You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Viện Kinh tế và Quản lý


~~¤¤¤¤~~

BÁO CÁO
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh công ty TNHH ISA
Kỹ Thuật Công nghệ

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Mai Chi

SV thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc

MSSV: 20156156

Lớp: Kinh tế công nghiệp 1 – K60

Viện: Kinh tế & Quản lý

Hà Nội, Tháng 12/2019


Mục lục
PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH ISA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ.........1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH ISA Kỹ thuật công nghệ 1
1.1.1 Quá trình thành lập công ty........................................................................... 1
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH ISA Kỹ thuật công nghệ..............1
1.2 Sản phẩm và dịch vụ của công ty......................................................................... 2
PHẦN II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. ......3
2.1 Phân tích tình hình sử dụng lao động................................................................... 3
2.1.1 Phân tích cơ cấu lao động.............................................................................. 3
2.1.2 Thời gian lao động......................................................................................... 3
2.1.3 Năng suất lao động........................................................................................ 4
2.2 Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất........................................ 4
2.3 Phân tích chi phí và giá thành sản xuất................................................................ 5
2.4. Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của công ty.........................................7
2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp................................................... 9
2.5.1 Phân tích bảng bái cáo kết quả hoạt động kinh doanh................................... 9
2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán................................................................... 11
2.5.3 Phân tích một số tỷ số tài chính và chỉ số rủi ro tài chính............................12
2.5.4 Nhận xét về tình hình tài chính doanh nghiệp.............................................. 13
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ GIẢI
PHÁP.......................................................................................................................... 15
3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của công ty............................................... 15
3.1.1. Các ưu điểm................................................................................................ 15
3.1.2. Hạn chế....................................................................................................... 16
3.2. Giải pháp........................................................................................................... 16
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1: Cơ cấu lao động công ty ISA....................................................................... 5
Bảng 1. 2: Kê khai tình hình hao mòn của tài sản cố định............................................ 6
Bảng 1. 3: số lượng sản phẩm sản xuất và giá thành đơn vị bình quân sản phẩm.........7
Bảng 1. 4: phân tích thực hiện kế hoạch hạ giá thành................................................... 7
Bảng 1. 5: Tổng giá thành Thực tế hạ giá thành............................................................ 7
Bảng 1. 6: Số liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...................................................... 9
Bảng 1. 7: Tổng doanh thu và tổng giá thành sản phẩm.............................................. 10
Bảng 1. 8: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty...................................11
Bảng 1. 9: Bảng cân đối kế toán.................................................................................. 13
Bảng 1. 10: Tính toán các chỉ số tài chính................................................................... 14

