You are on page 1of 3

Hoạt động 0: Dẫn dắt.

- Chào các em, trước khi bắt đầu bài học mới, thầy có một câu hỏi đặt ra cho các em. Dựa vào kiến thức Địa
lý và Vật lý, các em cho thầy biết gió là gì ? Gió được sinh ra từ đâu ?
- [HS] Gió là luồng không khí lạnh tràn vào nơi có không khí nóng do sự chênh lệch áp suất.

- Chính xác. Vậy các em có bao giờ thắc mắc rằng, vào ban ngày, gió lại thổi từ biển vào đất liền, còn ban
đêm thì gió lại thổi từ đất liền ra biển hay không ?
- [HS] Do vào ban ngày, trên đất liền, mặt trời chiếu sáng làm cho đất liền nóng hơn so với ngoài biển, do đó
gió sẽ thổi từ biển là nơi có nhiệt độ mát hơn, vào đất liền. Còn ban đêm, trên đất liền, mặt trời không chiếu
sáng, đất liền hạ nhiệt nhanh hơn và có nhiệt độ thấp hơn so với biển, do đó gió sẽ thổi từ đất liền ra ngoài
biển.
- Chính xác. Vậy ta thấy được rằng, hiện tượng gió thay đổi chiều từ đất liền ra biển, hay biển vào đất liền
đều là do sự thay đổi nhiệt độ trên biển và đất liền gây ra. Và các em như các em thấy, trên đất liền nhiệt độ
thay đổi nhanh hơn so với ngoài biển. Vậy nguyên nhân nào đã gây ra hiện tượng này và để có thể giải thích
một cách định tính chúng ta sẽ đến bài học mới ngày hôm nay với chủ đề “Vật lí nhiệt – Nhiệt dung riêng”.

Hoạt động 1: Làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết.


- Như ta đã được học ở chủ đề Nội năng, nhiệt lượng chính là số đo độ biến thiên của nội năng trong quá
trình truyền nhiệt. Và trong quá trình truyền nhiệt, nội năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, do đó,
nhiệt lượng cũng có thể trao đổi truyền từ vật này sang vật khác, làm cho vật tỏa nhiệt hoặc thu nhiệt. Vậy
có phải các vật khi thay đổi nhiệt độ đều trao đổi nhiệt lượng giống nhau hay không? Các yếu tố nào có thể
ảnh hưởng đến nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một vật?
- Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua các câu hỏi trong phiếu học tập số 1. Các
em hãy tổ chức hoạt động nhóm, dùng kĩ thuật khăn trải bàn để trả lời các câu hỏi trong mục I trong phiếu
học tập theo từng cá nhân. Sau đó các em thảo luận nhóm để đưa ra các câu trả lời hoàn chỉnh. Chúng ta sẽ
có [thời gian] phút cho hoạt động này, sau đó thầy sẽ mời đại diện từng nhóm lên trình bày.
[Diễn tuồng các thứ - Mời lên trình bày – Thảo luận debate các thứ - GV nhận xét các thứ]
- Từ các câu trả lời mà các em đã đưa ra, thầy nhận thấy được rằng, đa số các em đều có chung một giả
thuyết là: Nhiệt lượng của một chất phụ thuộc vào khối lượng và độ biến thiên nhiệt độ.
- Vậy liệu rằng giả thuyết này có thực sự đúng đắn hay không, chúng ta sẽ cùng kiểm chứng thông qua hoạt
động thí nghiệm.

