You are on page 1of 6

Kênh vật lý WCDMA và đề xuất tăng dung lượng

kênh bằng ghép kênh theo mã trải phổ thích ứng


WCDMA Physical Channel and Proposal of Increasing Channel Capacity by
Adaptive Spreading Spectrum Code Division Multiplex
Nguyễn Phạm Anh Dũng

Abstract:UMTS using WCDMA for air interface has been put into service and field test in many countries
over the World. However new technologies, especially digital signal processing technologies are still studied to
enhance system performance. This paper firstly discusses general WCDMA physical channel, then proposes
modified WCDMA physical channel in order to use efficiently channelization code resource and increase
average channnel capacity based on adaptive code division multiplex.
I.TỔNG QUAN SƠ ĐỒ KÊNH VẬT LÝ
1. Sơ đồ tổng quát
Đối với mục đích bài báo này ta chỉ cần xét sơ đồ tổng quát kênh vật lý đường xuống WCDMA được cho ở
hình 1.

( I) cos(ωc t)
di (t),R s
SD,n (t);R c Tạo
T¹o dạng
d¹ng

thực và phần ảo
Xử lý t.hiệu số

xung
Phân chia phần xung
bi (t),R b S(t)
S/P Ci (t);R c
Tạo dạng
xung
(Q)
di (t), R s j
− sin(ωc t)
S/P: nối tiếp-song song

Hình 1. Sơ đồ tổng quát kênh vật lý đường xuống WCDMA

Trước hết luồng số cần truyền bi(t) với tốc độ bit Rb được đưa ra qua bộ xử lý tín hiệu số để mã hoá khối
tuyến tính, mã hoá xoắn hoặc turbo, đan xen và phối hợp tốc độ. Đầu ra của bộ xử lý tín hiệu số ta được luồng
số có tốc độ bit kênh R. Thông thường tốc độ R lớn hơn Rb khoảng hai lần. Sau đó luồng số này đựoc đưa lên bộ
biến đổi nối tiếp-song song (S/P) để chuyển thành hai luồng độc lập di(I)(t) và di(Q)(t) cho nhánh I và nhánh Q với
tốc độ ký hiệu Rs cho mỗi luồng. Tiếp theo hai luồng này được trải phổ bằng một mã định kênh Ci(t) có tốc độ
chíp Rc = 3,84 Mcps. Sau mã hoá định kênh và trải phổ hai luồng nhánh I và Q được đưa lên ngẫu nhiên hoá (để
đơn giản ta gọi là trải phổ mức hai) bằng cách nhân phức với mã nhận dạng BTS (hay nút B theo thuật ngữ của
WCDMA) phức SD,n(t). Sau trải phổ mức hai, luồng phức được chia thành hai luồng: thành phần thực vào nhánh
I và thành phần ảo vào nhánh Q.
Hai luồng này được qua bộ tạo dạng xung và nhân với hai sóng mang trực giao: cos(wct) ở nhánh I và -
sin(wct) ở nhánh Q rồi cộng với nhau để được tín hiệu sau điều chế QPSK: S(t).
Tổng quát ta có thể biểu diễn tín hiệu S(t) dạng phức sau điều chế QPSK sau:
S(t)= di(t).Ci(t).SD,n(t)ejωct (1)
trong đó di(t) và SD,n(t) là các tín hiệu phức được biểu diễn như sau:
(I) (Q)
d i (t) = d i (t) + jd i (t) (2)
(I) (Q)
và SD, n (t) = SD, n (t) + jSD, n (t) (3)

Để tăng dung lượng kênh ta có thể sử dụng sơ đồ ghép kênh đa mã như cho ở hình 2.
Ch1
S/P C ch ,1
I

