You are on page 1of 2

ĐỀ MỊ:

MB: Truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” là một tác phẩm tiêu
biểu, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ nguyên vẹn sức hút với nhiều thế hệ người đọc.
Tô Hoài rất trân trọng những khát vọng sống và đồng tình với tinh thần phản kháng mở ra
một con đường mới. Đó chính là giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm và được thể hiện rất
rõ qua nhân vật Mị.

TB:

Giá trị nhân đạo là một thuật ngữ, chỉ một giá trị của tác phẩm văn học. Một tác phẩm mang
giá trị nhân đạo là một tác phẩm thể hiện sâu sắc……

Giá trị nhân đạo còn được thể hiện khi nhà văn đã phát hiện, trân trọng và ngợi ca những
nét đẹp tâm hồn của người nghèo miền núi. Đó là vẻ đẹp phẩm chất và sức sống của Mi. Mị
là một người con hiếu thảo và cũng là một người con gái khát khao tự do.

Giá trị nhân đạo của tác phẩm, sâu sắc nhất là sự trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và
phẩm chất tốt đẹp của người nông dân cùng khổ. Ngòi bút Tô Hoài từng bước rọi sâu khám
phá vào miền thân u của thế giới nội tâm nhân vật, ông hiểu tâm tư, nỗi niềm và khát vọng
của họ. Không chỉ trân trọng khát vọng tự do của Mị mà còn đồng tình với tinh thần phản
kháng, đấu tranh của cô; đồng thời vạch ra cho cô con đường giải phóng.

KB: Với những cảnh đời éo le, với những nỗi khổ đau đến cùng cực, tưởng như mãi mãi
phải chìm trong u tối, thì các nhân vật đã tỉnh ngộ, vùng dậy một cách bất ngờ và cương
quyết, đó chính là thành công lớn nhất của tác phẩm và lá giá trị cao đẹp của tác phẩm. Tác
giả đã có sự cảm thông sâu sắc trước nỗi đau của Mị, trân trọng ý thức nhân phẩm, khát
vọng giải phóng và tin ở khả năng tự làm chủ trước cuộc đời của cô gái trẻ

ĐỀ Tnu:

MB: Một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành là
truyện ngắn “Rùng xà nu”, tác phẩm là câu chuyện về dân làng Xô Man trong kháng chiến
chống Mĩ.Trong số những con người hiên ngang bất khuất của làng Xô Man nổi bật lên là
hình ảnh Tnú. . Vẻ đẹp chủ nghĩa anh hùng cách mạng lớn lao, cao cả, hào hùng được thể
hiện rõ nét nhất qua nhân vật Tnú.

TB:

Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay của Tnú. Chúng định dùng lửa để
thiêu rụi ý chí đấu tranh của dân làng Xô man. Nhưng chúng đã nhầm. Chúng đã vô tình
thắp lên ngọn lửa đồng khởi, ngọn lửa đấu tranh của dân làng Xô man. Một ngón, hai ngón
rồi ba bốn ngón của Tnú bốc cháy. Không gì đượm băng lửa Xà nu. Mười ngón tay của Tnú
nhanh chóng thành mười ngọn đuốc sống.

Cuộc đời bi tráng của Tnú đã làm sáng tỏ một chân lý giản dị mà sâu xa của cuộc sống được
cụ Mết truyền dạy cho con cháu: “sau này, tao chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con
cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cấm giáo”. Đó là chân lý của Cách mạng được nảy
sinh từ mảnh đất Tây Nguyên thấm máu và nước mắt. Đó là một chân lý thật nghiệt ngã
nhưng tất yếu: Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.

KB: Với giọng văn ngợi ca, thấm đẫm cảm hứng lãng mạn cách mạng, chủ nghĩa anh hùng
cách mạng Việt Nam thời kỳ chống Mĩ, tác phẩm được tác giả làm hiện diện trên khắp mọi
miền của đất nước. Từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng
đến miền núi. Tất cả tạo nên một sức mạnh long trời lở đất để nhấn chìm lũ bán nước và
quân cướp nước.

You might also like