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1. 1: Doanh thu lợi nhuận công ty ISA............................................................... 12
Hình 1. 2: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu công ty ISA.............................................. 14
Hình 1. 3: Chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính 2017 – 2018 công ty ISA.................15
PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ CT TNHH ISA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH ISA Kỹ thuật công
nghệ
Công ty ISA là công ty chuyên về thiết kế, gia công, chế tạo các sản phẩm và chi
tiết máy theo đơn đặt của khách hàng. Công ty cũng sản xuất và sửa chữa các chi tiết
về ngành gia công cơ khí chế tạo, đặc biệt là đối tác quan trọng của các doanh nghiệp
thuộc khu công nghiệp Bắc Ninh. Trải qua 4 năm hoạt động và phát triển, công ty đã
và đang dần khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh.
Dưới đây là một số điểm chínhvề Công ty:
 Tên giao dịch: ISA TECH CO.LTD
 Mã số thuế: 0106535774
 Địa chỉ: Xóm Chùa, thôn Triều Khúc, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành
phố Hà Nội.
 Đại diện pháp luật: Giang Nguyên Tú
 Ngày cấp giấy phép: 12/05/2014
 Ngày hoạt động: 12/05/2014
 Điện thoại: 0983545460
1.1.1 Quá trình thành lập công ty
 Công ty TNHH ISA Kỹ thuật công nghệ (sau đây gọi tắt là Công ty, được ủy
ban nhân dân TP. Hà Nội ban hành cấo giấy phép thành lập số 06/GP/TLDN
ngày 16/03/1998.
 Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 042894 ngày
22/04/1998.
 Công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh vào tháng
5/2014.Năm đầu hoạt động Công ty mới chỉ có 15 cán bộ công nhân viên.
 Tổng nguồn vốn kinh doanh ban đầu là 2.4 tỷ đồng do hai thành viên bỏ vốn và
sáng lập.
 Năm 2018 tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty đã lên tới 6.6 tỷ đồng và
tổng số lao động là 40 người.
 Hiện nay qui mô của Công ty được xếp vào loại hình Doanh nghiệp nhỏ.
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH ISA Kỹ thuật công nghệ
Nhiệm vụ chức năng của Công ty TNHH ISA Kỹ thuật công nghệ
 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
 Thực hiện tốt chính sách, chế độ tài chính, tài sản, tiền lương, lao động, đảm
bảo công bằng xã hội, đào tạo bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ
văn hóa, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên Công ty.
 Thực hiện quyết toán định kỳ về kết quả tài chính và giải quyết kịp thời công
nợ cho khách hàng và với công ty.
 Thực hiện tốt quy định của Nhà nước về thuế và các qui định khác như: bảo vệ
môi trường, an ninh trật tự.
 Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt trong quá trình
hoạt động của Công ty.
1.2 Sản phẩm và dịch vụ của công ty
- Sản xuất gia công chế tạo, mua bán các sản phẩm cơ khí, tin học, điện tử và tự
động hóa;
- Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra định hướng và điều khiển
- Sản xuất máy công cụ và máy tạo hình kim loại
- Tư vấn thiết kế, giám sát, xây dựng và thực hiện các dự án, đề tài trong các lĩnh
vực cơ khí, điện tử.
- Sửa chữa, hiệu chỉnh, bảo dưỡng các thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí, điện tử, tin
học và tự động hóa.
 Với mục tiêu đảm bảo các các sản phẩm cung cấp hoạt động tối ưu và
hiệu quả nhất, dịch vụ sau bán hàng và hỗ trợ kĩ thuật được công ty đặc biệt coi
trọng.
 Các dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật công ty cung cấp gồm: Lắp ráp, cài đặt, hướng dẫn
sử dụng, cài đặt và nâng cấp, bảo trì bảo dưỡng.
 Hỗ trợ kỹ thuật theo yêu cầu: Nội dung chi tiết dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật theo yêu
cầu được cung cấp tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách hàng Cty TNHH ISA
PHẦN II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP.
2.1 Phân tích tình hình sử dụng lao động
2.1.1 Phân tích cơ cấu lao động.
Theo số liệu báo cáo của công ty, công ty có:
Bảng 1. 1: Cơ cấu lao động công ty ISA

Cơ cấu lao động


CN trực
Năm Quản lý Thiết kế Tổng
tiếp
SL % SL % SL %
2017 2 8,3 4 16,6 18 75,1 24
2018 2 6,6 5 16,6 23 76,8 30
- Số liệu phán ảnh biến động trong cơ cấu lao động của công ty,
cụ thể ΔLĐ = 30 – 24 = 6 (lao động) tức là năm 2018 so với năm 2017 số lao
động công ty tăng là 6 lao động.

- Tỷ lệ tăng là %LĐ = 24 = 30 = 125% cho thấy về tính khả quan, công ty đang
24
có những bước đi tốt trong việc mở rộng thị trường. Để xem xét các nhận định
đó ta đi phân tích chi tiết từng bộ phận kinh doanh.