Ch2 C ch , 2 S D ,n
S/P
I+jQ

Đến điều
chế QPSK

ChN ∑
S/P C ch , N Q
j

Hình 2. Truyền dẫn đa mã cho đường xuống


2. Mã định kênh Ci(t)
Các mã định kênh là các mã OVSF (Orthogonal Variable Spreading Factor : Hệ số trải phổ trực giao). Về căn
bản đây là các mã Walsh có độ dài khác nhau để đảm bảo tính trực giao giữa các kênh thậm chí cả khi chúng
hoạt động ở các tốc độ số liệu khác nhau. OVSF được tổ chức theo dạng hình cây như cho ở hình 3, trong đó hệ
số trải phổ đối với sơ đồ hình 1 bằng: SF = Rc/Rs. Đối với hệ số trải phổ SF = 1, sẽ chỉ có một mã định kênh
Cch,1,0 = (1), nghĩa là một từ với một chip ở mức logic 1. Đối với SF = 2, sẽ có hai mã Cch,2,0 = (1,1) và Cch,2,1 =
(1,-1). Đối với SF = 4, ta có bốn mã
Cch,4,0 = (1,1,1,1), Cch,4,1 = (1,1,-1,-1),
Cch,4,2 = (1,-1,1,-1), Cch,4,3 = (1,-1,-1,1),
Tổng quát ta có thể viết như sau:
Cch,1,0 = 1
⎡ Cch ,2 ,0 ⎤ ⎡ C ch ,1,0 C ch ,1,0 ⎤ ⎡1 1 ⎤
⎢⎣ Cch ,2 ,1 ⎥⎦ = ⎢ C ⎥=⎢ ⎥
⎣ ch ,1,0 −C ch ,1,0 ⎦ ⎣1 −1⎦
⎡ C n C n ⎤
⎡ C ch ,2 ( n +1),0 ⎤ ⎢ ch ,2 ,0 ch , 2 , 0

⎢ ⎥ ⎢ C − C ⎥
⎢ C ch ,2 ( n +1),1 ⎥ ⎢ ch ,2n ,0 n
ch , 2 , 0

⎢ ⎥ ⎢ ⎥
C C
⎢ C ch ,2 ( n +1),2 ⎥ ⎢ ch ,2n ,1 n
ch , 2 ,1

⎢ ⎥ ⎢
⎢ C ch ,2 ( n +1),3 ⎥ = ⎢ C ch ,2n ,1 −C n ⎥ (4)
ch , 2 ,1

⎢ ⎥ ⎢ ⎥
⎢ : ⎥ ⎢ : :

⎢ C ( n +1) ( n +1) ⎥ ⎢ C n n C n n ⎥
⎢ ch , 2 ,2 −2
⎥ ⎢ ch ,2 ,2 −1 ch , 2 , 2 −1

⎢ C ch ,2 ( n +1) ,2 ( n +1)−1 ⎥ ⎢ C − ⎥
⎣ ⎦ C
⎣ ch ,2 ,2 −1 ⎦
n n n n
ch , 2 , 2 −1

