You are on page 1of 35

I.

Đặt vấn đề

II. Tổng quan


1. Giới thiệu khu vực

Siêu thị LOTTE Mart Quận 7, địa chỉ: 469 Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Hưng, Quận 7, Tp.
Hồ Chí Minh,thành lập: 18/02/2008
Diện tích: 34.000m2, bao gồm 2 lầu , 1 tầng trệt và 2 bãi giữ xe ( 1 khu vực giữ xe máy
và 1 khu vực giữ xe ô tô )
Thời gian hoạt động ( 7 ngày / tuần ) : Từ 08h – 22h

Lotte Mart là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất quận 7, là khu mua sắm
tích hợp với vui chơi, giải trí. Do đáp ứng được hầu hết nhu cầu của khách hàng ở mọi
lứa tuổi, Lotte Mart thu hút được rất nhiều khách hàng đến tham quan, mua sắm mỗi
ngày, đặc biệt là vào các ngày cuối tuần.

2. Lý thuyết cháy nổ
2.1 Định nghĩa về cháy

Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng

Sự cháy là sự tổng hợp các quá trình sinh lý – hóa phức tạp có kèm theo tỏa nhiệt và phát
ra ánh sáng

2.2 Điều kiện xảy ra quá trình cháy

Để sự cháy xảy ra, nhất thiết phải có đủ 3 yếu tố : chất cháy, chat Oxy hóa và nguồn
nhiệt. Ba yếu tố này kết hợp với nhau đúng tỷ lệ, xảy ra cùng một thời gian, tồn tại cùng
một địa điểm thì mới đảm bảo có sự cháy hình thành. Nếu thiếu một trong ba yếu tố trên
thì sự cháy sẽ không diễn ra
2.3 Chất cháy

Chất cháy là những chất khi kết hợp với chất oxy hóa sẽ tạo ra môi trường cháy. Chất
cháy có thể ở dạng rắn, lỏng, khí

Đối với những vật cháy khác nhau thì các đám cháy của chúng sẽ có những đặc điểm
khác nhau

Bề mặt chất cháy càng rộng, sự khuấy trộn giữa chất cháy và chất oxy hóa càng tốt thì tốc
độ cháy càng tăng

2.4 Chất oxy hóa

Các chất oxy hóa là những chất có khả năng oxy hóa mạnh , các chất khác hoặc các hợp
chất dễ dàng bị phân hủy kèm theo sự tỏa ra những chất oxy hóa mạnh.

Trong không khí, Oxi chiểm 21% thể tích . Các đám cháy thường xảy ra trong môi
trường, chất oxy hóa là oxy của không khí

2.5 Nguồn gây cháy

Nguồn gây cháy là nguồn nhiệt có nhiệt độ tương ứng và dự trữ một lượng nhiệt đủ để
làm bắt cháy hoặc phát sinh cháy. Trong điều kiện sản xuất, nguồn gây cháy được phát
sinh do hiện tượng tỏa nhiệt ở các dạng:

+ Tác động của ngọn lửa trần hoặc tia lửa, tàn lửa

+ Năng lượng cơ năng

+ Năng lượng điện

+ Các phản ứng hóa học


+ Năng lượng nhiệt ( bức xạ nhiệt, dẫn nhiệt, đối lưu )

2.6 Hình thức cháy

Cháy hoàn toàn diễn ra khi có đủ lượng không khí, sản phẩm tạo ra sau khi cháy không
có khả năng tiếp tục cháy nữa

Cháy không hoàn toàn diễn ra khi thiếu không khí, các sản phẩm tạo ra sau khi cháy có
độc tính độc và còn khả năng tiếp tục cháy và nổ

III. Bảng mô tả các mối nguy về cháy nổ tại Lotte Mart Nam Sài Gòn

STT Mối nguy Nguồn Mô tả rủi ro Đánh giá mức


độ rủi ro

1 Kết cấu xây - Cấu tạo tòa - Bãi giữ xe để ngoài trời, k có Trung bình
dựng khu vực nha : tường, che chắn, nhiệt độ tăng cao vào
cột, mái,… giữa trưa => có thể xảy ra nổ
xe, nếu có cháy tại bãi giữ xe sẽ
- Hình thức lan rất nhanh đến khu vực bên
xây dựng : trong
bãi giữ xe để
khá gần với - Bên trong tòa nhà, các gian
khu vực hàng, cửa hàng để sát nhau, chỉ
trung tâm cần có 1 khu vực cháy sẽ lan rất
nhanh đến các gian hàng kế bên
- Cách sắp
xếp các gian
hàng bên
trong tòa nhà