+ Bộ phận thiết kế tăng: 5 = 125% tăng 25% so với năm trước


4
+ Bộ phận sản xuất (CN trực tiếp) tăng: 23 = 128% tăng so với năm trước là 28%
18
Nhìn chung thì các bộ phận khác trong công ty đều tăng về số lượng lao động,
trong khi đó tại bộ phận quản lý doanh nghiệp số lượng lao động vẫn giữ nguyên,
chứng tỏ công ty đang có dấu hiệu tốt trong việc sử dụng lao động và nhu cầu về sản
phẩm ngày càng cao.
2.1.2 Thời gian lao động
Thời gian làm việc quy định như sau:
- Thời giờ làm việc: 6 ngày/tuần từ thứ hai đến thứ bảy (48 giờ/tuần). Công ty
có thể yêu cầu người lao động làm việc quá 48 giờ/tuần nhưng không quá 4
giờ/ ngày khi cần thiết. Giờ làm việc đối với hành chính như sau: Sáng từ 8:00
đến 12:00 Chiều từ 13:00 đến 17:00
- Thời giờ làm thêm: Không quá 4 giờ/ngày, 20 giờ/tuần và không quá 200
giờ/năm.
Nghỉ phép năm:
 Nếu có số tháng làm việc liên tục là 12 tháng: 12 ngày phép
 Nếu có số tháng làm việc liên tục dưới 12 tháng thì tính theo tỉ lệ tương ứng.
Nghỉ lễ tết: 09 ngày/năm theo quy định, cụ thể như sau:
 Tết Dương lịch 1 ngày (ngày 01/01 dương lịch)
 Tết âm lịch 4 ngày (1 ngày cuối năm,3 ngày đầu năm AL)
 Ngày giỗ tổ Vua Hùng 1 ngày (01 ngày 10/03 âm lịch)
 Ngày Chiến thắng 1 ngày (ngày 30/04 dương lịch)
 Ngày Quốc tế lao động 1 ngày (ngày 01/05 dương lịch)
 Ngày Quốc khánh 1 ngày (ngày 02/09 dương lịch)
Nếu những ngày nghỉ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày làm
việc tiếp theo.
2.1.3 Năng suất lao động
Năng xuất lao động của mổi nhân viên được tinh theo thời gian hoàn thành công việc
cũ thệ đươc giao và dựa vào các yếu tố sau:
 Kiểm tra tình hình chấp hành của công nhân viên
 Kiểm tra thích ứng giữa công việc và người đảm nhận
Cải thiện kết quả công việc của nhân viên và phát hiện những thiếu sót trong quá trình
làm việc.
2.2 Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất.
Bảng 1. 2: Kê khai tình hình hao mòn của tài sản cố định

STT Mã tài sản Tên tài sản Ngày mua Nguyên Giá trị Giá trị
giá đã khấu còn lại
hao
L01 Nhà cửa, vật kiến 50.13 7.024 43.105
trúc
1 NHAXUONG Nhà xưởng 17/12/2016 50.13 7.024 43.105
L02 Máy móc, thiết bị 618.2 12.814 605.385
2 OKUMA Máy phay kim 30/11/2017 90.2 1.503 88.696
loại
3 VCP710 Máy gia công 01/12/2017 528 11.3 516.69
kim loại VCP-
710
TỔNG CỘNG 668.33 19.84 648.5
Nhận xét về công tác quản lý tài sản cố định:
Tài sản cố định hàng năm Công ty sẽ tiến hành kiểm kê và đếm thực tế. Lập biên
bản kiểm kê tài sản cố định dán nhãn mác xác đinh tài sản cố định, lập hồ sơ để
chuyển cho công ty.
2.3 Phân tích chi phí và giá thành sản xuất
Công ty có số liệu năm 2018 như sau:
Bảng 1. 3: số lượng sản phẩm sản xuất và giá thành đơn vị bình quân sản phẩm

Từ số liệu ta có:
Bảng 1. 4: phân tích thực hiện kế hoạch hạ giá thành
Bảng 1. 5: Tổng giá thành Thực tế hạ giá thành

Ở đây sản phẩm A tương ứng là “Tủ điều khiển động cơ”
- Đầu tiên Mk = - 250.810.000 và Tk = - 3,05% phản ánh nhiệm vụ hạ giá thành
kế hoạch so với giá thành năm trước tỷ lệ giảm là 3,05% tương ứng giá thành kế
hoạch sẽ thấp hơn so với giá thành của năm trước một khoản tương ứng 250.810.000
đ
- Giá trị M1 = -262.865.000 và T1 = -3,21% biểu thị thực tế thì giá thành năm
nay so với năm trước là -3,21% tức là thực tế giá thành hạ thấp hơn so với năm trước
là 26.2865.000 đ.
Kết quả hạ giá thành thực tế so với kế hoạch là
ΔM = M1 – M2 = -262.865.000 – (- 250.810.000) = -12.055.000 đ,
ΔT = T1-Tk = - 3,21 – (-3,05) = -0,16%.
- Như vậy nhìn vào các số liệu phân tích cho ta thấy công ty đang thực hiện rất
tốt kế hoạch hạ giá thành cụ thế thực tế thì công ty có tỷ lệ hoàn thành cao hơn
kế hoạch là 0,16% tương ứng với con số đó là một khoản 12.055.000 đ.
- Nhưng để có thể phản ánh cụ thể và đưa ra giải pháp cho việc thực hiện kế
hoạch hạ giá thành được hoàn chỉnh hơn, ta đi phân tích sâu hơn các nhân tố
ảnh hưởng đến kế quả hạ giá thành của doanh nghiệp.
-Nhân tố khối lượng sản phẩm:
Ta có tỷ lệ tăng sản lượng