Để sử dụng thêm một mã định kênh trong một ô ta phải tuân theo quy định sau: chưa sử dụng mã nào trên
đường nối từ mã định chọn đến gốc cây và chưa có mã nào được sử dụng trong các nhánh cây ở phía trên mã
định chọn.
Chẳng hạn đối với kênh có tốc độ bit kênh bằng 1920 kbit/s (tương ứng với tốc độ bit cần truyền vào khoảng
960 kbit/s), ta có tốc độ ký hiệu Rs = 1920 kbit/s/2 = 960kbit/s và hệ số trải phổ SF = 3.84.103/960 = 4. Nếu ta
sử dụng cả bốn mã này cho một kênh đa mã thì tốc độ truyền dẫn tối đa có thể đạt được tốc độ bit kênh là 1920
kbit/s ×4 = 7680 kbit/s (hay R b ≈ 3840 kbit/s).
3. Mã ngẫu nhiên hoá
Vì các mã Walsh có các hàm tự tương quan không tối đa và các hàm tương quan chéo khác không trong môi
trường vô tuyến phading, nên chúng không thích hợp cho các mã đa truy nhập. Để được tự tương quan và tương
quan chéo tốt, sau khi được trải phổ bằng các mã định kênh là các mã Walsh luồng số được ngẫu nhiên hoá
bằng mã ngẫu nhiên hoá để nhận dạng nguồn phát. Mã ngẫu nhiên hoá ở WCDMA/FDD là một đoạn 38400
chip/10ms của mã Gold có độ dài 218-1 cho đường xuống và 225-1 cho đường lên khi mã dài được sử dụng.
Các chuỗi mã ngẫu nhiên đường xuống được cấu trúc bằng cách kết hợp hai chuỗi thực vào chuỗi phức.
Chuỗi thực SD,n(I)(i) , được xây dựng trên cơ sở chuỗi mã Gold Clong,n(i) còn chuỗi thực SD,n(Q) (i) là phiên bản
dịch 131072 chip của chuỗi mã Gold Clong,n(i). Chuỗi mã Gold Clong,n(i) được xây dựng trên cơ sở cộng modul 2
theo vị trí bit hai chuỗi m, x(i) và y(i), có đa thức tạo mã là 1 + X7 +X18 và 1 + X5 +X7 +X10 +X18 vì thế nó có độ
dài là 218 - 1 = 262143.
Quan hệ của chuỗi mã ngẫu nhiên dài cho đường xuống với chuỗi Gold Clong,n(i) được xác định như sau:
(I) (Q)
SD, n (i) = SD, n (i) + jSD, n (i)
= Clong,n(i)+j Clong,n((i+131072) mod(218-1)) (5)
trong đó i=0,1,…,38399.
Phần dưới đây ta sẽ xét thủ tục để xác định chuỗi Clong,n(i). Hai chuỗi m x(i) và y(i) được khởi động ban đầu
bằng 18 chip sau:
x(0)=1,x(1)=x(2)=...=x(16)=x(17)=0 (6)
y(0)=y(1)= … =y(16)= y(17)=1 (7)
218-19 chip còn lại được xác định theo phương trình đệ quy sau:
x(i+18)=x(i+7)+x(i)mod2,i=0,…,218-20, (8)
y(i+18)=y(i+10)+y(i+7)+y(i+5)+y(i)mod2,
i=0,…, 218-20, (9)
Chuỗi Gold thứ n clong,n(i), n=0,1,2,…,218-2, được xác định như sau :
clong,n(i) = x((i+n) mod(218 - 1) + y(i) mod 2,
i=0,…, 218-2 (10)
Các chuỗi nhị phân được biến đổi vào các chuỗi giá trị thực Clong,n(i) lưỡng cực bằng chuyển đổi sau:
⎧+1nÕu clong,n (i) = 0
Clong,n (i) = ⎨ víi i = 0,1,K, 2 − 2
18
(11)
⎩−1 nÕu clong,n (i) = 1
Bảng 1. Phân cấp các mã ngẫu nhiên hoá cho đường xuống.

Nhóm Mã sơ Mã thứ
cấp cấp

0 0 1-15
1 16 17-31
2 32 33-47
. .
. .
. .
510 8160 8176-
8175
511 8176
8177-
8191
Vì tổng số mã ngẫu nhiên khả dụng để nhận dạng BTS là 8192, nên để dễ dàng nhận dạng BTS người ta chia
các mã này thành 512 tập, mỗi tập có 16 mã. 16 mã trong một tập lại gồm một mã sơ cấp và 15 mã thứ cấp. 8
tập (với 8x16 mã) họp thành một nhóm tạo thành tổng số 64 nhóm. Mỗi BTS được ấn định một mã ngẫu nhiên
duy nhất (thông thường là mã sơ cấp). Phân cấp mã ngẫu nhiên được cho ở bảng 1.
4. Chất lượng truyền dẫn kênh
Chất lượng truyền dẫn kênh WCDMA có thể được xác định bằng tỷ số giữa năng lượng bit và tổng nhiễu
đồng kênh và tạp âm như sau:

C ch , 4 , 0 = (1,1,1,1)
C ch , 2 , 0 = (1,1)
C ch , 4 ,1 = (1,1,−1,−1)
C ch ,1, 0 = (1)
C ch , 4 ,1 = (1,−1,1,−1)
C ch , 2 ,1 = (1,−1)
C ch , 4 ,1 = (1,−1,−1,1)

SF=1 SF=2 SF=4


Hình 3. Cây mã OVSF

Eb Pri
= Gp (12)
' K
N0 BN 0 + ∑ υPrj (1 + β)
j =1
j≠ i

trong đó: Gp=Rc/Rb là độ lợi xử lý, N'0 là tổng mật độ phổ công suất tạp âm nhiệt và nhiễu, B là độ rộng
băng tần kênh, K là số người sử dụng trong ô, Pri là công suất thu hữu ích, Prj là công suất thu nhiễu, υ là hệ số
tích cực tiếng và β là hệ số nhiễu từ ô khác. Phân tích phương trình (12) ta thấy tỷ số tín hiệu trên tạp âm và
nhiễu phụ thuộc điều kiện truyền sóng và tỷ lệ nghịch với tốc độ số liệu Rb của người sử dụng. Vì thế ta có thể
tăng tốc độ bit Rb trong điều kiện truyền sóng tốt.
II. ĐỀ XUẤT TĂNG DUNG LƯỢNG KÊNH BẰNG GHÉP LUỒNG THÍCH ỨNG THEO MÃ
TRẢI PHỔ
Từ trình bày trong phần 1 ta thấy kênh truyền dẫn WCDMA có các đặc điểm sau:
Trải phổ hai lớp (bằng mã định kênh OVSF và ngẫu nhiên hoá)
Số lượng mã định kênh OVSF hạn chế, vì thế phải chọn lựa mã hợp lý nếu không sẽ thiếu.
Sơ đồ không cho phép thay đổi linh hoạt tốc độ bit khi điều kiện truyền sóng thay đổi. Vì thế phải thiết kế
dung lượng cố định cho điều kiện truyền sóng xấu, nên dẫn đến lãng phí dung lượng khi điều kiện truyền sóng
tốt.
Để khắc phục hai nhược điểm sau cùng nêu trên ta có thể sử dụng thêm một lớp trải phổ thứ ba đặt trước trải
phổ định kênh như trình bày trên hình 4. Luồng số sau xử lý tín hiệu số và biến đổi S/P (hình 1) được đưa lên bộ
phân kênh ký hiệu để chia các nhánh I và Q thành n luồng. Sau đó từng cặp luồng nhánh I và Q được trải phổ
phức bằng mã ngẫu nhiên hoá phức. Tiếp theo các luồng nhánh được cộng mức theo từng chíp với nhau để được
hai luồng tổng I và Q có tốc độ ký hiệu bằng Rs/n. Sau cùng quá trình tiếp diễn như đã xét ở sơ đồ 1.
Trong trường hợp này, ta được tín hiệu sau điều chế S(t) như sau:
( I) cos(ωc t)
di (t), R s RS / n
T¹o d¹ng
Ph©n
Tr¶i phæ
SD,n (t);R c Ph©n xung
kªnh Céng
phøc chia
ký b»ng m· møc S(t)
phÇn
hiÖu ngÉu
nhiªn
theo Ci (t);R c thùc
1 tõng
cho n vµ
vµo luæng chip
¶o T¹o d¹ng
n xung
(Q)
di (t), R s RS / n j
− sin(ωc t)
Hình 4. Sơ đồ đề xuất thích ứng dung lượng và cải thiện phân bổ mã định kênh
n
S(t) = ∑ d ij (t)S j (t)Ci (t)SD, n (t)e
jω c t
(13)
j=1

trong đó: Sj(t) là mã ngẫu nhiên hoá phức cho nhánh j


(I) (Q)
d ij (t) = d ij (t) + jd ij (t) (14)
Thông số n được chọn thích ứng theo tốc độ Rb của luồng số cần truyền với điều kiện SF=Rc/(Rs/n)=const để
đảm bảo mã kênh Ci(t) không đổi. Chẳng hạn nếu tốc độ Rb tăng lên bốn lần và n được chọn bằng bốn để SF và
Ci(t) tương ứng không đổi.
Thí dụ về chọn n thích ứng môi trường cho trường hợp thông tin phát đến hai MS như hình 5.

