Sau khi ram nhận được các cơ tính đáp ứng với điều kiện làm việc lâu dài của sản phẩm cơ
khí. Giảm ứng suất dư sau khi tôi để tránh hư hỏng.

Câu 9: Trình bày khái niệm nhiệt luyện? Phân biệt phương pháp ủ và tôi?

Khái niệm nhiệt luyện: là một quá trình bao gồm nung nóng hợp kim đến một nhiệt độ nhất
định, giữ nhiệt độ ở đó một thời gian cần thiết, sau đó làm nguội với các tốc độ làm nguội
khác nhau.

Mục đích: làm thay đổi tổ chức do đó thay đổi tính chất của hợp kim theo ý muốn

Hình: 1 Sơ đồ nhiệt luyện


Ví dụ: tôi dao ở lò rèn
Phương pháp ủ: Là phương pháp nhiệt luyện bao gồm nung nóng thép đến
nhiệt độ nhất định, giữ nhiệt độ tại đó một thời gian cần thiết, sau đó làm nguội cùng lò

Sau khi ủ: độ cứng của thép giảm, khử ứng suất do các phương pháp gia công áp lực ở
trạng thái nguội gây nên
Phương pháp tôi: là phương pháp nhiệt luyện bao gồm nung nóng thép đến nhiệt độ
xuất hiện γ, giữ nhiệt độ tại đó một thời gian cần thiết, sau đó làm nguội nhanh để γ Mác
ten xít.
Sau khi tôi: Đạt độ cứng và tính chống mài mòn cao, có khả năng sinh ứng suất dư
lớn . Đối với thép có thành phần C <0.3% hiệu quả tăng độ cứng kém sau khi tôi

You might also like