2 Thiết bị điện - Loa, máy - Các thiết bị điện tử phải hoạt Cao
tử chiếu, thang động liên tục trong thời gian
máy, thang siêu thị mở cửa, cường độ và
cuốn, máy công suất làm việc lớn nếu
lạnh, máy không được sử dụng đúng cách
tíh, các máy có thể gây ra quá tải, gây chập
game…. nổ mạch điện, dẫn đến cháy nổ
Thiết bị nấu - Tại các nhà - Nhà hàng, đặc biệt là các nhà Trung bình
nướng hàng, đồ hàng đồ nướng, lẩu tự chọn có
3 nướng, khu sử dụng ngọn lửa trần để nấu
vực bán đồ nướng , trong nhà hàng lại có
ăn và một số nhiều trẻ em, nếu không cẩn
xe đẩy thực thận sẽ gây ra cháy từ ngọn lửa
phẩm ăn thử trong lò, bếp

- Các xe đẩy thực phẩm ăn thử


như mì gói, đồ chiên, thịt
nướng luôn cần có 1 bếp từ
hoặc bếp hồng ngoại để tiện chế
biến thực phẩm cho khách. Nếu
sử dụng không đúng cách hoặc
bất cẩn có thể gây ra cháy hoặc
nổ bếp, không xử lý được sẽ lan
đến các gian hàng gần xe đẩy

4 Nguyên vật - Vải, thảm, - Nhìn chung đây là những chất Cao
liệu gây cháy gối, drap cháy rất nguy hiểm. Khi có hỏa
giường, quần hoạn , lửa sẽ lan rất nhanh theo
áo các nguyên vật liệu này vì các
sản phẩm cùng loại luôn được
- Giấy,sách, đặt cùng chỗ ( ví dụ : khu vực
poster bán sách, khu vực bán quần
áo… )
- Nhựa ( các
sản phẩm
làm từ nhựa,
bao bì )

5 Phương tiện di - Xe chở - Các phương tiện di chuyển Cao


chuyển hàng hóa hiện nay hầu hết sử dụng xăng,
( xe tải lớn, dầu. Nếu gần khu vực để xe có
nhỏ ) mồi lửa, tia lửa hoặc xe bị nổ sẽ
gây ra hỏa hoạn rất nghiêm
- Xe của trọng. Mặt khác, có rất nhiều
khách hàng, gian hàng, nhân viên, bảo vệ
nhân viên gần khu vực giữ xe , xảy ra
( xe hơi, xe cháy nổ sẽ rất nguy hiểm cho
máy )
tính mạng NLĐ

6 Ý thức con - Ý thức, - Khi có tai nạn về cháy, nổ nếu Trung bình
người kinh nghiệm, có người có kỹ năng xử lý tình
kỹ năng giải huống sẽ hạn chế được rất
quyết tình nhiều rủi ro, tai nạn. Còn nếu
huống của tất cả mọi người đều không thể
nhân viên, xử lý được sẽ để đám cháy càng
quản lý an lan rộng ra hơn, gây thiệt hại
toàn và cho người và tài sản.
khách hàng
khi có sự cố - Bản thân NLĐ và khách hàng
xảy ra đến siêu thị không có ý thức
bảo vệ của chung, tuân thủ theo
các quy định pccc ( hút thuốc,
sử dụng các thiết bị điện, thiết
bị nấu nướng sai quy cách, gây
ra cháy nổ )

7 Kế hoạch ứng - Sơ đồ - Sơ đồ, biển báo thoát hiểm tuy Cao


phó sự cố hướng dẫn có nhưng không hiệu quả, siêu
chưa được thoát hiểm thị lại không tổ chức tập huấn
chuẩn bị đầy chưa rõ ràng cho upsc nên nếu có sự cố xảy
đủ ra mọi người vẫn sẽ không biết
- Không tổ nên làm gì, chạy theo hướng
chức các nào dù đã có sơ đồ hướng dẫn
buổi tập  người bị kẹt lại bên trong
huấn pccc tại càng đông, sẽ cản trở công việc
siêu thị dập lửa, gây khó khăn cho việc
cứu hộ, cứu nạn

8 Trang thiết bị Một số bình cứu hỏa bị để Trung bình


PCCC chưa khuất vào trong, hàng hóa che
đúng quy định mất, các thiết bị cảm ứng cháy
đã để từ rất lâu, nhìn khá cũ ,
không biết có thể hoạt động
được nữa hay không  khi có
sự cố, khó tiếp cận được các
thiết bị pccc, làm chậm thời
gian chữa cháy .

