You are on page 1of 2

Các bước nghiên cứu khoa học

Bước 1: Xác định đề tài NCKH: 


Tiêu chí chọn đề tài: 
 Nghiên cứu cái gì? 
 Mối quan tâm của ai? 
 Tính hữu ích? Tính cấp bách? Tính khả thi? ( tham khảo ý kiến của 
chuyên gia) 
 Chủ đề có mới mẻ không? ( Không có khái niệm hoàn toàn mới. 
Phải có những đóng góp mới hay đặt lại những vấn đề hoặc đưa ra 
các giả thuyết mới) 
 Bạn có thích đề tài đó không? ( Đây là động lực giúp người thực hiện 
vượt qua những lúc khó khăn nhất) 
 Có đủ thời gian để hoàn thành không? ( Đề tài có quá rộng và vượt 
quá tầm của một nghiên cứu khoa học sinh viên không? ) 
 Có các công cụ cần thiết không? ( ở đây là có đủ nguồn lực cần thiết 
phục vụ cho việc nghiên cứu hay không. Ví dụ: laptop, phần mềm 
thống kê – biết cách sử dụng và phân tích….) 

Bước 2: Xây dựng đề cương nghiên cứu: 


Đề cương nghiên cứu sẽ bao gồm các nội dung chính sau: 
1. Lý do lựa chọn đề tài 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
3. Phương pháp nghiên cứu 
4. Lịch trình thực hiện 
5. Ý nghĩa 

Trong giai đoạn này, điều quan trọng nhất là thiết kế, lập kế hoạch, lên quy 
trình, tiến độ thực hiện, bao gồm: những danh mục tài liệu cần tham khảo, các 
thông tin, dữ liệu cần thu thập, phân bổ thời gian, công việc cụ thể cho từng 
thành viên nhóm. 
Hai bước đầu tiên sẽ quyết định việc người nghiên cứu có tiếp tục và hoàn 
thành cuộc nghiên cứu hay không. Bởi lẽ, khi bạn có thể xác định đúng đề tài, 
các phạm vi nghiên cứu và một kế hoạch kỹ lưỡng thì chắc chắn 90% bạn sẽ đi 
hết con đường. 
Bước 3: Thu thập, xử lý thông tin đầu vào, xây dựng bảng câu hỏi, mô 
hình: 
- Thông tin thu thập được chia thành 2 loại: thông tin thứ cấp và sơ cấp 
 Thông tin sơ cấp: Số liệu, thông tin thu thập trực tiếp từ đối tượng 
nghiên cứu. 
Thu thập thông tin sơ cấp trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu bằng cách:

 Tự quan sát hiện tượng 


 Phỏng vấn lấy ý kiến cá nhân 
 Phỏng vấn theo bảng hỏi ( phỏng vấn qua điện thoại, qua thư điện tử, 
phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua bảng hỏi internet) 
 Thông tin thứ cấp: Số liệu tổng hợp từ số liệu sơ cấp 

Thu thập thông tin thứ cấp: tìm nguồn cung cấp thích hợp ( niên giám 
thống kê, số liệu tổng hợp ngành, báo cáo nghiên cứu v.v.) 

Bước 4: Phân tích số liệu và giải thích làm sáng tỏ các vấn đề nảy sinh 
từ kết quả tổng hợp các số liệu nghiên cứu. 
Tùy vào loại dữ liệu và giả thuyết nghiên cứu mà ta chọn kỹ thuật phân tích 
dữ liệu thích hợp: 
- Phân tích định tính 
- Phân tích định lượng 
- Phân tích mô tả 

Bước 5: Viết báo cáo. Đề xuất kiến nghị, ý kiến cá nhân 


ở giai đoạn này cần trả lời câu hỏi: 
- Rút ra được phát hiện nào, rút ra kết luận từ kết quả? 
- Kết quả phân tích được giải thích như thế nào? Có phù hợp với lý thuyết 
không? Có phù hợp với thực tiễn không? Có tính mới không? 
- Có thể đề xuất ý kiến cá nhân nào?

You might also like