You are on page 1of 7

Kinh biệt và cách vận dụng châm cứu

dieutri.vn/chamcuucotruyen/kinh-biet-va-cach-van-dung-cham-cuu

Thủ dương minh và thủ thái âm hợp nhau ở cổ. Với hệ thống này, 12 đường kinh chính
thông qua hệ thống kinh biệt đã ảnh hưởng đến những vùng khác của cơ thể

Đại cương

Mười hai kinh biệt được xếp chung vào nhóm kinh mạch. Tuy nhiên nó tạo thành hệ
thống đường đặc biệt (gọi là lục hợp) xuất phát từ kinh chính.

Hệ thống đặc biệt về lục hợp

Chương 41, sách Linh khu mô tả lục hợp cấu thành hệ thống kinh biệt như sau:

Túc thái dương (Bàng quang) và túc thiếu âm (Thận) hợp nhau ở dưới thấp (ở nhượng
chân) và ở trên (vùng ót gáy).

Túc thiếu dương (Đởm) và túc quyết âm (Can) hợp nhau ở xương mu.

Túc dương minh (Vị) và túc thái âm (Tỳ) hợp nhau ở bẹn.

Thủ thái dương (Tiểu trường) và thủ thiếu âm (Tâm) hợp nhau ở khóe mắt trong.

Thủ thiếu dương (Tam tiêu) và thủ quyết âm (Tâm bào) hợp nhau ở dưới xương chũm.

Thủ dương minh (Đại trường) và thủ thái âm (Phế) hợp nhau ở cổ. Với hệ thống này, 12
đường kinh chính thông qua hệ thống kinh biệt đã ảnh hưởng đến những vùng khác
của cơ thể.

Vai trò sinh lý

Các kinh biệt hỗ trợ những đường kinh chính ở bên trong cơ thể:

Các kinh biệt sau khi từ kinh chính phân ra, kinh âm đa số đi hướng về kinh dương và
hội họp ở đây và như vậy nó làm tăng thêm mối quan hệ biểu lý của các kinh âm và
kinh dương trong cơ thể, nó làm các đường kinh chính mạnh lên bằng cách nối với các
kinh dương.

Các kinh biệt đều xuất phát từ các khớp lớn, đi vào trong bụng, trong ngực để đến các
tạng phủ, sau đó chúng xuyên qua tâm để nối ra mặt, cổ hay gáy và nối với các đường
kinh dương.

Hệ thống nối này giải thích sự việc 12 đường kinh chính không tùy thuộc duy nhất vào
hệ thống của chính nó mà còn phụ thuộc vào hệ thống vào/ra (ly/hợp) của các đường
kinh biệt. Sự sắp xếp tổ chức của những hệ thốngsau này phức tạp hơn hệ thống ở chân

1/7
và tay. Nói khác đi, các hoạt động sinh lý của cơ thể không chỉ tùy thuộc 12 đường kinh
chính mà cả với kinh biệt.

Kinh biệt có vai trò hỗ trợ, phụ, bù cho các kinh chính. Các vùng không có kinh chính đi
qua sẽ chịu sự kiểm soát của kinh biệt. Thông qua sự phân bố và tuần hành 12 kinh
biệt, chúng ta thấy chúng tăng cường sự quan hệ giữa các bộ vị trong nội tạng của toàn
bộ kinh mạch trong thân thể. Trong những vùng mà 12 kinh chính không phân bố đến
thì 12 kinh biệt nối liền chúng lại.

Ví dụ 1: Lý thuyết y học cổ truyền rất chú trọng đến mối quan hệ giữa Tâm và Thận.
Khảo sát 12 kinh chính chúng ta thấy sự tuần hành của kinh túc thiếu âm Thận có đến
Tâm, ngược lại kinh chính thủ thiếu âm Tâm lại không có phân bố đến Thận. Thế
nhưng, kinh biệt túc thái dương Bàng quang có con đường vào Bàng quang, tán ra ở
Thận rồi lại bố tán ở Tâm. Đây chính là con đường đã nối liền quan hệ giữa Tâm và
Thận.