IV. Khu vực tầng trệt


1. Giới thiêu về tầng trệt Lotte Mart
Tầng trệt khu vực Lotte Mart bày bán, trưng bày các mặt hàng:

- Thực phẩm tươi sống

- Thực phẩm chế biến

- Ẩm thực

- Quần áo- trang sức

- Bãi giữ xe và Circle K

Tầng 1 có trang bị đầy đủ hệ thống trang thiết bị về PCCC: bình chữa cháy, vòi
phun nước tự động khi có cháy, bảng hướng dẫn sử dụng..v…v...
Đặc biệt các khu vực có các mặt hàng dễ cháy như: quần áo, mĩ phẩm,… đều được
trang bị bình PCCC kèm bảng hướng dẫn sử dụng.

Bảng hướng dẫn lối thoát hiểm hay sơ đồ bố trí ở tầng 1 cũng được dán ở các khu
vực cửa ra vào để mọi người dễ dàng nhìn thấy nhằm ứng phó hay thoát hiểm khi
có sự cố xảy ra .
2. Nguy cơ cháy nổ
2.1. Bãi giữ xe

Lotte Mart có 2 bãi giữ xe , mỗi khu giữ xe gồm 16 gian giữ xe máy ( mỗi gian
chứa được 40 xe ) và 20 xe hơi lớn, nhỏ các loại, cả 2 bãi giữ xe đều để ngoài trời,
vào những ngày lễ, ngày cuối tuần khách hàng đến rất đông nên bãi giữ xe thường
chật kín và các xe để rất sát nha. Bên ngoài do che chắn chưa đúng cách, không
hạn chế được nhiệt độ nên thường rất nóng, nhiệt độ ngoài bãi giữ xe có những lúc
lên đến gần 400  nhiệt độ cao rất nguy hiểm cho xe, có thể gây ra nổ bình xăng.
Và vì các xe để rất gần nhau nên đám cháy, nổ sẽ lan đi rất nhanh, có thể lan đến
cả khu vực trung tâm nếu không xử lý kịp thời.
2.2. Tầng trệt trung tâm thương mại
2.2.1 Các mặt hàng dễ cháy:
Tầng 1 trung tâm bày bán tập trung nhiều các mặt hàng thời trang như là quần áo,
mỹ phẩm, thực phẩm,cồn, rượu,.. nên dễ bắt cháy hay khả năng cháy lan cao khi có
cháy xảy ra. Dù ở đây trung tâm đã trung bị kĩ hơn về bình chữa cháy tại những
khu vực này nhưng việc đặt các gian hàng bày bán khá gần nhau và số lượng đồ
nhiều nên nguy cơ cháy lan, cháy lớn do những vật dụng dễ bắt cháy là khả năng
xảy ra khá cao. Không chỉ có vậy, một số bình chữa cháy đặt ở góc khuất bị những
bảng quảng cáo che khuất cũng cản trở công tác phòng cháy chữa cháy
Tận dụng không gian bày hàng hóa

Ngoài ra, tại đây còn có khá nhiều khu vực ăn uống và bàn ghế ở đây đa số bằng
gỗ được đặt gần nhau do khu vực độ rộng có hạn nên khi xảy ra cháy lớn có khả
năng cháy lan cao.
2.2.2 Mối nguy cháy nổ do gas, điện:
Khu vực bán đồ ăn chiên nấu bằng bếp gas nếu không kiểm tra kĩ về van gas hay bị
rò rỉ mà không kiểm soát được có thể gây cháy nổ, không khóa van bình gas khi
nấu xong, tắt bếp gas chưa đúng quy trình. Còn bếp từ, bếp hồng ngoại nếu bất cẩn
sẽ nảy sinh sự số điện
Hệ thống điện ở đây khá dày đặt do nhu cầu sử dụng điện cho việc thắp sáng, nấu
nướng… nên việc sử dụng quá tải hay chập điện dẫn đến nguy cơ cháy nổ là có thể
xảy ra.