Hoạt động 2: Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết đề ra.
Ở thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết mà các em đã đưa ra, thầy đề xuất cho các em một số dụng cụ thí
nghiệm như sau: […]. Nhiệm vụ của các em là tiếp tục hoạt động theo nhóm, thảo luận đưa ra phương án
thiết kế thí nghiệm theo Phiếu học tập 1. [vừa nói vừa ghi bảng] Yêu cầu cần đạt là các em phải đưa ra được
mục đích của thí nghiệm này là gì, đề xuất thí nghiệm của các em dựa cơ sở lý thuyết lí thuyết nào, từ đó các
em xây dựng bản vẽ phác thảo thí nghiệm và đưa ra được các dụng cụ thí nghiệm cần thiết trong những dụng
cụ thí nghiệm mà thầy đã đề xuất, sau đó các em sẽ xác định các thông số cần đo đạt, bảng số liệu cho bài thí
nghiệm này. Chúng ta sẽ có [thời gian] phút cho hoạt động này, sau đó thầy sẽ mời đại diện từng nhóm lên
trình bày.
[Diễn tuồng các thứ - Mời lên trình bày – Thảo luận debate các thứ - GV nhận xét các thứ]
- Từ kết quả mà các nhóm đã trình bày, thầy nhận thấy được rằng kết quả của nhóm […] là tối ưu và hợp lí
nhất vì các em có thể khảo sát được khá rõ ràng sự phụ thuộc của nhiệt lượng của nước vào các giả thuyết
mà các em đã đưa ra. Do đó, các em sẽ thực hiện thí nghiệm dựa trên bản thiết kế của nhóm này. Các em hãy
ghi chú và chỉnh sửa bản thiết kế của nhóm mình cho hợp lí.

Hoạt động 3: Lắp ráp thí nghiệm, tiến hành đo đạc, thu nhập và xử lí số liệu kiểm chứng.
Chúng ta sẽ cùng tiến hành thí nghiệm kiểm chứng sự phụ thuộc của nhiệt lượng đối với khối lượng và độ
biến thiên nhiệt độ của một chất. Trước khi bắt đầu thí nghiệm, thầy có một số lưu ý cho các em. Thí nghiệm
liên quan tới nhiệt và điện do các em sẽ thực hiện đun sôi nước với ấm điện. Do đó, các em phải hết sức cẩn
thận và nghiêm túc khi làm thí nghiệm, không đùa giỡn trong lúc làm thí nghiệm, để tránh xảy ra các tai nạn
không mong muốn như bị phỏng nước. Và để đảm bảo không xảy ra thất thoát nhiệt lượng, khi các em dùng
nhiệt kế để đo nước, các em nên để hé nắp ấm đun và cho nhiệt kế vào. Các em hãy hoạt động theo nhóm lắp
ráp thí nghiệm dựa trên bản thiết mà các em đã đưa ra, sau đó thu nhập, tiến hành xử lí số liệu và rút ra kết
luận. Chúng ta sẽ có [thời gian] phút cho hoạt động này, sau đó thầy sẽ mời đại diện từng nhóm lên trình
bày kết quả thí nghiệm của nhóm.
[Diễn tuồng các thứ - Mời lên trình bày – Thảo luận debate các thứ - GV nhận xét các thứ]

Hoạt động 4: Rút ra kết luận.

Hoạt động 5: Củng cố.


Trên thực tế, người ta đã xác định được nhiệt dung của một số chất như [trình bày PPT]:

Dựa vào bảng số liệu nhiệt riêng của một số chất thầy đã cung cấp, ta sẽ cùng quay trở lại câu hỏi ban đầu
mà thầy đã đưa ra. Tại sao nhiệt độ trên đất liền có thể thay đổi nhanh, còn trên biển thì nhiệt độ lại thay đổi
chậm hơn ?
- [HS] Ban ngày , nước biển mát hơn đất vì nhiệt dung riêng của nước lớn hơn đất nên nước phải cần 1 nhiệt
lượng rất lớn để nóng lên . Do đó luồng không khí mát trên biển sẽ tràn vào đất liền tạo nên gió biển .
- [HS] Ban đêm , nhiệt độ thấp nhiệt dung riêng của đất thấp hơn nước nhiều nên chỉ cần thay đổi 1 nhiệt
lượng nhỏ cũng làm đất thay đổi nhiệt độ thấp hơn, như vậy trên đất liền sẽ mát hơn ngoài biển . Do đó gió
sẽ thổi từ đất liền ra biển.
- Chính xác. Vậy các em thấy được rằng, nhiệt dung riêng có ý nghĩa khá to lớn đối với đời sống thường
ngày của chúng ta. Ứng dụng của nhiệt dung riêng khá rộng rãi, nhất là trong các hoạt động kĩ thuật, cụ thể
là trong ngành kĩ thuật đúc khuôn, ngành kĩ thuật vật liệu, hay ngành kĩ thuật xây dựng người ta sử dụng
nhiệt dung riêng để tính toán nhiệt lượng khi gia công nhiệt cho vật liệu xây dựng và lựa chon vật liệu trong
các trạm nhiệt.
- [KẾT BÀI] …

You might also like