Ví dụ 2: Vị có ảnh hưởng đến Tâm. Thiên Nghịch điệu luận, Tố vấn có nêu: “Vị bất hòa
thì ngủ không yên giấc”. Khảo sát 12 kinh chính, ta thấy Vị kinh không có nhánh đến
Tâm và ngược lại kinh chính Tâm cũng không có nhánh đến Vị. Nhưng nếu khảo sát hệ
thống kinh biệt thì thấy kinh biệt Vị có đến Tỳ, lên trên lại thông với Tâm, làm thông
được con đường nối liền giữa Tâm và Vị. Nhờ thế mà phương pháp hòa vị khí để an tâm
thần là có cơ sở.

Các kinh chính âm:

Các kinh chính âm (ngoại trừ kinh túc quyết âm Can lên đến đỉnh đầu và kinh Tâm lên
đến vùng mặt) đều có ảnh hưởng trên đầu và mặt, dù lộ trình của nó tận cùng ở ngực và
hầu.

Lý do là các kinh biệt âm đều chạy đến cổ hay mặt và nối với các kinh biệt dương. Các
kinh chính dương ở vùng đầu mặt như vậy đã nhận được khí huyết từ các kinh biệt âm.

Vai trò trong bệnh lý và điều trị

Chương 11 sách Linh khu khảo sát về kinh biệt đã mô tả rõ các đường đi của kinh nhưng
không nêu lên các rối loạn của kinh biệt. Dù thế nào đi nữa về mặt điều trị, chúng ta
phải chọn các huyệt theo đường kinh và dựa trêntính chất âm dương của bệnh và trên
triệu chứng học.

Trong thực hành châm trị, khi tiến hành việc thủ huyệt để châm, người thầy thuốc rất
cần chú trọng đến lý luận biểu, lý, thuộc, lạc. Có những bệnh thực sự ở biểu kinh mà ta
lại chọn huyệt ở lý kinh (ví dụ: nhức đầu thủ huyệt Liệt khuyết, ngược lại có khi Phế
kinh bị bệnh mà thủ huyệt Hợp cốc, Khúc trì; hoặc như trường hợp tỳ hư, sự vận hóa
trở nên thất thường làm xuất hiện chứng bụng trướng, cầu phân lỏng ta thủ huyệt Túc
tam lý...).

2/7
Khi khảo sát triệu chứng của 12 đường kinh chính, chúng ta nhận thấy có những bệnh
lý mà vị trí nằm bên ngoài vùng chi phối bởi các đường kinh chính. Các bệnh ấy nằm
trong vùng chi phối của kinh biệt.

Trong châm cứu trị liệu, người ta rất chú trọng vai trò của những huyệt trên đầu và mặt
(nhĩ châm, diện châm, tỵ châm). Những phương pháp nói trên đã đóng góp nhiều trong
việc trị liệu tật bệnh toàn thân và ngay cả lĩnh vực châm tê nữa. Tất cả những kết quả
đó phải kể đến vai trò hội họp của kinh biệt, giữa kinh biệt và kinh mạch làm cho kinh
khí tập trung được lên đầu mặt.

Tác dụng của một số huyệt trên một số vùng không có đường kinh đi qua đã cho thấy
sự ảnh hưởng của kinh biệt (ví dụ: tác dụng của những huyệt Giản sử và Đại lăng ở hầu
- kinh chính không đi qua cổ). Như vậy có thể xem triệu chứng của kinh biệt đã xen lẫn
với các triệu chứng của kinh chính.

Đặc điểm chung của kinh biệt

Lộ trình những kinh biệt có đặc điểm:

Xuất phát từ các khớp lớn.

Chủ yếu phân bố bên trong cơ thể (đi vào trong bụng, trong ngực để đến các tạng phủ).

Hệ thống những kinh biệt đóng vai trò hỗ trợ cho hệ thống kinh chính:

Trong sinh lý: liên lạc và vận hành khí huyết đến những vùng cơ thể (chủ yếu bên
trong) mà kinh chính không kiểm soát, đảm bảo đặc điểm “cơ thể thống nhất” của
Đông y học.