Dễ cháy bởi các máy móc chứa đồ đông lạnh hoạt động liên tục không nghỉ, không
được bảo dưỡng. Hàng trăm loại máy móc, mô tơ hoạt động để duy trì sự hoạt
động của siêu thị
2.2.3 Ý thức con người:
- Nhiều người đến mua hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại không thấy hết
nguy cơ cháy nổ hoặc chủ quan nắm bắt các biện pháp thoát thân khi có sự cố xảy
ra. Nơi tập trung đông người cũng là nơi tiềm ẩn nguy cơ cháy cao

- Có bảng cấm hút thuốc, nhưng không phải người dân nào cũng chấp hành, ngay
cả nhân viên bảo vệ của siêu thị đôi khi hút thuốc xong cũng dúi vào đâu đó chứ
chưa thực sự ý thức dập tàn.

- Lơ là đến công tác phổ biến thường xuyên về an toàn lao động ,lại thay đổi người
liên tục, nhiều nhân viên siêu thị ở đây khá đông là sinh viên làm việc bán thời
gian hay nhân viên không biết sử dụng bình chữa cháy, khi phát hiện cháy không
biết phải xử lý như thế nào cho đến lúc lửa bùng phát to mới gọi được người trợ
giúp thì đã quá muộn

V. Khu vực lầu 2


1. Giới thiệu khu vực
Tầng 2 Lotte Mart là khu siêu thị, đây là khu trưng bày và bán các mặt hàng:

 Quần áo
 Đồ gia dụng - Điện máy

 Hóa mỹ phẩm

 Thực phẩm khô

 Ngoài ra tầng 2 còn có khu vực nhà sách (Fahasa), cửa hàng bán đồ chơi trẻ
em (My Kingdom), khu vực các máy Game cho khách hàng vui chơi, giải
trí…
Qua quá trình thực tế, nhóm nhận thấy đây là khu vực có trang bị các phương
tiện PCCC, bảng hướng dẫn sử dụng, chuông báo cháy, lối thoát hiểm, sơ đồ thiết
bị chữa cháy được đặt tại đâu… Các bình chữa cháy được đặt ở các nơi khác nhau
và có khoanh vùng khu vực nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động ứng phó kịp
thời khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

Hệ thống phun nước tự động cũng được lắp đặt trên trần nhằm phục vụ công
tác PCCC khi có sự cố xảy ra.
Mặt khác, khu vực này còn trang bị sơ đồ thoát hiểm khi có sự cố khẩn xảy ra và
bảng thông báo sự cố khẩn nhằm ứng phó kịp thời khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
Khu vực còn trang bị thêm cửa chống cháy nhằm ngăn chặn khói hoặc đám
cháy lan ra để con người có thể di chuyển đến nơi an toàn mà không phải tiếp xúc
với lửa khi sự cố cháy xảy ra.

