You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA

CÂU 1: Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của các nước ĐNA?
- Do khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú (đất phù sa, đất đỏ badan ), mạng lưới sông ngòi dày đặc,
nhiều nước, phù sa thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tê biển cũng như
thương mại, hàng hải.
- ĐNÁ nằm trong vành đai sinh khoáng nên có nhiều khoáng sản, thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.
- Diện tích rừng rộng lớn, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.

CÂU 2: Trình bày các đặc điểm cơ bản về dân cư và xã hội ĐNA. Phân tích ảnh hưởng.
* Đặc điểm dân cư:
- Dân số: 556,2 triệu người (năm 2005).
- Mật độ dân số: 124 người/km2 (năm 2005, trong khi mật độ dân số thế giới là 48 người/km2)
-Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trước đây khá cao, hiện nay đã có xu hướng giảm.
- Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng, các vùng đất badan và thưa thớt ở vùng núi
cao.
- Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%
=> Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư:
- Thuận lợi: + Nguồn lao động dồi dào.
+ Thị trường lao động rộng lớn.
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Lao động giá rẻ
- Khó khăn: + Trình độ lao động có tay nghề và chuyên môn cao còn hạn chế.
+ Sức ép của dân số lên các mặt như kinh tế, tài nguyên và chất lượng cuộc sống,...
+ Trình độ phát triển kinh tế chưa cao ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng
cuộc sống
*Xã hội:
- Các quốc gia đều có nhiều dân tộc ( ví dụ: Chăm, Dao, Thái....). Một số dân tộc phân bố rộng , không
theo biên giới quốc gia, điều này gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi
nước.
- Nhiều tôn giáo như văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ. Tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa tôn
giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại như Phật giáo, thiên chúa giáo, hồi giáo
- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng.
*Thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.
*Khó khăn trong việc quản lí, ổn định chính trị ở các nước.

CÂU 3: Trình bày chiến lược công nghiệp hóa của ĐNA. Vì sao ĐNA phát triển mạnh các ngành
công nghiệp khai khoáng, SX hàng tiêu dùng và SX lắp rắp hàng điện tử.
* Chiến lược Công nghiệp hóa của Đông Nam Á:
- Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
- Hiện đại hóa thiết bị.
- Chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động.
- Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu.
=> Tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tranh thủ ngồn vốn công nghệ, kinh nghiệm quản lí
và chiếm lĩnh thị trường.
* ĐNA phát triển mạnh các ngành công nghiệp khai khoáng, SX hàng tiêu dùng và SX lắp rắp hàng
điện tử. Vì:
- ĐNA nằm trong vành đai khoáng sản nên có nhiều khoáng sản cho phát triển CN.
- Nhu cầu về hàng tiêu dùng cao, nguồn nhân lực dồi dào và máy móc được hiện đại hóa.
- Những năm gần đây, các ngành CN sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử… do liên doanh với
các hãng nổi tiếng ở nước ngoài nên sản phẩm đã có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của nhiều nước
trong khu vực.
- Phát triển các ngành CN khai khoáng như khai thác dầu khí, khai thác than và các loại khoáng sản kim
loại, cùng các ngành CN dệt may, giày da, các ngành tiểu thủ công, chế biến thực phẩm.. nhằm phục vụ
sản xuất.

CÂU 4: Giải thích sự phân bố của các nông sản chính ở ĐNA.
+ Những nơi này có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ,... thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
+ Tiếp giáp với biển nên chịu nhiều ảnh hưởng từ biển: khí hậu ẩm, ấm áp.
+ Có nhiều con sông lớn chảy qua, cung cấp nước cho trồng trọt.
+ Có nền văn minh lúa nước từ lâu đời.
+ Có nguồn lao động, nhân công dồi dào.

CÂU 5: Trình bày mục đích và cơ chế hợp tác của ASEAN. Vì sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn
mạnh vào hòa bình trong khu vực.
* Mục đích chính của ASEAN:
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển.
- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối
nước hoặc các tổ chức kinh tế khác.
=> mục tiêu tổng quát: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.
* Cơ chế hợp tác của ASEAN:
- Thông qua các diễn đàn, hiệp ước, tổ chức các hội nghị.
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
- Xây dựng “ khu vực thương mại tự do ASEAN”.
- Thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao khu vực.
=> đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN.
* Mục tiêu của ASEAN là nhấn mạnh đến sự hoà bình, ổn định vì:
- Mỗi nước trong khu vực, mức độ khác nhau và tuỳ từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau đều chịu
ảnh hưởng của sự mất ổn định mà nguyên nhân do vấn đề sắc tộc, tôn giáo hoặc do các thế lực thù địch
nước ngoài gây nên đều đã nhận thức đầy đủ, thống nhất cao về sự ổn định để phát triển.
- Vấn đề biên giới, đảo, vùng biển đặc quyền về kinh tế... trong khu vực Đông Nam Á còn nhiều tranh
chấp phức tạp đòi hỏi cần phải ổn định để đối thoại đàm phán và giải quyết một cách hoà bình.
- Sự ổn định của khu vực sẽ không tạo cơ chế để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của
khu vực.
- Các nước ĐNA có nhiều dân tộc, 1 số dân tộc phân bố rộng, ko theo biên giới quốc gia => gây khó khăn
cho việc quản lí và ổn định tình hình chính trị, xã hội nên cần phải ổn định để hợp tác cùng phát triển.