Sản lượng chung có dấu hiệu giảm, cụ thể ở đây là giảm 0,52% so với kế hoạch.
Mq = Mk.t = -250.810.000 x 0,9971 = -249.504.931đ,
Tq = Tk = - 3,05%, ΔMq = Mq – Mk = -249.504.931 – (-250.810.000) = 1.305.068đ.
 Như vậy do khối lượng sản phẩm thấp hơn kế hoạch là 0,52% nên làm cho giá
thành sản phẩm cao hơn kế hoạch là 1.305.068 đ
- Nhân tố kết cấu:

Do kết cấu sản lượng thay đổi làm cho mức hạ và tỷ lệ hạ thêm một lượng là

- Nhân tố giá thành đơn vị:

Nhận xét:
- Doanh nghiệp đã thực hiện tốt so với kế hoạch ( M nhỏ hơn 0). Tức là tỷ lệ
hạ thêm 0,16% tương ứng 262.865.000đ.
- Phân tích từng yếu tố cho ta thấy doanh nghiệp đã biết điều tiết sản lượng tùy
theo sản phẩm, song chưa thật sự tốt điều đó thể hiện qua 0,52% thấp hơn so
với kế hoạch mặc dù con số nhỏ nhưng ảnh hưởng làm cho doanh nghiệp thực
hiện giảm giá thành cao hơn kế hoạch là 1.305.068đ.
- Về kết cấu nhìn chung các sản phẩm đều có mức tỷ lệ hạ khá bằng nhau và
không quá cao, tuy nhiên doanh nghiệp đã thực hiện tốt về sản lượng sản phẩm
tủ điều khiển động cơ và cảm biến đóng ngắt nên giảm được một lượng tỷ lệ là
0,10% tương ứng 8.160.068 đ.
- Về giá đa số các sản phẩm đều hạ giá thành so với năm trước, chứng tỏ doanh
nghiệp đang đi đúng hướng quản lý tốt, thực hiện tốt các chi phí giúp giảm giá
thành.
2.4. Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của công ty
Theo báo cáo số liệu của công ty năm 2018:
Công ty có số liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như sau:
Bảng 1. 6: Số liệu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Ở đây sản phẩm A tương ứng là “Tủ điều khiển động cơ”
(Do bán cùng nhiều mặt hàng một lúc nên kế toán phán ánh chi phí bán hàng và
quản lý cho từng đơn vị sản phẩm vào cùng một tài khoản chung. Cụ thể chi phí bán
hàng là quản lý doanh nghiệp theo kế hoạch là 84.850.760đ và 10.425.000đ còn thực
tế là 75.000.000đ và 6.575.000đ).
Từ bảng số liệu trên ta có bảng phân tích tiêu thụ như sau:
Bảng 1. 7: Tổng doanh thu và tổng giá thành sản phẩm

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ k = 15.689.870.00 * 100 = 100,72%


15.684.624.000
Như vậy qua phân tích ban đầu đã cho ta thấy doanh nghiệp đang thực hiện tốt
quá trình tiêu thụ so với kế hoạch, tỷ lệ đó phản ánh thực tế sản lượng tiêu thụ của
doanh nghiệp vượt mức kế hoạch là 0,72%.
Lợi nhuận kỳ thực tế LNt = 15.684.624.000 - 7.693.725.000 - 84.850.760 -
10.425.000 = 7.895.623.240đ
Lợi nhuận theo kế hoạch LNk = 15.577.085.000 - 7.649.250.000 - 84.850.760 -
10.425.000 = 7.846.260.000 đ
ΔLN = 7.895.623.240 - 7.846.260.000 = 49.363.240đ
Doanh nghiệp đã thực hiện tốt kế hoạch và vượt mức tương ứng 49.363.240đ.
Để đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế những sai
sót trong việc xây dựng kế hoạch, ta sẽ đi phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả thực hiện kế hoạch tiêu thụ lợi nhuận của công ty.
- Nhân tố khối lượng:
ΔLNq (1.0072-1)*( 15.577.085.000-7.649.250.000) = 57.401.039đ
Do sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp tăng 0,72% so với kế hoạch nên làm cho lợi
nhuận tăng thêm 57.401.039đ hơn kế hoạch đề ra.
- Nhân tố kết cấu:
ΔLNkc 15.689.870.000 - 7.703.925.000 – 1,0072*(15.577.085.000-7.649.250.000)
= 708.960đ
Do nhân tố kết cấu thay đổi đã làm cho lợi nhuận tăng 708.960đ so với kế hoạch.
- Nhân tố giá thành:
Δ LN - ( 7.693.725.000 - 7.703.925.000 ) = 10.200.000 đ
Do giá thành đơn vị thực tế giảm so với kế hoạch nên lợi nhuận tăng 10.200.000đ.
- Nhân tố chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp:
Δ LNbh - ( 84.850.760 – 75.000.000 ) = -9.850.760đ
Δ LNql - ( 10.425.000 – 6.575.000) = -3.850.000 đ
Do chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều tăng so với kế hoạch nên làm cho
lợi nhuận giảm lần lượt là 9.850.760 đ và 3.850.000đ
-Nhân tố giá bán:
Δ LN p (15.684.624.000 - 15.689.870.000 ) = -5.246.000đ
Giá bán thực tế so với kế hoạch giảm nên làm cho lợi nhuận giảm tương ứng
5.246.000đ.
 Như vậy doanh nghiệp đã thực hiện rất tốt hoạt động kinh doanh của mình so
với kế hoạch, vượt mức chỉ tiêu lợi nhuân kế hoạch là 49.363.240đ.
 Bên cạnh đó doanh nghiệp cần thắt chặt quản lý chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp để phản ánh đúng kế hoạch.
 Ngoài ra giá bán sản phẩm, nếu thị trường còn có nhu cầu về sản phẩm và mặt
hàng của công ty còn ở mức giá hợp lý thì doanh nghiệp có thể dao động trong
khoảng cho phép, có thể nâng giá để hoàn thành kế hoạch, giúp tăng lợi nhuận
doanh nghiệp.
2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
2.5.1 Phân tích bảng bái cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1. 8: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