Bố trí dãy hàng, ngành hàng không cháy hoặc khó cháy xen kẽ giữa các ngành
hàng, dãy hàng dễ cháy nhằm hạn chế việc bắt cháy, cháy lan giữa các dãy hàng
với nhau.
Tuy nhiên, khu vực này nhóm nhận thấy còn có nhiều bất cập, tiềm ẩn những
mối nguy cháy nổ và công tác PCCC chưa được chuẩn bị tốt nhất. Cụ thể như bình
chữa cháy được đặt trong góc khuất, khó nhìn thấy, hoặc bị cản trở, che chắn bởi
hàng hóa… gây khó khăn trong công tác chữa cháy khi có sự cố xảy ra. Ngoài ra
còn nhiều bất cập khác sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.
2. Các mối nguy gây ra cháy nổ trong khu vực
2.1 Hàng hóa dễ cháy
Tầng 2 Lotte Mart là nơi buôn bán các mặt hàng rất đa dạng, cung cấp cho người
tiêu dùng những sản phẩm để phục vụ đời sống. Các mặt hàng như sách vở, quần
áo, các vật dụng gia đình… là những sản phẩm không thể thiếu trong mỗi nhà.
Nhưng nếu không may có hỏa hoạn xảy ra thì những mặt hàng này sẽ rất dễ cháy
vì đây là sản phẩm được làm từ giấy, vải, nhựa…
 Đây là những mặt hàng có tính bắt cháy khá cao vì nó chủ yếu được
làm giấy, nhựa, vải, nếu như hỏa hoạn lớn xảy ra thì rất khó trong việc
dập tắt đám cháy, bảo vệ hàng hóa.
2.2 Hàng hóa không được sắp xếp gọn gàng, xe đẩy hàng lấn chiếm lối đi
Những thùng hàng không được xếp vào trong kho, xe đẩy hàng để chắn lối đi.
Điều này khiến cho diện tích đường đi bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hoạt động mua
sắm của con người và nếu hỏa hoạn xảy ra thì đây cũng là nguyên nhân khiến cho
việc sơ tản của mọi người gặp cản trở
 Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến việc sơ tán người, chạy
thoát khỏi vùng nguy hiểm nếu như có hỏa hoạn xảy ra. Ban quản lí phải có trách
nhiệm cử người đi giám sát, nhắc nhở các biện pháp vi phạm để tránh tình trạng
này diễn ra.
2.3 Mối nguy về điện
 Ổ điện, dây diện không được ràng buộc cho gọn gàng. Lotte Mart hay
trung tâm thương mại là những nơi có nhu cầu sử dụng năng lượng điện
rất cao để phục vụ cho các hoạt động mua sắm, trưng bày sản phẩm… 
chính vì việc sử dụng điện như vậy có thể dẫn đến quá tải điện gây ra
chập điện, rò rỉ điện dẫn đến cháy nổ.
2.4 Bình chữa, khu vực hạ cửa chống cháy bị cháy bị che khuất
Bình chữa cháy CO2 có tác dụng dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh. Bình
chữa cháy phải được đặt ở nơi dễ thấy, dễ lấy để thuận tiện cho việc chữa cháy khi
có hỏa hoạn xảy ra. Khu vực hạ cửa chống cháy đã được dán bảng thông báo phải
đảm bảo cho mọi người đều thấy được. Thế nhưng ở một vài nơi tại tầng 2 Lotte
Mart thì bình chữa cháy và khu vực hạ cửa chống cháy lại được đặt ở vị trí bị
khuất, trong bóng tối, trong góc, khó lấy, bị các vật dụng khác che mất  điều này
chắc chắn sẽ khiến cho hoạt động chữa cháy tại chỗ gặp khó khăn nếu như có cháy
xảy ra.
2.5 Nhân viên làm việc không được huấn luyện đào tạo để ứng phó sự cố
Siêu thị, trung tâm thương mại là nơi thường hay tuyển nhân viên mới. Những
nhân viên này chủ yếu là sinh viên, người làm việc part-time nên sẽ không được
qua quá trình huấn luyện, đào tạo để biết cách ứng phó khi gặp sự cố hoặc nếu có
được đào tạo thì chỉ là đạo tạo sơ sài, không đầy đủ về kiến thức và kĩ năng chuyên
môn. Và nếu hỏa hoạn xảy ra thì những nhân viên này sẽ không biết làm cách nào
để sơ tản người đến vùng an toàn hay là sử dụng bình chữa cháy để dập tắt những
đám cháy nhỏ mới phát sinh…

2.6 Tầng trệt là nguyên nhân gây cháy lan lên tầng 2
Nếu như hỏa hoạn xảy ra ở tầng 1 thì khói từ tầng 1 sẽ xâm nhập lên tầng 2 do hiện
tượng đối lưu không khí  nếu như đó là đám cháy lớn thì người ở tầng 2 sẽ bị ngạt
khói dẫn đến bị thương và có thể tử vong mặc dù đám cháy không xuất phát từ
tầng 2.
3. Khu vực nguy hiểm và khu vực khó thoát hiểm
3.1 Khu vực dễ xảy ra sự cố cháy.
Qua quá trình quan sát, nhóm nhận thấy khu vực dễ xảy ra sự cố cháy nổ nhất là
khu vực phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, vì đây là nơi có nhiều máy game, trò
chơi điện tử, phòng kararoke… những thiết bị này luôn phải sử dụng điện và luôn
luôn trong trạng thái hoạt động rất nhiều. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu
dùng điện quá tải, các máy game, điện tử… tiêu thụ điện có công suất lớn, vượt
quá khả năng chịu tải của hệ thống dây dẫn có thể dẫn đến hiện tượng nổ, chập
điện gây ra sự cố cháy nổ. Mặt khác, việc phải hoạt động thường xuyên trong thời
gian dài cũng khiến các thiết bị tiêu thụ điện tỏa nhiệt, nhiệt tỏa ra phụ thuộc vào
môi trường, công suất và thời gian tiêu thụ. Nếu không được kiểm soát thì nguồn
nhiệt này cũng có thể gây cháy.