CÂU 6: Phân tích những thách thức của ASEAN. Trình bày quá trình hội nhập và vai trò của VN
trong ASEAN. Những cơ hội và thách thức khi VN tham gia ASEAN.
*Thách thức đối với ASEAN:
- Trình độ phát triển còn chênh lệch:
+ GDP của một số nước cao như Singapo.
+ GDP của một số nước thấp như Mianma, Campuchia, Lào,…
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên không đồng đều => ảnh hưởng tới mục tiêu phấn
đấu của ASEAN là phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội => dẫn đến nguy cơ tụt hậu đối
với một số nước.
- Tồn tại một số bộ phận dân cư còn có mức sống thấp, còn tình trạng đói nghèo => là lực cản của sự phát
triển về nhiều mặt và là nhân tố gây mất ổn định xã hội.
- Mặc dù không còn chiến tranh nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố vẫn còn ở một số quốc gia,
gây mất ổn định khu vực.
- Một số vấn đề khác:
+ Quá trình đô thị hoá nhanh.
+ Vấn đề mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc.
+ Vấn đề về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường: cháy rừng, khai thác tài nguyên rừng không hợp
lí, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên chưa hiệu quả.
+ Dịch bệnh hoành hành.
+ Vấn đề về an ninh hàng hải.
+ Vấn đề về xung đột, mâu thuẫn sắc tộc và tôn giáo.
+ Vấn đề việc làm và đào tạo nguồn nhân lực.
==> đòi hỏi các nước thành viên ASEAN phải nỗ lực hợp tác cùng khắc phục.
* Những cơ hội và thách thức khi VN tham gia ASEAN.
- Cơ hội:
+ Xuất khẩu hàng hóa trên thị trường
+ Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ...
+ Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN.
- Thách thức:
+ Cạnh tranh lẫn nhau.
+ Hòa nhập chứ không “hòa tan”.

CÂU 7: Phân tích các thuận lợi và khó khăn để phát triển kinh tế TQ
* Miền Đông:
- Thuận lợi: + Địa hình thấp, có nhiều đồng bằng châu thổ với đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển
trồng trọt và xây dựng nhà máy, vận tải hàng hóa.
+ Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi phát triển cơ cấu
cây trồng đa dạng: cây ôn đới và nhiệt đới, cận nhiệt đới
+ Đường bờ biển trải dài, vùng biển rộng là điều kiện thuận lơị cho phát triển kinh tế biển
( nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản; dịch vụ carng biển; du lịch biển,… )
+ Có nhiều khoáng sản, nhất là kim loại màu để phát triển công nghiệp khai khoáng và kim
loại màu.
- Khó khăn: bão, lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống sản xuất.
* Miền Tây:
- Thuận lợi: + Tài nguyên rừng, đồng cỏ phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi.
+ Nơi bắt nguồn của các con sông lớn, có giá trị thủy điện lớn.
+ Nhiều khoáng sản để phát triển công nghiệp.
- Khó khăn: Địa hình núi cao hiểm trở, khó khai thác tài nguyên thiên nhiên, khí hậu lục địa khắc nghiệt
tạo nhiều vùng hoang mạc và bán hoang mạc dẫn đến thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