(đơn vị: triệu đồng)


Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017 - 2018
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2017 Năm 2018 So sánh
Mức
%
tăng
Doanh thu thuần 10534.6 15678.4 5145.8 48.83
Giá vốn hàng bán 5090.75 6768.3 1677.4 32.95
Lợi nhuận gộp 3029.5 5409.9 2380.4 78.57
Chi phí hoạt động
Chi phí tài chính 2414.4 3500.3 1085.91 44.98
Trong đó: chi phí lãi vay 30.2 18.7 -11.6 -38.21
Chi phí bán hàng 25.3 84.85 59.5 235
Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.6 10.4 1.825 21.22
Tổng chi phí hoạt động 2478.5 3614.3 1135.7 45.82
Tổng doanh thu hoạt động tài chính 551.023 1795.7 1244.7 225.89
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
880.4 2578.4 1697.9 192.84
doanh
Lợi nhuận khác -6.75 32.325 39.076
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 873.7 2610.7 1736.98 198.8
Chi phí lợi nhuận
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 110.2 359.2 -248.9 -225.89
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
763.5 2251.6 1488.03 194.89
nghiệp
(Nguồn: Phòng kế toán công ty ISA)
(*Chi phí tài chính do các khoản chiết khẩu hàng hóa kế toán không phán ảnh
chi tiết, mà khẩu trừ vào khoản phải thu của khách hàng, do khách hàng lấy số lượng
lớn và chuyển khoản ngay sau khi nhận hóa đơn. Thế nên doanh thu phản ánh ở bảng
kết quả hoạt động chênh lệch một khoản so với báo cáo doanh thu tiêu thụ.)
Doanh thu lợi nhuận công ty ISA
3000 1200%
2610.7
2500 1000%

2000 800%

1500 600%

1000 873.7 400%

500 200%
1.99
0 0%
873.7 2610.7 1.99
10534.6 15678.4 0.49

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

Hình 1. 1: Doanh thu lợi nhuận công ty ISA

- Từ bảng số liệu trên, ta thấy doanh thu năm 2018 tăng gần 50% so với năm
2017 tương đương 5,1 tỷ đồng, đây là một con số cho thấy tình hình sản xuất và kinh
doanh của công ty đang trên đà phát triển tốt.
- Chi phí lãi vay cũng giảm từ 30 triệu đồng xuống còn 18 triệu đồng trong năm
2018, cho thấy nguồn vốn của công ty đã và đang dần ổn định, các khoản vay đã đủ
khả năng chi trả hết.
- Bên cạnh việc tăng doanh thu thì giá vốn hàng bán cũng tăng lên theo, điều này
dễ hiểu bởi ISA là công ty sản xuất chi tiết cơ khí nên giá thành NVL mang một phần
lớn trong tỷ trọng giá vốn hàng bán, tuy nhiên công ty đã có kế hoạch, dự trữ, mua bán
NVL đầu vào sao cho có được giá thành tối ưu nhất để giá vốn hàng bán không tăng
quá mạnh.
- Lợi nhuận sau thuế tăng từ 763 triệu đồng lên đến 2,2 tỷ đồng, chứng minh
2018 là một năm phát triển mạnh của ISA, có được nhiều đơn hàng lớn với các doanh
nghiệp, công ty cũng ra sức tiết kiệm chi phí quản lí, nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho
chính mình.
2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán
Qua bảng cân đối kế toán ta có thể thấy được cơ cấu trong tài sản và nguồn vốn,
tìm thấy được nguyên nhân làm cho lợi nhuận tăng ít hơn trong khi doanh thu tăng
khá nhiều, từ đó có thể có những biện pháp khắc phục.
Bảng 1. 9: Bảng cân đối kế toán

