You are on page 1of 2

Câu hỏi: Thách thức của hợp tác, liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học

ngoài nước trong


bối cảnh mới
Bài làm:
Khó khăn và thách thức của hợp tác, liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học ngoài nước trong
bối cảnh mới.
- Sự khác biệt về chương trình phổ thông:
Thực tế cho thấy, một trong những khó khăn lớn nhất khi tiến hành hợp tác đào tạo có yếu tố
quốc tế là sự khác biệt về chương trình ở bậc phổ thông, trong khi đây là chương trình đóng vai
trò chủ yếu trong việc tạo lập nền tảng kiến thức cũng như thói quen học tập cho sinh viên khi
bước vào trường đại học. Mặc dù chương trình phổ thông của Việt Nam đang triển khai, áp
dụng cũng giống như phần lớn các nước trên thế giới nhưng do nhiều nguyên nhân, giáo dục
phổ thông trong đó có bậc trung học phổ thông ở Việt Nam đang có những khác biệt đáng kể
trong đó có bậc trung học phổ thông ở nhiều nước, đặc biệt là các nước ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Những khác biệt này chủ yếu là ở nội dung và phương pháp giảng dạy. Về nội dung, tình trạng
quá tải của chương trình phổ thông đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập trong nhiều năm, lí
do chính là do triết lí giáo dục. Đây cũng là một trong những nhân tốt quyết định phương pháp
giáo dục. Dù đã có cải tiến rất nhiều về phương pháp giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục, nhưng việc giáo dục vẫn còn bóng dáng của sự cung cấp kiến
thức, mang tính áp đặt (do truyền thống Nho giáo và tâm lý trong khoa cử với lịch sử hàng ngàn
năm ở Việt Nam). Do đó, đây vẫn còn là thách thức và rào cản đối với sinh viên khi tiếp cận sự
khác biệt trong các chương trình nước ngoài.
- Khác biệt về thời gian và hình thức đào tạo:
Chương trình đại học ở Việt Nam nhìn chung là kéo dài 4 năm (trừ đa số các trường đại học y
kéo dài 6 năm). Trong khi đó chương trình đại học ở Anh và nhiều nước theo truyền thống Anh
là 3 năm. Không chỉ khác nhau về thời gian, chương trình học đại học ở Việt Nam còn khác biệt
ở thời gian lên lớp. Mặc dù các trường đại học của Việt Nam đã chuyển đổi sang chương trình
đào tạo theo học chế tín chỉ, giảm được số tiết trên lớp nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả như
mong đợi vì vẫn còn bị ảnh hưởng nặng bởi phong cách đào tạo theo niên chế. Đặc biệt, khi so
sánh các khung chương trình của Việt Nam với khung chương trình cùng loại của nước ngoài,
có thể thấy rằng thời gian lên lớp của sinh viên Việt Nam nhiều hơn rất nhiều.
- Về đội ngũ giảng viên:
Vấn đề thiếu đội ngũ nhà giáo đầu ngành là một rào cản lớn. Năng lực, trình độ, khả năng cập
nhật kiến thức mới, sử dụng ngoại ngữ; quy mô và chất lượng nghiên cứu khoa học phục vụ
nhu cầu của thực tiễn lao động sản xuất và đào tạo, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy và nghiên cứu khoa học, quản lí giáo dục của đội ngũ giảng viên còn hạn chế. Nhìn
chung, trình độ (đặc biệt là trình độ nghiên cứu khoa học và công nghệ) của giảng viên đại học
của nước ta còn thấp trong tương quan với các nước trên thế giới, ảnh hưởng đến chất lượng
giáo dục đại học. Đây thực sự là rào cản khi liến đào tạo. Bởi vì, ngoài năng lực chuyên môn và
kinh nghiệm giảng dạy, nhà giáo cần có năng lực giảng dạy bằng ngoại ngữ trong các chương
trinh liên kết quốc tế.
- Về ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo:
Mặc dù số lượng các giáo viên có thể giảng dạy bằng ngoại ngữ là khá lớn nhưng sự phân bố
là không đồng đều. Với bối cảnh này, các chương trình liên kết với các trường đại học trên thế
giới sẽ gặp khó khăn.

You might also like