3.2 Khu vực khó thoát hiểm.


Theo nhóm thì khu vực khó thoát hiểm nhất là khu vực bán quần áo. Vì như chúng
ta đã biết quần áo là vật liệu dễ cháy, khi có sự cố xảy ra, khu vực này sẽ dễ dàng
bắt cháy và nguy cơ lan ra xung quanh là rất lớn. Đồng thời đối diện khu vực này
là khu vực bán chăn, gối, khăn… đây cũng là những vật liệu dễ cháy. Khi có sự cố
xảy ra, vì đây là khu vực nằm giữa tầng 2, có quá nhiều quầy hàng gây cản tầm
nhìn, lại chứa nhiều vật liệu cháy nên đa số mọi người sẽ không định hướng được
lối thoát hiểm nằm ở đâu. Mặt khác do tâm lý hoảng loạn nên việc chạy khắp nơi
tìm lối thoát dẫn đến dẫm đạp lên nhau là hoàn toàn có thể xảy ra.

4. Hướng dẫn đường chạy thoát hiểm.

Khi có cháy xảy ra, nếu phải đang mắc kẹt trong khu vực nói trên, không tìm
được lối thoát hiểm thì đầu tiên ta phải thật bình tĩnh để tìm cách giải quyết. Nhìn
vào sơ đồ thoát hiểm ta dễ dàng nhận thấy khu vực tầng 2 có 6 cửa thoát thiểm
được đánh số từ 1 đến 6. Khu vực chúng ta đang nói đến là khu vực thời trang.
Nhìn vào sơ đồ ta dễ dàng nhận thấy khu vực này rất gần với cửa thoát hiểm số 6
và số 5, vì vậy trong trường hợp này chúng ta cần phải bình tĩnh và di chuyển thật
nhanh hướng về 2 cửa này để thoát ra ngoài. Nếu trường hợp lượng khách quá
đông, ta cũng có thể chạy theo hướng mũi tên màu vàng, dọc theo quầy hàng gia
dụng, qua nhà sách, vòng qua khu vui chơi trẻ em để hướng tới cửa thoát hiểm số 1
và 2.

Đồng thời ta có thể gọi điện cho Emergency Room (0908955800) hoặc Security
Room (0909912561) để được giúp đỡ. Toàn bộ thông tin này đều có trên sơ đồ
thoát hiểm khi có sự cố khẩn.

VI. Khu vực lầu 3


1. Tổng quan
- Lầu 3 Lotte Mart là khu vực vui chơi, giải trí. Tại đây có các nhà hàng ăn uống, đồ
nướng, buffet, rạp chiếu phim và các ghế matxa ở khu vực nghỉ ngơi.

- Vì tính chất công việc, đối với các nhà hàng, cháy nổ là mối nguy lớn nhất và nguy
hiểm nhất. do đó ở mỗi nhà hàng đều có trang bị ít nhất 2 bình chữa cháy ( đặt ở bên
trong và bên ngoài quầy ) . Mặt khác, siêu thị cũng có trang bị bình chữa cháy đặt dọc
theo đường đi ( cách 5m sẽ có 1 bình chữa cháy ) và bình chữa cháy đều được kiểm tra
định kỳ theo đúng quy định ( mỗi tháng kiểm tra 1 lần )
2.Các mối nguy gây cháy nổ
2.1 Mối nguy về điện
Lotte Mart là 1 trung tâm thương mại lớn, vì vậy lượng điện mà trung tâm tiêu thụ mỗi
ngày là vô cùng nhiều. Rạp chiếu phim và các cửa hàng ăn uống cũng vậy. Tất cả đều cần
điện để phục vụ cho việc hoạt động. Điện cần cho việc nấu nướng trong các cửa hàng ăn
uống (bình đun nước siêu tốc, bếp điện từ, lò nướng,…), việc chế biến bắp rang, sử dụng
máy tính trong rạp chiếu phim và đặc biệt là việc chiếu sáng ở các khu vực. Tất cả đều có
nguy cơ chập điện, gây cháy nổ nếu nhân viên không chú ý, cẩn thận.