Trong bệnh lý: hỗ trợ phân tích những triệu chứng không thể giải thích được với chỉ lộ
trình kinh chính tương ứng.

Trong điều trị: hỗ trợ giải thích những tác dụng điều trị của huyệt.

Hệ thống hợp thứ I (bàng quang - thận)

Kinh biệt bàng quang

Bắt đầu từ Ủy trung đi lên mông, nhập vào giang môn.

Cách xa xương cụt 5 thốn, nó phân nhánh đến thận, đi lên dọc theo cột sống phân
nhánh vào Tâm đến vùng gáy. Nơi đây nó đi vào kinh Bàng quang ở huyệt Thiên trụ.

Kinh biệt thận

Từ huyệt Âm cốc, xuất phát nhánh kinh biệt đi vào hố nhượng (nối với Ủy trung), đi
cùng kinh biệt của Bàng quang đến Thận.

3/7
Ở khoang đốt sống thắt lưng 2 nó đi vào mạch Đới, theo mạch Đới đi tới huyệt Trung
chú của Thận kinh, sau đó nó mượn đường mạch Xung để đến đáy lưỡi, từ đáy lưỡi nó
xuất hiện ra gáy nối với kinh chính Bàng quang ở huyệt Thiên trụ.

Hệ thống hợp thứ II (đởm - can)

Kinh biệt đởm

Xuất phát từ huyệt Hoàn khiêu chạy vào vùng trên xương vệ (nối với kinh biệt của Can
ở huyệt Khúc cốt). Từ Khúc cốt, đi lên về hướng hông sườn đi sâu vào bụng ở các sườn
giả (huyệt Chương môn) đến Đởm rồi đến Can, chạy tiếp theo thành trong ngực đến
Tâm và đến hầu họng.

Xuất hiện ở hàm dưới, phân nhánh ở mặt và đến khóe mắt ngoài nối với kinh chính ở
Đồng tử liêu.

Kinh biệt can

Kinh chính của Can đi đến vùng xương mu ở huyệt Khúc cốt thì cho nhánh biệt. Nhánh
này đi theo kinh biệt Đởm để đến vùng sườn giả đi vào Can, Đởm, tâm, hầu họng.

Xuất hiện ở mặt, đến khóe mắt ngoài tạo thành hợp thứ 2.

Hệ thống hợp thứ III (vị - tỳ)

Kinh biệt vị

Kinh chính của Vị đến mặt trước ngoài đùi (huyệt Phục thỏ) thì cho kinh biệt đi lên nếp
bẹn ở huyệt Khí xung.

Từ đây, đi sâu vào bụng đến Vị và Tỳ, đến Tâm, đi lên cổ ở huyệt Nhân nghinh tạo
thành hệ thống hợp thứ 3, sau đó, đến miệng, đến dưới cánh mũi, đến bờ dưới ổ mắt,
đến khóe mắt trong Tình minh (nơi đây nối với nhánh của kinh chính Vị).

Kinh biệt tỳ

Kinh chính đi đến giữa đùi (huyệt kỳ môn của Tỳ kinh) thì xuất phát kinh biệt đi lên
đến bẹn ở huyệt khí xung (hợp với kinh biệt của Vị), từ đây đi tiếp theo đường kinh biệt
của Vị đến cổ (hợp với Vị ở huyệt Nhân nghinh) sau đó lặn sâu vào lưỡi.

Hệ thống hợp thứ IV (tiểu trường - tâm)

Kinh biệt tiểu trường

Xuất phát từ huyệt Nhu du ở vai (kinh Tiểu trường). Đi vào hố nách đến huyệt Uyên
dịch. Từ đây đi sâu vào trong ngực đến tâm và Tiểu trường.

Một nhánh biệt khác xuất phát từ Quyền liêu đến nối ở Tình minh để tạo thành hệ
thống hợp thứ 4.
4/7
Kinh biệt tâm

Xuất phát từ huyệt Cực tuyền đến huyệt Uyên dịch. Từ đây đi sâu vào trong ngực đến
Tâm đi lên cổ, xuất hiện ở mặt đến huyệt Tình minh.