Cao
MS1
ChÊt luîng v«
tuyÕn

MS2
Ph¸t sè liÖu ®Õn MS1
Cao
Ph¸t sè liÖu ®Õn MS2
Tèc ®é truyÒn dÉn

n=8
n=4
n=2
n=1 n=1 n=1
Thời gian

Hình 5. Thí dụ về ghép trải phổ thích ứng điều kiện truyền sóng

III. KẾT LUẬN


Bằng cách bổ sung thêm lớp trải phổ thứ ba với sử dụng ghép kênh theo mã trải phổ thích ứng như sơ đồ được
đề xuất trên hình 4, ta đạt được 3 cải thiện sau:
− Đối với trường hợp kênh truyền có tốc độ bít cao, do tốc độ kí hiệu giảm n lần nên không nhất thiết phải sử
dụng sơ đồ đa mã như ở hình 2. Thí dụ nếu tốc độ bit kênh R =8x960kbit/s thì Rs≈4x960kbit/s nếu chọn n=4 ta
được Rs/4=960kbit/s, vì thế SF=Rc/(Rs/n)=3,84.103/960=4 nên ta chỉ cần chọn mã định kênh Ci(t) bằng một
trong 4 mã Cch 4,k (k=0,1,2,3). Như vậy ta có thể tiết kiệm được tài nguyên mã.
− Chọn lựa n thích ứng theo điều kiện truyền sóng cho phép tăng tốc độ Rb khi điều kiện truyền sóng tốt vì thế
tăng dung lượng trung bình kênh.
− Lớp trải phổ thứ ba bằng các mã ngẫu nhiên còn cho phép tăng thêm tính trực giao.
Hai vấn đề cần giải quyết tiếp:
- Chọn n mã ngẫu nhiên hoá cho ghép kênh theo mã trải phổ.
- Giải thuật chọn n thích ứng môi trường truyền dẫn kênh vô tuyến.
Để giải quyết vấn đề thứ nhất ta có thể sử dụng các mã còn lại chưa được sử dụng của mã ngẫu nhiên xác
định theo (5) (trừ 8192 mã sử dụng cho nhận dạng BTS). Vấn đề thứ 2 có thể được giải quyết theo giải thuật
đánh giá chất lượng truyền dẫn kết hợp với điều khiển công suất nhanh ở WCDMA.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] NGUYỄN PHẠM ANH DŨNG, Lý thuyết trải phổ và ứng dụng (giáo trình), Học viện Công nghệ BCVT, NXB Bưu
điện, năm 1999.
[2] Tiêu chuẩn 3GPP, TS 25.213, cho IMT-2000 năm 2000
[3] NGUYỄN PHẠM ANH DŨNG, Thông tin di động thế hệ 3, NXB Bưu điện, năm 2001.
[4] L. HANZO AND OTHER, Adaptive Wireless Transceiver, Wiley, Great Britain, 2002
[5] NGUYỄN PHẠM ANH DŨNG, Thông tin di động thế hệ 3 (giáo trình), Học viên Công nghệ BCVT, năm 2003.
Ngày nhận bài: 06/11/2003

SƠ LƯỢC TÁC GIẢ


NGUYỄN PHẠM ANH DŨNG
Sinh năm 1949 tại Hà Nội
Tốt nghiệp Đại học Thông tin liên lạc Mat-xcơ-va (Liên Xô cũ) năm 1972, nhận bằng Tiến sỹ tại Đại học
Bách khoa Praha, (Tiệp Khắc cũ) năm 1985.
Hiện là giảng viên khoa Viễn thông 1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Hướng nghiên cứu: Truyền thông vô tuyến và thông tin di động .

You might also like