2.2 Mối nguy về con người


Nhân viên tại lầu 3 đa số là nhân viên tại các nhà hàng, quầy thức ăn nên phải làm việc
với lửa, các thiết bị nấu nướng. Nếu nhân viên lơ là trong quá trình làm việc có thể gây ra
cháy nổ từ gas, lửa trong gian bếp nhà hàng. Và nếu nhân viên không có kỹ năng xử lý sự
cố sẽ để ngọn lửa cháy lớn hơn và lan sang các gian hàng bên cạnh, sẽ rất nguy hiểm và
khó dập tắt hơn nữa

Lầu 3 là khu vực giải trí nên thường tập trung rất nhiều trẻ em, thanh thiếu niên vui chơi.
Đây là lứa tuổi còn hiếu động, chưa có ý thức bảo vệ của chung và tuân theo các quy định
pccc . Mặt khác, nếu có tai nạn xảy ra, cũng rất ít người ở độ tuổi này có kinh nghiệm,
khả năng xử lý tình huống trong các trường hợp cháy nổ  càng nhiều người kẹt lại sẽ
càng nguy hiểm, cản trờ quá trình cứu hộ, cứu nạn .
2.3 Nguy cơ cháy, cháy lan
Các cửa hàng ăn uống sửa dụng lửa than để chế biến và phục vụ món ăn cho khách hàng
là việc không thể tránh khỏi. Việc gây cháy cũng bắt nguồn từ đây. Nếu xảy ra cháy, lửa
sẽ cháy lan ra các thùng giấy trong bếp, bảng quảng cáo, các tờ rơi, vật trang trí bằng
nhựa và bàn ghế bằng gỗ, bàn ghế có lót nệm. Ở rạp chiếu phim, có thể xảy ra cháy từ
việc chập điện của các ổ điện, dễ cháy lan ra các túi giấy dùng để đựng bắp, vé xem
phim, và các vật tương tự như ở các cửa hàng ăn uống.

3. Khu vực khó thoát hiểm:


- Tại lầu 3 có hai khu vực khó thoát hiểm nhất khi có hỏa hoạn là khu vực chế biến thức
ăn tại quầy nhà hàng tổng hợp và khu vực bên trong rạp chiếu phim

+ Khu vực chế biến thức ăn : có diện tích khá nhỏ ( 20 – 25 m 2 ), bên trong lại để các
thiết bị nấu nướng ( bếp lửa, lò vi sóng, lò hấp, lò nướng ), sử dụng lửa và ga xuyên suốt
thời gian hoạt động nên khả năng xảy ra cháy nổ là rất cao. Tuy nhiên, mỗi khu vực chỉ
có 1 đường thoát ra và nó chỉ đủ chỗ cho 1 người ra một lần ( bên trong gian bếp có 2,3
người làm việc ), phía trước là nơi để bàn, ghế cho khách hàng ăn uống. Lối đi giữa các
bàn khá hẹp, khó di chuyển, nếu có cháy vào những ngày khách đông, chắc chắn nhân
viên trong khu vực chế biến thức ăn sẽ không thoát ra kịp.

+ Khu vực bên trong rạp phim : Rạp chiếu phim Lotte có 8 phòng chiếu( 60 người/
phòng ) , 2 phòng  VIP Charlotte ( 30 người / 1 phòng ), Tuy vậy, cả 10 phòng chiếu
phim đều có chung 2 lối thoát hiểm, đường thoát hiểm chỉ đủ chỗ chó 80 người chạy
được ( các suất phim có giờ ra/ vào khác nhau nên thường chỉ có 1 phòng ra 1 lần và cách
20 phút sau mới có tốp khác ra nên không có hiện tượng ùn tắc, kẹt lại tại lối đi ) . Vào
những dịp lễ, ngày nghỉ, các phòng chiếu sẽ chứa đầy người ( khoảng 500 người / 1 suất
chiếu ), nếu có cháy nổ xảy ra sẽ sơ tán cùng lúc 500 người và lối thoát hiểm không đủ
rộng để điều động cho mọi người chạy thoát nhanh chóng.

4. Thoát hiểm

Khi có sự cố xảy ra, việc đầu tiên là phải bình tĩnh tìm lối thoát hiểm.

Tầng 3 có tất cả 6 lối thoát hiểm được bố trí đều xung quanh.