(đơn vị: Triệu đồng)


Bảng Cân đối kế toán
Tài sản Năm 2017 Năm 2018 +/- %
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền 206.8 477.23 270.4 130.74
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn 849.242 1525.8 676.65 79.68
Hàng tồn kho 1348.259 1137.276 -210.98 -15.64
Tài sản ngắn hạn khác 71.95 184.788 112.833 156.81
Tổng tài sản ngắn hạn 2476.3 3325.2 848.9 34.28
Các khoản phải thu dài hạn
Tài sản cố định 656.1 1913.5 1257 191.68
Giá trị khấu hao lũy kế -12.31 -111.63 99.316 806.6
Bất động sản đầu tư
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Tổng tài sản dài hạn 148.98 78.7 -70.2 -47.15
Tổng tài sản 3281.3 5317.4 2036.15 62.05
Nợ phải trả 817.1 2800 1983.1 242.71
Nợ ngắn hạn 8.7 181.1 172.296 1964.94
Phải trả cho người bán 808.3 2618.99 1810.7 224.02
Nợ dài hạn
Tổng nợ 817.036 2800.1 1983.02 242.71
Nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu 2464.3 2517.4 53.12 2.15
Nguồn kinh phí và quỹ khác
Tổng Nguồn vốn 3281.3 5317.4 2036.2 62.05
Từ bảng trên ta thấy được tổng tài sản của công ty năm 2018 tăng hơn 2 tỷ đồng,
tương đương 62.05% so với năm 2017, có sự tăng như vậy là do ISA đã đầu tư mua
thêm máy móc thiết bị nhằm phục vụ cho việc sản xuất.
Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu công ty ISA
3000 1200%

2500 1000%

2000 800%
Triệu đồng

Axis Title
1500 600%
2464.3 2517.4
1000 400%

500 200%

0 0.02 0%
2464.3 2517.4 0.02
3281.3 5317.4 0.62

Vốn chủ sở hữu

Hình 1. 2: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu công ty ISA

Tổng nợ cũng tăng khá cao từ khoảng 800 triệu đồng đến hơn 2,8 tỷ đồng, chủ
yếu là nợ các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty, nhưng đây cũng không phải
là một vấn đề lớn. Ta có thể nhìn xuống nguồn vốn của công ty cuối năm 2018 là hơn
5,3 tỷ đồng, đủ để thanh toán cho các nhà cung ứng vật tư, cũng như có dư để nâng
cấp nhà xưởng, đào tạo bồi dưỡng các kỹ sư chủ chốt của mình.
2.5.3 Phân tích một số tỷ số tài chính và chỉ số rủi ro tài chính
Bảng 1. 10: Tính toán các chỉ số tài chính

2017 2018
ROA (Lợi nhuận sau thuế trên TTS) 23% 42%
ROE (Lợi nhuận sau thuế trên Vốn chủ sở hữu) 31% 89%
ROS (Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần) 7% 14%
Qua bảng tính toán ta có thể thấy chỉ số hiệu quả tài chính của doanh nghiệp rất
cao. Chỉ số ROA, ROE, ROE tăng gấp 2 lần trong năm 2017 – 2018. Trong đó chỉ số
ROE tăng mạnh nhất từ 31% lên 89%. Cho thấy mức độ sử dụng hiệu quả nguồn vốn
cũng như tài sản rất tốt
Chi tiêu phân tích hiệu quả tài chính
100% 0.89
90%
80%
70%
60%
50%
0.42
40% 0.31
0.23
30%
20% 0.14
0.07
10%
0%
ROA ROE ROS

2017 2018

Hình 1. 3: Chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính 2017 – 2018 công ty ISA

