You are on page 1of 4

MÔN: ĐỊA LÝ

Bài 18: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ


1. Nhà ở của người dân

 Các dân tộc ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ – me, Chăm, Hoa…

 Nhà ở chủ yếu được xây dựng và phân bố dọc hai bên sông ngòi, kênh rạch.

 Xuồng, ghe là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân nơi đây

 Ngày nay nhiều nhà kiên cố, khang trang được xây dựng, đời sống người dân
được nâng cao.

CH: Quan sát hình 1, em hãy cho biết nhà ở của người dân thường phân bố ở đâu?

Trả lời:

 Dựa vào hình 1 ta thấy, nhà của người dân ở đồng bằng Nam Bộ phân bố chủ yếu
ở hai bên các con sông và kênh rạch.

2. Trang phục và lễ hội

 Trang phục: Phổ biến là áo bà ba và chiếc khăn rằn

 Lễ hội: Thường tổ chức các lễ hội để cầu được mùa và may mắn , một số lễ hội
lớn như: lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, Lễ hội Núi Bà (Tây Ninh), lễ tế thần cá
Ông của các làng chài…

Bài 19: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng
Nam Bộ
1. Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước.

 Đồng bằng Nam Bộ  là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất nước ta nhờ có nhiều điều
kiện thuận lợi
o Đồng bằng lớn, đất đai màu mỡ

o Khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào

o Người dân cần cù lao động

 Sản phẩm lúa gạo, trái cây cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu.

CH: Quan sát các hình dưới đây, kể tên theo thứ tự các công việc trong thu hoạch và
chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ?

Trả lời:

Để thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ, người dân đã phải trải
qua các công đoạn sau:

 Bước 1: Gặt lúa

 Bước 2: Tuốt lúa

 Bước 3: Phơi thóc

 Bước 4: Xay xát gạo và đóng bao

 Bước 5: Xếp gạo lên tàu để xuất khẩu.

CH: Quan sát hình dưới đây, kết hợp với vốn hiểu biết của mình, em hãy kể tên các
trái cây ở đồng bằng Nam Bộ?

Trả lời:

 Những loại cây chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ là: Sầu riêng, mãng cầu, măng cụt,
chôm chôm, xoài, thanh long, nhãn…

2. Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thủy sản nhất nước ta

 Đồng bằng Nam Bộ là vùng nuôi và đánh bắt thủy sản nhiều nhất nước ta nhờ các
điều kiện thuận lợi.

 Vùng biển có nhiều cá, tôm và hải sản khác

 Có nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch để nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nước
ngọt.
 Sản phẩm thủy sản được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới, trong
đó có nhiều gia đình đã giàu lên từ nuôi và đánh bắt cá, tôm.

Bài 20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng
Nam Bộ (Tiếp theo)
3. Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta

 Đồng bằng Nam Bộ có ngành công nghiệp phát triển nhất cả nước nhờ:

o Nguồn nguyên liệu đồi dào

o Đội ngũ người lao động đông

o Được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy.

 Mỗi năm, đồng bằng Nam Bộ tạo ra được ½ giá trị sản xuất công nghiệp của cả
nước.

 Các ngành công nghiệp nổi tiếng của vùng: khai thác dầu khí, sản xuất điện, hóa
chất, phân bón, cao su, dệt may…

CH: Quan sát các hình trên, kể tên các sản phẩm công nghiệp của đồng bằng Nam Bộ?

Trả lời:

 Một số tên sản phẩm công nghiệp của đồng bằng Nam Bộ là: linh kiện máy tính
điện tử, bột ngọt, hạt điều xuất khẩu, phân lân đạm, …

4. Chợ nổi trên sông

 Chợ nổi là nét độc đáo của người dân nơi đây

 Một số chợ nổi: chợ Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang)…

 Chợ nổi được họp ở những nơi thuận tiện thuyền, ghe từ nhiều nơi đổ về.

 Hoạt động mua bán diễn ra tấp nập với nhiều loại hàng hóa.

CH: Quan sát  hình 9, em hãy mô tả về chợ nổi trên sông?


Trả lời:

 Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho thuyền ghe đi lại. Chợ
diễn ra trên các xuồng ghe, việc mua bán diễn ra từ sáng sớm. Chợ có nhiều sản
phẩm đa dạng như rau quả, thịt, cá, quần áo…

You might also like