Để mở cửa thoát hiểm, ta bấm nút đỏ theo chỉ dẫn:

Khi có sự cố cháy, nhấn nút theo chỉ dẫn:


Trên mỗi cửa thoát hiểm đều có bảng hướng dẫn việc thoát hiểm, số điện thoại khẩn
cấp khi có sự cố về cháy, điện, người bị thương:

- Sở cứu hoả: 114


- Cứu thương: 115
- Điện lực: 19005454
- Phòng kỹ thuật: 0989 384 390
- Phòng an ninh: 0903 909 594
Trên mỗi tủ chữa cháy cuộn vòi đều có hướng dẫn sử dụng như thế nào và hướng
dẫn sử dụng bình chữa cháy:
Các bình chữa cháy được đặt cả bên trong cửa hàng, trong khu vực rạp phim và ở dọc lối
đi:

Bên trong rạp chiếu phim sẽ có sơ đồ thoát hiểm riêng:


VII. Đề xuất biện pháp pccn

1. Biện pháp

 Không được để hàng hóa che lấp bảng điện; ổ điện; các bóng đèn, các quạt
bàn; quạt treo tường phải có lồng bảo vệ ; các đèn sử dụng không được gắn
trực tiếp lên trần; đèn phải cách trần từ 0,20m đến 0,50m (trừ các trần bằng
thạch cao).
 Sử dụng các trang thiết bị có liên quan đến điện phải đảm bảo đúng kỹ thuật
các đường dây dẫn điện phải có ống gel (ống nhựa) không được để dây dẫn
điện ngoài trần các ổ điện phải có cầu dao hoặc cầu chì; không được cắm
dây điện trực tiếp khi không có đuôi cắm điện.
 Việc sử dung các trang thiết bị điện phải đảm bảo an toàn kĩ thuật, cần phải
phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm cũng như thường nhắc nhở các
nhân viên trong công tác phòng cháy
 Không để hàng hóa lấn chiếm các lối đi chung.
 Bàn ghế cần được sắp xếp gọn hơn hay có thể thay bằng ghế inox đệm nệm.
 Những nơi nấu nướng cần trang bị bình PCCC, người sử dụng hay người
trong khu vực phải kiểm tra bình gas khi sử dụng
 Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, các hệ thống điện phải được kiểm
tra thường xuyên phòng ngừa chập điện, đường dây hư vỏ bọc
 Thường xuyên kiểm tra các hộp họng vòi nước chữa cháy không để nhân
viên để đồ vật che lấp
 Tập trung đào tạo và diễn tập cho nhân viên về kĩ năng ứng phó sự cố khẩn
cấp và PCCC.
 Bản thân nhân viên và khách hàng mua sắm cần chủ động phòng ngừa, trang
bị kiến thức phòng chống cháy nổ và công tác ứng phó sự cố khi cháy xảy ra
5. Việc cần làm khi xảy ra cháy nổ tại khu vực.

Khi xảy ra sự cố cháy tại khu vực, ta cần:

 Hô hoàn, nhấn chuông báo cháy… để báo động gấp có sự cố cháy.

 Tiến hành cắt cầu dao nguồn điện đến khu vực có đám cháy.

 Sử dụng các phương tiện chữa cháy: Bình chữa cháy, cát, nước… (Lưu ý:
không sử dụng nước để chữa cháy ở những đám cháy có điện).
 Khi đám cháy lan rộng, không có khả năng kiểm soát, ta gọi 114.

 Giữ bình tĩnh, hoảng loạn không thể vận dụng chính xác phán đoán và lý trí
của bản thân để có những lựa chọn chính xác, không những làm lỡ thời cơ
chạy thoát mà con có thể có những hành động bất lợi cho việc chạy thoát.

 Quan sát các đường thoát hiểm khẩn cấp

 Xác định rõ vị trí không kiểm soát được lửa bằng cách nghe loa thông báo
từ các bộ phận giám sát siêu thị.

 Đề phòng trúng độc, khói: ta nên biết khói sẽ khiến ta tử vong trước khi lửa
ập đến, vì thế, hãy đề phòng khói bất cứ lúc nào bằng cách “thủ sẵn” khăn
che mặt, khẩu trang hay vật làm bằng vải để hạn chế hít phải khói độc.

 Tránh chạy loạn: ở những nơi đông đúc, đám đông hỗn loạn sẽ giẫm đạp lên
nhau, dẫn đến thương vong và sẽ rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ khi vô tình chạy
vào phải đám đông đang chạy loạn. Không nên ngồi đợi thang máy mà phải
chạy thoát bằng thang bộ.
VIII. Kết luận

You might also like