2.5.4 Nhận xét về tình hình tài chính doanh nghiệp


Nhóm tỷ số về khả năm sinh lời:
Nhìn vào bảng 2.4 thấy được khả năng sinh lời trong năm 2017 cho ta biết cứ
đầu tư một đồng vào tổng tài sản thì sẽ thu được 0,308 vnđ lợi nhuận sau thuế. Trong
năm 2018 công ty đầu tư đã có hiệu quả hơn khi cứ một đồng vào tổng tài sản ta thu
được 0,677 đồng
- Lợi nhuận sau thuế: Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu thì năm 2017 Công ty bỏ
ra một đồng vào vốn chủ sở hữu thì thu được 0.233 vnđ vào lợi nhuận sau thuế.
Năm 2018 thì Công ty bỏ ra một đồng vào vốn chủ sở hữu thì thu được 0.423
vnđ vào lợi nhuận sau thuế. Dựa vào số liệu trên ta có thể thấy doanh nghiệp
nên đầu tư mua máy móc thiết bị nhằm tập trung cho sản xuất vì việc đó giúp
Công ty có được lợi nhuận tối ưu nhất.
- Nhóm tỷ số về khả năng quản lý tài sản:
- Vòng quay của tổng tài sản năm 2017 là 3,211 tức là Công ty đầu tư một đồng
vào tài sản thì thu được 3,211 vnđ vào doanh thu thuần. Năm 2018 thì Công ty
đầu tư một đồng vào tài sản thì thu được 2,948 vnđ vào doanh thu.
- Vòng quay tài sản cố định năm 2017 Công ty đầu tư một đồng vào tài sản cố
định thu được 16,058 vnđ vào doanh thu thuần. Đến năm 2018 Công ty đầu tư
một đồng vào tài sản cố định thu được 8,913 vnđ. Từ đó ta thấy ISA nên cân
nhắc trong việc đầu tư vào tài sản cố định để có thể quản lí được doanh thu
thuần của công ty. Vòng quay hàng tồn kho năm 2017 thu được 7,813 vnđ vào
doanh thu thuần nếu đầu tư một đồng vào hàng tồn kho. Năm 2018 thu được
13,786 vnđ vào doanh thu thuần nếu đầu tư một đồng vào hàng tồn kho.
- Chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh năm 2017 là 1,880 vnđ cho biết cứ một
đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo chi trả bởi 1,880 vnđ tài sản ngắn hạn có
khả năng chuyển đổi nhanh bằng tiền. Năm 2018 là 2,044 vnđ tài sản ngắn hạn
có khả ngăng chuyển đổi nhanh bằng tiền. Tuy nhiên về khả năng thanh toán
tức thời của Công ty năm 2017 là 0,736 và năm 2018 là 0,821 tức là nếu Công
ty bỏ ra một đồng nợ ngắn hạn thì sẽ được chi trả bởi tiền mặt tại két năm 2017
là 0,736 vnđ và năm 2012 là 0,821 vnđ.
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ
GIẢI PHÁP
3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của công ty
3.1.1. Các ưu điểm
- Công tác lao động tiền lương.
Áp dụng đúng các quy định lao động của Nhà Nước, có chế độ đãi ngộ nhân
viên tốt nhằm tạo sự gắn bó giữa người lao động và công ty. Có chế độ lương, thưởng
rõ ràng: việc trả lương theo năng lực lao động giúp khuyến khích công nhân tăng năng
suất lao động. Có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ lãnh đạo
công ty nhằm nâng cao trình độ lãnh đạo, nâng cao hiệu quả quản lý của công ty.
- Công tác sản xuất
Năng suất lao động đã được nâng lên, đồng thời công ty cũng chú trọng đầu tư
các máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất. Tiến độ sản xuất được
giữ ổn định nhờ làm tốt công tác quản lý nguyên vật liệu đầu vào.
- Công tác quản lý vật tư và tài sản
Nguyên vật liệu: được kê khai thường xuyên để xác định chính xác mức độ tồn
kho, số lượng của từng loại, mức độ thiếu, thừa nguyên vật liệu để có biện pháp điều
chỉnh phù hợp nhằm đảm nguyên vật liệu cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Tài sản cố định được gắn nhãn mác, lập hồ sơ tài sản và bàn giao cho
từng đơn vị, các đơn vị tự quản lý tài sản. Điều này giúp thuận tiện hơn trong việc
kiểm kê và đánh giá tài sản cố định hàng năm.
- Công tác quản lý chi phí giá thành
Công ty tập hợp chi phí và tính giá thành trong từng tháng giúp cho công tác
quản lý sản xuất đạt hiệu quả hơn, đánh giá kịp thời tình hình biến động của các yếu tố