CÂU 8: Phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm dcư và xhội đối với sự phát triển kt-xh TQ.
- Dân cư:
+ Là 1 nước đông dân nhất thế giới, chiếm 1/5 dân số thế giới.
 Nguồn lao dộng dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
 Khó khăn:_gây sức ép lên sự phát triển kinh tế của đất nước.
_gây sức ép lên vấn đề việc làm: thất nghiệp, thừa lao động.
_chất lượng cuộc sống chưa cao.
_gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
+ Là một quốc gia đa dân tộc: với khoảng 50 dân tộc và người Hán chiếm 90% dân số.
 Tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống của dân tộc.
+ Tỉ suất gia tăng tự nhiên của TQ ngày càng giảm, tốc độ tăng chậm, già hóa dân số.
 Ds tăng chậm lại, giảm sức ép của vấn đề dân số lên kinh tế, chất lượng cuộc sống và việc làm.
 Ảnh hưởng đến cơ cấu giới tính, mất cân bằng giới tính, nảy sinh các vấn đề về xã hội như nạn buôn
bán phụ nữ…
+ Phân bố dân cư không đều, chủ yếu tập trung ở miền Đông (chiếm 90% dân số).
 Sự phát triển chênh lệch giữa miền Đông và miền Tây.
 MĐ: người dân thiếu việc làm, nhà ở, gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức các
nguồn thiên nhiên.
 MT: thiếu nguồn lao động trầm trọng.
+ Tỉ lệ dân nông thôn cao nhưng có xu hướng giảm, tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh (2018: dân thành thị
chiếm 59,1%).
- Xã hội:
+ Chú trọng đầu tư cho phát triển giáo dục => tạo nên 1 nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn
khoa học - kĩ thuật cao.
+ Có nền văn minh lâu đời, là 1 trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.
 Có bề dày kinh nghiệm sản xuất phong phú.
 Nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ con người.
 Nguồn lao động dồi dào có trình độ cao.
+ Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn của TQ.
 Giá nhân công rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, tạo nên sức cạnh tranh của các sản phẩm của TQ đối với
các nước trên thế giới.
+ Sự đa dạng của các loại hình trường Phổ thông, Đại học… => Có đội ngũ lao động có chất lượng cho
công cuộc hiện đại hóa đất nước.

CÂU 9: Trình bày đường lối công nghiệp hóa, quá trình công nghiệp hóa và những thành tựu đạt
được của công nghiệp TQ.
* Đường lối:
- Chuyển từ nền KT tự nhiên chiếm tỉ trọng lớn sang nền KT thị trường tương đối cao.
- Chuyển VH-GD, KH-KT lạc hậu, mù chữ chiếm tỉ trọng lớn sang VH-GD, KH-KT tương đối phát triển.
- Xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị dân chủ Xhcn và các thể chế khác, từng bc rút ngắn k/c chênh
lệch với trình độ tiên tiến thế giới.
* Quá trình:
- Trong quá trình chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường”, các nhà máy, xí nghiệp
được chủ động trong sản xuất và tiêu thụ.
- TQ thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới.
- Cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các
đặc khu, khu chế xuất.
- TQ là quốc gia khá thành công trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Năm 2004, đầu tư trực tiếp của
nước ngoài (FDI) vào TQ đứng hàng đầu thế giới, đạt 60,6 tỉ USD. TQ còn chủ động đầu tư, hiện đại hóa
trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao.
- Từ đầu năm 1994, TQ thực hiện chính sách CN mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện
tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
=> Tăng nhanh năng suất và đáp ứng nhu cầu người dân khi mức sống được cải thiện.
- Sự phát triển các ngành CN kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy móc tự động góp
phần quyết định sự thành côn trong chế tạo tàu vũ trụ. Tàu Thần Châu V của TQ lần đầu tiên đã chở
người bay vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn (10-2003).
- Các trung tâm công nghiệp chính tập trung ở miền đông, các vùng duyên hải tại các thành phố lớn: Bắc
Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương, Quảng Châu …
- Phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đồ gốm, sứ, dệt may, hàng tiêu dùng dựa trên nguồn lao
động dư thừa và nguyên vật liệu ở nông thôn. Ngành này thu hút trên 100 triệu lao động và cung cấp >
20% giá trị hàng hoá ở nông thôn.
* Thành tựu:
- Tốc độ tăng trưởng GDP loại cao trên thế giới, TB trên 8%/năm. Năm 2018, tổng GDP đạt 13608,1 tỉ
USD, vươn lên đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ.
- Cơ cấu kinh tế thay đổi tích cực: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
- Các ngành chính: sắt thép, than đá, máy móc, vũ khí, may mặc, xi măng, chế biến thực phẩm…
- Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng.

CÂU 10: Nêu đường lối phát triển nông nghiệp và những thành tựu đạt được của nền nông nghiệp
TQ.
* Đường lối phát triển nông nghiệp:
- TQ chỉ có khoảng 100 triệu ha đất canh tác, chiếm 7% đát canh tác của toàn thế giới nhưng phải nuôi số
dân gần bằng 20% dân số toàn cầu. TQ đã áp dụng nhiều chính sách, biện pháp cải cách trong nông ngiệp:
+ Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
+ Cải tạo, dây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi phòng chống khô hạn và lũ lụt.
+ Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới.
+ Miễn thuế nông nghiệp, chính sách khuyến nông…
=> Tạo điều kiện khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
* Thành tựu:
- Sản xuất được nhiều loại nông phẩm với năng suất cao, 1 số loại có sản lượng đứng hàng đầu thế giới
như lương thực, bông, thịt lớn.
- Ngành trồng trọt chiếm ưu thế so với ngành chăn nuôi, trong đó lương thực có vai trò quan trọng nhất về
diện tích và sản lượng.
- Chăn nuôi có xu hướng tăng nhanh.

You might also like