Hệ thống hợp thứ V (tam tiêu - tâm bào)

Kinh biệt tam tiêu

Kinh chính Tam tiêu có nhánh đến Bách hội. Từ bách hội xuất phát kinh biệt Tam tiêu
chạy xuống xương chũm (huyệt Thiên dũ) để nối với kinh biệt Tâm bào. Sau đó xuống
hố thượng đòn (huyệt Khuyết bồn và huyệt Khí hộ của Vị kinh) đến Tâm bào và Tam
Tiêu.

Kinh biệt tâm bào

Xuất phát từ huyệt Thiên dung. Đến huyệt Uyên dịch, đi sâu vào lồng ngực đến Tâm
bào rồi vào Tam tiêu.

Từ ngực cho một nhánh lên cổ ở huyệt Liêm tuyền, sau đó ra sau xương chũm ở huyệt
Thiên dũ để tạo thành hệ thống thứ 5.

Hệ thống hợp thứ VI (đại trường - phế)

Kinh biệt đại trường

Xuất phát từ huyệt Kiên ngung, đi vào trong ngực đến Phế và Đại trường. Từ Phế lên cổ
xuất hiện ở thượng đòn (huyệt Khuyết bồn), rồi nối vào kinh chính ở huyệt phù đột của
Vị kinh để tạo thành hệ thống thứ 6.

Kinh biệt phế

Xuất phát từ huyệt Trung phủ, đi xuống Uyên dịch vào trong ngực đến Phế và Đại
trường. Từ Phế đến hố thượng đòn ở huyệt Khuyết bồn, theo cổ lên đến Phù đột.

Sơ đồ lục hợp của 12 kinh biệt

Bảng: Hệ thống kinh biệt ở chân.

Đường Xuất phát Phân nhánh Nơi xuất Nơi hợp


kinh

Túc thái Giữa khoeo Bàng quang, Thận, Cổ gáy Túc thái dương nhất
dương chân, giang Tâm hợp (cổ gáy)
môn

5/7
Túc Giữa khoeo Đới mạch, cuống
thiếu chân lưỡi, đốt sống thứ 14
âm

Túc Mép lông mu, Đởm, Can, Tâm, Hàm dưới, mép, Túc thiếu dương nhị
thiếu bờ sườn cụt Thực quản khóe mắt ngoài hợp (khóe mắt ngoài)
dương

Túc Mép lông mu Cùng đi với kinh biệt


quyết thiếu dương
âm

Túc Mấu chuyển Vị, Tỳ, Tâm, Thực Miệng, mục hệ Túc dương minh tam
dương lớn, trong bụng quản hợp (thực quản)
minh

Túc thái Mấu chuyển Cùng đi với biệt


âm lớn xuyên cuống lưỡi

Bảng: Hệ thống kinh biệt ở tay.

Đường Xuất phát Phân nhánh Nơi xuất Nơi hợp


kinh

Thủ thái Vùng khớp vai, Tiểu trường, Mặt, khóe mắt Thủ thái dương tứ hợp
dương nách Tâm trong (khóe mắt trong)

Thủ Huyệt Uyên Tâm


thiếu âm dịch, giữa 2 gân

Thủ Đỉnh đầu, Tam tiêu, Sau tai dưới, Thủ thiếu dương ngũ hợp
thiếu Khuyết bồn giữa ngực hoàn cốt, hầu (sau tai dưới Hoàn cốt)
dương lưng

Thủ Dưới Uyên dịch Tam tiêu,


quyết 3 thốn giữa ngực
âm

Thủ Huyệt Kiên Đại trường, Khuyết bồn, hầu Thủ dương minh lục hợp
dương ngung, Trụ cốt Phế, hầu lung lưng (Khuyết bồn)
minh

Thủ thái Uyên dịch, trước Phế, Đại


âm kinh thiếu âm trường

6/7
7/7

You might also like