chi phí trong sản xuất.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp
riêng đối với từng loại sản phẩm giúp cho việc tính giá thành từng sản phẩm dễ dàng
hơn.
Chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được tập
hợp theo từng yếu tố chi phí ở từng bộ phận giúp dễ dàng đánh giá việc sử dụng các
chi phí này, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý.
- Công tác quản lý tài chính
Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2018 đã tăng lên 62% so với năm 2017 giúp tổng
nguồn vốn giúp công ty đảm bảo an toàn cho cán cân thanh toán. Các chỉ số về khả
năng thanh toán cho thấy công ty đảm bảo được khả năng thanh toán chung, đảm bảo
thanh khoản cho các khoản nợ ngắn hạn.
Các tỷ số về khả năng hoạt động cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty năm
2018 tốt hơn năm 2017. Các tỷ số về khả năng sinh lời của công ty năm 2018 tốt hơn
năm 2017
3.1.2. Hạn chế
 Công tác sản xuất: Một số vị trí vẫn phải sử dụng các thiết bị máy móc cũ, cần
tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất để nâng cao năng suất lao động.
 Công tác quản lý chi phí giá thành: Chưa quản lý tốt chi phí bán hàng và chi
phí nguyên vật liệu làm cho hai loại chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
chi phí của công ty.
 Công tác quản lý tài chính: Khoản chi phí tài chính các năm khá cao, doanh
nghiệp tham gia đầu tư… Chưa tối ưu vốn tập trung kinh doanh phát triển sản
phẩm. Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty chưa tốt, cần điều
chỉnh các yếu tố liên quan để đảm bảo khả năng thanh toán tổng quát, tránh các
rủi ro trong cán cân thanh toán của công ty.
3.2. Giải pháp
 Công ty nên tập trung đầu tư phát triển sản phẩm, qua các số liệu phân tích cho
thấy công ty đang quản lý khá tốt các khoản chi phí nên tiết kiệm được khoản
chi phí đầu vào, nhờ đó lợi nhuận trên từng sản phẩm của công ty khá cao. Vậy
tại sao công ty không thực hiện chính sách marketing quảng bá sản phẩm và
thương hiệu tới các khu vực khác, tăng ngân sách cho việc quảng bá từ đó tăng
về sản lượng tiêu thụ, tạo thị phần lớn cho công ty.
 Bên cạnh đó công ty cũng có thể gia tăng thêm mặt hàng sản xuất, phân chia
sản phẩm theo nhóm đặc thù tiết kiệm chi phí quản lý bán hàng, đồng thời giúp
doanh nghiệp định hình thương hiệu qua số lượng tiêu thụ và cơ hội phát triển
các sản phẩm mới dễ dàng hơn.
 Công ty nên tập trung chi phí hơn cho việc phát triển sản phẩm, theo các số liệu
phân tích cho thấy dòng vốn đổ vào chi phí tài chính khá cao, để phát triển bền
vững và trở thành một thương hiệu lớn công ty nên định hình từ bây giờ, sứ
mạng của công ty là gì, công ty hoạt động với quy cách như thế nào, công ty sẽ
làm những gì và ra sao, mục tiêu dài hạn ngắn hạn, 5 năm 20 năm là gì cần phổ
biến rõ và phản ánh vào khẩu hiệu công ty. Xây dựng liên minh giữa các bộ
phận và giữa cá nhân các nhân viên trong công ty.
 Bên cạnh phát triển sản phẩm là phát triển con người và trình độ lao động, công
ty nên cắt giảm một phần ngân sách các khoản mục mà chi cho viêc đào tạo
nhân công và học hỏi các công nghệ mới. Là một trong những lĩnh vực nhanh
lỗi thời nhất, công ty nên xác định rõ nhiệm vụ nên làm là gì tiếp theo, từ đó có
thể giúp công ty đứng vững trên thị trường.
 Đầu tư máy móc thiết bị là một phần không thể thiếu cho công ty thiết bị công
nghệ, nó quyết định thời gian sống còn của công ty, thời gian hoạt động tốt của
máy là thời gian sống của công ty thế nên công ty cần lập kế hoạch đầu tư thiết
bị và thực hiện ngay khi có dấu hiệu suy giảm về chất lượng thiết bị.

You might also like